Nghiên cứu khả năng hấp phụ hơi benzen trong không khí của than hoạt tính Trà Bắc

Tóm tắt: Than hoạt tính Trà Bắc sử dụng trong nghiên cứu được nghiền nhỏ, lựa

chọn kích thước 0,5 ÷ 1 mm, sau đó xử lý kiềm và axit trước khi tiến hành khảo sát

khả năng hấp phụ hơi benzen trong không khí. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ

benzen ở nồng độ thấp từ 20 ÷ 40 ppmv cho hiệu quả cao, phù hợp để sử dụng làm

vật liệu hấp phụ ứng dụng trong các quá trình hấp phụ thụ động tại các kho, xưởng

sản xuất VKTBKT quân sự.

pdf 7 trang phuongnguyen 12200
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khả năng hấp phụ hơi benzen trong không khí của than hoạt tính Trà Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng hấp phụ hơi benzen trong không khí của than hoạt tính Trà Bắc

Nghiên cứu khả năng hấp phụ hơi benzen trong không khí của than hoạt tính Trà Bắc
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
N. T. Hương, , P. T. Anh, “Nghiên cứu khả năng hấp phụ than hoạt tính Trà Bắc.” 154 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ HƠI BENZEN TRONG 
KHÔNG KHÍ CỦA THAN HOẠT TÍNH TRÀ BẮC 
Nguyễn Thị Hương*, Võ Hoàng Phương, Nguyễn Việt Hưng, 
Nguyễn Đình Dương, Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Tuấn Anh 
Tóm tắt: Than hoạt tính Trà Bắc sử dụng trong nghiên cứu được nghiền nhỏ, lựa 
chọn kích thước 0,5 ÷ 1 mm, sau đó xử lý kiềm và axit trước khi tiến hành khảo sát 
khả năng hấp phụ hơi benzen trong không khí. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ 
benzen ở nồng độ thấp từ 20 ÷ 40 ppmv cho hiệu quả cao, phù hợp để sử dụng làm 
vật liệu hấp phụ ứng dụng trong các quá trình hấp phụ thụ động tại các kho, xưởng 
sản xuất VKTBKT quân sự. 
Từ khóa: Than hoạt tính, Benzen, Hấp phụ. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Than hoạt tính là một trong những vật liệu truyền thống được ứng dụng trong hấp 
phụ mùi, hơi hữu cơ có trong không khí [1-3]. Để xác định điều kiện tối ưu trong 
quá trình hấp phụ hơi benzen ở các khoảng nồng độ đầu vào khác nhau nhằm đạt 
hiệu quả cao trong quá trình hấp phụ hơi hữu cơ của than hoạt tính còn phụ thuộc 
nhiều các yếu tố như thiết bị hấp phụ, tốc độ dòng khí, nhiệt độ, Ngoài ra, việc 
nghiên cứu lựa chọn mô hình toán học ứng dụng cho quá trình hấp phụ là một trong 
những điều kiện bắt buộc để nâng cao khả năng áp dụng mô hình này vào trong thực 
tế [5]. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả M.A.Lillo-Rosdenas năm 2015, nghiên 
cứu khả năng hấp phụ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) như benzen và toluen ở 
nồng độ thấp cho thấy với kích thước lỗ xốp micro của than nhỏ hơn 0,7 nm; nồng 
độ VOC ban đầu 200 ppmv thì dung lượng hấp phụ của than hoạt tính đối với 
benzen đạt 34g/100g và toluen là 64g/100g [6]. 
Tại Việt Nam, việc sử dụng than hoạt tính trong lĩnh vực xử lý môi trường đã áp 
dụng ở nhiều quy mô khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả công bố về lĩnh vực này chủ 
yếu là sử dụng than hoạt tính trong xử lý nước, các kết quả công bố trong xử lý khí 
và đặc biệt trong xử lý VOCs vẫn còn ít các nghiên cứu được công bố. Một trong 
những kết quả nghiên cứu được công bố trong lĩnh vực này như nghiên cứu ảnh 
hưởng của kích thước hạt đến quá trình hấp phụ benzen của than hoạt tính bằng 
phương pháp cân Macbell [4]. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và xác 
định dung lượng hấp phụ cân bằng động tại các điều kiện cụ thể khi hấp phụ VOCs 
của THT có ý nghĩa lớn cho việc xây dựng các mô hình hấp phụ VOCs của THT 
trong thực tế. 
