Nghiên cứu độ ổn định của cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan từ củ nưa

Tóm tắt:

Đặt vấn đề: Với mục đích phát triển một chế phẩm có khả năng ứng dụng vào thực tiễn, chúng tôi đã tiến

hành nghiên cứu và bào chế thành công cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan. Mục tiêu của nghiên cứu này

nhằm đánh giá độ ổn định của cốm bào chế được. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cốm pha hỗn

dịch chứa Glucomannan được bảo quản trong bao bì nhôm, hàn kín và bảo quản ở nhiệt độ thường (250C,

độ ẩm 60% - 75%) trong thời gian 6 tháng và ở điều kiện lão hóa cấp tốc (nhiệt độ 40 ± 20C, độ ẩm 75 ± 5%)

trong thời gian 4 tháng. Sau từng khoảng thời gian bảo quản nhất định, tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu

chất lượng của cốm như cảm quan, hàm ẩm, tỷ lệ cắn sau 24 giờ Kết quả: Sản phẩm đạt độ ổn định về các

tiêu chí như cảm quan, hàm ẩm, trạng thái phân tán trong ba phút, mức độ phân lớp, tỷ lệ cắn sau 24 giờ. Kết

luận: Cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan đã ổn định trong thời gian nghiên cứu, đây là tiền đề để nâng

quy mô từ nghiên cứu và phát triển sang quy mô sản xuất

pdf 6 trang phuongnguyen 10300
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu độ ổn định của cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan từ củ nưa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu độ ổn định của cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan từ củ nưa

