Nghiên cứu giải pháp đo các tín hiệu phản xạ từ đầu vào anten siêu cao tần sử dụng một số kênh quang điện

Tóm tắt: Bài báo đề xuất một phương án đo các tham số phản xạ từ đầu vào của

anten siêu cao tần, sử dụng thêm một số kênh quang điện. Các anten siêu cao tần

này là các anten vi dải [1], được gắn trên những vị trí, khu vực cùng với thiết bị đo

lường vô tuyến để đo các dao động, biến dạng của đối tượng. Việc bổ sung, kết hợp

một số kênh quang điện sẽ nâng cao được khả năng và chất lượng đo lường

pdf 7 trang phuongnguyen 5280
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giải pháp đo các tín hiệu phản xạ từ đầu vào anten siêu cao tần sử dụng một số kênh quang điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giải pháp đo các tín hiệu phản xạ từ đầu vào anten siêu cao tần sử dụng một số kênh quang điện

Nghiên cứu giải pháp đo các tín hiệu phản xạ từ đầu vào anten siêu cao tần sử dụng một số kênh quang điện
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 111
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐO CÁC TÍN HIỆU PHẢN XẠ 
TỪ ĐẦU VÀO ANTEN SIÊU CAO TẦN 
SỬ DỤNG MỘT SỐ KÊNH QUANG ĐIỆN 
Bùi Ngọc Mỹ * 
Tóm tắt: Bài báo đề xuất một phương án đo các tham số phản xạ từ đầu vào của 
anten siêu cao tần, sử dụng thêm một số kênh quang điện. Các anten siêu cao tần 
này là các anten vi dải [1], được gắn trên những vị trí, khu vực cùng với thiết bị đo 
lường vô tuyến để đo các dao động, biến dạng của đối tượng. Việc bổ sung, kết hợp 
một số kênh quang điện sẽ nâng cao được khả năng và chất lượng đo lường. 
Từ khóa: Anten siêu cao tần, Kênh quang điện, Hệ số phản xạ, Hệ số phát. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Việc sử dụng trong thiết bị đo lường hai hoặc nhiều hơn các kênh quang điện cho phép 
nâng cao được độ chính xác việc đo sự dịch chuyển pha và biên độ dao động siêu cao tần, 
nhờ loại bỏ được sự ảnh hưởng của các kênh và loại bỏ được ảnh hưởng biên độ hệ số phát 
phần tử siêu cao tần lên kết quả đo dịch chuyển pha. 
Mô hình thiết bị đề xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng đo các tín hiệu phản xạ từ 
đầu vào anten siêu cao tần được đề cập trong các công trình [2], [3] 
2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THIẾT BỊ 
Trên hình 1 chỉ ra sơ đồ cấu trúc của thiết bị quang điện đề xuất để kiểm tra tín hiệu 
phản xạ từ đầu vào anten siêu cao tần. 
Thiết bị bao gồm: máy phát siêu cao tần 1, bộ chia công suất thứ nhất chia tín hiệu 
thành hai đường 2, thiết bị cầu phương bốn cực 3-db (bộ ghép hướng) 3, anten nghiên cứu 
hoặc phần tử siêu cao tần một cổng 4, trở cân bằng 5, bộ chia công suất tín hiệu thứ hai 
thành ba đường 6, van ferit 7, nguồn ánh sáng nhất quán với đầu vào điều chế 8, bộ xoay 
pha đầu tiên 9, bộ chia chùm tia ánh sáng thành ba chùm có cường độ bằng nhau 10, tấm 
nửa bước sóng 11, ba bộ tách sóng pha quang điện 12, 16 và 18, bộ xoay pha thứ hai 17, 
các bộ cộng tín hiệu điện đầu tiên 19, thứ hai 20 và thứ ba 21, bộ chia tín hiệu điện 22, bộ 
hiển thị pha 23 và hiển thị biên độ hệ số phản xạ tín hiệu từ đầu vào anten nghiên cứu 24. 
