Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm sinh học bacillus sp

TÓM TẮT

Quá trình nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ bùn hoạt

tính có bổ sung chế phẩm sinh học Bacillus sp ở 3 tải trọng: 0,48 kg

COD/m3.ngày; 0,64 kg COD/m3.ngày; 0,96 kg COD/m3.ngày nhằm mục đích đưa ra

một phương pháp xử lý đơn giản, hiệu quả và phù hợp với những nơi có quy mô

xử lý nhỏ như ký túc xá. Kết quả cho thấy ở mật độ vi sinh vật khoảng 108 CFU/mL

thì hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao nhất và đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B; thời

gian lưu nước thích hợp cho 3 tải trọng ở trên lần lượt là 8h, 6h, 4h; Ngoài ra

nhóm vi khuẩn Bacillus sp còn có khả năng làm giảm nồng độ NO3- có trong nước

thải ở điều kiện hiếu khí, đây là một kết quả quan trọng, có khả năng ứng dụng

thực tiễn, vì có thể sử dụng lượng chế phẩm sinh học thích hợp thay thế cho một

bể thiếu khí để xử lý NO3-.

pdf 6 trang phuongnguyen 8820
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm sinh học bacillus sp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm sinh học bacillus sp

Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm sinh học bacillus sp
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 50.2019 100
KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 
BẰNG CÔNG NGHỆ BÙN HOẠT TÍNH CÓ BỔ SUNG 
CHẾ PHẨM SINH HỌC BACILLUS SP. 
INVESTIGATING THE POSSIBILITY OF DOMESTIC WASTEWATER TREATMENT 
USING ACTIVATED SLUDGE TECHNOLOGY ADDED BACILLIUS SP. 
Trần Đức Thảo1, Trần Thị Kim Chi1, Trương Thị Thùy Trang1, 
Nguyễn Thị Liễu2, Trần Thị Thu Hiền2,*, Nguyễn Tiến Hán3 
TÓM TẮT 
Quá trình nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ bùn hoạt 
tính có bổ sung chế phẩm sinh học Bacillus sp ở 3 tải trọng: 0,48 kg 
COD/m3.ngày; 0,64 kg COD/m3.ngày; 0,96 kg COD/m3.ngày nhằm mục đích đưa ra 
một phương pháp xử lý đơn giản, hiệu quả và phù hợp với những nơi có quy mô 
xử lý nhỏ như ký túc xá. Kết quả cho thấy ở mật độ vi sinh vật khoảng 108 CFU/mL 
thì hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao nhất và đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B; thời 
gian lưu nước thích hợp cho 3 tải trọng ở trên lần lượt là 8h, 6h, 4h; Ngoài ra 
nhóm vi khuẩn Bacillus sp còn có khả năng làm giảm nồng độ NO3- có trong nước 
thải ở điều kiện hiếu khí, đây là một kết quả quan trọng, có khả năng ứng dụng 
thực tiễn, vì có thể sử dụng lượng chế phẩm sinh học thích hợp thay thế cho một 
bể thiếu khí để xử lý NO3-. 
Từ khóa: Chế phẩm sinh học bacillus sp, công nghệ bùn hoạt tính, nước thải 
sinh hoạt. 
ABSTRACT 
Investigating the possibility of domestic wastewater treatment using 
activated sludge technology added bacillus sp. is operated at three Organic 
loading rate (OLR) ( 0.48; 0.64 and 0.96 kg COD/ m3.day) for purpose of searching 
the simple, effective and useful method that can be applied for small treatment 
scale such as dormitory. The experimental results indicate that at the 
microorganism density about 108 CFU/mL has the highest removal efficiency 
may achieve the Vietnamese technique standard QCVN 14:2008/BTNMT, type B; 
The Hydraulic rention time (HRT) are 8, 6, 4 hours; Besides, bacillus sp. also has 
ability to reduce NO3- concentration in aeration condition, therefore it can be 
applied to alternate for anoxic tank. 
Keywords: Bacillus sp, activated sludge technology, domestic wastewater. 
1Khoa MT - TN & BĐKH, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 
2Khoa Hoá, Trường Đại học Quy Nhơn 
3Khoa Công nghệ ô tô, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 
*Email: tranthuhien@qnu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 15/10/2018 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 18/12/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 25/02/2019 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nước thải sinh hoạt bằng khoảng 80% lượng nước được 
cấp cho sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt thường chứa các tạp 
chất khác nhau, các thành phần này bao gồm: 52% chất 
hữu cơ, 48% chất vô cơ. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt 
còn chứa nhiều loại sinh vật gây bệnh và các độc tố của 
chúng. Phần lớn các vi sinh vật có trong nước thải là các vi 
rút, vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn,...[7]. 
Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam 
(VACNE), nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số 
nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính gây 
nên tình trạng ô nhiễm nước hiện nay và vấn đề này có xu 
hướng ngày càng tăng. 
Nước thải sinh hoạt là thành phần chủ yếu trong hệ 
thống nước thải của ký túc xá trường Đại học Công nghiệp 
Thực phẩm TP.HCM, với hàm lượng nhiễm bẩn hữu cơ khá 
cao nếu không qua xử lý sẽ gây ra những hậu quả ô nhiễm 
nặng nề cho nguồn tiếp nhận. 
Vi khuẩn Bacillus là những trực khuẩn, chúng thuộc vi 
khuẩn hiếu khí tùy tiện, có khả năng tạo bào tử vì vậy 
chúng có khả năng duy trì sự sống rất cao. Các hợp chất 
chứa nitơ trong nước thải sẽ được loại vi khuẩn này phân 
giải rất nhanh. Quá trình phân hủy này xảy ra do enzym 
protease của vi khuẩn tạo ra. Đây là những enzym ngoại 
bào, chúng phân giải protein thành các peptit ngắn, các 
axit amin. Các axit amin tiếp tục bị phân giải thành NH3, 
H2S, indol, scatol, CO2 và H2O [7]. Trong điều kiện có oxy, 
Bacillus sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm hữu cơ trong nước 
thải và tham gia vào quá trình phản nitrat để xử lý nitơ 
trong nước thải. Ngoài ra thì loại vi khuẩn này còn có ưu 
điểm là có thể sử dụng được đa dạng nguồn cơ chất để 
tăng sinh khối và phát triển. Do vậy, loài vi khuẩn này có 
thể ứng dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải. 
Ở Việt Nam có một số kết quả nghiên cứu của các tác 
giả như: Khất Hữu Thanh và Bùi Văn Đạt (2010) đã phân lập 
và tuyển chọn các chủng vi khuẩn Bacillus để tạo chế phẩm 
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 50.2019 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 101
sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; Hồ Thanh Tâm, 
Trần Hoài Phong, Cao Ngọ Điệp (2014), đã sử dụng vi khuẩn 
đông tụ áp dụng trong xử lý nước thải chăn heo sau biogas; 
Cao Ngọc Điệp, Trần Thị Thưa, Hà Thanh Toàn (2015) đã 
dùng vi khuẩn chuyển hóa nitơ Pseudomonas stutzeri và vi 
khuẩn tích lũy polyphosphate Bacillus subtilis để loại bỏ 
đạm, lân trong xử lý nước thải giết mổ gia cầm; Vũ Thị Đinh, 
Phan Thị Thu Nga, Hoàng Trung Doãn, Trần Liên Hà (2018) 
đã phân lập, tuyển chọn chủng vi khuẩn ứng dụng xử lý 
nước thải nhà máy giấy... Các kết quả này đã chứng tỏ được 
hiệu quả xử lý cao của nước thải có bổ sung các chế phẩm 
sinh học [4, 5, 9]. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
công nghệ bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm sinh học 
bacillus sp. trong xử lý nước thải sinh hoạt của ký túc xá 
trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nhằm 
mục đích đánh giá hiệu quả xử lý chất hữu cơ và chất dinh 
dưỡng để loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải trước khi 
thải bỏ ra môi trường theo đúng quy định của pháp luật. 
2. THỰC NGHIỆM 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
2.1.1. Nước thải nghiên cứu 
Nước thải được lấy tại miệng hố thu gom, khu xử lý 
nước thải ký túc xá Trường Đại học Công nghiệp Thực 
phẩm TP. HCM. Nước thải được lấy hằng ngày, thời gian lấy 
mẫu từ 7 - 8 h sáng với lưu lượng nước thải từ 40 - 60 
L/ngày theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663 - 1:2011. Để 
mô hình hoạt động đúng theo tải trọng nghiên cứu ta tiến 
hành pha loãng nước thải. Nước thải đầu vào hệ thống có 
thành phần như bảng 1. 