Nghiên cứu độ ổn định của cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan từ củ nưa
102
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Địa chỉ liên hệ: , email: 
- Ngày nhận bài: ; Ngày đồng ý đăng: , Ngày xuất bản: 
- ịa chỉ liên hệ: , email: 
- gày nhận bài: ; gày ồng ý ăng: , gày xuất bản: 
NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CỐM PHA HỖN DỊCH 
CHỨA GLUCOMANNAN TỪ CỦ NƯA 
AMORPHOPHALLUS PAEONIIFOLIUS (HỌ RÁY – ARACEAE) 
TRỒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Hồng Trang, Nguyễn Thị Hoài 
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt: 
Đặt vấn đề: Với mục đích phát triển một chế phẩm có khả năng ứng dụng vào thực tiễn, chúng tôi đã tiến 
hành nghiên cứu và bào chế thành công cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan. Mục tiêu của nghiên cứu này 
nhằm đánh giá độ ổn định của cốm bào chế được. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cốm pha hỗn 
dịch chứa Glucomannan được bảo quản trong bao bì nhôm, hàn kín và bảo quản ở nhiệt độ thường (250C, 
độ ẩm 60% - 75%) trong thời gian 6 tháng và ở điều kiện lão hóa cấp tốc (nhiệt độ 40 ± 20C, độ ẩm 75 ± 5%) 
trong thời gian 4 tháng. Sau từng khoảng thời gian bảo quản nhất định, tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu 
chất lượng của cốm như cảm quan, hàm ẩm, tỷ lệ cắn sau 24 giờ Kết quả: Sản phẩm đạt độ ổn định về các 
tiêu chí như cảm quan, hàm ẩm, trạng thái phân tán trong ba phút, mức độ phân lớp, tỷ lệ cắn sau 24 giờ. Kết 
luận: Cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan đã ổn định trong thời gian nghiên cứu, đây là tiền đề để nâng 
quy mô từ nghiên cứu và phát triển sang quy mô sản xuất.
Từ khóa: cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan, độ ổn định, điều kiện lão hóa cấp tốc.
Abstract
STABILITY STUDIES OF GRANULES FOR ORAL SUSPENSION 
CONTAINING GLUCOMANNAN FROM 
AMORPHOPHALLUS PAEONIIFOLIUS (ARACEAE) 
IN THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Hong Trang, Nguyen Thị Hoai
Faculty of Pharmacy, Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: Our experiment based on the research and the choice optimal fomula containing insoluble 
component Glucomannan extracted from Amorphophallus paeoniifolius species. The aim of this study was to 
evaluate the stability of granules for oral suspension containing Glucomannan. Materials and method: The 
products were stored in sealed aluminium package at room condition (250C, RH 60% - 75%) for 6 months or 
at accelerated condition (40 ± 20C, RH 75 ± 5%) for 4 months. After storing, evaluating the physico-chemical 
characteristics of granules for oral suspension containing Glucomannan such as α – angle, moisture content... 
Results: The results showed that the products were stable at the above conditions about appearance, 
moisture content, dispersion state in 3 minutes, level of phase separation, residue ratio after 24 hours 
according to the fourth edition of Vietnamese Pharmacopoeia. Conclusion: Granules for oral suspension 
containing Glucomannan were stable during research time.
