Nghiên cứu hiệu chỉnh phân cấp dự báo cháy rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Bình

Tóm tắt: Công tác dự báo cháy rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý cháy rừng ở từng địa

phương. Việc sử dụng phương pháp chỉ tiêu tổng hợp P của Nesterop với các số liệu về lượng mưa, nhiệt

độ, độ ẩm bão hòa của nhiều năm trước cho thấy các phương pháp vẫn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp

và bất cập với tình hình thực tiễn cháy rừng hiện nay. Các tác giả đã đề xuất hiệu chỉnh lượng mưa ý

nghĩa phục vụ công tác dự báo cháy rừng từ a0 = 6 mm (mức chỉ số trước đây hiện đang áp dụng tại tỉnh

Quảng Bình) lên a0 = 7–8 mm. Thang phân cấp dự báo cháy rừng, trong đó các chỉ số dự báo và khoảng

cách các cấp đã được hiệu chỉnh, được sử dụng nhằm tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả công tác

quản lý cháy rừng ở địa phương.

pdf 12 trang phuongnguyen 3640
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiệu chỉnh phân cấp dự báo cháy rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hiệu chỉnh phân cấp dự báo cháy rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu hiệu chỉnh phân cấp dự báo cháy rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Bình
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; ISSN 2588–1191 
Tập 128, Số 3A, 2019, Tr. 179–190; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v128i3A.5158 
* Liên hệ: nguyenphuongvanhuaf@gmail.com 
Nhận bài: 08–3–2019; Hoàn thành phản biện: 25–3–2019; Ngày nhận đăng: 07–4–2019 
NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH PHÂN CẤP DỰ BÁO 
CHÁY RỪNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 
Nguyễn Phương Văn1, 2*, Nguyễn Văn Lợi2, Trần Minh Đức2 
1 312 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới, Quảng Bình, Việt Nam 
2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Công tác dự báo cháy rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý cháy rừng ở từng địa 
phương. Việc sử dụng phương pháp chỉ tiêu tổng hợp P của Nesterop với các số liệu về lượng mưa, nhiệt 
độ, độ ẩm bão hòa của nhiều năm trước cho thấy các phương pháp vẫn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp 
và bất cập với tình hình thực tiễn cháy rừng hiện nay. Các tác giả đã đề xuất hiệu chỉnh lượng mưa ý 
nghĩa phục vụ công tác dự báo cháy rừng từ a0 = 6 mm (mức chỉ số trước đây hiện đang áp dụng tại tỉnh 
Quảng Bình) lên a0 = 7–8 mm. Thang phân cấp dự báo cháy rừng, trong đó các chỉ số dự báo và khoảng 
cách các cấp đã được hiệu chỉnh, được sử dụng nhằm tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả công tác 
quản lý cháy rừng ở địa phương. 
Từ khóa: phân cấp dự báo cháy rừng, cháy rừng, lượng mưa ý nghĩa, Quảng Bình 
1 Đặt vấn đề 
Trong những năm qua, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm tần suất và cường độ thiên tai 
ngày càng gia tăng, gây tổn hại nặng nề về người, tài sản, hệ thống hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã 
hội và ảnh hưởng đến công tác quản lý cháy rừng tại tỉnh Quảng Bình. Nguyên nhân chủ yếu 
làm gia tăng nguy cơ cháy rừng do nhiệt độ không khí tăng, nắng nóng kéo dài, độ ẩm không khí 
và lượng mưa giảm, mùa khô kéo dài đã tác động đến sự thay đổi các đặc trưng của vật liệu cháy 
rừng. Chính vì vậy, công tác quản lý dự báo cháy rừng gặp những khó khăn nhất định, vì 
(i) mùa cháy kéo dài và biến động mạnh theo vùng và các thời kỳ, các phương pháp xác định 
mùa cháy rừng đang áp dụng tỏ ra không còn phù hợp [2]; (ii) các phương pháp dự báo cháy 
rừng đang áp dụng hiện nay tại địa phương không sát với thực tế do các thông số dự báo đã 
thay đổi và nhiều yếu tố khí tượng tham gia làm tăng nguy cơ cháy rừng mà trước đây chưa 
lường hết. 
