Nghiên cứu đánh giá chỉ tiêu an toàn của động cơ tua bin khí sử dụng trên các tàu thủy ở Việt Nam
TÓM TẮT
Bài báo này tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá chỉ tiêu an toàn cho động cơ tua bin khí sử dụng trên các tàu thủy
ở Việt Nam. Chỉ tiêu an toàn của một hệ thống kỹ thuật được đánh giá thông qua xác suất an toàn hoặc xác suất hư hỏng
của từng phần tử trong hệ thống đó. Việc kết hợp phương pháp logic xác suất và phương pháp phân tích cây hư hỏng cho
phép nâng cao độ chính xác trong đánh giá chỉ tiêu an toàn cho động cơ tua bin khí. Phần mềm SSAT-2013 được xây dựng
cho phép xác định các thông số của chỉ tiêu an toàn nhanh chóng đồng thời đưa ra các kết quả dự báo đáng tin cậy về tình
trạng kỹ thuật của thiết bị.
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đánh giá chỉ tiêu an toàn của động cơ tua bin khí sử dụng trên các tàu thủy ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đánh giá chỉ tiêu an toàn của động cơ tua bin khí sử dụng trên các tàu thủy ở Việt Nam
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU AN TOÀN CỦA ĐỘNG CƠ TUA BIN KHÍ SỬ DỤNG TRÊN CÁC TÀU THỦY Ở VIỆT NAM RESEARCH ON EVALUATION OF SAFETY NORMS FOR GAS TURBINE ENGINES USED ON MARINE SHIPS IN VIETNAM Lưu Minh Hải1, Nguyễn Trung Hải2 Ngày nhận bài: 02/6/2014; Ngày p hản biện thông qua: 27/6/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẮT Bài báo này tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá chỉ tiêu an toàn cho động cơ tua bin khí sử dụng trên các tàu thủy ở Việt Nam. Chỉ tiêu an toàn của một hệ thống kỹ thuật được đánh giá thông qua xác suất an toàn hoặc xác suất hư hỏng của từng phần tử trong hệ thống đó. Việc kết hợp phương pháp logic xác suất và phương pháp phân tích cây hư hỏng cho phép nâng cao độ chính xác trong đánh giá chỉ tiêu an toàn cho động cơ tua bin khí. Phần mềm SSAT-2013 được xây dựng cho phép xác định các thông số của chỉ tiêu an toàn nhanh chóng đồng thời đưa ra các kết quả dự báo đáng tin cậy về tình trạng kỹ thuật của thiết bị. Từ khóa: Độ tin cậy, động cơ tua bin khí, chỉ tiêu an toàn ABTRACT This paper summarizes the results of studies evaluating safety norms for gas turbine engines used on marine ships in Vietnam. Safety norms of a technical system are evaluated through safety probability or probability of failure to each element in the system. The combination of probability - logic method and Fault Tree Analysis method allows improving the accuracy of safety norms evaluation for gas turbine engines. SSAT-2013 software is developed to allow indentifying promptly the parameters of safety norms while providing results of reliable prediction of a technical condition of the equipment. Keywords: Reliability, gas turbine engine, safety norm 1Lưu Minh Hải: Cao học Kỹ thuật tàu thuyền 2011 – Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Nguyễn Trung Hải: Học viện Hải Quân - Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chỉ tiêu an toà n cho phé p ta đá nh giá đượ c khả năng là m việ c an toà n củ a trang bị kỹ thuậ t trong quá trì nh khai thá c. Chỉ tiêu an