Bảng 1. Thành phần nước thải sinh hoạt 
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 
QCVN 14:2008/BTNMT 
B 
1 pH – 6,5 - 7,6 5 - 9 
2 COD mg/L 128 - 198 - 
3 BOD5 mg/L 89 - 138 50 
4 TSS mg/L 100 - 160 100 
5 Amoni mg/L 32,52 - 84,11 10 
6 Nitrat mg/L 0,29 - 1,62 30 
2.1.2. Chế phẩm Bacillus sp. 
Chế phẩm sinh học Bacillus sp. có tên thương mại là 
AQUA - BZT là chế phẩm dạng bột, là sản phẩm lưu hành nội 
bộ được cung cấp độc quyền từ Công ty Cổ phần Công nghệ 
Sinh học Tiên Phong, vi sinh vật ở dạng bào tử nên có thể 
bảo quản ở nhiệt độ thường (< 40oC), dùng để bổ sung vào 
bể hiếu khí để gia tăng hiệu quả khử nitơ. Bổ sung trực tiếp 
bằng cách hòa vào nước trước rồi đưa vào hệ thống dưới 
dạng dung dịch. 
Bảng 2. Thành phần chế phẩm được sử dụng trong nghiên cứu 
Thành phần chế phẩm trong 1kg sản phẩm 
Bacillus Subtilis 9.1010 CFU/Gram 
Lactobacilus Acidophillus 9.108 CFU/Gram 
Nitrobacter SPP 9,8.108 CFU/Gram 
Sacchoromyces Cerevisiae 9.108 CFU/Gram 
Amylase 200.000 UI 
Protease 200.000UI 
Lipase 400 UI 
Pectinase 200 UI 
Tá dược vừa đủ 1 kg 
(Nguồn: Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Tiên Phong, Địa chỉ: Lô 23 - 
Đường Tân Tạo - KCN Tân Tạo - P.Tân Tạo - Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) 
2.1.3. Bùn nuôi cấy ban đầu 
Bùn được lấy từ bể SBR tại Xí nghiệp xử lý nước thải sinh 
hoạt TP. Thủ Dầu Một. Nuôi cấy bùn ban đầu bằng sục khí 
và cho chất dinh dưỡng (nước thải sinh hoạt pha loãng). 
2.2. Hệ thống thí nghiệm 
Hình 1. Hệ thống thí nghiệm 
1.Thùng chứa nước đầu vào; 2. Bơm định lượng; 3. Bơm tuần hoàn bùn; 4. 
Bể Aeroten; 5. Bể lắng; 6. Nước thải đầu ra; 7. Van xả bùn 
Nước thải chứa trong thùng sẽ qua ống dẫn  21 đưa 
vào bể aerotank có kích thước 30 x 20 x 20 (dài x rộng x cao, 
cm) nhờ bơm định lượng với lưu lượng Q = 1,5L/h, thể tích 
bể xử lý là 12L. Trong bể có hệ thống sục khí nhằm để vi sinh 
vật tiếp xúc đều với các chất hữu, ở đây nước phải duy trì chỉ 
số DO > 2mg/L và nước sẽ được xử lý trong bể aerotank. Sau 
đó, nước trong bể aerotank sẽ chảy tràn sang bể lắng kích 
thước 15 x 20 x 20 (dài x rộng x cao, cm) để tiến hành quá 
trình tách nước và bùn. Phần nước trong sẽ được dẫn ra 
thùng chứa nước sạch. Bùn sẽ được tuần hoàn lại bể 
aerotank nếu bùn dư sẽ được xả ra qua van đưa ra ngoài. 
2.3. Phương pháp phân tích 
Bảng 3. Các phương pháp phân tích mẫu 
STT Chỉ tiêu Phương pháp Đơn vị Thiết bị 
1 pH TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH - 
Máy đo HANNA 
HI 8424 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 50.2019 102
KHOA HỌC
2 COD 
TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất 
lượng nước - Xác định nhu cầu oxy 
hoá học (COD) 
mg/L Bếp phá mẫu COD 
3 MLSS TCVN 6625:2000 (Phương pháp khối lượng) mg/L 
Giấy lọc 
Tủ nung 
Cân phân tích 
4 TSS 
TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) 
Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ 
lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ 
tinh 
mg/L 
Giấy lọc 
Tủ nung 
Cân phân tích 
5 
NO3– 
TCVN 6180 - 1996 (ISO 7890 - 3 -1988) - 
Chất lượng - Xác định nitrate - Phương 
pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic 
mg/L Máy quang phổ 
Model 
PhotoLad 6100 
VIS 7 NH4+ 
SEEWW 4500 - Phương pháp chuẩn 
phân tích nước và nước thải - Xác định 
amoni 
mg/L 
8 TKN Standard Method 4500 - N mg/L Bộ Kjeldahl 
2.4. Phương pháp tính toán kết quả 
Tải trọng hữu cơ được tính theo công thức [8]: 
Q.CODOLR
V
 , kgCOD/m3.ngày (1) 
Trong đó: 
Q: lưu lượng nước thải, (m3/ngày). 