Tỉnh Quảng Bình cho đến hiện nay vẫn áp dụng kết quả dự báo cháy rừng theo tiêu chỉ 
tiêu P của Viện Điều tra quy hoạch rừng thực hiện và được UBND tỉnh công bố tại Quyết định 
số 599 QĐ/UB-21/12/1992. Thực tế cho thấy trong điều kiện BĐKH hiện nay, sự gia tăng của 
nhiệt độ và giảm của lượng mưa đã phần nào ảnh hưởng đến các chỉ tiêu dự báo xác định phân 
Nguyễn Phương Văn và CS. Tập 128, Số 3A, 2019 
180 
cấp dự báo cháy rừng ở địa phương và chưa được hiệu chỉnh nên độ chính xác không cao. Do 
đó, cần thiết có sự đánh giá mức độ phù hợp các phương pháp đang áp dụng để có cơ sở hiệu 
chỉnh thang chỉ số cấp dự báo cháy rừng tại khu vực nghiên cứu. 
2 Vật liệu, phạm vi và phương pháp 
2.1 Vật liệu 
Dữ liệu khí tượng bao gồm lượng mưa, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp và độ ẩm của các 
tháng trong năm của thời kỳ 2003–2018 [4]. Diễn biến cháy rừng qua các năm được tổng hợp từ 
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình. 
2.2 Phạm vi 
Lựa chọn các vùng đặc trưng về điều kiện khí hậu, đặc điểm sinh thái của tỉnh Quảng 
Bình để tiến hành nghiên cứu và đánh giá. Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại các huyện, 
thành phố mang tính đại diện, gồm Tuyên Hóa (đại diện vùng núi cao), huyện Quảng Trạch 
(đại diện vùng gò đồi) và thành phố Đồng Hới (đại diện cho vùng đồng bằng ven biển). 
2.3 Phương pháp 
Xác định độ ẩm vật liệu cháy 
Mẫu vật liệu được thu thập vào thời điểm 13 giờ từ các ô dạng bản phân bố trong ô tiêu 
chuẩn định vị. Các mẫu được trộn đều và cân lấy khối lượng mẫu là 50 g bằng cân phân tích 
đảm bảo độ chính xác đến 0,001 g, sau đó cho vào túi nilon buộc kín có dán nhãn cho từng mẫu, 
các mẫu được sấy ở nhiệt độ 105 °C thời gian 6–8 giờ bằng máy sấy chuyên dụng. Khi cân thử 
thấy khối lượng mẫu giữa các lần cân chênh lệch nhau nhỏ hơn 5% thì kết thúc quá trình sấy và 
cân lần cuối lấy kết quả [3]. 
Độ ẩm vật liệu cháy rừng được xác định bằng công thức: 
trong đó Wvlc là độ ẩm tuyệt đối của mẫu vật liệu cháy rừng (%); m1 là khối lượng của mẫu vật 
liệu cháy rừng trước khi sấy (g); m2 là khối lượng của mẫu vật liệu cháy rừng sau khi sấy khô 
kiệt (g). 
Xác định lượng mưa ý nghĩa 
Để xác định lượng mưa ý nghĩa ảnh hưởng đến khả năng cháy của vật liệu cháy, ở 
100
2
21 
m
mm
Wvlc
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 3A, 2019 
181 
mỗi độ ẩm khác nhau tiến hành đốt thử sau 1 ngày, 2 ngày... đến khi vật liệu cháy có khả 
năng bắt lửa để xác định mối quan hệ giữa độ ẩm và chỉ tiêu tổng hợp P của Nesterop. 
Xác định chỉ tiêu tổng hợp P của Nesterop 
Chỉ tiêu thu thập: Độ ẩm vật liệu cháy, lượng mưa chi tiết từng ngày trong nhiều năm liên 
tục, nhiệt độ lúc 13 giờ, độ chênh lệch độ ẩm bão hòa (di13) 
Công thức tính: 
 ∑ 
trong đó P là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng; K là hệ số điều chỉnh theo lượng 
mưa ngày, K có giá trị bằng 1 khi lượng mưa ngày <5 mm, K có giá trị bằng 0 khi lượng mưa 
ngày ≥5 mm; n là số ngày không mưa hoặc có lượng mưa ngày <5 mm kể từ ngày cuối cùng có 
lượng mưa ≥ 5 mm; ti13 là nhiệt độ không khí lúc 13 giờ (°C); di13 là độ chênh lệch độ bão hoà của 
không khí lúc 13 giờ. 
Các chỉ tiêu tổng hợp P được tính gồm ở các lượng mưa ý nghĩa a0 = 5, 7, 8, 9, 10, 12 mm. 
Trên cơ sở độ ẩm vật liệu cháy đã được thu thập tại các ô thí nghiệm của các tiểu vùng 
sinh thái, xây dựng mối tương quan Wvlc với P để xác định lượng mưa có ý nghĩa (lượng mưa 
mà tại đó vật liệu cháy rừng không có khả năng bắt lửa). 
