Nghiên cứu điều chế phức kháng thể đơn dòng nimotuzumab gắn đồng vị phóng xạ I-131 dùng trong điều trị ung thư

TÓM TẮT

Báo cáo này mô tả quy trình đánh dấu iod phóng

xạ với kháng thể đơn dòng nimotuzumab để điều chế

dược chất phóng xạ 131I-nimotuzumab dùng trong điều

trị ung thư. Nimotuzumab là kháng thể đơn dòng

kháng thụ thể tăng trưởng biểu bì người theo cơ chế

cạnh tranh với EGF (yếu tố tăng trưởng biểu bì).

Kháng thể được đánh dấu với đồng vị phóng xạ 131I

bằng phương pháp chloramin T. Phức miễn dịch

phóng xạ được kiểm tra chất lượng, phân bố sinh học

và đánh giá độc tính phóng xạ trên chuột thực nghiệm

với liều 131I-nimotuzumab 84, 252 và 840 MBq/mg. Kết

quả cho hiệu suất đánh dấu đạt hơn 95%, độ tinh khiết

hóa phóng xạ trên 99%. Thuốc đạt các chỉ tiêu về thử

vô khuẩn, nội độc tố vi khuẩn, ổn định invitro và phân

bố đặc trưng trên hệ tưới máu, an toàn trên mô, tế bào

chuột thực nghiệm với các liều điều trị. Thử độc tính

phóng xạ trên chuột thực nghiệm quan sát có sự tăng

và giảm nhẹ các chỉ số huyết học, sinh hóa, chụp hình

vi thể tế bào các mô. Thuốc phóng xạ đạt các yêu cầu

dược chất phóng xạ điều trị lâm sàng, ứng dụng trong

điều trị ung thư đầu cổ trong nước bằng liệu pháp miễn

dịch phóng xạ.

Từ khóa: Miễn dịch phóng xạ, 131I-nimotuzumab,

kiểm tra chất lượng dược chất phóng xạ

pdf 5 trang phuongnguyen 4100
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu điều chế phức kháng thể đơn dòng nimotuzumab gắn đồng vị phóng xạ I-131 dùng trong điều trị ung thư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu điều chế phức kháng thể đơn dòng nimotuzumab gắn đồng vị phóng xạ I-131 dùng trong điều trị ung thư

