Nghiên cứu hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu phối hợp với tế bào gốc từ mô mỡ tự thân trong điều trị vết thương mạn tính

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị vết thương mạn tính của huyết tương giàu tiểu cầu phối

hợp với tế bào gốc mỡ tự thân. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 30 bệnh nhân bị vết

thương mạn tính, điều trị nội trú tại Trung tâm Liền Vết thương, Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ

tháng 3 - 2016 đến 7 - 2017. Tất cả bệnh nhân được tiêm hỗn dịch huyết tương giàu tiểu cầu

và tế bào gốc mô mỡ tại chỗ vết thương, sau 1 tuần và 2 tuần lần lượt tiêm huyết tương giàu

tiểu cầu. Xác định một số đặc điểm lâm sàng tại chỗ vết thương, làm hóa mô miễn dịch phản

ứng PAS trước và sau ghép hỗn dịch. Kết quả: ghép huyết tương giàu tiểu cầu kết hợp với tế

bào gốc mô mỡ giúp kích thích quá trình liền vết thương: giảm dịch tiết, kích thích quá trình

biểu mô hóa, tạo tổ chức hạt. Số lượng mẫu có phản ứng PAS dương tính ở biểu bì và màng

đáy tăng. Hàm lượng MMP-12 có xu hướng giảm dần sau điều trị. Kết luận: huyết tương giàu

tiểu cầu phối hợp với tế bào gốc từ mô mỡ tự thân hỗ trợ quá trình liền vết thương mạn tính

thông qua cải thiện tình trạng bờ mép và nền vết thương mạn tính.

pdf 10 trang phuongnguyen 5620
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu phối hợp với tế bào gốc từ mô mỡ tự thân trong điều trị vết thương mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu phối hợp với tế bào gốc từ mô mỡ tự thân trong điều trị vết thương mạn tính

Nghiên cứu hiệu quả của huyết tương giàu tiểu cầu phối hợp với tế bào gốc từ mô mỡ tự thân trong điều trị vết thương mạn tính
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 89 
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA HUYẾT TƢƠNG GIÀU TIỂU CẦU 
PHỐI HỢP VỚI TẾ BÀO GỐC TỪ MÔ MỠ TỰ THÂN 
TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT THƢƠNG MẠN TÍNH 
Nguyễn Tiến Dũng1; Nguyễn Ngọc Tuấn1; Nguyễn Thành Chung2 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả điều trị vết thương mạn tính của huyết tương giàu tiểu cầu phối 
hợp với tế bào gốc mỡ tự thân. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 30 bệnh nhân bị vết 
thương mạn tính, điều trị nội trú tại Trung tâm Liền Vết thương, Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ 
tháng 3 - 2016 đến 7 - 2017. Tất cả bệnh nhân được tiêm hỗn dịch huyết tương giàu tiểu cầu 
và tế bào gốc mô mỡ tại chỗ vết thương, sau 1 tuần và 2 tuần lần lượt tiêm huyết tương giàu 
tiểu cầu. Xác định một số đặc điểm lâm sàng tại chỗ vết thương, làm hóa mô miễn dịch phản 
ứng PAS trước và sau ghép hỗn dịch. Kết quả: ghép huyết tương giàu tiểu cầu kết hợp với tế 
bào gốc mô mỡ giúp kích thích quá trình liền vết thương: giảm dịch tiết, kích thích quá trình 
biểu mô hóa, tạo tổ chức hạt. Số lượng mẫu có phản ứng PAS dương tính ở biểu bì và màng 
đáy tăng. Hàm lượng MMP-12 có xu hướng giảm dần sau điều trị. Kết luận: huyết tương giàu 
tiểu cầu phối hợp với tế bào gốc từ mô mỡ tự thân hỗ trợ quá trình liền vết thương mạn tính 
thông qua cải thiện tình trạng bờ mép và nền vết thương mạn tính. 
* Từ khóa: Vết thương mạn tính; Tế bào gốc mô mỡ; Huyết tương giàu tiểu cầu. 