toà n được đặc trưng bởi cường độ hỏng và xác suất làm việc không hỏng, thời gian làm việc trung bình an toàn [3,4]. Đây là mộ t trong nhữ ng chỉ tiêu quan trọ ng nhấ t khi đá nh giá độ tin cậ y củ a trang bị kỹ thuậ t. Động cơ tua bin khí (TBK) có công suất lớn, tính cơ động cao, khối lượng và kích thước nhỏ gọn so với các loại động cơ cùng công suất khác. Hiện nay, các động cơ TBK đang được ứng dụng rộng rãi trong các trạm phát điện tĩnh tại, trên các phương tiện giao thông vận tải và đặc biệt là trên các tàu của Hải quân. Những ưu điểm của hệ động lực TBK cho phép các tàu thủy phát huy được tốc độ cao và các tính năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong tuần tra, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ an toàn cho ngư dân khai thác xa bờ, bảo vệ chủ quyền biển đảo thềm lục địa của tổ quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng và khai thác động cơ TBK tương đối phức tạp, đòi hỏi người khai thác phải có trình độ cao, chấp hành nghiêm ngặt các qui trình khai thác, các qui định kiểm tra, bảo dưỡng động cơ Ngoài ra, điều kiện thời tiết, khí hậu và môi trường hoạt động cũng ảnh hưởng rất lớn tới công suất, độ bền và tuổi thọ của động cơ TBK tàu thủy. Thực tế khai thác thời gian qua cho thấy xuất hiện rất nhiều các hư hỏng xảy ra cho động cơ TBK, làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảm bảo độ tin cậy, tính an toàn của hệ động lực tàu. Việc sửa chữa các thiết bị, hệ thống của động cơ TBK cũng phức tạp và khó khăn nhất là khi đang hoạt động trên biển. Vì thế, việc nghiên cứu đánh giá chỉ tiêu Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 113 an toàn qua đó dự báo tình trạng kỹ thuật cho các động cơ TBK tàu thủy và đề xuất các biện pháp phù hợp nâng cao tính an toàn cho động cơ là hết sức cần thiết và cần có sự quan tâm thỏa đáng từ phía người quản lý và sử dụng tàu nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo. II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài giải quyết hai vấn đề sau: - Xây dựng phương pháp đánh giá chỉ tiêu an toàn của động cơ TBK tàu thủy; - Xây dựng phần mềm máy tính đánh giá chỉ tiêu an toàn của động cơ TBK tàu thủy. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các động cơ TBK sử dụng trên các tàu thủy ở Việt Nam. Trong đề tài tác giả sử dụng phương pháp logic xác suất [1,2,4] kết hợp phương pháp phân tích cây hư hỏng để xác định chỉ tiêu an toàn cho động cơ TBK tàu thủy [1,5,6]. Quá trình nghiên cứu, đánh giá chỉ tiêu an toàn của động cơ TBK được thực hiện theo trình tự như hình 1. Hình 1. Phương pháp và trình tự thực hiện III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Sơ đồ nguyên lý độ ng cơ tua bin khí tà u thủy Hì nh 2. Sơ đồ nguyên lý độ ng cơ tua bin khí tà u thủy 1 - Thiết bị vào, 2- Má y né n thấ p á p, 3 - Má y né n cao á p, 4 - Buồ ng đố t, 5 - Tuabin cao á p, 6 - Tuabin thấ p á p, 7 - Tuabin chân vị t, 8 - Hộp số, 9 - Chân vịt 2. Các phần tử chính của động cơ TBK dùng để đánh giá chỉ tiêu an toàn Để quá trì nh phân tí ch, tí nh toá n, đá nh giá chỉ tiêu an toà n cho độ ng cơ TBK tà