Nghiên cứu khả năng tái sinh phục hồi rừng khu vực bỏ hóa sau canh tác tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít, Trùng Khánh, Cao Bằng
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 OTC với thời gian bỏ hóa khác nhau tại khu vực vùng lõi khu
bảo tồn vượn Cao Vít. Kết quả đã chỉ ra rằng tổ thành cây tầng cao và tái sinh ở khu vực nghiên
cứu đều đơn giản và mật độ thấp. Nguồn gốc tái sinh phần lớn từ hạt và chất lượng tái sinh hạt cao
hơn so với tái sinh chồi.
. Kết quả phân tích đất cho thấy hàm lượng dinh dưỡng đất khu vực nghiên
cứu có tính chất độ phì đất tốt. Hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng và tái tạo rừng tại khu vực
này. Tuy nhiên thực tế với độ che phủ trên 80% thảm tươi chủ yếu là cỏ rác, cỏ lông, cỏ tranh, lau
lách và các dây leo cây bụi. đã ngăn cản khả năng tái sinh thực sự tại đây và đây được coi là yếu
tố chính dẫn tới cây tái sinh không phát triển và phục hồi được.
Từ khóa: tổ thành, Tái sinh, bỏ hóa, phục hồi rừng, khu bảo tồn,
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng tái sinh phục hồi rừng khu vực bỏ hóa sau canh tác tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít, Trùng Khánh, Cao Bằng
Trần Quốc Hƣng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 83 - 88 83 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH PHỤC HỒI RỪNG KHU VỰC BỎ HÓA SAU CANH TÁC TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VƢỢN CAO VÍT, TRÙNG KHÁNH CAO BẰNG Trần Quốc Hƣng* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 2 OTC với thời gian bỏ hóa khác nhau tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn vƣợn Cao Vít. Kết quả đã chỉ ra rằng tổ thành cây tầng cao và tái sinh ở khu vực nghiên cứu đều đơn giản và mật độ thấp. Nguồn gốc tái sinh phần lớn từ hạt và chất lƣợng tái sinh hạt cao hơn so với tái sinh chồi. Gần nhƣ các loài cây tái sinh này đều là loài cây tiên phong ƣa sáng, mọc nhanh n . Kết quả phân tích đất cho thấy hàm lƣợng dinh dƣỡng đất khu vực nghiên cứu có tính chất độ phì đất tốt. Hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trƣởng và tái tạo rừng tại khu vực này. Tuy nhiên thực tế với độ che phủ trên 80% thảm tƣơi chủ yếu là cỏ rác, cỏ lông, cỏ tranh, lau lách và các dây leo cây bụi... đã ngăn cản khả năng tái sinh thực sự tại đây và đây đƣợc coi là yếu tố chính dẫn tới cây tái sinh không phát triển và phục hồi đƣợc. Từ khóa: tổ thành, Tái sinh, bỏ hóa, phục hồi rừng, khu bảo tồn, MỞ ĐẦU* Vƣợn Cao Vít (Nomascus nasutus nasutus) là một trong những loài linh trƣởng hiếm nhất trên thế giới và đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng cao trên phạm vi toàn cầu, danh lục đỏ IUCN (2010) [4] xếp Vƣợn Cao vít vào mức cực kỳ nguy cấp – CR. Năm 2002, một quần thể nhỏ Vƣợn đen đông bắc khoảng 26 cá thể đƣợc phát hiện gần biên giới Trung Quốc thuộc các xã Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Côn thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đây cũng là nơi duy nhất tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới còn tồn tại một quần thể Vƣợn này. Năm 2007 tỉnh Cao Bằng đã chính thức thành lập khu bảo tồn Vƣợn Cao Vít, kể từ đó đến nay số lƣợng cá thể Vƣợn ở đã tăng lên vào khoảng 110 con, nhiều chƣơng trình dự án đƣợc thực hiên tại đây. Tổ chức FFI, PRCF đã triển khai nhiều