Nghiên cứu giá trị sử dụng của thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở Vườn quốc gia Phú Quốc

TÓM TẮT

Với những đặc điểm riêng có về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình và biển đảo, với những hệ sinh

thái rừng lá rộng, hệ sinh thái rừng bán ngập và hệ sinh thái rừng ngập mặn, Vườn quốc gia Phú Quốc chứa

đựng trong nó rất nhiều loài cây, dạng sống khác nhau. Riêng thực vật cho lâm sản ngoài gỗ đã ghi nhận được

582 loài thuộc 381 chi và 126 họ trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Về giá trị sử dụng được chia thành

các nhóm sau: Nhóm làm dược liệu có 464 loài; nhóm dùng làm thực phẩm có 91 loài; nhóm làm cảnh có 110

loài; nhóm cho dầu béo, tinh dầu có 34 loài; nhóm tanin, màu nhuộm, nhựa sáp có 47 loài; nhóm cây cho sợi có

42 loài; nhóm giá trị sử dụng khác có 63 loài đã khẳng định tính đa dạng và tiềm năng của thực vật cho lâm sản

ngoài gỗ ở Vườn quốc gia. Nghiên cứu cũng đã đề xuất lựa chọn một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị

kinh tế và giá trị sử dụng cao để phát triển ở khu vực.

Từ khóa: Bảo tồn, giá trị sử dụng, lâm sản ngoài gỗ, Vườn quốc gia Phú Quốc.

