Nghiên cứu khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên dân tộc Khmer sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Trà Vinh

Tóm tắt – Nghiên cứu được thực hiện nhằm

đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của

sinh viên dân tộc Khmer sau khi tốt nghiệp tại

Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả từ cuộc điều

tra 152 cựu sinh viên dân tộc Khmer tốt nghiệp

từ Trường Đại học Trà Vinh và 62 người sử dụng

lao động sinh viên Khmer làm việc cho thấy khả

năng thích ứng nghề nghiệp của các sinh viên

ở mức tốt, có mối tương quan thuận giữa khả

năng thích ứng nghề nghiệp với thái độ, kĩ năng,

kiến thức. Trong đó, kiến thức là nhân tố có ảnh

hưởng lớn nhất đến sự thích ứng với công việc

của sinh viên Khmer

pdf 7 trang phuongnguyen 5900
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên dân tộc Khmer sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên dân tộc Khmer sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Trà Vinh

Nghiên cứu khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên dân tộc Khmer sau khi tốt nghiệp tại Trường Đại học Trà Vinh
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018
43
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN DÂN TỘC KHMER SAU KHI TỐT NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Nguyễn Thị Thúy1, Lê Thị Xuân Mai2
RESEARCHING CAREER ADAPTABILITY OF KHMER MINORITY
STUDENTS AFTER GRADUATING AT TRA VINH UNIVERSITY
Nguyen Thi Thuy1, Le Thi Xuan Mai2
Tóm tắt – Nghiên cứu được thực hiện nhằm
đánh giá khả năng thích ứng nghề nghiệp của
sinh viên dân tộc Khmer sau khi tốt nghiệp tại
Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả từ cuộc điều
tra 152 cựu sinh viên dân tộc Khmer tốt nghiệp
từ Trường Đại học Trà Vinh và 62 người sử dụng
lao động sinh viên Khmer làm việc cho thấy khả
năng thích ứng nghề nghiệp của các sinh viên
ở mức tốt, có mối tương quan thuận giữa khả
năng thích ứng nghề nghiệp với thái độ, kĩ năng,
kiến thức. Trong đó, kiến thức là nhân tố có ảnh
hưởng lớn nhất đến sự thích ứng với công việc
của sinh viên Khmer.
Từ khóa: sinh viên dân tộc Khmer, thích
ứng nghề nghiệp, Trường Đại học Trà Vinh.
Abstract – The research was conducted to
evaluate the career adaptability of Khmer stu-
dents after graduating from the Tra Vinh Univer-
sity. The results of the research come from an
investigation of 152 Khmer students graduating
from Tra Vinh University and 62 employers for
whom Khmer students work showed that career
adaptability of Khmer students is high; there was
positive correlation between job adaptability of
1,2Bộ môn Tâm lý - Công tác Xã hội, Khoa Khoa học
Cơ bản, Trường Đại học Trà Vinh.
Ngày nhận bài: 26/4/2018; Ngày nhận kết quả bình
duyệt: 8/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 20/7/2018
Email: nguyenthuy@tvu.edu.vn
1,2Psychology – Social Work department, Faculty of
General Science, Tra Vinh University.
Received date: 26th April 2018; Revised date: 8th July
2018; Accepted date: 20th July 2018
Khmer students and their attitudes, skills and
knowledge, in which knowledge is the most in-
fluential factor to career adaptability of Khmer
students.
Keywords: Khmer minority students, career
adaptability, Travinh university.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự thích ứng có vai trò hết sức to lớn đối với
cuộc sống của mỗi cá nhân. Trong công việc,