Xử lý số liệu 
Sử dụng thống kê toán học với các phần mềm chuyên dụng để xác định mối quan hệ giữa 
độ ẩm VLC với chỉ tiêu tổng hợp P. 
3 Kết quả 
3.1 Đánh giá sự phù hợp của các phương pháp dự báo cháy rừng 
Cấp dự báo mức độ nguy hiểm cháy rừng là căn cứ vào tần suất số vụ cháy rừng xuất 
hiện theo điều kiện khí tượng và độ ẩm vật liệu cháy trong nhiều năm liên tục. Tại địa bàn tỉnh 
Quảng Bình, hiện nay vẫn áp dụng kết quả dự báo cháy rừng theo tiêu chỉ tiêu P của Viện Điều 
tra quy hoạch rừng thực hiện và được UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 599 QĐ/UB-
21/12/1992 tại Bảng 1. 
Theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành cấp dự báo cháy rừng 
(1992), Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho tỉnh xây dựng mạng lưới dự báo cháy rừng phục vụ 
kịp thời công tác quản lý cháy rừng. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, kiểm tra đánh 
Nguyễn Phương Văn và CS. Tập 128, Số 3A, 2019 
182 
giá cho thấy vẫn còn có những bất cập, khó khăn trong tính toán chỉ số tổng hợp P của 
Nesterop cho từng địa bàn có đặc trưng về đặc điểm khí hậu nên cán bộ kiểm lâm địa bàn khó 
áp dụng. Việc dự báo vẫn còn mang tính chất chung và chưa đưa ra được dự báo cấp cháy 
riêng cho từng vùng tiểu khí hậu trong tỉnh. Vì vậy, dự báo cấp cháy rừng vẫn còn thiếu chính 
xác, chất lượng dự báo chưa cao, ảnh hưởng đến công tác quản lý cháy rừng. 
Bảng 1. Phân cấp cháy theo chỉ tiêu P áp dụng đối với tỉnh Quảng Bình 
Cấp cháy Chỉ tiêu P Đặc trưng về cháy rừng 
I 200–5000 Ít có khả năng cháy 
II 5.001–10.000 Có khả năng cháy 
III 10.001–15.000 Nhiều khả năng cháy 
IV 15.000–20.000 Nguy hiểm 
V >20.000 Cực kỳ nguy hiểm 
Để kiểm tra sự phù hợp cấp dự báo cháy rừng trong điều kiện BĐKH tại địa phương, 
chúng tôi tiến hành thu thập số liệu trong 15 năm để phân tích và đánh giá mức độ thay đổi các 
yếu tố khí hậu đã tác động đến cháy rừng. 
Bảng 2. Số vụ cháy rừng theo cấp dự báo 
Cấp dự báo 
cháy rừng 
Số vụ cháy rừng (vụ) 
Tổng 
(vụ) 
Tỷ lệ 
(%) Vùng núi cao Vùng gò đồi 
Vùng đồng bằng 
và ven biển 
I 6 34 38 78 55,3 
II 5 15 13 33 23,4 
III 2 8 6 16 11,3 
IV 1 5 2 8 5,7 
V 1 3 2 6 4,3 
Tổng 15 65 61 141 100 
Qua Bảng 2 thấy rằng ở khu vực khảo sát, số vụ cháy rừng tăng lên khi cấp nguy hiểm về 
cháy rừng giảm xuống. Đặc biệt là ở cấp cháy I, ở thời điểm rất khó xảy ra cháy thì số vụ cháy 
rừng thực tế xảy ra lại cao nhất: có 78 trong tổng số 141 vụ cháy được thống kê (chiếm 55,3%). 
Trong khi đó, ở cấp cháy IV và V (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm) có 6/141 vụ cháy (chiếm 
4,3%). Do đó, trong công tác quản lý cháy rừng cần quan tâm đến các chỉ số dự báo. Điều này 
hoàn toàn trái ngược với cơ sở lý luận của phương pháp dự báo cháy rừng. Theo chúng tôi, 
áp dụng phương pháp dự báo cháy rừng được quy chuẩn trên phạm vi toàn quốc cho tỉnh 
Quảng Bình là không phù hợp, cần phải tính đến đặc thù về khí hậu thời tiết của địa phương. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 3A, 2019 
183 
Để làm rõ hơn sự phù hợp các chỉ tiêu dự báo cháy rừng ở địa phương, nghiên cứu đã tiến 
hành thống kê, tính toán chỉ tiêu tổng hợp P của Nesterop và số vụ cháy vào các ngày sau các trận 
có lượng mưa lớn hơn lượng mưa ý nghĩa. Thực tế các sự kiện xảy ra ở Quảng Bình thể hiện tại 
Bảng 3. 
