Nghiên cứu giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An

TÓM TẮT

Nghiên cứu "Giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn Đất ngập

nước Láng Sen, tỉnh Long An” đã được thực hiện trong thời gian từ tháng

02 đến tháng 06 năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu nhằm lượng hóa một số

giá trị dịch vụ môi trường rừng của Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.

Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này gồm: phương pháp điều tra

phỏng vấn, phương pháp chi phí du hành cá nhân (Individual Travel Cost

Method) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Value Method).

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị lưu giữ, hấp thụ các bon trên mặt đất

hàng năm của khu rừng tràm này là 1.256.221.559 đồng; giá trị cảnh quan

giải trí ước tính là 478.285.000 đồng và giá trị tồn tại là 109.956.000 đồng.

Tổng các giá trị kinh tế dịch vụ môi trường hàng năm của hệ sinh thái Khu

bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ước tính là 1.844.462.559 đồng.

pdf 10 trang phuongnguyen 4140
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An

Nghiên cứu giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An
Tạp chí KHLN 1/2015 (3727-3736) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
3727 
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ KINH TẾ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 
KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN 
Ngô Văn Ngọc1, Trần Thanh Cao1, Huỳnh Văn Lâm2 
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ 
2
 BQL Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen 
Từ khóa: Giá trị kinh tế, 
môi trường rừng, khu bảo 
tồn Láng Sen 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu "Giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn Đất ngập 
nước Láng Sen, tỉnh Long An” đã được thực hiện trong thời gian từ tháng 
02 đến tháng 06 năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu nhằm lượng hóa một số 
giá trị dịch vụ môi trường rừng của Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. 
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này gồm: phương pháp điều tra 
phỏng vấn, phương pháp chi phí du hành cá nhân (Individual Travel Cost 
Method) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Value Method). 
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị lưu giữ, hấp thụ các bon trên mặt đất 
hàng năm của khu rừng tràm này là 1.256.221.559 đồng; giá trị cảnh quan 
giải trí ước tính là 478.285.000 đồng và giá trị tồn tại là 109.956.000 đồng. 
Tổng các giá trị kinh tế dịch vụ môi trường hàng năm của hệ sinh thái Khu 
bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ước tính là 1.844.462.559 đồng. 
Keyword: Economic 
value, environmental 
forest, Lang Sen 
conservation 
Economic value of environmental services of the forest in Lang Sen 
wetland Reserve, Long An province 
The study "The economic value of forest environmental services in Lang 
Sen wetland Reserve, Long An Province" was performed during the period 
from February to June 2011. The methods used in this study include: 
method of interviews investigation; Individual Travel Cost Method (ITCM) 
and Contingent Value Method (CVM). The results of this study indicated 
that, the value of carbon storage above-ground for melaleuca forests was 
1.256.221.559 VND per year. The value of landscape was 478,285,000 
VND per year and the existence value was 109,956,000 VND per year. The 
economic values of environmental services of the forest in the Lang Sen 
wetland Reserve was estimated about 1.844.462.559 VND per year. 
Tạp chí KHLN 2015 Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1) 
3728 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen thuộc 
huyện Tân Hưng, tỉnh Long An có tổng diện 
tích rừng và đất rừng là 2.156ha. Trong đó hệ 
sinh thái rừng tràm chiếm 57%, lung bào đầm 
sen chiếm 11%, đồng cỏ ngập nước chiếm 
29%. Đây là một trong những khu vực còn sót 
lại đại diện cho hệ sinh thái rừng ngập nước 
Đồng Tháp Mười, với nhiều hệ động thực vật 
đa dạng và phong phú, đặt biệt là hệ sinh thái 
rừng tràm. Theo kết quả điều tra khảo sát cho 
thấy có sự hiện diện 156 loài thực vật thuộc 60 
