Nghiên cứu hiệu quả corticoid liều cao trong bệnh lý thị thần kinh do chấn thương

Từ tháng 3/2003 đến tháng 3/2004 tại bệnh viện Chợ Rẫy, 47 bệnh nhân (47

mắt) bệnh lý thị thần kinh do chấn thương nhập viện, trong đó có 39 ca được điều trị

Corticoid liều cao. Tỷ lệ tương quan giữa bệnh lý thị thần kinh do chấn thương so với

chấn thương đầu mặt nhập viện là 0,32%. Trong đó 44 nam, 3 nữ, tuổi trung bình 30

tuổi (thay đổi từ 13 -55 tuổi), 18 mắt phải và 29 mắt trái, tai nạn giao thông 46 ca

(97,9%) chủ yếu do xe máy. Thời gian phát hiện trung bình là 20 giờ và thời gian bắt

đầu điều trị trung bình là 37 giờ. Thị lực giảm nghiêm trọng: 76,6% ST(-), 85% thị lực

ST(-) và ST(+). Các chấn thương TMH (51,1%), RHM (40,4%), sọ não (38,3%) đi kèm.

CTscan đầu và hốc mắt phát hiện gãy xương hốc mắt 19 ca (40,4%), ống thị giác 6 ca

(15%). Điều trị Corticoid liều cao (Methyl-prednisolone IV liều 500 mg - 1999

mg/ngày) 39 ca hiệu quả hơn không dùng Corticoid liều cao 8 ca (không điều trị hay

dùng liều < 500mg).="" tỷ="" lệ="" phục="" hồi="" trong="" nhóm="" điều="" trị="" corticoid="" liều="" cao="" là="">

biến chứng thấp gặp 2 ca tăng đường huyết (5,1%). Điều trị sớm trong vòng 8 giờ sau

chấn thương có tỷ lệ hồi phục cao hơn. Yếu tố tiên lượng không hồi phục: thị lực ban

đầu từ ST(-), vết thương phần mềm: vết thương rách, mức độ 4, và không có kết quả sau

48 giờ điều trị Corticoid liều cao.

Đối với bệnh lý thị thần kinh do chấn thương, tỷ lệ phục hồi trong nhóm điều trị

Corticoid liều cao là 38,5%, biến chứng thấp, điều trị Corticoid liều cao có hiệu quả

hơn không điều trị Corticoid liều cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<>

pdf 10 trang phuongnguyen 5740
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiệu quả corticoid liều cao trong bệnh lý thị thần kinh do chấn thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hiệu quả corticoid liều cao trong bệnh lý thị thần kinh do chấn thương

