Nghiên cứu khả năng hấp phụ asen trong nước ngầm bằng vật liệu biến tính từ bùn đỏ Tây Nguyên

TÓM TẮT

Asen được coi là một trong số các chất ô nhiễm nguy hiểm, được xếp vào các

loại chất có khả năng gây ung thư cho con người. Trên thế giới và ở Việt Nam đã

có rất nhiều các nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu xử lý asen trong môi trường

nước như sử dụng các oxit sắt, oxit nhôm, khoáng sét và một số vật liệu tự nhiên

khác. Bùn đỏ Tân Rai (Tây nguyên) là bùn thải của quy trình tinh chế nhôm từ

quặng boxit chứa hàm lượng lớn các oxit kim loại như sắt oxit dạng goethit,

hematit, nhôm oxit dạng boemit và một số các oxit kim loại khác. Các oxit này có

khả năng hấp phụ cao đối với asen. Trong nghiên cứu này, bùn đỏ thô Tân Rai

được rửa kiềm bằng nước sau đó tiến hành biến tính nhiệt ở các nhiệt độ và thời

gian khác nhau. Vật liệu bùn đỏ rửa nước (ký hiệu là RMW) được nung ở 350oC

trong 2 giờ có hiệu suất hấp phụ asen trong nước đạt 99,75%. Vật liệu chế tạo

được ứng dụng để xử lý asen trong một số mẫu nước ngầm.

Từ khoá: Bùn đỏ Tây Nguyên, hấp phụ asen, nước ngầm

pdf 6 trang phuongnguyen 8680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khả năng hấp phụ asen trong nước ngầm bằng vật liệu biến tính từ bùn đỏ Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng hấp phụ asen trong nước ngầm bằng vật liệu biến tính từ bùn đỏ Tây Nguyên