Máy phát siêu cao tần 1 được nối với đầu vào bộ chia công suất thứ nhất 2, tại đây tín 
hiệu được chia thành hai tín hiệu đồng pha, tạo thành các kênh chuẩn và kênh đo lường. 
Một trong số các tín hiệu được đưa đến kênh đo lường tại đầu vào của bộ ghép hướng 3, 
tín hiệu thứ hai được đưa đến kênh dao động chuẩn tại đầu vào của van ferit 7. 
Trong kênh đo lường, từ đầu ra bộ chia công suất 2 kết nối với đầu vào thiết bị cầu 
phương 3-db 3, đầu ra được nối với bộ chia công suất thứ hai 6, hai đầu ra còn lại của thiết 
bị cầu phương 3 được nối với anten nghiên cứu và trở cân bằng 5. Trong kênh chuẩn, tại 
nút van ferit 7 được nối với đầu vào điều chế nguồn ánh sáng chuẩn (lazer) 8. Nguồn ánh 
sáng chuẩn 8 được kết nối quang qua bộ xoay pha quang 9 với bộ chia quang ánh sáng 10, 
đến lượt mình bộ chia quang 10 được kết nối quang với bộ tách sóng pha thứ nhất 12 một 
cách trực tiếp, kết nối với bộ tách sóng pha thứ hai 16 qua bộ xoay pha quang thứ hai 17, 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
Bùi Ngọc Mỹ, “Nghiên cứu giải pháp đo các tín hiệu sử dụng một số kênh quang điện.” 112 
đầu ra còn lại được kết nối với bộ tách sóng pha thứ ba 18 qua tấm nửa bước sóng 11. Độ 
dài của bộ xoay pha quang thứ hai 17 bằng ¼ độ dài bước sóng vô tuyến. 
Mỗi một trong các bộ tách sóng pha quang điện giống nhau 12, 16 và 18 có đầu vào 
quang và điện. Mỗi bộ tách sóng pha bao gồm: bộ điều chế quang điện ánh sáng theo 
cường độ 13 được kết nối quang với tấm ¼ bước sóng, tinh thể quang điện cùng các điện 
cực, tại đó đưa tới tín hiệu điều chế từ kênh đo lường; bộ phân tích quang phân cực biến 
chùm tia ánh sáng điều chế theo phân cực thành điều chế theo cường độ; đi ốt quang điện 
hoặc bộ thu quang 14, tại đó đưa đến chùm tia ánh sáng từ bộ điều chế quang điện 13; 
mạch lọc tần số thấp 15, tách lấy thông tin đo lường. Do đó, đầu vào quang của bộ điều 
chế quang điện chính là đầu vào quang của bộ tách sóng pha, còn đầu vào điều chế của nó 
là đầu vào tín hiệu tần số vô tuyến. 
Đầu ra của bộ tách sóng pha 12 được kết nối tới đầu vào thứ nhất của bộ cộng thứ nhất 
19 của tín hiệu điện; đầu ra của bộ tách sóng pha thứ hai 16 được kết nối tới đầu vảo đảo 
thứ nhất của cộng thứ hai 20; đầu ra của bộ tách sóng pha thứ ba 18 được đưa tới đầu vào 
thứ hai của bộ cộng thứ nhất 19 và đầu vào đảo thứ nhất của bộ cộng thứ ba 21. Đầu ra của 
bộ cộng thứ nhất 19 được đưa tới đầu vào không đảo thứ hai của bộ cộng thứ hai 19 và bộ 
cộng thứ ba 21, cũng như được đưa tới bộ hiển thị biên độ tín hiệu phản xạ từ anten nghiên 
cứu 21. Các đầu ra của bộ cộng thứ hai 20, thứ ba 21 được đưa tới các đầu vào của bộ chia 
tín hiệu điện 22, mà đẩu ra của nó được đưa tới bộ hiện thị pha tín hiệu phản xạ từ anten 
nghiên cứu 23. 