pdf 6 trang phuongnguyen 2280
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giá trị sử dụng của thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở Vườn quốc gia Phú Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giá trị sử dụng của thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Nghiên cứu giá trị sử dụng của thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở Vườn quốc gia Phú Quốc
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 77 
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA THỰC VẬT 
CHO LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC 
Trần Ngọc Việt Anh1, Hoàng Thị Minh Huệ2 
1,2Trường Đại học Lâm nghiệp 
TÓM TẮT 
Với những đặc điểm riêng có về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình và biển đảo, với những hệ sinh 
thái rừng lá rộng, hệ sinh thái rừng bán ngập và hệ sinh thái rừng ngập mặn, Vườn quốc gia Phú Quốc chứa 
đựng trong nó rất nhiều loài cây, dạng sống khác nhau. Riêng thực vật cho lâm sản ngoài gỗ đã ghi nhận được 
582 loài thuộc 381 chi và 126 họ trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Về giá trị sử dụng được chia thành 
các nhóm sau: Nhóm làm dược liệu có 464 loài; nhóm dùng làm thực phẩm có 91 loài; nhóm làm cảnh có 110 
loài; nhóm cho dầu béo, tinh dầu có 34 loài; nhóm tanin, màu nhuộm, nhựa sáp có 47 loài; nhóm cây cho sợi có 
42 loài; nhóm giá trị sử dụng khác có 63 loài đã khẳng định tính đa dạng và tiềm năng của thực vật cho lâm sản 
ngoài gỗ ở Vườn quốc gia. Nghiên cứu cũng đã đề xuất lựa chọn một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị 
kinh tế và giá trị sử dụng cao để phát triển ở khu vực. 
Từ khóa: Bảo tồn, giá trị sử dụng, lâm sản ngoài gỗ, Vườn quốc gia Phú Quốc. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các loài cây Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) 
không những tham gia vào cấu trúc tổ thành, 
cấu trúc tầng thứ của hệ sinh thái rừng, mà còn 
là nguồn sinh kế lâu dài của người dân bản địa 
vùng nông thôn. Ngoài ra, các loài lâm sản 
ngoài gỗ còn phản ánh tính đa dạng của hệ 
thực vật về thành phần loài, dạng sống, phân 
bố cũng như giá trị sử dụng của nó đối với đời 
sống con người. 
Vườn quốc gia (VQG) Phú Quốc, tỉnh Kiên 
Giang có hệ sinh thái rừng cây lá rộng thường 
xanh, hệ sinh thái rừng ngập nước theo mùa và 
hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi đây đang chứa 
đựng nhiều tài nguyên thực vật cho lâm sản 
ngoài gỗ có giá trị sử dụng, giá trị đa dạng sinh 
học và bảo tồn cao. Bài báo này phản ánh các 
kết quả nghiên cứu về tài nguyên thực vật cho 
lâm sản ngoài gỗ tại Vườn quốc gia Phú Quốc, 
tỉnh Kiên Giang về thành phần loài và giá trị 
sử dụng. Với mục tiêu đánh giá được thực 
trạng thành phần loài, công dụng của các loài 
cây cho lâm sản ngoài gỗ tại điểm nghiên cứu. 
Nội dung nghiên cứu tập trung vào các nhóm 
giá trị sử dụng. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật 
bậc cao có mạch cho lâm sản ngoài gỗ trong 
khu vực Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên 
Giang. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
 Lập 10 tuyến điều tra qua các hệ sinh thái, 
các trạng thái rừng và các dạng địa hình khác 
nhau. Lập 20 ô tiêu chuẩn điển hình với diện 
tích mỗi ô 1000 m2 đại diện cho trạng thái rừng, 
từng kiểu thảm thực vật, ở những độ cao khác 
nhau. Kết hợp phỏng vấn 15 cá nhân bao gồm 
người khai thác, thu mua lâm sản ngoài gỗ, cán 
bộ Vườn quốc gia. Kế thừa các báo cáo có liên 
quan của Vườn quốc gia để xác định thành 
phần loài và công dụng. 
Phân loại nhóm giá trị sử dụng cây lâm sản 
ngoài gỗ: Áp dụng theo phân nhóm trong tài 
liệu “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (Dự án Lâm 
sản ngoài gỗ pha II, 2007). 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Thành phần loài cây lâm sản ngoài gỗ 
theo nhóm giá trị sử dụng ở VQG Phú Quốc 
Kết quả điều tra ở Vườn quốc gia Phú Quốc 
