Nghiên cứu đánh giá nón xâm nhập mặn từ phía dưới lên công trình khai thác nước dưới đất

Tóm tắt: Phương pháp xác định nón xâm nhập mặn từ dưới lên trong các lỗ khoan khai thác

nước dưới đất được xây dựng dựa trên phương pháp của Dagan và Bear đối với điểm khai

thác. Các kết quả phân tích đánh giá với nhiều trường hợp thiết kế các công trình khai thác

nước khác nhau đối với tầng chứa nước phân bố trong dải cồn cát ven biển huyện Thạch Hà,

tỉnh Hà Tĩnh cho thấy chiều cao nón xâm nhập mặn tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ đáy lỗ

khoan đến ranh giới mặn-nhạt bên dưới. Đồng thời đối với lỗ khoan khai thác nước có chiều

sâu đáy lỗ khoan như nhau, thì chiều cao nón xâm nhập mặn cũng như thời gian đỉnh nón

xâm nhập mặn đạt tới lỗ khoan khai thác nước tỷ lệ nghịch với chiều dài ống lọc (tức là ống

lọc càng dài mức độ xâm nhập mặn càng giảm). Việc sử dụng nhiều lỗ khoan để lưu lượng

khai thác nước của từng lỗ khoan giảm (nhưng tổng lưu lượng khai thác được giữ nguyên để

đáp ứng yêu cầu khai thác của công trình) làm hạn chế đáng kể quá trình xâm nhập mặn lên

các công trình khai thác. Phương pháp phân tích đánh giá xâm nhập mặn được trình bày có

vai trò lớn trong việc hỗ trợ công tác thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất có nguy

cơ bị nhiễm mặn từ các tầng chứa nước phía dưới nhằm khai thác bền vững tài nguyên nước

dưới đất trên quan điểm đảm bảo chất lượng nước khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên

nước dưới đất qua việc hạn chế và thậm chí không để xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn.

pdf 12 trang phuongnguyen 7740
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đánh giá nón xâm nhập mặn từ phía dưới lên công trình khai thác nước dưới đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá nón xâm nhập mặn từ phía dưới lên công trình khai thác nước dưới đất