hoạt động hạn chế tiến tới xoá bỏ canh tác nƣơng bãi trong vùng bảo tồn, cũng nhƣ hạn chế các tác động khác nhƣ khai thác củi, gỗ, lâm sản ngoài gỗ, săn bắn... [1] Tuy nhiên để phục hồi lại những khu vực đã bị tác động cần đánh giá một cách cẩn thận về khả năng tái sinh cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng tới tái * Tel: 0912 450 173, Email: hunglanduong@yahoo.com sinh để trên cơ sở đó có những biện pháp phù hợp thúc đẩy tái tạo rừng mở rộng sinh cảnh sống cho vƣợn Cao Vít. Vì vậy việc nghiên cứu khả năng tái sinh và yếu tố ảnh hƣởng tới tái sinh khu vực trƣớc đây đã bị khai phá làm nƣơng bãi, để làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phục hồi sinh cảnh cho vƣợn Cao Vít là có ý nghĩa lớn. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu thành phần cây tầng cao (toàn bộ cây thân gỗ, cây họ cau dừa) và cây tái sinh khu vực bỏ hóa sau canh tác - Nghiên cứu đặc điểm thảm tƣơi và tính chất đất ảnh hƣởng tới tái sinh khu vực nghiên cứu PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu Khu vực bỏ hóa sau canh tác tại lũng Đảy thuộc vùng lõi khu bảo tồn với diện tích trên 3ha. Trên cơ sở nghiên cứu cần làm đề tài lựa chọn và lập 2 OTC với thời gian bỏ hóa khác nhau. - OTC 01 : đƣợc thiết kế tại khu vực bỏ hóa sau 4 năm (từ năm 2009) - OTC 02 : Đƣợc bố trí ở khu vực đƣợc bỏ hóa sau 6 năm (từ năm 2007). Trần Quốc Hƣng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 83 - 88 84 Phƣơng pháp lập ô và thu thập số liệu nghiên cứu + Phƣơng pháp lập OTC Ô tiêu chuẩn (OTC) đƣợc lập với kích thƣớc 10m x 50m (500m 2). Trong đó chia thành 20 ô thứ cấp kích thƣớc 5 x 5 = 25m2 để nghiên cứu khả năng tái sinh và thử nghiệm biện pháp lâm sinh, các tiểu ô đƣợc bố trí phân đều về 2 phía của đƣờng chính giữa [2]. OTC đƣợc lập tại địa hình đồng nhất về độ dốc, tính chất đất và thời gian bỏ hóa sau canh tác. Hình 1: Sơ đồ thiết lập ô tiêu chuẩn và các ô thứ cấp nghiên cứu Trong đó ô thứ cấp và đƣợc làm cỏ trắng để đánh giá khả năng tái sinh. Ô thứ cấp và đƣợc dùng để thử nghiệm biện pháp lâm sinh (N/C khác). + Phƣơng pháp thu thập số liệu - Cây tầng cao Đo đếm toàn bộ cây tầng cao trên OTC (các cây có đƣờng kính D1.3 ≥ 5cm), các chỉ tiêu thu thập: tên loài, chiều cao vút ngọn, đƣờng kính thân, đƣờng kính tán. - Cây tái sinh Sau khi lập OTC tiến hành xác định cây tái sinh trên toàn diện tích OTC (các cây có D1.3 ≤ 5cm đƣợc coi là cây tái sinh), các chỉ tiêu thu thập: Tên loài cây, chiều cao vút ngọn, tình trạng sinh trƣởng, nguồn gốc tái sinh (theo hạt hay theo chồi), chất lƣợng cây tái sinh. - Tính chất đất và độ che phủ Mẫu đất đƣợc lấy ở các vị trí, trên, giữa và cuối ô ở các độ sâu từ 0 – 10 cm; và từ 10 – 30cm (nơi chủ yếu hạt giống, cây tái sinh có khả năng sinh trƣởng phát triển). Các chỉ tiêu: pHKcl; N(%); Mùn; P205 (%); K20 (%) đƣợc phân tích tại Viện khoa học sự sống trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Độ che phủ của cây bụi, thảm tƣơi đƣợc tính trên từng ô tiêu chuẩn. Phƣơng pháp tính toán xử lí số liệu - Tổ thành cây tái sinh và cây tầng cao Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài đƣợc tính theo công thức: m n%j = nj/∑ ni x 100 (3.1) Trong đó: i = 1 j =1; m là số thứ tự loài. Nếu: - n%j 5% thì loài j đƣợc tham gia vào công thức tổ thành - n%i < 5% thì loài