Nghiên cứu hiệu quả corticoid liều cao trong bệnh lý thị thần kinh do chấn thương
 77
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CORTICOID LIỀU CAO 
TRONG BỆNH LÝ THỊ THẦN KINH DO CHẤN THƯƠNG 
LÊ MINH TUẤN, PHẠM THANH DŨNG, MAI NGỌC QUẾ. 
Khoa Mắt Bệnh viện Chợ Rẫy 
TÓM TẮT 
Từ tháng 3/2003 đến tháng 3/2004 tại bệnh viện Chợ Rẫy, 47 bệnh nhân (47 
mắt) bệnh lý thị thần kinh do chấn thương nhập viện, trong đó có 39 ca được điều trị 
Corticoid liều cao. Tỷ lệ tương quan giữa bệnh lý thị thần kinh do chấn thương so với 
chấn thương đầu mặt nhập viện là 0,32%. Trong đó 44 nam, 3 nữ, tuổi trung bình 30 
tuổi (thay đổi từ 13 -55 tuổi), 18 mắt phải và 29 mắt trái, tai nạn giao thông 46 ca 
(97,9%) chủ yếu do xe máy. Thời gian phát hiện trung bình là 20 giờ và thời gian bắt 
đầu điều trị trung bình là 37 giờ. Thị lực giảm nghiêm trọng: 76,6% ST(-), 85% thị lực 
ST(-) và ST(+). Các chấn thương TMH (51,1%), RHM (40,4%), sọ não (38,3%) đi kèm. 
CTscan đầu và hốc mắt phát hiện gãy xương hốc mắt 19 ca (40,4%), ống thị giác 6 ca 
(15%). Điều trị Corticoid liều cao (Methyl-prednisolone IV liều 500 mg - 1999 
mg/ngày) 39 ca hiệu quả hơn không dùng Corticoid liều cao 8 ca (không điều trị hay 
dùng liều < 500mg). Tỷ lệ phục hồi trong nhóm điều trị Corticoid liều cao là 38,5%, 
biến chứng thấp gặp 2 ca tăng đường huyết (5,1%). Điều trị sớm trong vòng 8 giờ sau 
chấn thương có tỷ lệ hồi phục cao hơn. Yếu tố tiên lượng không hồi phục: thị lực ban 
đầu từ ST(-), vết thương phần mềm: vết thương rách, mức độ 4, và không có kết quả sau 
48 giờ điều trị Corticoid liều cao. 
Đối với bệnh lý thị thần kinh do chấn thương, tỷ lệ phục hồi trong nhóm điều trị 
Corticoid liều cao là 38,5%, biến chứng thấp, điều trị Corticoid liều cao có hiệu quả 
hơn không điều trị Corticoid liều cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
 Những năm gần đây, tai nạn giao 
thông trở thành vấn đề nghiêm trọng (đặc 
biệt do xe máy), được cả xã hội quan 
tâm. Điều này dẫn đến tăng tỷ lệ bệnh 
chấn thương do tai nạn giao thông để lại 
hậu quả nặng nề cho bản thân, gia đình 
và xã hội, trong đó có bệnh lý thị thần 
kinh do chấn thương (Traumatic optic 
neuropathy)[1]. Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi 
tiếp nhận và điều trị các chấn thương đầu 
mặt, đặc biệt các chấn thương do tai nạn 
giao thông. Bệnh lý thị thần kinh do chấn 
thương xảy ra không nhiều chiếm tỷ lệ 
khoảng 1% trong các chấn thương đầu 
 78
mặt[2], mức độ giảm thị lực sau chấn 
thương có thể khác nhau, trong đó 
khoảng trên 50% bệnh nhân với thị lực 
ST(+) hoặc ST(-)[3][4], là một nguyên 
nhân đáng kể của sự mất thị lực vĩnh 
viễn. Với sự thăm khám lâm sàng cẩn 
thận việc chẩn đoán bệnh có thể tiến 
hành sớm, nhưng vấn đề xử trí hãy còn 
gặp nhiều khó khăn, còn đang bàn cãi 
với những trường phái khác nhau: không 
điều trị, điều trị với Corticoid liều cao, 