Studying the Effects of Platelet Rich Plasma and Adipose Tissue-
Derived Stem Cells on Chronic Wound Treatment 
Summary 
Objectives: Evaluating the effects of combination of platelet rich plasma and adipose tissue-
derived stem cells on chronic wound treatment. Subjects and methods: Thirty patients with 
chronic wounds treated at Wound Healing Center, National Institute of Burns from March, 2016 
to July, 2017 were recuited for study. These patients were injected the combination of platelet 
rich plasma and adipose tissue-derived stem cells at wound bed around. After one and two 
weeks of platelet rich plasma and adipose tissue-derived stem cells injection, the patients were 
injected platelet rich plasma. We estimated some clinical signals of wound bed and evaluated 
periodic acid-schiff response before and after therapy. Results: Platelet rich plasma and adipose 
tissue-derived stem cells helped to improve the wound healing process: reduced exudate, 
promoted the epithelialization, granulation tissue; increased sample number of periodic acid-
schiff response at epiderma and basement membrane, reduced MMP-12 after therapy. 
Conclusion: The combination of platelet rich plasma and adipose tissue-derived stem cells 
stimulated wound healing process by improvement of wound edge and wound bed. 
* Keywords: Chronic wound; Adipose tissue-derived stem cells; Platelet rich plasma. 
1. Bệnh viện Bỏng Quốc Gia 
2. Học viện Quân y 
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Tiến Dũng (ntzung_3050@yahoo.com) 
Ngày nhận bài: 20/03/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 10/05/2019 
 Ngày bài báo được đăng: 22/05/2019 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 90 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vết thương mạn tính (VTMT) đang 
ngày càng gia tăng, tương ứng với tỷ lệ 
già hóa dân số và biểu hiện lâm sàng rất 
đa dạng, đặc điểm bệnh lý ở mỗi bệnh 
nhân (BN) khác nhau. Tại Mỹ, VTMT ảnh 
hưởng tới khoảng 3 - 6 triệu người với tỷ 
lệ người > 65 tuổi chiếm 85%. Chi phí 
điều trị VTMT ước tính hàng năm khoảng 
3 tỷ USD [1, 2]. 
VTMT có đặc trưng cơ bản là rối loạn 
quá trình tái tạo phục hồi trên nền bệnh lý 
toàn thân. Điều trị VTMT vẫn được coi là 
một thách thức của y học. Việc điều trị 
thường phức tạp, kéo dài, tốn kém và đòi 
hỏi sự phối hợp của nhiều chuyên ngành 
nội khoa, ngoại khoa khác nhau. Hỗ trợ tế 
bào và các thành phần thúc đẩy quá trình 
tăng sinh và biệt hóa mô tại chỗ VTMT là 
một hướng điều trị mới tại trung tâm liền 
vết thương các nước phát triển. Hiện nay, 
trên thế giới có nhiều nghiên cứu sử dụng 
huyết tương giàu tiểu cầu hoặc tế bào 
gốc (TBG) từ mô mỡ tự thân để điều trị 
VTMT cho kết quả khả quan. Việc phối 
hợp ghép khối mỡ và huyết tương giàu 
tiểu cầu được cho là sẽ tạo nên tác động 
kép thúc đẩy quá trình liền vết thương. 
Các yếu tố tăng trưởng của tiểu cầu thúc 
đẩy một loạt quá trình sắp xếp và sửa 
chữa như tăng thành phần trung mô và 
TBG tại vết thương. Sử dụng tiêm kết 
hợp TBG thu nhận từ mô mỡ và huyết 
tương giàu tiểu cầu điều trị VTMT cho 
thấy huyết tương giàu tiểu cầu làm tăng 
tỷ lệ sống sót của mô mỡ hình thành sau 
khi ghép tế bào, tăng cường sản xuất 
collagen dưới da, giúp tăng cường khả 
năng tái tạo da, thúc đẩy quá trình liền vết 
thương [3, 4, 5]. 
Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu 
hệ thống về phối hợp của hai liệu pháp 
này trong điều trị vết thương nói chung, 
VTMT tính nói riêng. Do đó, chúng tôi tiến 
hành đề tài nhằm với mục tiêu: Đánh giá 
hiệu quả điều trị của liệu pháp phối hợp 
huyết tương giàu tiểu cầu kết hợp với 
TBG từ mô mỡ tự thân trong điều trị 
VTMT. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
 30 BN bị VTMT do các nguyên nhân 
khác nhau, vào điều trị nội trú tại Khoa 
Liền Vết Thương, Bệnh viện Bỏng Quốc 
gia từ tháng 3 - 2016 đến 07 - 2017. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN bị 
VTMT, theo định nghĩa của Gerald S và 
CS (1994) [6]. BN ≥ 16 tuổi, tình nguyện 
viết đơn tham gia nghiên cứu. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có HIV, HBV, 
HCV và giang mai dương tính với test 
nhanh (làm khi nghi ngờ). BN trong trạng 
thái toàn thân nặng, cần hồi sức tích cực 
(hồi sức tuần hoàn, hô hấp, nhiễm khuẩn 
huyết). BN có vết thương do xạ trị, bị 
vết thương do ung thư. Phụ nữ có thai, 
cho con bú. BN không đồng ý tham gia 
nghiên cứu. 