u thủy đượ c thuậ n tiệ n nhưng đả m bả o đạ t đượ c cá c kế t quả như mong muố n, đồ ng thờ i đưa ra cá c giả i phá p có tí nh khoa họ c, khả thi nhằ m nâng cao tí nh an toà n cho độ ng cơ TBK tà u thủy, tác giả phân chia độ ng cơ TBK thà nh cá c nhó m phầ n tử quy đổ i và cá c phầ n tử quy đổ i (gọ i là phân hệ và phầ n tử ) như bảng 1: Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 1. Các phần tử, phân hệ của động cơ TBK dùng để đánh giá chỉ tiêu an toàn TT Tên phần tử Ký hiệu phần tử Phân hệ Ký hiệu phân hệ 1 Thiế t bị và o X1 Động cơ X 2 Má y né n khí X2 3 Buồ ng đố t X3 4 Tuabin X4 5 Ổ trụ c X5 6 Hệ thố ng nhiên liệ u Y1 Hệ thống phục vụ Y 7 Hệ thố ng bôi trơn Y2 8 Hệ thố ng là m má t Y3 9 Hệ thố ng khởi động Y4 10 Hệ thống khí Z1 Hệ thống điều khiển, bảo vệ Z11 Hệ thống điện Z2 3. Sơ đồ cấ u trú c đánh giá chỉ tiêu an toàn củ a động cơ tua bin khí tàu thủy Sơ đồ cấu trúc dùng để đánh giá chỉ tiêu an toàn của động cơ TBK tàu thủy Việt Nam gồm 11 phần tử nối tiếp nhau như sơ đồ hình 3. Hình 3. Sơ đồ cấ u trú c đánh giá chỉ tiêu an toàn củ a động cơ tua bin khí tàu thủy 4. Mô hình cây hư hỏng của động cơ tua bin khí tàu thủy Hình 4. Mô hình cây hư hỏng của động cơ tua bin khí tàu thủy Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115 6. Sơ đồ thuật toán xác định chỉ tiêu an toàn của các phân hệ và của cả động cơ TBK Hình 6. Sơ đồ thuật toán xác định chỉ tiêu an toàn động cơ TBK tàu thủy Việt Nam 5. Sơ đồ thuật toán xử lý số liệu thống kê Hình 5. Sơ đồ thuật toán xử lý số liệu thống kê 7. Phần mềm SSAT 2013 Hình 7. Giao điện phần mềm SSAT-2013 Phần mềm xác định, đánh giá chỉ tiêu an toàn của động cơ TBK tàu thủy SSAT-2013 được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic trên cơ sở lưu đồ thuật toán hình 5 và hình 6. Thông qua phần mềm này có thể thực hiện được các nội dung sau: - Thống kê các phần tử của động cơ TBK tàu thủy; - Thống kê hỏng hóc của các phần tử; - Xử lý số liệu thống kê hỏng hóc của các phần tử: chọn dạng phân bố, kiểm tra giả thuyết thống kê, tính toán xác định các thông số của chỉ tiêu an toàn theo từng khoảng thời gian khảo sát như: Hàm mật độ phân phối xác suất, xác suất hỏng, xác suất an toàn, cườ ng độ hỏ ng, thời gian làm việc trung bình an toàn, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 116 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG - Tính toán xác định các thông số chỉ tiêu an toàn của các phân hệ và của cả động cơ; - Vẽ đồ thị hàm mật độ phân phối xác suất hỏng, đồ thị các hàm xác suất an toàn, xác suất hỏng cho từng phần tử, từng phân hệ và động cơ; - Đưa ra các kết luận về chỉ tiêu an toàn cho từng phần tử, từng phân hệ và cho cả động cơ. Hình 8. Biểu đồ cường độ hỏng của các phần tử của động cơ Tua bin khí tàu thủy Hình 9. Biểu đồ thời gian làm việc trung bình an toàn của các phần tử của động cơ TBK tàu thủy Bảng 2. Xác suất hỏng của các phần tử của động cơ TBK TT Khoảng khảo sát (Giờ) Xác suất hỏng Thiết bị vào Máy nén Buồng đốt Tua bin Ổ trục HT nhiên liệu HT bôi trơn HT làm mát HT khởi động HT khí HT điệ n 1 0 ÷ 200 0.00007 0.00006 