Nghiên cứu điều chế phức kháng thể đơn dòng nimotuzumab gắn đồng vị phóng xạ I-131 dùng trong điều trị ung thư
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 
121
NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ PHỨC KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG NIMOTUZUMAB 
GẮN ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ I-131 DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ 
NGUYỄN THỊ THU, VÕ THỊ CẨM HOA, NGUYỄN THỊ KHÁNG GIANG, 
DƯƠNG VĂN ĐÔNG, NGUYỄN THỊ HẰNG 
Viện Nghiên cứu hạt nhân, Đà Lạt, Việt Nam 
MAI TRỌNG KHOA - Bệnh Viện Bạch Mai 
NGUYỄN LĨNH TOÀN, HỒ ANH SƠN - Học Viện Quân Y 
TÓM TẮT 
Báo cáo này mô tả quy trình đánh dấu iod phóng 
xạ với kháng thể đơn dòng nimotuzumab để điều chế 
dược chất phóng xạ 131I-nimotuzumab dùng trong điều 
trị ung thư. Nimotuzumab là kháng thể đơn dòng 
kháng thụ thể tăng trưởng biểu bì người theo cơ chế 
cạnh tranh với EGF (yếu tố tăng trưởng biểu bì). 
Kháng thể được đánh dấu với đồng vị phóng xạ 131I 
bằng phương pháp chloramin T. Phức miễn dịch 
phóng xạ được kiểm tra chất lượng, phân bố sinh học 
và đánh giá độc tính phóng xạ trên chuột thực nghiệm 
với liều 131I-nimotuzumab 84, 252 và 840 MBq/mg. Kết 
quả cho hiệu suất đánh dấu đạt hơn 95%, độ tinh khiết 
hóa phóng xạ trên 99%. Thuốc đạt các chỉ tiêu về thử 
vô khuẩn, nội độc tố vi khuẩn, ổn định invitro và phân 
bố đặc trưng trên hệ tưới máu, an toàn trên mô, tế bào 
chuột thực nghiệm với các liều điều trị. Thử độc tính 
phóng xạ trên chuột thực nghiệm quan sát có sự tăng 
và giảm nhẹ các chỉ số huyết học, sinh hóa, chụp hình 
vi thể tế bào các mô. Thuốc phóng xạ đạt các yêu cầu 
dược chất phóng xạ điều trị lâm sàng, ứng dụng trong 
điều trị ung thư đầu cổ trong nước bằng liệu pháp miễn 
dịch phóng xạ. 
Từ khóa: Miễn dịch phóng xạ, 131I-nimotuzumab, 
kiểm tra chất lượng dược chất phóng xạ. 
SUMMARY 
STUDY ON THE PREPARATION OF 
RADIOLABELED MONOCLONAL ANTIBODY 131I-
NIMOTUZUMAB FOR CANCER THERAPY 
This report describes the radioiodination process of 
nimotuzumab monoclonal antibodies to prepare 131I-
nimotuzumab radiopharmaceutical for cancer therapy. 
Nimotuzumab is a monoclonal antibody anti epidermal 
growth factor receptor in the mechanism of competition 
with EGF (epidermal growth factor). Antibodies are 
labeled with radioisotope 131I using chloramin T 
method. Radioimmunoconjugate were quality control, 
biodistribution and radiotoxicity evaluation in 
experimental mice after intravenous (iv) with either 84, 
252 or 840 MBq/mg of 131I-nimotuzumab and were 
followed within 30 days. The results showed that 
radiolabeling efficacy was more than 95%, 
radiochemical purity of the radiopharmaceutical was 
more than 99%. The product has been passed the test 
for sterility, bacterial endotoxin, invitro stability, 
distribution system characteristics on blood flow and 
tissue and cells safety evaluation in mice with 
therapeutic doses. Tests for radiotoxicity showed that 
minimal to slight of increase hematological, 
biochemical analyses and microscopic examinations of 
tissues were observed. Radiopharmaceutical 131I-
nimotuzumab was reached requirements for clinical 
use, begins to treatments for head and neck cancer by 
