Nghiên cứu khả năng chắn sóng của các thí nghiệm trồng rừng ngập mặn tại một số tỉnh ven biển miền Bắc

TÓM TẮT

Sau 3-4 năm trồng, các thí nghiệm trồng rừng ngập mặn (RNM) trên một số dạng lập địa

tại Thái Bình và Thanh Hóa, cây trồng sinh trưởng tốt nhất là các công thức CT1-3; CT2-2; CT3-

2. Hiệu quả chắn sóng của các công thức thí nghiệm đã thể hiện rõ rệt, các công thức cho sinh

trưởng tốt nhất cũng cho hiệu quả cản sóng tốt nhất, trên thí nghiệm ngập triều sâu (Thái Bình),

công thức có hệ số cản sóng tốt nhất là CT1-3 với 83,69%, thấp nhất tại CT1-2 với 76,18%. Tại

thí nghiệm trồng trên đất cát dính sóng to gió lớn địa hình trống trải (Thanh Hóa) thì khi trồng

Bần chua thuần loài, mật độ 3200 cây/ha có tác dụng cản sóng tốt hơn so với trồng hỗn giao với

Đước (87,51% so với 84,49%). Công thức có hệ số cản sóng tốt nhất tại thí nghiệm trồng trên đất

cát dính (Thái Bình) là CT2-2 với 89,60% và thấp nhất là CT2-1 (85,63%). Khi không có RNM

thì chiều cao sóng chỉ giảm được 28,3%. Các chỉ tiêu sinh trưởng về Hvn, Doo và Dt có quan hệ

thuận chiều với khả năng chắn sóng, cây càng cao, đường kính gốc và đường kính tán càng lớn

thì khả năng làm giảm biên độ sóng càng cao. Trong đó, sinh trưởng đường kính tán có khả năng

làm giảm biên độ sóng lớn nhất, tiếp đến là chiều cao vút ngọn và thấp nhất sinh trưởng đường

kính gốc.

Từ khoá: Rừng ngập mặn, Lập địa, Hệ số cản sóng

pdf 8 trang phuongnguyen 1240
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khả năng chắn sóng của các thí nghiệm trồng rừng ngập mặn tại một số tỉnh ven biển miền Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khả năng chắn sóng của các thí nghiệm trồng rừng ngập mặn tại một số tỉnh ven biển miền Bắc