Keywords:granule, oral suspension, Glucomannan, stability.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay thừa cân và béo phì đang là một bệnh 
có tính xã hội hóa ngày càng cao. Vì vậy, thị trường 
các sản phẩm hỗ trợ giảm cân trở thành đích đến 
tiềm năng cho nhiều công ty sản xuất thuốc và thực 
phẩm chức năng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. 
Do có độ an toàn cao và hiệu quả điều trị tương 
đương thuốc tân dược nên trong những năm trở lại 
đây, thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng 
được sử dụng rộng rãi. Trong đó, Glucomannan 
không tan trong nước được chiết xuất từ loài Nưa 
chuông Amorphophallus paeoniifolius trồng tại 
103
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Thừa Thiên Huế là hợp chất đã được nghiên cứu có 
tác dụng giảm cân trên thử nghiệm in vivo [1]. Với 
mục đích phát triển một chế phẩm để phục vụ cho 
nghiên cứu lâm sàng cũng như hướng đến khả năng 
ứng dụng vào thực tiễn nguồn tài nguyên phong phú 
của tỉnh nhà Thừa Thiên Huế, qua đó góp phần thúc 
đẩy sự phát triển của nền công nghiệp Dược trong 
nước, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và bào chế 
thành công cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan. 
Nghiên cứu này được thực hiện để khảo sát độ ổn 
định của cốm bào chế ở điều kiện thường và điều 
kiện lão hóa cấp tốc.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan đạt các 
tiêu chuẩn chất lượng cơ sở sau:
+ Hình thức, mùi vị: Cốm pha hỗn dịch 
Glucomannan có dạng hạt tơi xốp, màu trắng hơi 
vàng, mùi thơm của hương vanillin, được đóng 
trong bao bì nhôm, hàm lượng hoạt chất 5 gam 
Glucomannan trong 6 gam cốm/mỗi gói.
+ Độ rã: Phân tán hoàn toàn trong nước trong 
5 phút.
+ Độ đồng đều khối lượng: 6g ± 7,5%.
+ Hỗn dịch duy trì được độ ổn định trong 3 phút, 
hầu như không phân lớp, tỷ lệ cắn sau 24 giờ <=85%.
+ Góc α: 250- 400.
+ Độ ẩm: Không quá 5,0 %.
+ Chỉ tiêu vi sinh vật: 
Vi khuẩn hiếu khí: không quá 104 CFU/g chế 
phẩm.
Coliform: không quá 10 CFU/g chế phẩm.
Escherichia Coli: không được có trong 1g chế 
phẩm.
Staphylococcus aureus: không được có trong 1g 
chế phẩm.
Clostridium perfringens: không được có trong 1g 
chế phẩm.
Nấm mốc men: không quá 102 CFU/g chế phẩm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bào chế cốm pha hỗn dịch 
chứa Glucomannan
 Bào chế cốm pha hỗn dịch uống Glucomannan 
bằng phương pháp tạo hạt với thiết bị phun sấy tầng 
sôi. Khối lượng sản phẩm 1 lô: 2kg bột nguyên liệu.
Tiến hành: 
- Chuẩn bị hỗn hợp bột cho vào buồng tạo hạt 
gồm: Glucomannan, tá dược điều vị Aspartam, 
Isomalt đã được rây qua rây cỡ 0,25 mm.
- Chuẩn bị dịch cho vào bồn chứa dịch phun sấy: 
+ Pha ethanol (EtOH) 600.
+ Hòa tan tá dược dính PVP K30, tá dược gây 
thấm Natri lauryl sulfate (NaLS) và vanillin vào EtOH 
600 thành dung dịch phun sấy.
- Tiến hành vận hành máy phun sấy tầng sôi tạo 
hạt Semen bắt đầu quá trình tạo cốm. Cài đặt thông 
số máy: Nhiệt độ (600C), tốc độ quạt hút (1000-1200 
v/ph), tốc độ phun dịch (3,0-3,3 ml/ph).
- Sau khi thu lấy cốm, tiến hành sửa cốm, sấy 
cốm (nhiệt độ 600C) và đóng gói sản phẩm.
Hiệu suất tạo hạt: 80%.
2.2.2. Nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm
Nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm cốm pha 
hỗn dịch chứa Glucomannan bào chế được tiến hành 
bằng nhiều phương pháp khác nhau dựa trên nguyên 
tắc: Cốm được bảo quản trong những điều kiện nhất 
định, sau từng thời gian xác định, đánh giá lại chế 
phẩm cốm pha hỗn dịch theo các tiêu chuẩn đề ra. 
Đối tượng: 03 lô cốm pha hỗn dịch chứa 
Glucomannan được đóng trong bao bì nhôm.
Điều kiện bảo quản: 
+ Điều kiện thực: Điều kiện phòng, khô mát, 
tránh ánh sáng, nhiệt độ trung bình 250C, độ ẩm 
60% - 75%.
+ Lão hóa cấp tốc: bảo quản cốm trong tủ vi khí 
hậu Memmert, nhiệt độ 40 ± 20C, độ ẩm 75 ± 5% [4]. 
Chỉ tiêu khảo sát: một số chỉ tiêu chất lượng của 
cốm pha hỗn dịch được mô tả ở mục 2.2.3.
Cách tiến hành: Việc khảo sát độ ổn định của 
chế phẩm được thực hiện dựa theo quy định của 
ASEAN và WHO. Trong mỗi điều kiện bảo quản, tiến 
hành kiểm tra chất lượng thành phẩm tại các thời 
điểm: trước khi nghiên cứu độ ổn định, tháng đầu 
tiên kiểm tra chất lượng 02 lần, kể từ tháng thứ hai 
trở đi kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng một lần/một 
tháng. Mỗi lần đánh giá tiến hành trên 3 lô, mỗi lô 
làm với ba mẫu và lấy kết quả trung bình.
Hình 1. Sản phẩm cốm pha hỗn dịch uống chứa Glucomannan
104
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
2.2.3. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu 
chất lượng của cốm pha hỗn dịch Glucomannan
Dựa vào việc đánh giá các chỉ tiêu của sản phẩm 
thu được để bước đầu khảo sát độ ổn định của chế 
phẩm: 
o Dạng thuốc cốm:
- Tính chất cảm quan: Thuốc cốm phải khô, đồng 
đều về kích thước hạt, không hút ẩm, không mềm và 
không biến màu [3].
- Độ trơn chảy thông qua xác định góc nghỉ bằng 
phương pháp tạo khối chóp [5]: 
+ Đổ hạt chảy liên tục để tạo thành khối chóp và 
xác định góc nghỉ α, biết:
Trong đó, h:chiều cao của khối bột. 
D: đường kính đáy khối bột. 
+ Góc nghỉ α càng nhỏ, hạt có tính trơn chảy 
càng tốt, lực ma sát nhỏ. Yêu cầu giá trị góc α nằm 
trong khoảng 250-400.
- Xác định hàm ẩm:
+ Tiến hành cân một lượng khoảng 1g cốm, sấy 
ở 1050C trong 4 giờ đến khối lượng không đổi. Hàm 
lượng nước trong cốm phải đạt [3].
- Độ đồng đều khối lượng:
+ Lấy ngẫu nhiên 5 đơn vị đóng gói nhỏ nhất, cân 
từng đơn vị, cắt mở gói, lấy hết cốm ra, dùng bông 
lau sạch bột cốm bám ở mặt trong, cân khối lượng 
vỏ gói. Khối lượng cốm trong gói là hiệu số giữa khối 
lượng 1 gói và khối lượng vỏ gói. Tiến hành tương 
tự với 4 đơn vị còn lại. Yêu cầu: khối lượng của cốm 
trong từng gói ± 7,5% so với khối lượng ghi trên 
nhãn [3].
o Dạng hỗn dịch: 
- Xác định độ ổn định:
+ Lắc hỗn dịch trong 1-2 phút, hỗn dịch phải giữ 
nguyên trạng thái đó trong 3 phút [3].
- Mức độ phân tán đồng đều dược chất rắn 
không tan trong nước:
+ Chia thành từng liều 5ml, ly tâm 3000 vòng/ph 
trong 20 phút, lấy cặnđem cân. Lượng chất rắn có 
trong những liều chênh lệch nhau không đáng kể [2].
- Xác định tỉ lệ cắn sau 24 giờ:
+ Sau 24h lớp cặn chiếm không quá 85% thể tích 
so với thể tích biểu kiến của chất rắn có trong lượng 
hỗn dịch đem xác định. Công thức xác định tỉ lệ cắn 