Bảng 3. Diễn biến cháy rừng theo chỉ số tổng hợp P của Nesterop 
Thời gian 
Lượng mưa 
(mm) 
P Cấp cháy 
Số vụ cháy 
(vụ) 
Địa điểm 
27/5/2007 16,3 0 0 Đồng Hới 
28/5/2007 0 195 I 2 Đồng Hới 
15/8/2012 31,6 0 0 Quảng Trạch 
17/8/2012 0 972 I 1 Quảng Trạch 
31/7/2016 15,4 0 0 Đồng Hới 
2/8/2016 0 729 I 2 Đồng Hới 
Dựa vào Bảng 3, chúng tôi nhận xét như sau: 
 Ngày 27/5/2007 ở khu vực Đồng Hới có mưa 16,3 mm, do vậy trị số của P = 0. Căn cứ vào 
diễn biến thời tiết tiếp theo thì cấp dự báo cháy rừng của ngày 28/5/2007 được xác định là cấp I 
(P = 195), trong khi đó ngày 28/5/2007 đã xảy ra tới 2 vụ cháy rừng. Nếu giả định là lượng mưa 
của ngày 27/5 là ở dưới mức ý nghĩa thì trị số P của ngày 28/5 sẽ đạt giá trị 6.768, tức đạt cấp 
cháy II hoặc cao hơn, điều này mới phù hợp với thực tế đã diễn ra trên địa bàn. 
Tương tự, ngày 31/7/2016 ở khu vực Đồng Hới có mưa 15,4 mm thì ngày 02/8/2016 vẫn xảy ra 
2 vụ cháy rừng trong khi cấp dự báo được xác định là cấp I (P = 729). Cũng giả định rằng lượng mưa 
của ngày 31/7 là dưới mức ý nghĩa thì nguy cơ cháy rừng của ngày 02/8 sẽ ở cấp IV – cấp rất nguy 
hiểm (P = 15.648). Qua đó có thể thấy rằng việc xác định giá trị lý thuyết của chỉ tiêu lượng mưa có ý 
nghĩa của ngày (a0) có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và chất lượng dự báo cho từng địa phương. 
Một khảo sát khác để đánh giá mức độ thống nhất giữa các phương pháp dự báo cháy 
rừng khác nhau và thực tế của địa phương cũng cho thấy rằng thiếu sự thống nhất giữa sản 
phẩm dự báo của phương pháp theo chỉ tiêu P; biên độ của thang dự báo cấp cháy theo P 
(5.000 đơn vị cho mỗi thang cấp cháy) là quá rộng so với thực tế diễn biến nguy cơ cháy của địa 
phương. Cụ thể là khảo sát diễn biến của nguy cơ cháy rừng trong tháng 8/2012 tại Quảng 
Trạch cho thấy: Các ngày 06–08/8 có mưa lớn (lượng mưa tương ứng là 130,5 mm, 186,2 mm và 
19,9 mm), do vậy cấp cháy của những ngày sau đó được xác định ở cấp I là hợp lý. Tuy nhiên, 
với quy trình tính toán trị số của P và thang cấp cháy như đã trình bày thì phải đến 16 ngày 
sau, tức ngày 24/8 nguy cơ cháy rừng mới đạt cấp II. Điều này là không phù hợp với thực tế 
của địa phương. Do đó cần điều chỉnh khoảng của P, vì khi này sẽ tạo được sự thống nhất P, 
Nguyễn Phương Văn và CS. Tập 128, Số 3A, 2019 
184 
đồng thời kết quả dự báo cũng sát đúng hơn, khắc phục được một hiện tượng là số ngày có 
nguy cơ cháy ở các cấp cao trong mùa cháy ở Quảng Bình thường rất thấp (bình quân 4 ngày 
ở cấp V và dưới 40 ngày ở các cấp IV và III). 