Nghiên cứu khả năng hấp phụ asen trong nước ngầm bằng vật liệu biến tính từ bùn đỏ Tây Nguyên
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 45.2018 38
KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ASEN TRONG NƯỚC NGẦM 
BẰNG VẬT LIỆU BIẾN TÍNH TỪ BÙN ĐỎ TÂY NGUYÊN 
STUDY ON THE ADSORPTION OF ASENIC IN GROUND WATER BY THE MODIFIED OF TAY NGUYEN RED MUD 
Phạm Thị Mai Hương1,*, Phạm Thị Thanh Yên1, 
Trần Hồng Côn2 
TÓM TẮT 
Asen được coi là một trong số các chất ô nhiễm nguy hiểm, được xếp vào các 
loại chất có khả năng gây ung thư cho con người. Trên thế giới và ở Việt Nam đã 
có rất nhiều các nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu xử lý asen trong môi trường 
nước như sử dụng các oxit sắt, oxit nhôm, khoáng sét và một số vật liệu tự nhiên 
khác. Bùn đỏ Tân Rai (Tây nguyên) là bùn thải của quy trình tinh chế nhôm từ 
quặng boxit chứa hàm lượng lớn các oxit kim loại như sắt oxit dạng goethit, 
hematit, nhôm oxit dạng boemit và một số các oxit kim loại khác. Các oxit này có 
khả năng hấp phụ cao đối với asen. Trong nghiên cứu này, bùn đỏ thô Tân Rai 
được rửa kiềm bằng nước sau đó tiến hành biến tính nhiệt ở các nhiệt độ và thời 
gian khác nhau. Vật liệu bùn đỏ rửa nước (ký hiệu là RMW) được nung ở 350oC 
trong 2 giờ có hiệu suất hấp phụ asen trong nước đạt 99,75%. Vật liệu chế tạo 
được ứng dụng để xử lý asen trong một số mẫu nước ngầm. 
Từ khoá: Bùn đỏ Tây Nguyên, hấp phụ asen, nước ngầm. 
ABSTRACT 
Arsenic (As) is considered among the most significant and dangerous 
pollutant and is classified as human carcinogen. In the world and Viet Nam, there 
were many studies on the materials for arsenic removal from aqueous solution, 
such as material based on the iron, aluminum hydroxide or oxide, clay and other 
natural minerals. The analysis of number of the red mud samples in Tan Rai (Tay 
Nguyen) Alumina Refinery showed that it contains a large portion of iron in the 
form of hematite, goethite, boehmite, and residual aluminate and small portion 
of quartz, titania, and trace quantity of other element. This brief review revealed 
that Tan Rai red mud has the composition as a potential material for arsenic 
removal from aqueous solution. The study considered to wash out original red 
mud and then thermally treat at different temperature for different times to 
form adsorptive materials. The washing material (signed as RMW) treated at 
350oC for 2h had that of 99.75% arsenic in the water solution. The material can 
be applied in arsenic removal in ground water. 
Keywords: Tay Nguyen red mud, adsorption of asenic, ground water. 
1Khoa Công nghệ Hóa, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 
2Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội 
*Email: phamthimaihuong76@yahoo.com.vn 
Ngày nhận bài: 12/01/2018 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 30/03/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 25/04/2018 
1. GIỚI THIỆU 
Trong môi trường nước, đặc biệt là nước ngầm thì asen 
(As) hay còn được gọi là thạch tín là một nguyên tố rất phổ 
biến và được xếp vào loại chất độc hại có ảnh hưởng lớn 
đến sức khỏe con người. Asen tồn tại trong nước chủ yếu 
dưới dạng asen(V) (arsenat) và asen(III) (arsenit). Nhiễm độc 
asen gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư da, các 
bệnh về thần kinh, về phổi...[1]. Giới hạn cho phép của asen 
trong nước theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 0,01 mg/l, 
theo QCVN 01:2009-BYT là 0,05 mg/l. Tuy nhiên theo các 
kết quả khảo sát của các nhà khoa học trên thế giới thì hiện 
nay có đến hơn 140 triệu dân tại nhiều quốc gia trên thế 
giới như Bangladet, Trung Quốc, Ấn Độ và cả ở Việt Nam 