phẫu thuật giải áp thị thần kinh ở đoạn 
ống thị giác[5]. Vấn đề tiên lượng thường 
không đoán trước, việc tìm ra những yếu 
tố để có phác đồ xử trí đúng đem lại hiệu 
quả là cần thiết[6]. 
 Với những lý do trên chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu tiến cứu hiệu quả 
điều trị corticoid liều cao, yếu tố tiên 
lượng trong bệnh lý thị thần kinh do 
chấn thương thời gian từ tháng 
03/20003 đến 03/2004 ở bệnh viện Chợ 
Rẫy. Qua đó góp phần trong công tác 
chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh có 
hiệu quả hơn, giảm tỷ lệ mù loà do bệnh 
lý chấn thương thị thần kinh. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng nghiên cứu: 
Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý thị 
thần kinh do chấn thương nhập viện ở 
BV Chợ Rẫy (điều trị ở khoa mắt và các 
khoa liên quan) từ tháng 3/2003 -3/2004 
 Tiêu chuẩn chọn: Chẩn đoán dựa 
vào 3 tiêu chuẩn chính:[4][7] 
 Chấn thương đầu mặt (có yếu tố 
cứng xâm kích vào khung xương sọ mặt) 
 Giảm thị lực sau chấn thương 
thường là nặng, không thể giải thích 
bằng các tổn thương khác đi kèm ở nhãn 
cầu như phù, xuất huyết võng mạc. 
 Tổn hại đường đồng tử hướng tâm 
mới (ĐT Marcus Gunn): ở mắt chấn 
thương phản xạ trực tiếp mất, phản xạ 
đồng cảm còn là dấu hiệu khách quan 
quan trọng. 
 Tiêu chuẩn loại trừ : 
- Những nguyên nhân gây tổn hại 
đường đồng tử hướng tâm. 
- Chấn thương nặng vào võng mạc. 
- Xuất huyết dịch kính nặng do chấn 
thương. 
- Những trường hợp thị lực thấp sau 
chấn thương không liên quan TTK: nhãn 
cầu hở, chấn thương TTT, bong võng 
mạc, rách hắc mạc, XHDK 
- Những bệnh nhân hôn mê nặng, 
kéo dài: khó đánh giá về thị lực, đồng tử. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
- Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, 
tiến cứu, đối chứng không ngẫu nhiên. 
- Cỡ mẫu: n = 43. 
- Phương pháp tiến hành: Bệnh nhân 
vào viện được chẩn đoán bệnh TON, 
khám các chấn thương phối hợp, cận lâm 
sàng, ghi bệnh án, theo dõi bệnh nhân 
trên phiếu khám về triệu chứng: thị lực, 
thị trường (kỹ thuật đối diện), cách thức 
điều trị, diễn tiến, khám lại hằng ngày 
 79
trong tuần đầu, hằng tuần trong tháng 
đầu, hằng tháng trong vòng 3 tháng. 
- Đánh giá kết quả: [20][21] Thị lực 
nhập viện ban đầu, chia làm hai loại: 
 Trên 1/10 : Thị lực cải thiện là thị 
lực sau điều trị >= 2 dòng (bảng Snellen) 
 Dưới 1/10: chia làm 4 mức độ 
ST(-), ST(+) ĐNT<1m, ĐNT1m < 
ĐNT3m, ĐNT 3m 1/10. Thị lực cải 
thiện là thị lực sau điều trị >= hai mức 
độ. 
3. Xử lý số liệu: Dùng phần mềm 
SPSS for Windows 12.0 để xử lý và phân 
tích số liệu. Các phép kiểm Chi bình 
phương, phép kiểm chính xác Fisher, 
tính RR và khoảng tin cậy 95%. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
 Nghiên cứu chúng tôi thực hiện từ 
tháng 03/20003 đến tháng 03/20004 gồm 
có 47 bệnh nhân (47 mắt). Trong đó có 