họ; 149 loài động vật có xương sống thuộc 46 
họ, trong đó có 13 loài nằm trong Sách Đỏ 
Việt Nam (Lê Phát Quới, 2006). 
Các nghiên cứu đánh giá “Giá trị kinh tế của 
một hệ sinh thái tài nguyên rừng” trong những 
năm gần đây đã được các nhà nghiên cứu lâm 
nghiệp thực sự quan tâm. Ngoài việc xác định 
giá trị tài sản của khu rừng thì việc xác định 
các giá trị gián tiếp hay giá trị chưa sử dụng 
của rừng, giúp cho các nhà quản lí có cơ sở 
xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi 
trường, lập kế hoạch đầu tư thông qua việc 
quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên rừng 
theo xu hướng phát triển bền vững. Bài viết 
này tóm tắt kết quả định giá một số giá trị kinh 
tế dịch vụ môi trường bao gồm: giá trị cảnh 
quan, giá trị tồn tại và giá trị hấp thụ các bon 
trên mặt đất của hệ sinh thái Khu bảo tồn đất 
ngập nước Láng Sen. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
Hệ sinh thái rừng Khu bảo tồn đất ngập nước 
Láng Sen, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp thu thập số liệu 
Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu và kế 
thừa các nghiên cứu có liên quan. 
Phương pháp điều tra phỏng vấn: 
- Điều tra lâm phần: Áp dụng phương pháp 
chọn mẫu điển hình, dung lượng mẫu 2% tổng 
thể. Chọn ô đo đếm mang tính đại diện điển 
hình cho lâm phần, mỗi ô tiêu chuẩn có diện 
tích 200m
2, tổng số ô đo đếm là 122 ô tiêu 
chuẩn. Các chỉ tiêu thu thập gồm: cấp tuổi 
rừng, đường kính (D1,3 cm) và mật độ (N/ha) 
cây hiện có. 
- Xây dựng mẫu câu hỏi phỏng vấn, dùng 
phương pháp chọn mẫu phỏng vấn theo nhóm 
đối tượng bao gồm: cán bộ trong ngành lâm 
nghiệp và công nhân viên chức sống và làm 
việc trong tỉnh 30 phiếu; khách tham quan du 
lịch 60 phiếu và các hộ dân sinh sống quanh 
khu bảo tồn 30 phiếu. 
- Phương pháp tính toán 
Phương pháp tính giá trị cảnh quan 
Sử dụng phương pháp chi phí du hành cá nhân 
IDCM (Individual Travel Cost Method) bằng 
cách thiết lập phiếu phỏng vấn khách thăm 
quan xem họ từ đâu tới, các chi phí phải trả 
cho một chuyến ghé thăm hoặc chi phí phải trả 
một phần của chuyến tham quan khi đến Láng 
Sen (giành cho những khách tham quan nhiều 
nơi). Xây dựng hàm chi phí du hành của họ và 
liên hệ đến số lần tham quan trong một năm. 
Xây dựng đường cầu điển hình, thể hiện quan 
hệ giữa chi phí cho một lần tham quan và số 
lần tham quan. 
Hàm chi phí du hành cá nhân liên quan đến số 
lần tham quan hàng năm và chi phí cho một 
chuyến đi được xác định bởi công thức sau: 
Vi = f (TCI, Si) 
Trong đó: Vi: là số lần viếng thăm của cá nhân 
trong một năm. 
TCI: là tổng chi phí cho một chuyến đi của 
một cá nhân. 
Si: là các biến kinh tế xã hội của khách đến 
tham quan Khu bảo tồn đất ngập nước Láng 
Sen như: thu nhập, tuổi tác, giới tính, nghề 
nghiệp và mức độ giáo dục... 
Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1) Tạp chí KHLN 2015 
3729 
Bảng 1. Mô tả giải thích các biến 
 Biến Giải thích biến Mô tả 
SLTQN Số lần thăm quan trong năm Hàm Linear 
CF Chi phí cho chuyến đi Chi phí trọn gói (đồng) 
TN Thu Nhập Thu nhập trung bình/tháng (đồng) 
TUOI Tuổi Tuổi khách tham quan (năm) 
TĐHV Trình độ học vấn Số năm đi học (năm) 
SNK Số nhân khẩu Số người trong gia đình (người) 
NNG Nghề nghiệp Cán bộ viên chức, nhân viên=1; khác=0 
GT Giới tính Nam=1; Nữ=0 
Thặng dư tiêu dùng của mỗi cá nhân, được 
ước lượng bằng phép tính phần nằm dưới 
đường cầu và phía trên của đường giá phải trả 
trung bình cho một chuyến thăm quan. 
khách/)TCFTCF(
2
1
CS T BMAXi 
Thặng dư tiêu dùng (consumer surplus) của 
giá trị cảnh quan được tính như sau: 
CS = CSi ∑ khách viếng thăm/năm 
Giá phải trả (payment price) của khách viếng 
thăm Láng Sen năm 2010 được tính: 
PP = Chi phí trung bình/lần ∑ khách viếng 
thăm/năm 
Giá trị cảnh quan giải trí = Thặng dư tiêu dùng 
(CS) + Giá phải trả (PP) 
Phương pháp tính giá trị tồn tại 
Dùng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM 
(Contingent Valuation Method). Sử dụng bảng 
câu hỏi phỏng vấn công chúng về mức sẵn lòng 
đóng góp để bảo tồn hàng năm cho 1ha rừng ở 
khu bảo tồn Láng Sen hiện nay là bao nhiêu. 
Xây dựng mô hình ước lượng xác suất trả lời 
(yes or no). 
Mô hình dùng để ước lượng về mức sẵn lòng 
đóng góp là mô hình Logit có dạng như sau: 
 