24 giờ (F) [2]:
Trong đó,
v: thể tích lớp cặn chiếm. 
v
0
: thể tích hỗn dịch ban đầu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá sự ổn định của quy trình sản xuất 
theo quy mô pilot
Tiến hành bào chế 03 lô cốm pha hỗn dịch chứa 
Glucomannan theo quy trình được mô tả ở mục 
2.2.1. Sau đó, tiến hành đánh giá chất lượng sản 
phẩm và kết quả được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Đánh giá độ đồng đều kết quả 03 lô thử nghiệm (n=3).
Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3
Cảm quan Hạt cốm màu trắng hơi vàng, đồng đều, trơn chảy tốt, không vón cục
Độ ổn định trong 3 phút
Hỗn dịch duy trì được độ ổn định trong 3 phút, gần như không tạo bọt, 
bọt nhanh tan hết.
Hàm ẩm <=5% <=5% <=5%
Mức độ phân lớp 0 0 0
Góc α 32,330 ± 0,30 32,810 ± 0,29 32,560 ± 0,50
Tỷ lệ cắn sau 
24 giờ
80 ± 0,36 81± 0,51 81 ± 0,29
Nhận xét: Các lô sản xuất đạt sự đồng đều về 
các tiêu chí đánh giá, như vậy có sự ổn định trong 
quy trình sản xuất và quy trình này là phù hợp để có 
thể bào chế cốm pha hỗn dịch đạt các chỉ tiêu chất 
lượng đề ra.
3.2. Đánh giá độ ổn định của cốm pha hỗn dịch 
chứa Glucomannan
 Các mẫu cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan 
sau bào chế được đóng trong bao bì nhôm và nghiên 
cứu độ ổn định ở 2 điều kiện khác nhau theo phương 
pháp mô tả trong mục 2.2.2.
Sau các khoảng thời gian xác định, tiến hành 
đánh giá cốm về các chỉ tiêu cảm quan, độ ổn định 
trong 3 phút, hàm ẩm, mức độ phân lớp, gócα và tỷ 
lệ cắn sau 24 giờ. Kết quả thu được như sau:
Cảm quan của sản phẩm: Sau 4 tháng bảo quản 
ở điều kiện lão hóa cấp tốc và sau 6 tháng ở điều 
kiện thường, cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan 
105
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
hầu như không có thay đổi về mặt cảm quan so với 
trước khi thử nghiệm: Hạt cốm màu trắng hơi vàng, 
đồng đều, trơn chảy tốt, không vón cục.
Độ ổn định trong 3 phút: Sau 4 tháng lưu mẫu ở 
điều kiện nhiệt độ 40 ± 20C, độ ẩm 75 ± 5% và sau 6 
tháng lưu mẫu ở điều kiện thường, hỗn dịch duy trì 
được độ ổn định trong 3 phút, gần như không tạo 
bọt, bọt nhanh tan hết.
Kết quả đánh giá một số tiêu chuẩn chất lượng 
khác được thể hiện ở bảng 2. Yêu cầu của các tiêu 
chuẩn chất lượng này:
+ Độ đồng đều khối lượng: 6g ± 7,5%.
+ Hàm ẩm: không quá 5,0 %.
+ Mức độ phân lớp: 0.
+ Góc α: 250- 400.
+ Tỷ lệ cắn sau 24 giờ <=85%
Bảng 2. Độ ổn định của cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan (n=3)
Điều 
kiện
Mẫu Thời gian
Độ đồng 
đều khối 
lượng 
Hàm ẩm (%)
Mức độ 
phân lớp
Góc α
TLC 
(Tỷ lệ cắn)
Lão 
hóa 
cấp 
tốc
1
Ban đầu 6 ± 0,08 4,14 ± 0,11 0 31,170 ± 1,01 80 ± 0,41
Sau 2 tuần 6 ± 0,05 4,24 ± 0,09 0 31,510 ± 0,62 80 ± 0,31
Sau 1 tháng 6 ± 0,03 4,42 ± 0,12 0 31,840 ± 0,55 80 ± 0,47
Sau 2 tháng 6 ± 0,02 4,67 ± 0,09 0 32,540 ± 0,76 81 ± 0,37
Sau 3 tháng 6 ± 0,05 4,81 ± 0,05 0 32,790 ± 0,47 81 ± 0,42
Sau 4 tháng 6 ± 0,01 4,91 ± 0,03 0 33,010 ± 0,37 81 ± 0,27
2
Ban đầu 6 ± 0,04 4,19 ± 0,08 0 32,250 ± 1,62 81 ± 0,35
Sau 2 tuần 6 ± 0,02 4,25 ± 0,11 0 32,470 ± 0,51 81 ± 0,42
Sau 1 tháng 6 ± 0,01 4,38 ± 0,09 0 32,720 ± 0,45 81 ± 0,43