radioimmunoassay method in the country. 
Keywords: radioimmunotherapy, 131I-
nimotuzumab, quality control of radiopharmaceuticals. 
MỞ ĐẦU 
Trong những năm gần đây, kháng thể đơn dòng 
đánh dấu phóng xạ đã được nghiên cứu điều chế và 
ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị lâm sàng. Trong 
số đó, chế phẩm 131I-nimotuzumab gồm kháng thể đơn 
dòng kháng thụ thể EGFR [1] đánh dấu đồng vị phóng 
xạ 131I là một trong những dược chất phóng xạ được 
nghiên cứu sử dụng trong điều trị bệnh ung thư. Nhiều 
loại ung thư có thụ thể tăng trưởng biểu bì dương tính 
(EGFR: Epidermal Growth Factor Receptor). Thụ thể 
này thường liên quan tới ung thư biểu mô do đột biến 
hoặc tăng bộc lộ gây tình trạng tăng sinh quá mức của 
tế bào. Đây chính là yếu tố đích hấp dẫn trong trị liệu 
đích bằng kháng thể đơn dòng kháng EGFR. 
Nimotuzumab là kháng thể đơn dòng kháng thụ thể 
tăng trưởng biểu bì người theo cơ chế cạnh tranh với 
EGF (yếu tố tăng trưởng biểu bì) làm giảm chuyển hóa 
và chết tế bào bệnh [4]. Kháng thể kháng EGFR - 
nimotuzumab được gắn với đồng vị phóng xạ 131I bằng 
phương pháp đánh dấu phóng xạ sử dụng chloramin T 
làm chất oxy hóa. Kháng thể đánh dấu được tinh chế 
và kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn của thuốc 
phóng xạ để sử dụng lâm sàng. Đây là dược chất 
phóng xạ dùng trong điều trị ung thư đầu cổ bằng kỹ 
thuật RIT. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nguyên liệu, hoá chất: Đồng vị phóng xạ 131I dạng 
Na131I sản xuất tại Viện Nghiên cứu hạt nhân, nồng độ 
phóng xạ 100-200 mCi/ml. Kháng thể nimotuzumab, 
50mg/10ml, hãng CIMAB, Cuba. Công thức phân tử 
C6566H10082N1746O2056S40, trọng lượng phân tử 150.000 
g/mol. Hoá chất chloramin T, natri metabisulphite mua 
từ hãng Sigma Aldrich. Thiết bị sử dụng là máy điện di, 
máy quét Bioscan, máy đo phóng xạ Capintec. 
Phương pháp đánh dấu kháng thể 
nimotuzumab với đồng vị phóng xạ I-131: Đây là 
phương pháp được giới thiệu bởi Hunter và 
Greenwood [5] để đánh dấu các hợp chất sinh học với 
chất phóng xạ iod. Kháng thể được đánh dấu với 
131I 
trong môi trường đệm photphat 0,5 M, pH 7,5. Các 
nghiên cứu khảo sát thực hiện với hàm lượng ChT từ 
10 mg đến 100 mg, pH 5, 6, 7, 8, 9, hàm lượng kháng 
thể từ 1 đến 200 mg, thời gian phản ứng 1 đến 60 
phút. Các mẫu kháng thể đánh dấu phóng xạ được 
phân tích bằng sắc ký lớp mỏng TLC trong dung môi 
methanol và NaCl 0,9% theo tỉ lệ 85:15. 
Kiểm tra chất lượng 131I - nimotuzumab: Phức 
131I-nimotuzumab được kiểm tra chất lượng bằng 
 Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 
122
phương pháp sắc lý lớp mỏng, sắc ký lọc gel. Kiểm tra 
chất lượng sinh học thử theo Dược điển Việt Nam IV, 
phụ lục 13.2 [6]. Thử vô khuẩn bằng phương pháp cấy 
thuốc vào môi trường thioglicolat ủ ở nhiệt độ 30 - 
350C, môi trường soya - bean casein digest ủ ở nhiệt 
độ 20 - 250C, quan sát 14 ngày liên tục. Thử nội độc tố 
vi khuẩn bằng phương pháp kết tụ gel dùng kit LAL 
(Limulus Amebocyte Lysate) [6] và máy đo PTS 100 
của hãng Charles River Laboratory, Mỹ. 
Kiểm tra phân bố thuốc trên động vật: Tiêm vào 
tĩnh mạch đuôi mỗi con chuột 100 ml 131I - 
nimotuzumab (100 mCi) [7], mỗi nhóm 5 chuột, giết và 
mổ theo các khoảng thời gian 5 phút, 60 phút, 6 giờ, 