ii210 SβQβPβα
(Yes)Prob1
(Yes)Prob
Log 
(Với P: Biến giá, Q: Biến chất lượng môi 
trường, hoặc tài nguyên; S: Các biến kinh tế 
xã hội). 
Bảng 2. Mô tả giải thích các biến hàm Logit 
Biến Giải thích biến Mô tả 
Y Biến phụ thuộc Hàm Logit (có=1; không=0) 
GIA Giá đề xuất Đơn vị tính (ngàn đồng) 
TN Thu nhập Thu nhập hộ gia đình/năm (ngàn đồng) 
TUOI Tuổi người phỏng vấn Đơn vị tính (năm) 
TGCT Thời gian cư trú Thời gian sống ở trong KBT (năm) 
TĐHV Trình độ học vấn Số năm đi học (năm) 
SNK Số nhân khẩu Số người trong gia đình (người) 
NNG Nghề nghiệp Cán bộ viên chức, nhân viên=1; khác=0; 
GT Giới tính Nam= 1; Nữ = 0; 
Mức sẵn lòng đóng góp cho việc bảo tồn hàng 
năm của 1ha rừng hiện tại ở Láng Sen trung 
bình được tính bởi công thức: 
1β
α
WTPMean 
 Trong đó: α= β 0 + β i x (i = 2...7) 
Tạp chí KHLN 2015 Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1) 
3730 
β 1 = Hệ số (giá đề xuất) 
Phương pháp tính giá trị hấp thụ CO2 cho 
rừng tràm trên mặt đất 
Xác định mức hấp thụ CO2 của các bộ phận 
trên mặt đất gồm: thân, cành, lá của một cây cá 
thể theo từng cấp đường kính và tổng lượng 
CO2 hấp thụ của 1ha rừng. (kế thừa bảng tra 
sinh khối khô và dự trữ các bon trong các bộ 
phận trên mặt đất của một cây tràm theo D1,3 
cả vỏ (Phạm Xuân Quý, 2009)). 
CO2 (tấn) ha = N/1.000 (CO2 thân + CO2 cành 
+ CO2 lá) kg 
N: Mật độ trung bình/ha. 
Hàng năm vật rụng trong rừng như: thân cây 
chết, cành, lá cây rụng xuống cây chết bị phân 
giải tạo ra nguồn các bon dự trữ trong đất, 
lượng phát thải ra không khí ước tính khoảng 
1000kg/ha, tương đương với 3,67 tấn CO2/ha 
(Hà Chu Chử, 2006). 
CO2 (tấn)/năm/ha = CO2 (tấn) ha/cấp tuổi - 
3,67 tấn. 
Giá tính trung bình cho 1 tấn CO2 do tổ chức 
ngân hàng thế giới (WB) mua là 3 USD (tỉ giá 
thời điểm thực hiện USD/VNĐ tại Ngân hàng 
thương mại cổ phần Việt Nam là 20.630 
đồng). Đây là giá đối với các tính chỉ các bon 
mang tính tạm thời (tCER). 
- Phương pháp xử lý số liệu 
Các số liệu được tính toán trên phần mềm 
Microsoft Excel 2007 và phần mềm phân tích 
kinh tế lượng Eviews 3.0. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Giá trị cảnh quan 
Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển, ở 
một số khu vực du lịch sinh thái thu hút một 
lượng lớn khách tham quan nên giá trị kinh tế 
tính trên mỗi hécta rất cao. Đối với Khu bảo tồn 
Láng Sen hình thức du lịch sinh thái chưa được 
phát triển do đây là khu vực bảo tồn và là vùng 
giáp biên giới, nên việc cho khách vào tham 
quan còn bị giới hạn và phải được chấp thuận 
của cơ quan chủ quản, những người đến nơi 
đây phần lớn là cán bộ viên chức, nhân viên, 
giáo viên, học sinh, sinh viên và các nhà khoa 
học đến tham quan học tập và nghiên cứu. 
Kết quả phỏng vấn khách tham quan đã được 