đang phải sử dụng nguồn nước nhiễm asen cao [2,3]. Còn ở 
Việt Nam thì đồng bằng sông Hồng trong đó có thủ đô Hà 
Nội và các vùng lân cận nguồn nước ngầm chứa hàm lượng 
asen cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép và đang đe 
dọe con cuộc sống của người dân [4]. Trên thế giới và ở Việt 
Nam đã có rất nhiều nghiên cứu xử lý asen trong nước 
bằng các phương pháp như tạo kết tủa, keo tụ, lắng lọc, oxi 
hóa, sử dụng năng lượng mặt trời nhưng trong đó phương 
pháp hấp phụ bằng các loại vật liệu được sử dụng phổ biến 
nhất. Trong số các vật liệu thì các dạng vật liệu trên nền 
oxit sắt, oxit nhôm được đánh giá là có hiệu quả cao [5]. 
Bùn đỏ (red mud) là bùn thải từ quy trình sản xuất 
nhôm theo công nghệ Bayer có độ kiềm rất cao có thể lên 
đến 13 và hàm lượng lớn các oxit sắt, nhôm, titan, mangan, 
silic được xếp vào loại chất thải nguy hại. Ở Tây Nguyên - 
Việt Nam mỗi năm đang xả thải ra môi trường 636.720 tấn 
cần phải có biện pháp xử lý. Hướng xử lý bùn đỏ làm vật 
liệu hấp phụ asen bởi nó có chứa hàm lượng oxit sắt đến 
60% và một số oxit nhôm, oxit silic đã được các nhà khoa 
học trong nước và quốc tế quan tâm. Như các nghiên cứu 
của H.Sonner Altundogan và cộng sự hay kết quả nghiên 
cứu của Vũ Đức Lợi, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ 
Việt Nam thì bùn đỏ sau khi biến tính có thể hấp phụ tốt 
với asen [6,7]. Trong bài báo này chúng tôi đã tiến hành xử 
lý kiềm trong bùn đỏ sau đó tiến hành xử lý nhiệt để thu 
được vật liệu có khả năng hấp phụ asen. Vật liệu sau khi 
biến tính được đem đi thử nghiệm trên một số mẫu nước 
ngầm có nhiễm asen. 
2. THỰC NGHIỆM 
2.1. Chế tạo vật liệu 
Bùn đỏ Tân Rai được lấy tại hồ chứa bùn thải của nhà 
máy Alumin Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng. Mẫu bùn đỏ ở dạng 
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 45.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 39
khô, được loại bỏ các tạp chất như rễ và lá cây, rác sinh 
hoạt, đá, sỏi Bùn đỏ thô được sấy nhẹ ở 50-60oC, nghiền 
đến cỡ hạt 0,3 mm. Vật liệu được ký hiệu là RM. 
Bùn đỏ thô (RM) được rửa bằng nước cất 1 lần đến pH 7 
(RMW) sau đó sấy khô ở 60oC đem nghiền đến cỡ hạt 0,3 
mm và xử lý nhiệt ở các nhiệt độ 150oC, 250oC, 350oC, 
450oC, 550oC, 650oC, 750oC, 850oC trong 1, 2, 3, 4 giờ. 
2.2. Nghiên cứu khả năng hấp phụ As (V) 
2.2.1. Quy trình thí nghiệm 
Các thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng. Cân 
0,5 gam mẫu bùn đỏ biến tính cho vào 50 ml dung dịch As 
(V) có nồng độ xác định cho từng thí nghiệm và được điều 
chỉnh về pH thích hợp theo yêu cầu. Hỗn hợp được đưa lên 
máy lắc với tốc độ lắc 150 v/ph trong thời gian xác định. 
Sau đó dung dịch được lọc qua giấy lọc băng xanh và hàm 
lượng As (V) trước và sau khi hấp phụ được xác định bằng 
phương pháp quang phổ nguyên tử kỹ thuật hiđrua hóa 
(HG-AAS) trên máy quang phổ AA-7000 Shimazu. Tiến hành 
tương tự với mẫu bùn đỏ thô (RM) để đối chứng. 
Hiệu suất và dung lượng hấp phụ trên các vật liệu được 
tính theo công thức: 
 0 e
0
C C .100
H %
C
3
0 eC C .V.10q (mg / g)
m
Trong đó: 
q: dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/g 
chất hấp phụ) 
H: hiệu suất hấp phụ (%) 
C0: nồng độ As (V) ban đầu (mg/l) 
Ce: nồng độ As (V) còn lại sau khi hấp phụ (mg/l) 
V: thể tích dung dịch As (V) (ml); m: khối lượng vật liệu (g) 
2.2.2. Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ 
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch As 
(V) ban đầu tới quá trình hấp phụ trên vật liệu RM, RMW 
được phân tích dựa trên hai mô hình đẳng nhiệt hấp phụ 
phổ biến là Langmuir (phương trình 1) và Frendlich 
(phương trình 2): 
L f
max
L f
K .Cq q
1 K .C
 hay f f
max max L
C 1 1C