nếu cá nhân đã thích ứng thì hiệu quả lao động
sẽ cao hơn, tốn ít sức lực, không bị căng thẳng,
mệt mỏi, khả năng phục hồi lao động nhanh hơn.
Ngoài ra, sự thích ứng còn giúp cho con người
sáng tạo trong công việc, lạc quan, vui vẻ, thoải
mái, không có sự gò ép,. . . Tuy nhiên, một số
công trình nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra sự thích
ứng trong công việc của sinh viên đại học chưa
cao. Nguyễn Hồng Giang và Lại Hồng Thủy [1]
khẳng định khả năng thích ứng nghề nghiệp của
những người tốt nghiệp đại học đang làm việc
trong các doanh nghiệp được đánh giá ở mức
trên trung bình và sự tự tin trong thực hiện công
việc và giải quyết vấn đề của những người này
lại bị đánh giá khá thấp. Tiếp cận dưới góc độ kĩ
năng mềm của sinh viên tốt nghiệp nhằm chuẩn
bị cho quá trình thích ứng nghề nghiệp của sinh
viên mới tốt nghiệp, Huỳnh Văn Sơn [2] khẳng
định khi sinh viên bước chân vào môi trường làm
việc, một trong những khó khăn lớn nhất của sinh
viên là vấn đề giao tiếp chưa hiệu quả (91,11%).
Chính vì vậy, trong công việc hay trong những
mối quan hệ với đồng nghiệp, sinh viên mới ra
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
trường gặp những bất đồng do những mâu thuẫn
khi giao tiếp.
Tại Trường Đại học Trà Vinh, hằng năm có
hàng nghìn sinh viên chính quy tốt nghiệp. Riêng
năm học 2015 – 2016, có 1244 sinh viên tốt
nghiệp cao đẳng, đại học, tỉ lệ có việc làm chiếm
81,54% [3]. Tuy nhiên, theo báo cáo khảo sát cựu
sinh viên của Trường Đại học Trà Vinh trong năm
2014 – 2015, một số sinh viên nhận thấy kĩ năng
được đào tạo ở trường chưa đáp ứng yêu cầu công
việc, đặc biệt là những kĩ năng liên quan đến giao
tiếp, đọc các tài liệu bằng tiếng Anh và khả năng
lập kế hoạch cũng như kĩ năng tổ chức và quản lí
công việc [4]. Thực tiễn này cho thấy, việc đánh
giá lại khả năng thích ứng của sinh viên Trường
Đại học Trà Vinh sau khi ra trường là thật sự
cần thiết. Đặc biệt trong nghiên cứu này, chúng
tôi quan tâm đến đối tượng sinh viên là người
dân tộc Khmer tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Vì
hằng năm, Trường có hơn 20% sinh viên dân tộc
Khmer tốt nghiệp. Do vậy, nghiên cứu này được
thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng khả
năng thích ứng công việc của sinh viên dân tộc
Khmer tốt nghiệp từ Trường Đại học Trà Vinh
giai đoạn 2010 - 2017. Qua đó, chúng tôi đưa ra
một số giải pháp cho Nhà trường nhằm nâng cao
khả năng thích ứng với thực tiễn của sinh viên
dân tộc Khmer.
II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
A. Cơ sở lí thuyết
Thích ứng công việc được xem như thước đo
trong mối quan hệ giữa đào tạo nguồn nhân lực
gắn với nhu cầu xã hội [5]. Vấn đề chất lượng
đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội đang là
thách thức lớn nhất, là điểm yếu lớn nhất của hệ
thống giáo dục đại học. Thế giới đã có một số
công trình nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp.
Bloom [6] được coi là người đưa ra những ý
tưởng ban đầu về ASK với ba nhóm năng lực
chính:
- Thái độ (Attitude) liên quan đến cảm xúc,
tình cảm, giá trị, lòng nhiệt tình,...
- Kĩ năng (Skill) liên quan đến thao tác, sự
chính xác,...
- Kiến thức (Knowledge) liên quan đến quá
trình tư duy của người học.
Thái độ là yếu tố quan trọng trong quá trình
tham gia vào công việc của người lao động.
Thái độ tốt trong công việc là một yếu tố quyết
định khả năng hoàn thành công việc. Thái độ