Những dẫn liệu trên đây cho thấy việc nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện quy trình dự 
báo cháy rừng nhằm góp phần đảm bảo mục tiêu quản lý tổng hợp cháy rừng trên địa bàn tỉnh 
Quảng Bình là một trong những hạng mục cần được ưu tiên. Đây cũng là một tiền đề quan 
trọng cho việc xây dựng Chiến lược cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 
3.2 Hiệu chỉnh lượng mưa ý nghĩa các tiểu vùng sinh thái 
+ Xác định lượng mưa ý nghĩa trong mùa cháy rừng 
Trong lịch sử dự báo cháy rừng tỉnh Quảng Bình, lượng mưa ý nghĩa được sử dụng là giá 
trị a0 = 6 mm. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng lượng mưa 
ý nghĩa a0 = 6 mm không phản ánh đúng tình hình thực tế cháy của địa phương. Đặc biệt, thời 
tiết và khí hậu thay đổi đã phần nào tác động đến khả năng bốc hơi của vật liệu cháy, do đó cần 
thiết có kiểm chứng lại mức lượng mưa ý nghĩa khi áp dụng cho các tiểu vùng sinh thái và toàn 
tỉnh Quảng Bình. 
Để xác định mối quan hệ giữa tần suất xuất hiện cháy rừng với chỉ tiêu tổng hợp P của 
Nesterop, chúng tôi sử dụng lượng mưa ý nghĩa a0 nhận các giá trị là 5, 7, 8, 9, 10, 12 (mm) để 
kiểm chứng và hiệu chỉnh. 
Từ số liệu độ ẩm vật liệu cháy (Wvlc) và số liệu các yếu tố khí tượng trong thời gian 
nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xác định các chỉ tiêu dự báo cháy rừng cho các tiểu vùng sinh 
thái của địa phương như sau. 
Bảng 4. Tổng hợp phương trình tương quan giữa Wvlc và P trạng thái rừng keo tại vùng sinh thái núi cao 
Trạng thái 
rừng 
Phương trình tương quan 
Hệ số 
tương quan 
 (R) 
Keo 
4–5 tuổi 
Wvlc = 201,124 – 44,012.log(P5) 0,67 
Wvlc = 204,073 – 47,304.log(P7) 0,71 
Wvlc = 203,127 – 42,172.log(P8) 0,70 
Wvlc = 198,121 – 41,323.log(P9) 0,61 
Wvlc = 176,312 – 40,404.log(P10) 0,60 
Wvlc = 163,131 – 36,132log(P12) 0,56 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 3A, 2019 
185 
Bảng 4 cho thấy khi nghiên cứu lượng mưa ý nghĩa đối với trạng thái rừng trồng keo, các 
giá trị P được tính khi hệ số K nhận giá trị điều chỉnh ở các lượng mưa a0 = 7 mm (R = 0,71) cho 
hệ số tương quan lớn nhất trong tất cả các lượng mưa ý nghĩa đã được khảo sát, có nghĩa là 
tương quan giữa chỉ tiêu P7 với tần suất xuất hiện cháy rừng chặt hơn so với tương quan giữa 
tần suất xuất hiện cháy rừng với các chỉ tiêu P ở các mức lượng mưa ý nghĩa khác. 
Mối quan hệ giữa độ ẩm vật liệu cháy (Wvlc) và chỉ tiêu tổng hợp P ở trạng thái rừng keo 
tại tiểu vùng đồng bằng và ven biển được thể hiện ở Bảng 5. 
Bảng 5. Tổng hợp phương trình tương quan giữa Wvlc và P trạng thái rừng keo 
Trạng thái rừng Phương trình tương quan 
Hệ số 
tương quan (R) 
Keo 4–5 tuổi 
Wvlc = 198,184 – 43,02.log(P5) 0,68 
Wvlc = 205,017 – 46,85.log(P7) 0,74 
Wvlc = 203,237 – 39,41.log(P8) 0,75 
Wvlc = 189,431 – 36,23.log(P9) 0,72 
Wvlc = 153,112 – 40,24.log(P10) 0,53 
Wvlc = 142,821 – 33,32log(P12) 0,47 
Bảng 5 cho thấy khi nghiên cứu lượng mưa ý nghĩa đối với trạng thái rừng trồng keo, các 
giá trị P được tính khi hệ số K nhận giá trị điều chỉnh ở lượng mưa a0 = 8 mm (R = 0,75) cho hệ 
số tương quan lớn nhất trong tất cả các lượng mưa ý nghĩa đã được khảo sát, có nghĩa là tương 
quan giữa chỉ tiêu P8 với tần suất xuất hiện cháy rừng chặt hơn so với tương quan giữa tần suất 
xuất hiện cháy rừng với các chỉ tiêu P khác. 
– Mối quan hệ giữa độ ẩm vật liệu cháy (Wvlc) và chỉ tiêu tổng hợp P ở trạng thái rừng 
keo tại tiểu vùng gò đồi được thể hiện ở Bảng 6. 