Bài báo đưa ra mô hình hấp phụ hơi benzen trên cột và kết quả nghiên cứu ảnh 
hưởng của nhiệt độ, nồng độ đầu của benzen đến khả năng hấp phụ của THT, cũng 
như đánh giá dung lượng hấp phụ cân bằng động của THT tại điều kiện khảo sát. 
 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Hoá chất - thiết bị 
2.1.1. Hoá chất 
- Chất hấp phụ: than hoạt tính trà bắc (THT). 
- Hóa chất phân tích: HCl, NaOH, axetonitril, dung môi, dung dịch đệm dùng 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 155
trong sắc ký lỏng hiệu năng cao. 
2.1.2. Thiết bị 
- Các thiết bị phân tích công cụ: phổ hồng ngoại FTIR (Nicolet Impact 410 Mỹ), 
SEM (JED - 2300 hãng JEOL Nhật Bản), thiết bị đo diện tích bề mặt riêng BET 
(Tristar 3000 - Micromeritics Mỹ). 
- Hệ thống thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Model HP 1100, sử dụng 
detector chuỗi (DAD), hãng Agigent (Mỹ). 
- Thiết bị hấp phụ dung môi hữu cơ dễ bay hơi dùng trong phòng thí nghiệm. Sơ 
đồ cấu tạo thiết bị được cho bởi hình 1 dưới. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Phương pháp phân tích đánh giá tính chất đặc trưng của vật liệu hấp phụ 
Than hoạt tính Trà Bắc được rửa sạch bằng nước cất, sấy khô, nghiền, lấy kích 
thước hạt 0,5 ÷ 1 mm, sau đó xử lý loại bỏ các tạp chất bằng cách ngâm lần lượt 
trong các dung dịch NaOH, dung dịch HCl và rửa sạch bằng nước cất đến pH trung 
tính, để ráo nước và sấy khô. 
Mẫu THT sau khi được làm sạch, tiến hành đánh giá tính chất đặc trưng bằng 
các phương pháp phân tích như phổ hồng ngoại, SEM và xác định diện tích bề 
mặt riêng. 
2.2.2. Khảo sát khả năng hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính Trà Bắc 
 * Chuẩn bị cột hấp phụ: cân 0,5 g THT sau đó được nhồi vào cột hấp phụ 
đường kính 0,8 cm. Độ dài cột sau khi nhồi từ 1,5 ÷ 1,6 cm; lớp vật liệu sau khi 
nhồi cột được cố định hai đầu bởi bông thủy tinh, và được lắp vào bên trong buồng 
bảo ôn như tại hình 1. 
 * Phương pháp đánh giá hàm lượng benzen [7, 8]: 
 Hàm lượng của benzen trước và sau khi hấp phụ được xác định thông qua việc 
xác định hàm lượng benzen có trong dung dịch hấp phụ (Axetonitril:nước = 1:1) 
bằng phương pháp đo sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC - Model HP 1100, sử dụng 
detector chuỗi (DAD), cột C18-Zobax với các điều kiện: Pha động Axetonitril : 
nước tỷ lệ 50:50 % W; 0,005 % H3PO4; 0,1 % HClO4; tốc độ dòng: 1,0 ml/phút; 
λmax: 275 nm; nhiệt độ làm lạnh trong hệ bơm mẫu 4 
oC; thời gian lưu mẫu: 3 phút. 
 * Khảo sát khả năng hấp phụ hơi benzen 
Để đánh giá khả năng tạo hơi của benzen, thực hiện khảo sát hấp phụ không vật 
liệu: cho hơi benzen chạy qua cột hấp phụ không chứa vật liệu, quá trình khảo sát 
được thực hiện ở nhiệt độ 30÷50 0C với tốc độ dòng khí 0,3 lít/phút (tốc độ dòng 
không khí khô:tốc độ dòng khí mang = 0,15:0,15) và ở tốc độ dòng khí khác nhau 
từ 0,15 ÷ 0,7 lít/phút. 
Để đánh giá khả năng hấp phụ hơi benzen của THT, tiến hành khảo sát ảnh 
hưởng của nhiệt độ và hàm lượng đầu của benzen đến khả năng hấp phụ của THT 
thông qua xây dựng đường cong tích lũy của các vật liệu khảo sát. 