thể hiện ở sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm,
ý chí cầu tiến [5], hay sự đam mê, tác phong
chuyên nghiệp, sự năng động, linh hoạt, nhạy
bén. . . trong công việc [7].
Kĩ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa
học vào thực tiễn [8]. Cheetham et al. [9] cho
rằng kĩ năng là một cái gì mà cá nhân có thể thực
hiện và thể hiện, là khả năng vận dụng những
kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học
tập và trải nghiệm để hoàn thành công việc cụ
thể.
Kiến thức là sự hiểu biết của cá nhân có được
từ quá trình học tập hoặc trải nghiệm thực tiễn
[10]. Nó được thể hiện ở ba cấp độ: kiến thức
tổng quát, kiến thức ngành và kiến thức chuyên
ngành đặc thù gắn với công việc thực tế.
Đây cũng là yếu tố được khá nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
sử dụng khi nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp
của người lao động và được gọi là mô hình ASK
[6], [10], [11]. Savickas [12] giải thích khả năng
thích ứng nghề nghiệp là một cấu trúc tâm lí xã
hội biểu thị năng lực của một cá nhân để ứng
phó với công việc hiện tại, phát triển công việc
trong tương lai, chuyển đổi nghề nghiệp và giải
quyết vấn đề bế tắc trong công việc. Dựa vào
những nhận diện này, thích ứng nghề nghiệp có
ý nghĩa quan trọng đối với cả sinh viên và người
đang làm việc. Sinh viên cần phải nhận thức được
năng lực của mình trong định hướng và thích nghi
với công việc tương lai. Trong nghiên cứu về sự
thích ứng nghề nghiệp của mình, Rottinghaus,
Day và Borgen đã nhấn mạnh đến mối quan hệ
giao thoa giữa môi trường làm việc và năng lực
của mỗi cá nhân, khả năng điều chỉnh bản thân,
khả năng xoay xở với những vấn đề rắc rối trong
nghề nghiệp thực tế [13]. Ngô Thị Thanh Tùng
[14], khi nghiên cứu về mức độ đáp ứng công
việc của sinh viên tốt nghiệp thông qua việc lấy
ý kiến người sử dụng lao động, đã đề xuất bảy
tiêu chí để đánh giá là: (1) khả năng giải quyết
tình huống công việc thực tế, (2) khả năng tự triển
khai được yêu cầu công việc từ cấp trên, (3) khả
năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ, (4) hiểu
biết về môi trường của doanh nghiệp, (5) hiểu
44
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
biết về xã hội và pháp luật, (6) khả năng tự học,
tự nâng cao trình độ chuyên môn và (7) khả năng
tìm kiếm và sử dụng thông tin. Nhìn chung, các
tiêu chí đánh giá của Ngô Thị Thanh Tùng xoay
quanh kĩ năng, kiến thức liên quan đến chuyên
môn, nghiệp vụ trong đáp ứng công việc mà chưa
đề cập nhiều đến thái độ cũng như các kĩ năng
mềm khác của sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu
của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự [15] đã bổ
sung thêm yếu tố thái độ khi nghiên cứu sự thích
ứng của sinh viên đại học. Theo nhóm tác giả này,
để đánh giá khả năng thích ứng với công việc của
sinh viên, chúng ta cần xem xét mô hình nghiên
cứu gồm 20 biến được xếp thành bốn nhóm: kĩ
năng, kiến thức, khả năng và thái độ. Trong khi
đó, Nguyễn Thị Hóa và cộng sự đề cập đến năm
nhân tố tác động nhu cầu tuyển dụng của doanh
nghiệp, đó là: kiến thức, kĩ năng, thái độ, thông
tin và sự tin cậy [16]. Nhìn chung, mỗi tác giả có
cách nhìn và sử dụng các tiêu chí khác nhau để
đánh giá sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
tốt nghiệp. Điểm chung của đa số các nghiên cứu
trên đều đề cập đến ba yếu tố chính là kiến thức,
kĩ năng và thái độ.