Nguyễn Phương Văn và CS. Tập 128, Số 3A, 2019 
186 
Bảng 6. Tổng hợp phương trình tương quan giữa Wvlc và P trạng thái rừng keo 
Trạng thái rừng Phương trình tương quan 
Hệ số 
tương quan (R) 
Keo 4–5 tuổi 
Wvlc = 199,124 – 42,22.log(P5) 0,68 
Wvlc = 202,182 – 44,64.log(P7) 0,74 
Wvlc = 202,182 – 44,64.log(P8) 0,74 
Wvlc = 179,211 – 35,13.log(P9) 0,71 
Wvlc = 157,112 – 41,34.log(P10) 0,49 
Wvlc = 146,742 – 32,98.log(P12) 0,46 
Bảng 6 cho thấy khi nghiên cứu lượng mưa ý nghĩa đối với trạng thái rừng trồng keo, các 
giá trị P được tính khi hệ số K nhận giá trị điều chỉnh ở các lượng mưa a = 7–8mm (R = 0,74) cho 
hệ số tương quan lớn nhất trong tất cả các lượng mưa ý nghĩa đã được khảo sát, có nghĩa là 
tương quan giữa chỉ tiêu P7, P8 với tần suất xuất hiện cháy rừng chặt hơn so với tương quan 
giữa tần suất xuất hiện cháy rừng với các chỉ tiêu P khác. 
Nhận xét: Lượng mưa ý nghĩa (a0) ở các tiểu vùng sinh thái đã tăng lên 1–2 mm trong 
những năm gần đây. Lượng mưa ý nghĩa theo dự báo của tỉnh Quảng Bình trước đây đã có sự 
thay đổi, nhưng sự thay đổi giữa các vùng sinh thái là không đáng kể; hầu hết đạt lượng mưa ý 
nghĩa a = 7 mm. Trong công thức dự báo, hệ số K nhận giá trị điều chỉnh khi lượng mưa a = 7–8 
mm là phù hợp nhất. Hệ số K hiệu chỉnh theo lượng mưa ngày nhận các giá trị biến thiên trong 
khoảng 0–1, phụ thuộc vào lượng mưa ngày Ri (lượng mưa ngày) theo công thức sau: K7hc = (7–
Ri)/7 hoặc K8hc = (8–Ri)/8. 
+ Xác định lượng mưa ý nghĩa trong các tháng trọng điểm của mùa cháy rừng 
Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu tác động rất lớn đến mùa cháy rừng và 
khả năng bốc hơi của vật liệu cháy trong mùa cháy. Lượng mưa ý nghĩa cho cả mùa cháy của 
từng vùng sinh thái là a0 = 7–8 mm. Vấn đề được đặt ra ở đây liệu lượng mưa ý nghĩa đó phù 
hợp cho các cả mùa cháy hay có thay đổi trong từng tháng của mùa cháy của từng vùng sinh 
thái. Bài báo tiếp tục tập trung nghiên cứu sự thay đổi lượng mưa ý nghĩa ở các tháng cao điểm 
của mùa cháy rừng ở các tiểu vùng sinh thái (tháng 6, 7, 8) trên cơ sở thu thập các dữ liệu về 
nhiệt độ, độ ẩm vật liệu cháy lúc 13 giờ, lượng mưa ngày của các tháng trọng tâm mùa cháy 
trong 3 năm liên tục (2015–2017). Nghiên cứu tập trung phân tích lượng mưa ý nghĩa ở các mức 
a0 = 7, 8, 9, 10 (mm). Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa độ ẩm vật liệu cháy và chỉ số P như 
sau: 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 3A, 2019 
187 
Bảng 7. Lượng mưa ý nghĩa các tháng cao điểm của mùa cháy rừng 
Lượng mưa ý 
nghĩa (a0) 
Hệ số tương quan (R) 
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 
Tiểu vùng sinh thái núi cao 
a0 = 7 mm 0,73 0,74 0,73 
a0 = 8 mm 0,68 0,75 0,75 
a0 = 9 mm 0,64 0,65 0,63 
a0 = 10 mm 0,64 0,57 0,58 
Tiểu vùng sinh thái gò đồi 
a0 = 7 mm 0,75 0,58 0,68 
a0 = 8 mm 0,73 0,68 0,68 
a0 = 9 mm 0,64 0,73 0,73 