V: thể tích bể xử lý, (m3). 
COD: nồng độ COD đầu vào, (mg/L). 
Vận hành mô hình với các tải trọng lần lượt là 0,48kg 
COD/m3.ngày; 0,64kg COD/m3.ngày; 0,96kg COD/m3.ngày; 
lưu lượng Q = 1,5L/h = 36.10-3m3 /ngày; V = 12L = 12.10-3m3 
Hiệu quả xử lý các thông số được tính bằng công thức 
 i ,v i ,r
i ,v
C C
H
C
 (2) 
Trong đó: 
Ci,v: nồng độ của thông số i vào bể Aeroten 
Ci,r: nồng độ của thông số i ra bể Aeroten 
Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn như sau: 
Chuẩn bị các ống nghiệm chứa 9ml nước muối sinh lý 
(0,85%) được tiệt trùng ở 12oC trong 20 phút. Lấy 1ml mẫu 
nước cho vào ống nghiệm chứa 9 ml lắc đều ta có nồng độ 
pha loãng 10-1, tiếp tục pha loãng đến nồng độ thích hợp 
sau đó đem ủ ở 80oC trong 20 phút. Dùng micropipete hút 
chính xác 0,1ml dung dịch vi khuẩn cho vào môi trường đĩa 
thạch chuyên biệt NA, dùng que trải đều cho khô hoàn 
toàn, thí nghiệm thực hiện trong điều kiện vô trùng. Các 
đĩa được mang đi ủ ở 28oC trong 24 giờ. Sau đó, đếm số 
khuẩn lạc trên đĩa petri (số khuẩn lạc nằm trong khoảng từ 
20 - 200). Số lượng vi khuẩn được tính theo công thức: 
Đơn vị hình thành khuẩn lạc = Số khuẩn lạc x độ pha 
loãng x 10 (CFU/mL) (3) 
Mật độ vi sinh có trong chế phẩm ban đầu được tính 
theo công thức: 
 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5
NA ,CFU / mL
n .V.f n .V.f n .V.f n .V.f n .V.f
(4) 
Trong đó: 
- A: Mật độ tế bào trên một đơn vị thể tích, CFU/mL. 
- N: Tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn, 
số khuẩn lạc. 
- n1: Số đĩa theo nồng độ, đĩa. 
- V: Thể tích mẫu mang đi trải đĩa petri, mL. 
- f: Nồng độ pha loãng tương ứng 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Xác định mật độ vi sinh và thời gian lưu phù hợp 
cho đối với nước thải sinh hoạt của ký túc xác Trường 
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM 
Nước thải được chứa trong bình nhựa có thể tích 5L. Lần 
lượt cho mật độ vi sinh Bacillus sp. vào bình như sau: 107, 
108, 109, 1010, 1011, duy trì lượng MLSS trong khoảng 2500 - 
3000 mg/L. Sau đó tiến hành sục khí cho mỗi bình sao cho 
nồng độ DO > 2 mgO2/L. Rồi đưa nước thải vào từng bình 
với nồng độ COD đầu vào là 160 mg/L. Cuối cùng, ta tiến 
hành lấy mẫu và phân tích các thông số sau các khoảng 
thời gian 2h, 4h, 6h, 8h, 10h. So sánh hiệu quả xử lý cũng 
như hàm lượng sinh khối tạo ra trong mỗi bình để chọn ra 
mật độ vi sinh thích hợp để vận hành mô hình. Sau 3 ngày 
chạy mô hình xác định mật độ vi sinh và thời gian lưu phù 
hợp, ta có kết quả thể hiện trên hình 2. 
Hình 2. Diễn biến nồng độ COD trung bình trong quá trình xác định mật độ vi 
sinh phù hợp 
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở mật độ vi sinh là 107 thì ở 
mốc thời gian từ 2h - 8h nồng độ COD giảm liên tục và 
giảm mạnh nhất từ 4h - 6h lúc này vi sinh đang ở pha tăng 
trưởng nên xử lí tốt chất ô nhiễm, sau thời gian từ 8h - 12h 
nồng độ COD tăng trở lại điều này là do lúc này vi sinh rơi 
vào pha suy vong và chết đi làm tăng nồng độ COD. 