Nghiên cứu đánh giá nón xâm nhập mặn từ phía dưới lên công trình khai thác nước dưới đất
1 
Nghiên cứu đánh giá nón xâm nhập mặn từ phía dưới lên công trình khai thác 
nước dưới đất 
Nguyễn Văn Hoàng1*, Vũ Đình Hùng**, Nguyễn Thành Công*** 
*Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
**Ban Quản lý Dự án Thủy lợi (CPO) - Bộ NN&PTNT 
*** Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 
Tóm tắt: Phương pháp xác định nón xâm nhập mặn từ dưới lên trong các lỗ khoan khai thác 
nước dưới đất được xây dựng dựa trên phương pháp của Dagan và Bear đối với điểm khai 
thác. Các kết quả phân tích đánh giá với nhiều trường hợp thiết kế các công trình khai thác 
nước khác nhau đối với tầng chứa nước phân bố trong dải cồn cát ven biển huyện Thạch Hà, 
tỉnh Hà Tĩnh cho thấy chiều cao nón xâm nhập mặn tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ đáy lỗ 
khoan đến ranh giới mặn-nhạt bên dưới. Đồng thời đối với lỗ khoan khai thác nước có chiều 
sâu đáy lỗ khoan như nhau, thì chiều cao nón xâm nhập mặn cũng như thời gian đỉnh nón 
xâm nhập mặn đạt tới lỗ khoan khai thác nước tỷ lệ nghịch với chiều dài ống lọc (tức là ống 
lọc càng dài mức độ xâm nhập mặn càng giảm). Việc sử dụng nhiều lỗ khoan để lưu lượng 
khai thác nước của từng lỗ khoan giảm (nhưng tổng lưu lượng khai thác được giữ nguyên để 
đáp ứng yêu cầu khai thác của công trình) làm hạn chế đáng kể quá trình xâm nhập mặn lên 
các công trình khai thác. Phương pháp phân tích đánh giá xâm nhập mặn được trình bày có 
vai trò lớn trong việc hỗ trợ công tác thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất có nguy 
cơ bị nhiễm mặn từ các tầng chứa nước phía dưới nhằm khai thác bền vững tài nguyên nước 
dưới đất trên quan điểm đảm bảo chất lượng nước khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên 
nước dưới đất qua việc hạn chế và thậm chí không để xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn. 
Từ khóa: Nước dưới đất; xâm nhập mặn; lỗ khoan khai thác nước dưới đất; phương pháp 
Dagan và Bear. 
1. Mở đầu 
 Khai thác nước dưới đất khu vực ven biển, trong các tầng chứa nước có phần dưới là 
nước mặn hoặc bên dưới là tầng chứa nước mặn... luôn có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Dagan 
và Bear (1968) [1] đã phát triển phương pháp xác định nón xâm nhập mặn từ bên dưới lên 
lỗ khoan khai thác không có quá trình phân tán bằng phương pháp nhiễu tuyến tính 
(linearized perturbations) cho quan hệ giữa chiều cao (h) nón xâm nhập mặn tỷ lệ với lưu 
lượng khai thác nước từ lỗ khoan (Q). Mặc dù phương pháp này chỉ cho thấy hình dáng nón 
xâm nhập mặn và nồng độ muối không thay đổi trong toàn bộ hình nón, mà không cho thấy 
bức tranh thực tế toàn cảnh của nón xâm nhập mặn với nồng độ muối thay đổi, tuy nhiên 
phương pháp này có vai trò lớn trong việc thiết kế công trình khai thác nước nhằm xác định 
được thời gian khai thác mà đỉnh nón xâm nhập mặn đạt tới vị trí nào để đưa ra quyết định 
thiết kế có phân tích bổ sung hiệu quả xâm nhập mặn theo cơ chế phân tán. 
 Phân tích đánh giá xâm nhập mặn nước dưới đất có vai trò lớn trong việc hỗ trợ thiết kế 
các công trình khai thác nước dưới đất có nguy cơ bị nhiễm mặn từ các tầng chứa nước phía 
dưới hoặc phần dưới của tầng chứa nước bị mặn là rất cần thiết nhằm lựa chọn công trình 
khai thác phù hợp (số lượng các lỗ khoan trong bãi giếng khai thác, lưu lượng khai thác, 
chiều sâu và mái của ống lọc lỗ khoan...). 
Bài báo này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết của phương pháp mô hình giải tích được 
Dagan và Bear (1968) phát triển (tạm gọi là phương pháp Dagan-Bear), thực hiện mô hình 
1Tác giả liên lạc: Nguyễn Văn Hoàng, Email: N_V_Hoang_VDC@yahoo.com; DĐ: 0912150785 
2 
đối với một số công trình khai thác nước có cấu trúc khác nhau, so sánh đánh giá mức độ 
xâm nhập mặn để xác định công trình phù hợp nhất. Vị trí công trình khai thác nước được 
lựa chọn tại khu vực dải cồn cát ven biển huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. 
2. Mô hình giải tích của Dagan-Bear trong xác lập nón xâm nhập mặn 
 Dagan và Bear (1968) [1] đã phát triển mô hình giải tích nhằm xác định nón xâm nhập 
mặn từ nước mặn ở phía dưới các công trình khai thác nước dưới đất. Xâm nhập mặn từ 
nước mặn bên dưới lên nước nhạt khi có điểm khai thác nước theo phương pháp Dagan-
Bear được mô tả như sau: 
 Tầng chứa nước có 2 phần: phần trên là nước nhạt và một phần bên dưới là nước mặn. 
Ranh giới giữa nước mặn và nước nhạt được cho là mặt phẳng nằm ngang (hình 1) và là 
ranh giới “đột ngột” giữa nước mặn và nước nhạt, không có sự pha trộn chuyển tiếp. Tuy 
nhiên, trên thực tế luôn tồn tại một đới chuyển tiếp giữa nước nhạt và nước mặn do sự pha 
trộn hai loại nước này bởi cơ chế phân tán thủy động lực. Đới chuyển tiếp này còn được 
phát triển tiếp do khi khai thác nước nhạt dưới đất phía trên mặt cắt tạo nên nón xâm nhập 
mặn. Bởi vậy, giả thiết rằng ranh giới giữa nước mặn và nước nhạt là ranh giới “đột ngột” 
được cho là phép làm gần đúng tốt cho điều kiện thực tế và được sử dụng trong hầu hết các 
bài toán kỹ thuật và ranh giới này thể hiện vị trí trung bình của đới chuyển tiếp có 50% nước 
nhạt xáo trộn với 50% nước mặn. 
Hình 1. Sơ đồ dòng chảy trong không gian hai chiều trong mặt cắt rz qua điểm hút 
nước 
 Các ký hiệu trong hình 1: φn(r,t) - áp lực nước nhạt; φm(r,t) - áp lực nước mặn tại ranh 
giới phân cách mặn/nhạt. 
Từ đó các tác giả Dagan và Bear đã xác lập ra hệ phương trình sau: 
 0
0
22
22


    