24 giờ, 2 ngày, 3 ngày, 8 ngày. Lấy các cơ quan nội 
tạng như gan, lách, thận, tim, máu và tuyến giáp cân 
và đo đếm phóng xạ, tính phân bố theo ID%/g. 
Đánh giá độc tính phóng xạ của 131I - 
nimotuzumab trên chuột: Chuột chia 10 nhóm, mỗi 
nhóm 5 con. Nhóm đối chứng được tiêm tĩnh mạch 
đuôi 100 l NaCl 0,9%. Chuột nhóm thực nghiệm tiêm 
liều 1,85 MBq, 5,55 MBq, 18,5 MBq 131I - nimotuzumab 
và 500 mg nimotuzumab [8]. Chuột được theo dõi thể 
trạng và mổ sau khi tiêm 3 ngày và 30 ngày. Chuột 
được theo dõi sức khỏe, công thức máu, men gan và 
chụp hình vi thể tế bào các mô của các cơ quan như 
gan, thận, lách, phổi, tim. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Kết quả đánh dấu kháng thể nimotuzumab với 
đồng vị phóng xạ 131I dùng chloramin T: Kết quả 
khảo sát quy trình đánh dấu cho thấy hàm lượng chT 
tham gia trong phản ứng là khoảng 20 mg để oxy hóa 
2 mCi 131I. Hàm lượng kháng thể có mặt trong sự oxy 
hóa của chloramin T là khoảng 100 mg. Phản ứng 
đánh dấu đạt hiệu suất cao nhất ở pH 7- 7,5, đây là 
miền pH có thể bảo vệ kháng thể ổn định trong quá 
trình bảo quản và điều trị trên con người. Thời gian 
phản ứng là 10 phút, thời gian này đủ nhanh để các 
phân tử tiếp xúc nhau, phản ứng nhanh và người thực 
hiện có thể kết thúc phản ứng. Kết quả cho phản ứng 
đạt hiệu suất cao 95 - 96% và phương pháp đánh dấu 
ổn định (bảng 1). 
Bảng 1: Kết quả khảo sát quá đánh dấu 
nimotuzumab với 131I bằng phương pháp chloramin T 
Hàm lượng chloramin T 
(mg) 
Hiệu suất đánh dấu (%) 
10 
75 
20 
95 
40 
96,7 
60 
96,7 
80 
96,9 
100 
97,2 
Hàm lượng kháng thể 
(mg) 
Hiệu suất đánh dấu (%) 
1 
57,8 
10 
89 
50 
95 
100 
95,5 
150 
95,7 
200 
96 
Thời gian phản ứng 1 5 10 20 30 60 
(phút) 
Hiệu suất đánh dấu (%) 
62 93,
5 
95,5 95,6 94,5 89,2 
pH 
Hiệu suất đánh dấu (%) 
4 
62,2 
5 
57,
5 
6 
91,2 
7 
95,8 
8 
95,1 
9 
82,3 
Hình 1 là đồ thị điển hình trong quá trình khảo sát. 
Phức 131I- nimotuzumab nằm tại miền 1 (Rf=0), 131I tự 
do di chuyển về phía miền 2 (Rf=1) trên băng sắc ký. 
Hình 1: Đồ thị kiểm tra hiệu suất đánh dấu 
nimotuzumab với I-131 
Quy trình đánh dấu kháng thể nimotuzumab với 
đồng vị phóng xạ dùng chất oxy hóa chloramin T: 
Kháng thể đánh dấu 131I trong môi trường đệm 
photphat 0,5 M, pH 7,4. Cho vào chai phản ứng 100 l 
đệm photphat, 200 l nimotuzumab (5 mg/ml), 100 l 
131I có hoạt độ 740 MBq, thêm 100 l ChT (2 mg/ml). 
Lắc trộn nhẹ trong 10 phút cho phản ứng xảy ra. Sau 
đó, cho 100 l Na2S2O5 (4 mg/ml) vào, trộn nhẹ 30 
giây. Hỗn hợp phản ứng được nạp cột sephadex 
PD10 và tách, thu phân đoạn sản phẩm, đo hoạt độ 
phóng xạ, lọc qua phin lọc vô trùng 0,2 mm và bảo 
quản thuốc ở điều kiện lạnh. 
Tinh sạch 131I - nimotuzumab: Phức hợp 131I-
nimotuzumab được tách ra khỏi 131I tự do bằng 
phương pháp sắc ký lọc gel dùng sephadex G-25. Hỗn 
hợp phản ứng có chứa phức hợp miễn dịch phóng xạ 
131I-nimotuzumab được tinh sạch qua cột sắc ký lọc 
gel sephadex G25, PD10. Chất rửa giải là đệm 
photphat 0,2 M, pH 7,2. 
Kết quả kiểm tra độ tinh khiết hóa phóng xạ 131I- 
nimotuzumab: Độ tinh khiết hóa phóng xạ đạt hơn 
99%, được kiểm tra theo phương pháp sắc ký lớp 
mỏng, sắc ký điện di (hình 2). Đồng vị phóng xạ 131I tự 
do di chuyển về tuyến trên của dung môi. 
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 