Còn bình có ở mật độ vi sinh 108 thời gian từ 2h - 8h 
nồng độ COD giảm liên tục và giảm mạnh nhất từ 2h - 4h - 
6h do lúc này vi sinh đang trong pha tăng trưởng. Sau thời 
gian từ 6h - 8h nồng độ COD không đổi do mật độ vi sinh 
52
66
39
36 32
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
 10^7 10^8 10^9 10^10 10^11
Mật độ vi sinh
Mẫu COD 2h COD 4h COD 6h
COD 8h COD 10h COD 12h Hiệu suất
CO
D
 (m
g/
L)
H
iệ
u 
su
ất
 (%
) 
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 50.2019 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 103
trong thời điểm này đang trong giai đoạn ổn định và chất 
dinh dưỡng trong nước thải rất thấp. Nồng độ COD lại tăng 
lên từ 8h - 12h do vi sinh rơi vào pha suy vong và chết đi 
Ở bình có mật độ 109 thời gian từ 2h - 8h nồng độ COD 
giảm liên tục và giảm mạnh nhất từ 6h - 8h, do lúc này vi 
sinh đang trong pha tăng trưởng. Sau thời gian từ 8h - 10h 
nồng độ COD không đổi. Nồng độ COD lại tăng lên từ 10h - 
12h do vi sinh rơi vào pha suy vong và chết đi. 
Ở bình có mật độ 1010 thời gian từ 2h - 8h nồng độ COD 
giảm liên tục và giảm mạnh nhất từ 6h - 8h do lúc này vi 
sinh đang trong pha tăng trưởng. Sau thời gian từ 8h - 12h 
nồng độ COD lại tăng trở lại do vi sinh rơi vào pha suy vong 
và chết đi. 
Và bình có mật độ 1011 thời gian từ 2h - 10h nồng độ 
COD giảm liên tục và giảm mạnh nhất từ 6h - 8h do lúc này 
vi sinh đang trong pha tăng trưởng. Sau thời gian từ 10h - 
12h nồng độ COD lại tăng trở lại do vi sinh rơi vào pha suy 
vong và chết đi. 
Trong 5 bình thì bình có mật độ 108 có hiệu suất xử lý 
COD là cao nhất. Từ 2h - 8h COD đầu ra giảm và đạt hiệu 
suất cao nhất là ở 4h, 6h, 8h tương ứng với nồng độ COD 
đầu ra là 64 mg/L, 32 mg/L, 32 mg/L. Sau 10h trở đi COD 
bắt đầu tăng trở lại. Từ kết quả thí nghiệm trên ta chọn thời 
gian lưu từ 4h, 6h, 8h và mật độ vi sinh 108 CFU/ml phù hợp 
cho vào mô hình Aerotank. 
3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng 
phương pháp bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm sinh 
học bacillus sp. 
Sau khi xác định được thời gian lưu và mật độ vi sinh 
thích hợp ta tiến hành vận hành mô hình với ba tải trọng lựa 
chọn là 0,48 kg COD/m3.ngày; 0,64 kg COD/m3.ngày; 0,96 kg 
COD/m3.ngày để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh học 
bằng phương pháp bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm sinh 
học bacillus sp. Các kết quả thu được cụ thể như sau: 
3.2.1. Chỉ số pH 
Kết quả phân tích thông số pH đầu vào, đầu ra ở tải 
trọng 0,48 kgCOD/m3.ngày (tải trọng 1); 0,64 
kgCOD/m3.ngày (tải trọng 2); 0,96 kg COD/m3.ngày (tải 
trọng 3) được thể hiện trong hình 3. 
Hình 3. Giá trị pH trung bình ở ba tải trọng 
Giá trị pH được kiểm tra trong suốt quá trình nghiên 
cứu, pH của nước thải đầu vào và đầu ra tương đối ổn định. 
Từ hình 3 ta thấy giá trị pH trong nghiên cứu có sự thay đổi 
khi qua bể aerotank ở cả ba tải trọng. Giá trị pH đầu vào ở 
tải trọng 1 duy trì khoảng 7,49 - 8,3, ở tải trọng 2 là 7,31 - 
8,07 và tải trọng 3 là 7,46 - 8,01. Mục đích duy trì pH đầu 
vào nằm trong khoảng 6,5 - 8,5 để tạo môi trường thuận lợi 
cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. 