Lượng hơi benzen hấp phụ trên cột theo thời gian được tính bằng công thức: 
m = mB – mt (mg) 
Trong đó: mB: khối lượng hơi benzen tại đầu vào cột vật liệu 
 mt: khối lượng hơi benzen đầu ra cột hấp vật liệu 
Dung lượng hấp phụ hơi benzen của vật liệu được tính bằng công thức: 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
N. T. Hương, , P. T. Anh, “Nghiên cứu khả năng hấp phụ than hoạt tính Trà Bắc.” 156 
q= (mg/g) 
Hình 1. Sơ đồ thiết bị hấp phụ hơi benzen. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết quả đánh giá tính chất đặc trưng của THT 
* Kết quả chụp ảnh SEM của mẫu THT 
Hình 2. Ảnh SEM của mẫu THT. 
Từ kết quả chụp ảnh SEM của vật liệu than hoạt tính với các độ phóng đại khác 
nhau cho thấy bề mặt các hạt không đồng nhất, các hạt phân bố kém đồng đều, 
Để đánh giá thêm tính chất của bề mặt than hoạt tính, tiến hành xác định sự có 
mặt của các nhóm chức trên bề mặt vật liệu bằng phương pháp đo phổ hồng ngoại 
cho tại hình 3 sau: 
* Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của mẫu THT 
Kết quả phổ hồng ngoại cho thấy trên bề mặt than có sự tồn tại của các pic với 
số sóng lần lượt đặc trưng cho các liên kết sau: - O-H (3442 cm-1), - C=C (1630 
cm-1), - C-O (1072 cm-1). Trong đó, cường độ pic tại số sóng 3442 cm-1 đặc trưng 
cho liên kết - O-H khá lớn điều đó cho thấy vật liệu này có tính ưa nước. Theo kết 
quả nghiên cứu của nhóm tác Frédéric Delage, nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng 
Cổng phụ 1 
Van 3 ngả 1 Rotameter 1 
Van 3 ngả 2 Rotameter 2 
Ống xoắn gia nhiệt 1 
Ống xoắn gia nhiệt 2 
Buồng trộn 
Cột chứa 
vật liệu 
hấp phụ 
Bình tạo hơi 
benzen 
Bình chứa dung dịch 
hấp thụ hơi benzen 
Đi vào tủ hút Bơm hút khí 
Ống chữ U 
chứa silicagen 
Cổng phụ 2 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 157
ẩm đến quá trình hấp phụ VOCs của cacbon hoạt tính cho thấy với hàm lượng ẩm 
trong không khí từ 0-95% thì không ảnh hưởng nhiều đến dung lượng hấp phụ 
VOCs của than hoạt tính [9]. 
Hình 3. Phổ hồng ngoại của mẫu THT. 
* Kết quả phân tích diện tích bề mặt riêng của THT 
Để đánh giá đặc trưng về diện tích bề mặt của THT và kích thước lỗ xốp sử 
dụng phương pháp đo BET hấp phụ khí N2. Đường hấp phụ đẳng nhiệt của N2 
được xác định ở vùng áp suất tương đối từ 0 - 1 at và ở nhiệt độ 77,35 K. Diện tích 
bề mặt được xác định từ đồ thị BET trong vùng áp suất tương đối từ 0 - 0,3 at. 
Hình 4. Đường hấp phụ - giải hấp phụ nitơ của mẫu THT. 
Từ kết quả cho tại hình 3.3 cho thấy đường đẳng nhiệt hấp phụ - giải hấp phụ 
nitơ của THT có dạng I theo phân loại của IUPAC. Trong đó, tại vùng áp suất thấp 
P/P0 < 0,2 có sự tăng vọt lượng nitơ bị hấp phụ, sự tăng vọt này là do có sự lấp đầy 
các mao quản siêu nhỏ (mao quản < 1 nm), tại vùng áp suất 0,2 < P/P0 < 0,46 
lượng nitơ bị hấp phụ tăng dần khi áp suất tăng do có sự ngưng tụ trong các mao 
quản có độ rộng lớn hơn 1 nm. Tại vùng 0,45 < P/P0 < 1,0 lượng nitơ hấp phụ tăng 
ít và có sự xuất hiện vòng trễ nhỏ chứng tỏ có lượng nhỏ mao quản trung bình với 
độ rộng nhỏ trong vật liệu nghiên cứu [10, 11]. Qua kết quả phân tích cho thấy, 
phần trăm thể tích có kích thước mao quản nhỏ lên tới 78 % và diện tích bề mặt 
riêng của THT theo BET đạt 915,26 m2/g; kích thước lỗ mao quản trung bình là 
4,6125 nm. 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
N. T. Hương, , P. T. Anh, “Nghiên cứu khả năng hấp phụ than hoạt tính Trà Bắc.” 158 
3.2. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ hơi benzen của THT 
3.2.1. Kết quả khảo sát khả năng tạo hơi benzen 
Quá trình tiến hành hấp phụ đối với mỗi thí nghiệm trong thời gian 15 phút, hơi 
benzen tạo ra được hấp phụ hoàn toàn vào 10 ml dung dịch hấp phụ. 