Nghiên cứu khả năng chắn sóng của các thí nghiệm trồng rừng ngập mặn tại một số tỉnh ven biển miền Bắc
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHẮN SÓNG CỦA CÁC THÍ NGHIỆM 
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN MIỀN BẮC 
 Đoàn Đình Tam 
 Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng 
TÓM TẮT 
Sau 3-4 năm trồng, các thí nghiệm trồng rừng ngập mặn (RNM) trên một số dạng lập địa 
tại Thái Bình và Thanh Hóa, cây trồng sinh trưởng tốt nhất là các công thức CT1-3; CT2-2; CT3-
2. Hiệu quả chắn sóng của các công thức thí nghiệm đã thể hiện rõ rệt, các công thức cho sinh 
trưởng tốt nhất cũng cho hiệu quả cản sóng tốt nhất, trên thí nghiệm ngập triều sâu (Thái Bình), 
công thức có hệ số cản sóng tốt nhất là CT1-3 với 83,69%, thấp nhất tại CT1-2 với 76,18%. Tại 
thí nghiệm trồng trên đất cát dính sóng to gió lớn địa hình trống trải (Thanh Hóa) thì khi trồng 
Bần chua thuần loài, mật độ 3200 cây/ha có tác dụng cản sóng tốt hơn so với trồng hỗn giao với 
Đước (87,51% so với 84,49%). Công thức có hệ số cản sóng tốt nhất tại thí nghiệm trồng trên đất 
cát dính (Thái Bình) là CT2-2 với 89,60% và thấp nhất là CT2-1 (85,63%). Khi không có RNM 
thì chiều cao sóng chỉ giảm được 28,3%. Các chỉ tiêu sinh trưởng về Hvn, Doo và Dt có quan hệ 
thuận chiều với khả năng chắn sóng, cây càng cao, đường kính gốc và đường kính tán càng lớn 
thì khả năng làm giảm biên độ sóng càng cao. Trong đó, sinh trưởng đường kính tán có khả năng 
làm giảm biên độ sóng lớn nhất, tiếp đến là chiều cao vút ngọn và thấp nhất sinh trưởng đường 
kính gốc. 
Từ khoá: Rừng ngập mặn, Lập địa, Hệ số cản sóng 
MỞ ĐẦU 
Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò rất lớn trong việc cố định và ổn định bãi bồi, đặc biệt 
là tác dụng chắn sóng bảo vệ bờ biển và cộng đồng dân cư ven biển. Có được như vậy là vì các 
cây ngập mặn mọc đan xen lẫn nhau, rễ cây phát triển cả trên và dưới mặt đất cộng với thân và 
tán lá cây cùng kết hợp để phân tán sức mạnh của sóng, gió. Nhận thức được vai trò đó, từ đầu 
thế kỷ XX, ở các vùng ven biển phía Bắc đã trồng một số loài cây ngập mặn như Trang 
(Kandelia obovata) và Bần chua (Sonneratia caseolaris) để chắn sóng bảo vệ đê biển và vùng 
cửa sông. Khi cây ngập mặn phát triển tốt sẽ tạo thành những hàng rào xanh bảo vệ các vùng ven 
biển. Trong vài năm gần đây, việc nghiên cứu về khả năng chắn sóng của một số kiểu RNM đã 
được một số tác giả đề cập đến như Phan Nguyên Hồng, Vũ Đoàn Thái, Mazda, Vương Văn 
Quỳnh, Nguyễn Văn Ngoãn,Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật trồng RNM trên các điều kiện lập địa 
khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam” đã xây dựng các công 
thức thí nghiệm trên một số dạng lập địa khó khăn. Ngoài mục tiêu làm sao để cây ngập mặn có 
thể tồn tại và phát triển trên các dạng lập địa này thì đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu 
quả chắn sóng của các mô hình tại vùng ven biển miền Bắc Việt Nam. 
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu. 
- Đối tượng: các mô hình trồng RNM ở độ tuổi 3 – 4. 
- Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Thái Bình (Đông Hoàng, Đông Long), tỉnh Thanh Hóa (Đa 
Lộc – Hậu Lộc). 
Phƣơng pháp nghiên cứu 
 Đề tài sử dụng máy đo sóng Valerport 730w để đo đếm các chỉ tiêu như cường độ, chu kỳ, 