Phần điện tử của thiết bị bao gồm các bộ cộng 19, 20, 21, bộ chia 22, các bộ hiển thị 23 
và 24 có thể được thiết kế dưới dạng tương tự cũng như ở dạng số. Cuối cùng, tại đầu ra 
của các bộ tách sóng pha 12, 16 và 18 là các bộ biến đổi tương tự - số, chuyển tín hiệu 
sang dạng số. 
3. PHÂN TÍCH LÀM VIỆC CỦA THIẾT BỊ 
Thiết bị quang điện kiểm tra tín hiệu phản xạ từ đầu vào anten siêu cao tần như hình 1 
làm việc như sau: Tín hiệu siêu cao tần từ máy phát 1 đưa đến đầu vào của bộ chia công suất 
thứ nhất 2, tại các đầu ra của nó nhận được hai tín hiệu đồng pha đưa đến các kênh chuẩn và 
kênh đo lường. Tín hiệu từ đầu ra của bộ chia 2 được đưa đến kênh đo lường tại đầu vào 
mạch cầu phương 3-db 3, được chia thành các phần, một phần đưa đến trở cần bằng 5, một 
phần đưa đến anten nghiên cứu 4. Tín hiệu phản xạ từ anten 4, cũng như phần tách ra từ trở 
cân bằng 5 được đưa đến đầu vào của bộ chia công suất thứ hai 6. Khi đó, bộ chia công suất 
thứ nhất 2 và bộ chia công suất thứ hai 6 có ngăn cách về điện và tín hiệu từ kênh đo lường 
không thể chuyển sang kênh chuẩn. Do đó, tín hiệu hiệu trong đo lường – tại đầu vào của bộ 
chia công suất thứ hai 6 sẽ tỷ lệ chỉ với tín hiệu phản xạ từ anten nghiên cứu 4. 
Tại các đầu ra của bộ chia công suất 6 nhận được ba tín hiệu như nhau về biên độ và 
pha, các tín hiệu này đưa đến các đầu vào điều chế của các bộ điều chế quang điện 13 nằm 
trong thành phần của các bộ tách sóng 12, 16 và 18 (các đầu vào tần số vô tuyến của các 
bộ tách sóng pha). 
Tín hiệu từ đầu ra thứ hai của bộ chia 2 được đưa đến kênh dao động chuẩn. Sau khi 
qua van ferit 7, tín hiệu này được đưa tới đầu vào điều chế nguồn ánh sáng chuẩn (laser) 8. 
Chùm ánh sáng được điều chế theo phân cự từ laser 8 đi qua bộ xoay pha quang thứ nhất 9 
và được đưa đến đầu vào của bộ chia quang 10, đầu ra của nó tạo thành ba chùm ánh sáng 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 113
có biên độ bằng nhau và được điều chế theo phân cực. Chùm tia đầu tiên đi tới đầu vào 
quang của bộ tách sóng pha thứ nhất 12, chùm tia thứ hai qua bộ xoay pha quang thứ hai 
17 đi tới đầu vào của của bộ tách sóng pha thứ hai 16, còn chùm tia thứ ba qua tấm nửa 
bước sóng 11 được đưa tới đầu vào quang của bộ tách sóng pha thứ ba 18. 
Hình 1. Sơ đồ thiết bị quang điện kiểm tra tín hiệu phản xạ từ đầu vào anten siêu cao tần. 
Tại kênh chuẩn, các chùm tia sáng được điều chế theo phân cực sau khi đi qua các bộ 
điều chế quang điện 13, giữa các thành phần trực giao của ánh sáng phân cực xuất hiện sự 
dịch chuyển pha bổ sung tỷ lệ với biên độ và pha của tín hiệu siêu cao tần từ kênh đo lường, 
tín hiệu này phản xạ từ đầu vào của anten nghiên cứu 4 và được đưa đến các điện cực trên 
tinh thể quang điện của bộ điều chế anh sáng 13. Các bộ phân tích quang được bố trí trong 
các bộ điều chế quang điện sau các tinh thể quang điện tách lấy một trong số thành phần 
phân cực tuyến tính của ánh sáng và chuyển sang điều chế kép chùm ánh sáng theo phân cực 
bởi các dao động của kênh chuẩn và kênh đo lường sang điều chế theo biên độ. 