ghi nhận 582 loài cây cho LSNG với 877 lượt 
giá trị sử dụng (1 loài cho khoảng 1,5 lượt giá 
trị sử dụng). Kết quả này được thể hiện trong 
bảng 1. 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
78 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 
Bảng 1. Thống kê thực vật cho LSNG theo nhóm giá trị sử dụng ở VQG Phú Quốc 
STT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài Tỉ lệ (%) 
1 Cây dùng làm thuốc THU 464 79,73 
2 Cây làm thực phẩm ANĐ 91 15,64 
3 Cây làm cảnh CAN 110 18,90 
4 Cây cho dầu béo CDB 5 0,86 
5 Cây cho tinh dầu CTD 29 4,98 
6 Cây cho tanin, nhựa TAN 47 8,08 
7 Cây cho sợi SOI 42 7,22 
8 Cây độc DOC 26 4,47 
9 Cây có giá trị sử dụng khác KH 63 10,82 
 Tổng số lượt loài có giá trị sử dụng 877 150,69 
Ghi chú: Cây dùng làm thuốc – THU; Cây ăn được – ANĐ; Cây làm cảnh – CAN; Cây cho dầu béo – CDB; 
Cây cho tinh dầu – CTD; Cây cho tannin, nhựa, nhuộm – TAN; Cây cho sợi – SOI; Cây độc – DOC; Cây 
có giá trị sử dụng khác – KH. 
3.1.1. Nhóm cây làm thuốc 
Cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng là nhóm tài 
nguyên LSNG có vị trí quan trọng. Bởi lẽ, cây 
làm thuốc chiếm một số lượng lớn các loài 
trong các quần xã rừng. Cây thuốc còn là nhóm 
tài nguyên thực vật có giá trị sử dụng rộng rãi 
để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời 
chúng cũng có giá trị kinh tế cao. Kết quả điều 
tra ở Vườn quốc gia đã ghi nhận được 464 loài 
cây làm thuốc trong số 582 loài cây LSNG, 
chiếm 79,73% tổng số loài LSNG, trong đó có 
nhiều loài cây thuốc nổi tiếng được người dân 
địa phương thường xuyên sử dụng, đồng thời 
khai thác trái phép để bán cho du khách như 
Bách bệnh (Eurycoma longifolia), Song ly to 
(Dischidia major), Hà thủ ô nam (Streptocaulon 
juventas), Ổ kiến (Hydnophytum formicarum), 
Đuôi phụng lá sồi (Drynaria quercifolia), Tơ 
xanh (Cassytha filiformis), Nắp ấm (Nepenthes 
thorelii), Lạc tiên (Passiflora foetida), Kim 
cang (Smilax corbularia) 
3.1.2. Nhóm cây làm thực phẩm 
Trong nguồn tài nguyên LSNG ở Vườn 
quốc gia Phú Quốc, nhóm cây làm thực phẩm 
có số loài đứng thứ ba sau nhóm cây thuốc và 
cây làm cảnh. Qua điều tra phát hiện đã ghi 
nhận được ở đây tổng số 91 loài cây ăn được. 
Trong đó có nhiều loài cây ăn trái, lấy củ phổ 
biến như Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Dẻ 
(Lithocarpus annamensis), Mít rừng (Artocarpus 
spp), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Dâu gia 
(Baccaurea harmandii), Thanh trà (Bouea 
oppositifolia), Khoai từ (Dioscorea spp.) và 
nhiều cây làm rau ăn phổ biến như Choại 
(Stenochlaena palustris), Bứa núi (Garcinia 
oliveri), Vọng cách (Premna corymbosa), 
Vông nem (Erythrina variegata) Hiện nay, 
việc sử dụng rau rừng đang được nhiều người 
dân địa phương và khách du lịch ưa chuộng 
hơn so với rau trồng, vì rau rừng hái từ thiên 
nhiên, không sử dụng phân bón, hóa chất, đồng 
thời có hương vị độc đáo. Vì vậy, cần phải 
nghiên cứu vấn đề sử dụng cây rừng làm thực 
phẩm để có giải pháp phát triển và khai thác sử 
dụng có hiệu quả hơn, nhưng vẫn hạn chế được 
sự tác động tiêu cực đến rừng. 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 79 
3.1.3. Nhóm cây làm cảnh 
Nhóm cây cảnh và cây bóng mát bao gồm: 
cây hoa, cây cảnh và cây bóng mát. Nhiều loài 
có giá trị thẩm mỹ cao và có tác dụng điều hòa 
khí hậu, cải tạo môi trường, chống ô nhiễm và 
tiếng ồn cho cư dân. Tại Vườn quốc gia Phú 
Quốc đã xác định được tổng số 110 loài thực 
vật làm cảnh và cho bóng mát. Các loài chủ 
yếu được trồng làm cảnh tại sân vườn của hộ 
gia đình, chậu kiểng, cây bóng mát trong 
khuôn viên nhà, ven đường, cây làm hàng 
rào Những loài làm cảnh, cho bóng mát tiêu 
biểu như: Mai vàng (Ochna integerrima), Bằng 
lăng nước (Lagerstroemia speciosa), Thông 
lông gà (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn 
giả (Dacrydium elatum), Kim giao (Nageia 
spp) đặc biệt là một số loài thuộc họ Lan 
(Orchidaceae) như Thanh tuyền 