thực hiện tại Khu bảo tồn Láng Sen, các biến về 
kinh tế xã hội của khách đến tham quan được 
chỉ ra trong bảng 3. 
Bảng 3. Thống kê các biến kinh tế xã hội của khách tham quan 
Đặc tính Trung bình Sai tiêu chuẩn Thấp nhất Cao nhất 
Số lần thăm quan/năm 2,3 1,02 1 4 
Thu nhập trung bình (đ) 2.364.368 717.709 1.000.000 5.000.000 
Tổng chi phí (đ) 377.174 141.010 150.000 750.000 
Số nhân khẩu (người) 4,15 1,15 2 7 
Trình độ học vấn (năm) 10,3 1,49 7 12 
Tuổi (năm) 36,9 10,9 21 56 
Nghề nghiệp 
0,70 0,46 
0 
1 
(CB viên chức=1; khác=0 
Giới tính 0,61 
61 
0,49 0 1 (Nam=1; nữ=0) 
Số mẫu quan sát 
Kết quả thống kê các mẫu phỏng vấn có 73% là 
cán bộ viên chức, giáo viên và sinh viên. Phát 
biểu ý thích của khách khi đến tham quan Láng 
Sen có 47% cho rằng thích vẻ đẹp cảnh quan và 
38% thích tính đa dạng sinh học. 
Mô hình hồi quy ước lượng số lần tham quan 
trong năm với chi phí tham quan và các biến 
kinh tế xã hội của khách viếng thăm, kết quả 
mô hình ước lượng hồi quy được chỉ ra trong 
bảng 4. 
Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1) Tạp chí KHLN 2015 
3731 
Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy số lần tham quan 
Biến Hệ số t-Statistic Prob. 
CF 0.001532 2.141.013 0.0387 
TN 0.000391 2.600.509 0.0132 
TUOI 0.017181 2.045.692 0.0478 
TĐHV 0.397866 5.769.239 0.0000 
NK 0.042602 0.511298 0.6121 
NNG -0.326714 -1.764.853 0.0856 
GT -0.167007 -1.015.669 0.3162 
C -3719588 -4.966.142 0.0000 
Số quan sát 61 
R - Squared 0,77 
Qua bảng 4 cho thấy mô hình ước lượng với 
các biến độc lập thì các biến: chi phí, thu nhập, 
tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp đều có ý 
nghĩa về mặt thống kê. Đặc biệt là biến thu 
nhập, tuổi và trình độ học vấn có ý nghĩa cao 
95% điều này cũng lý giải rằng những khách 
tham quan có thu nhập cao, thời gian đi học 
càng nhiều thì có cơ hội thăm viếng sẽ nhiều 
hơn. Trong khi đó, giới tính và nhân khẩu 
trong mô hình thì không có ý nghĩa về mặt 
thống kê. Giá trị R- squared là 0,77 cho biết 
rằng mô hình hồi quy giải thích được 77% sự 
thay đổi của biến phụ thuộc số lần tham quan 
của mỗi cá nhân. 
Phương trình tương quan giữa số lần có dạng 
như sau: 
Y = α - bX (1) 
Trong đó: Y: Số lần viếng thăm; 
 X: Chi phí cho 1 lần viếng thăm. 
Hệ số α được tính từ ước lượng mô hình hồi 
quy du hành cá nhân (Bảng 4). 
α= β 0 + β i x (i = 2...7) = 1,769863 
Hệ số b = 0,001532 (hệ số chi phí trong 
phương trình hồi quy) 
Từ phương trình tương quan (1) ta có thể viết 
như sau: 
Y = 1,769863 - 0,001532*X (2) 
Từ phương trình (2) thiết lập phương trình 
đường cầu chi phí du hành cá nhân và số lần 
thăm quan. 
ĐƯỜNG CẦU CHI PHÍ DU HÀNH CÁ NHÂN
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00
SỐ LẦN
C
H
I 
P
H
Í