Sau 2 tháng 6 ± 0,01 4,59 ± 0,02 0 33,490 ± 0,31 81 ± 0,15
Sau 3 tháng 6 ± 0,08 4,86 ± 0,11 0 33,650 ± 0,50 81 ± 0,36
Sau 4 tháng 6 ± 0,03 4,92 ± 0,06 0 33,890 ± 0,29 81 ± 0,15
3
Ban đầu 6 ± 0,07 4,26 ± 0,12 0 31,640 ± 0,82 80 ± 0,26
Sau 2 tuần 6 ± 0,02 4,34 ± 0,09 0 31,920 ± 0,74 80 ± 0,32
Sau 1 tháng 6 ± 0,03 4,50 ± 0,07 0 32,290 ± 0,72 80 ± 0,49
Sau 2 tháng 6 ± 0,02 4,68 ± 0,07 0 32,760 ± 0,69 81 ± 0,51
Sau 3 tháng 6 ± 0,01 4,83 ± 0,06 0 32,980 ± 0,46 81 ± 0,47
Sau 4 tháng 6 ± 0,03 4,94 ± 0,02 0 33,210 ± 0,31 81 ± 0,22
Điều 
kiện
1
Ban đầu 6 ± 0,08 4,14 ± 0,11 0 31,170 ± 1,01 80 ± 0,41
Sau 2 tuần 6 ± 0,01 4,19 ± 0,07 0 31,390 ± 0,27 80 ± 0,29
Sau 1 tháng 6 ± 0,02 4,28 ± 0,11 0 31,780 ± 0,35 80 ± 0,21
Sau 2 tháng 6 ± 0,05 4,45 ± 0,08 0 31,940 ± 0,38 80 ± 0,22
Sau 3 tháng 6 ± 0,01 4,56 ± 0,11 0 32,530 ± 0,19 80 ± 0,33
Sau 4 tháng 6 ± 0,09 4,69 ± 0,16 0 32,880 ± 0,27 80 ± 0,12
Sau 5 tháng 6 ± 0,03 4,78 ± 0,07 0 33,020 ± 0,12 80 ± 0,11
Sau 6 tháng 6 ± 0,04 4,89 ± 0,11 0 33,320 ± 0,08 81± 0,33
106
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
2
Ban đầu 6 ± 0,04 4,19 ± 0,08 0 32,250 ± 1,62 81 ± 0,35
Sau 2 tuần 6 ± 0,01 4,22 ± 0,10 0 32,390 ± 0,72 81 ± 0,31
Sau 1 tháng 6 ± 0,02 4,33 ± 0,15 0 32,550 ± 0,59 81 ± 0,25
Sau 2 tháng 6 ± 0,02 4,48 ± 0,06 0 32,750 ± 0,27 81 ± 0,32
Sau 3 tháng 6 ± 0,05 4,60 ± 0,09 0 33,290 ± 0,39 81 ± 0,29
Sau 4 tháng 6 ± 0,02 4,73 ± 0,11 0 33,710 ± 0,42 81 ± 0,22
Sau 5 tháng 6 ± 0,03 4,89 ± 0,06 0 33,940 ± 0,21 81 ± 0,19
Sau 6 tháng 6 ± 0,06 4,92 ± 0,04 0 34,220 ± 0,19 81± 0,22
3
Ban đầu 6 ± 0,07 4,26 ± 0,12 0 31,640 ± 0,82 80 ± 0,26
Sau 2 tuần 6 ± 0,03 4,30 ± 0,05 0 31,890 ± 0,46 80 ± 0,22
Sau 1 tháng 6 ± 0,06 4,42 ± 0,05 0 32,010 ± 0,72 80 ± 0,31
Sau 2 tháng 6 ± 0,07 4,58 ± 0,11 0 32,520 ± 0,42 80 ± 0,39
Sau 3 tháng 6 ± 0,03 4,66 ± 0,04 0 32,710 ± 0,33 80 ± 0,35
Sau 4 tháng 6 ± 0,06 4,77 ± 0,09 0 33,040 ± 0,15 81 ± 0,29
Sau 5 tháng 6 ± 0,01 4,87 ± 0,11 0 33,440 ± 0,27 81 ± 0,32
Sau 6 tháng 6 ± 0,03 4,94 ± 0,04 0 33,740 ± 0,35 81 ± 0,15
Hình 2. Hình ảnh của cốm pha hỗn dịch Glucomannan ở thời điểm ban đầu 
và sau 4 tháng bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp tốc
	 Tóm lại, sau 6 tháng bảo quản ở điều kiện 
thường hay sau bốn tháng bảo quản ở điều kiện lão 
hóa cấp tốc, hạt cốm vẫn giữ nguyên màu sắc như 
ban đầu màu trắng hơi vàng, không vón cục. Một 
số các chỉ tiêu chất lượng khác hầu như không thay 
đổi hoặc có xu hướng tăng lên nhưng vẫn nằm trong 
giới hạn cho phép. Tuy nhiên, hàm ẩm đã tiệm cận 
tới giới hạn trên của tiêu chuẩn chất lượng.
4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu độ ổn định để có cơ sở chứng minh 
sự thay đổi chất lượng cốm do tác động của yếu tố 
môi trường và yếu tố thuộc về thành phẩm cốm từ 
đó có thể tính được tuổi thọ của chế phẩm. Các yếu 
tố thuộc về môi trường là nhiệt độ, độ ẩm và ánh 
sáng.Việc nghiên cứu độ ổn định là càng cần thiết 
nhằm hạn chế đến mức tối đa những tác dụng phụ 
liên quan đến sự phân hủy hoạt chất. Các yếu tố 
thuộc về chế phẩm có thể tác động đến độ ổn định 
của cốm như tính chất lý hóa của hoạt chất, tá dược, 
dạng bào chế, quy trình sản xuất, mức độ kín và bản 