chiều cao, hướng sóng ngoài thực địa, đồng thời áp dụng phương pháp tính toán trên mô hình toán 
bằng phần mềm WADIBE (theo Nguyễn Minh Cát, 2008) để kiểm tra thông qua hai đại lượng là 
hệ số giảm sóng k và phần trăm giảm sóng p. Trong đó hệ sô giảm sóng k được tính theo công 
thức k = Hs/Ht,trong đó Ht là chiều cao sóng trước rừng; Hs là chiều cao sóng sau rừng. 
Phần trăm giảm sóng p được tính theo công thức: p = (1-k) x 100% 
 Trong đó: 1 là hệ số tiêu tán năng lượng sóng 
Thành phần tiêu hao năng lượng sóng do cây ngập mặn được tính bằng công thức: 
ECgcos = -Dw – Dv – Df (1) 
Trong đó: Dv là tiêu hao năng lượng sóng do lực cản của cây ngập mặn 
Lực cản có thể được miêu tả thông qua mối liên hệ với lưu tốc như sau: 
dF = CDA(z) dz (2) 
Trong đó A(z) là tổng diện tích mặt cắt ngang của cây ngập mặn trên một đơn vị diện tích 
rừng tại độ sâu z, CD được gọi là hệ số cản phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của cây và số 
Reynolds (Re) của dòng chảy. 
Năng lượng tiêu hao trên một đơn vị vi phân của chiều cao cây chính bằng công suất thực 
hiện của lực cản trên đoạn đơn vị chiều cao đó và được tính bằng công thức: 
dDv = d (3) 
 Lấy (1) (2) thay vào (3) và lấy trung bình cho một chu kỳ sóng sau đó tích phân lên toàn 
bộ chiều sâu dòng chảy chúng ta có biểu thức xác định năng lượng sóng tiêu hao Dv khi truyền 
qua 1 đơn vị diện tích rừng ngập mặn là: 
Dv = ρCD (4) 
Trong đó N(z) và d(z) là diện tích tán (m2) và đường kính (cm) ở độ sâu z. 
Sử dụng phần mềm Excel để tính toán xử lý các số liệu liên quan. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Kết quả đo đếm, theo dõi ngoài thực địa 
 Kết quả đo đếm sinh trưởng của cây trồng tại các công thức thí nghiệm 
Sau 3 và 4 năm trồng, cây trong các mô hình thí nghiệm sinh trưởng tốt với tỷ lệ sống đạt 
trên 80%. Kết quả đo đếm sinh trưởng thể hiện tại bảng 1. 
Bảng 1. Sinh trƣởng trung bình của cây trồng tại các thí nghiệm 
Thí nghiệm 
Công thức 
trồng 
Ký hiệu 
 Hvn 
(cm) 
Dtán 
(cm) 
D00 
(cm) 
Hrễ 
(cm) 
Ghi 
chú 
1. Trồng trên đất ngập 
triều sâu (Đông Long – 
Tiền Hải – Thái Bình) 
1.650 Bần 
1.650 Trang 
CT1-1 
290 
130 
260 
70 
3,4 
2,5 
20 
Năm 
thứ 3 
1.000 Bần 
2.300 Trang 
CT1-2 
270 
130 
240 
70 
3,1 
2,2 
20 
2.500 Bần 
800 Trang 
CT1-3 
310 
145 
300 
85 
3,7 
2,8 
22 
2. Trồng trên đất cát dính 
(Đông Long – Tiền Hải – 
Thái Bình) 
1.650 Bần 
1.650 Trang 
CT2-1 
310 
130 
360 
70 
5,2 
2,6 
30 
Năm 
thứ 4 
2.500 Bần 
800 Trang 
CT2-2 
370 
145 
440 
85 
6,6 
2,8 
33 
2.000 Bần 
1.300 Trang 
CT2-3 
340 
135 
410 
70 
6,1 
2,6 
33 
3. Trồng trên đất cát dính 
ngập triều sâu, địa hình 
trống trải (Đa Lộc – Hậu 
Lộc – Thanh Hóa) 
1.650 Bần 
1.650 Đước 
CT3-1 
280 
110 
260 
75 
6,0 
2,5 
29 
Năm 
thứ 4 
Bần 3.200 CT3-2 310 320 6,8 32 
 Kết quả theo dõi về sinh trưởng cho thấy: Thí nghiệm trồng trên đất ngập triều sâu tại 
Tiền Hải – Thái Bình, công thức trồng tốt nhất là CT1-3 ; tại thí nghiệm trồng trên đất cát dính, 
ngập triều sâu, địa hình trống trải tại Hậu Lộc - Thanh Hóa là công thức CT3-2; còn tại thí 
nghiệm trồng trên đất cát dính tại Tiền Hải – Thái Bình, công thức trồng CT2-2 cho các chỉ tiêu 
sinh trưởng là tốt nhất so với các công thức trồng khác. 
 Kết quả đo sóng tại các công thức thí nghiệm 
 - Các đặc trưng tại thời điểm đo: Khu vực nghiên cứu nằm trên các bãi bồi, có độ dốc < 
10
o
