Nghiên cứu hiệu quả điều trị bằng thở máy không xâm nhập trên bệnh nhân suy hô hấp cấp

Tóm tắt

Mục tiêu: Thở máy không xâm nhập khi áp dụng sớm cho các trường hợp suy hô hấp có thể làm giảm

được tỷ lệ phải đặt nội khí quản, giảm tỷ lệ tử vong trong các bệnh như đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn

tính, viêm phổi, hen phế quản. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá việc thở máy không xâm nhập sớm

cho các bệnh nêu trên có làm giảm được tỷ lệ phải đặt nội khí quản, tỷ lệ tử vong. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. Các bệnh nhân suy hô

hấp mức độ vừa được đưa vào nghiên cứu với phương thức thở CPAP. Xét nghiệm khí máu được thực hiện

sau 3 giờ. Kết quả: Tỷ lệ thất bại phải đặt nội khí quản trong nhóm nghiên cứu là 19,8%. Kết luận: Thở máy

không xâm nhập khi áp dụng sớm cho các bệnh suy hô hấp mức độ vừa giảm được tỷ lệ phải đặt nội khí quản

pdf 5 trang phuongnguyen 5540
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiệu quả điều trị bằng thở máy không xâm nhập trên bệnh nhân suy hô hấp cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hiệu quả điều trị bằng thở máy không xâm nhập trên bệnh nhân suy hô hấp cấp

