Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể trong chẩn đoán hội chứng Turner ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

TÓM TẮT NGHIÊN cứu

Hội chứng Turner là một hội chứng di truyền làm thay đổi sự phát triển bình thường của trẻ nữ. Nguyên nhân là do bất thường nhiễm sắc thể giới X gây ra. Một trong những xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định hội chứng Turner là công thức nhiễm sắc thể (NST) từ máu ngoại vi.

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm di truyền hội chứng Turner tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Đổi tượng: 71 bệnh nhân được xác định mắc hội chứng Turner bằng công thức NST từ năm 2007 đến năm 2013.

Phương pháp: Nuôi cấy máu ngoại vi để thu hoạch cụm nhiễm sắc thể ở kỳ giữa và phân tích các bất thường nhiễm sắc thê. Các dạng bất thường liên quan đến hội chứng Turner đểu được ghi nhận.

Kết quả: ITrong 71 bệnh nhàn, có 60,6% bệnh nhấn có bất thường số lượng 39,4% bệnh nhàn bất thường cấu trúc NST X. Dạng bất thường nhiểu nhất là 45,X (30/71 ca). Có 32/71 ca có khảm từ 2 dòng trở lên.

Kết luận: Công thức NST từ máu ngoại vi là một xét nghiệm cần thiết trong việc chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc hội Turner.

 