39 ca được điều trị Corticoid liều cao 
(83%). 
1. Tỷ lệ bệnh lý thị thần kinh do 
chấn thương so với chấn thương đầu 
mặt: 
 Số bệnh lý thị thần kinh do chấn 
thương: x = 47, số chấn thương đầu mặt 
nhập viện n = 14627. Tỷ lệ bệnh lý thị 
thần kinh do chấn thương so với chấn 
thương đầu mặt: P = 0,32%, khoảng tin 
cậy 95%: 0,24% đến 0,43%. 
2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên 
cứu và yếu tố dịch tễ: 
 Mẫu nghiên cứu gồm 44 nam ( 
93,6%) và 03 nữ( 6,4%), tuổi trung bình 
30 (thấp nhất 13, cao nhất 55 tuổi). Về 
nghề nghiệp: lao động trực tiếp (công 
nhân, nông dân) chiếm đa số 28 ca 
(59,6%), HS, SV 8 ca (17,1%), lao động 
gián tiếp 3 ca (6,4%) Nguyên nhân: 
Tai nạn giao thông rất cao (97,9%). 
Trong đó: liên quan xe máy chiếm toàn 
bộ(100%), liên quan rượu chiếm tỷ lệ 
cao hơn 28 ca (59,6%). Về yếu tố dự 
phòng: vấn đề đội mũ bảo hiểm là không 
có truờng hợp nào. 
3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm 
sàng: 
3.1. Đặc điểm lâm sàng: 
 Mắt tổn thương: Mắt phải 18 ca 
(38,3%), mắt trái 29 ca (61,7%) 
Bảng 1: Phân bố theo thị lực nhập viện 
Thị lực nhập viện Tần số Tỷ lệ% Tỷ lệ dồn 
 ST (-) 36 76,6% 76,6% 
 ST(+) đến ĐNT< 1m 10 21,3% 97,9% 
 ĐNT1m đến ĐNT< 3 m 1 2,1% 100% 
Tổng số 47 100.0 
 80
 Thời gian phát hiện giảm thị lực: 
trung bình 21 giờ (sớm nhất 1 giờ, muộn 
nhất 96 giờ). Tổn thương thị trường cục bộ 
chiếm tỷ lệ thấp (12,8%), chiếm 54,5% 
trong những ca còn thị lực, gặp các loại tổn 
thương như bán manh thái dương 3 ca 
(6,4%), tổn thương thị trường nửa trên 1 ca 
(2,1%), nửa dưới 2 ca (4,3%). 
 Vết thương phần mềm: Vết thương 
rách chiếm đa số 40 (85,1%), vết thương 
xây sát chiếm ít hơn 7 ca (14,9 %), vị trí 
trên ngoài chiếm đa số 24 ca (51,1%). 
 Các loại tổn thương mắt: gặp nhiều 
nhất là mi mắt 91,5% (sưng nề mi, các 
vết thương mi), kết mạc 89,4% (xuất 
huyết, cương tụ). Hình ảnh đáy mắt ban 
đầu: hầu như bình thường gai thị ít biến 
đổi 5 ca (10,6%) (phù gai nhẹ, cương tụ, 
xuất huyết cạnh gai). Tổn thương VM, 
HM gặp ít 4,3% (xuất huyết, phù), hạn 
chế vận nhãn 4 ca (8,5%) gặp trong tụ 
máu hốc mắt và tổn thương thần kinh 
vận nhãn. 
 Các loại chấn thương phối hợp: 
TMH 24 ca (51,1%), RHM 19 ca 
(40,4%), sọ não 18 ca (38,3%), chấn 
thương khác 8 ca (17,1%), số ca có chấn 
thương phối hợp 34 ca (72,3%). 
3.2. Cận lâm sàng: 
 Khảo sát CTscan đầu và hốc mắt 
40 ca (85,1%), tổn thương thành xương 
hốc mắt 28 ca (59,6%), trong đó thành 
ngoài gặp nhiều nhất 15 ca (31,9%), tổn 
thương ống thị giác/CT scan 6 ca (15%). 
 Mức độ chấn thương TTK: phân 
loại theo M W Cook[8] 
Bảng 2 : Phân bố theo mức độ chấn thương TTK 
Mức độ chấn thương TTK Tần số Tỷ lệ% 
Mức độ 1 :>= 1/10 0 0.0% 
Mức độ 2 : >= ST(+) 6 12.8% 
Mức độ 3 :ST(-) hoặc GXDL 27 57.4% 
Mức độ 4: ST(-) và GXDL 14 29.8% 
Tổng số 47 100.0 
 Mức độ 1 không có, mức độ 2 chỉ 