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bằng thở máy không xâm nhập trên bệnh nhân suy hô hấp cấp
23
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Địa chỉ liên hệ: Võ Việt Hà, email: viethadhyd@gmail.com
- Ngày nhận bài: 9/7/2018, Ngày đồng ý đăng: 26/7/2018, Ngày xuất bản: 20/8/2018
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG THỞ MÁY 
KHÔNG XÂM NHẬP TRÊN BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP
Võ Việt Hà, Nguyễn Văn Minh, Trần Xuân Thịnh
Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt 
Mục tiêu: Thở máy không xâm nhập khi áp dụng sớm cho các trường hợp suy hô hấp có thể làm giảm 
được tỷ lệ phải đặt nội khí quản, giảm tỷ lệ tử vong trong các bệnh như đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn 
tính, viêm phổi, hen phế quản... Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá việc thở máy không xâm nhập sớm 
cho các bệnh nêu trên có làm giảm được tỷ lệ phải đặt nội khí quản, tỷ lệ tử vong. Phương pháp nghiên cứu: 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thời gian từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. Các bệnh nhân suy hô 
hấp mức độ vừa được đưa vào nghiên cứu với phương thức thở CPAP. Xét nghiệm khí máu được thực hiện 
sau 3 giờ. Kết quả: Tỷ lệ thất bại phải đặt nội khí quản trong nhóm nghiên cứu là 19,8%. Kết luận: Thở máy 
không xâm nhập khi áp dụng sớm cho các bệnh suy hô hấp mức độ vừa giảm được tỷ lệ phải đặt nội khí quản.
Từ khóa: thở máy không xâm nhập, suy hô hấp cấp, nội khí quản
Abstract
THE EARLY USE OF NON-INVASIVE VENTILATION FOR ACUTE 
RESPIRATORY FAILURE IN ICU
Vo Viet Ha, Nguyen Van Minh, Tran Xuan Thinh
Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: The noninvasive ventilation (NIV) can prevent the need for intubation and the mortality 
associated with episodes of chronic obstructive pulmonary disease (COPD), pneumonia, asthma ... The aim 
of this study was to find whether the introduction of NPPV early after the admission was effective at reducing 
the need for intubation and the mortality rate. Methods: Patients were recruited from 9/2017 to 5/2018. 
CPAP mode delivered through a face mask may be used. Blood gas was tested after 3 hrs. Results: 31 patients 
were recruited, The use of NIV significantly reduced the need for intubation. The failure rate must set an 
local management in the research group is 19,8%. Conclusions: The early use of NIV in ICU improved arterial 
blood gas, decreases the rate of need for intubation and reduces the mortality in patients with moderate 
respiratory failure.
Key words: noninvasive ventilation (NIV), failure in ICU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thở máy không xâm nhập (NIV) đầu tiên được 
nhà vật lý người Thụy Điển - John Dalziel áp dụng 
năm 1838 dưới dạng túi khí có áp lực khác nhau (áp 
lực âm hoặc áp lực dương) thay đổi theo từng vùng 
của cơ thể nhằm hỗ trợ cho quá trình hô hấp. Trong 
suốt nữa đầu thế kỷ 20, thở máy KXN áp lực âm 
được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ hô hấp sau gây mê. 
Từ những năm 1960, với sự phát triển mạnh mẽ của 
thông khí nhân tạo áp lực dương thì thở máy áp lực 
âm dần dần bị hạn chế phạm vi sử dụng và chỉ còn sử 
dụng để hỗ trợ cho các trường hợp suy hô hấp mạn. 
Năm 1980 mới phát sinh ra mặt nạ mũi – miệng, thở 
máy KXN lại được phát triển mạnh mẽ. Do ưu thế 
về giảm tỷ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy, tránh 
tai biến do đặt nội khí quản và mở khí quản, cai máy 
thuận lợi, giảm số ngày nằm viện và chi phí điều trị, 