* Nguyên vật liệu nghiên cứu: bộ kít để 
tách chiết huyết tương giàu tiểu cầu và bộ 
kít để tách chiết TBG từ mô mỡ (Công ty 
Genne World sản xuất). 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
 Nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước 
sau trên từng BN, đánh giá tính an toàn 
và hiệu quả của liệu pháp. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 91 
* Điều trị toàn thân: 
BN được điều trị các bệnh lý toàn thân, 
bệnh lý kết hợp. Kết hợp các biện pháp 
nâng đỡ cơ thể, vật lý trị liệu và phục hồi 
chức năng. 
* Chuẩn bị hỗn dịch TBG từ mô mỡ + 
huyết tương giàu tiểu cầu: 
Chuẩn bị BN như một cuộc phẫu thuật, 
tiến hành kỹ thuật tại phòng mổ và buồng 
kỹ thuật. Lấy máu ngoại vi, tách huyết 
tương giàu tiểu cầu bằng bộ kít của Công 
ty GeneWorld. Lấy mô mỡ theo phương 
pháp Coleman ở vùng bụng hoặc bẹn đùi. 
Tách TBG từ mô mỡ từ khối mỡ thu được 
bằng bộ kít TBG từ mô mỡ (Ccông ty 
Genne World). Tạo hỗn dịch TBG từ mô 
mỡ + huyết tương giàu tiểu cầu bằng 
cách trộn hỗn dịch giàu TBG từ mô mỡ và 
huyết tương giàu tiểu cầu theo tỷ lệ 1:1 
trong một ống nghiệm lớn, sau đó lắc đều 
đến khi nhận được hỗn dịch có màu vàng 
đặc trưng. 
* Điều trị vết thương bằng TBG từ mô 
mỡ + huyết tương giàu tiểu cầu: 
Chuẩn bị nền ghép, bảo đảm vết 
thương không còn hoại tử, không viêm 
cấp tính. Tiến hành tiêm hỗn dịch TBG từ 
mô mỡ + huyết tương giàu tiểu cầu tại 
chỗ VTMT theo quy trình. Thay băng 
hàng ngày. Chăm sóc, theo dõi, xử lý tai 
biến hoặc tác dụng không mong muốn. 
Sau 7 ngày và 14 ngày, tiến hành tiêm 
nhắc lại tại chỗ VTMT bằng huyết tương 
giàu tiểu cầu. Tiến hành thay băng hàng 
ngày tới khỏi (nếu vết thương nhỏ) và 
phẫu thuật che phủ vết thương khi có chỉ 
định. 
* Phương pháp nghiên cứu lâm sàng: 
Tại các thời điểm T0 khi BN mới vào 
viện, trước khi tiến hành tiêm hỗn dịch 
TBG từ mô mỡ + huyết tương giàu tiểu 
cầu (T1), sau khi tiêm TBG từ mô mỡ + 
huyết tương giàu tiểu cầu 7 ngày (T2), và 
14 ngày (T3) tiến hành: 
- Đánh giá diễn biến lâm sàng toàn 
thân: diễn biến toàn thân và các cơ quan. 
- Đánh giá diễn biến lâm sàng tại chỗ: 
theo dõi hàng ngày tại chỗ vết thương, so 
sánh triệu chứng tại các thời điểm nghiên 
cứu: tình trạng bờ mép vết thương, nền 
vết thương; diện tích, độ sâu tổn thương; 
tình trạng dịch xuất tiết, dịch mủ; tình 
trạng biểu mô hóa; thời gian xuất hiện 
biểu mô hoá; thời gian vết thương khỏi 
hoàn toàn; các biện pháp can thiệp sau 
khi tiến hành trị liệu: tỷ lệ can thiệp phẫu 
thuật, phương pháp phẫu thuật, kết quả 
phẫu thuật. 