(Grammatophyllum speciosum), Vân hài 
(Paphiopedilum callosum), Tuyết mai 
(Dendrobium crumenatum) Ngoài ra, một số 
loài như Ổ rồng (Aglaomorpha coronans), Tắc 
kè đá (Drynaria bonii), Ổ phượng 
(Platycerium holttumii), Dừa cạn 
(Catharanthus roseus), Hồ hoa (Hoya spp), các 
loài Lan và cây Nắp ấm cũng được nhiều 
người dân địa phương dùng làm cảnh. 
3.1.4. Nhóm cây cho tinh dầu và dầu béo 
Nhóm này bao gồm các loài cây có chứa 
tinh dầu thơm và dầu béo. Theo kết quả điều 
tra đã ghi nhận được tổng 34 loài trong đó có 
29 loài cho tinh dầu và 5 loài cho dầu béo chủ 
yếu là các loài trong chi (Cinnamomum spp), 
Bời lời (Litsea spp), Tràm (Melaleuca 
cajuputi), Nhài (Jasminum spp), Mù u 
(Calophyllum inophyllum), Cỏ cứt lợn 
(Ageratum conyzoides), Dừa (Cocos nucifera)... 
3.1.5. Nhóm cây cho tanin, nhựa 
Theo kết quả điều tra nhóm LSNG cho tanin, 
nhựa có 47 loài cung cấp nguồn tanin và thuốc 
nhuộm dùng thuộc da, làm thuốc nhuộm vải 
sợi, lưới đánh cá, thực phẩm và các sản phẩm 
khác. Về bản chất, tanin là những chất không 
định hình, có khả năng kết hợp với protein làm 
thành các chất không bị thối rữa. Tanin dùng 
để thuộc da rất phổ biến, thường dùng với 
thành phần của tanin khoảng 60% trên tổng số 
chất khô, có phối màu để tạo ra sản phẩm da có 
màu khác nhau. Ngoài tác dụng thuộc da, tanin 
còn được sử dụng để nhuộm. Các loài đại diện 
như: Cánh kiến (Mallotus philippinensis), Sòi 
tía (Sapium discolor), Bàng (Terminalia 
catappa), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii), 
Giá (Excoecaria agallocha), Cườm thị 
(Diospyros malabarica), Sóc đỏ (Glochidion 
rubrum), Xu ổi (Xylocarpus granatum), Mán 
đỉa (Archidendron clypearia), Trâm nhuộm 
(Syzygium tinctorium), Trâm tích lan 
(Syzygium zeylanicum), Đước (Rhizophora 
spp), Vẹt (Bruguiera spp), Dà (Ceriops spp). 
Nhóm cây cho nhựa sáp chủ yếu là các loài 
thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Dầu 
(Dipterocarpus spp), Sến (Shorea spp); họ 
Đước (Rhizophoraceae) như Vẹt (Bruguiera 
spp), Dà (Ceriops spp), Đước (Rhizophora 
spp) Ngoài ra còn có Sơn tiên 
(Melanorrhoea laccifera), Guồi nam bộ 
(Willughbeia edulis), Vàng nghệ (Garcinia 
handburyi) 
3.1.6. Nhóm cây cho sợi 
Nhóm cây cho sợi là các loài thực vật mà 
trong vỏ, gỗ và lá có chứa tế bào sợi dài và dai. 
Theo định nghĩa này, nhóm cây cho sợi bao 
gồm coác loài Song mây (thuộc họ Cau dừa - 
Arecaceae), các loài tre nứa (họ Hòa thảo - 
Poaceae) và một số đại diện của một số họ 
thực vật khác có vỏ hoặc thân cho sợi, dùng 
làm dây buộc và đan lát. Gồm các loài như: 
Song bột (Calamus poilanei), Mây nước 
(Calamus palustris), Mây bột (Korthalsia 
laciniosa), Gắm (Gnetum spp), Choại 
(Stenochlaena palustris), Ráng biển thường 
(Acrostichum aureum), dây Móng bò 
(Bauhinia spp), Sổ bạc (Dillenia hookeri), 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
80 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 
Chặc chìu (Tetracera scandens), Tra làm chiếu 
(Hibiscus tiliaceus), Bái (Sida spp), Ké hoa 
đào (Urena lobata), Lâm vồ (Ficus rumphii), 
Ba chạc (Euodia lepta), Du (Trema spp), Dứa 
dại (Pandanus odoratissimus) 
3.1.7. Nhóm cây độc 
Có 26 loài chủ yếu là các loài có chứa chất 
độc có thể làm tê liệt động vật (bẫy, duốc) hoặc 
gây tử vong như Mướp xác (Cerbera spp), 
Sừng đuôi trâu (Strophanthus caudatus), Dây 
cám (Sarcolobus globosus), Cỏ lào 
(Eupatorium odoratum), Song qua 
(Diplocyclos palmatus), Săng mây 
(Antheroporum pierrei), Đậu dao (Canavalia 
cathartica), Cóc kèn (Derris trifolia), Dó mười 
nhụy (Linostoma decandrum), Mã tiền 
(Strychnos angustiflora), Hương bài (Dianella 
ensifolia)... 
3.1.8. Nhóm cây có giá trị khác 
Có 63 loài gồm các loài mà các bộ phận như 
rễ, thân, lá, hoa, quả có thể sử dụng để làm 
phân xanh cải tạo đất, làm hàng rào, giữ đất, lá 
lợp nhà như Trung quân lợp nhà 
(Ancistrocladus tectorius), Nê (Annona glabra), 
Phi lao (Casuarina equisetifolia), Lục lạc 