doc 7 trang phuongnguyen 4000
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể trong chẩn đoán hội chứng Turner ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể trong chẩn đoán hội chứng Turner ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể trong chẩn đoán hội chứng Turner ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM
CÔNG THỨC NHIỄM SẮC THỂ TRONG CHẨN
ĐOÁN HỘI CHỨNG TURNER ở TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Trần Thị Nga Bệnh viện Nhi Trung ương
Chịu trách nhiệm chính: Trẩn Thị Nga. Email: trannga2381@gmail.com
Ngày nhận bài: 17/11/2017; Ngày phản biện khoa học: 03/12/2017; Ngày duyệt bài: 10/12/2017
, Vũ Đình Quang1, Đinh Thị Hồng Nhung1, An ThùyLan1 Hoàng Thị Thanh Mộc1, Lê Thị Liễu1, Ngô Thị Bích Ngọc1 Nguyễn Xuân Huy1, Ngô Diễm Ngọc1, Lê Thanh Hải1
TÓM TẮT NGHIÊN cứu
Hội chứng Turner là một hội chứng di truyền làm thay đổi sự phát triển bình thường của trẻ nữ. Nguyên nhân là do bất thường nhiễm sắc thể giới X gây ra. Một trong những xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định hội chứng Turner là công thức nhiễm sắc thể (NST) từ máu ngoại vi.
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm di truyền hội chứng Turner tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đổi tượng: 71 bệnh nhân được xác định mắc hội chứng Turner bằng công thức NST từ năm 2007 đến năm 2013.
Phương pháp: Nuôi cấy máu ngoại vi để thu hoạch cụm nhiễm sắc thể ở kỳ giữa và phân tích các bất thường nhiễm sắc thê. Các dạng bất thường liên quan đến hội chứng Turner đểu được ghi nhận.
Kết quả: ITrong 71 bệnh nhàn, có 60,6% bệnh nhấn có bất thường số lượng 39,4% bệnh nhàn bất thường cấu trúc NST X. Dạng bất thường nhiểu nhất là 45,X (30/71 ca). Có 32/71 ca có khảm từ 2 dòng trở lên.
Kết luận: Công thức NST từ máu ngoại vi là một xét nghiệm cần thiết trong việc chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc hội Turner.
Abstract
STUDY ON GENETIC CHARACTERISTICS OF TURNER SYNDROME
AT NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL
Turner syndrome is a genetic syndrome, which affect to the normal development of the girl. The abnormal of chromosome X is the cause of this syndrome. The genetic test for Turner syndrome diagnosis is the karyotyping from peripheral blood.
Aim: Study the genetic characteristics of Turner syndrome at the National Childrens Hospital.
Objective: 71 Turner patients were confirmed by karyotype from 2007 to 2013.
Methods: The whole blood is cultured and harvested to collect the metaphases, which are analyzed to find out the chromosomal abnormalities. All cases of Turner are noted.
Result: In 71 Turner’s cases, there is 60,6% of numerical and 39,4% of segmental abnormal. The most type is 45,X (30/71 cases). There are 32/71 patients who have mosaic with more than 2 different cell lines.
Conclusion: The karyotype from whole blood is a necessary genetic test in diagnosis the Turner syndrome in a female child.
ĐẶTVẤNĐỂ
Hội chứng Turner được mô tả lần đầu tiên vào năm 1938 bởi nhà nội tiết người Mỹ, Henry Turner [5], Đầy là một hội chứng di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nữ. Đặc điểm phổ biến nhất của hội chứng Turner là vóc dáng lùn, rõ ràng nhất từ khi 5 tuổi trở lên. Một đặc điểm điển hình khác là mất chức năng của buồng trứng (thiểu sản buổng trứng hoặc không có buồng trứng từ khi còn nhỏ). Chính vì vậy, các bệnh nhân nữ thường có bất thường bộ phận sinh dục, tuyến sinh dục không phát triển, vô kinh nguyên phát hoặc thứ phát. Khoảng 30% nữ giới mắc Turner có thêm nếp gấp da trên cổ hoặc có vấn để vê' tim mạch lúc sinh. Tuy nhiên, phẩn lớn các bệnh nhân Turner lại có trí tuệ bình thường [1],
Tẩn số mắc hội chứng Turner là 1/2500- 1/5000 trẻ gái đẻ sống. Con số này có thể thay đổi theo từng chủng tộc.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Turner liên quan chặt chẽ đến việc thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ một trong hai nhiễm sắc thể (NST) giới X ở nữ giới. Đặc biệt, việc thiếu hụt cánh ngắn của NST X hoặc chuỗi tương đổng với NST Y đưa ra kiểu hình tầm vóc thấp và khả năng vô sinh. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 50% bệnh nhân Turner thiếu một NST X với công thức NST là 45,X; 10% bệnh nhân mang thể khảm giữa dòng tế bào bình thường 46,XX với dòng bất thường 45,X. Vể bất thường cấu trúc, dạng bất thường chủ yếu là 46,X,i(Xq), tức là NST X đểu mang 2 cánh dài (Bảng 1) [3].