Giá trị pH đầu ra ở tải trọng 1 khoảng 6,37 - 6,89; tải 
trọng 2 là 6,85 - 7,31 và tải trọng 3 là 6,47 - 7,32. Giá trị pH 
sau xử lý thấp hơn so với đầu vào chủ yếu là do trong bể 
aeroten xảy ra các phản ứng như: phản ứng nitrat hóa, tổng 
hợp tế bào mới và phân hủy chất hữu cơ. Và chính các quá 
trình này sinh ra ion H+ làm giảm pH của nước: 
NH4+ + 2O2 → NO3- + 2H+ + H2O 
1,02 NH4+ + 1,89 O2 + 2,02 HCO3– → 0,021 C5H7O2N + 
NO3– + 1,92 H2CO3 + 1,06 H2O 
Nhìn chung các giá trị pH đầu ra dao động khoảng này 
là đạt yêu cầu của QCVN 14:2008/BTNMT, cột B. 
3.2.2. Khả năng xử lý chất hữu cơ 
Hình 4. Hiệu suất xử lý BOD5 ở ba tải trọng có bổ sung bacillus sp. và tải đối 
chứng 
Từ hình 4 ta thấy, hiệu suất trung bình xử lý BOD5 ở tải 
trọng có bổ sung chế phẩm bacillus sp. tương ứng là 81,5%, ở 
tải trọng 2 và 3 là 78 và 74%, trong khi đó ở các tải trọng đối 
chứng thì hiệu suất lần lượt là 77,4%; 74% và 74,8%. So sánh 
với hiệu suất ở các tải đối chứng có thành phần đầu vào 
giống như các tải trọng nghiên cứu chỉ không bổ sung chế 
phẩm bacillus sp. thì việc bổ sung chế phẩm đã làm tăng hiệu 
suất xử lý BOD5 ở các tải 1 và 2. Riêng ở tải 3 hiệu suất trung 
bình không thay đổi thậm chí là có xu hướng giảm hơn so 
với không bổ sung chế phẩm nguyên nhân có thể là do mật 
độ vi sinh bổ sung chưa phù hợp với các tải trọng cao và lớn 
hơn 0,64 kgCOD/m3.ngày. 
Nồng độ BOD đầu ra trung bình ở các tải 0,48 
kgCOD/m3.ngày đêm là 26 mg/L ± 7,92, tải 0,64 
kgCOD/m3.ngày đêm là 32 mg/L ± 8,755 và tải 0,96 
kgCOD/m3.ngày đêm là 28 mg/L ± 8,137. Các giá trị này đều 
đạt tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải sinh hoạt QCVN 
14:2008/BTNMT, cột B. 
20
40
60
80
100
30 32 34 36 38 40 42 44 46 48 50 52 54 56
H
iệ
u
 s
u
ất
 (
%
)
Ngày vận hành
Tải có Bacillus Tải đối chứng
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 50.2019 104
KHOA HỌC
3.2.3. Khả năng xử lý N - NH4+, N - NO3- và TN 
Hình 5. Hiệu suất xử lý N-NH4+ ở ba tải trọng có bổ sung bacillus sp. và tải đối 
chứng 
Tại bể aeroten do diễn ra quá trình nitrat hóa, các vi sinh 
vật như Nitrosomonas, Nitrobacter sử dụng NH4+ thực hiện 
quá trình nitrat hóa chuyển thành NO3- như phản ứng sau: 
NH4+ + 1,5O2 NO2- + 2H+ + H2O 
 NO2- + 1,5O2 NO3- 
Ngoài ra, NH4+ còn được được hấp thụ một phần bởi 
sinh vật. 
Ở tải trọng 1 nồng độ N–NH4+ đầu vào, ra dao động lần 
lượt là 84,08 ± 6,997 mg/L và 8,038 ± 3,8 mg/L, hiệu quả xử lý 
trung bình đạt 90%. Ở tải trọng 2 nồng độ N–NH4+ đầu vào, 
ra dao động lần lượt là 84,751 ± mg/L và 13,433 ± 4,128 
mg/L, hiệu quả xử lý trung bình đạt 84%. Ở tải trọng 3 nồng 
độ N–NH4+ đầu vào, ra dao động lần lượt là 83,452 ± 0,004 
mg/L và 15,633 ± 4,432 mg/L, hiệu quả xử lý trung bình đạt 
81%. Như vậy trong ba tải trọng nghiên cứu thì hiệu quả xử 
lý ở tải trọng 1 là cao nhất và thấp nhất là tải trọng 3. Điều 
này chứng tỏ rằng nồng độ N–NH4+ đầu vào lớn sẽ dẫn đến 
sự quá tải đối với vi sinh vật nitrat hóa. So sánh các giá trị đầu 
ra với QCVN 14:2008/BTNMT, cột B. ở các tải trọng thì chỉ có 
tải trọng 1(8,038 ± 3,8 mg/L) đạt yêu cầu. 