 * Phương pháp nghiên cứu cận lâm 
sàng: tại các thời điểm trước T1, T2 và 
T3: 
- Tiến hành phản ứng PAS (Periodic 
SchiffAcid) để đánh giá khả năng tổng 
hợp mucopolysacharid (MPS) của nguyên 
bào sợi, thực hiện tại Viện 69, Bộ Tư lệnh 
Bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
 * Xử lý số liệu: 
Kết quả nghiên cứu thu được trước và 
sau điều trị sẽ so sánh để xác định hiệu 
quả của biện pháp điều trị. Số liệu thu 
được xử lý bằng phần mềm Stata 12.0. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm BN nghiên cứu. 
 30 BN nghiên cứu có tuổi trung bình 
45,2 ± 14,2, tỷ lệ nam/nữ 2,75. 66,7% BN 
bị hạ liệt do chấn thương cột sống, dị 
dạng mạch tủy, lao cột sống, thoát vị đĩa 
đệm. 20% BN bị bệnh tiểu đường. 10% 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 92 
BN bị bệnh tim mạch và 6,7% BN bị bệnh 
mạch máu chi dưới. Thời gian tồn tại vết 
thương trung bình 6,3 ± 1,5 tháng. Diện 
tích vết thương trung bình 39,23 ± 9,18 
cm2 (15 - 150 cm2). Số lượng vết thương 
trung bình/BN 1,53 ± 0,37 (trong đó, đa 
số BN có 1 vết thương [73,3%]). Vết 
thương gặp chủ yếu ở vùng cùng cụt 
(66,7%), ụ ngồi (20%), gót chân (16,7%) 
và mấu chuyển (13,3%). 
2. Diễn biến lâm sàng tại chỗ VTMT. 
Bảng 1: Mức độ dịch tiết tại các thời điểm nghiên cứu (n = 30). 
Thời điểm 
Mức độ dịch tiết 
Nhiều (n, %) Vừa (n, %) Ít (n, %) 
T0 17 (56,7%) 11 (36,6%) 2 (6,7%) 
T1 15 (50%) 13 (43,3%) 2 (6,7%) 
T2 0 19 (63,3%) 11 (36,7%) 
T3 0 6 (20%) 24 (80%) 
Thời điểm T0, T1: VTMT đều tiết dịch vừa và nhiều. Thời điểm T2, T3: mức độ tiết 
dịch nhiều không còn; dịch tiết ít và vừa tăng đáng kể. 
Bảng 2: Diễn biến lâm sàng bờ mép VTMT sau ghép huyết tương giàu tiểu cầu + 
TBG từ mô mỡ. 
Tính chất tổn thƣơng 
Thời điểm 
T0 T1 T2 T3 
Bờ mép thâm nhiễm cứng, xơ chai 22 15 6 5 
Biểu mô hóa từ mép vết thương 12 14 23 27 
Dị ứng 0 0 0 0 
Viêm nề, xung huyết da lành sát vết thương 10 5 0 0 
Hoại tử thứ phát 0 0 0 0 
Tỷ lệ VTMT có bờ mép xơ chai, thâm nhiễm cứng giảm dần theo thời gian. Bờ mép 
ít gặp biểu mô hóa, chủ yếu với biểu hiện bờ mép bám đáy vết thương, nhưng không 
biểu mô hoặc cuộn mép vết thương (7 BN); bờ mép có đường hầm hoặc hàm ếch 
(12 BN). Sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu + TBG từ mô mỡ, tỷ lệ VTMT có biểu 
mô hóa tăng lên rõ rệt. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 93 
Bảng 3: Diễn biến lâm sàng nền tổn thương. 
 Thời gian 
Tại chỗ vết thƣơng 
T0 T1 T2 T3 
Giả mạc, hoại tử 23 19 9 6 
Lô gân cơ xương 18 18 7 3 
Tính chất mô hạt: 
 Chưa có mô hạt 10 12 0 0 
 Mô hạt xấu 16 10 7 2 
 Mô hạt trung bình 4 8 13 11 
 Mô hạt đẹp 0 10 17 
Trước ghép huyết tương giàu tiểu cầu + TBG từ mô mỡ, 100% VTMT vẫn còn giả 
mạc (không còn mô hoại tử), tuy nhiên vết thương có mô hạt phù nề vẫn chiếm tỷ lệ 
cao, vẫn còn vết thương chưa có mô hạt. Tỷ lệ vết thương có mô hạt đỏ đẹp tăng theo 
thời gian sau nghiên cứu. Tình trạng lộ gân cơ xương, nền tổn thương giảm đáng kể 
sau 2 tuần nghiên cứu. 