123
Hình 2: Kiểm tra độ tinh khiết hóa phóng xạ của 131I-nimotuzumab và 131I 
Trên hình 2, băng sắc ký được quét trên máy 
Bioscan, kết quả là phức 131I- nimotuzumab tại nằm tại 
vị trí Rf = 0,0 - 0,1. 
Nghiên cứu phân bố sinh học trên chuột thu 
được kết quả sau (bảng 2). 
Bảng 2: Phân bố sinh học 131I-nimotuzumab trên 
chuột (ID%/g, n=5) 
Cơ 
quan 5 phút 
60 
phút 6 giờ 24 giờ 2 ngày 3 ngày 8 ngày 
Máu 1,610 ±1,472
24,569
±8,187
29,788 
±12,057 
18,981
±6,361
35,691 
±14,049
8,322 
±3,719 
8,249 
±5,265 
Tim 1,042 ±0,932
14,113
±7,636
7,962 
±4,083 
4,192 
±1,446
5,108 
±0,711 
2,050 
±0,128 
1,433 
±0,463 
Gan 0,368 ±0,282
4,162 
±1,553
1,732 
±0,776 
1,367 
±1,105
1,921 
±0,192 
0,595 
±0,041 
0,588 
±0,355 
Lách 0,341 ±0,378
5,143 
±3,114
3,588 
±2,398 
1,852 
±1,575
0,103 
±0,014 
0,969 
±0,060 
0,712 
±0,175 
Thận 2,024 ±1,804
9,441 
±4,905
6,186 
±3,351 
2,192 
±1,188
3,290 
±0,458 
0,664 
±0,041 
1,172 
±0,331 
Phổi 0,879 ±0,164
2,105 
±1,481
0,733 
±0,653 
0,247 
±0,180
0,304 
±0,037 
0,121 
±0,010 
0,094 
±0,055 
Cơ 0,683 ±0,888
8,916 
±6,585
1,879 
±0,849 
2,340 
±2,259
5,306 
±1,243 
1,187 
±0,148 
1,026 
±0,611 
Xương 0,191 ±0,175
2,651 
±2,090
0,645 
±0,417 
0,527 
±0,396
0,448 
±0,109 
0,164 
±0,023 
0,132 
±0,079 
Ruột 0,042 ±0,025
0,965 
±0,430
0,614 
±0,426 
0,216 
±0,209
0,350 
±0,092 
0,188 
±0,052 
0,119 
±0,076 
Dạ dày 0,144 ±0,106
0,617 
±0,452
0,325 
±0,127 
0,147 
±0,122
0,258 
±0,035 
0,352 
±0,051 
0,291 
±0,201 
Kết quả phân bố sinh học trên chuột cho thấy phức 
hợp phóng xạ 131I- nimotuzumab phân bố cao trong 
máu ngay sau khi tiêm. Khoảng 35% liều tiêm/gam tập 
trung trong máu, thận khoảng gần 10%, ít tập trung 
trong gan, tuyến giáp. Thuốc đào thải ra khỏi máu sau 
khoảng 1 tuần và bài tiết qua thận nhanh (hình 3). 
Hình 3: Phân bố sinh học 131I-nimotuzumab trên chuột 
Kết quả đánh giá độc tính phóng xạ của 131I - 
nimotuzumab trên chuột: 
Thể trạng và trọng lượng: Chuột nhóm đối chứng 
và nhóm thực nghiệm được theo dõi thể trạng và cân 
nặng. Sau khi tiêm 60 phút các nhóm không phát hiện 
thấy biểu hiện kích thích, co giật, tiêu chảy. Chuột các 
nhóm ăn uống tốt, khỏe mạnh và nhanh nhẹn, không 
có sự diễn biến khác biệt về tình trạng toàn thân giữa 
các nhóm nghiên cứu. Diễn biến cân nặng có sự thay 
đổi trọng lượng theo biểu đồ sau (hình 4): 
Hình 4: Diễn biến trọng lượng chuột thí nghiệm 
 sau khi tiêm 30 ngày 
Đồ thị cho thấy trọng lượng trung bình của chuột 
nhóm đối chứng và các nhóm thực nghiệm tăng giống 
như nhau ở các nhóm tiêm liều điều trị từ 1,85 MBq 
(50 mCi), 5,55 MBq, (150 mCi), 18,5 MBq (500 mCi), 
nhóm liều tiêm cao gấp hơn 3 lần liều điều trị tối đa 
cho phép đó là 18,5 MBq cho thấy trọng lượng chuột 
tăng chậm hơn so với nhóm đối chứng và các nhóm 
khác, nhóm đối chứng sau 3 ngày tăng trung bình 2,36 
g và sau 30 ngày tăng 13,64 g. 
 Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 
124
Công thức máu và men gan: Kết quả xét nghiệm 
công thức máu gồm các tế bào bạch cầu (WBC), tế 
bào hồng cầu (RBC) và tiểu cầu (PLT). Các chức năng 
cơ bản của gan cũng được đánh giá qua các nồng độ 
SGOT (glutamic oxaloacetic transaminase) và SGPT 
(glutamic pyruvic transaminase). Bảng 3 là kết quả xét 