    




ztt
n
ztt
n
m
mnnnm
m
m
n
n
n
mnnnn
m
m
n
n
 trên ranh giới =z (1) 
Trong đó: αn=γn/(KΔγ); αm=γm/(KΔγ); Δγ= γm -γn; Φn=Kφn(x,z,t); Φm=Kφm(x,z,t); γn, 
γm tương ứng là tỷ trọng của nước nhạt và nước mặn; K là hệ số thấm. 
 Khi đã xác định được φn(r,t) và φm(r,t) sẽ xác định được tọa độ ζ(r,t) (hình 1) của mặt 
ranh giới giữa nước mặn và nước nhạt: 
),(),(),( trtrtr nnmm  (2) 
 Để giải phương trình (1) các tác giả đã sử dụng phương pháp nhiễu động nhỏ (small 
pertubations): 
3 
0...),(),(),(),(
0...),(),(),(),(
2210
2210
    
    
trtrtrtr
trtrtrtr
mmmm
nnnn


 (3) 
Trong đó: Φ0n và Φ0m là mực áp lực nước ổn định của φnvà φm, còn các thành phần còn 
lại trong (3) là thành phần lệch khỏi giá trị ổn định (hoặc giá trị trung bình) với ε là đại 
lượng đặc trưng của nhiễu động mà trong toán học được cho giá trị nhỏ hơn 1 rất nhiều. 
Mặc dù phương pháp có khả năng thực hiện tuyến tính bậc 2 và cao hơn (các thành phần thứ 
3 trở đi trong vế phải của phương trình (3)), nhưng các tác giả chỉ giới hạn tuyến tính hóa 
bậc 1 (tức là chỉ có 2 thành phần đầu trong vế phải của (3)). Kết quả thu được là: 
  





 

 drJ
SDn
tK
a
da
KK
Q
tr
mn
nmZ
Zrnm
n )(
)]coth()coth([
)(
exp1
)sinh(
cosh
)(2
),( 0
0



 (4) 
Trong đó: Kr và KZ - hệ số thấm theo phương ngang và theo phương đứng; t - thời gian 
tính từ khi bắt đầu hút nước; D - chiều dày tầng chứa nước; a - chiều dày lớp nước nhạt; b - 
chiều dày lớp nước mặn; d - khoảng cách ban đầu từ điểm hút nước tới mặt ranh giới nước 
mặn nhạt (hình 1). 
 Để thực hiện đối với hệ thống các điểm hút nước, nguyên lý cộng dòng có thể được sử 
dụng khi đó nón xâm nhập mặn tổng cộng được xác định bằng cách lấy tổng các nón xâm 
nhập mặn thành phần gây nên bởi từng điểm hút nước (hình 2): 