Công thức nhiễm sắc thể là một trong những phương pháp chẩn đoán xác định người mắc hội chứng Turner. Bằng cách nuôi
NSTđỔ
Tỷ lệ
45,X
50%
Nhiễm sắc thể X đểu (isodiromosome X)
12-20%
Khảm
30-40%
45,X/46,XX
10-15%
45,X/46,XY
2-5%
Khác
18-20%
Bảng 1. Các dạng NST đồ trên bệnh nhân mắc hội chứng Turner
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập mẫu bệnh phẩm
cấy tế bào máu ngoại vi và nhuộm băng G, các cụm NST ở kỳ giữa sẽ được phần tích, phát hiện các bất thường (nếu có) ở từng NST, đặc biệt là NST giới X để từ đó đưa ra kết luận về bộ máy di truyền của trẻ nữ có nghi ngờ, giúp khẳng định hoặc loại trừ hội chứng Turner.
Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể từ tế bào máu ngoại vi là một xét nghiệm thường quy tại khoa Di truyền và Sinh học Phần tử, Bệnh viện Nhi Trung ương. Được triển khai từ năm 2005 đến nay, chúng tôi tiến hành khoảng 2500 mẫu/năm, trong đó có nhiều bệnh nhân nghi ngờ mắc hội chứng Turner. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành để tài “Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể trong chẩn đoán hội chứng Turner ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với mục tiêu xác định các dạng bất thường trong hội chứng Turner bằng công thức nhiễm sắc thể và phát hiện các dạng thường gặp trên các bệnh nhân Turner ở Việt Nam.
ĐỐI TUỤNG VÀ PHUONG PHÁP NGHIÊN cúu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
71 trẻ nữ được khẳng định mắc hội chứng Turner bằng công thức nhiễm sắc thể từ năm 2005 đến năm 2013 tại Bệnh viện Nhi Trung ương
l,5mL máu ngoại vi được lấy vô trùng vào syringe 5mL đã tráng heparin để chống đông. Lắc đểu, tránh đông vón. Mẫu được bảo quản ở 4°c cho đến thời điểm nuôi cấy.
Nuôi cấy mẫu bệnh phẩm
Môi trường nuôi cấy được chuẩn bị tại thời điểm nuôi cấy. Mỗi mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trong từng chai nuôi cấy (flask) riêng biệt, gồm 6,5mL RPMI + l,5mL FBS + 100pL Phytohaemagglutinin và 10-12 giọt máu của bệnh nhân. Mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy 72h trước khi thu hoạch.
Thu hoạch mẫu bệnh phẩm và chuẩn bị tiêu bản
Mẫu bệnh phẩm sau nuôi cấy được xử lý với lOOpL colcemid trong 90 phút để dừng tế bào tại kỳ giữa. Các tế bào ở kỳ giữa tiếp tục được phá vỡ màng tế bào và màng nhân bằng dung dịch nhược trương KC1 để bộc lộ cụm nhiễm sắc thể. Cụm nhiễm sắc thể được làm sạch bằng dung dịch Carnoy (3 thể tích Methanol: 1 thể tích Acid Acetic) và nhỏ lên tiêu bản.
Nhuộm băng G
Các cụm nhiễm sắc thể được cắt băng bằng trypsin 2,5% và nhuộm bằng Giemsa để tạo ra các nhiễm sắc thể có các băng đen/ băng trắng xen kẽ nhau.
Phân tích kết quả
Các cụm nhiễm sắc thể được chụp ảnh bằng hệ thống Ml (Karl Zeiss) và phân tích bằng phần mềm Ikaros (Metasystem). Công thức NST được kết luận theo hướng dẫn của tổ chức danh pháp quốc tế ISCN 2009.
KẾT QUẢ
Trong số 71 công thức nhiễm sắc thể của bệnh nhân Turner, chúng tôi phát hiện có 43 bất thường vê' số lượng NST X và 28 bất thường cấu trúc NST X (Hình 1).
Hình 1. Tỷ lệ hai nhóm bất thường nhiễm sắc thể trong hội chúng Turner
Bất thường số lượng
NSTX
Bất thường cấu trúc NST X
Bảng 2. Các dạng bất thường số lượng NST trong hội chứng Turner
Công thúc NST
SỐ lượng
%
45,X
30
42,25%
47,XXX
1
1,41%
45,x/46,xx
4
5,63%
45,x/47,xxx
7
9,86%
45,x/46,xx/47,xxx
1
1,41%
Trong 43 trường hợp bất thường về số lượng NST X, công thức NST 45,X chiếm tỷ lệ cao
nhất (Bảng 2)
Bảng 3. Các dạng bất thường cấu trúc NST trong hội chúng Turner
Công thức NST
SỐ lượng
%
46,X,i(X)(qlO)
6
8.45%
45,X/46,X,i(X)(qlO)
7
9.86%
45,X/ 46,X,del(X)(q21q28)
1
1.41%
Công thức NST
SỐ lượng
%
45,X/46,X,dic(X;X)
2
2.82%
45,X/46,X,del(X)(pl 1.2)
1
1.41%
45,X/45,i(X)(ql0)/46,X,i(X)(ql0)
1
1.41%
45,X/46,X,i(X)(ql0)/47,X,i(X)(ql0)x2
1
1.41%
45,X/46,X,del(X)(ql3q24)/46,X,r(X)
1
1.41%
46,x,+mar
2	2.82%
8.45%
45,X/46,X,+Mar