Ảnh 1: Hình ảnh tổn thương mắt cá ngoài 
chân trái do tỳ đè độ 3 thời điểm trước 
nghiên cứu: vết thương tiết dịch vừa, 
màu trắng đục, có giả mạc. Tổ chức hạt 
xấu (BN Phan Đình U, 55t, ID 0762). 
Ảnh 2: Hình ảnh tổn thương sau 1 tuần 
nghiên cứu: tiết dịch ít, không còn giả mạc. 
Mô hạt đỏ hơn, bờ mép vết thương không 
còn viêm nề, xơ chai. 
Ảnh 3: Hình ảnh tổn thương sau 2 tuần 
nghiên cứu: vết thương khô, không có giả 
mạc. Mô hạt đẹp, bằng phẳng, rớm máu 
đều. Biểu mô xung quanh bờ mép. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 94 
Biểu đồ 1: Tỷ lệ % diện tích vết thương giảm dần theo thời gian. 
Tỷ lệ % diện tích vết thương giảm sau khi ghép huyết tương giàu tiểu cầu + TBG từ 
mô mỡ rõ rệt. 
Bảng 4: Thay đổi diện tích và tốc độ biểu mô hóa của VTMT. 
Trị giá 
Thời điểm 
p 
T0 T1 T2 T3 
Diện tích vết thương (cm
2
) 39,23 ± 12,3 30,1 ± 15,6 24,3 ± 16,7 20,7 ± 13,3 pT3/T1p < 0,05 
pT1/T0 > 0,05 
Tốc độ biểu mô (cm
2
/ngày) 0,78 0,77 0,8 
Kích thước vết thương sau ghép huyết tương giàu tiểu cầu + TBG từ mô mỡ giảm 
rõ rệt theo thời gian. Tuy nhiên, tốc độ biểu mô hóa ở các thời điểm không có sự khác biệt. 
Bảng 5: Phương pháp điều trị sau tiêm huyết tương giàu tiểu cầu + TBG từ mô mỡ. 
Chỉ tiêu theo dõi 
Thay băng 
Phẫu thuật (n = 26) 
Chuyển vạt (n =22) 
Ghép da 
Khỏi kỳ đầu Khỏi kỳ hai 
Số lượng 4 20 2 4 
Tỷ lệ % 13,3 66,7 6,7 13,3 
* Số ngày điều trị khỏi: thấp nhất: 15 ngày, cao nhất 65 ngày; trung bình 35,7 ± 16,9 ngày. 
Thời điểm 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 95 
3. Diễn biến hóa mô (PAS) của VTMT. 
Bảng 6: Số lượng mẫu có phản ứng PAS dương tính. 
Thời gian 
Vùng tổn thƣơng 
Biểu bì Màng đáy Chân bì 
 Lần 1 Mất biểu bì Mất màng đáy 30 
Lần 2 6 6 30 
Lần 3 15 15 30 
Lần 4 20 22 30 
Số lượng mẫu có phản ứng PAS dương tính ở biểu bì và màng đáy tăng, biểu hiện 
vết thương có hiện tượng biểu mô hóa từ bờ mép. 
Hình 1: Phản ứng PAS mô liên kết trung 
bì sau 2 tuần điều trị, chất MPS đậm độ 
nhiều, bắt màu đậm. 
Hình 2: Phản ứng PAS biểu bì và màng 
đáy sau 2 tuần điều trị. Màng đáy dày, rõ, 
biểu bì đủ các lớp. Chất MPS đậm độ 
dày, bắt màu đậm. 
Hình 3: Phản ứng PAS sau 
3 tuần điều trị. 
Hình 4: Phản ứng PAS ở mô liên kết trung bì. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 96 
BÀN LUẬN 
1. Tác dụng tình trạng viêm tại chỗ 
VTMT. 
Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu 
cầu + TBG từ mô mỡ điều trị VTMT có 
tác dụng làm giảm viêm, biểu hiện: 
BN trong nghiên cứu đều có VTMT biểu 
hiện viêm kéo dài như bờ mép biểu hiện 
xơ chai, nền vết thương nhiều giả mạc, 
dịch xuất tiết nhiều. Sau khi áp dụng liệu 
pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, 
sau 1 - 2 tuần, biểu hiện viêm tại chỗ 
giảm rõ rệt. Số lượng dịch tiết giảm, số 
vết thương dịch tiết ít tăng đáng kể, 
không còn vết thương có dịch tiết nhiều. 