đặc biệt là giảm tỷ lệ tử vong đồng thời trong quá 
trình thở máy bệnh nhân có thể thở tự nhiên, nói 
chuyện, khạc đàm, có thể kết hợp dùng thuốc dạng 
khí dung,.. nên các phương thức thở máy không xâm 
nhập ngày nay được áp dụng rộng rãi trên toàn thế 
giới. Theo đó là sự xuất hiện của nhiều loại máy thở 
ngày càng phù hợp cho phương thức này. Tuy nhiên, 
thở máy không xâm nhập không được sử dụng thay 
thế cho đặt nội khí quản và thông khí xâm nhập khi 
việc đặt nội khí quản và thông khí xâm nhập đạt hiệu 
quả điều trị cao hơn [8].
Tại đơn vị Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Trường 
Đại học Y Dược Huế đã áp dụng khá rộng rãi phương 
24
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
thức thở máy không xâm nhập đối với một số bệnh 
nhân suy hô hấp cấp mức độ vừa và không có chống 
chỉ định đã đem lại hiệu quả cho bệnh nhân về lâm 
sàng và cải thiện khí máu động mạch.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định 
xem liệu thở máy không xâm nhập sớm có hiệu quả 
làm giảm tỷ lệ đặt NKQ khi áp dụng cho bệnh nhân 
suy hô hấp cấp do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn 
tính, viêm phổi, hen phế quản  
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: 
Tất cả bệnh nhân suy hô hấp mức độ vừa bao 
gồm COPD, hen phế quản, viêm phổi có suy hô hấp 
đủ tiêu chuẩn thở máy không xâm nhập: Lâm sàng 
có khó thở vừa nhịp thở từ 24- 35 lần/ phút, sử dụng 
cơ hô hấp phụ, di động thành bụng nghịch thường. 
Khí máu động mạch có PaCO
2
 từ 45- 60 mmHg kèm 
pH 7,25- 7,35. 
2.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 
Bệnh ngừng thở, ngừng tim, tắc nghẽn đường 
thở: dị vật, đờm dãi...Tần số thở trên 35 lần/phút, 
khó thở nặng với co kéo cơ hô hấp nhiều. Giảm oxy 
máu nặng đe dọa tính mạng. Toan máu nặng pH < 
7,25 và PaCO
2
 > 60 mmHg, các bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính pH < 7,10 và/ hoặc PaCO
2
 > 60 mmHg. Rối 
loạn tri giác GCS < 8 điểm. Bệnh nhân không hợp 
tác, người bệnh không có khả năng bảo vệ đường 
thở, khả năng ho khạc kém. Tụt huyết áp, huyết áp 
không ổn định. Rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim. 
Nguy cơ nôn mữa gây viêm phổi hít cao. Mới phẫu 
thuật vùng mặt hoặc đường tiêu hóa, chảy máu 
đường tiêu hóa trên nặng. Chấn thương đầu mặt. 
Bất thường vùng mũi họng. Suy đa cơ quan nặng. 
Rối loạn đông máu nặng
2.3. Chuẩn bị bệnh nhân:
Giải thích cho bệnh nhân (nếu bệnh nhân còn 
tỉnh táo) và gia đình/người đại diện hợp pháp của 
bệnh nhân về sự cần thiết và các nguy cơ của thở 
máy. Bệnh bệnh/đại diện của bệnh nhân ký cam kết 
thực hiện kỹ thuật. 
Tư thế bệnh nhân: nằm đầu cao 30 - 45 độ, nằm 
đầu bằng nếu tụt huyết áp. Thở máy tại giường 
bệnh.
Tiến hành cho bệnh nhân thở máy, giải thích cho 
bệnh nhân hiểu và hợp tác, sau đó úp mặt nạ miệng 
- mũi cho bệnh nhân, tay người thực hiện giữ mặt nạ 
sao cho vừa khít, kiểm tra hướng dẫn bệnh nhân thở 
theo máy , khi bệnh nhân thở theo máy, hợp tác tốt 
thì mới dùng dây cố định.
Đặt các thông số máy thở ban đầu: Các phương 
thức thở máy bao gồm CPAP, BiPAP, PSV. Cài đặt các 
thông số:
- FiO
2
 100% sau đó giảm dần để duy trì SpO
2
 ≥ 
92% 
- IPAP 8-12 cmH
2
O 
- EPAP 0-5 cmH2O 
- Áp lực hỗ trợ (PS) = IPAP - EPAP
- Áp lực chênh lệch giữa IPAP và EPAP nên duy trì 
khoảng 5cmH
2
O
Theo dõi:
- Mạch, huyết áp, điện tim (trên máy theo dõi), 
SpO
2
: thường xuyên. 
- Xét nghiệm khí máu: làm sau 03 giờ tùy theo 
tình trạng bệnh, làm cấp cứu khi có diễn biến bất 
thường. 
 - Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, 
báo động