 triều cường với biên độ 2,8m (theo 0m lục địa), gió Đông Nam cấp 4, chiều cao sóng ngoài 
rừng đạt 1,3m, chu kỳ sóng đạt 4,60s. 
 - Kết quả đo sóng bằng máy Valerport 730w được thể hiện tại hình 1 và bảng 2. 
Hình 1. Địa điểm đo tại Thái Bình và Thanh Hóa 
 Máy được đặt cố định tại các mô hình/công thức trồng rừng thí nghiệm ở các vị trí trước rừng 
và sau rừng trong vòng 3 ngày liên lục để lấy giá trị trung bình của mỗi điểm đo. 
Bảng 2. Kết quả đo sóng tại các mô hình thí nghiệm 
Công thức 
rừng 
Hs biên 
(m) 
Hs trước 
rừng (m) 
Hs sau rừng 
(m) 
Hệ số 
giảm (m) 
Phần trăm 
giảm (%) 
Không rừng 1,300 1,130 0,8132 0,32 28,03 
CT1-1 1,300 1,130 0,2483 0,88 78,03 
CT1-2 1,300 1,130 0,2692 0,86 76,18 
CT1-3 1,300 1,130 0,1843 0,95 83,69 
CT2-1 1,300 1,130 0,1624 0,97 85,63 
CT2-2 1,300 1,130 0,1175 1,01 89,60 
CT2-3 1,300 1,130 0,1364 0,99 87,93 
CT3-1 1,300 1,130 0,1753 0,95 84,49 
CT3-2 1,300 1,130 0,1411 0,99 87,51 
 Kết quả đo đếm cho thấy, tại thí nghiệm trồng trên đất ngập triều sâu tại Tiền Hải – Thái 
Bình, công thức trồng cho hệ số giảm sóng tốt nhất là CT1-3 khi đã giảm được 83,69% chiều cao 
sóng, tiếp đến là CT1-1 (78,03%) và thấp nhất là CT1-2 (76,18%); khi trồng trên đất cát dính 
ngập triều sâu, địa hình trống trải tại Thanh Hóa thì công thức trồng Bần chua thuần loài 
(N=3.200 cây/ha), với hệ số giảm đạt 87,51% và tỏ ra có hiệu quả cản sóng tốt hơn so với trồng 
1.650 Bần chua + 1.650 Đước (giảm 84,49%). Tại thí nghiệm trồng trên đất cát dính (Thái Bình), 
công thức trồng có tác dụng cản sóng tốt nhất là CT2-2 với 89,60%, tiếp đến là CT2-3 với 
87,93% và thấp nhất là CT2-1 với 85,63%. Trong khi đó, sóng đi qua khu vực không có RNM 
thì khi vào đến bờ chỉ giảm được 28,3%. 
0,32
0,990,950,991,010,970,95
0,860,88
28,03
87,5184,49
87,9389,60
85,6383,69
76,1878,03
0,00
0,20
0,40
0,60
0,80
1,00
1,20
Không
rừng
CT1-1 CT1-2 CT1-3 CT2-1 CT2-2 CT2-3 CT3-1 CT3-2
H
ệ 
số
 g
iả
m
 (k
)
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
80,00
90,00
100,00
P
hầ
n 
tr
ăm
 g
iả
m
 (%
)
Hệ số giảm Phần trăm giảm (%)
Đồ thị 1. Hệ số và phần trăm giảm sóng đo ngoài thực địa 
 Đối với trường hợp không có RNM thì phần trăm giảm sóng chỉ đạt 28,03% với hệ số là 
0,31. 
Như vậy, kết quả đo đếm tác dụng cản sóng, bảo vệ đê biển của các công thức thí nghiệm 
cũng đồng nhất với kết quả theo dõi, đo đếm về sinh trưởng của các công thức thí nghiệm. 
Kết quả tính toán tác dụng chắn sóng bằng phần mềm WADIBE 
 Các thông số cài đặt được trình bày như trong hình 2. 
Hình 2. Giao diện tính toán khả năng giảm sóng của các công thức TN 
Thông số đầu vào là kết quả đo đếm sinh trưởng của cây trồng tại các thí nghiệm trồng 
rừng. Tuy nhiên để thống nhất chỉ tiêu đầu vào các công thức thí nghiệm được trồng với mật độ 
3.300 cây/ha được qui về một khoảng cách (cây cách cây 1,6m; hàng cách hàng 2m), bề rộng đai 
rừng là 300m. Độ dốc sóng nước sâu là 0.03; hệ số tiêu tán năng lượng là 1; mái dốc của mặt 
sóng với 0.1, hệ số ma sát 0.01. Sau khi chạy mô hình tính toán theo phần mềm WADIBE, kết 
quả thu được tại bảng 3 và đồ thị 2. 
Bảng 3. Kết quả chạy mô hình bằng phần mềm WADIBE 
Công thức 
rừng 
Hs biên 
(m) 
Hs trước 
rừng 
Hs sau 
rừng (m) 
Hệ số 
giảm (k) 
Phần trăm 
giảm (%) 
Không rừng 1,300 1,130 0,7900 0,70 30,09 
CT1-1 1,300 1,130 0,2300 0,20 79,65 
CT1-2 1,300 1,130 0,2900 0,26 74,34 
2,8 
CT1-3 1,300 1,130 0,1700 0,15 84,96 