a0 = 10 mm 0,40 0,71 0,70 
Tiểu vùng sinh thái đồng bằng và ven biển 
a0 = 7 mm 0,73 0,68 0,67 
a0 = 8 mm 0,76 0,68 0,68 
a0 = 9 mm 0,73 0,72 0,73 
a0 = 10 mm 0,71 0,70 0,71 
Khi nghiên cứu tương quan giữa độ ẩm và chỉ số tổng hợp P ở các tháng cao điểm của 
mùa cháy vùng sinh thái núi cao, dựa vào hệ số tương quan của P với các mức lượng mưa ý 
nghĩa a0 = 7, 8, 9 mm có thể thấy đã có sự gia tăng lượng mưa ý nghĩa ở tháng cao điểm ở các 
vùng sinh thái. Vùng núi cao vào tháng 6: a0 = 7 mm, tháng 7: a0 = 8 mm, tháng 8: a0 = 8 mm; 
vùng gò đồi, tháng 6: a0 = 7 mm, tháng 7: a0 = 9 mm, tháng 8: a = 9 mm; vùng sinh thái đồng bằng 
và ven biển, tháng 6: a0 = 8 mm, tháng 7: a0 = 9 mm, tháng 8: a0 = 9 mm. Lượng mưa đã có sự thay 
đổi rõ rệt ở các tháng cao điểm so với các tháng còn lại trong mùa cháy. Vùng sinh thái đồng 
bằng và cát ven biển có sự thay đổi lượng mưa ý nghĩa lớn nhất. Vào các tháng 7 và 8, lượng 
mưa ý nghĩa ở mức 9 mm (tăng 2 mm so với dự báo chung của mùa cháy). Đây là cơ sở xác 
định mức độ nguy hiểm xảy ra cháy rừng trong mùa cháy và các tháng cao điểm trong mùa 
cháy. Theo đó, lượng mưa ý nghĩa đề xuất cho từng tháng cao điểm của mùa cháy rừng là a0 = 
10 mm. Lượng mưa này có tính bao trùm cao về không gian và thời gian và giảm được sai sót 
do yếu tố chủ quan mang lại như thực tế cho thấy cấp I và II như cách tính cũ tại địa phương. 
Nguyễn Phương Văn và CS. Tập 128, Số 3A, 2019 
188 
3.4 Đề xuất hiệu chỉnh phân cấp dự báo cháy rừng các vùng sinh thái và tỉnh Quảng Bình 
Qua nghiên cứu về mùa cháy rừng, chỉ số tổng hợp P của Nesterop, độ ẩm VLC và lượng 
mưa ý nghĩa cho đối tượng rừng trồng các vùng sinh thái trong mùa cháy có thể thấy P ở các 
vùng sinh thái là tương đồng. Do đó, việc xác định phân cấp dự báo cháy rừng có thể xác định 
chung cho các vùng sinh thái và xem đó là phân cấp cháy rừng của tỉnh Quảng Bình trong điều 
kiện thời tiết, khí hậu hiện nay. Để đưa ra thang chia cấp dự báo cháy rừng, nghiên cứu dựa 
vào 2 căn cứ chính như sau: 
– Dựa trên số liệu quan trắc khí tượng trong khu vực trong thời gian nghiên cứu, xác 
định giới hạn chỉ tiêu P đạt cao nhất trong các năm 2015–2017 để làm cơ sở cho lựa chọn phân 
chia cho cấp dự báo nguy cơ cháy rừng. 
– Dựa vào tương quan giữa độ ẩm VLC và chỉ tiêu tổng hợp P tính theo công thức đã 
được hiệu chỉnh để phân chia cấp dự báo nguy cơ cháy rừng. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố khí tượng đã có sự thay đổi so với nhiều năm 
trước. Việc xác định mối quan hệ giữa độ ẩm của vật liệu cháy và các yếu tố khí tượng đã làm 
rõ sự cần thiết phải hiệu chỉnh các chỉ tiêu dự báo cháy rừng cho từng vùng sinh thái và cho cả 
tỉnh Quảng Bình trên cơ sở phân tích sự kiện, diễn biến cháy rừng trong nhiều năm qua. Kết 
quả nghiên cứu đề xuất cấp dự báo và khoảng cách giá trị P của các cấp được thể hiện tại Bảng 
8. 