có 6 ca (12,8%), mức độ 3 và 4 chiếm tỷ 
lệ rất cao 41 ca (87.2%), sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê (p <0,01). 
4. Điều trị Corticoid liều cao: 
- Điều trị Corticoid chiếm tỷ lệ cao 
hơn nhóm không dùng: 39 ca (83%) 
- Liều lượng: liều dùng phổ biến là 
1g Methylprednisolone /ngày dùng trong 
3 ngày 
- Biến chứng: tỷ lệ biến chứng thấp 
gặp 2 ca tăng đường huyết (5,1%). 
- Thời gian bắt đầu điều trị: tổng số 
 81
điều trị với Corticoid 44 ca, trung bình: 
36 giờ, sớm nhất: 5 giờ, muộn nhất 120 
giờ (sau 5 ngày). Thời gian phục hồi thị 
lực chủ yếu trong vòng 1 ngày 11 ca 
(73,%), trong vòng 2 ngày 13 ca 
(86,6%). 
Bảng 3: Phân bố theo thị lực xuất viện 
Thị lực xuất viện Tần số Tỷ lệ% 
Không hồi phục ST(-) 32 68.1% 
Có hồi phục ĐNT 1m đến ĐNT < 3m 3 6.4% 
ĐNT 3 m đến < 1/10 2 4.3% 
1/10 đến < 3/10 8 17.0% 
3/10 trở lên 2 4.3% 
Tổng số 47 100.0 
 Thị lực xuất viện: thị lực có cải 
thiện là 31,9%. Trong đó thị lực dùng 
được là 12 ca (25.5%) (ĐNT>3m). Tỷ lệ 
phục hồi thị lực trong nhóm điều trị 
Corticoid liều cao là 15/39 ca (38,5%), 
khoảng tin cậy 95% là 22,9% đến 
54,1%. 
 So với W. 
Chuenkongkaewand[9] (Bangkok, 
Thailand) cùng một cách đánh giá hiệu 
quả ghi nhận 9/24 ca (37,5%) bệnh nhân 
dùng Dexamethasone liều cao IV 
và10/20 ca (50%) của nhóm 
Methylprednisolone liều cao có thị lực 
cải thiện, sự khác biệt giữa hai nhóm 
không có ý nghĩa thống kê, kết quả của 
chúng tôi nằm giữa hai nhóm (38,5%).So 
với CC Yip và cộng sự[10](bệnh viện 
Tan Tock Seng, Singapore) thị lực có cải 
thiện 44,4% mắt IV Methylprednisolone 
liều cao (500mg-1000mg/ngày) và trong 
33,3% điều trị duy trì, kết quả của chúng 
tôi nằm giữa hai nhóm (38,5%). So với 
các tác giả khác tỷ lệ cải thiện từ 32% 
cho đến 57% giữa các nhóm. Ở đây cũng 
có tính chất tham khảo vì không đánh giá 
được mức độ trầm trọng ban đầu và thời 
gian bắt đầu điều trị, liều lượng cũng như 
cách thức đánh giá sự cải thiện đôi lúc 
cũng khác nhau. 
Corticoid liều cao- Đánh giá kết quả 
Bảng 4: Liên quan Corticoid liều cao * Đánh giá kết quả 
Đánh giá kết quả 
Tổng số 
Không Có 
Corticoid liều cao 
Không 8 0 8 
Có 24 15 39 
Tổng số 32 15 47 
 82
 Các phép kiểm: Phép kiểm chính 
xác Fisher p = 0,033 (p <0,05). RR 
=1,625, khoảng tin cậy 95%: 1.268 đến 
2.083, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p 
< 0.05. 
 Chúng tôi so sánh giữa nhóm có và 
không điều trị Corticoid liều cao với mức 
độ chấn thương TTK và thị lực ban đầu.
Bảng 5: Liên quan giữa Corticoid liều cao * Mức độ chấn thương TTK 
Mức độ chấn thương TTK 
Tổng số 
Độ 2 Độ 3 Độ 4 
Corticoid liều cao 
Không 8 4 4 8 
Có 6 23 10 39 
Tổng số 6 27 14 47 
 Phép kiểm Chi bình phương 2 =2,646, p =0,266, sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê(p >0,05). 
Bảng 6: Liên quan giữa nhóm điều trị Corticoid liều cao * Thị lực nhập viện 
Thị lực nhập viện 
Tổng số 