0.00018 0.00013 0.00029 0.00083 0.00030 0.00019 0.00013 0.00041 0.00077 2 200 ÷ 400 0.00131 0.00115 0.00316 0.00245 0.00502 0.01168 0.00489 0.00314 0.00229 0.00628 0.01122 3 400 ÷ 600 0.00728 0.00689 0.01610 0.01278 0.02435 0.04698 0.02257 0.01496 0.01147 0.02745 0.04638 4 600 ÷ 800 0.02606 0.02618 0.05228 0.04269 0.07491 0.12219 0.06715 0.04635 0.03721 0.07778 0.12312 5 800 ÷ 1000 0.07077 0.07417 0.12805 0.10780 0.17315 0.24467 0.15269 0.11050 0.09265 0.16958 0.24975 6 1000 ÷ 1200 0.15544 0.16715 0.25288 0.21973 0.32212 0.40498 0.28391 0.21652 0.18887 0.30462 0.41585 7 1200 ÷ 1400 0.28581 0.31041 0.41829 0.37515 0.50236 0.57747 0.44848 0.36138 0.32655 0.46849 0.59297 8 1400 ÷ 1600 0.45098 0.48811 0.59673 0.55153 0.67847 0.73190 0.61928 0.52705 0.49093 0.63453 0.74842 9 1600 ÷ 1800 0.62440 0.66680 0.75457 0.71633 0.81846 0.84780 0.76704 0.68677 0.65586 0.77603 0.86151 10 1800 ÷ 2000 0.77602 0.81317 0.86959 0.84367 0.90940 0.92107 0.87410 0.81721 0.79559 0.87794 0.93004 11 2000 ÷ 2200 0.88675 0.91115 0.93887 0.92533 0.95783 0.96021 0.93928 0.90772 0.89587 0.94016 0.96474 12 2200 ÷ 2400 0.95445 0.96486 0.97343 0.96888 0.97903 0.97791 0.97269 0.96122 0.95698 0.97244 0.97945 13 2400 ÷ 2600 0.98918 0.98902 0.98773 0.98823 0.98667 0.98471 0.98714 0.98819 0.98864 0.98669 0.98469 Bảng 3. Các thông số của chỉ tiêu an toàn của động cơ TBK tàu thủy Việt Nam TT Khoảng khảo sát (Giờ) Các thông số của chỉ tiêu an toàn Xác suất hỏng Xác suất an toàn Cường độ hỏng (giờ -1) Thời gian làm việc trung bình an toàn (giờ) 1 0 ÷ 200 0.0033552 0.9966448 0.000844 685.16 2 200 ÷ 400 0.0514148 0.9485852 0.001818 3 400 ÷ 600 0.2140376 0.7859624 0.003431 4 600 ÷ 800 0.5160114 0.4839886 0.005727 5 800 ÷ 1000 0.8219104 0.1780896 0.008589 6 1000 ÷ 1200 0.9694262 0.0305738 0.011774 7 1200 ÷ 1400 0.9980684 0.0019316 0.015031 8 1400 ÷ 1600 0.9999631 0.0000369 0.018115 9 1600 ÷ 1800 0.9999998 0.0000002 0.020837 10 1800 ÷ 2000 1.0000000 0.0000000 0.022950 11 2000 ÷ 2200 1.0000000 0.0000000 0.024086 12 2200 ÷ 2400 1.0000000 0.0000000 0.024169 13 2400 ÷ 2600 1.0000000 0.0000000 0.026863 8. Chỉ tiêu an toàn của các phần tử và của động cơ TBK Các kết quả tính toán chỉ tiêu an toàn của động cơ TBK bằng phần mềm SSAT-2013 được tổng hợp và trình bày trên các bảng 2, 3 và các hình 8, 9, 10. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 117 Hình 10. Đồ thì xác suất hỏng Q(t) và xác suất an toàn P(t) của động cơ TBK sử dụng trên các tàu thủy ở Việt Nam Căn cứ vào các kết quả tính toán thu được ở trên, có thể rút ra được những nhận xét, đánh giá về tính an toàn cho động cơ tua bin khí sử dụng trên các tàu thủy ở Việt Nam như sau: Theo sơ đồ cấu trúc, động cơ tua bin khí tàu thủy Việt Nam là một hệ thống nối tiếp nên khi một phần tử trong một phân hệ bất kỳ bị hư hỏng sẽ làm cho phân hệ đó hư hỏng và kéo theo hư hỏng cho cả động cơ TBK. Tại một thời điểm nào đó, xác suất xảy ra hư hỏng của động cơ TBK lớn hơn rất nhiều so với xác suất xảy ra hư hỏng từng phân hệ, từng phần tử. Điều này cho thấy khi xác suất xảy ra hư hỏng của một phần tử, một phân hệ tăng thì