Tình trạng vết thương có giả mạc cũng 
giảm (p < 0,05). Viêm mạn tính còn biểu 
hiện bằng hiện tượng bờ mép vết thương 
xơ chai, thâm nhiễm do tăng lắng đọng 
chất nền ngoại bào và suy giảm sửa chữa 
tái tạo [9]. Trong nghiên cứu, sau điều trị 
bằng liệu pháp 1 và 2 tuần, không thấy 
vết thương bị hoại tử, vết thương có bờ 
mép thâm nhiễm giảm rõ rệt. 
2. Tác dụng lên khả năng tổng hợp 
mucopolysaccharid (đánh giá thông 
qua phản ứng PAS). 
Dưới kính hiển vi quang học, chất căn 
bản liên kết không có cấu trúc. Chất căn 
bản mô liên kết chính thức là một chất vô 
định hình, đồng nhất, trong suốt, làm nền 
cho tế bào với các phân tử sợi, có tính 
nhờn với hàm lượng nước và chất điện 
giải tương đương với máu. Thành phần 
cấu tạo chủ yếu của chất căn bản liên kết 
là: (1) Glycosaminoglycan; (2) Glycoprotein 
cấu trúc; (3) Nước và muối vô cơ tạo 
thành dịch mô. Glycosaminoglycans (GAG, 
còn gọi là mucopolysaccharid - MPS) là 
chuỗi polysaccharide thường gắn với 
protein để tạo phân tử proteoglycan. MPS 
- phần polysaccharid của proteoglycan - 
thành phần chính của chất nền ngoại bào, 
có vai trò quan trọng trong quá trình liền 
vết thương. Axít hyaluronic (MPS không 
được sulfat hóa) kích thích yếu tố tái tạo 
mô, ức chế tổng hợp proteoglycan, ảnh 
hưởng đến di chuyển tế bào để tạo mô 
hạt. Nó còn tạo ra khoảng cách giữa các 
tơ collagen với tế bào bằng khả năng 
thủy hợp lớn.... Chondroitin sulfat làm 
tăng quá trình polymer hóa monomer 
collagen. Heparan sulfat có tác dụng gắn 
dính tế bào với chất nền tảng tại vết 
thương. Ở lần xét nghiệm đầu tiên, trước 
điều trị liệu pháp huyết tương giàu tiểu 
cầu + TBG từ mô mỡ, tại VTMT không có 
hiện tượng biểu mô hóa, do vậy vắng 
thành phần của biểu bì, gây phản ứng 
PAS âm tính. Sau 7 ngày điều trị bằng 
liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu 
phối hợp với TBG từ mô mỡ, bắt đầu có 
hiện tượng biểu mô hóa từ bờ mép, xuất 
hiện phản ứng PAS dương tính ở biểu bì 
và màng đáy. Mức độ phản ứng PAS 
(phản ánh hàm lượng MPS) tăng mạnh từ 
lần xét nghiệm 2 ở biểu bì và cả ở chân 
bì (p < 0,01). Sau 2 - 3 tuần, vết thương 
có hàm lượng MPS ở biểu bì và màng 
đáy rõ, chân bì tăng cao hơn. Như vậy, 
liệu pháp tiêm hỗn dịch huyết tương giàu 
tiểu cầu với TBG từ mô mỡ làm tăng hàm 
lượng MPS, giúp biểu mô hóa bền vững. 
3. Tác dụng kích thích tái tạo biểu mô 
hóa và thu hẹp kích thƣớc vết thƣơng. 
Tác dụng kích thích liền vết thương 
trên lâm sàng: kết quả nghiên cứu cho 
thấy vết thương trước điều trị bằng huyết 
tương giàu tiểu cầu + TBG từ mô mỡ 
trong tình trạng rối loạn quá trình tái tạo 
và biểu mô hóa (bờ mép vết thương 
không có hiện tượng biểu mô, ranh giới 
bờ mép với da lành rõ ràng. Rối loạn tái 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 97 
tạo biểu hiện nền vết thương không có 
mô hạt, nhiều giả mạc, lộ gân cơ xương). 