n
i
i trtr
1
),(),(  (5) 
Trong đó: i - điểm hút nước (i=1,n); n - số lượng điểm hút nước; ζi(r,t) - đại lượng 
chiều cao xâm nhập mặn do điểm hút nước (i) gây nên. 
Hình 2. Minh họa nguyên lý cộng dòng nón xâm nhập mặn do nhiều điểm hút nước 
3. Phân tích, đánh giá xâm nhập mặn đối với các công trình khai thác nước 
3.1. Đối với công trình khai thác nước trong dải cồn cát cát ven biển 
 Vị trí công trình nghiên cứu là dải cồn cát ven biển phân bố tại xã Thạch Trị, huyện 
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (hình 3), theo đó bề mặt dải cồn cát ven biển có cao độ trong 
khoảng 5-15m, chiều rộng 300m- 2.300m (nơi rộng nhất ở vùng Cẩm Hoà là 2.300m), diện 
xuất lộ tầng chứa nước khoảng 34 km2 với thành phần thạch học gồm cát thạch anh hạt mịn 
đến trung màu xám vàng, nhiều nơi lẫn mảnh vỏ sò ốc vụn nát, chiều dày tầng chứa nước 
thay đổi từ 3m đến 15m, trung bình khoảng 11,5m. 
Tại vị trí công trình đã bố trí 02 chùm hút nước thí nghiệm [2], khảo sát 38 điểm lộ và 
đo 04 mặt cắt địa vật lý (đo sâu điện và đo mặt cắt điện). Kết quả cho thấy phần dưới của 
4 
tầng chứa nước bị mặn với chiều dày phần nước mặn lớn dần về phía biển (xem sơ đồ mặt 
cắt ĐCTV ở hình 4). 
2 chùm hút nước thí nghiệm xác định các thông số địa chất thủy văn: một chùm bố trí 
tại thôn Quang Lạc, xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà và chùm kia bố trí tại xã Cẩm Hòa, 
huyện Cẩm Xuyên. Kết quả thí nghiệm cho thấy tầng chứa nước có chiều dày trung bình 
12,5m, hệ số thấm K=15,3m/ngày và hệ số nhả nước trọng lực µ=0,105. Một số quy ước 
trong mô hình tính toán như sau: chiều dày lớp nước mặn nằm dưới thay đổi theo khoảng 
cách tới bờ biển (càng xa bờ biển chiều dày lớp nước mặn càng mỏng), vì vậy, khi tính toán 
lấy chiều dày lớp nước mặn là 1,5m và chiều dày lớp nước nhạt phía trên là 11m); giá trị hệ 
số thấm theo phương pháp của Morris và Johnson (1967) [3] theo phương đứng có giá trị 
bằng từ 1/2 đến 1/10 giá trị hệ số thấm theo phương ngang, trong bài viết này sử dụng tỷ số 
1/10 là tỷ số thông dụng nhất. 
Hình 3. Dải cồn cát ven biển huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên 
5 
Hình 4. Sơ đồ mặt cắt địa chất thủy văn vuông góc bờ biển khu vực nghiên cứu 
 Với mục đích tính toán cho trường hợp bất lợi nhất về mặt trữ lượng và khả năng xảy ra 
xâm nhập mặn lớn nhất, mô hình tính toán được thực hiện với điều kiện: 
- Không có nguồn nước mưa cung cấp từ phía trên cho tầng chứa nước; 
- Lượng bốc hơi ngầm bằng 0 do từ độ sâu 2,5m xuống lượng bốc hơi từ cát là hằng số 
và bằng 0,4 lượng bốc hơi tiềm năng từ mặt đất (Soylu và nnk, 2011) [4]; 
- Tầng chứa nước không có áp lực; 
- Không có thấm xuyên từ phía dưới qua lớp sét, bột, cát, cát bột, bột sét (amQ23); 
- Lưu lượng khai thác thiết kế của công trình là 100m3/ngày. 
3.2. Các trường hợp mô hình khai thác khác nhau: 
 Hình 5 thể hiện sơ đồ khai thác chỉ bằng 01 giếng đứng với các thông số liên quan của 5 
trường hợp mô hình như sau: 
- Tổng chiều dày của tầng chứa nước là D (=12,5m), trong đó chiều dày lớp nước nhạt 
bên trên là a (=11,0m), chiều dày lớp nước mặn nằm dưới cùng là b (= 1,5m); 
- Đáy và đỉnh của ống lọc có tọa độ theo phương đứng lần lượt là ZLd và ZLt và chiều 
dài ống lọc thu nước là LL= ZLt - ZLd. 
6 
Hình 5. Sơ đồ mặt cắt qua giếng khai thác đối với các trường hợp từ 1÷5 
 Trước khi đưa ra phương án về chiều sâu và chiều dài ống lọc của giếng khai thác nước 
cần xác định độ hạ thấp mực nước đối với các trường hợp, theo đó độ hạ thấp mực nước tại 
vị trí nào đó được xác định theo công thức Theis (xem Fletcher, 1987) [5]: 
2
2,25
ln
4
r tb
r tb y
K b tQ
s
K b S r 
 (6) 
Trong đó: ln - loga cơ số tự nhiên; s - độ hạ thấp mực nước (m) tại bất kỳ điểm nào 
nằm cách tâm giếng khoan hút nước ở khoảng cách r; Q - lưu lượng khai thác nước 