Kế thừa từ những nghiên cứu trên, chúng tôi
đánh giá khả năng thích ứng của sinh viên dân
tộc Khmer ở 29 biến quan sát được xếp thành ba
nhóm: thái độ, kĩ năng, và kiến thức (Bảng 1).
B. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế hai phiếu khảo
sát, trong đó một phiếu dành cho nhà tuyển dụng
(gọi chung là doanh nghiệp) nơi có sinh viên dân
tộc Khmer làm việc, một phiếu dành cho cựu
sinh viên dân tộc Khmer. Theo Nguyễn Đình Thọ
[17], kích thước mẫu tối thiểu là 50 tốt hơn là
100 và tỉ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1,
nghĩa là một biến đo lường cần tối thiểu năm
biến quan sát. Đề tài nghiên cứu sự thích ứng
nghề nghiệp của sinh viên dân tộc Khmer có 30
biến đo lường. Vì vậy, cỡ mẫu ít nhất của đề tài
là 30 x 5 = 150 quan sát. Tuy nhiên, để đảm bảo
tính đại diện cao cho tổng thể, nhóm tác giả đề
xuất chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 214 quan sát,
trong đó: 152 mẫu quan sát là cựu sinh viên dân
tộc Khmer và 62 mẫu quan sát là người sử dụng
lao động.
- Phương pháp phân tích:
Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
dân tộc Khmer, được đo dưới dạng thang Likert
có năm mức độ (1: Rất kém, 2: Kém, 3: Trung
bình, 4: Tốt, 5: Rất tốt) để đánh giá mức độ thích
ứng công việc của sinh viên Khmer. Ý nghĩa của
từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng là:
giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimun)/n
= (5-1)/5 = 0,8. Giá trị trung bình là:
1,00 – 1,80: Rất kém
1,81 – 2,60: Kém
2,61 – 3,40: Trung bình
3,41 – 4,20: Tốt
4,21 – 5,00: Rất tốt
Biến thích ứng nghề nghiệp của sinh viên dân
tộc Khmer được đo trên thang điểm 10, trong đó,
điểm thấp nhất là 1,0 và điểm cao nhất là 10.
Nghiên cứu được phân tích trên phần mềm
SPSS 20.0. Phương pháp tính giá trị trung bình
để tìm hiểu thực trạng sự thích ứng nghề nghiệp
của sinh viên dân tộc Khmer, kiểm định T–test để
tìm sự khác biệt trong thực trạng thích ứng nghề
nghiệp dưới góc độ đánh giá của sinh viên tốt
nghiệp và người sử dụng lao động, phương pháp
hệ số tương quan được sử dụng phân tích mối
quan hệ giữa những nhóm biến số với sự thích
ứng nghề nghiệp của sinh viên dân tộc Khmer.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A. Phân tích các thuộc tính cấu thành sự thích
ứng nghề nghiệp của sinh viên Khmer
Nhóm nhân tố thái độ
Trong mối quan hệ với thái độ làm việc của
cựu sinh viên Khmer, kết quả thể hiện trong
Bảng 2.
Xét chung thang đo đánh giá, điểm trung bình
của thái độ làm việc ở cựu sinh viên dân tộc
Khmer ở mức độ tốt (ĐTB = 4,15). Trong đó,
sự cẩn thận, chăm chỉ trong công việc được đánh
giá cao nhất (ĐTB = 4,40). Khi phỏng vấn doanh
nghiệp, chúng tôi cũng thu được những nhận xét
tương tự. Bà Đinh Thị Ngọc, Trường Quốc tế Việt
Anh (ý kiến cá nhân, ngày 20/01/2018) nhận xét:
“sinh viên Khmer có thái độ rất tốt trong công
việc, các em cũng rất cần cù, chịu khó, tuy nhiên
còn kiệm lời. . . ”. Ý kiến này cũng nhận được
sự đồng tình của ông Nguyễn Duy, Trường Đại
học Trà Vinh (ý kiến cá nhân, ngày 22/02/2018).
45
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
Bảng 1: Các yếu tố sử dụng trong đánh giá sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên dân tộc Khmer
Kí hiệu Tên biến Thang đo
Nhóm Thái độ
TĐ1 Tích cực đóng góp trong tổ chức 1→5
TĐ2 Ý thức thực hành tiết kiệm trong tổ chức 1→5
TĐ3 Ý thức tổ chức kỉ luật và tôn trọng nội quy cơ quan 1→5