CT2-1 1,300 1,130 0,1460 0,13 87,08 
CT2-2 1,300 1,130 0,1200 0,11 89,38 
CT2-3 1,300 1,130 0,1350 0,12 88,05 
CT3-1 1,300 1,130 0,1320 0,12 88,32 
CT3-2 1,300 1,130 0,1253 0,11 88,91 
 Kết quả tại bảng 3 cho thấy ở mô hình trồng trên đất ngập triều sâu, công thức CT1-3 là 
công thức có hệ số cản sóng tốt nhất với k = 0,15, giảm được 84,96%, tiếp đến là các công thức 
CT1-1 và CT1-2. Khi trồng trên lập địa cát dính (Thái Bình), công thức cho hệ số tính toán tốt 
nhất là CT2-2, với k = 0,11 (giảm 89,38%), tiếp đến là các công thức CT2-3 và CT2-1. Tại 
Thanh Hóa, công thức trồng có tác dụng cản sóng tốt nhất là CT3-2 (88,91% với k = 0,11) 
0,110,120,120,110,13
0,15
0,26
0,20
0,70
30,09
88,9188,3288,0589,3887,0884,96
74,3479,65
0,00
0,10
0,20
0,30
0,40
0,50
0,60
0,70
0,80
Không
rừng
CT1-1 CT1-2 CT1-3 CT2-1 CT2-2 CT2-3 CT3-1 CT3-2
H
ệ
 s
ố
 g
iả
m
 (
k
)
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
80,00
90,00
100,00
P
h
ầ
n
 t
ră
m
 g
iả
m
 (
%
)
Hệ số giảm (k) Phần trăm giảm (%)
Đồ thị 2. Hệ số suy giảm và phần trăm giảm sóng tính toán theo WADIBE 
 Với trường hợp không có rừng (đối chứng) được tính toán thì lượng sóng chỉ giảm 
30,09% với k = 0,70. 
Như vậy, biến thiên của hệ số giảm và phần trăm (%) giảm khi tính toán bằng phần mềm 
WADIBE đã có sự biến động so với kết quả đo đếm và tính toán ngoài thực địa. Tuy nhiên sự sai 
khác này không lớn. Nhìn chung các công thức rừng trồng có sinh trưởng tốt nhất thì có tác dụng 
cản sóng tốt nhất ứng với từng mô hình nghiên cứu. 
Kết quả xây dựng tƣơng quan hồi quy giữa sinh trƣởng và khả năng chắn sóng. 
Dạng hàm tương quan hồi quy 
Y = a + b.Hvn + c.D00 + d.Dt + e.Hr (1) 
Y = a + b.Hvn + c.D00 + d.Dt (2) 
Y = a + b.Hvn + c.D00 (3) 
Trong đó: Y là mức sóng giảm (chênh lệch= Ht - Hs). 
Lựa chọn dạng hàm hồi quy 
Bảng 4. Kiểm tra sự tồn tại của hệ số hồi quy dạng hàm (1), (2) và (3) 
Dạng 
hàm 
R
2
Hệ số hồi quy và mức ý nghĩa kiểm tra sự tồn tại 
a Sig.Fa b Sig.Fb c Sig.Fc d Sig.Fd e Sig.Fe 
(1) 0,914 0,149 0,812 0,004 0,405 0,003 0,456 0,033 0,339 -0,020 0,211 
(2) 0,841 1,046 0,001 0,003 0,035 0,002 0,042 0,050 0,026 
(3) 0,839 1,045 0,000 0,045 0,044 0,062 0,014 
Như vậy, giá trị Sig.F của các hệ số hồi quy lập theo dạng phương trình (1) đều lớn hơn 
0,05. Do đó, không tồn tại mối quan hệ giữa mức sóng giảm với các yếu tố sinh trưởng của cây 
rừng theo dạng hàm (1). Còn dạng hàm (2) và (3), do giá trị sig.F của các hệ số a, b, c đều nhỏ 
hơn 0,05, vì vậy tồn tại mối quan hệ giữa khả năng chắn sóng với các yếu tố sinh trưởng đường 
kính, chiều cao và đường kính tán theo hai dạng hàm này. Cụ thể, mối quan hệ giữa mức sóng 
giảm và các yếu tố sinh trưởng được lập như sau: 
Y = 1,045 + 0,045.Hvn + 0,062.Doo (4) 
Y = 1,046 + 0,003.Hvn + 0,002.Doo + 0.05.Dt (5) 
Vì giá trị hệ số xác định R2 của phương trình (5) bằng 0,841 lớn hơn hệ số xác định R2 
của phương trình (4) R2 = 0,839. Vì vậy, đề tài lựa chọn phương trình (5) để mô phỏng mối quan 
hệ giữa mức sóng giảm với các yếu tố sinh trưởng của rừng. 
 Kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình hồi quy 
- Mức độ giải thích của mô hình Y = 1,046 + 0,003.Hvn + 0,002.Doo + 0,05.Dt 
Bảng 5: Đánh giá mức độ giải thích của mô hình 
Hàm tương 
quan 
R 
Hệ số xác 
định (R2) 
Hệ số xác định điều 
chỉnh (R2) Sai số ước lượng 
1 0,917 0,841 0,722 0,02838 
Hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R square) bằng 0,722. Điều này cho biết, 72,2% sự 
thay đổi khả năng chắn sóng được giải thích bởi các biến chiều cao vút ngọn, đường kính gốc và 
đường kính tán. 
- Mức độ phù hợp 
Bảng 6: Phân tích phƣơng sai 
Nguồn biến 
động 
Tổng biến 
động 
Bậc tự 
do (df) 
Phương sai F 
Mức ý nghĩa 
(Sig.) 
Hồi quy 0,017 3 0,006 7,065 0,045 
Sai số dư 0,003 4 0,001 
Tổng 0,020 7 
Do Sig.F < 0,05, chứng tỏ các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc 
với mức độ tin cậy 95%. 
Đánh giá kết quả hồi quy 
Bảng 7: Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chƣa chuẩn hóa 
Biến độc lập 
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số Beta 
chuẩn hóa 
t Sig. 
Giá trị hệ số Sai số chuẩn 
Hàng số 1,046 0,113 9,246 0,001 
Hvn 0,003 0,001 1,819 2,395 0,075 
D00 0,002 0,001 1,233 2,039 0,052 
Dt 0,005 0,020 2,113 0,235 0,826 
- Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa 
Biến Hvn có hệ số 0,003, quan hệ cùng chiều với biến Y. Điều này cho thấy, khi chiều cao 
vút ngọn tăng 1% thì khả năng chắn sóng tăng lên 0,3%. 
Biến Doo có hệ số 0,002, quan hệ cùng chiều với biến Y. Vì vậy, khi đường kính gốc tăng 
1% thì khẳ năng chắn sóng tăng lên 0,2%. 
Biến Dt có hệ số 0,005, quan hệ cùng chiều với biến Y. Vì vậy, khi đường kính tán tăng 
1% thì khẳ năng chắn sóng tăng 0,5%. 
- Hệ số hồi quy chuẩn hóa: Để đánh giá vai trò của từng biến độc lập (Hvn,Doo, Dt) đến 
khả năng chắn sóng của rừng. Đề tài sử dụng hệ số chuẩn hóa (Standardized Coefficients) để xác 
định vai trò của từng biến. 
Bảng 8. Vị trí quan trọng của các yếu tố 
Biến độc lập Giá trị tuyệt đối % Đóng góp 
Hvn 2,819 35,22 
D00 2,133 23,87 
Dt 0,113 40,91 
Các biến sinh trưởng của cây rừng đều có ảnh hưởng đến khả năng chắn sóng, các biến 
khác nhau thì khả năng chắn sóng cũng khác nhau. Trong đó, biến đường kính tán có ảnh hưởng 
lớn nhất đến khả năng chắn sóng (đóng góp 40,91% vào khả năng chắn sóng), tiếp đến là chiều 
cao vút ngọn (đóng góp 35,22%) và thấp nhất là đường kính gốc (đóng góp 23,87%). 
KẾT LUẬN 
 Tỷ lệ sống của các công thức trồng rừng đạt trên 80%. Cây trồng sinh trưởng khá tốt. Tại 
mô hình trồng trên đất ngập triều sâu, công thức cho sinh trưởng tốt nhất là CT1-3 (2.500 Bần + 
800 Trang), sinh trưởng kém nhất tại công thức CT1-2 (200 Bần + 2300 Trang). Đối với mô hình 
trồng trên đất cát dính tại Thái Bình, công thức cho sinh trưởng tốt nhất là CT2-2 (2.500 Bần + 
800 Trang), tiếp đến là các công thức CT2-1, CT2-3. Mô hình trồng trên đất cát dính, ngập triều 
sâu, địa hình trống trải, công thức trồng Bần chua thuần loài với mật độ 3.200 cây/ha, sinh 
trưởng có triển vọng hơn so với công thức trồng hỗn giao 1.600 Bần + 1600 Trang. 
 Hiệu quả chắn sóng của các công thức thí nghiệm đã thể hiện rõ rệt khi cây trồng đạt 3-4 
năm tuổi. Tại thí nghiệm ngập triều sâu, công thức có hệ số cản sóng tốt nhất là CT1-3 với 
83,69%, thấp nhất tại CT1-2 với 76,18%. Tại thí nghiệm trồng trên đất cát dính sóng to gió lớn 
địa hình trống trải thì khi trồng Bần chua thuần loài, mật độ 3.200 cây/ha có tác dụng cản sóng 
tốt hơn so với trồng hỗn giao với Đước (87,51% so với 84,49%). Công thức có hệ số cản sóng 
tốt nhất tại thí nghiệm trồng trên đất cát dính là CT2-2 với 89,60% và thấp nhất là CT2-1 
(85,63%). Khi không có RNM thì chỉ giảm được 28,3%. 