j không đƣợc tham gia vào công thức tổ thành. Hệ số tổ thành: Ki = ni/N x 10 (3.2) Trong đó: Ki: HSTT loài thứ i, ni: Số lƣợng cá thể loài i, N: Tổng số cá thể điều tra. Mật độ cây tái sinh và cây cao: N/ha = 10.000 x n/Sdt (3.3) Trong đó: Sdt là tổng diện tích các OTC và các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2); n là số lƣợng cây tầng cao hoặc cây tái sinh của các loài điều tra đƣợc. - Mật độ tái sinh của loài = Số lƣợng của loài / Tổng diện tích OTC (3.4) - Tỷ lệ % mật độ = Mật độ của một loài /Mật độ các loài x 100 (3.5) Xác định phẩm chất cây tái sinh N% = n/N x 100 (3.6) Trong đó: N%: là tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu. n : là tổng số cây tốt, trung bình, xấ u N: là tổng số cây tái sinh. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Tổ thành cây tầng cao khu vực nghiên cứu Kết quả tổ thành tầng cây cao khu vực nghiên cứu nhƣ sau: Kết quả ở bảng 1 cho thấy cây tầng cao OTC 01 có 4 loài xuất hiện. Trong đó mật độ cây tầng cao đạt thấp chỉ 600 cây/ha, thành phần loài cây đơn giản và ít loài, chủ yếu là loài ƣu sáng mọc nhanh. Dƣớng (Broussonetia papyrifera) là loài chiếm cao nhất (86.67%) với mật độ là 520 cây/ha, sau đó là Móc (Caryota bacsonensis) 40 cây/ha và các loài khác. Trần Quốc Hƣng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 83 - 88 85 Bảng 1: Tổ thành và mật độ cây tầng cao khu vực nghiên cứu TT Tên loài Ni Mật độ/ha Tỷ lệ % mật độ Hệ số tổ thành (K) OTC 1 (thời gian bỏ hóa 4 năm) 1 Dƣớng 26 520 86.67 8.667 2 Móc 2 40 6.67 0.667 3 Nhội 1 20 3.33 0.333 4 Tử trâu trắng 1 20 3.33 0.333 Tổng 30 600 100 10 OTC 2 (thời gian bỏ hóa 6 năm) 1 Lá nến 3 60 30 3.0 2 Lát trắng 2 40 20 2.0 3 Sóc đỏ 3 60 30 3.0 4 Thôi ba lá dày 1 20 10 1.0 5 Tử trâu trắng 1 20 10 1.0 Tổng 10 200 100 10 (Nguồn : Số liệu điều tra năm 2012- 2013) Đối với cây tầng cao OTC 2 cũng chỉ có 5 loài xuất hiện, và cũng nhƣ OTC1, mật độ và thành phần cây tầng cao trong khu vực OTC 2 đơn giản, mặc dù thời gian bỏ hóa 6 năm hơn so với OTC1 là 2 năm. Mật độ cây chỉ đạt 200 cây/ha trong đó loài có tỷ lệ cao nhất là Lá nến (Macaranga tanius) và Sóc đỏ (Clochidion rubrum) với mật độ 60 cây/ha chiếm 30% số loài, tiếp đó là Lát trắng (Acrocarpus fracinioides) mật độ là 40 cây/ha chiếm 20%. Mặc dù thời gian bỏ hóa của 2 OTC nghiên cứu là tƣơng đối từ 4 – 6 năm và không có bất kì sự tác động nào của con ngƣời nhƣng nhìn chung khu vực bỏ hóa sau canh tác này số lƣợng và thành phần loài cây tầng cao còn ít điều này cho thấy khả năng phục hồi còn chậm. Để đánh giá cụ thể khả năng phục hồi rừng đề tài đánh giá độ che phủ thảm tƣơi và tính chất đất liên quan tới khả năng tái sinh của khu vực này. Đặc điểm tái sinh khu vực nghiên cứu - Tổ thành cây tái sinh Kết quả nghiên cứu cho biết công thức tổ thành ở OTC 1 có 16 loài xuất hiện trong đó có 4 loài chính và 12 loài phụ. Với công thức tổ thành của OTC 1 nhƣ sau: 5,45 Thích + 1,52 Dƣớng + 1,4 Móc + 0,62 Hoắc quang và 1,01 LK (Loài khác: Sung lá lệch, Mò lá tròn, Boop bịp, Thổ mật, Dạ nâu, Sóc đỏ, Ngái, Ràng ràng xanh, Sung sao, Lòng máng.........). Thành phần cây tái sinh tại OTC1 đơn giản và chỉ tập chung cho một vài loài chính, các loài còn lại xuất hiện với một tỷ lệ rất thấp. Loài cây có tổ thành cao nhất nhƣ là Thích (Acer tonkinensis) (chiếm 54,49%) Đây