TĐ4 Tinh thần hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp 1→5
TĐ5 Cẩn thận, chăm chỉ trong công việc 1→5
TĐ6 Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc 1→5
TĐ7 Tinh thần học hỏi cầu tiến 1→5
TĐ8 Tham gia các hoạt động phong trào của đơn vị 1→5
TĐ9 Sự năng động và linh hoạt 1→5
TĐ10 Sẵn sàng vượt qua các khó khăn, trở ngại 1→5
Nhóm kĩ năng
KN1 Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc 1→5
KN2 Kĩ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể 1→5
KN3 Kĩ năng làm việc độc lập 1→5
KN4 Kĩ năng làm việc nhóm 1→5
KN5
Kĩ năng truyền đạt thông tin (sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, hình ảnh. . . )
trong giao tiếp
1→5
KN6 Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn 1→5
KN7 Kĩ năng tiếp thu và lắng nghe các ý kiến đóng góp và giải quyết các bất đồng 1→5
KN8 Kĩ năng điều chỉnh hành vi để thích nghi với môi trường làm việc 1→5
KN9 Kĩ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề 1→5
KN10 Kĩ năng tìm kiếm và khai thác thông tin hữu ích trên internet 1→5
Nhóm kiến thức
KT1 Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ trong công việc 1→5
KT2 Khả năng tự triển khai yêu cầu công việc từ cấp trên 1→5
KT3 Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình 1→5
KT4 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 1→5
KT5 Trình độ tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc 1→5
KT6 Hiểu biết các lĩnh vực luật, kinh tế, xã hội liên quan đến công việc 1→5
KT7 Khả năng giải quyết công việc tình huống thực tế 1→5
KT8 Sử dụng tốt các trang thiết bị công nghệ mới của đơn vị 1→5
KT9 Hiểu biết chung về môi trường hoạt động của đơn vị 1→5
(Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu [1], [5], [12], [14], [15], [16])
Bảng 2: Thái độ làm việc của cựu sinh viên dân tộc Khmer
Đối tượng TĐ1 TĐ2 TĐ3 TĐ4 TĐ5 TĐ6 TĐ7 TĐ8 TĐ9 TĐ10 Điểm TB
Điểm TB 3,89 3,96 4,30 4,17 4,40 4,27 4,16 4,15 3,84 4,34 4,15
Sinh viên 4,11 4,14 4,41 4,29 4,33 4,36 4,20 4,18 4,15 4,39 4,26
Doanh nghiệp 3,66 3,77 4,20 4,05 4,48 4,18 4,11 4,11 3,54 4,28 4,04
p. value 0,00 0,00 0,02 0,01 0,13 0,06 0,40 0,55 0,00 0,21 0,00
(Nguồn: Số liệu khảo sát, tháng 12/2017 và tháng 1/2018)
46
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
Có thể, sự cần cù, chịu khó này là một nét tính
cách rất đặc trưng của người Khmer. Tuy nhiên,
sự năng động và linh hoạt trong công việc của
sinh viên Khmer được đánh giá chưa cao (ĐTB=
3,84). Đây cũng là điểm thấp nhất trong thang đo
thái độ làm việc của sinh viên dân tộc Khmer.
Kiểm định T – test để so sánh sự khác biệt trong
đánh giá giữa hai nhóm, kết quả cho thấy sinh
viên tự đánh giá về thái độ làm việc của mình
(ĐTB = 4.26) cao hơn một cách có ý nghĩa về
mặt thống kê so với doanh nghiệp đánh giá về
họ (ĐTB = 4.04), với p - value <0,00.
Nhóm nhân tố kĩ năng
Tìm hiểu về kĩ năng làm việc của cựu sinh viên
dân tộc Khmer, kết quả thu được trong Bảng 3.
Xét chung kết quả nghiên cứu ở Bảng 3 cho
thấy sự thích ứng nghề nghiệp của cựu sinh viên
trong kĩ năng làm việc là thấp hơn so với thái độ
làm việc, ĐTB = 3,89. Xét riêng từng biểu hiện,
kĩ năng làm việc độc lập được đánh giá là tốt
nhất với ĐTB = 4,16, trong khi đó kĩ năng tìm
kiếm và khai thác thông tin hữu ích trên internet
(ĐTB = 3,63), kĩ năng phân tích, đánh giá và giải
quyết vấn đề (ĐTB = 3,68) và kĩ năng truyền đạt
thông tin (sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ,..) trong giao