Biến thiên của hệ số giảm và phần trăm giảm sóng giữa đo đếm ngoài thực địa và tính 
toán bằng phần mềm WADIBE đã có sự biến động nhưng không lớn. 
Giữa khả năng chắn sóng của rừng và các yếu tố sinh trưởng chiều cao vút ngọn, sinh 
trưởng đường kính gốc và đường kính tán có mối quan hệ mật thiết với nhau theo dạng hàm Y = 
1,046 + 0,003.Hvn + 0,002.Doo + 0,05.Dt. 
Các biến Hvn, Doo và Dt có quan hệ thuận chiều với khả năng chắn sóng, điều này có 
nghĩa, cây càng cao, đường kính gốc và đường kính tán càng lớn thì khả năng làm giảm biên độ 
sóng càng cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Minh Cát, 2008. Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lí với từng loại 
đê và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Báo cáo tổng kết 
đề tài. 
2. Trịnh Văn Hạnh, 2009. Nghiên cứu giải pháp trồng cây ngập mặn chắn sóng bản vệ đê 
biển Thanh Hóa và Ninh Bình. Báo cáo tổng kết đề tài. 
3. Ngô Kim Khôi, 1998. Thống kê toán học trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp. 
4. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê các kết quả nghiên cứu thực 
nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy tính. NXB Nông nghiệp 
5. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu 
trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
RESEARCH ON THE ANTI-WAVE POTENTIAL OF DIFFERENT EXPERIMENST OF 
MANGROVE FOREST PLANTATION IN SOME NORTHERN COASTAL PROVINCE 
OF VIETNAM 
Doan Dinh Tam 
Research Centre for Forest Ecology anh Environment 
SUMMARY 
The 4-year experiences of planting mangroves in sites with adverse conditions in Thai Binh and 
Thanh Hoa provinces showed that mangroves grow best in formulas CT1-3; CT2-2 and CT3-2. 
There is evidence indicating that the mangroves planted following these formulas efficiently 
form anti-wave barriers. Among mangroves planted on marine swamps submerged in seawater in 
Thai Binh province, those that were planted following formula CT1-3 presented the highest anti-
wave coefficient (i.e., 83.69%) and those that were planted following formula CT1-2 generated 
the lowest anti-wave coefficient (i.e., 76.18%). For forests planted in sandy soil with strong wave 
and wind coming daily in Thanh Hoa province, the single species (i.e., red-flowered apple 
(Sonneratia caseolaris) mangroves with density of 3200 trees per hectare formed better anti-
wave barriers than the mixed species (i.e., red-flowered apple (Sonneratia caseolaris) mixed 
with corky stilt (Rhizophora apiculata)) mangroves did. The highest and lowest anti-wave 
coefficients recorded in mangroves planted on sandy soil in Thai Binh province were 89.60% (in 
formula CT2-2) and 85.63% (in formula CT2-1), respectively. In the absence of mangroves, 
wave height was only reduced by 28.3%. There is a close relationship between mangrove’s 
growth factors such as Hvn, Doo and Dt and mangrove’s anti-wave capacity. The taller and bigger 
mangrove trees are, the better do they reduce the negative effects of waves. Particularly, 
mangrove trees’ canopy diameter presents the best capacity in terms of reducing the wave 
amplitude, followed by mangrove trees’ height and stem diameter. 
Keywords: Mangrove, Sites, Anti-wave coefficients 
Ngƣời thẩm định: PGS.TS. Ngô Đình Quế 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_kha_nang_chan_song_cua_cac_thi_nghiem_trong_rung.pdf