q q q K 
 (1) 
1
n
f fq K C hay f f
1lgq lgK lgC
n
 (2) 
Trong đó: 
Cf: nồng độ cân bằng của ion chất hấp phụ (mg/l) 
qmax: dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g) 
KL: hằng số hấp phụ Langmuir 
Kf, n: hằng số Frendlich 
2.3. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật liệu 
Các mẫu vật liệu biến tính được nghiên cứu đặc điểm 
hình thái, cấu trúc và so sánh với mẫu bùn đỏ thô chưa biến 
tính (RM) bằng các phương pháp như phân tích nhiệt, 
nhiễu xạ tia X (X-Ray), phương pháp hiển vi điện tử quét 
SEM, phương pháp đẳng nhiệt - hấp phụ (BET). 
2.4. Lấy mẫu nước ngầm và khảo sát hấp phụ 
2.4.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu nước ngầm 
Mẫu nước ngầm được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam 
TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11:2009). Mẫu nước ngầm 
được lấy tại giếng khoan ở các khu vực thuộc địa bàn thành 
phố Hà Nội. Mẫu nước ngầm sau khi được lấy lên sử dụng 
axit HNO3 65% điều chỉnh pH = 2-3 để bảo quản rồi đưa về 
phòng thí nghiệm để phân tích. 
Bảng 1. Địa điểm và thời gian lấy mẫu nước ngầm 
Mẫu Địa điểm lấy mẫu Ngày lấy mẫu Thời gian lấy mẫu 
1 Di Trạch - Hoài Đức 20/03/2015 8h30 
2 Văn Tự - Thường Tín 17/03/2015 9h30 
3 Phú Xuyên - Hà Nội 19/03/2015 10h40 
4 Quất Động - Thường Tín 17/03/2015 11h00 
5 Tứ Hiệp - Thanh Trì (1) 18/03/2015 14h15 
6 Tứ Hiệp - Thanh Trì (2) 18/03/2015 15h40 
7 Đông Anh 21/03/2015 11h20 
8 Tự Nhiên - Thường Tín 18/03/2015 10h30 
9 Ga Thường Tín 18/03/2015 9h00 
10 Cầu Diễn 20/03/2015 10h00 
2.4.2. Xử lý mẫu nước và xác định hàm lượng asen 
trong mẫu nước 
Các dung dịch mẫu nước sau khi axit hóa bảo quản, 
được lọc sơ bộ qua giấy lọc băng xanh. Phân tích mẫu: Hút 
Vml mẫu đã lọc qua giấy lọc băng xanh (pha loãng theo 
nồng độ asen trong mẫu), cho vào bình tam giác 250ml, 
thêm 30ml nước cất 2 lần, 10ml HCl 1M, 5ml hỗn hợp KI 3% 
và axit ascorbic 5%, đun nóng nhẹ ở 50oC trong 15 phút. Để 
nguội, cho vào bình định mức 100 ml, định mức đến vạch, 
rồi tiến hành đo theo phương pháp HG-AAS theo tiêu 
chuẩn Việt Nam TCVN 6626: 2000 (ISO 11969: 1996). 
2.4.3. Khảo sát khả năng hấp phụ tĩnh đối với asen 
trong mẫu nước ngầm bằng vật liệu bùn đỏ biến tính 
RMW 350 
Chọn vật liệu RMW 350 có khả năng hấp phụ asen tốt 
nhất. Cân chính xác 1,0g mẫu RMW 350, thêm 100ml mẫu 
nước ngầm đem lắc trên máy lắc với tốc độ lắc 180 
vòng/phút. Sau đó đem lọc qua giấy lọc băng xanh rồi xác 
định hàm lượng asen còn lại trong mẫu nước bằng phương 
pháp quang phổ nguyên tử HG-AAS. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết quả phân tích phân tích đặc trưng cấu trúc của 
vật liệu bùn đỏ rửa nước (RMW) 
3.1.1. Giản đồ phân tích nhiệt của mẫu RMW 
Trên giản đồ phân tích nhiệt của vật liệu RMW (hình 1) 
có xuất hiện 3 đỉnh píc rõ nét ở các nhiệt độ 95,65oC; 
315,11oC; 734,08oC nhưng chỉ ở đỉnh 315,11oC; 734,08oC 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 45.2018 40
KHOA HỌC
mới xuất hiện sự giảm khối lượng tương ứng là 9,27% và 
1%. Như vậy ở các nhiệt độ có sự hao hụt khối lượng chắc 
chắn sẽ có sự biến đổi thành phần hoặc cấu trúc của vật 
liệu. Các nhiệt độ này là căn cứ để khảo sát yếu tố nhiệt độ 
với các mẫu bùn đỏ biến tính. 
Hình 1. Giản đồ phân tích nhiệt của mẫu bùn đỏ biến tính RMW 
3.1.2. Giản đồ nhiễu xạ tia X của bùn đỏ RMW 
Hình 2. Giản độ nhiễu xạ tia X của mẫu bùn đỏ rửa nước (RMW) 
Kết quả phân tích X-Ray với mẫu RMW được khảo sát ở 
các nhiệt độ tương ứng ở nhiệt độ 150oC, 350oC, 850oC có 
liên quan đến sự hao hụt khối lượng trên vật liệu trên giản 
đồ phân tích nhiệt. Bùn đỏ RMW khi sấy ở nhiệt độ 150oC 
thì các dạng tồn tại của oxit kim loại vẫn giống với bùn đỏ 