Các dòng điện của máy thu quang của lần xấp xỉ thứ nhất có thể tính bằng việc tỷ lệ với 
biên độ của các chùm tia sáng đi đến. 
Do biên độ của cả ba chùm tia đi tới từ bộ chia quang 10 đến các đầu vào của bộ điều 
chế quang điện 13 là như nhau và các dao động như nhau về biên độ và pha được đưa tới 
từ bộ chia công suất thứ hai 6 đến các đầu vào điều khiển của bộ điều chế 13, cho nên độ 
lớn của các thành phần dòng một chiều của tất cả các máy thu quang 14 – tức dòng điện tại 
đầu ra của của bộ lọc tần số thấp 15 sẽ như nhau. Ngoài ra, thành phần dòng điện một 
chiều tại đầu ra bộ lọc tần số thấp 15 sẽ bao gồm các thành phần hiệu pha phụ thuộc vào 
biên độ của tín hiệu chuẩn và tín hiệu phản xạ về từ đầu vào anten 4, cũng như hiệu pha 
giữa các tín hiệu này. 
Sau đây sẽ chỉ ra rằng thành phần hiệu pha của tín hiệu tại đầu ra của bộ tách sóng pha 
thứ nhất 12 tỷ lệ với 1 1 sinchuan anJ U J U   . Ở đây J1 – Hàm Bessel cấp một, 
Uchuan , Uan – biên độ tín hiệu tại kênh chuẩn và biên độ tín hiệu phản xạ từ anten nghiên 
cứu 4, Δφ – hiệu pha giữa các tín hiệu. 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
Bùi Ngọc Mỹ, “Nghiên cứu giải pháp đo các tín hiệu sử dụng một số kênh quang điện.” 114 
Chùm ánh sáng đến đầu vào của bộ tách sóng pha thứ ba 18 đi qua tấm nửa bước sóng 
11, tấm này làm đảo pha điều chế theo phân cực của các dao động chuẩn theo hướng 
ngược lại. Do đó, thành phần hiệu pha tại đầu ra bộ lọc tần số thấp 15 của bộ tách sóng 
pha thứ ba 18 sẽ tỷ lệ - 1 1 sinchuan anJ U J U   , có nghĩa sẽ bằng thành phần hiệu 
pha từ đầu ra của bộ tách sóng pha thứ nhất 12 theo về biên độ, nhưng ngược dấu. 
Chùm tia sáng đưa đến đầu vào quang của bộ tách sóng pha thứ hai 16 nhờ bộ xoay pha 
quang thứ hai 17 với độ dài quang lớn hơn ¼ bước sóng vô tuyến so với chùm tia sáng đưa 
đến đầu vào bộ tách pha thứ nhất 12 và thứ ba 18. Nhờ thành phần hiệu pha tại đầu ra bộ 
lọc tần số thấp 15, tại đầu ra bộ tách sóng pha 16 sẽ tỷ lệ với 
 1 1 coschuan anJ U J U   . 
Các tín hiệu từ đầu ra bộ tách sóng pha thứ nhất 12 và thứ ba 18 được đưa đến đầu vào 
bộ cộng tín hiệu điện đầu tiên 19. Bởi vì thành phần dòng điện một chiều của đi ốt quang 
15 trong các bộ tách sóng pha 12 và 18 là như nhau về biên độ và dấu, cho nên chúng 
được cộng với nhau. Các thành phần hiệu pha của dòng điện máy thu quang 15 tại các bộ 
tách sóng pha 12 và 18 là như nhau về biên độ nhưng ngược dấu nhau, do đó chúng trừ lẫn 
nhau tại đầu ra của bộ cộng 19. Do đó, tín hiệu tại đầu ra bộ cộng thứ nhất 19 sẽ tỷ lệ với 
thành phần dòng điện một chiều của bộ tách sóng pha 12, 16 và 18. Tín hiệu này phụ 
thuộc vào biên độ tín hiệu tại kênh đo lường, tức phụ thuộc vào biên độ tín hiệu phản xạ từ 
đầu vào anten nghiên cứu 4, nhưng không phụ thuộc vào pha của nó. Tín hiệu này đưa đến 
đầu vào của bộ hiển thị 24, được chia độ theo đơn vị biên độ hệ số phản xạ và đưa đến đầu 
vào thứ hai của các bộ cộng tín hiệu điện thứ hai 20 và thứ ba 21. 