tiếp (ĐTB =3,80) được đánh giá khá thấp. Đinh
Thị Ngọc (ý kiến cá nhân ngày 20/02/2018) cho
rằng “. . . một số còn ngại ngùng trong giao tiếp,
một số khác có vẻ có khó khăn trong diễn đạt ý
kiến của mình, có lẽ các em thiếu từ vựng bằng
tiếng Việt. . . ”.
Kết quả ở Bảng 2 cũng cho thấy mức độ đánh
giá về kĩ năng trong công việc của doanh nghiệp
về sinh viên dân tộc Khmer được đánh giá là thấp
hơn (ĐTB= 3,72) so với cựu sinh viên Khmer tự
đánh giá về bản thân họ (ĐTB= 4,06), với p –
value< 0,00.
Nhóm nhân tố kiến thức
Xét trong mối quan hệ với kiến thức của cựu
sinh viên dân tộc Khmer, chúng tôi thu được kết
quả như Bảng 4.
Nhìn chung, kiến thức và năng lực chuyên môn
của sinh viên Khmer được đánh giá có điểm trung
bình chung là thấp nhất trong các nhóm tiêu chí,
với ĐTB = 3,83. Trong đó, khả năng sử dụng
ngoại ngữ trong công việc của sinh viên Khmer là
thấp nhất, ĐTB = 3,32. Khả năng sử dụng ngoại
ngữ thấp cũng được kết luận trong các cuộc điều
tra sử dụng lao động của Trường Đại học Trà
Vinh [4]. Yếu tố thấp tiếp theo trong nhóm này
là sự hiểu biết các lĩnh vực luật, kinh tế, xã hội
liên quan đến công việc, với ĐTB = 3,45. Tuy
nhiên, khả năng thực hành chuyên môn nghiệp
vụ trong công việc lại được đánh giá là cao nhất,
ĐTB = 4,33.
B. Phân tích tương quan giữa các nhóm nhân tố
và khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
dân tộc Khmer
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình
về sự thích ứng nghề nghiệp của sinh viên dân
tộc Khmer ở mức khá cao ( ĐTB = 7,99, ĐLC =
1,32). Khi xem xét mối tương quan của các nhóm
yếu tố này với biến thích ứng nghề nghiệp của
sinh viên, kết quả nghiên cứu cho thấy, chúng có
mối tương quan thuận và đều có ý nghĩa về mặt
thống kê, với p<0,01 (Bảng 5).
Kết quả Bảng 5 cho thấy thái độ, kĩ năng,
kiến thức đều có mối tương quan thuận với sự
thích ứng nghề nghiệp của cựu sinh viên dân tộc
Khmer. Trong đó, kiến thức có mối tương quan
thuận chặt nhất với sự thích ứng nghề nghiệp
(r=0,49). Nghĩa là nếu cựu sinh viên thành thạo
trong kiến thức chuyên môn thì khả năng thích
ứng nghề nghiệp của các em tốt hơn. Tiếp theo
là thái độ (r=0,46) và kĩ năng làm việc (r = 0,43).
IV. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, khả
năng thích ứng với công việc của sinh viên dân
tộc Khmer được đánh giá ở mức tốt. Trong đó,
thái độ của sinh viên dân tộc Khmer được đánh
giá là cao nhất, kế tiếp là kĩ năng và kiến thức
được đánh giá thấp nhấp trong ba nhóm này.
Nghiên cứu cũng chỉ ra thái độ, kĩ năng, kiến
thức đều có ảnh hưởng đến sự thích ứng nghề
nghiệp của sinh viên, trong đó kiến thức ảnh
hưởng mạnh nhất. Thông qua kết quả nghiên cứu,
nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách
cho Trường Đại học Trà Vinh, giúp sinh viên
dân tộc Khmer nâng cao khả năng thích ứng với
công việc như sau:
Nâng cao kĩ năng và kiến thức nghề nghiệp
cho sinh viên dân tộc Khmer: Nhà trường, Khoa
chuyên môn cần bổ sung kiến thức về luật,
kinh tế, xã hội liên quan đến ngành nghề mà
các em đang theo học; tăng cường cho sinh viên
47
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
Bảng 3: Kĩ năng làm việc của cựu sinh viên dân tộc Khmer
Đối tượng KN1 KN2 KN3 KN4 KN5 KN6 KN7 KN8 KN9 KN10 Điểm TB
Điểm TB 3,81 3,96 4,16 3,85 3,80 3,98 3,97 4,01 3,68 3,63 3,89
Sinh viên 3,92 4,13 4,15 4,04 4,04 4,12 4,07 4,13 3,95 4,00 4,06
Doanh nghiệp 3,70 3,79 4,18 3,67 3,57 3,84 3,87 3,89 3,41 3,26 3,72