Bảng 1. Nồng độ benzen trong dung dịch hấp phụ tại các nhiệt độ khác nhau. 
TT Nhiệt độ (0C) Hàm lượng benzen (mg/l) 
1 30 12,0990 
2 35 17,7734 
3 40 30,5244 
4 45 40,4367 
5 50 52,0990 
Từ kết quả trên cho thấy nồng độ benzen được tạo ra tăng tịnh tiến theo nhiệt 
độ, do quá trình hấp phụ thu nhiệt khi đó nhiệt độ càng cao khả năng hấp phụ càng 
tăng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ hấp phụ cao thì dung môi hấp phụ axetonitril:nước sẽ 
bị bay hơi một phần vì vậy lựa chọn thực hiện các nghiên cứu tiếp theo ở 40oC. 
Bảng 2. Hàm lượng benzen tại 40 0C ở lưu lượng khí khác nhau. 
TT Lưu lượng (lít/phút) Hàm lượng benzen (mg) 
1 0,15 0,1519 
2 0,30 0,4768 
3 0,45 0,5191 
4 0,60 0,5450 
5 0,70 0,5738 
Kết quả tại bảng 2 cho thấy lượng benzen trong dung dịch hấp phụ tăng dần khi 
tốc độ dòng khí tăng dần, từ tốc độ dòng khí đạt 0,45 lít/phút thì hàm lượng benzen 
thu được tăng chậm. Từ đó lựa chọn lưu lượng 0,3 l/phút để khảo sát vật liệu, 
tương đương nồng độ benzen ban đầu là 39,4 ppmv. 
3.2.2. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ benzen của THT 
* Ảnh hưởng của nồng độ đầu đến khả năng hấp phụ benzen của THT. 
Quá trình thử nghiệm được tiến hành tại 40 0C; tốc độ dòng khí là 0,3 lít/phút; 
thời gian hấp phụ là 45 phút. Dung lượng hấp phụ cân bằng tại các nồng độ ban 
đầu của benzen khác nhau của benzen được cho tại bảng 3 sau: 
Bảng 3. Ảnh hưởng của nồng độ benzen ban đầu đến 
 khả năng hấp phụ benzen của THT. 
TT 
Nồng độ benzen đầu vào 
(ppmv) 
Dung lượng hấp phụ cân bằng động 
của THT (mg/g) 
1 21,8 0,7123 
2 25,3 0,7307 
3 39,4 0,8590 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 159
 Từ kết quả cho tại bảng 3 có thể thấy rằng, khi thay đổi nồng độ benzen đầu 
vào trong khoảng nồng độ đã nghiên cứu không ảnh hưởng rõ rệt đến dung lượng 
hấp phụ của vật liệu. 
* Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng hấp phụ benzen của THT 
Quá trình thử nghiệm được tiến hành tại 40 và 50 0C, thời gian hấp phụ được 
khảo sát trong khoảng từ 5 đến 60 phút, đường cong tích lũy hơi benzen trên THT 
được cho tại hình 5 sau: 
Hình 5. Đường cong tích lũy hơi benzen trên THT ở 40 và 500C. 
Từ kết quả khảo sát cho thấy, với tốc độ khí 0,3 lít/phút sau khoảng 30 phút thì 
hệ đạt cân bằng hấp phụ tương đương dung lượng hấp phụ cân bằng động tại 40 và 
50 0C lần lượt là 0,8690 và 0,5098 mg/g. Đặc biệt, dung lượng hấp phụ cân bằng 
động thu được tại 40 0C lớn hơn nhiều so với tại 50 0C chứng tỏ quá trình hấp phụ 
hơi benzen của THT là quá trình hấp phụ vật lý. 
4. KẾT LUẬN 
Than hoạt tính Trà Bắc được nghiền sau đó được xử lý kiềm và axit có sự tồn 
tại của các pic với số sóng lần lượt đặc trưng cho các liên kết: - O-H (3442 cm-1), - 
C=C (1630 cm-1), - C-O (1072 cm-1) và diện tích bề mặt riêng đạt 915,26 m2/g; 
kích thước lỗ mao quản nhỏ trung bình là 4,6125 nm. 
Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ hơi benzen cho thấy, quá trình hấp phụ hơi 
benzen của than hoạt tính là quá trình hấp phụ vật lý. Đối với khoảng nồng độ khảo 
sát của benzen nhỏ từ 20 đến 40 ppmv thì thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 30 
phút, tốc độ dòng khí 0,3 lít/ phút tại 40 0C thì dung lượng hấp phụ cân bằng động 
đạt 0,8690 mg/g. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Marsh Harry, Fransisco Rodriguez - Reinoson, “Activated carbon”, Elsevier 
Spain, 2006. 
[2]. Isabel A.A.C. Esteves, Marta S.S. Lopes, Pedro M.C. Nunes, José P.B. Mota, 
“Adsorption of natural gas and biogas components on activated carbon” 
Separation and purification technology 62, 281, 2008. 
[3]. Wen-His Cheng, “Adsorption characteristics of granular activated carbon and 
SPME indication of VOCs breakthrough”, Aerosol and Quality research, 
Vol.8, N0.2, 178, 2008. 
Hóa học & Kỹ thuật môi trường 
N. T. Hương, , P. T. Anh, “Nghiên cứu khả năng hấp phụ than hoạt tính Trà Bắc.” 160 
[4]. Trần Quang Sáng, Đỗ Ngọc Khuê, Lê Huy Du, “Nghiên cứu ảnh hưởng của 
kích thước hạt đến khả năng hấp phụ than hoạt tính dạng bột”, Tạp chí Hóa 
học, T.49(3) 336, 2011. 
[5]. C.L. Chuang, P.C. Chiang, E.E. Chang, “Modeling VOCs adsorption onto 
activated carbon”, Chemosphere, 17, 2003. 
[6]. M.A. Lillo-Ródenas, D.Cazorla-Amorós, A. Linares-Solano, “Behaviour of 
activated carbons with different pore size distributions and surface oxygen 
groups for benzene and toluen adsorption at low concentrations”, Carbon 43, 
1758, 2005. 
[7]. Yuan Gao, Li LI, Jianjun Zhang, Wenjuan Shu and Liqiong Gao, 
“Simultaneous determination of triacetin, acetic ether, butyl acetate and 
amorolfine hydrochloride in amorolfine liniment by HPLC”, Pak.J. Pharm. 
Sci, Vol 25, No.2, 389, 2012. 
[8]. Abdulrahman Bahrami, Hosien Mahjub, Marzieh Sadeghian, Farideh 
Golbabaei, “Determination of Benzene, Toluene and Xylene concentrations in 
Air using HPLC developed method compared to Gas chromatography”, 
International Journal of Occupational Hygiene, Vol.3, No.1, 12, 2011. 
[9]. Frédéric Delage, Pascaline Pré, Pierre Le Cloirec, “Effects of moisture on 
warming of activatied carbon bed during VOC adsorption”, J. Environ. Eng 
125, 1160, 1999. 
[10].Huỳnh Thị Ngọc Trinh, Nguyễn Thị Yến Nhị, “Nghiên cứu cấu trúc và tính 
hấp phụ amonium trong nước của Than Trà Bắc”, Tạp chí Khoa học Công 
nghệ, số 6, 2012. 
[11].Ransal R.C, Goyal M, “Activated carbon adsorption”, Taylor & Francis 
Group, USA, 2005. 
ABSTRACT 
STUDYING ON THE ADSORBABILITY OF BENZENE VAPOUR IN 
THE AIR OF THE TRA BAC ACTIVE CARBON 
The Tra Bac active carbon was crushed up and selected 0,5 ÷ 1mm size 
particles. Then, these particles were treated by alkali and acid before 
studying on the absorbability of benzene vapour in the air. The study results 
of the benzene absorbability of the low concentrations are highly effective 
and suitable for absorbent materials applied in the passive absorbable 
processes in the military weapon and equipment factories and stores. 
Keywords: Active carbon, Benzen, Adsorption. 
Nhận bài ngày 31 tháng 08 năm 2016 
Hoàn thiện ngày 20 tháng 9 năm 2016 
Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 10 năm 2016 
Địa chỉ: Viện Hóa học - Vật liệu/ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự; 
 *Email: nguyenhuong0916@gmail.com. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_hap_phu_hoi_benzen_trong_khong_khi_cua_t.pdf