Các tín hiệu từ đầu ra của bộ tách sóng pha thứ hai 16 và thứ ba 18 được đưa đến các 
đầu vào đảo đầu tiên của các bộ cộng tín hiệu điện thứ hai 20 và thứ ba 21. Tại các bộ 
cộng 20 và 21 diễn ra sự bù trừ các thành phần một chiều dòng đầu ra của các bộ tách sóng 
pha 16, 18, tín hiệu tại đầu ra bộ cộng thứ hai 20 sẽ tỷ lệ với thành phần hiệu pha từ đầu ra 
bộ tách sóng pha thứ hai 16, nghĩa là tỷ lệ với 1 1 coschuan anJ U J U   , còn tín 
hiệu tại đầu ra bộ cộng thứ ba 21 sẽ tỷ với thành phần hiệu pha từ đầu ra của bộ tách sóng 
pha thứ ba 16, nghĩa là tỷ lệ với 1 1 sinchuan anJ U J U   . Những tín hiệu này được 
đưa đến bộ chia 22, tại đây diễn ra quá trình chia chúng cho nhau. Nhờ đó, tín hiệu tại đầu 
ra bộ chia 22 sẽ tỷ lệ với tg(Δφ), nghĩa là tỷ lệ với tang hiệu pha giữa các dao động của 
kênh chuẩn và kênh đo lường và không phụ thuộc vào biên độ tín hiệu trong kênh đo 
lường, cũng như tỷ lệ với biên độ hệ số phản xạ tín hiệu từ đầu vào anten nghiên cứu 4. 
Tín hiệu hiệu pha này được đưa đến bộ hiển thị pha 23. 
Việc hiệu chỉnh sơ bộ với thiết bị đề xuất có thể được tiến hành nhờ bộ xoay pha quang 
học thứ nhất 9 ở chế độ hiệu chỉnh, khi đó anten nghiên cứu được thay bởi tải chuẩn với 
các tham số phản xạ cho trước. 
Miêu tả làm việc của thiết bị đã chỉ ra khả năng đo tham số phản xạ về biên độ và pha 
của tín hiệu phản xạ tại các đầu vào của các phần tử hai cực siêu cao tần, giảm độ nhạy tác 
động của từ trường bên trong. 
Hiệu pha giữa các nút giao nhau của các tia sáng sau khi đi các bộ điều chế quang điện 
từ sẽ bằng: 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 115
φ1 = k1Uchuansinωct + k2Udoluongsin(ωct+ φ) 
φ2= k1Uchuancosωct + k2Udoluongsin(ωct+ φ) (3.1) 
φ3 = -k1Uchuansinωct + k2Udoluongsin(ωct+ φ) 
ở đây, Uchuansinωct – tín hiệu siêu cao tần chuẩn, Udoluongsin(ωct+ φ) – tín hiệu siêu cao tần 
tại các đầu ra của kênh đo lường, k1, k2 – là các hệ số tỷ lệ, - sự dịch chuyển pha của tín 
hiệu tại kênh đo lường, bao gồm sự dịch chuyển tại phần tử siêu cao tần nghiên cứu. 