p-value 0,02 0,00 0,74 0,00 0,00 0,01 0,04 0,04 0,04 0,00 0,00
(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)
Bảng 4: Kiến thức chuyên môn của cựu sinh viên dân tộc Khmer
Đối tượng KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 KT6 KT7 KT8 KT9 Điểm TB
Điểm TB 4,33 4,21 3,95 3,32 3,69 3,45 3,89 3,72 3,93 3,83
Sinh viên 4,19 4,19 4,08 3,71 4,03 3,75 3,99 4,04 4,10 4,01
Doanh nghiệp 4,48 4,23 3,82 2,93 3,36 3,15 3,79 3,41 3,75 3,66
P. value 0,00 0,66 0,00 0,00 0,00 0,00 0,02 0,00 0,00 0,00
(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)
Bảng 5: Tương quan giữa mức độ thích ứng và
các yếu tố liên quan
Nhóm yếu tố Hệ số tương quan p- value
Thái độ 0,46 0,00
Kĩ năng 0,43 0,00
Kiến thức 0,49 0,00
những tiết học thực hành, cũng như những buổi
thực tập, thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp;
đa dạng hóa các hình thức tổ chức trong hoạt
động thực tập nghề nghiệp cho sinh viên; đồng
thời phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên hướng dẫn
thực tập nghề nghiệp và cán bộ quản lí tại đơn
vị thực tập trong hoạt động thực tập nghề nghiệp
của sinh viên. Nhà trường cần thiết lập các mối
quan hệ chặt chẽ giữa trường đại học và doanh
nghiệp; tăng cường hình thức học Co-op.
Phát huy tính tích cực trong giao tiếp và rèn
luyện kĩ năng giao tiếp cho sinh viên dân tộc
Khmer. Kết quả của cuộc điều tra cho thấy, sinh
viên dân tộc Khmer khá hiền, ít nói, sự năng
động và linh hoạt trong công việc còn thấp. Vì
vậy, Nhà trường, Khoa cần tạo môi trường học
tập tích cực để phát huy tính tích cực trong giao
tiếp cũng như giúp các em tự tin trong giao tiếp
với đa dạng đối tượng giao tiếp như hai đề xuất
sau. (1) Giảng viên cần tăng cường phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận
thức của sinh viên; sử dụng phối hợp các phương
pháp dạy học khác nhau, đặc biệt những phương
pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của người
học như phương pháp thảo luận cặp – nhóm –
đội, giải quyết tình huống, sử dụng sơ đồ hóa
nội dung bài giảng,. . . cũng như tăng cường ứng
dụng các phương tiện hiện đại vào dạy học nhằm
khơi gợi hứng thú học tập, khả năng tư duy sáng
tạo của người học và khả năng giao tiếp của sinh
viên. (2) Nhà trường cần thường xuyên tạo ra các
hoạt động phong trào, hoạt động giao lưu văn
hóa hoặc các phong trào dành riêng cho người
dân tộc để sinh viên Khmer có cơ hội được giao
lưu thể hiện mình, thông qua đó nâng cao tính
năng động, tự tin, tích cực trong giao tiếp và có
kĩ năng giao tiếp tốt.
Phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh cho sinh viên dân tộc Khmer: tổ chức
các câu lạc bộ tiếng Việt, các buổi diễn thuyết
bằng tiếng Việt để nâng cao khả năng giao tiếp
cho những sinh viên còn hạn chế về giao tiếp
bằng tiếng Việt. Đồng thời, Nhà trường cần có
những biện pháp khích lệ các em nâng cao trình
độ tiếng Anh. Vì thông qua cuộc khảo sát thực
trạng, hầu hết doanh nghiệp đều khẳng định sinh
viên nói chung và sinh viên dân tộc Khmer nói
riêng khá yếu về trình độ tiếng Anh.
48
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 30, THÁNG 6 NĂM 2018 VĂN HÓA - GIÁO DỤC - NGHỆ THUẬT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hồng Giang, Lại Thu Thủy. Nghiên cứu
khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp đại học làm việc trong các công ti Nhật Bản
tại Thừa Thiên – Huế. Tạp chí Nghiên cứu Bắc Á.