CF
Linear (CF)
Biểu đồ tương quan đường cầu giữa chi phí tham quan và số lần tham quan 
Tạp chí KHLN 2015 Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1) 
3732 
Phương trình tương quan giữa chi phí (P) và số 
lần tham quan (Q) được thiết lập như sau: P = 
- 652,83Q + 1155,4 
Vậy chi phí trung bình cho một lần viếng thăm 
Khu bảo tồn Láng Sen khách phải chi trả là: 
 P = - 652,83 + 1155,4 = 502.570 đồng/khách. 
Giá trị thặng dư tiêu dùng (consumer surplus) 
cá nhân là phần tam giác phía dưới đường cầu 
và trên đường giá được tính như sau: 
kháchđ /346.326)570.5024,1155(
2
1
CS 
Lợi ích giải trí được tính bằng cách tổng hợp 
thặng dư tiêu dùng cho mỗi lần và chi phí 
trung bình cho mỗi chuyến đi là 828.916 
đồng/khách. Dựa trên số người đến tham quan 
tại Khu bảo tồn là 577 người trong năm 2010, 
tổng lợi ích tham quan giải trí được ước tính là 
478.285.000 đồng/năm. 
3.2. Giá trị tồn tại 
Kết quả thống kê phản ứng của những người 
được hỏi với các mức giá đề xuất số người 
chấp nhận sẵn sàng đóng góp cho việc bảo 
tồn là 62% và số người không chấp nhận là 
38% cho rằng Nhà nước phải có trách nhiệm 
bảo tồn vì họ đã có nghĩa vụ nộp thuế hàng 
năm hay rừng bảo tồn là vô giá không thể 
định giá được. 
Đặc điểm các biến về kinh tế xã hội, của 
những người được phỏng vấn về mức sẵn lòng 
đóng góp để bảo tồn hệ sinh thái rừng được 
thống kê qua bảng 5. 
Bảng 5. Thống kê các biến về đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn 
Đặc điểm người được phỏng vấn Số lượng 
1. Giới tính 
- Nam 84 
- Nữ 36 
2. Nghề nghiệp 
- Cán bộ viên chức 50 
- Phóng viên 5 
- Giáo viên 7 
- Sinh viên 8 
- Hộ kinh doanh 15 
- Hộ dân trong vùng 35 
3. Trình độ học vấn trung bình 10,25 
4. Tuổi trung bình 36,9 
5. Thu nhập trung bình hộ/năm (ngàn đồng) 65.058 
6. Nhân khẩu trung bình 4,64 
Mô hình ước lượng hồi quy Logit với biến phụ 
thuộc là xác suất trả lời có hoặc không, các 
biến độc lập bao gồm biến giá và các biến kinh 
tế xã hội của những người được hỏi như: thu 
nhập, tuổi, thời gian cư trú, trình độ văn hóa, 
số nhân khẩu trong gia đình, nghề nghiệp và 
giới tính, kết quả mô hình ước lượng được 
trình bày qua bảng 6. 
Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1) Tạp chí KHLN 2015 
3733 
Bảng 6. Kết quả ước lượng mô hình logit 
Biến Hệ số z-Statistic P value 
C -2,503198 -0,909776 0,3629 
GIA -0,045295 -2,311243 0,0208 
TN 0,023169 1,887031 0,0592 
TUOI 0,06502 2,243051 0,0249 
TGCT 0,313557 3,299626 0,001 
TĐHV 0,37203 1,940178 0,0524 
SNK -0,924344 -2,720813 0,0065 
NNG 0,759813 1,233586 0,2174 
GT 0,150593 0,220582 0,8254 
Số quan sát 120 
McFadden R-squared 0,51 
Qua kết xuất mô hình hồi quy cho thấy, các 
biến có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 