Cường độ tương đối của tia sáng sau khi đi qua ba bộ điều chế và phân tích quang khi 
phân cực chéo từ (3.1) sẽ bằng: 
N1/N0=sin
2[0.5k1Uchuansinωct +0.5k2Udoluong sin(ωct+ φ)] = 
=0.5 – 0.5{[J0(k1Uchuan)+2
 1i
J2i(k1Udoluong)сos(2i ωct+ φ)][J0(k2Udoluong) 
+2
 1i
J2i(k2Udoluong)сos2i(ωct+ φ)] -4[
 0i
J2i+1(k1Uchuan)sin(2i+1)ωct]* 
*[ 
 0i
J2i+1(k2Udoluong)sin(2i+1)(ωct+ φ)]} 
N2/N0=sin
2[0.5k1Uchuancosωct +0.5k2Udoluong sin(ωct+ φ)] = 
=0.5 – 0.5{[J0(k1Uchuan)+2
 1i
(-1)jJ2i(k1Uchuan)сos(2i ωct)][J0(k2Udoluong) 
+2
 1i
J2i(k2Udoluong)сos2i(ωct+φ)]-4[
 0i
(-1)jJ2i+1(k1Uchuan)cos(2i+1)ωct]* 
*[ 
 0i
J2i+1(k2Udoluong)sin(2i+1)(ωct+ φ)]} 
N3/N0=sin
2[-0.5k1Uchuansinωct +0.5k2Udoluong sin(ωct+ φ)] = 
=0.5 – 0.5{[J0(k1Uchuan)+2
 1i
J2i(k1Uchuan)сos(2i ωct)][J0(k2Udoluong) + 
+2
 1i
J2i(k2Udoluong)сos2i(ωct+ φ)] + 4[
 0i
J2i+1(k1Uchuan)sin(2i+1)ωct]* 
*[
 0i
J2i+1(k2Udoluong)sin(2i+1)(ωct+φ)]} (3.2) 
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử 
Bùi Ngọc Mỹ, “Nghiên cứu giải pháp đo các tín hiệu sử dụng một số kênh quang điện.” 116 
ở đây, Ji là hàm Bessel bậc nhất của dòng I. 
Ba tia sáng này đi vào ba máy thu quang. Giả thiết rằng dòng điện của các máy thu quang 
tỷ lệ với cường độ của ánh sáng đi đến chúng, từ (3.2) dễ dàng nhận được công thức sau: 
I1 ≈ 0.5KФ[1- J0(k1Uchuan)J0(k2Udoluong)] + KФJ1(k1Uchuan)J1(k2Udoluong)cosφ 
I1 ≈ 0.5KФ[1- J0(k1Uchuan)J0(k2Udoluong)] + KФJ1(k1Uchuan)J1(k2Udoluong)sinφ (3.3) 
I1 ≈ 0.5KФ[1- J0(k1Uchuan)J0(k2Udoluong)] - KФJ1(k1Uchuan)J1(k2Udoluong)cosφ 
ở đây, Кф – là hệ số phát của máy thu quang. Tín hiệu từ đầu ra của bộ công thứ nhất sẽ tỷ 
lệ với thành phần một chiều của dòng điện tại máy thu: 
Is1 = I1 + I3 = KФ[1- J0(k1Uchuan)J0(k2Udoluong)] 
Tín hiệu từ các đầu ra thứ hai và thứ ba của bộ cộng với các đầu vào đảo từ công thức 
(3.2) sẽ bằng: 
IS2 = I2 – 0.5(I1+I3) = KФJ1(k1Uchuan)J1(k2Udoluong)sinφ 
IS3 = I1 –0.5(I1+I3)=KФJ1(k1Uchuan)J1(k2Udoluong)cosφ (3.4) 
Các tín hiệu này được đưa đến đầu vào của bộ chia, nhờ đó, tín hiệu tại đầu ra bộ chia 
sẽ tỷ lệ với tgφ và không phụ thuộc vào biên độ tín hiệu ở cả hai kênh và không phụ thuộc 
vào hệ số phát của phần tử siêu cao tần nghiên cứu. 