thô, chứng tỏ sự hao hụt khối lượng ở đây chỉ là mất nước 
đơn thuần. Nhưng ở nhiệt độ 350oC và 850oC thì cả hai vật 
liệu RMW trên phổ đồ chỉ còn thấy xuất hiện duy nhất 
Fe2O3, không thấy sự tồn tại của Al(OH)3, FeO(OH), hay 
CaCO3 nữa. Như vậy đã xảy ra quá trình biến đổi các dạng 
oxit/hidroxit kim loại [8,9]. Theo các nghiên cứu của 
Antunes MLP (2012) và Fabiano T. Da Conceicao (2016) thì 
bùn đỏ khi nung ở nhiệt độ 234oC sẽ xảy ra quá trình 
Goethit FeO(OH) chuyển thành Fe2O3, còn ở nhiệt độ 272oC 
gibbsit chuyển sang boemit dạng vô định hình theo phản 
ứng [10, 11]: 
Al(OH)3 → Al(OH)S + H2O → Al2O3 (s) 
Sự chuyển hóa này có liên quan đến diện tích bề mặt 
riêng của vật liệu và khả năng hấp phụ của vật liệu với các 
cation và anion trong nước [12]. 
3.1.3. Ảnh chụp 
SEM của mẫu bùn đỏ 
biến tính RMW 
Kết quả chụp SEM 
vật liệu RMW ở độ 
phóng đại 100.000 
(hình 3b) cho thấy bề 
mặt vật liệu xuất hiện 
những hạt vật chất sắp 
xếp ngẫu nhiên hay co 
cụm thành khối lớn 
hơn so với bùn đỏ thô 
(hình 3a), điều này rất 
có lợi cho quá trình 
hấp phụ các cation và 
anion. Kích thước hạt 
khá đồng đều, cỡ 
khoảng 50 - 60 nm. 
Hình 3. Ảnh chụp SEM của mẫu bùn đỏ thô RM (a), bùn đỏ rửa nước RMW (b) 
3.1.4. Kết quả đo BET của vật liệu RMW 
Để so sánh và giải thích sự thay đổi diện tích bề mặt 
riêng, các vật liệu RMW 150, RMW 350, RMW 850 được tiến 
hành đo diện tích bề mặt BET, kết quả được thể hiện trong 
bảng 2. 
Furnace temperature /°C0 100 200 300 400 500 600 700
 TG/%
-14
-12
-10
-8
-6
-4
-2
0
2
4
6
8
10
12
d TG/% /min
-3.7
-3.4
-3.1
-2.8
-2.5
-2.2
-1.9
-1.6
-1.3
-1.0
-0.7
-0.4
-0.1
Mass variation: -1.58 %
Mass variation: -9.27 %
Mass variation: -1.00 %
Peak :95.65 °C
Peak :315.11 °C
Peak :734.08 °C
Figure:
11/04/2016 Mass (mg): 48.42
Crucible:PT 100 µl Atmosphere:AirExperiment:RMW
Procedure: RT ----> 900C (10 C.min-1) (Zone 2)Labsys TG
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 45.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 41
Bảng 2. Thành phần oxit/hidroxit kim loại và diện tích bề mặt riêng của các 
vật liệu 
Vật 
liệu 
Nhiệt 
độ 
nung 
(oC) 
Dạng tồn tại của 
các oxit/hidroxit 
kim loại 
Diện tích 
bề mặt 
riêng BET 
(m2/g) 
Thể tích 
lỗ xốp 
(cm3/g) 
Kích thước 
mao quản 
(nm) 
RM 
thô 
60 Hematit (Fe2O3), 
Gibbsit (Al(OH)3), 
Goethit FeO(OH), 
Canxit (CaCO3) 
40,71 0,168 16,56 
RMW 
150 Hematit (Fe2O3), 
Gibbsit (Al(OH)3), 
Goethit FeO(OH) 
38,43 0,147 15,39 
350 Hematit (Fe2O3) 
Al2O3 vô định hình 
76,08 0,232 12,21 
850 Hematit (Fe2O3) 18,64 0,071 15,35 
 Diện tích bề mặt riêng của vật liệu RMW nung ở nhiệt 
độ 3500C có diện tích bề mặt riêng lớn nhất. Khi có sự 
chuyển hóa từ Goethit sang Hematit, hay Gibbsit sang 
Boemit sẽ làm cho diện tích bề mặt của vật liệu thay đổi, 
bởi các hạt oxit Fe2O3, Al2O3 có kích thước hạt nhỏ hơn so 
với các hạt Goethit và Gibbsit nên diện tích bề mặt của vật 
liệu sẽ tăng lên [13]. Vật liệu nung ở nhiệt độ 350oC, trên 
phổ X-Ray chỉ còn xuất hiện duy nhất Hematit, các dạng 
của oxit nhôm có thể đã chuyển sang vô định hình nên 
diện tích bề mặt tăng lên đáng kể so với vật liệu nung ở 
nhiệt độ 150oC và bùn đỏ thô [14]. Nhưng đến nhiệt độ 
850oC do ở nhiệt độ cao bề mặt bị thiêu kết, diện tích bề 
mặt lại giảm đi rất nhiều [10]. Sự thay đổi này có ý nghĩa rất 
lớn đối với các quá trình hấp phụ. 
3.2. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ As(V) của vật 
liệu RMW 
3.2.1. Khảo sát sơ bộ khả năng hấp phụ As(V) của vật 
liệu RMW ở nhiệt độ, thời gian nung khác nhau 
Vật liệu RMW được nung ở nhiệt độ từ 150oC đến 850oC 
trong thời gian từ 1 đến 4 giờ. Các vật liệu được đem khảo 
sát hấp phụ với nồng độ ban đầu của As(V) là 1mg/l, pH của 