xác suất xảy ra hư hỏng của động cơ TBK tăng nhiều, tức tính an toàn của hệ thống bị giảm nhanh chóng. Các động cơ TBK sử dụng trên các tàu thủy ở Việt Nam có thời gian làm việc trung bình an toàn khoảng 685 giờ; sau khoảng 1400 giờ xác xuất an toàn tiến dần về 0. Như vậy, theo tính toán các chỉ tiêu an toàn cho các động cơ TBK tàu thủy Việt Nam, sau khoảng 700 giờ làm việc, nguy cơ hư hỏng xảy ra cho các động cơ TBK sẽ tăng cao. Khi đó cần phải dự trù bổ sung các loại vật tư phụ tùng để sửa chữa, thay thế cũng như có các kế hoạch bảo quản, kiểm sửa dự phòng cho phù hợp. Số lượng, chủng loại vật tư, phụ tùng dự phòng có thể căn cứ vào kết quả tính toán chỉ tiêu an toàn cho từng phần tử của động cơ TBK như đã đánh giá ở trên. Để đảm bảo an toàn trong khai thác động cơ TBK cần có kế hoạch sửa chữa động cơ trước 1400 giờ làm việc. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được và hạn chế Kết quả đạt được - Xây dựng cơ sở lí thuyết xác định chỉ tiêu an toàn cho động cơ TBK. - Xây dựng thuật toán và phần mềm tính toán, xác định chỉ tiêu an toàn của động cơ TBK sử dụng trên các tàu thủy ở Việt Nam. - Tính toán xác định cụ thể các chỉ tiêu an toàn (xác suất hỏng, xác xuất an toàn, cường độ hỏng và thời gian làm việc trung bình an toàn) cho từng phần tử và cho cả động cơ TBK theo từng khoảng thời gian khảo sát. Hạn chế Kết quả của đề tài mới chỉ dừng lại ở việc tính toán chỉ tiêu an toàn (chỉ tiêu quan trọng nhất của độ tin cậy) mà chưa xác định các chỉ tiêu khác của độ tin cậy của động cơ TBK tàu thủy Việt Nam. 2. Kiến nghị - Các cơ quan quản lý kỹ thuật xem xét ứng dụng kết quả đề tài để đánh giá tính an toàn cho các động cơ TBK. Đồng thời cần quan tâm thích đáng và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các chỉ tiêu độ tin cậy cho tất cả các dạng động cơ tua bin khí đang và sẽ được sử dụng nhiều trên các tàu thủy ở Việt Nam trong thời gian tới. - Cần tiếp tục đào tạo sâu hơn về khai thác sử dụng động cơ TBK tàu thủy để có thể nhanh chóng làm chủ, nâng cao khả năng vận hành, khai thác, xử lý các tình huống thực tế xảy ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Trung Hải, 2004. Phân tích cây hư hỏng và phương pháp logic xác suất đánh giá độ tin cậy hệ thống động lực tàu thủy, Tạp chí Giao thông vận tải số 5-2004. 2. Nguyễn Trung Hải, 2005. Đánh giá độ tin cậy của hệ thống động lực các tàu vận tải biển Việt Nam có sử dụng động cơ 6L350PN bằng phương pháp logic xác suất, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa. 3. Nguyễn Nông, Hoàng Ngọc Vinh, 2000. Độ tin cậy trong sửa chữa ô tô - máy kéo, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Thạch, 2004. Cơ sở độ tin cậy động cơ diesel tàu thuỷ, NXB KHKT, Hà Nội. Tiếng Anh 5. Z.W.BIRNBAUM, 1975. Reliability and fault tree analysis - Theoretical and applied aspects of system reliability and safety assessment, The George Washington University, Washington, D.C. 6. Jianwen Xiang, 2005. Fault Tree Analysis and Formal Methods for Requirements Engineering.
File đính kèm:
- nghien_cuu_danh_gia_chi_tieu_an_toan_cua_dong_co_tua_bin_khi.pdf