(m3/ngày); Kr - hệ số thấm theo phương ngang (m/ngày); btb - chiều dày trung bình của tầng 
chứa nước; t - thời gian (ngày) tính từ khi bắt đầu bơm; r - khoảng cách (m) tính từ lỗ khoan 
hút nước tới điểm tính toán ; (đối với lỗ khoan hút nước, r=rLK là bán kính của ống lọc hoặc 
lỗ khoan trần (với độ hoàn thiện của lỗ khoan là 100%); Sy = hệ số nhả nước trọng lực 
(không thứ nguyên). 
 Nếu công trình khai thác chỉ là 01 giếng độ hạ thấp mực nước sẽ tương đối lớn nên xâm 
nhập mặn có thể xảy ra rất nhanh. Vì vậy tiến hành đánh giá cho trường hợp thứ 6 là công 
trình khai thác gồm 04 giếng. Theo nguyên lý cộng dòng, độ hạ thấp mực nước tổng cộng 
tại một vị trí nào đó bằng tổng độ hạ thấp mực nước gây ra bởi từng giếng khai thác: 
2
1
2,25
ln
4
n
i r tb
i r tb y i
Q K b t
s
K b S r 
  (7) 
Trong đó: n là số lượng giếng; Qi là lưu lượng hút nước của giếng; i, ri là khoảng cách 
từ điểm tính toán đến giếng thứ (i). 
Kết quả tính toán cho thấy với giếng khai thác có bán kính 1m sau 365 ngày khai thác: 
nếu chỉ khai thác nước bằng 01 giếng thì độ hạ thấp mực nước tại giếng là s=2,3m và nếu 
khai thác bằng bãi giếng gồm 04 giếng phân bố trên hình vuông có cạnh là 15m (hình 6) thì 
độ hạ thấp mực nước tại giếng là s=1,5m và tại tâm của bãi giếng là s=1,1m. 
Như vậy, trong trường hợp công trình chỉ có 01 giếng khai thác nước thì ống lọc cần 
đặt từ độ sâu 2,3m trở xuống và trường hợp bãi giếng gồm 04 giếng khai thác nước bố trí 
trên đỉnh hình vuông có cạnh bằng 15m, thì ống lọc cần đặt từ độ sâu 1,6m trở xuống. Sẽ sử 
dụng độ sâu dưới 2,3m đối với công trình có 01 giếng và 1,5m đối với bãi giếng có 04 
giếng khai thác nước để đặt ống lọc thu nước cho tất cả các trường hợp. 
7 
Hình 6. Sơ đồ mặt cắt và mặt bằng 4 giếng khai thác nước (trường hợp 6) 
 Các trường hợp tính toán nhằm đánh giá so sánh là giếng có chiều sâu và chiều dài ống 
lọc khác nhau, và 01 trường hợp công trình khai thác có 04 giếng đặt trên đỉnh của hình 
vuông có cạnh là 15m, cụ thể là 17 trường hợp nêu trong bảng 1. 
Bảng 1. Các trường hợp đánh giá so sánh 
TT 
Trường 
hợp 
Tọa độ Z đầu dưới 
ống lọc ZLd (m) (m) 
Tọa độ Z đầu trên 
ống lọc ZLt (m) 
Chiều dài ống 
lọc LL (m) 
1 1a 
5,5 
6,5 1,0 
2 1b 7,5 2,0 
3 1c 8,5 3,0 
4 1d 9,2 3,2 
5 2a 
6,0 
7,0 1,0 
6 2b 8,0 2,0 
7 2c 9,0 3,0 
8 2d 9,2 3,2 
9 3a 
6,5 
7,5 1,0 
10 3b 8,5 2,0 
11 3c 9,2 2,7 
12 4a 
7,0 
8,0 1,0 
13 4b 9,0 2,0 
14 4c 9,2 2,2 
15 5a 
7,5 
8,5 1,0 
16 5b 9,2 1,7 
17 6 7,5 8,5 1,0 
 Tỷ lưu lượng khai thác trong từng trường hợp là tổng lưu lượng (Q=100m3/ngày) chia 
cho chiều dài ống lọc. Chương trình máy tính viết bằng ngôn ngữ Fortran được thiết lập để 
thực hiện các mô hình tính toán này. 
8 
3.3. Kết quả mô hình và thảo luận 
 Các kết quả tính toán được tổng hợp dưới dạng các đồ thị quan hệ giữa chiều cao xâm 
nhập mặn theo khoảng cách từ tâm công trình khai thác theo thời gian khai thác (các hình từ 
7 đến 10); quan hệ giữa chiều cao xâm nhập mặn tại tâm công trình khai thác, nơi có chiều 
cao xâm nhập mặn lớn nhất và thời gian (hình 11); quan hệ giữa thời gian nón xâm nhập 
mặn đạt tới đáy công trình khai thác và chiều dài ống lọc (hình 12). 
- Trường hợp 1a-1d: Trên các hình từ 7 đến 12 thể hiện chiều cao nón xâm nhập mặn theo 
khoảng cách và thời gian cho thấy mức độ xâm nhập mặn giảm dần. Ở trường hợp 1a: nón 
xâm nhập mặn đạt tới đáy giếng khai thác sau khoảng 15,5 ngày tính từ khi khai thác và ở 
trường hợp 1d thì thời gian xâm nhập mặn là khoảng 32 ngày. Kết quả cho thấy trong các 
trường hợp 1a-1d này có cùng độ sâu đáy ống lọc, nhưng chiều dài ống lọc khác nhau, thì 
thời gian đỉnh nón xâm nhập mặn đạt tới đáy công trình tỷ lệ thuận với chiều dài ống lọc 
(hình 12). 
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
4,5
5,0
5,5
0 5 10 15 20 25 30
C
h
iề
u
 c
ao
 x
âm
 n
h
ập
 m
ặn
 -
Z 
(m
)
Khoảng cách tính từ tâm giếng (m)
Trường hợp 1a:
ống lọc dài 1m ở Z= 5,5-6,5m
1 ngày 2 ngày
3 ngày 4 ngày
5 ngày 6 ngày
7 ngày 8 ngày
9 ngày 10 ngày
11 ngày 12 ngày
13 ngày 14 ngày
15 ngày 16 ngày
Hình 7. Xâm nhập mặn theo khoảng cách 
(trường hợp 1a) 
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
4,5
5,0
5,5
0 5 10 15 20 25 30
C
h
iề
u
 c
ao
 x
â
m
 n
h
ập
 m
ặ
n
 -
Z 
(m
)
Khoảng cách tính từ tâm giếng (m)
Trường hợp 1b:
ống lọc dài 2m ở Z= 5,5-7,5m
5 ngày 6 ngày
7 ngày 8 ngày
9 ngày 10 ngày
11 ngày 12 ngày
13 ngày 14 ngày
15 ngày 16 ngày
17 ngày 18 ngày
19 ngày 20 ngày
21 ngày 22 ngày
23 ngày
Hình 8. Xâm nhập mặn theo khoảng cách 
(trường hợp 1b) 
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
4,5
5,0
5,5
0 5 10 15 20 25 30
C
h
iề
u
 c
ao
 x
âm
 n
h
ập
 m
ặn
 -
Z 
(m
)
Khoảng cách tính từ tâm giếng (m)
Trường hợp 1c:
ống lọc dài 3m ở Z=5,5-8,5m
10 ngày 11 ngày
12 ngày 13 ngày
14 ngày 15 ngày
16 ngày 17 ngày
18 ngày 19 ngày
20 ngày 21 ngày
22 ngày 23 ngày
24 ngày 25 ngày
26 ngày 27 ngày
28 ngày 29 ngày
Hình 9. Xâm nhập mặn theo khoảng cách 
(trường hợp 1c) 
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
4,5
5,0
5,5
0 5 10 15 20 25 30
C
h
iề
u
 c
ao
 x
â
m
 n
h
ập
 m
ặ
n
 -
Z 
(m
)
Khoảng cách tính từ tâm giếng (m)
Trường hợp 1d:
ống lọc dài 3,7m ở Z= 5,5-9,2m
15 ngày 16 ngày
17 ngày 18 ngày
19 ngày 20 ngày
21 ngày 22 ngày
23 ngày 24 ngày
25 ngày 26 ngày
27 ngày 28 ngày
29 ngày 30 ngày
31 ngày 32 ngày
Hình 10. Xâm nhập mặn theo khoảng 
cách (trường hợp 1d) 
9 
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
4,5
5,0
5,5
0 2 4 6 8 101214161820222426283032343638
C
h
iề
u
 c
ao
 n
ó
n
 x
âm
 n
h
ập
 m
ặn
 -
Z 
(m
)
Thời gian (ngày)
Trường hợp 1a
Trường hợp 1b
Trường hợp 1c
Trường hợp 1d
Hình 11. Xâm nhập mặn tại tâm công 
trình theo thời gian (trường hợp 1c- và 1d 
td = 5,664LL + 11,441
R² = 0,9963
15
20
25
30
35
40
1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0
Th
ờ
i g
ia
n 
đỉ
nh
 n
ón
 m
ặt
 đ
ạt
 đ
áy
 t d
(n
gà
y)
Chiều dài ống lọc LL (m)
Quan hệ giữa chiều cao nón xâm nhập mặn tại 
tâm công trình và chiều dài ống lọc: ZLd=5,5m
Hình 12. Xâm nhập mặn tới đáy công 
trình theo chiều dài ống lọc (trường hợp 
1a và 1d) 
 Đối với các trường hợp còn lại (từ trường hợp 2a-2c đến trường hợp 5a-5b) chỉ trình bày 
các kết quả về xâm nhập mặn tại tâm công trình trên các hình từ hình 13 đến hình 18. 
- Trường hợp 2a-2d: 
0
1
2
3
4
5
6
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Ch
iề
u 
ca
o 
nó
n 
xâ
m
 n
hậ
p 
m
ặn
 -
Z 
(m
)
Thời gian (ngày)
Trường hợp 2a
Trường hợp 2b
Trường hợp 2c
Trường hợp 2d
Hình 13. Xâm nhập mặn tại tâm công 
trình theo thời gian (trường hợp 2c-2d) 
td = 4,773LL + 24,666
R² = 0,9997
20
25
30
35
40
45
50
1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5
Th
ờ
i g
ia
n 
đỉ
nh
 n
ón
 m
ặt
 đ
ạt
 đ
áy
 t d
(n
gà
y)
Chiều dài ống lọc LL (m)
Quan hệ giữa chiều cao nón xâm nhập mặn tại 
tâm công trình và chiều dài ống lọc: ZLd=6,0m
Hình 14. Xâm nhập mặn tới đáy công 
trình theo chiều dài ống lọc (trường hợp 
2a-2d) 
- Trường hợp 3a-3c: 
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
4,5
5,0
5,5
6,0
6,5
0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64
Ch
iề
u 
ca
o 
nó
n 
xâ
m
 n
hậ
p 
m
ặn
 -
Z 
(m
)
Thời gian (ngày)
Trường hợp 3a
Trường hợp 3b
Trường hợp 3c
Hình 15. Xâm nhập mặn tại tâm công 
td = 5,781LL + 33,983
R² = 0,9993
35
40
45
50
55
1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0
Th
ờ
i g
ia
n 
đỉ
nh
 n
ón
 m
ặt
 đ
ạt
 đ
áy
 t d
(n
gà
y)
Chiều dài ống lọc LL (m)
Quan hệ giữa chiều cao nón xâm nhập mặn tại 
tâm công trình và chiều dài ống lọc: ZLd=6,5m
Hình 16. Xâm nhập mặn tới đáy công 
10 
trình theo thời gian (trường hợp 3a-3c) trình theo chiều dài ống lọc (trường hợp 
3a-3c 
- Trường hợp 4a-4c, 5a-5b: 
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
4,5
5,0
5,5
6,0
6,5
7,0
0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48 52 56 60 64