chất của bao bì đóng gói trực tiếp. 
Trong nghiên cứu này, nhận thấy sau 6 tháng 
theo dõi độ ổn định của 3 mẫu ở điều kiện thường 
và sau 4 tháng ở điều kiện lão hóa cấp tốc, các chỉ 
tiêu chất lượng như cảm quan, độ ổn định trong 3 
phút, mức độ phân lớp, tỷ lệ cắn sau 24 giờhầu như 
không thay đổi hoặc có thay đổi nhưng vẫn nằm 
trong giới hạn cho phép. 
Tuy nhiên,hàm ẩm của tất cả các mẫu dù ở điều 
kiện thường hay điều kiện lão hóa cấp tốc thay đổi 
đáng kể và đã tiệm cận tới giới hạn trên của tiêu 
chuẩn chất lượng. Với điều kiện phòng thí nghiệm 
hiện có tại cơ sở nghiên cứu chưa đảm bảo cho 
việc bào chế cốm theo một quy trình sản xuất khép 
kín có sự kiểm soát đặc biệt về nhiệt độ, độ ẩm 
107
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 4 - tháng 8/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
nên mặc dù đã cố gắng nhưng vẫn không loại bỏ 
được hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố này. 
Ngoài ra, do thiết bị đóng góichưa hiện đại nên quy 
trình đóng gói chưaloại được hoàn toàn không khí 
ra khỏi bao bì. Bên cạnh đó, bản chất Glucomanan 
hút ẩm và trong công thức lượng hoạt chất sử dụng 
tương đối lớn 5g/6g cốm, do đó mặc dù bào chế 
dưới dạng cốm pha hỗn dịch, một dạng bào chế 
tương đối độ ổn định so với các dạng khác nhưng 
sau 6 tháng đã đạt đến hàm ẩm tiệm cận. 
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá độ ổn 
định của cốm pha hỗn dịch chứa Glucomannan bào 
chế được. Kết quả cho thấy cốm được bảo quản 
trong bao bì nhôm, ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 
trong thời gian 6 tháng và ở điều kiện lão hóa cấp 
tốc trong thời gian 4 tháng đã đáp ứng được các yêu 
cầu chất lượng theo DĐVN IV (2008) về hàm ẩm, độ 
ổn định trong ba phút, mức độ phân lớp, tỷ lệ cắn 
sau 24 giờ.Tuy nhiên, thời gian này tương đối ngắn 
so với các chế phẩm khác. Có nhiều nguyên nhân 
ảnh hưởng đến độ ổn định của cốm như tính chất 
rất dễ hút ẩm của bột Glucomannan cũng như quy 
trình sản xuất, đóng gói không khép kín ảnh hưởng 
đáng kể đến chất lượng chế phẩm bào chế.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ kinh phí 
thuộc đề tài KHCN cấp Tỉnh Thừa Thiên Huế, mã số 
TTH.2015-KC.10.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Hoài (2011-2013), “Nghiên cứu hàm 
lượng, chất lượng, tác dụng dược lý và xây dựng quy trình 
sản xuất glucomannan trong củ Nưa – Amorphophallus 
sp. (họ Ráy – Araceae) trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Đề 
tài Khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế. 
2. Bộ Y tế (2016), “Kỹ thuật bào chế và sinh dược học 
các dạng thuốc”, NXB Y học, Tập I, tr. 286.
3. Bộ Y tế (2008), Dược Điển Việt Nam IV, NXB Y học, 
Hà Nội, phụ lục 1.5, phụlục 1.7, phụ lục 9.6.
4. ASEAN (2005), Guideline on Stability Study of Drug 
Products, pp. 11-15.
5. Mehedi Hasan Munna (2016), “Determination of 
Variation in Flow Property of Different Sets of PVP along 
with Amlodipine and Propranolol”, East West University, 
Dhaka, Bangladesh, pp. 38-43, 110.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_do_on_dinh_cua_com_pha_hon_dich_chua_glucomannan.pdf