Thể khảm cũng là một trong những tiêu chí đánh giá trên nhiễm sắc thể đồ, bởi vì biểu hiện lâm sàng trên các bệnh nhân khảm dòng thường nhẹ hơn so với các bệnh nhânchỉ mang một dòng bất thường. Trong số 71 bệnh nhân của chúng tôi, có 39 bệnh nhân thuần, 28 bệnh nhân khảm 2 dòng và 4 bệnh nhân khảm 3 dòng (Hình 2)
Hình 2. Tỷ lệ giữa thể thuần với thể khảm trong hội chứng Turner
Hình 4. 45,X
Hình 3. 47,XXX
lc )í )1
Hình 5.47,xx,+mar
Hình 6. 46,X,i(X)(qlO)
k	K	)(	lí	»	)|	X	K	X	X
1	2	3	4	5	1	2	3	4	5
ỉc	)l	n	H	»	íl	K	‘n	K	íl	ìL	»1	»	JL
6	7	8	9	10	11	12	6	7	8	9	10	11	12
JLJLJL	n	li	li	II	lí	<Ề	h	H	<1
13	14	15	16	17	18	J3	14	15	16	17	18
II lí 4*	4*	11	11	4« M 	
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 71 trường hợp mắc hội chứng Turner từ năm 2005 đến năm 2013, chúng tôi thấy rằng xét nghiệm di truyền là một bước quan trọng trong việc chẩn đoán trẻ nữ mắc hội chứng Turner. Đôi khi có trường hợp có kiểu hình tương tự hội chứng Turner, nhưng công thức NST lại không phù hợp; hoặc ngược lại, những bệnh nhân khảm dòng với số lượng dòng tế bào bất thường thấp có kiểu hình không rõ ràng. Chính vì vậy, công thức nhiễm sắc thể là một xét nghiệm cẩn thiết cho tất cả các bệnh nhân nghi ngờ mắc hội chứng Turner.
Vê' mặt kỹ thuật, công thức NST là một công cụ đủ mạnh để phát hiện các bất thường NST X có trong hội chứng Turner. Với lợi thế vê' kinh tế, NST đồ đã và đang là xét nghiệm di truyền đầu tiên được các bác sĩ chỉ định để khẳng định hay loại trừ các hội chứng liên quan đến di truyền nói chung và hội chứng Turner nói riêng.
Khi so sánh các kết quả thu được với các nghiên cứu trên thế giới, chúng tôi phát hiện ra một số điểm tương đổng cũng như một số điểm mới đáng lưu ý (Bảng 4). Trong số các bất thường NST X, nhóm có tỷ lệ cao nhất đểu là nhóm 45,X. Bất thường cấu trúc chiếm đa số là 46,X,i(X)(qlO).
Bảng 4. So sánh với một số công bố trên thế giới
45,X
54,6%
45,3%
42,25%
45,x/47,xxx
1,9%
-
9,86%
45,X/46,X,i(X)(qlO)
10,7%
7,5%
9,86%
45,x/46>x,+mar
0,9%
0,9%
8,45%
46>X,i(X)(qlO)
5,4%
6,6%
8,45%
45>x/46,xx
11,7%
13,2%
5,63%
Công thức NST
Saenger (2002) [2] Sybert (2004) [4] T.T.Nga (2013) n=205	n=532	n=71
Công thức NST
Saenger (2002) [2] n=205
Sybert (2004) [4] n=532
T.TNga (2013) n=71
46,x,+mar
-
-
2,82%
45,X/46,X,del(X)(ql3q24)/46,X,r(X)
5,4%
6,0%
1,41%
45,X/46,X,del(X)(pl 1.2)
0,9%
2,4%
1,41%
Khác
8,5%
18.1%
9,86%
Tổng số
100%
100%
100%
V. KẾT LUẬN
Mặt khác, trong nghiên cứu này của chúng tôi, mặc dù số lượng mẫu ít hơn nhưng sự đa dạng về NST đồ lại cao hơn. Cụ thể, chúng tôi phát hiện được 2 trường hợp 46,x,+mar (chiếm tỷ lệ 2,82%) mà trong 2 nghiên cứu trước đó không phát hiện thấy. Hay 7 trường hợp khảm mang 2 dòng tế bào bất thường 45,x/47,xxx (chiếm tỷ lệ 9,86%), kiểu gen không xuất hiện trong nghiên cứu của Sybert (2004) và chỉ có 4 trường hợp trong nghiên cứu của Saenger (2002). Sự khác nhau này nhiều khả năng đến từ sự khác biệt chủng tộc giữa các nghiên cứu.
Việc xác định trẻ nữ mắc hội chứng Turner bằng công thức NST là một yêu cầu quan trọng của các bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán và điểu trị bệnh. Bên cạnh việc góp phẩn vào điểu trị, kết quả di truyền này còn cung cấp thông tin cho gia đình bệnh nhân vể nguy cơ mắc của những lần sinh tiếp theo. Chính vì thế, vai trò của NST đồ nói riêng cũng như các xét nghiệm di truyền nói chung trở nên ngày càng quan trọng và thiết thực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Bondy, c. A., 2009, Turner syndrome, Hormon Research, 71, 52-56
Saenger, p., 2001, Recommendations for the Diagnosis and Management of Turner Syndrome, Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 86, 3061-3069
Schwartz, s., Principles of Clinical Cytogenetics, Springer, 2013, Molecular Genetic Pathology, 43-76
Sybert, V. p. and McCauley, E., 2004, Turner’s Syndrome, The New England Journal of Medicine, 351,1227-1238
Turner, H. H., 1983, A syndrome of infantilism, congenital webbed neck, and cubitus valgus, Endocrinology, 28, 566

File đính kèm:

  • docnghien_cuu_gia_tri_cua_xet_nghiem_cong_thuc_nhiem_sac_the_tr.doc
  • pdf33_article_text_32_1_10_20190518_2205_554468.pdf