dung dịch là 5, thời gian hấp phụ là 180 phút với 0,5g vật 
liệu mỗi loại. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3. 
Bảng 3. Kết quả khảo sát hấp phụ sơ bộ As (V) trên vật liệu RMW theo nhiệt 
độ và thời gian nung 
 Đơn vị tính: mg/g 
Thời gian 
nung (giờ) 
 Nhiệt độ nung (oC) 
150 250 350 450 550 650 750 850 
1 0,084 0,088 0,096 0,094 0,093 0,083 0,078 0,054 
2 0,097 0,081 0,099 0,092 0,088 0,078 0,076 0,055 
3 0,094 0,096 0,098 0,096 0,095 0,086 0,075 0,053 
4 0,040 0,093 0,093 0,092 0,092 0,072 0,071 0,042 
Ở vật liệu RMW nung ở 350oC có đặc điểm là ít làm xáo 
trộn sự tồn tại của các thành phần chính trong vật liệu mà 
chỉ rửa trôi một số thành phần tan theo nước. Thêm nữa 
oxit nhôm, oxit sắt do yếu tố nhiệt độ đã biến đổi dạng tồn 
tại làm tăng diện tích bề mặt rất nhiều so với bùn đỏ thô, 
làm tăng hoạt tính hấp phụ của bùn đỏ nên ở vật liệu này 
có dung lượng hấp phụ cao nhất. 
* Cơ chế hấp phụ đối với As(V) có thể giải thích như sau: 
ở giá trị pH thấp (<7), bề mặt của oxit nhôm và sắt đều có 
hiệu ứng điện tích dương nên rất thuận lợi cho quá trình 
hấp phụ với các anion bằng tương tác tĩnh điện [15]. 
R- - +Fe(OH)+ + H2L ↔ R- - +FeH2L+ + OH- 
Trong đó, R- - +FeH2L+ là bề mặt vật liệu, L các phối tử 
mang điện tích âm như anion asenat H2AsO4-. Đối với quá 
trình hấp phụ asen thì các dạng oxit/hidroxit sắt có khả 
năng hấp phụ cao hơn so với oxit/hydroxit nhôm. 
Như vậy vật liệu bùn đỏ rửa nước được nung ở 350oC 
trong 2 giờ có giá trị hấp phụ As(V) cao nhất (giá trị qe là 
0,099 mg/g) được lựa chọn để khảo sát các bước tiếp theo. 
3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của pH hấp phụ 
Dung dịch hấp phụ được điều chỉnh pH bằng NaOH 
hay HCl 1M. Với quá trình As(V) pH khảo sát trong khoảng 
từ 2-10, lượng vật liệu hấp phụ được lựa chon là RMW 350 
(vật liệu rửa nước nung ở nhiệt độ 350oC) là 0,5g, thể tích 
dung dịch hấp phụ là 50ml, thời gian hấp phụ là 180 phút. 
Kết quả được thể hiện ở hình 4a. 
Với quá trình hấp phụ As(V) thì dung lượng hấp phụ đạt 
giá trị cao nhất trong khoảng pH từ 5-7, ở giá trị pH này 
As(V) tồn tại chủ yếu ở các dạng H2AsO4-, HAsO42- là những 
anion dễ bị hấp phụ trên bề mặt của bùn đỏ bởi tương tác 
tĩnh điện. 
3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian cân bằng hấp 
phụ 
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0 2 4 6 8 10 12
q
e 
 (
m
g/
g
)
pH
pH hấp phụ
0
0.02
0.04
0.06
0.08
0.1
0.12
0 50 100 150 200 250 300
q
e
 (m
g/
g)
Thời gian (phút)
Thời gian hấp phụ
Hình 4. Ảnh hưởng của pH (a) và thời gian cân bằng hấp phụ (b) 
(b) 
(a) 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 45.2018 42
KHOA HỌC
Thời gian tiếp xúc giữa hai pha được khảo sát từ 30 đến 
240 phút đối với As(V), Các điều kiện nồng độ, thể tích 
dung dịch hấp phụ, pH dung dịch lựa chọn theo kết quả 
khảo sát ở mục 3.2.2. Kết quả được thể hiện ở hình 4b. 
Qua khảo sát thực nghiệm cho thấy thời gian quá trình 
hấp phụ đạt cân bằng là 120 phút. 
3.2.4. Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ As(V) của vật liệu 
RMW 350 
y = 0.0621x + 0.8459
R² = 0.9605
0
1
2
3
4
5
6
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Ce
/q
e
Ce (mg/l)
y = 0.786x - 0.023
R² = 0.931
-1.5
-1
-0.5
0
0.5
1
1.5
2
-1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2
lo
g 
q
e
log Ce
y = 0.222x + 1.291
R² = 0.991
0
10
20
30
40
0 30 60 90 120 150 180
C
e
/q
e
Ce (mg/l)
y = 0.459x - 0.214
R² = 0.878
-1.5
-1
-0.5
0
0.5
1
-1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5
lo
g 
q
e
log Ce
Hình 5. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Frendlich của vật liệu RMW 
350 (a),(b) của vật liệu RM (c),(d) đối với dung dịch As(V) 
Bảng 4. Thông số của mô hình đẳng nhiệt Langmuir, Freundlich khi hấp phụ 