(Crotalaria spp.), Vông nem (Erythrina 
variegata), Mấm (Avicennia spp), Dừa (Cocos 
nucifera), Đùng đình (Caryota mitis), Dừa 
nước (Nypa fructicans), Cói đất chua (Cyperus 
halpan), Năng xoắn (Eleocharis spiralis), Mây 
nước (Flagellaria indica), Cỏ tranh (Imperata 
cylindrica), Sậy núi (Phargmites karka)... 
3.2. Thực trạng khai thác, sử dụng lâm sản 
ngoài gỗ tại khu vực nghiên cứu 
Trong quá trình điều tra và phỏng vấn các 
cán bộ Kiểm lâm Vườn quốc gia cũng như 
người dân tại khu vực nghiên cứu, chủ yếu là 
người dân thường xuyên khai thác nguồn 
LSNG, những người thu gom, buôn bán và 
người sử dụng LSNG đã xác định được những 
loại LSNG có giá trị kinh tế, và đã đề xuất được 
một số loài trong nhóm giá trị sử dụng sau: 
- Nhóm cây thuốc: Bách bệnh (Mật nhân), 
Cao cẳng (Sâm cau), Bí kỳ nam... 
- Nhóm cây cho sợi: Song bột, Mây. 
- Nhóm cây làm cảnh: Thạch tùng sóng, 
Hoàng đàn giả và một số loài phong lan có hoa 
đẹp đã được sưu tầm, gây trồng tại hộ gia đình. 
- Nhóm thực phẩm: Hiện nay loài Sim đã 
có một số hộ trồng với quy mô nhỏ, đặc biệt 
có công ty tư nhân đã thu mua quả Sim chế 
biến thành rượu, nước giải khát. Sản phẩm 
bán chạy và được giá cao, bước đầu đã tạo 
được thương hiệu. 
3.3. Giải pháp phát triển tài nguyên thực vật 
lâm sản ngoài gỗ tại VQG Phú Quốc 
- Giải pháp về giống 
Trước hết dựa vào những cây hiện có tại 
Vườn quốc gia, tiến hành thu thập một số cá 
thể hay hạt giống đem nhân giống tại các trung 
tâm hay cơ sở nhân giống cây lâm nghiệp. Cây 
giống sản xuất ra từng bước đánh giá, xây 
dựng tiêu chuẩn giống (cấp cơ sở) trước khi 
đem trồng đại trà. Ngoài ra, có thể tự nhân 
giống hoặc mua giống từ những cơ sở sản xuất 
giống khác để đưa vào gây trồng. 
- Giải pháp kỹ thuật 
Trước khi phổ biến trồng đại trà, từng loài 
cần nghiên cứu trồng thử nghiệm và xây dựng 
những mô hình trồng trình diễn. Phối hợp với 
các chuyên gia chuyên ngành (đối với từng 
nhóm LSNG) để tiến hành nghiên cứu trồng, 
xây dựng mô hình và xây dựng quy trình kỹ 
thuật trồng đi đôi với chế biến tại chỗ. Riêng 
quy trình trồng cây thuốc cần xây dựng đảm 
bảo GACP. 
Từng quy trình (đối với mỗi loài) cần được 
tóm tắt thành tờ rơi, biên soạn ngắn gọn để phổ 
biến đến tận người dân. 
Tổ chức tập huấn cho nhân dân, những 
người tham gia trồng cây LSNG về kỹ thuật 
trồng, chế biến. Đồng thời, tổ chức cho người 
dân đi tham quan các mô hình trồng LSNG đã 
có ở các địa phương khác. 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 81 
- Giải pháp về đầu tư và liên doanh - 
liên kết 
 Xây dựng chiến lược toàn diện về bảo tồn 
đi đôi với phát triển bền vững LSNG ở Vườn 
quốc gia Phú Quốc. Trong đó, các nhiệm vụ 
bảo tồn và quản lý được coi là trọng tâm, đi đôi 
với nó là kế hoạch phát triển trồng thêm tại chỗ 
các loài LSNG bản địa và có giá trị kinh tế cao, 
nhằm tạo thêm thu nhập cho người dân, giảm 
thiểu sức ép xâm phạm và khai thác tự do 
LSNG ở VQG. Toàn bộ chiến lược này cần 
được cụ thể hóa thành các dự án với các bước 
đi cụ thể. 
Về nguồn đầu tư, trước hết phải bám sát vào 
các chương trình nghiên cứu, chương trình bảo 
tồn và phát triển cộng đồng của Quốc gia và 
các tổ chức quốc tế. Trên cơ sở đó tranh thủ sự 
đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, Quốc tế và cấp 
tỉnh. Xu thế chung trong việc triển khai các 
chương trình, dự án về LSNG cũng như về một 
số lĩnh vực khác hiện nay là sự mở rộng hợp 
tác và liên doanh, liên kết. Đối với việc phát 
triển các loài cây LSNG cần thiết phải có sự 
phối hợp liên kết giữa 4 nhà: nhà khoa học 
(nghiên cứu), nhà quản lý (đầu tư, phối hợp, 
triển khai và thúc đẩy dự án), nhà nông (người 
sản xuất) và nhà doanh nghiệp (đầu tư và bao 
tiêu sản phẩm). Trong mối liên kết này của cả 
4 nhà đều rất quan trọng và tiến hành đồng thời, 
song vai trò của các doanh nghiệp cam kết bao 
tiêu sản phẩm là một động lực thúc đẩy người 
dân phát triển gây trồng cây LSNG. Hiện đã có 
nhiều nơi được cam kết bao tiêu sản phẩm theo 