là 95% bao gồm: Giá, thu nhập, tuổi, thời gian 
cư trú, trình độ học vấn và số nhân khẩu. Điều 
này rất hợp lý bởi những người có thu nhập, 
tuổi, thời gian sinh sống trong vùng, trình độ 
văn hóa cao thì xác suất chấp nhận sẽ cao hơn, 
riêng hai biến nghề nghiệp và giới tính, thì 
không có ý nghĩa về mặt thống kê, với Mc 
Fadden R- Squared là 0.51 cho thấy mô hình 
hồi quy có các biến độc lập giải thích được 51% 
sự thay đổi của biến phụ thuộc trong mô hình. 
Mức sẵn lòng đóng góp trung bình hàng năm 
cho một hécta rừng bảo tồn là: 
hađ /566.50
045295.0
2904.2
β
α
WTP
1
Như vậy giá trị bảo tồn đa dạng sinh học hàng 
năm của hệ sinh thái Khu bảo tồn Láng Sen là: 
51.000 đồng/ha (làm tròn). Diện tích rừng 
tràm hiện tại là 1225ha, từ giá trị này ta tính 
được giá trị tồn tại hàng năm của Khu bảo tồn 
Đất ngập nước Láng Sen là: 109.956.000 
đồng/năm. 
3.3. Giá trị hấp thụ CO2 của rừng tràm trên 
mặt đất 
Kết quả tính toán chỉ tiêu đường kính trung 
bình của các cấp tuổi, kết hợp bảng tra sinh 
khối khô và dự trữ các bon của bộ phận trên 
mặt đất bao gồm: thân, cành và lá của cây tràm 
qua bảng 7. 
Bảng 7. Sinh khối khô và dự trữ các bon trên mặt đất ở các bộ phận của cây tràm D1,3 cm 
Cấp D (cm) 
Sinh khối khô (kg) Dự trữ carbon (kg) 
TSKk SKTk SKCk SKLk Ctổng số Cthân Ccành C lá 
1,0 0,501 0,374 0,08 0,047 0,250 0,187 0,04 0,023 
6,5 11,109 8,963 1,425 0,721 5,554 4,481 0,713 0,361 
8,0 17,008 13,88 2,095 1,033 8,504 6,94 1,048 0,516 
8,5 19,262 15,77 2,345 1,147 9,631 7,885 1,173 0,574 
10,0 26,898 22,207 3,171 1,52 13,449 11,104 1,586 0,76 
(Nguồn: Bảng tra sinh khối khô và dự trữ các bon trên mặt đất. Phạm Xuân Quý, 2009). 
Tạp chí KHLN 2015 Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1) 
3734 
Để tính lượng CO2 được hấp thu trong các bộ 
phận của cây tràm, ta nhân số lượng các bon 
dự trữ của cây tràm với hệ số 3,67 (Phạm 
Xuân Quý, 2009) chỉ ra trong bảng 8. 
Bảng 8. Lượng CO2 hấp thụ trên mặt đất trong các bộ phận của một cây tràm 
Cấp tuổi 
 (năm) 
Cấp D1,3 
(cm) 
Hấp thu CO2 (kg) Tổng CO2 của 
cây cá thể (kg) Thân Cành Lá 
1-2 1,0 0,686 0,147 0,086 0,919 
6-8 6,5 16,447 2,615 1,323 20,385 
9-11 8,0 25,469 3,845 1,895 31,209 
>11 10,0 40,750 5,819 2,789 49,358 
Rừng tràm trong Khu bảo tồn Láng Sen chiếm 
tổng diện tích là 1.225ha. Trong đó, diện tích 
rừng từ 1 đến 2 tuổi là 90ha, rừng tràm có cấp 
tuổi từ 6 đến 8 là 150ha, cấp tuổi từ 9 đến 11 
là 450ha và cấp tuổi trên 11 là 530ha. Lượng 
hấp thụ CO2 cho một hécta tràm bình quân 
theo từng cấp tuổi được chỉ ra trong bảng 9. 
Bảng 9. Lượng CO2 hấp thụ bình quân 1ha theo cấp tuổi 
Cấp tuổi Đường kính Bq (cm) Mật độ Bq (cây/ha) Lượng CO2 Bq/cây (kg) Lượng CO2 Bq/ha (kg) 
1-2 1,0 13.000 0, 919 11.947 
6 - 8 6,5 7.930 20,385 161.653 