nghiệm các chỉ số huyết học và sinh hóa của các 
nhóm chuột thí nghiệm. 
Bảng 3. Kết quả xét nghiệm công thức máu và men 
gan chuột thí nghiệm ( SD) 
Nhóm 
chuột 
RBC 
(M/ml) 
WBC 
(K/ml) 
PLT 
(K/mL) 
SGOT 
(U/L) 
SGPT 
(U/L) 
1 8,27±1,35 
2,37±1,1
6 
1076±6
3 150±94 60±39 
2 9,08±1,05 
1,76±0,7
6 
1143±2
96 172±78 40±12 
3 8,7±0,48 1,46±0,89 
1061± 
377 168±88 47±13 
4 8,69±0,49 
1,11±0,7
5 
1182± 
267 199±88 71±53 
5 8,92±0,89 
2,68±2,3
2 
1048± 
145 152±66 40±16 
6 12,07± 1,17 
1,01±0,4
1 
988±15
2 137±40 35±12 
7 10,68± 1,38 
1,76±1,1
3 
880±20
4 
199±11
0 53±20 
8 9,73±0,90 
2,01±1,5
2 
954±13
1 148±54 65±35 
9 10,26± 0,90 
1,95±1,0
2 
880±16
6 
196±13
3 80±45 
10 10,71± 1,18 
1,11±0,9
3 
697±20
1 
196±23
2 101±51 
Các thông số về huyết học và men gan cho thấy 
giữa nhóm đối chứng và nhóm bình thường không có 
biểu hiện khác biệt nhiều. Số lượng hồng cầu trong 
máu ổn định trong khoảng 8,27 -12,07 M/ml, không 
thấy sự khác biệt về số lượng hồng cầu giữa các 
nhóm chuột thí nghiệm tại các thời điểm 3 ngày và 30 
ngày và đối chứng. Số lượng bạch cầu nằm trong 
phạm vi bình thường từ 1,01-2,37 K/ml, không có sự 
khác biệt đáng kể với các nhóm đối chứng, kể cả 
nhóm tiêm liều cao như nhóm 9. Nồng độ men gan 
SGOT, SGPT trong máu ổn định trong quá trình thực 
nghiệm, tuy nhiên các nhóm sau 30 ngày thực nghiệm 
có nồng độ men gan cao hơn một ít so với nhóm đối 
chứng. Kết quả cho thấy gan không bị tổn thương hay 
hư hại, vì các enzyme aspartate aminotransferase 
(AST) và alanine aminotransferase (ALT) trong tế bào 
gan nếu gia tăng cao sẽ tràn vào trong máu, sự tăng 
mức độ emzyme trong máu đó là dấu hiệu gan bị 
bệnh. 
Kết quả chụp vi thể tế bào các mô: 
Các mô của nhóm chuột đối chứng và nhóm chuột 
tiêm 131I-nimotuzumab liều cao và nhóm chuột tiêm 
nimotuzumab cho thấy tiểu thuỳ gan có cấu trúc rõ 
ràng, nhân đông nhẹ, có thoái hóa mỡ nhẹ, có tăng 
sinh tái tạo tế bào gan mức nhẹ ở các nhóm, mô gan 
bình thường (hình 4, A và B), như vậy nhóm chuột liều 
cao gan có tổn thương nhẹ, không có thương nghịch 
sản tế bào gan, không có ung thư gan. 
Hình 5: Hình ảnh vi thể tế bào (nhuộm Hematoxylin - 
Eosin x 200) 
(A) Tế bào gan nhóm đối chứng 
(B) Tế bào gan nhóm liều cao 
(C) Tế bào thận nhóm liều cao 
(D) Tế bào lách nhóm liều cao 
(E) Tế bào phổi nhóm liều cao 
(F) Tế bào tim nhóm liều cao 
Thận rõ cấu trúc các vùng vỏ và tủy, mô thận bình 
thường, không hoại tử ống thận, cầu thận không viêm, 
không xơ hóa (4C). Các mô lách của chuột đều trong 
giới hạn bình thường, không viêm, không hoại tử (4D). 
Phổi trong giới hạn bình thường, Không hoại tử phổi, 
không xuất huyết nhu mô phổi (4E). Các tế bào cơ vân 
tim rõ cấu trúc, giới hạn bình thường, không hoại tử cơ 
tim, không viêm cơ tim (4F). Nhìn chung, các cơ quan 
trên không có hư hại nào trong các nhóm liều thấp và 
cả liều cao. 
KẾT LUẬN 
Bằng phương pháp đánh dấu kháng thể 
nimotuzumab với đồng vị phóng xạ 131I dùng chất oxy 
hóa chloramin T, phức miễn dịch phóng xạ 131I- 
nimotuzumab dùng trong điều trị ung thư đầu cổ đã 
được nghiên cứu điều chế. Với nhiều ưu điểm như 
phản ứng nhanh, dễ thực hiện, hàm lượng chloramin T 
dùng trong phản ứng đánh dấu rất bé, trong khoảng 
200 mg chloramin T để oxy hóa từ 740 MBq 131I. Thời 