Sau khi áp dụng liệu pháp, biểu mô hóa 
từ bờ mép rõ rệt, làm thay đổi tính chất 
bờ mép thâm nhiễm (một số vết thương 
trở nên mềm mại) góp phần làm thu hẹp 
đáng kể diện tích (p < 0,05). Vết thương 
dần xuất hiện mô hạt đỏ đẹp hơn, 100% 
vết thương đều có mô hạt. Sau 2 tuần, số 
mô hạt đẹp tăng lên rõ rệt. Mô hạt được 
tạo thành, dần phủ kín gân, cơ (số vết 
thương lộ gân cơ giảm rõ rệt so với trước 
điều trị). Tính chất hàm ếch ở một số vết 
thương có xu hướng thu hẹp dần. Hiện 
nay, có nhiều nghiên cứu về vai trò của 
TBG từ mô mỡ đối với quá trình liền vết 
thương, đặc biệt VTMT. ASC giải phóng 
cytokine, yếu tố tăng trưởng và phân tử 
hoạt tính sinh học có hiệu quả paracrine 
để đáp ứng các tín hiệu vi môi trường tại 
chỗ. Các yếu tố này có thể làm trung gian 
cho cơ chế chính tiềm ẩn khả năng phục 
hồi và sửa chữa của những tế bào này 
[11]. Mô mỡ chứa TBG trung mô giúp 
thúc đẩy quá trình liền vết thương như 
kích thích tạo mô hạt, kích thích tạo 
nguyên bào sợi, biểu mô hoá vết thương. 
TBG từ mô mỡ tiết ra các yếu tố, bao 
gồm IL-6, VEGF-α, EGF, KGF1 và TGF-β3, 
stromal cell-derived factor 1, ILGF (insulin-
like growth factor-1), angiopoietin-1 
kích thích đại thực bào, keratinocytes, 
NBS da và các tế bào nội mạc di cư, tăng 
sinh, sản xuất collagen và fibronectin, tạo 
thuận lợi cho hình thành mạch và giảm 
apoptosis [12, 13]. 
TBG từ mô mỡ có tiềm năng lớn trong 
sử dụng liệu pháp TBG. Tuy nhiên, sau 
khi cấy ghép, TBG từ mô mỡ phải đối mặt 
với một môi trường phức tạp và không 
thuận lợi, trong đó tình trạng thiếu oxy 
cục bộ, stress oxy hóa và viêm có thể dẫn 
đến mất hoặc chết tế bào ở quy mô lớn. 
Hơn nữa, tính chất phát triển của TBG từ 
mô mỡ chịu ảnh hưởng bởi toàn trạng 
của người bệnh. Do đó, cần cải thiện 
đáng kể phương pháp tiếp cận bằng cách 
bổ sung các yếu tố làm tăng tồn tại, tăng 
sinh và biệt hóa TBG từ mô mỡ. Phối hợp 
TBG mô mỡ với huyết tương giàu tiểu 
cầu (một vật liệu sinh học) điều trị tại chỗ 
VTMT có tác dụng kép, thúc đẩy liền vết 
thương, giúp vết thương có thể liền hoặc 
cải thiện môi trường vết thương, tạo điều 
kiện cho can thiệp phẫu thuật che phủ 
thành công. Đây là một hướng đi mới, 
khoa học, thể hiện một cách tiếp cận đầy 
hứa hẹn trong nhiều lĩnh vực y học tái 
tạo, lĩnh vực điều trị vết thương. 
* Một số điểm hạn chế của nghiên cứu: 
Đối tượng nghiên cứu không thực sự 
đồng nhất, do BN bị VTMT thường có một 
hoặc nhiều bệnh lý nền ở các giai đoạn 
bệnh khác nhau, vị trí của vết thương 
cũng khác nhau, độ sâu khác nhau. Do 
vậy, việc triển khai nghiên cứu lâm sàng 
có nhóm đối chứng khó khả thi, do không 
tìm được nhóm nghiên cứu đối chứng 
đồng nhất về đặc điểm nghiên cứu. Trong 
nghiên cứu này, chúng tôi triển khai 
nghiên cứu dọc không có nhóm đối 
chứng, một phương pháp được nhiều tác 
giả trên thế giới thực hiện khi đánh giá 
hiệu quả của phương pháp điều trị trên 
nhóm BN VTMT, đó là nghiên cứu dọc so 
sánh trước và sau điều trị. Tuy nhiên, 
phương pháp nghiên cứu này đặt ra cần 
phải có những tiêu chuẩn và chỉ tiêu 
nghiên cứu chặt chẽ và thống nhất trong 
suốt quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên 
cứu đã triển khai trong thời gian dài. Mặc 
dù vậy, chúng tôi nhận thấy để làm sáng 
tỏ vai trò của huyết tương giàu tiểu cầu + 
TBG từ mô mỡ, cần tiếp tục nghiên cứu 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2019 
 98 
thêm hiệu quả của biện pháp điều trị trên 
những nhóm BN có VTMT cụ thể như 
nhóm BN có vết loét do tỳ đè, loét do tiểu 
đường, loét do bệnh lý tĩnh mạch... trong 
những nghiên cứu tiếp theo. 