giá thỏa thuận, người dân đã tự bỏ vốn ra để 
sản xuất cây LSNG mà không cần bất cứ sự 
đầu tư nào. 
Trong quy hoạch, huyện đảo Phú Quốc sẽ 
trở thành đặc khu kinh tế, cùng với sự phát 
triển chung cũng sẽ gây sức ép tới quỹ đất đai, 
tác động của khách du lịch đến hệ sinh thái 
rừng của VQG, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm 
LSNG, nhưng đồng thời là những tác động ảnh 
hưởng không tốt đến hệ thực vật rừng nói 
chung, LSNG nói riêng ở VQG. Vấn đề đặt ra 
cho những nghiên cứu tiếp theo là làm thế nào 
đảm bảo giữa bảo tồn và phát triển. 
4. KẾT LUẬN 
Tổng số loài LSNG ghi nhận tại Vườn quốc 
gia Phú Quốc là 582 loài, 381 chi, 126 họ 
thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. 
Về giá trị sử dụng của thực vật cho LSNG ở 
Phú Quốc: Nhóm cây làm thuốc có 464 loài; 
nhóm cây ăn được 91 loài; nhóm cây có sợi 42 
loài; nhóm cây cho tanin, nhựa 47 loài; nhóm 
cây cho tinh dầu và dầu béo 34 loài; nhóm cây 
làm cảnh và cho bóng mát 110 loài, nhóm cây 
độc là 26 loài và nhóm cây có công dụng khác 
63 loài. 
Bước đầu đã điều tra được sơ bộ tình hình 
khai thác, sử dụng và quản lý LSNG ở Vườn 
quốc gia, trong đó hoạt động khai thác cây làm 
thuốc và cây làm cảnh là chủ yếu. 
Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu trên 
đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển 
tập trung vào các loài cho LSNG quý hiếm và 
phát triển các loài cho LSNG có tiềm năng 
kinh tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000). 
Tên cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 
Hà Nội. 
2. Trần Ngọc Hải (2009). Lâm sản ngoài gỗ. Giáo 
trình Trường Đại học Lâm nghiệp. 
3. Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại 
Việt Nam (2007). Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Nxb. Bản 
Đồ, Hà Nội. 
4. Đỗ Tất Lợi (1995). Những cây thuốc và vị thuốc 
Việt Nam, In lần thứ VI. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ 
thuật, Hà Nội. 
5. Nguyễn Phú Nam (2018). Nghiên cứu thực vật 
lâm sản ngoài gỗ ở VQG Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 
Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Lâm nghiệp. 
6. Jenne De Beer (2000). Non-wood forest products 
in Indochina - Focus: Vietnam. FAO Rome, Fo: 
Misc/93/5 Working paper D/V 0782, 15. 
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường 
82 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 
RESEARCH ON THE UTILIZATION VALUES OF NTFP PLANTS 
IN PHU QUOC NATIONAL PARK, KIEN GIANG PROVINCE 
Tran Ngoc Viet Anh1, Hoang Thi Minh Hue2 
1,2Vietnam National University of Forestry 
SUMMARY 
Located on an island in the South of Vietnam, Phu Quoc National park has its own natural characteristics of 
geographic location, terrain and seaisland creating many types of forestry ecosystems as broad-leaf forest, 
semi-submerged forest and mangrove forest with many species of trees and different forms of life. This study 
evaluated the variety of NTFP plants based on the utilizing values of the species in the National park. The 
results recorded that there are 582 NTFP plant species belonging to 381 genera, 126 families in 4 vascular plant 
divisions. The value of use is divided into 7 groups such as: Medicinal group has 464 species; Edible plant 
group has 91 species; Aesthetic and shade group has 110 species; Fatty oil and aromatic tree group has 34 
species; Tannin, dye and plastic wax group has 47 species; Fiber and yarn tree group has 42 species; another 
values group has 63 species. The study also proposed the selection of some NTFPs species with high economic 
value to develope in the area. 
Keywords: Conservation, non timber forest products, Phu Quoc National park, utilizing values. 
Ngày nhận bài : 14/9/2018 
Ngày phản biện : 24/10/2018 
Ngày quyết định đăng : 02/11/2018 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_gia_tri_su_dung_cua_thuc_vat_cho_lam_san_ngoai_go.pdf