Bảng 8. Phân cấp dự báo cháy rừng đã có hiệu chỉnh 
Cấp cháy Giá trị của P Khả năng cháy rừng 
I <5.000 Ít có khả năng cháy 
II 5001–7500 Có khả năng cháy 
III 7.501–10.000 Nhiều khả năng cháy 
IV 10.001–15.000 Nguy hiểm 
V >15.000 Cực kỳ nguy hiểm 
Phân cấp cháy rừng có sự điều chỉnh đã phần nào phù hợp với tình hình thực tiễn cháy 
rừng hiện nay của tỉnh Quảng Bình. Khoảng cách giữa các cấp cháy được điều chỉnh tùy thuộc 
vào cấp cháy và mức độ nguy hiểm trong mùa cháy. Cấp I (Ít có khả năng cháy) không điều 
chỉnh; Cấp II (Có khả năng cháy): khoảng cách cấp cháy hạ xuống 2.500, mức điều chỉnh từ 
5.001–10.000 xuống 5.001–7.500; Cấp III (Nhiều khả năng cháy): khoảng cách cấp cháy hạ xuống 
2.500, mức điều chỉnh giảm từ 10.001–15.000 xuống 7.501–10.000; Cấp IV (Nguy hiểm): khoảng 
cách cấp giữ chỉ số 5.000, điều chỉnh cấp 15.000–20.000 xuống 10.001–15.000; Cấp V (Cực kỳ 
nguy hiểm): chỉ số P từ >20.000 xuống >15.000. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 3A, 2019 
189 
4 Kết luận 
Xác định khả năng cháy rừng dựa vào chỉ số tổng hợp P của Nesterop cho từng vùng 
sinh thái cần có điều chỉnh lượng mưa ý nghĩa trong mùa cháy so với các kết quả nghiên cứu 
trước đây. Kết quả hiệu chỉnh lượng mưa ý nghĩa từ mức a0 = 6 mm lên a0 = 7–8 mm tùy theo 
từng tiểu vùng sinh thái. Trong mùa cháy, đối với các tháng trọng điểm, lượng mưa ý nghĩa có 
sự thay đổi tùy thuộc vào mức độ khô hạn của thời tiết của các vùng sinh thái. Lượng mưa áp 
dụng vào các tháng cao điểm mùa cháy cũng có sự điều chỉnh tăng lên. Theo đó, đề xuất lượng 
mưa ý nghĩa vào các tháng cao điểm cho cả tỉnh Quảng Bình là a0 = 10 mm. Lượng mưa này có 
tính bao trùm cao về không gian và thời gian và giảm được sai sót do yếu tố chủ quan trong dự 
báo cháy rừng. Phân cấp nguy cơ cháy rừng của tỉnh Quảng Bình so với những công bố trước 
đây đã có sự hiệu chỉnh về các chỉ tiêu và khoảng cách các cấp cháy để phù hợp với tình hình 
cháy rừng và điều kiện thời tiết đặc trưng của địa phương. 
Tài liệu tham khảo 
1. Chi cục kiểm lâm Quảng Bình, (2017), Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa 
cháy rừng giai đoạn 2000–2017. 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2003), Thông báo Quốc gia lần thứ 1 của Việt Nam cho UNFCCC 
về biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
3. Phạm Ngọc Hưng (1988), Xây dựng phương pháp dự báo cháy rừng Thông nhựa (Pinus merkusii 
J.) ở Quảng Ninh, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 
4. Nguyễn Đức Lý, Ngô Hải Dương, Nguyễn Đại, (2013), Khí hậu và thủy văn Quảng Bình, 
Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
5. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 599 QĐ/UB của Ủy ban nhân dân tỉnh 
Quảng Bình ngày 21 tháng 12 năm 1992. 
Nguyễn Phương Văn và CS. Tập 128, Số 3A, 2019 
190 
ADJUSTMENT OF DECENTRALIZED FOREST-FIRE 
FORECAST IN CONTEXT OF CLIMATE CHANGE 
IN QUANG BINH PROVINCE 
Nguyen Phuong Van1, 2*, Nguyen Van Loi2, Tran Minh Đuc2 
1 Quang Binh University, Ly Thuong Kiet St., Dong Phu, Dong Hoi, Quang Binh, Vietnam 
2 University of Agriculture and Forestry, Hue University, 102 Phung Hung St., Hue, Vietnam 
Abstract: Forest fire forecast plays an important role in forest fire management in each locality. The use of 
forecasting methods based on weather and climate data of the previous years shows that many 
inadequacies with the current actual situation of the forest fire exist. The authors suggest adjusting the 
significant rainfall for forest fire forecast from a0 = 6 mm, which has been applied in Quang Binh province, 
to a0 = 7–8 mm. The hierarchical scale for the forest fire forecast with the adjusted indicators and distance 
levels is used to increase the accuracy and improve the effectiveness of local forest fire management. 
Keywords: classification of forest fire forecast; forest fire; significant rainfall; Quang Binh 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hieu_chinh_phan_cap_du_bao_chay_rung_trong_boi_ca.pdf