ST(-) < ĐNT1m < ĐNT 3m 
Corticoid liều cao 
Không 8 0 0 8 
Có 28 10 1 39 
Tổng số 36 10 1 47 
 Phép kiểm Chi bình phương 2 = 
2,946, p = 0,229, sự khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê (p >0,05). Qua hai bảng 5 
và 6 ta có thể kết luận sự phân bố về thị 
lực ban đầu cũng như mức độ nghiêm 
trọng của chấn thương TTK trong nhóm 
điều trị Corticoid liều cao và không dùng 
Corticoid liều cao không có sự khác 
nhau. 
 Điều trị corticoid liều cao đem lại 
hiệu quả hơn, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê p<0,05, RR = 1,625, khoảng 
tin cậy 95%: 1.268 đến 2.083 
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự 
phục hồi thị lực: 
 Vì có sự khác biệt trong nhóm điều 
trị và trong nhóm không điều trị 
Corticoid liều cao, ở đây chúng tôi chỉ 
xét đến trong nhóm dùng Corticoid liều 
cao các yếu tố ảnh hưởng đến sự phục 
hồi. Các phép kiểm Chi bình phương, 
phép kiểm chính xác Fisher, tính RR và 
khoảng tin cậy 95%. 
 83
Nhóm thời gian điều trị * Đánh giá kết quả 
Bảng 7: Liên quan nhóm thời gian điều trị * Đánh giá kết quả 
Đánh giá kết quả 
Tổng số 
Không Có (%) 
Nhóm thời gian 
điều trị 
1:< = 8 giờ 1 6 (86%) 7 
2:< = 24 giờ( 1 ngày ) 8 4 (33%) 12 
3:<= 48 giờ ( 2 ngày ) 10 2 (17%) 12 
4: > 48 giờ (>2 ngày ) 5 3 (37%) 8 
Tổng số 24 15 (38%) 39 
 Phép kiểm Chi bình phương 2 = 
9,148, p = 0,027 (p<0,05). Nhận xét: 
Thời gian điều trị càng sớm mang lại 
hiệu quả cao hơn, trong nhóm điều trị 
sớm dưới 8 giờ tỷ lệ phục hồi 86%. Sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). 
*Yếu tố nguy cơ gây không phục hồi thị lực: Mức độ chấn thương TTK 
Bảng 8: Liên quan mức độ chấn thương TTK * Đánh giá kết quả 
Đánh giá kết quả 
Tổng số 
Không Có 
Mức độ chấn thương 
TTK 
Độ 2 0 (0%) 6 6 
Độ 3 14 (61%) 9 23 
Độ 4 
10 (100%) 0 10 
Tổng số 24 15 39 
 Phép kiểm Chi bình phương 2 
=15,854, p <0,001, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p <0,001). Mức độ 
càng nghiêm trọng thì càng không có 
hiệu quả. 
Thị lực nhập viện * Đánh giá kết quả 
Bảng 9: Liên quan thị lực nhập viện * Đánh giá kết quả 
Đánh giá kết quả 
Tổng số 
Không Có 
Thị lực nhập viện 
ST(-) 23 (82,1%) 5 (17,9%) 28 
< ĐNT1m 1 (10%) 9 (90%) 10 
 84
 < ĐNT 3m 0 (0%) 1 (100%) 1 
Tổng số 24 (61,5%) 15 (38,5%) 39 
 Phép kiểm Chi bình phương 2 
=17,845, p<0,001, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p <0,001). Thị lực ST(-
): tỷ lệ phục hồi rất thấp chỉ có 17,9%, 
còn thị lực ST(+) trở lên tỷ lệ phục hồi là 
90%. 
Phân tích một số yếu tố nguy cơ (p* : phép kiểm chính xác Fisher) 
Bảng 10: Phân tích một số yếu tố nguy cơ 
Biến số độc lập Số ca 
Khônghồi phục 
Tần số ( %) 
RR Khoảng tin cậy 95% 
 1. Thị lực nhập viện: ST ( -) 
Không 11 1 (9) (p <0,001*) 
Có 28 23 (82) 
2. Vết thương phần mềm: vết thương rách 
Không 7 1 (14) (p=0,008*) 
Có 32 23 (72) 
3. Sự phục hồi sau 48 giờ bắt đầu dùng corticoid liều cao 