2014;2(156):42–48.
[2] Huỳnh Văn Sơn. Thực trạng kĩ năng thích ứng với
môi trường công việc khi thực tập tốt nghiệp của sinh
viên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học
Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh. 2017;1:79–93.
[3] Trường Đại học Trà Vinh. Tổng hợp kết quả khảo
sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm
2016; 2017. Kèm theo Công văn số 2919/BGĐT-
GDĐH ngày 10/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
[4] Phòng Đảm bảo Chất lượng Trường Đại học Trà Vinh.
Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của nhà sử dụng
lao động và cựu sinh viên; 2016.
[5] Nguyễn Quốc Nghi, Huỳnh Thị Tuyết Anh, Nguyễn
Thị Ngọc Yến, Phan Văn Phùng, Nguyễn Thị
Bích Ngọc. Đánh giá khả năng thích ứng với công
việc của sinh viên ngành Kinh doanh du lịch Trường
Đại học Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Trà Vinh. 2013;8:37–45.
[6] Bloom B S. Taxonomy of Educational Objectives,
Handbook I: The Cognitive Domain. New York:
David McKay Co Inc; 1956.
[7] Huỳnh Trường Huy, Nguyễn Kiến Huy. Phân tích
các yếu tố cấu thành năng lực nghề nghiệp của nhân
lực ngành du lịch tỉnh Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Trà Vinh. 2017;28:21–30.
[8] Văn Tân. Từ điển tiếng Việt. Nhà Xuất bản Khoa học
Xã hội; 1994.
[9] Cheetham G, Chivers G. The reflective (and compe-
tent) practitioner: a model of professtional copetence
which seeks to harmonise the reflective pratitioner
and competence – based approaches. Journal of
European Industrial Training. 1998;22(7):267–276.
[10] Lê Quân, Nguyễn Quốc Khánh. Đánh giá năng lực
giám đốc điều hành doanh nghiệp nhỏ Việt Nam qua
mô hình ASK. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia
Hà Nội. 2012;28:29–35.
[11] Nagendra K, Radha S, Naidu C. Enhanced Indus-
trial Employability Through New Vocational Train-
ing Framework with Attitude-Skill-Knowledge (ASK)
Model. IUP. Journal Of Management Research .
2013;12(3):45–54.
[12] Savickas M L. Career Adaptability: An Intergrative
Construct for Life Span Life Space Theory. Career
Development Quarterly. 1997;45:247–259.
[13] Rottinghaus P J, Day S, Borgen F H. The Career
Futunes Inventory: A measure of career – related
adaptability and optumism. Jounal of career Asess-
ment. 2015;13:3–24.
[14] Ngô Thị Thanh Tùng. Nghiên cứu đánh giá mức độ
đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại
học ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 thông qua
ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội [Luận văn Thạc sĩ]. Đại
học Quốc Gia Hà Nội; 2009.
[15] Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Hoàng Thị
Quốc Lộc, Quách Hồng Ngân. Đánh giá khả năng
thích ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp
ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2011;20b:217–
224.
[16] Nguyễn Thị Hóa, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Bùi Thị
Phương Thảo. Khả năng đáp ứng của sinh viên mới
tốt nghiệp khối ngành kinh tế đối với yêu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp – nghiên cứu tại địa bàn tỉnh
Đồng Nai. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Lạc
Hồng. 2014;1:12–19.
[17] Nguyễn Đình Thọ. Phương pháp nghiên cứu khoa
học trong kinh doanh: thiết kế và thực hiện. Nhà
Xuất bản Lao động Xã hội; 2011.
49

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_thich_ung_nghe_nghiep_cua_sinh_vien_dan.pdf