Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng
Tóm tắt - Nắm bắt xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong
kinh doanh, các ngân hàng thương mại đã cho ra đời và phát triển
dịch vụ Internet banking. Trên thế giới, dịch vụ Internet banking đã
rất phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Ở Việt
Nam dịch vụ này còn mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan
tâm của khách hàng. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu
tố động cơ khiến khách hàng lựa chọn và sử dụng Internet banking
tại Việt Nam, từ đó giúp các ngân hàng có những chính sách nhằm
phát triển dịch vụ này. Căn cứ vào phương pháp nghiên cứu định
tính và các nghiên cứu trên thế giới, tác giả đề xuất mô hình nghiên
cứu gồm có 7 biến số động cơ sử dụng dịch vụ Internet banking
gồm: hữu ích cảm nhận; tính tương hợp; chi phí; giảm rủi ro; tính
linh động; đặc thù công việc; sự quan tâm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ internet banking của khách hàng
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2 109 NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET BANKING CỦA KHÁCH HÀNG RESEARCHING INTO THE MOTIVATION FOR USING INTERNET BANKING OF CUSTOMERS Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Đại học Đà Nẵng; nhan310190@gmail.com Tóm tắt - Nắm bắt xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh, các ngân hàng thương mại đã cho ra đời và phát triển dịch vụ Internet banking. Trên thế giới, dịch vụ Internet banking đã rất phát triển và mang lạ i nhiều lợi ích cho người sử dụng. Ở Việt Nam dịch vụ này còn mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố động cơ khiến khách hàng lựa chọn và sử dụng Internet banking tại Việt Nam, từ đó giúp các ngân hàng có những chính sách nhằm phát triển dịch vụ này. Căn cứ vào phương pháp nghiên cứu định tính và các nghiên cứu trên thế giới, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm có 7 biến số động cơ sử dụng dịch vụ Internet banking gồm: hữu ích cảm nhận; tính tương hợp; chi phí; giảm rủi ro; tính linh động; đặc thù công việc; sự quan tâm. Abstract - Grasping the trend of information technology applications in business, commercial banks have launched and developed Internet banking services. Worldwide, the Internet banking service has developed and brought about many benefits to its users. In Vietnam this service is new and has not received much attention from customers. The objective of the study is to identify factors that motivate customers to choose and use the Internet Banking in Vietnam, thus helping banks to have policies to develop this service. Based on qualitative research methods and the research in the world, the authors propose a study model including 7 motivation variables of using Internet banking service namely perception effect, interoperability, cost, risk reduction, flexibility, work characteristics, attention. Từ khóa - Internet banking; động cơ; EFA; CFA; Cronbach’s Alpha. Key words - Internet banking; motivation; EFA; CFA; Cronbach’s Alpha. 1. Đặt vấn đề Sự tăng trưởng một cách nhanh chóng và phổ biến của Internet đã đem đến cơ hội cho các công ty trong nhiều ngành và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nắm bắt được cơ hội đó, các ngân hàng đã cho ra đời sản phẩm Internet banking, là một sản phẩm mới hữu hiệu có thể thay thế cho toàn bộ mạng lưới chi nhánh của ngân hàng. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, theo ước tính đến cuối năm 2013 đã có khoảng 90% ngân hàng triển khai dịch vụ Internet banking. Hiện nay khách hàng đã bắt đầu biết đến và sử dụng nhiều dịch vụ Internet banking, cụ thể là tính đến cuối năm 2013 số lượng người sử dụng Internet banking đã tăng 35% so với năm 2010 [1]. Có thể thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn đối với dịch vụ Internet banking, mặc dù mới chỉ có 22% dân số có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay số lượng khách hàng sử dụng Internet banking chưa thật sự cao, phần lớn khách hàng vẫn còn dè dặt, thăm dò và sử dụng còn hạn chế dịch vụ này. Để thành công, các ngân hàng và các tổ chức tài chính phải hiểu động cơ của khách hàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ Internet banking để có những biện pháp thúc đẩy việc sử dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này. Từ thực tiễn đó, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ tại Đà Nẵng: “Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng” nhằm tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. 2. Cơ sở lý thuyết Động cơ là cấu trúc đại diện cho nguồn động lực bên trong không dễ nhận ra của con người, làm tác động và nảy sinh hành vi phản hồi, định hướng trực tiếp cho sự phản hồi đó. Người tiêu dùng có động cơ có nghĩa là có sinh lực, sẵn sàng để thực hiện một hành động hướng đích. Người tiêu dùng có thể có động cơ để cam kết thực hiện hành động, ra quyết định hay xử lý thông tin. Lý thuyết động cơ của Frederick Herzberg: Xây dựng lý thuyết phân biệt giữa những nhân tố gây nên sự không hài lòng và những nhân tố tạo nên sự hài lòng [2], [3], [10]. Lý thuyết động cơ này có hai hàm ý. - Thứ nhất, người bán phải hết sức tránh những nhân tố gây nên sự không hài lòng, như sách hướng dẫn sử dụng sơ sài hay chính sách đảm bảo dịch vụ kém cỏi. Những điều này không giúp bán được sản phẩm, nhưng chúng có thể làm cho sản phẩm không bán được. - Thứ hai là nhà sản xuất cần Nhu cầu tự khẳng định (tự phát triển, thể hiện mọi tài năng), Nhu cầu được tôn trọng (tự trọng, sự công nhận, địa vị xã hội), Nhu cầu xã hội (cảm giác được chiều chuộng, thương yêu), Nhu cầu an toàn (an toàn, được bảo vệ), Nhu cầu sinh lý (đói, khát), xác định được những nhân tố hài lòng chủ yếu hay những động cơ mua sắm trên thị trường sản phẩm của mình để đảm bảo việc cung ứng chúng. Những nhân tố tạo nên sự hài lòng này sẽ tạo ra sự khác biệt chủ yếu để khách hàng cân nhắc xem nên mua nhãn hiệu nào của sản phẩm đó. Lý thuyết động cơ tâm lý của McGuire: Theo lý thuyết này, động cơ được chia làm hai loại gồm động cơ bên trong không có tính xã hội - đó là nhu cầu của cá nhân liên quan đến bản thân và động cơ bên ngoài mang tính xã hội - đó là nhu cầu của con người liên quan trực tiếp trong mối tương tác xã hội [2], [3], [10]. - Động cơ hoặc nhu cầu không có tính xã hội bao gồm nhu cầu cân bằng bản thân, đánh giá và thiết lập các trật tự, nhu cầu quan sát, tìm hiểu nguyên nhân của sự việc và vật thể, nhu cầu có sự độc lập tự kiểm soát bản thân và cuối cùng, đó là nhu cầu tìm kiếm sự đa dạng và khác biệt, mới lạ trong cuộc sống. 110 Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Động cơ mang tính xã hội bao gồm nhu cầu tự thể hiện bản thân, nhu cầu nhận được sự quý trọng, nhu cầu khẳng định cái tôi, nhu cầu hành động theo hướng hoặc phù hợp với một nhóm người khác để nhận được sự ủng hộ. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đề xuất các biến số động cơ nghiên cứu Bảng 1. Biến số động cơ đề xuất cho nghiên cứu Biến số động cơ cho nghiên cứu Định nghĩa Nguồn gốc Hữu ích cảm nhận Là mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện công việc của mình [4] Mô hình TAM của Davis(1989) Tính tương hợp Là sự tương thích với các đặc điểm cá nhân như: địa vị hiện tại, sở thích, phong cách sống khi sử dụng sản phẩm Mô hình DTPB của Taylor và Told (1995) Chi phí Tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức khi sử dụng sản phẩm [8] Dawson và Dennis, Harris, Sandhu (2002) Giảm rủi ro Liên quan đến việc bảo mật các thông tin cá nhân và sự an toàn diễn ra trong suốt quá trình giao dịch [5] Gianfranc Walsh, Kevin P Gwinner (2009) Tính linh động Là sự tiện lợi khi sử dụng dịch vụ, giao dịch bất kỳ thời gian và không gian nào [6] Abdul Rehman, Muhammad Zia- ur-Rahman (2010) Đặc thù công việc Bản chất công việc: Bận rộn, sử dụng máy