Không 26 24 (92) p < 0,001* 
Có 13 0 
 Nhận xét: Các yếu tố nguy cơ rõ 
ảnh hưởng đến sự không hồi phục là: 
 Mức độ chấn thương TTK 
 Thị lực nhập viện: ST(-) 
 Sự không hồi phục sau 48 giờ 
khi bắt đầu dùng corticoid liều cao 
(Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,001). 
 Vết thương phần mềm: vết 
thương rách, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê p = 0,008 (p <0,01). 
KẾT LUẬN 
 Đối với bệnh lý thị thần kinh do 
chấn thương, tỷ lệ phục hồi trong nhóm 
điều trị Corticoid liều cao là 38,5%, biến 
chứng thấp gặp 2 ca tăng đường huyết 
(5,1%). Điều trị Corticoid liều cao có 
hiệu quả hơn không điều trị Corticoid 
liều cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05). Điều trị sớm trong vòng 8 giờ 
tỷ lệ phục hồi càng cao sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p<0,05). Yếu tố tiên 
lượng không hồi phục: thị lực ban đầu từ 
ST(-), vết thương phần mềm: vết thương 
rách, mức độ 4, và không có kết quả sau 
48 giờ điều trị Corticoid liều cao. 
 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. HOÀNG LƯƠNG,VÕ TẤN,TRẦN MINH TRƯỜNG: Một vài nhận xét 
về phẫu thuật giải áp thần kinh thị giác điều trị mù sau chấn thương khối 
xương vùng sọ mặt, Luận án tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II Tai Mũi 
Họng, Trường ĐHYDTPHCM,1999. 
2. VAUGHAN D, ASHURY T: General ophthalmology, Appleton and 
Lange, USA 1995. 
3. NGUYỄN THỊ ĐỢI VÀ CỘNG SỰ: Nhận xét lâm sàng và tổn hại thị 
thần kinh do chấn thương đụng dập, Hội thảo quốc gia - khoa học kỹ thuật 
ngành mắt (2000-2002) 2002, 23. 
4. LÊ MINH THÔNG VÀ VŨ ANH LÊ: Tổn thương thị thần kinh sau chấn 
thương sọ mặt, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học ngành mắt, Hội y 
dược học TPHCM, Hội nhãn khoa TPHCM,1998. 91-93. 
5. LEVIN LA, BECK RW, JOSEPT MP et al: The Treatment of Traumatic 
optic neuropathy, Ophthalmology 1999; 106,1268-77. 
6. CARTA A et al: Visual prognosic after indirect traumatic optic 
neuropathy, Journal of Neurology Neurosurgery and Psychiatry 2003, 74, 
246-248. 
7. JR DOUGLAS, PYFER MF: Traumatic optic neuropathy, The Will eye 
manual, Lippincott Williams and Wilkins, USA 1999. 
8. COOK MW, LEVIN LA, JOSEPT MP et al: Traumatic optic neuropathy a 
meta-analysic, Arch Otolaryngol Head Neck Surg, April 1, 1996; 122: 
389-392. 
9. CHUENKONGKAEW W., CHIRAPAPAISAN N.: A prospective 
randomized trial of megadose methylprednisolone and high dose 
dexamethasone for traumatic optic neuropathy, Med Assoc Thai, May 1, 
2002; 85 (5) [Medline]. 
10. YIP CAC. et al: Low dose intravenous methylprednisolone or 
conservative treatment in the management of Traumatic optic neuropathy, 
Eur. J. Ophthalmol, July 1, 2002, 12 (4): 309-14 [Medline]. 
 86

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hieu_qua_corticoid_lieu_cao_trong_benh_ly_thi_tha.pdf