9 - 11 8,0 6.710 31,210 209.419 
>11 10,0 4.510 49,358 222.605 
Kết quả ở bảng 9 cho thấy, lượng hấp thụ các 
bon cho 1ha rừng có cấp tuổi 1 là 11,947 
tấn/ha, rừng có cấp 6 - 8 năm là 161,653 
tấn/ha, rừng có cấp 9 - 11 là 209,419 tấn/ha và 
rừng tràm trên 11 là 222,6 tấn/ha. Sau khi trừ 
lượng các bon phát thải hàng năm do cành, lá 
và thân cây khô tương đương 3,76 tấn/ha thì 
lượng cố định các bon bình quân hàng năm 
của hệ sinh thái rừng tràm được chỉ ra trong 
bảng 10. 
Bảng 10. Lượng CO2 hấp thu bình quân hàng năm trên mặt đất 
Cấp tuổi Diện tích (ha) CO2 (tấn) ha/năm CO2 (tấn) khu rừng/năm 
1-2 90 8,277 744,93 
6 - 8 150 19,423 2.913,45 
9 - 11 455 17,272 7.858,76 
>11 530 16,567 8.780,51 
Tổng 20.297,65 
Thị trường các bon của rừng thường có giá trị 
thấp hơn so với thị trường CO2 của các ngành 
công nghiệp là do rừng có nhiều rủi ro như: cháy 
rừng, chặt trộm, thiên tai dịch bệnh... Để tính 
toán giá trị thương mại hấp thụ CO2 cho rừng ở 
mức giá tạm thời (tCER) trung bình 3 USD/tấn 
CO2 (tương đương 61.890 đồng/ 1 tấn CO2). 
Kết quả tính toán được chỉ ra trong bảng 11. 
Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1) Tạp chí KHLN 2015 
3735 
Bảng 11. Giá trị thương mại hàng năm của khu rừng tràm tại Khu bảo tồn Láng Sen 
Cấp tuổi 
CO2 Bq 
ha/năm (tấn) 
Giá trị thương mại 
 ha/năm (đồng) 
Giá trị thương mại của 
khu rừng/năm (đồng) 
1-2 8,277 512.264 46.103.718 
6-8 19,423 1.202.089 180.313.421 
9-11 17,272 1.068.964 486.378.656 
>11 16,567 1.025.332 543.425.764 
 952.162 1.256.221.559 
Kết quả bảng 11 cho thấy giá trị trung bình 
1ha rừng tràm hấp thụ CO2 là 952.162 
đồng/năm; rừng 1 năm tuổi là 512.264 
đồng/năm; rừng từ 6 đến 8 năm là 1.202.089 
đồng/năm; rừng từ 9 đến 11 năm là 1.068.964 
đồng/năm; rừng trên 11 năm là 1.025.332 
đồng/năm và tổng giá trị hấp thụ CO2 của hệ 
sinh thái rừng tràm tại Khu bảo tồn Láng Sen 
là 1.256.221.559 đồng/năm. 
3.4. Tổng giá trị kinh tế dịch vụ môi trường 
rừng Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen 
Qua kết quả tính toán lượng hóa các giá trị 
kinh tế dịch vụ môi trường của hệ sinh thái 
KBT Láng Sen bao gồm các giá trị: giá trị cố 
định, hấp thụ CO2 của rừng tràm; giá trị cảnh 
quan giải trí và giá trị bảo tồn đa dạng sinh học 
hàng năm của hệ sinh thái Khu bảo tồn đã 
được xác định qua bảng 12. 
Bảng 12. Giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng hàng năm tại Khu bảo tồn Láng Sen 
TT 
Loại dịch vụ 
Môi trường 
Giá trị trung bình/ha 
(đồng) 
Giá trị DVMT 
của khu rừng (đồng) 
Cơ cấu 
(%) 
1 Hấp thu CO2 952.162 1.256.221.559 68% 
2 Cảnh quan giải trí 222.000 478.285.000 26% 
3 Giá trị tồn tại 51.000 109.956.000 6% 
 Tổng 1.225.162 1.844.462.559 100 
Qua kết quả trong bảng 12 cho thấy, giá trị 