gian phản ứng đánh dấu nhanh 10 phút. Phản ứng 
đánh dấu đạt hiệu suất cao 95 - 96 % tại pH 7,0 và 
phương pháp đánh dấu ổn định. Phức hợp miễn dịch 
thu được đạt độ tinh khiết hoá phóng xạ và các chỉ tiêu 
kiểm tra chất lượng thuốc phóng xạ như độ vô khuẩn, 
nội độc tố vi khuẩn. Các đánh giá tiền lâm sàng như 
phân bố sinh học 131I- nimotuzumab trong các mô cho 
kết quả phân bố cao trong hệ tưới máu, các nghiên 
cứu về độc tính phóng xạ trên chuột thực nghiệm đối 
với các chỉ số huyết học, sinh hóa, các xét nghiệm vi 
thể tế bào các mô gan, thận, phối, lách, tim cho kết 
quả ổn định giữa các nhóm thực nghiệm liều điều trị và 
các nhóm đối chứng theo các thời gian 3 ngày và 30 
ngày theo dõi. Các kiểm tra chất lương hóa lý và sinh 
học của 131I-nimotuzumab cho thấy phức miễn dịch 
phóng xạ 131I-nimotuzumab đạt tiêu chuẩn chất lượng 
thuốc phóng xạ dùng trong lâm sàng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Denis Rolando Beckford Vera, Sebastian Eigner, 
Milos Beran, Katherina Eigner Henke, Alice Laznickova, 
Milan Laznicez, Frantisek Melichar, and Marco Chinol 
“Preclinical evaluation of 177Lu-nimotuzumab: a potential 
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 
125
tool for radioimmunotherapy of Epidermal Growth Factor 
Receptor over expressing tumors, cancer Biotherapy and 
radiopharmaceuticals, vol. 26 No. 3, (2011). 
2. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên 
đề ung bướu, Hội thảo Phòng chống ung thư TP Hồ Chí 
Minh lần thứ 13, phụ bản tập 14, số 4 (2010). 
3. Herbst RS "Review of epidermal growth factor 
receptor biology". Int. J. Radiat. Oncol. Biol. Phys. 59, 
(2004). 
4. Ariel Talavera, Rosmarie Friemann, Silvia Gómez-
Puerta, et al: Nimotuzumab, an Antitumor Antibody that 
Targets the Epidermal Growth Factor Receptor, Blocks 
Ligand Binding while Permitting the Active Receptor 
Conformation-. Cancer Res (2009). 
5. Bolton, A. E., and Hunter, W. M. The labelling of 
proteins to high specific activities by conjugation to a 125-
I-containing acylating agent. Biochem. J. 133, 529-538, 
(1973). 
6. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam. Lần xuất bản thứ tư. 
Hà Nội (2009). 
7. Gopal B. Saha. Fundamentals of Nuclear 
Pharmacy. Sixth Edition. Springer, (2012). 
8. Emil Schüler, Toshima Z Parris, Nils Rudqvist, Khalil 
Helou and Eva Forssell-Aronsson. Effects of internal low-
dose irradiation from 131I on gene expression in normal 
tissues in Balb/c mice. Published online 2011 November 
28. doi: 10.1186/2191-219X-1-29 PMCID: PMC3251037 
EJNMMI Res. 2011 
X©y dùng m« h×nh t¨ng huyÕt ¸p trªn ®éng vËt thùc nghiÖm 
NguyÔn ViÕt Trung - BÖnh viÖn 103, Häc viÖn Qu©n y 
NguyÔn Träng Tµi - Tr­êng §¹i häc Y Vinh 
Tãm t¾t 
T¨ng huyÕt ¸p lµ bÖnh lý phæ biÕn cña hÖ tuÇn 
hoµn vµ lµ vÊn ®Ò søc kháe chÝnh t¹i c¸c quèc gia ph¸t 
triÓn còng nh­ t¹i c¸c n­íc ®ang ph t¸ triÓn. T¨ng 
huyÕt ¸p ®­îc ®Þnh nghÜa lµ khi huyÕt ¸p t©m thu v­ît 
qu¸ 90 mmHg hoÆc huyÕt ¸p t©m thu v­ît qu¸ 140 
mmHg. M« h×nh t¨ng huyÕt ¸p trªn ®éng vËt cã nhiÒu 
®Æc ®iÓm t­¬ng tù trªn ng­êi. M« h×nh t¨ng huyÕt ¸p 
®­îc sö dông ®Ó nghiªn cøu c¸c yÕu tè sinh lý bÖnh 
t¹o nªn t¨ng huyÕt ¸p còng nh­ c¸c yÕu tè kh¸ng l¹i 
sù t¨ng huyÕt ¸p. Tuy nhiªn, m« h×nh nµy cã chi phÝ 