là loài tái sinh nhiều nhất, mọc phân tán rải rác trong OTC. Loài có thành phần cao thứ 2 là Dƣớng (Broussonetia papyrifera) (chiếm 15,17%) và loài thứ 3 là Móc (Caryota bacsonensis) (chiếm 14,04%) và loài thứ 4 là Hoắc Quang. Nhìn chung mật độ tái sinh ở OTC1 là thấp, thành phần cây tái sinh ở đây chủ yếu là loài ƣu sáng mọc nhanh, hầu nhƣ không xuất hiện những loài cây có giá trị kinh tế, tuy nhiên có một số loài lại làm thức ăn rất tốt cho loài Vƣợn Cao Vít nhƣ: Móc, Dƣớng... Ở OTC 2 cũng tƣơng tự có 15 loài xuất hiện thì cũng chỉ có 4 loài chính tham gia công thức tổ thành còn lại 11 loài phụ. Với công thức tổ thành của OTC 2 nhƣ sau: 4,1 Thôi chanh + 2,48 Thích + 0,68 Lát trắng + 0,56 Lá nến và 2,17 LK (Loài khác: Sóc đỏ, Sau sau, Mạy puôn, Quả sao, Sến, Nhội....) OTC 2 cũng tƣơng tự, thành phần cây tái sinh đơn giản, trong đó Thôi chanh (Euodia bodiniera) là loài có mức độ cao nhất và quan trọng nhất chiếm 40,99% sau đó là Thích (Acer tonkinensis) là loài có nhiều thứ 2 chiếm 24,84%. Tham gia vào tổ thành tái sinh trong khu vực này ngoài ra còn có Lát trắng (Acrocarpus fracinioides), Lá nến (Macaranga tanius). Mật độ tái sinh ở đây cũng thấp và chủ yếu là loài ƣu sáng mọc nhanh. Trần Quốc Hƣng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 83 - 88 86 Bảng 2: Tổ thành và mật độ cây tái sinh khu vực nghiên cứu TT Tên loài Ni Mật độ/ha Tỷ lệ % mật độ Hệ số tổ thành (K) OTC 1 (bỏ hóa sau 4 năm) 1 Thích 97 1940 54,49 5,45 2 Dƣớng 27 540 15,17 1,52 3 Móc 25 500 14,04 1,4 4 Hoắc quang 11 220 6,18 0,62 5 Loài khác (12 loài) 18 360 10,11 1,01 Tổng 178 3560 100 10 OTC 2 (bỏ hóa sau 6 năm) 1 Thôi chanh 66 1320 40,99 4,1 2 Thích 40 800 24,84 2,48 3 Lát trắng 11 220 6,83 0,68 4 Lá nến 9 180 5,59 0,56 5 Loài khác (11 loài) 35 700 21,73 2,17 Tổng 161 3220 100 10 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 – 2013) - Nguồn gốc và chất lượng tái sinh Nguồn gốc tái sinh cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá tái sinh rừng. Qua kết quả điều tra về nguồn gốc và chất lƣợng cây tái sinh trong 2 OTC đƣợc thể hiện nhƣ ở bảng 3. Số lƣợng cây tái sinh phần lớn có nguồn gốc từ hạt và chất lƣợng tái sinh hạt cao hơn so với tái sinh chồi. Các loài tái sinh hạt trong cả 2 OTC chủ yếu là Thích (Acer tonkinensis), Thôi chanh (Euodia bodiniera), Móc (Caryota bacsonensis), Dƣớng (Broussonetia papyrifera), Lát trắng (Acrocarpus fracinioides). Các loài cây tái sinh từ chồi phân bố không đồng đều chỉ có lác đác một vài cây nhƣ Dƣớng (Broussonetia papyrifera) và Thôi ba. Bảng 3. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu OT C Số cây tái sinh/OTC Nguồn gốc tái sinh Tỉ lệ nguồn gốc tái sinh (%) Chất lƣợng tái sinh Tỷ lệ chất lƣợng tái sinh Hạt Chồi Hạt Chồi Tốt TB Xấu Tốt TB Xấu 1 178 148 30 83,15 16,85 52 103 23 29,21 57,86 12,92 2 161 145 16 90,06 9,94 48 96 17 29,81 59,63 10,56 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2013) Bảng 4. Thành phần tính chất đất tại 2 OTC STT Vị trí (độ sâu) Chỉ tiêu phân tích N TS (%) P2O5 (%) K2O TS (%) Mùn (%) pH KCL Ô 1: 1 Vị trí đỉnh ô (0 – 10cm) 0,283 0,07 0,63 4,852 5,05 2 Vị trí đỉnh ô, (30cm) 0,113 0,06 0,43 1,784 4,22 3 Vị trí giữa ô (0 – 10cm) 0,199 0,07 0,61 3,465 5,43 4 Vị trí giữa ô, (30cm) 0,083 0,05 0,36 1,331 4,43 5 Vị trí chân ô, (0 – 10cm) 0,309 0,09 