Ch
iề
u 
ca
o 
nó
n 
xâ
m
 n
hậ
p 
m
ặn
 -
Z 
(m
)
Thời gian (ngày)
Trường hợp 4a
Trường hợp 4b
Trường hợp 4c
Hình 17. Xâm nhập mặn tại tâm công 
trình theo thời gian (trường hợp 4a-4c) 
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
4,5
5,0
5,5
6,0
6,5
7,0
7,5
0 30 60 90 120 150 180 210 240 270
Ch
iề
u 
ca
o 
nó
n 
xâ
m
 n
hậ
p 
m
ặn
 -
Z 
(m
)
Thời gian (ngày)
Trường hợp 5a
Trường hợp 5b
Trường hợp 6
Hình 18. Xâm nhập mặn tại tâm công 
trình theo thời gian (trường hợp 5a-5b và 
trường hợp 6) 
0,0
0,5
1,0
1,5
2,0
2,5
3,0
3,5
4,0
4,5
5,0
5,5
6,0
6,5
7,0
7,5
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80
C
h
iề
u
 c
ao
 x
âm
 n
h
ập
 m
ặn
 -
Z 
(m
)
Khoảng cách tính từ tâm giếng (m)
Trường hợp 6: 4 giếng cách nhau 15m 
ống lọc dài 1m ở Z= 7,5-8,5m
10 ngày 20 ngày 30 ngày
40 ngày 50 ngày 60 ngày
70 ngày 80 ngày 90 ngày
100 ngày 110 ngày 120 ngày
130 ngày 140 ngày 150 ngày
160 ngày 170 ngày 180 ngày
190 ngày 200 ngày 210 ngày
220 ngày 230 ngày 240 ngày
250 ngày 260 ngày 270 ngày
Hình 19. Xâm nhập mặn theo khoảng cách (trường hợp 1c) 
- Trường hợp 6: 
 Với công trình khai thác nước gồm 4 lỗ khoan phân bố trên đỉnh hình vuông mỗi cạnh 
bằng 15m và có ống lọc đặt ở độ sâu từ 2,5m đến 3,5m dưới mực nước dưới đất thì sau 9 
tháng khai thác đỉnh xâm nhập mặn đạt gần tới đáy lỗ khoan (hình 18 và hình 19). Kết quả 
này cho thấy hiệu quả hạn chế xâm nhập mặn là rất đáng kể do bãi giếng có các giếng nằm 
cách xa nhau và lưu lượng khai thác của từng giếng nhỏ đi. 
 Với điều kiện tầng chứa nước có thành phần chính là cát lộ trên mặt đất, nên lượng 
nước mưa ngấm cung cấp cho tầng chứa nước rất hiệu quả trong gần 4 tháng mùa mưa có 
11 
thể đẩy nón xâm nhập mặn xuống sâu hơn. Vì vậy, thời gian khai thác nước không bị mặn 
có thể dài hơn đáng kể. 
4. Kết luận và kiến nghị 
 Kết luận: 
 Phương pháp Dagan-Bear (1968) xác định nón xâm nhập mặn từ dưới cho phép đánh 
giá hiệu quả của việc phân bổ các giếng khai thác theo diện, chiều sâu đáy lỗ khoan và chiều 
dài ống lọc. Phương pháp chỉ áp dụng đối với trường hợp điểm khai thác và ở dạng tích 
phân của hàm số có biến số thay đổi từ 0 đến vô cùng. Phương pháp duy nhất để tính toán 
tích phân này là phương pháp số. Phương pháp cộng dòng có thể được áp dụng đối với công 
trình khai thác là giếng thu nước trên chiều dài ống lọc. Tính toán chỉ có thể có hiệu quả 
nhất khi được lập trình thành chương trình máy tính điện tử và đã được tác giả đầu của bài 
viết tiến hành xây dựng. 
 Các kết quả phân tích đánh giá nêu trên cho thấy chiều cao nón xâm nhập mặn tỷ lệ 
nghịch với khoảng cách từ đáy lỗ khoan đến ranh giới mặn nhạt bên dưới. Đối với các lỗ 
khoan khai thác có cùng chiều sâu, thì chiều cao xâm nhập mặn cũng như thời gian đỉnh nón 
xâm nhập mặn đạt tới lỗ khoan khai thác tỷ lệ nghịch với chiều dài ống lọc (tức là ống lọc 
càng dài mức độ xâm nhập mặn càng giảm). Việc bố trí nhiều lỗ khoan khai thác để giảm 
lưu lượng của từng lỗ khoan (nhưng tổng lưu lượng khai thác nước của công trình vẫn giữ 
nguyên) có tác dụng làm hạn chế đáng kể quá trình xâm nhập mặn. Tuy nhiên, khoảng cách 
giữa các lỗ khoan trong bãi giếng cần phải đủ lớn (lớn hơn 10m) thì hiệu quả mới rõ rệt... 
 Phương pháp phân tích đánh giá xâm nhập mặn được trình bày ở trên có vai trò lớn 
trong việc hỗ trợ thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất có nguy cơ bị nhiễm mặn từ 
phia dưới hoặc từ các tầng chứa nước nằm sâu hơn nhằm khai thác bền vững tài nguyên 
nước dưới đất trên quan điểm đảm bảo chất lượng nước được khai thác và hạn chế quá trình 
xâm nhập mặn, thậm chí không để chúng xảy ra. 
 Kiến nghị: 
 Trong nghiên cứu này đã sử dụng giá trị tham khảo là hệ số thấm theo phương thẳng 
đứng bằng 1/10 giá trị hệ số thấm theo phương ngang. Tuy nhiên, trện thực tế tỷ số này có 