KẾT LUẬN 
 Qua điều trị bằng hỗn dịch huyết 
tương giàu tiểu cầu + TBG từ mô mỡ cho 
30 BN có VTMT được chăm sóc và điều 
trị các bệnh lý nền theo phác đồ tại Trung 
tâm Liền Vết thương, Bệnh viện Bỏng 
Quốc gia từ tháng 3 - 2016 đến 07 - 2017, 
chúng tôi rút ra một số kết luận: 
Sau trị liệu bằng hỗn dịch huyết tương 
giàu tiểu cầu + TBG từ mô mỡ, chúng tôi 
nhận thấy quá trình liền vết thương tại 
chỗ VTMT được thúc đẩy thông qua: 
- Tình trạng bờ mép VTMT được cải 
thiện: biểu mô hóa xuất hiện tại bờ mép 
vết thương. Các biểu hiện bờ mép xơ 
chai, bờ mép tăng sản giảm dần và trở về 
bình thường sau điều trị. 
- Nền VTMT: mô hạt đỏ đẹp xuất hiện, 
VTMT giảm tiết dịch. Diện tích VTMT 
giảm dần sau điều trị. 
- Số lượng các mẫu có phản ứng PAS 
dương tính ở biểu bì và màng đáy tăng, 
biểu hiện VTMT có hiện tượng biểu mô 
hóa từ bờ mép vết thương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Mathieu D, Linke J.C, Wattel F. Non-
healing wounds. Handbook on Hyperbaric 
Medicine, Mathieu D.E. Netherlands: Springer. 
2006, pp.401-427. 
2. Menke N.B, Ward K.R, Witten T.M, 
Bonchev D.G, Diegelmann R.F. Impaired wound 
healing. Clin Dermatol. 2007, 25, pp.19-25. 
3. Baer P.C. Adipose-derived mesenchymal 
stromal/stem cells: An update on their 
phenotype in vivo and in vitro. World J Stem 
Cells. 2014, 6, pp.256-265. 
4. Bhang S.H, Park J, Yang H.S, Shin J, 
Kim B.S. Platelet-rich plasma enhances the 
dermal regeneration efficacy of human adipose- 
derived stromal cells administered to skin 
wounds. Cell Transplant. 2013, 22, pp.437-445. 
5. Caplan A.I. Why are MSCs therapeutic? 
New data: New insight. J Pathol. 2009, 217, 
pp.318-324. 
6. Gerald S. Lazarus, Diane M. Cooper, 
David R. Knighton et al. Definition and 
guideline for assessment of wounds and 
evaluation of healing. Wound Repair and 
Reneration. 1994, 2 (3), pp.165-170. 
7. Davis S.C, Ricotti C, Cazzaniga A, 
Welsh E, Eaglstein W.H, Mertz PM. Microscopic 
and physiologic evidence for biofilm-associated 
wound colonization in vivo. Wound Repair 
Regen. 2008, 16, pp.23-29. 
8. Nambu M, Ishihara M, Nakamura S et 
al. Enhanced healing of mitomycin C-treated 
wounds in rats using inbred adipose tissue-
derived stromal cells within an atelocollagen 
matrix. Wound Repair Regen. 2007, 15, 
pp.505-510. 
9. Diegelmann R.F, Evans M.C. Wound 
healing: An overview of acute, fibronetic and 
delayed healing. Frontiers in Bioscience. 9, 
pp.283-289. 
10. Gimble J.M, Katz A.J, Bunnell B.A. 
Adipose-derived stem cells for regenerative 
medicine. Circ Res. 2007, 100, pp.1249-1260. 
11. Tobita M, Tajima S, Mizuno H. Adipose 
tissue-derived mesenchymal stem cells and 
platelet-rich plasma: stem cell transplantation 
methods that enhance stemness. Stem Cell 
Res Ther. 2015, Nov 5, 6, p.215. 
12. Ennis W.J, Sui A, Bartholomew A. 
Stem cells and healing: Impact on inflammation. 
Adv Wound Care. 2013, 2, pp.369-378. 
13. Hocking A.M, Gibran N.S. Mesenchymal 
stem cells: paracrine signaling and differentiation 
during cutaneous wound repair. Exp Cell 
Res. 2010, 316, pp.2213-2219. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hieu_qua_cua_huyet_tuong_giau_tieu_cau_phoi_hop_v.pdf