So với tải đối chứng không bổ sung chế phẩm thì hiệu 
suất xử lý N–NH4+ tương ứng là 82%, 74% và 65%. Kết quả 
này chứng tỏ chế phẩm bacillus sp. đã tham gia vào việc 
tăng hiệu suất của quá trình nitrat hóa trong bể aeroten. 
Nước thải đầu vào có nồng độ N–NO3- ở các tải trọng 
tương đối thấp và dao động từ 0,093 mg/L - 0,015 mg/L, do 
nước đầu vào có hàm lượng oxy hoà tan thấp. Khi vận hành 
thì giá trị N–NO3- tăng rồi lại giảm dần. Điều này là do kết 
quả của quá trình phản nitrat hóa nhờ hệ vi sinh vật trong 
chế phẩm bacillus sp. Sau đó nồng độ N–NO3- lại tăng do vi 
khuẩn Bacillus sp. bắt đầu rơi vào pha suy vong, lúc này quá 
trình phản nitrat không xảy ra, các vi sinh vật hiếu khí tiếp 
tục phát triển trong bùn hoạt tính, quá trình nitrat hóa 
chiếm ưu thế hơn, nồng độ NO3- tăng trở lại. 
Hình 6. Nồng độ N–NO3- ở ba tải trọng có bổ sung bacillus sp. và tải đối chứng 
So sánh nồng độ N–NO3- ở tải có bổ sung Bacillus sp. với 
tải đối chứng ta thấy tải có bổ sung chế phẩm sẽ giảm 
nhiều hơn điều này chứng tỏ Bacillus sp. đã tham gia vào 
quá trình phản nitrat làm cho nồng độ N–NO3- giảm. Đây 
cũng chính là mục đích của việc bổ sung chế phẩm vào quá 
trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính như aeroten. 
Nồng độ N-NO3- trung bình sau xử lý ở các tải trọng 1, 
2, và 3 lần lượt là 15,143 mg/L ± 3,039, 18,637 mg/L 
± 2,823, 18,947 mg/L ± 4,947. Các nồng độ này đều nhỏ 
hơn rất nhiều so với ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 
14:2008/BTNMT quy định mức A là 30 mg/L và mức B là 
50 mg/L. 
Ngoài N–NH4+, N–NO3- thì nhóm nghiên cứu cũng đã 
tiến hành khảo sát với tổng Nitơ, kết quả thể hiện ở hình 7. 
Hình 7. Tổng Nitơ ở ba tải trọng có bổ sung bacillus sp. và tải đối chứng 
Từ hình 7 ta thấy, hiệu suất ở những tải có bổ sung chế 
phẩm bacillus sp. so sánh với tải đối chứng thì tải 0,48 
kgCOD/m3.ngày.đêm; tải 0,64 kgCOD/m3.ngày.đêm; tải 0,96 
kgCOD/m3.ngày.đêm có hiệu suất lần lượt 68%; 55%; 49% 
lớn hơn hiệu suất ở những tải đối chứng với các giá trị lần 
lượt là 56%, 44%, 40%. Lí do giải thích cho hiện tượng này 
là lượng chế phẩm vi sinh Bacillus sp. có khả năng tổng 
hợp những enzym có khả năng thủy phân các hợp chất 
hữu cơ chứa Nitơ thành các axit amin và thực hiện quá trình 
khử amin, nitrat hóa đồng thời còn có khả năng thực hiện 
30
40
50
60
70
80
90
100
30 32 34 36 38 40 42 44 46 48 50 52 54 56
H
iệ
u
 s
u
ất
 (
%
)
Ngày vận hành
Tải đối chứng Tải có Bacillus
Nitrosomonas 
Nitrobacter 
OLR = 0,48 kgCOD/m
3
.ngđ OLR = 0,64 kgCOD/m
3
.ngđ 
OLR = 0,96 kgCOD/m
3
.ngđ 
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 50.2019 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105
quá trình phản nitrat hóa để khử NO3- thành N2 thoát ra 
ngoài làm giảm hàm lượng nitơ có trong nước thải so với 
tải đối chứng. 