As(V) với bùn đỏ RMW 350 và bùn đỏ thô (RM) 
Vật liệu Đẳng nhiệt Langmuir Đẳng nhiệt Freundlich 
qmax 
(mg/g) 
KL R2 n KF R2 
Bùn đỏ RMW 350 16,10 0,073 0,960 1,27 0,948 0,931 
Bùn đỏ thô 4,50 0,172 0,991 2,178 0,611 0,878 
Để đánh giá khả năng hấp phụ của bùn đỏ rửa nước 
RMW 350, thực nghiệm được tiến hành khảo sát trên hai 
mô hình đẳng nhiệt là Langmuir và Frendlich ở cùng điều 
kiện hấp phụ As(V) trên các vật liệu RMW 350 và bùn đỏ thô 
RM chưa xử lý. Điều kiện hấp phụ là: pH = 5, thời gian tiếp 
xúc là 120 phút, nồng độ As(V) từ 1mg/l đến 200mg/l trong 
nước cất 2 lần với thể tích dung dịch là 50ml, lượng vật liệu 
cố định là 0,5g. 
Quá trình hấp phụ As(V) vật liệu RMW 350 phù hợp với 
mô hình đẳng nhiệt Langmuir hơn là mô hình Freundlich. 
Các giá trị dung lượng hấp phụ cho thấy vật liệu bùn đỏ đã 
xử lý bằng phương pháp rửa nước đến pH = 7, nung ở 
350oC (RMW 350) đạt 16,10mg/g cao hơn rất nhiều lần so 
với bùn đỏ thô (RM). Điều này chứng tỏ khi xử lý bằng cách 
rửa nước, một số thành phần không có lợi đã được loại bỏ, 
rồi sau khi nung đã xảy ra sự chuyển dạng của các oxit kim 
loại như sắt, nhôm như đã trình bày ở trên và đặc biệt độ 
kiềm cao của bùn đỏ thô đã được loại bỏ, điều này sẽ có lợi 
cho các quá trình hấp phụ As(V) cũng như các anion ở điều 
kiện pH thấp. 
3.3. Kết quả khảo sát khả năng hấp phụ của vật liệu 
RMW 350 với mẫu nước ngầm 
Các mẫu nước ngầm lấy trên địa bàn thành phố Hà Nội 
như Di Trạch (Hoài Đức), Cầu Diễn, Đông Anh, Thanh Trì, 
Thường Tín và bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 6663-
11:2011 (ISO 5667-11:2009). Mẫu nước được xác định hàm 
lượng asen trước khi hấp phụ theo phương pháp quang 
phổ nguyên tử AAS-HVG. 
Từ các kết quả phân tích cho thấy tất cả các mẫu nước 
ngầm được chọn đều có hàm lượng asen vượt quá tiêu 
chuẩn cho phép, đặc biệt có những mẫu nước như ở Đông 
Anh, Thanh Trì vượt rất nhiều lần tiêu chuẩn ở cả 2 cấp độ 
là QCVN:01/2009-BYT (dùng cho nước ăn uống) và 
QCVN:02/2009-BYT (dùng cho sinh hoạt), chất lượng nước 
ở đây thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe cho người dân. 
Bảng 5. Kết quả hấp phụ asen trong một số mẫu nước trên địa bàn thành 
phố Hà Nội trên vật liệu RMW 350 
Mẫu Địa điểm 
Nồng độ 
Co 
(µg/l) 
Đánh giá với QCVN 
2009/BYT 
Ce 
(µg/l) 
QCVN:01 
≤0,01mg/l 
(<10 µg/l) 
QCVN:02 
≤0,05mg/l 
(<50 µg/l) 
 1 Di Trạch - Hoài Đức 496,19 >49 lần >10 lần < 0,1 
 2 Văn Tự - Thường Tín 50,79 > 5 lần Đạt < 0,1 
3 Phú Xuyên - Hà Nội 568,0 > 56,8 lần >11 lần < 0,1 
(b) 
(a) 
(c) 
(d) 
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 45.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 43
4 Quất Động - Thường Tín 74,82 >7,5 lần > 0,25 lần < 0,1 
 5 Tứ Hiệp - Thanh Trì (1) 799,18 > 80 lần >16 lần < 0,1 
 6 Tứ Hiệp - Thanh Trì (2) 1477,7 >147,7 lần >30 lần < 0,1 
 7 Đông Anh 971,30 > 97 lần >19 lần < 0,1 
 8 Tự Nhiên - Thường Tín 425,85 >43 lần >8,5 lần < 0,1 
9 Ga Thường Tín 344,32 >34 lần >7 lần < 0,1 
10 Cầu Diễn 245,60 > 25 lần >5 lần < 0,1 
Thực nghiệm được tiến hành với 1,0g vật liệu RMW 350, 
vật liệu được đưa vào bình tam giác 250ml đã chứa sẵn 
100ml mẫu nước ngầm (có nồng độ asen ban đầu là Co). 
Tiến hành hấp phụ trong thời gian 120 phút trên máy lắc 
với tốc độ 200 vòng/phút. Sau đó lọc qua giấy lọc băng 
xanh, dung dịch lọc đem đi xác định hàm lượng asen sau 
khi hấp phụ (Ce). 
Qua khảo sát thì quá trình hấp phụ asen của vật liệu 
RMW 350 trên các mẫu nước ngầm đều cho kết quả cao, 
các mẫu nước sau khi hấp phụ đều có nồng độ asen nhỏ 
hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, khả năng hấp 
phụ của vật liệu nằm trong giới hạn qmax đã khảo sát ở trên. 