tính và Internet nhiều là yếu tố thúc đẩy khách hàng dùng dịch vụ Nghiên cứu định tính Sự quan tâm Sự động viên, khích lệ bằng phần thưởng, các chương trình chăm sóc của người bán với khách hàng [7] Jarvis B.Moore II (2002) 3.2. Thiết kế thang đo nghiên cứu Bảng 2. Thang đo nghiên cứu của đề tài Biến số Thang đo Hữu ích cảm nhận Sử dụng IB cho phép thực hiện các giao dịch ngân hàng dễ dàng Sử dụng IB giúp thực hiện các giao dịch với ngân hàng nhanh chóng IB giúp nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng IB giúp kiểm soát tài chính hiệu quả IB nhìn chung thực sự hữu ích Tính tương hợp Tôi nghĩ IB là tương thích với phong cách sống của mình Tôi nghĩ IB phù hợp với địa vị hiện tại của tôi Sử dụng IB phù hợp với sở thích của tôi Tôi nghĩ IB phù hợp với trình độ của tôi Chi phí Sử dụng IB giúp tiết kiệm thời gian Sử dụng IB giúp tiết kiệm được nhiều tiền hơn Tôi tốn ít thời gian khi thực hiện các giao dịch bằng IB Giảm rủi ro Thông tin khách hàng được bảo mật khi sử dụng IB Sử dụng IB giúp đảm bảo bí mật về các thông tin giao dịch. Dịch vụ IB đảm bảo an toàn trong các giao dịch chuyển tiền Tính linh động Sử dụng IB tôi có thể tiếp cận tin tức bất kỳ đâu Sử dụng IB tôi có thể tiếp cận tin tức bất kỳ thời gian nào Sử dụng IB giúp tôi có thể giao dịch với ngân hàng bất kể thời tiết nào Đặc thù công việc Công việc của tôi đòi hỏi phải giao dịch chủ yếu qua Internet Công việc hàng ngày của tôi phải sử dụng máy tính nhiều Sử dụng IB là phù hợp với công việc tôi đang công tác Sự quan tâm Các nhân viên ngân hàng tận tình tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ tôi sử dụng dịch vụ IB Ngân hàng thường xuyên gửi các thông tin và hướng dẫn về dịch vụ IB Ngân hàng luôn đưa các chương trình khuyến mãi về dịch vụ IB Ngân hàng luôn có sự quan tâm đến khách hàng vào những dịp lễ 3.2.1. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng 25 items, cỡ mẫu tối thiểu tuân theo nguyên tắc N ≥ 5*x (Với x là tổng số biến quan sát; Hair và công sự, 1998). Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với đối tượng khảo sát là những khách hàng có sử dụng dịch vụ Internet banking. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng 150 bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp khách hàng, kết quả nhận được 135 bảng câu hỏi thỏa mãn yêu cầu và được sử dụng để phân tích. Các dữ liệu sau khi thu thập về sẽ được làm sạch, loại bỏ những bảng câu hỏi không hợp lệ và dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và AMOS 20. Phân tích dữ liệu sẽ được thực hiện thông qua các bước: (1) Đánh giá sơ bộ thang đo và độ tin tưởng của biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha và độ hội tụ của các nhân tố bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis); (2) Sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA để đo lường mức độ phù hợp của mô hình và đánh giá độ tin cậy của thang đo của các nhân tố; (3) Tính toán độ mạnh yếu của các nhóm yếu tố động cơ sử dụng IB để có những đề xuất cho ngân hàng. 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Dữ liệu phân tích dùng cỡ mẫu N = 135. Dựa trên kết quả thống kê cho thấy nam chiếm 54,1% và nữ chiếm 49,9%, do vậy có thể xem tỷ lệ nam nữ là 1:1. Độ tuổi của đáp viên cao nhất nằm trong khoảng tuổi từ 26-35, tuy nhiên tỷ lệ về số lượng giữa các độ tuổi có sự chênh lệch nhiều, hầu như những người trẻ tuổi có xu hướng chấp nhận các dịch vụ mới như IB hơn. Trình độ học vấn đại học thuộc nhóm trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất 68,9%. Loại hình công ty đáp viên làm việc chủ yếu là thuộc khu vực nhà nước (34,1%) và tư nhân (34,8%). Tất cả các khách hàng được khảo sát đều biết đến dịch vụ IB, trong đó có 72,6% khách hàng đã sử dụng dịch vụ và 27,4% khách hàng có ý định sử dụng. ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2 111 4.2. Hiệu lực hóa thang đo 4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Các nhà nghiên cứu cho rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được (Nunally và Burnstein, 1994). Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo tại Bảng 3 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhân tố đều lớn hơn 0,7, do vậy có thể khẳng định độ tin cậy của các nhân tố, chứng tỏ đây là một thang đo tốt và có thể sử dụng chúng để tiến hành phân tích nhân tố khám phá. Bảng 3. Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha Nhân tố Hệ số Cronbach’s Alpha Hữu ích cảm nhận 0,877 Giảm rủi ro 0,930 Chi phí 0,898 Tính linh động 0,936 Đặc thù công việc 0,927 Tính tương hợp 0,795 Sự quan tâm 0,975 4.2.2. Phân tích nhân tố khám khá EFA Kết quả phân tích nhân tố ở Bảng 4 cho thấy, trị số KMO = 0,717 > 0,5 với mức ý nghĩa của kiểm định Barlett’s nhỏ hơn 5% (Sig = 0.000), chứng tỏ kết quả phân tích nhân tố khám phá là phù hợp. Tại các mức giá trị Eigenvalue lớn hơn 1, với phương pháp rút trích Principal component và phép xoay Varimax, phân tích nhân tố đã rút trích được 7 nhân tố với phương sai trích là 82,567% > 50% đạt yêu cầu. Kết quả phân tích EFA cho thấy, không có sự thay đổi các mục hỏi qua lại giữa các khái niệm cần đo, không có mục hỏi nào bị loại bỏ vì lý do không đóng góp vào việc đo lường khái niệm cần đo. Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, nên kết quả phân tích nhân tố khám phá được chấp nhận hay nói cách khác thang đo đạt giá trị hội tụ. Bảy nhân tố được hình thành sau khi phân tích EFA: Sự hữu ích; giảm rủi ro; chi phí; tính linh động; đặc thù công việc; tính tương hợp; sự quan tâm. Bảng 4. Kết quả phân tích nhân tố EFA 1 2 3 4 5 6 7 Quantam3 0,982 Quantam2 0,972 Quantam1 0,947 Quantam4 0,936 Huuich5 0,895 Huuich1 0,845 Huuich4 0,841 Huuich3 0,770 Huuich2 0,730 Ruiro2 0,958 Ruiro1 0,953 Ruiro3 0,873 Linhdong2 0,951 Linhdong1 0,947 Linhdong3 0,913 Congviec2 0,938 Congviec3 0,933 Congviec1 0,910 Chiphi3 0,907 Chiphi2 0,899 Chiphi1 0,855 Tuonghop2 0,819 Tuonghop1 0,796 Tuonghop4 0,789 Tuonghop3 0,689 KMO = 0,717 Tổng phương sai trích (%) = 82,567 4.2.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA Phân tích nhân tố khẳng định CFA được thực hiện với 29 biến quan sát và 7 biến số động cơ đã chứng minh được từ phân tích nhân tố khám phá (EFA). - Đo lường mức độ phù hợp của mô hình: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA thể hiện ở Bảng 5 với các chỉ số đo lường độ phù hợp. Bảng 5. Các chỉ số thể hiện độ phù hợp của mô hình nghiên cứu Chỉ số Giá trị các chỉ số của mô hình Giá trị tham chiếu của mô hình tốt CMIN/DF 1,996 CMIN/DF <3 Hair & ctg (1998) CFA 0,914 >0,9 Segar, Grover (1993) & Chin, Todd (1995) GFI 0,916 >0,9 TLI 0,89 >0,9 RMSEA 0,08 <0,08 Taylor, Sharland, Cronin (1993) FMIN 3,756 Bé - Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (pc) và tổng phương sai trích (pvc). Để đạt được độ tin cậy thì hai hệ số pc và pvc >0,5 [9]. Công thức tính như sau: ρ ൌ ሺ∑ λiୀଵ ሻଶ ሺ∑ λiୀଵ ሻଶ ∑ ሺ1 െ λiଶሻୀଵ ρ௩ ൌ ∑ λiଶୀଵ ∑ λiଶ ∑ ሺ1 െ λiଶሻୀଵୀଵ Bảng 6. Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích của thang đo Các thành phần Độ tin cậy tổng hợp (ρc) Tổng phương sai trích (ρvc) Hữu ích cảm nhận 0,891 0,624 Giảm rủi ro 0,934 0,827 Tính linh động 0,940 0,840 Đặc thù công việc 0,928 0,811 Chi phí 0,899 0,749 Tính tương hợp 0,797 0,612 Sự quan tâm 0,975 0,909 4.3. Đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố động cơ ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet banking Đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố động cơ được thực hiện bằng cách tính giá trị trung bình (means) của các biến số động cơ. 112 Nguyễn Thị Thanh Nhàn Bảng 7. Kết quả giá trị trung bình của 7 biến số động cơ Biến số Giá trị trung bình Hữu ích cảm nhận 3,92 Giảm rủi ro 3,85 Linh động 4,03 Đặc tính công việc 3,83 Tính tương hợp 3,62 Chi phí 3,78 Sự quan tâm 3,64 Theo Bảng 7 có thể thấy rằng, giá trị trung bình của các biến số động cơ không có sự khác biệt nhau nhiều, chúng đạt giá trị gần như tương đương. Tuy nhiên vẫn có sự sắp xếp theo thứ tự cao thấp về sự quan trọng của các biến số động cơ. Kết quả cho thấy rằng với khách hàng khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ Internet Banking, các khách hàng dường như chú trọng cao vào giá trị chức năng hơn các giá trị tâm lý mà Internet banking mang lại. 5. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu, có 7 yếu tố động cơ sử dụng dịch vụ Internet banking được hình thành. Nhìn chung động cơ sử dụng Internet banking đều xuất phát từ giá trị về mặt chức năng của dịch vụ, đó là sự hữu ích, chi phí, tính linh động, giảm rủi ro, đặc điểm công việc. Ngoài ra việc sử dụng dịch vụ Internet banking còn bị tác động bởi các giá trị tâm lý như tính tương hợp với phong cách và sở thích cá nhân, sự quan tâm từ phía ngân hàng. Kết quả nghiên cứu trên có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ có cái nhìn rõ hơn về động cơ sử dụng Internet banking của khách hàng. Để thúc đẩy động cơ sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng, tác giả kiến nghị một số giải pháp sau: Giải pháp cho các biến động cơ mà ngân hàng có thể kiểm soát được (hữu ích cảm nhận; giảm rủi ro; tính linh động, chi phí; sự quan tâm): + Xây dựng nhận thức của khách hàng về dịch vụ Internet banking: Kết hợp các hình thức truyền thông để giới thiệu đến khách hàng tiềm năng về những thông tin và lợi ích của Internet banking như “tiết kiệm thời gian”, “thuận tiện”, “chi phí thấp”, “thông tin luôn sẵn sàng”. + Thiết kế website chuyên nghiệp, thân thiện với người sử dụng để lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Nên trình bày thông tin bằng cả hai thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Việt. + Phát triển các tiện ích của dịch vụ Internet banking phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đưa ra các chương trình khuyến mãi để thúc đẩy động cơ sử dụng của khách hàng. + Cung cấp sự hướng dẫn để sử dụng dịch vụ an toàn nhất, huấn luyện cho khách hàng tiến trình xử lý và giải quyết khi có sự cố xảy ra. + Thường xuyên điều tra về phản ứng cũng như tiếp thu ý kiến của khách hàng để tiếp tục phát triển dịch vụ Internet banking. Giải pháp cho các biến động cơ mà ngân hàng không kiểm soát được (đặc tính công việc và tính tương hợp): + Ngân hàng nên sử dụng công cụ marketing trực tiếp để chuyển tải thông điệp đến những nhóm khách hàng bận rộn với công việc hàng ngày, những người phải làm việc nhiều trên máy tính và Internet, để giới thiệu cho họ những tính năng ưu việt của dịch vụ Internet banking. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 43068753&item_id=94924148&p_details=1 [2] PGS.TS Vũ Huy Thông (2014), Giáo trình hành vi người tiêu dùng, NXB Kinh tế Quốc Dân [3] Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương và cộng sự (2005), Hành vi người tiêu dùng, NXB Tài Chính. [4] Davis, F.D (1989), “Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology”, Mis Quarterly, Vol.13 No.13, pp 318-319. [5] Gianfranco Walsh, Kevin P Gwinner, Journal of vacation Marketing, Apr 2009, 15, 2, ABI/INFORM Global, pp 111. [6] Abdul Rehmen, Muhammad Zia-ur-Rahman, 2010, Motivations for the Intention to use Mobile TV in Pakista, Interdisciplinary Journal of Comtemporary Research in Business.Vol 2, No 5 [7] Jarvis B. Moore II, 2002, Information technology Infusion: A Motivation approach. The Florida State University College of Business. [8] Dawson, Dennis, C., Harris & Sandhu, B. (2002), Understanding the e-consumer. Qualitative Market Research: An International Journal, 5(4), 281-290. [9] Nguyễn Khánh Duy (2009), Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính với phần mềm Amos, Khoa Kinh tế Phát triển, ĐH Kinh tế Hồ Chí Minh. [10] (BBT nhận bài: 30/07/2015, phản biện xong: 25/12/2015)
File đính kèm:
- nghien_cuu_dong_co_su_dung_dich_vu_internet_banking_cua_khac.pdf