4. KẾT LUẬN 
Đã tiến hành đánh giá được hiệu quả xử lý của việc bổ 
sung chế phẩm sinh học bacillus sp. trong xử lý nước thải 
sinh hoạt ở ký túc xá. Cụ thể: Với nước thải nghiên cứu thì 
mật độ vi sinh là 108 CFU/mL, thời gian lưu thích hợp là 4h, 
6h, 8h. Nhóm nghiên cứu đã vận hành mô hình thí nghiệm 
với 3 tải trọng 0,48 kg COD/m3.ngày; 0,64 kg COD/m3.ngày; 
và 0,96 kg COD/m3.ngày. Kết quả cho thấy tải trọng hữu cơ 
có hiệu quả xử lý cao nhất trong tất cả quá trình nghiên 
cứu là 0,48 kg COD/m3.ngày kết quả đầu ra ở tải trọng này 
đều đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B với các giá trị hiệu 
suất xử lý trung bình tương ứng như: 81,5% BOD5; 90% 
N-NH4+; 68% Tổng Nitơ và đạt quy chuẩn cho phép về 
hàm lượng N-NO3-. Những kết quả này đều phù hợp với 
những nghiên cứu trước đó có liên quan tới chủng 
bacillus sp. Còn ở tải trọng cao hơn thì chỉ có hàm lượng 
BOD5 hàm lượng N-NO3- đạt quy chuẩn. Như vậy nhóm vi 
khuẩn Bacillus sp. có khả năng làm giảm nồng độ NO3- có 
trong nước thải ở điều kiện hiếu khí. Đây là một kết quả 
quan trọng, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn đó là sử 
dụng lượng một lượng chế phẩm sinh học thích hợp thay 
thế cho một bể thiếu khí để xử lý NO3-. 
Như vậy mô hình bổ sung chế phẩm bacillus sp. vào bể 
aeroten chỉ phù hợp với nước thải sinh hoạt ở ký túc xá có 
tải trọng ≤ 0,48 kg COD/m3.ngày, những tải trọng cao hơn 
để xử lý triệt để các chất ô nhiễm theo quy chuẩn chúng ta 
cần bổ sung thêm bể thiếu khí. 
Với nguồn nước thải được lấy làm thí nghiệm ở trên thì 
những kết quả thực nghiệm cho thấy chúng ta hoàn toàn 
có thể ứng dụng công nghệ này để xử lý hiệu quả nước thải 
sinh hoạt ở ký túc xá có hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ 
dễ phân hủy có tải trọng ≤ 0,48 kg COD/m3.ngày . 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. A. Nasr, 2010. The effect of using microorganisms on sludge reduction in 
wastewater treatment plant. Fourteenth International Water Techology 
conference, Cairo, Egypt, pp: 459 - 468. 
[2]. Cao Ngọc Điệp, Trần Thị Thưa, Hà Thanh Toàn, 2015. Ứng dụng vi khuẩn 
chuyển hóa nitơ Pseudomonas stutzeri và vi khuẩn tích lũy polyphosphate Bacillus 
subtilis để loại bỏ đạm, lân trong quy trình xử lý nước thải giết mổ gia cầm. Tạp chí 
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 37, trang 18 – 31. 
[3]. Demain, A. and Davies.J (eds.), 1999. Manual of industrial microbiology 
and biotechnology. ASM, Washington, DC. 
[4]. Hồ Thanh Tâm, Trần Hoài Phong, Cao Ngọ Điệp, 2014. Ứng dụng vi 
khuẩn đông tụ vào xử lý nước thải chăn heo sau biogas ở đồng bằng sông Cửu Long: 
Quy mô tại phòng thí nghiệm và trại chăn nuôi heo. Tạp chí Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn, kỳ 1, trang 56 – 65. 
[5]. Khất Hữu Thanh, Bùi Văn Đạt, 2010. Phân lập và tuyển chọn các chủng vi 
khuẩn Bacillus để tạo chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Tạp chí 
Khoa học và công nghệ, Tập 48, Số 5, trang: 57 – 63. 
[6]. Metcaft and Eddy, 2003. Wastewater Engineering: Treatment and Reuse. 
Fourth Edition, McGraw-Hill Inc. 
[7]. Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003. Công nghệ sinh học môi 
trường - Tập 1: Công nghệ xử lý nước thải. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
 [8]. Trịnh Xuân Lai, 2011. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. 
NXB Xây dựng Hà Nội. 
[9]. Vũ Thị Đinh, Phan Thị Thu Nga, Hoàng Trung Doãn, Trần Liên Hà, 2018. 
Phân lập, tuyển chọn chủng vi khuẩn chịu nhiệt độ cao, thích nghi dải pH rộng, có 
hoạt tính Cellulase cao và bước đầu ứng dụng xử lý nước thải nhà máy giấy. Tạp chí 
Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 1, trang 3 - 10. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_xu_ly_nuoc_thai_sinh_hoat_bang_cong_nghe.pdf