kinh tế dịch vụ môi trường của 1ha rừng 
bình quân hàng năm là 1.225.162 đồng. Các 
giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của 
hệ sinh thái rừng Khu bảo tồn Đất ngập nước 
Láng Sen là 1.844.462.559 đồng/năm, trong 
đó giá trị hấp thu CO2 tính trên mặt đất của 
rừng tràm chiếm tỉ lệ cao nhất là 68% và giá 
trị này sẽ còn lớn hơn, nếu tính thêm giá trị 
cố định các bon của cây tràm ở phần dưới 
mặt đất. 
Giá trị cảnh quan giải trí chiếm tỉ lệ là 26%, 
giá trị này phụ thuộc vào số lượng khách đến 
tham quan hàng năm. Với nhiều nguyên nhân 
khách quan như cơ sở hạ tầng khu vực, giao 
thông đi lại, thủ tục vào cổng... đã phần nào 
làm hạn chế lượng khách đến thăm quan. 
Giá trị tồn tại chiếm tỉ lệ thấp là 6% giá trị này 
được xác định hoàn toàn phụ thuộc vào sự am 
hiểu, nhận thức của con người về Khu bảo tồn 
Láng Sen hay mức thu nhập của người dân. 
Một khi mức sống của người dân được nâng 
cao, cùng với nhận thức về sự cần thiết của 
việc bảo tồn cho thế hệ mai sau thì mức sẵn 
lòng đóng góp để bảo tồn hệ sinh thái rừng sẽ 
nhiều hơn so với hiện tại. 
IV. KẾT LUẬN 
Giá trị của rừng không chỉ đơn thuần là các 
sản phẩm hữu hình mà còn có giá trị vô hình 
Tạp chí KHLN 2015 Ngô Văn Ngọc et al., 2015(1) 
3736 
trong đó có giá trị kinh tế dịch vụ môi trường 
rừng. Giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng 
của hệ sinh thái Khu bảo tồn Đất ngập nước 
Láng Sen hàng năm, đã được tính toán là 
1.844.462.559 đồng. Trong đó, giá trị hấp thu 
các bon trên mặt đất của rừng tràm là 
1.256.221.559 đồng; giá trị cảnh quan giải trí 
là 478.285.000 đồng và giá trị tồn tại là 
109.956.000 đồng. Giá trị kinh tế dịch vụ môi 
trường rừng trung bình hàng năm của một 
hécta rừng là 1.225.162 đồng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hà Chu Chử, 2006. Vai trò của rừng và lâm nghiệp giảm nhẹ khí nhà kính, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn, kỳ 1, tháng 6/2006, trang 83-85. 
2. Lê Phát Quới , 2006. Hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Kỷ yếu Hội 
thảo Xây dựng Bảo tàng lịch sử tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt 
Nam, 13 trang. 
3. Phạm Xuân Quý, 2009. Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc hoạch định chính sách chi trả giá trị môi trường 
cho các chủ rừng tràm ở Đồng bằng Sông Cửu Long, trang 22-40. Tài liệu lưu trữ tại Trường Quản lí cán bộ 45 
Đinh Tiên Hoàng, Tp Hồ Chí Minh. 
4. Vũ Tấn Phương, Ngô Đình Quế, Nguyễn Quang Hồng, 2008. Tài liệu tập huấn định giá rừng. Trung tâm 
Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 52 trang. 
Người thẩm định: PGS.TS. Ngô Đình Quế 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_gia_tri_kinh_te_dich_vu_moi_truong_rung_khu_bao_t.pdf