Các tiêu chuẩn thất bại:
Các dấu chứng lâm sàng vẫn nặng lên, SpO
2
 < 
90% và PaCO
2
 tăng nhiều, xuất hiện chống chỉ định 
tuyệt đối hoặc biến chứng nặng. Nếu không thể tiến 
hành trong lần thở đầu tiên trong 2 giờ có nghĩa là 
NIV dung nạp kém. Sau bỏ máy nếu bệnh nhân có 
dấu hiệu suy hô hấp thì NIV nên được dừng lại.
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 
2017 đến tháng 5 năm 2018
Địa điểm nghiên cứu: Đơn vị Hồi sức cấp cứu - 
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
2.5. Phương pháp nghiên cứu: 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt 
ngang
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số 31 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được đưa 
vào nhóm nghiên cứu, thời gian từ tháng 9 năm 
2017 đến tháng 5 năm 2018 thỏa mãn các điều kiện 
đã nêu trên. 
Bệnh nhân được thở máy không xâm nhập cùng 
các thuốc điều trị cơ bản, bệnh nhân được theo dõi 
và kiểm tra khí máu động mạch sau 3 giờ để đánh 
giá kết quả điều trị và để điều chỉnh kịp thời các 
thông số máy thở.
25
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
 Thông số Số BN Giá trị
Giới tính Nữ 9 29,0 %
 Nam 22 71,0% 
 Tổng 31 100,0%
Độ tuổi Nhỏ nhất 40
Lớn nhất 92
Trung bình 66,5 (±16,2)
3.2. Tỷ lệ các bệnh suy hô hấp
Biểu đồ 1. Tỷ lệ (%) các bệnh suy hô hấp
3.3. Các thông số lâm sàng trước và sau thở máy không xâm nhập
Bảng 2. Các thông số lâm sàng trước và sau thở máy KXN
Thông số Trước thở KXN Sau thở KXN
Mức độ khó thở Khó thở nhẹ (%) 3,2 60,9
Khó thở vừa (%) 67,7 39,1
Khó thở nặng (%) 29,1 0
Huyết áp tâm thu
190 140
Mạch (lần/phút) 112,9 (±20,6)
37,4 (±0,7)
98,2 (±19,2)
Nhiêt độ (0C) 37,1 (±0,2)
Nhịp thở (lần/phút) 36,6 (±8,7) 28,9 (±6,4)
SpO
2 
(%) 82,5 (±14,1) 94,4 (±5,1)
26
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.4. Các thông số cận lâm sàng trước và sau thở máy không xâm nhập
Bảng 3. Các thông số cận lâm sàng trước và sau thở máy KXN
Các chỉ tiêu
Trước khi can thiệp (n = 31) Sau khi can thiệp (n = 31)
min max Trung bình
Độ 
lệch chuẩn
min max Trung bình
Độ 
lệch chuẩn
pH 7,2 7,5 7,4 0,1 7,3 7,5 7,4 0,1
pO
2 
(mmHg) 43,8 134,0 67,4* 25,7 58,4 334,0 125,9* 73,2
pCO
2 
(mmHg) 20,4 86,2 49,2* 16,3 33,4 99,6 52,8* 19,2
S
a
O
2 
(%) 61,2 98,9 88,0* 8,8 85,6 99,7 96,1* 4,5
(Ghi chú: * Có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%)
3.5. Kết quả điều trị
Bảng 4. Kết quả điều trị
Kết quả Thất bại Thành công Tổng số
Số bệnh nhân 6 25 31
Tỷ lệ % 19,4 80,6 100 
Chi-Squared: 0.0000*
(Ghi chú: * Có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%)
4. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 31 trường hợp suy hô hấp được 
thở máy không xâm nhập tại khoa Hồi sức cấp cứu 
từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 chúng 
thôi thấy có một số nhận xét sau:
Tuổi trung bình là 66,5 tuổi thấp nhất là 40 và 
cao nhất là 92 tương tự tác giả P. K. Plant và cs [4], 
Luarent Brochard và cs là 69 [3], đây là độ tuổi khá 
cao thường mắc nhiều bệnh trong đó có vấn đề hô 
hấp và tim mạch. Tỷ lệ nữ ở đây chiếm khá thấp 
chỉ 29% do phần lớn bệnh nghiên cứu là COPD đây 
là bệnh mà nam giới chiếm đa số. Nghiên cứu của 
chúng tôi có sự cải thiện đáng kể về triệu chứng lâm 
sàng cũng như cận lâm sàng, về áp suất riêng phần 
của oxy tăng từ 67,4 đến 125,9 mmHg khác với kết 
quả nghiên cứu của tác giả Luarent Brochard và cs, 
áp suất riêng phần của oxy đã tăng từ 39 đến 58 mm 
Hg trong nhóm điều trị tiêu chuẩn và từ 41 đến 66 
mm Hg trong nhóm thông khí không xâm lấn (không 
phải là sự khác biệt đáng kể). Hạ oxy máu nặng góp 