0,78 5,465 5,45 6 Vị trí chân ô, (30cm) 0,103 0,13 0,65 1,494 5,35 Ô 2: 1 Vị trí đầu ô, (0 – 10cm) 0,288 0,14 1,08 6,562 4,43 2 Vị trí đầu ô, (30cm) 0,161 0,12 0,88 23,595 3,77 3 Vị trí cuối ô, ( 0 – 10cm) 0,444 0,13 1,43 8,585 4,92 4 Vị trí cuối ô, (30cm) 0,251 0,11 1,13 4,644 4,95 (Kết quả phân tích tại Viện khoa học Sự sống ĐHNL – 2012) Trần Quốc Hƣng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 83 - 88 87 Qua kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của bìa rừng tới tái sinh cùng thời điểm đã cho thấy khả năng tự gieo giống của các loài cây tự nhiên trong khu vực này (lũng Đảy) là rất cao và có đầy đủ tiềm năng để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi rừng. Tuy nhiên số lƣợng loài và mật độ loài tái sinh tại khu vực này còn thấp mặc dù thời gian bỏ hóa đã có từ 4 – 6 năm. Trên cơ sở đó đề tài tiếp tục đánh giá ảnh hƣởng của cây bụi thảm tƣơi và tính chất đất đến khả năng tái sinh tại khu vực nghiên cứu. Tính chất đất và đặc điểm thảm tƣơi khu vực nghiên cứu - Tính chất đất khu vực nghiên cứu Tính chất đất khu vực nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 4. Vị trí 2 OTC này đều có độ dốc trung bình đến hơi mạnh từ 15 - 250 (theo sự phân chia cấp độ dốc – [3]); độ dày tầng đất khu vực nghiên cứu từ 50 – 100cm thuộc cấp II (cấp trung bình); hàm lƣợng mùn từ trung bình đến giàu ở tầng đất mặt (0 – 10cm) và xu hƣớng tăng lƣợng mùn ở vị trí chân ô (dƣới dốc), điều này chứng tỏ có sự xói mòn và hàm lƣợng mùn tích tụ lại ở dƣới chân dốc nhiều hơn. Riêng ở độ sâu 30cm thì hàm lƣợng mùn giảm xuống rất nhiều, tuy nhiên ở OTC 2 do ở đây lƣợng thảm mục dày đồng thời đất có độ xốp hơn vì vậy hàm lƣợng mùn ở đây mặc dù ở 30cm nhƣng vẫn rất cao. Cũng tƣơng tự hàm lƣợng đạm tổng số ở đây đều đạt từ khá đếu giàu đạm ở tầng đất 0 – 10cm, còn độ sâu 30cm đều đạt mức trung bình trở lên. Hàm lƣợng P2O5 tại OTC 1 đều đạt mức trung bình, ở OTC 2 đạt mức khá. Hàm lƣợng K2O tổng số trong toàn khu vực nghiên cứu đều đạt mức giàu. Và theo phân cấp pH thì đất khu vực này có tính chất chua đến ít chua, đây đƣợc đánh giá là môi trƣờng chủ yếu và phù hợp với cho cây lâm nghiệp sinh trƣởng và phát triển tốt. - Đặc điểm thảm tươi khu vực nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra khu vực bỏ hóa sau canh tác tại lũng Đảy này tầng thảm tƣơi chiếm ƣu thế chủ yếu là cỏ Tranh, Lau lách, cỏ Rác lông và Guột. Độ che phủ của chúng trên mặt đất cao trên 80% nên sẽ có sự cạnh tranh và tác động đến cây tái sinh. Hình 2: Độ che phủ và sinh trưởng của cỏ rác lông tại khu vực nghiên cứu Tầng cỏ tranh và cỏ rác lông có độ cao trung bình từ 1 - 1,5m nên sẽ gây khó khăn rất lớn cho các cây tái sinh con phát triển. Đặc biệt khu vực cỏ tranh, lau lách có những chỗ độ cao lên đến gần 2m. Khi bị che phủ, cây tái sinh con sẽ thiếu ánh sáng để sinh trƣởng và phát triển và phải mất thời gian rất lâu để vƣơn ra khỏi tầng thảm tƣơi này. Chính vì vậy, tầng thảm tƣơi phong phú cùng với độ che phủ lớn là nguyên nhân chính gây khó khăn rất lớn cho các cây tái sinh phát triển, ảnh hƣởng đến tình hình tái sinh phục hồi rừng nói chung của khu vực. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ thành cây tầng cao (cây non) ở khu vực nghiên cứu đều đơn giản về loài, mật độ các loài tham gia thấp. Nguồn gốc tái sinh phần lớn từ hạt và chất lƣợng tái sinh hạt cao hơn so với tái sinh chồi. Gần nhƣ các loài cây tái sinh này đều là loài cây tiên phong ƣa sáng, mọc nhanh phát triển mạnh n . Tuy nhiên đây lại là điều kiện cần thiết để phục hồi lại trạng thái rừng nguyên sinh. Trần Quốc Hƣng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 83 - 88 88 Nhìn chung hàm lƣợng dinh dƣỡng đất khu vực nghiên cứu có tính chất độ phì đất tốt. Hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trƣởng và tái tạo rừng tại khu vực này. Với độ che phủ trên 80% thảm tƣơi chủ yếu là cỏ rác, cỏ lông, cỏ tranh, lau lách và các dây leo cây bụi... đã ngăn cản khả năng tái sinh thực sự tại đây và đây đƣợc coi là yếu tố chính dẫn tới cây tái sinh không phát triển và phục hồi đƣợc./. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu này đƣợc hoàn thành với sự hỗ trợ về tài chính của tổ chức Arcus, tổ chức PRCF và Đại học Thái Nguyên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Quốc Hƣng, 7-2007. Bước đầu đánh giá tái sinh rừng tại khu vực phục hồi sinh thái của khu bảo tồn vượn Cao Vít, xã Ngọc Khê và Phong Nậm, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Báo cáo cho tổ Động thực vật Quốc tế (FFI – Việt Nam), 27 trang. 2. Trần Quốc Hƣng, 5/2009. Nghiên cứu biện pháp phục hồi rừng tại khu vực phục hồi sinh cảnh cho vượn Cao Vít, Trùng Khánh Cao Bằng. Báo cáo cho tổ Động thực vật Quốc tế (FFI – Việt Nam), 34 trang. 3. GS.TS. Đỗ Đình Sâm và cộng sự . Chƣơng Đất và dinh dƣỡng đất. Cẩm nang Ngành Lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp 2006 4. UCN (2010), 2010 IUCN Redlist of Threatened Species of Animals and Plants. Download in website: www.redlist.org SUMMARY RESEARCH ON THE ABILITY OF FOREST RESTORATION IN THE FALLOW LAND (AFTER SHIFTING CULTIVATION) AT CAOVIT GIBBON PROTECTED AREA, TRUNG KHANH – CAO BANG Tran Quoc Hung * College of Agriculture and Forestry - TNU The study was carried out on 2 plots with different fallow period in the core zone area of Cao Vit gibbon Protected Area. Results have shown that the composition of tree and seedlings in the research area are simple and low density. Regenerations are most from the seed with good quality than regeneration from shoot. Almost regenerated seedling are light-demand and fast growing species, however, are not or low economic value. The soil analysis showed that soil nutrient content in this area is good fertility, Perfectly suited for the growth and regeneration of forests in this region. However, the actual coverage of over 80% vegetation is mainly grass , feather grass , reeds, vines, Imperata grass and shrubs ... prevented the regeneration capacity here and this really is regarded as the main factor leading to weak regeneration and not recovered . Keywords: composition , regeneration , fallow , forest restoration , conservation areas , Acknowledgement: This study was completed with the financial support of Arcus Foundation, PRCF organization and Thai Nguyen University. Ngày nhận bài:25/11/2013; Ngày phản biện:30/12/2013; Ngày duyệt đăng: 07/02/2014 Phản biện khoa học:TS. Đỗ Hoàng Chung – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN * Tel: 0912 450 173, Email: hunglanduong@yahoo.com
File đính kèm:
- nghien_cuu_kha_nang_tai_sinh_phuc_hoi_rung_khu_vuc_bo_hoa_sa.pdf