thể sẽ rất khác. Vì vậy, các nghiên cứu về hệ số thấm theo phương thẳng đứng cần được tiến 
hành để chính xác hóa giá trị của nó và để có kết quả tính toán nón xâm nhâp mặn được 
chính xác hơn. 
 Các mô hình số lan truyền mặn trong nước dưới đất theo cả hai cơ chế đối lưu và phân 
tán thủy động lực cần được tiến hành đối với các trường hợp đã tính toán bằng giải tích nêu 
trên nhằm đánh giá so sánh xác định phương pháp cho kết quả sát với thực tế. Trong trường 
hợp này, cần đầu tư nhiều vào công tác thực địa để xác định hệ số phân tán thủy động lực 
(thông qua xác định độ phân tán dọc và ngang, độ lỗ rỗng hữu hiệu), công tác quan trắc xâm 
nhập mặn của các công trình thực tế. 
Tài liệu tham khảo: 
[1] Dagan G. and Bear J., 1968. Solving the problem of local interface upconing in a coastal 
aquifer by the method of small perturbations. J. Hydr. Res. 6 (1968) 15. 
Nguyễn Thành Công (chủ nhiệm đề tài), 2017. Nghiên cứu đề xuất mô hình khai thác bền 
vững thấu kính nước nhạt trong các cồn cát ven biển phục vụ cấp nước sinh hoạt cho vùng 
khan hiếm nước khu vực Bắc Trung bộ (đề tài thuộc thuộc chương trình điều tra, tìm kiếm 
nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm 
nước). Đề tài đang thực hiện. 
12 
[2] Morris D.A. and JohnsonA. I.,. Summary of Hydrologic and Physical Properties of 
Rock and Soil Material, as Analyzed by the Hydrologic Laboratory of the U.S. 
Geological Survey 1948-60. Geological Survey and Water-Supply Paper 1839-D, 42 pp. 
(1967). 
[3] Soylu M. E., Istanbulluoglu E., Lenters J. D. and Wang T., Quantifying the impact of 
groundwater depth on evapotranspiration in a semi-arid grassland region. Hydrol. Earth 
Syst. Sci., 15 (2011) 787. www.hydrol-earth-syst-sci.net/15/787/2011/doi:10.5194/hess-
15-787-2011. 
[4] Fletcher G. Driscoll, Groundwater and Wells. Published by Johnson Division, St. Paul, 
Minnesota 55112, USA. 1982. 
Assessment of salt water upconing to an above groundwater abstraction 
facilities 
Nguyen Van Hoang*, Vu Dinh Hung**, Nguyen Thanh Cong*** 
*Institute of Geological Sciences - Vietnam Academy of Science and Technology 
**Central Project Office-Ministry of Agricultural and Rural Development 
***Hydraulic Construction Institute - Vietnam Academy of Water Resources 
Abstract: A methodology for identifying salt water upconing to groundwaterabstraction 
wells has been based on Dagan and Bear method for an abstraction point. The results of 
the analysis for different design cases of well field and screen length and positions for 
coastal sand dune aquifer in Thach Ha district, Ha Tinh province has showed that the 
height of salt water upconing is inversely proportional to the distance from the well 
screen bottom to the salt and fresh water interface. At the same time, for abstraction 
wells with the same depth, the height of salt water upconing as well as the time of salt 
water upconing to the abstraction wells are inversely proportional to the length of the 
well screen (i.e. the longer the well screen the less salt water upconing). The use of 
several abstraction wells to reduce the abstraction rate of each well (the total abstraction 
rate remains unchanged) has the effect of significantly reducing the salt water upconing 
process. The proposed methodology for salt water upconing assessment has been shown 
an effective role in supporting the design of groundwater abstraction facilities that are at 
risk of salinization from the lower part or lower aquifers for sustainable groundwater 
exploitation on the viewpoint of ensuring the quality of abstracted water and of 
protecting groundwater resources by limiting (even preventing) salt water intrusion. 
Keywords: Groundwater; salt water upconing; groundwate rabstraction wells; Dagan-
Bear method. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_non_xam_nhap_man_tu_phia_duoi_len_cong_t.pdf