phần vào việc đặt nội khí quản ở 10 bệnh nhân trong 
nhóm điều trị chuẩn. Tuy nhiên, 2 trong số những 
bệnh nhân này cũng có độ pH thấp, là tiêu chí để đặt 
nội khí quản, và tốc độ dòng oxy cao hơn có thể có 
ảnh hưởng bất lợi đến áp suất riêng phần của carbon 
dioxide ở những bệnh nhân này. Do đó, mặc dù liệu 
pháp oxy có thể đã được tối ưu, chúng tôi không tin 
rằng yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc 
đặt nội khí quản cao hơn trong nhóm điều trị tiêu 
chuẩn. Trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh 
nhân có pH < 7,25 và có hạ oxy máu nặng là những 
tiêu chuẩn mà chúng tôi đã loại trừ và không đưa 
vào nghiên cứu do đó tạo nên sự khác biệt này.
Kết quả điều trị cho thấy trong nhóm nghiên cứu 
tỷ lệ thất bại phải đặt nội khí quản là 19,8% tương 
tự kết quả nghiên cứu của Luarent Brochard và cs 
“Việc sử dụng thở máy không xâm nhập làm giảm 
đáng kể nhu cầu đặt nội khí quản, 11 trong số 43 
bệnh nhân (26%) trong nhóm thở máy không xâm 
nhập phải đặt nội khí quản, so với 31 trong 42 (74%) 
và nhóm tác giả kết luận: Ở những bệnh nhân được 
chọn có đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 
thở máy không xâm nhập có thể làm giảm nhu cầu 
đặt nội khí quản, thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vong 
trong bệnh viện”. Tương tự nghiên cứu của Brochard 
và cs (Sept. 28) cho thấy sự giảm đáng kể về nhu cầu 
đặt nội khí quản ở những bệnh nhân bị bệnh phổi 
tắc nghẽn mãn tính được điều trị với thông khí áp 
lực dương không xâm lấn (26% trong số đó phải đặt 
nội khí quản), so với bệnh nhân được điều trị chuẩn 
(74% trong số đó phải đặt nội khí quản) và khẳng 
định rằng thông khí áp lực dương không xâm lấn có 
thể là một phương tiện hỗ trợ quan trọng trong việc 
kiểm soát đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 31 bệnh nhân suy hô hấp tại đơn 
vị Hồi sức cấp cứu, chúng tôi có kết quả như sau: Tỷ 
lệ thất bại phải đặt nội khí quản trong nghiên cứu là 
19,8%. Sử dụng thở máy không xâm nhập (NIV) giúp 
giảm tỷ lệ đặt nội khí quản cho bệnh nhân suy hô 
hấp cấp (ARF) trong ICU. 
27
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. Bộ Y tế (2014), Quy trình kỹ thuật thông khí không xâm 
nhập với hai mức áp lực dương. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật 
chuyên ngành Hồi sức - Cấp cứu và Chống độc. 83-85.
2. Nguyễn Gia Bình (2012), thông khí nhân tạo hai 
mức áp lực dương, kỹ thuật thở máy và hồi sức hô hấp, 
nhà xuất bản y học , trang 1-5. 
3. Luarent Brochard MD.(1995), Noninvasive 
ventilation for acute exacerbation of chronic obtructive 
pulmorary disease. The New England Journal of Medicine. 
333. 817-822.
4. P K Plant, J L Owen, M W Elliott (2000), Early use of 
non-invasive ventilation for acute exacerbations of chronic 
obstructive pulmonary disease on general respiratory 
wards: a multicentre randomised controlled trial. Lancet; 
355: 1931–35.
5. Ashfaq Hasan (2010), ―The Conventional Modes 
of Mechanical Ventilation‖, Understanding Mechanical 
Ventilation, Springer, Chapter 4, 71-113. 
6. Michael Lippmann (2008), ― Noninvasive Positive 
Pressure Ventilation‖, The washington manual of critical 
care, Lippincott williams and wilkins, 105-108. 
7. Robert C Hyzy (2012), [Internet], ―Modes of 
mechanical ventilation‖, [updated18.6.2012], Uptodate 
Reference. Available from: 
contents/modes-of-mechanicalventilation?source=sear
ch_result&search=ventilation&selectedTitle=2~1 50.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hieu_qua_dieu_tri_bang_tho_may_khong_xam_nhap_tre.pdf