Bởi vì thành phần dòng điện một chiều IS1 của máy thu quang phụ thuộc vào biên độ tín 
hiệu tại kênh đo lượng, có nghĩa phụ thuộc vào biên độ hệ số phát của phần tử siêu cao tần 
nghiên cứu, nhưng không phụ thuộc vào hiệu pha dao động trong các kênh chuẩn và kênh 
đo lường, do đó, theo độ lớn của nó có thể xác định được biên độ hệ số phát của phần tử 
nghiên cứu. Bộ xoay pha quang thứ nhất được sử dụng để hiệu chỉnh thiết bị. 
4. KẾT LUẬN 
Thiết bị được đề xuất trên có thể tích hợp với anten vi dải phát xạ tín hiệu phân cực 
tròn, là đầu vào trong các bộ cảm biến sóng vô tuyến đo các biến dạng trong các môi 
trường khắc nghiệt, ví dụ để đo các tham số biến dạng của cánh tuabin [4-6]. Việc sử dụng 
trong thiết bị đo lường hai hoặc nhiều hơn các kênh quang điện cho phép nâng cao được 
độ chính xác việc đo sự dịch chuyển pha và biên độ dao động siêu cao tần. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Буй Нгок Ми, “Разработка и исследование печатных антенн для 
радиоволновых и оптоэлектронных датчиков”. Tạp chí Nghiên cứu khoa học kỹ 
thuật và công nghệ quân sự, số 40,12-2015. 
[2]. Головков А.А., Кузнецов С.В., Приходько В.Ю, Осипов А.П., “Устройство для 
измерения параметров отражения сигнала от входа СВЧ элементов”. А.С. 
1737361., Заявитель: ЛЭТИ, авт. /Опубл. 1989, Б.И. №20. 
[3] Буй Нгок Ми, “Устройство для измерения сигнала, отраженного от входа 
СВЧ антенны для радиочасточных вибраций”. Tạp chí Nghiên cứu khoa học kỹ 
thuật và công nghệ quân sự, số 21,12-2007. 
[4]. Bùi Ngọc Mỹ, Đỗ Văn Lập, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Thanh Hùng, “Sử dụng sóng 
siêu cao tần đo các tham số rung, đập của cánh tuabin”. Tạp chí Nghiên cứu khoa 
học kỹ thuật và công nghệ quân sự, số 22, 3-2008. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 117
[5]. Буй Нгок Ми, Мамруков А.В. “Моделирование СВЧ измерения параметров 
вибраций лопаток турбин. Материалы Всероссийской научно-технической 
конференции”, Актуальные проблемы радиоэлектроники и телекоммуникаций. 
Самара, 31 мая – 4 июня 2004 г. С.24-25. 
[6]. Буй Нгок Ми. “Радиочастотные и оптические методы и устройства 
измерения вибраций турбинных лопаток”. Диссертация. Санкт-Петербург, 
2006. С.122-131. 
ABSTRACT 
A RESEARCH ON SOLUTION OF MEASURING REFLECTED SIGNALS FROM 
UHF ANTENNA INPUT USING A NUMBER OF OPTOELECTRIC CHANNELS 
This paper proposed a method of measuring reflected parameters from the input 
of ultra-high frequency (UHF) antenna using some additionally photoelectric 
channels. Those UHF antennae are the micro-strip antenna, mounted on positions 
or areas by radio measurement devices for measuring the vibrations, distortion of 
objects. The addition and combination of a number of photoelectric channels will 
improve the ability and quality of measurement. 
Keywords: Ultra-high-frequency (UHF) antenna, Optoelectric channel, Reflection coefficient, Emission 
coefficient. 
Nhận bài ngày 09 tháng 3 năm 2016 
Hoàn thiện ngày 15 tháng 4 năm 2016 
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 4 năm 2016 
Địa chỉ: Viện KH-CN quân sự. 
 * Email: buingocmy_vn@mail.ru 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_giai_phap_do_cac_tin_hieu_phan_xa_tu_dau_vao_ante.pdf