kh¸ lín, kÐo dµi vµ mét sè ®iÓm kh«ng phï hîp vÒ c¬ 
chÕ bÖnh sinh cña t¨ng huyÕt ¸p trªn ng­êi. Trong 
nghiªn cøu nµy, chóng t«i thiÕt kÕ m« h×nh t¨ng huyÕt 
¸p trªn ®éng vËt thùc nghiÖm b»ng c¸ch ¨n nhiÒu chÊt 
bÐo, uèng n­íc muèi vµ tiªm corticoid. 
Tõ khãa: T¨ng huyÕt ¸p, m« h×nh, chuét nh¾t 
Summary 
Hypertension is the most common cardiovascular 
disease and is a major public health issue in 
developed as well as developing countries. 
Hypertension is defined as a diastolic blood pressure 
of 90mm Hg or higher and systolic blood pressure of 
140mm hg or higher. The animal models of 
hypertension share many features which are common 
to human hypertension. Experimental models are used 
to study pathophysiological factors involved in 
hypertension and assess antihypertensive agents. 
However, it plays costly and yearly, also might not 
suitable for the mechanism of human hypertension. 
This study was designed to develop an hypertension 
animal model by ingestion of fat food, saline water and 
corticoid injection. 
Keywords: Hypertesion, model, mice. 
§Æt vÊn ®Ò 
Tæ chøc Y tÕ ThÕ giíi ®· nhÊn m¹nh r»ng t¨ng 
huyÕt ¸p (THA) lµ “kÎ giÕt ng­êi sè mét” vµ theo ­íc 
tÝnh th× ®· cã kho¶ng 1,5 tØ ng­êi trªn thÕ giíi bÞ THA. 
§©y lµ bÖnh m¹n tÝnh phæ biÕn nhÊt trªn thÕ giíi vµ lµ 
mét trong 6 yÕu tè nguy c¬ chÝnh ¶nh h­ëng tíi ph©n 
bè g¸nh nÆng bÖnh tËt toµn cÇu. §Ó phôc vô cho viÖc 
dù phßng vµ ®iÒu trÞ, c¸c m« h×nh THA trªn ®éng vËt. 
lµ yªu cÇu cÊp thiÕt. Trªn thÕ giíi, m« h×nh THA ë 
®éng vËt thùc nghiÖm ®· ®­îc sö dông tõ rÊt sím ®Ó 
nghiªn cøu c¬ chÕ bÖnh sinh, c¸c biÕn chøng cña THA 
còng nh­ dïng ®Ó thö nghiÖm t¸c dông cña thuèc h¹ 
huyÕt ¸p. ViÖc sö dông m« h×nh ®éng vËt ®Ó thö 
nghiÖm ngµy cµng ph¸t triÓn vµ ®­îc sö dông réng r·i. 
Tïy thuéc môc ®Ých nghiªn cøu còng nh­ ®iÒu kiÖn 
kinh phÝ vµ trang bÞ cña phßng thÝ nghiÖm mµ cã nhiÒu 
ph­¬ng ph¸p g©y m« h×nh THA kh¸c nhau [4],[5], [6]. 
Môc tiªu cña nghiªn cøu nµy lµ t¹o m« h×nh THA ®Ó 
phôc vô c¸c thö nghiÖm ®¸nh gi¸ t¸c dông cña thuèc 
h¹ huyÕt ¸p. 
Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu 
1. §èi t­îng nghiªn cøu 
- Chuét nh¾t tr¾ng dßng swiss, träng l­îng 20 ± 
5g/con. Chuét thÝ nghiÖm ®­îc nu«i trong cïng mét 
®iÒu kiÖn nhiÖt ®é 250C, ®é Èm kh«ng khÝ 80-90% vµ 
®­îc tù do ¨n uèng theo nhu cÇu. 
2. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu 
2.1. T¹o m« h×nh t¨ng huyÕt ¸p 
§Ó nghiªn cøu t¸c dông cña thuèc trªn chuét THA, 
chóng t«i tiÕn hµnh t¹o nhãm chuét THA b»ng m« h×nh 
thùc nghiÖm theo nguyªn lý: kÕt hîp chÕ ®é ¨n giµu 
chÊt bÐo víi uèng n­íc muèi 2% vµ sö dông corticoid 
kÐo dµi trong 8 tuÇn. §©y lµ m« h×nh ®­îc x©y dùng 
dùa trªn sù kÕt hîp cña nhiÒu m« h×nh ®¬n lÎ: sö dông 
chÕ ®é ¨n giµu chÊt bÐo (Yamakawa, 1995), uèng 
n­íc muèi tr­êng diÔn (Rathod, 1997) vµ sö dông 
corticoid (Seyle, 1957). 
- C¸ch tiÕn hµnh: 
Chuét nh¾t tr¾ng dßng swiss ®­îc chia lµm 2 
nhãm: 
+ Nhãm chøng: 18 chuét kháe m¹nh, ®­îc ¨n thøc 
¨n b×nh th­êng vµ uèng n­íc s¹ch. 
+ Nhãm g©y THA: 50 chuét ®­îc ¨n chÕ ®é giµu 
chÊt bÐo: viªn thøc ¨n ®­îc t¹o bëi c¸m g¹o (60%), 
mì lîn (30%), lßng ®á trøng + s÷a bÐo + l¹c nh©n 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dieu_che_phuc_khang_the_don_dong_nimotuzumab_gan.pdf