Mặc dù trong nước có thể còn chứa rất nhiều các anion và 
cation khác có ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của vật 
liệu nhưng kết quả cho thấy vật liệu hoàn toàn có thể được 
ứng dụng rất tốt đối với mẫu nước ngầm có ô nhiễm asen. 
4. KẾT LUẬN 
Bùn đỏ Tân Rai, Tây Nguyên được xử lý bằng cách rửa 
nước đến pH = 7 sau đó được xử lý nhiệt ở 350oC (RMW 350) 
có khả năng hấp phụ cao đối với As(V), dung lượng hấp phụ 
qmax theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir đạt 16,10 mg/g. Vật 
liệu với những ưu điểm về phương pháp xử lý đó là rửa kiềm 
bằng nước, giảm tối đa lượng hóa chất đưa thêm vào thực sự 
rất hiệu quả cho việc loại bỏ asen trong các mẫu nước ngầm 
ô nhiễm. Từ một chất thải nguy hại, bùn đỏ Tây Nguyên đã 
được xử lý thành vật liệu hấp phụ, thân thiện với môi trường 
thực sự có ý nghĩa thực tiễn rất cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. PhilipL. Wiliams, Ph.D, Robert C. James, Ph.D, Stephen M. Roberts, Ph.D, 
2000. Principles of Toxicology Environmental and Industrial Application. John 
Wiley and Sons, Inc. 
[2]. A.H.Smith, P.A. Lopipero, M.N.Bates, C.M. Steinmaus, 2002. Arsenic 
epidemiology and drinking water standards. Science.296(21), 2145-2146. 
[3]. D.K.Nordstrom, 2012. Worldwide occurrences of arsenic in ground water. 
Science.296, 2143-2145. 
[4]. Pham Thị Kim Trang, Berg M, Nguyễn Thị Minh Huệ, Vi Thị Mai Lan, Bùi 
Hùng Nhật, Phạm Thị Dậu, Trần Thị Hảo, Nguyễn Văn Mùi, Phạm Hùng Việt, 
2005. Nhiễm độc lâu dài asen do dùng nước giếng khoan tại một số khu vực thuộc 
đồng bằng sông Hồng và sông Mê kông. Tạp chí Y học thực hành, 9(519),14-17. 
[5]. Dion E.Gile, Mamata Mohapatra, Touma B.Issa, Shashi Anand, Pritam 
Singh, 2011. Iron and aluminium based adsorption strategies for removing arsenic 
from water. Journal of Environmental Management, 3011-3022. 
[6]. H. Sonner Altundogan,Sema Altudogan Fikret Tumen, Memmune Bildik, 
2009. Asenic adsorption from aqueous solution by activated red mud. Waste 
Management. 22(3),357-363. 
[7]. Vũ Đức Lợi, Dương Tuấn Hưng, Nguyễn Thị Vân, 2015. Nghiên cứu chế 
tạo vật liệu xử lý aasen từ bùn đỏ biến tính. Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 
20. 140-151. 
[8]. Fumihiko Ogata and Naohito Kawasaki, 2006. Structure Transformation 
of Gibbsite by Calcination. Journal of Surface Science and Nanotechnology, 4. 267-
269. 
[9]. Rodney Tettenhorst and Duglas A. Hofmann, 1980. Crystal chemistry of 
Boehmite. Clays and Clay Minerals, 28(5).373-380. 
[10]. Antunes MLP, Couperthwaite SJ, Conceicao FT, Jesus CPC, Kiyohara PK, 
Coelho ACV, Frost RL, 2012. Red mud from Brazil: thermal behavior and physical 
properties. Ind Eng Chem Res, 51.775- 779. 
[11]. Fabiano T.da Conceicao, Beatriz C.Pichinelli, Mariana S.G. Silva, 2016. 
Cu (II) adsorption from aqueous solution using red mud activated by chemical and 
thermal treatment. Environ Earth Sci, 75 (362). 2-7 
[12]. F.Grannados-Correa, J.Jimenez-Becenril, 2009. Chrominum (IV) 
adsorptionon boehmite. Journal of Hazardous Materials, 162.1178-1184. 
[13]. Jonh van Leeuwen, Robert C.Brown, Timothy Ellis, Shihwu Sung, Roy 
R.Gu, 2005. The adsorption of arsenic (V) by iron (Fe2O3) and aluminum (Al2O3) 
oxide. Iowa State University. 
[14]. Takashi Shirai,Ch. Ishizaki and K.Ishizaki, 2001. Effect of manufacture 
process on water surface adsorption of high purity α-Al2O3 powders. Interceram, 
50(3). 176-181. 
[15]. J.G.Hering, P.Chen, J.A.Wilkie, M. Elimelech,1997. “Arsenic removal 
from drinking water during coaglulation”. Journal Environmental Engineering, 
123.800-807. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_hap_phu_asen_trong_nuoc_ngam_bang_vat_li.pdf