Nghiên cứu đặc điểm lập địa vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ công tác trồng rừng ngập mặn

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu đã xác định diện tích đất ngập mặn có thể trồng rừng

của tỉnh Thừa Thiên Huế là 2.765,8 ha, trong đó vùng ao nuôi thủy sản hạ

triều có diện tích lớn nhất, 2.502,5ha, chiếm 90,48%; tiếp đến là vùng ven

đầm phá, 206,9ha, chiếm 7,48%; vùng cửa sông có 40,4ha, chiếm 1,46% và

vùng ven biển là nhỏ nhất, chỉ có 16,0ha, chiếm 0,57% diện tích. Đất ngập

mặn của Thừa Thiên Huế có đặc tính chung là chua; thành phần cơ giới

thuộc loại đất cát pha với tỷ lệ cát biến động trung bình từ 80 - 90%; đất

giàu kali tổng số, nhưng hàm lượng lân, đạm tổng số và mùn có sự biến

động khá lớn, từ mức nghèo đến khá tùy thuộc từng vùng đất. Đất ở các khu

vực cửa sông, ven biển và ao nuôi thủy sản giàu dinh dưỡng hơn đất ở vùng

ven đầm phá. Theo độ mặn của nước, đất ngập mặn của Thừa Thiên Huế

được phân chia thành 05 vùng.

pdf 15 trang phuongnguyen 1560
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lập địa vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ công tác trồng rừng ngập mặn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lập địa vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ công tác trồng rừng ngập mặn

Nghiên cứu đặc điểm lập địa vùng đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ công tác trồng rừng ngập mặn
Tạp chí KHLN 4/2014 (3599 - 3613) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn) 
3599 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LẬP ĐỊA VÙNG ĐẦM PHÁ VÀ VEN BIỂN 
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ CÔNG TÁC TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN 
Phạm Ngọc Dũng 
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế 
Từ khóa: Chệ độ thủy triều, 
độ mặn, lập địa, rừng ngập 
mặn, Thừa Thiên Huế. 
TÓM TẮT 
Kết quả nghiên cứu đã xác định diện tích đất ngập mặn có thể trồng rừng 
của tỉnh Thừa Thiên Huế là 2.765,8 ha, trong đó vùng ao nuôi thủy sản hạ 
triều có diện tích lớn nhất, 2.502,5ha, chiếm 90,48%; tiếp đến là vùng ven 
đầm phá, 206,9ha, chiếm 7,48%; vùng cửa sông có 40,4ha, chiếm 1,46% và 
vùng ven biển là nhỏ nhất, chỉ có 16,0ha, chiếm 0,57% diện tích. Đất ngập 
mặn của Thừa Thiên Huế có đặc tính chung là chua; thành phần cơ giới 
thuộc loại đất cát pha với tỷ lệ cát biến động trung bình từ 80 - 90%; đất 
giàu kali tổng số, nhưng hàm lượng lân, đạm tổng số và mùn có sự biến 
động khá lớn, từ mức nghèo đến khá tùy thuộc từng vùng đất. Đất ở các khu 
vực cửa sông, ven biển và ao nuôi thủy sản giàu dinh dưỡng hơn đất ở vùng 
ven đầm phá. Theo độ mặn của nước, đất ngập mặn của Thừa Thiên Huế 
được phân chia thành 05 vùng. 
Keywords: Tidal regime, 
salinity, terrain, mangrove, 
Thua Thien Hue. 
Study on terrain characteristics of lagoon and coastal areas in Thua 
Thien Hue province for mangrove plantation 
The research results have identified that the wetland area for mangrove 
plantation of Thua Thien Hue province is 2,765.8ha, including the largest 
area of the low tidal aquaculture pond with 2,502.5ha, occupied 90.48% of 
the total area; the area belonging to the lagoon with 206.9ha, 7.48%; estuary 
area with 40.4ha, 1.46% and the smallest area of the coast, only 16.0ha, 
accounting for 0.57%. The mangrove land of Thua Thien Hue province is 
generally sour; mechanical composition of sandy soil type with the 
fluctuation sand rate of average 80 - 90%; with rich potassium, but the 
concentration of phosphate, total nitrogen and humus with the large 
fluctuation, from the poor level to the medium level, depending on the 
region. Soil in the estuary, coastal area and aquaculture pond is more 
nutritious than in the lagoon. According to the salinity, the mangrove land is 
divided into 05 regions. 
Tạp chí KHLN 2014 Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) 
3600 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Thừa Thiên Huế là tỉnh có khá nhiều diện 
tích đất ngập mặn (ĐNM) so với các địa 
phương ở miền Trung Việt Nam. Ngoài 
những bãi bồi ở các cửa sông, ven biển, tỉnh 
còn có hệ thống đầm phá nước lợ Tam Giang 
- Cầu Hai rộng 21.600ha và đầm Lập An, 
rộng 1.600ha (Sở Khoa học và Công nghệ 
Thừa Thiên Huế, 2004). Tuy nhiên, diện tích 
rừng ngập mặn hiện tại của tỉnh lại rất ít, chỉ 
khoảng 30ha, phân bố thành từng đám nhỏ, 
rải rác ở ven bờ phá Tam Giang - Cầu Hai và 
đầm Lập An (Phan Nguyên Hồng, 1999). 
Trước tình hình khí hậu toàn cầu đang có 
những biến đổi lớn, bất lợi đối với cuộc sống 
của con người, thì việc phát triển thêm diện 
tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh là hết 
sức cần thiết. Thực tế thì việc trồng rừng 
ngập mặn đã được thực hiện khá sớm tại 
Thừa Thiên Huế từ những năm 90 của thế kỷ 
XX, nhưng tỷ lệ thành rừng thấp do nhiều 
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan 
trọng là do chưa bố trí loài cây trồng phù hợp 
với đặc điểm lập địa của từng vùng ngập 
mặn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá 
đặc điểm lập địa vùng đầm phá và ven biển 
tỉnh Thừa Thiên Huế là nhu cầu khách quan 
và cấp bách nhằm tìm cơ sở khoa học cho 
việc xây dựng giải pháp kỹ thuật phù hợp để 
phát triển thành công rừng ngập mặn tại tỉnh 
Thừa Thiên Huế. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Phương pháp tài liệu 
Kế thừa kết quả quan trắc độ mặn để phục 
vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản của Chi 
cục Nuôi Thủy sản tỉnh và các kết quả 
nghiên cứu đã có để phân tích đặc điểm độ 
mặn của nước ở các vùng đất ngập tại Thừa 
Thiên Huế. 
2.2. Phương pháp đo độ mặn, độ sâu ngập 
triều, lấy mẫu và phân tích đất 
- Đo độ mặn: Sử dụng khúc xạ kế ATAGO: S 
- 28 của Nhật Bản để đo bổ sung độ mặn của 
nước tại các khu vực nghiên cứu chưa được 
ngành thủy sản quan trắc, gồm các khu vực: 
ven biển Tư Hiền, ven biển Lăng Cô và đầm 
Lập An. 
- Đo độ sâu ngập triều: Quan trắc liên tục 
cả năm 2013. Đo độ sâu ngập triều hàng 
ngày, mỗi giờ lấy số liệu 01 lần tại 2 điểm 
quan trắc đại diện cho 2 vùng chế độ triều 
của tỉnh, gồm điểm số 1 đại diện cho vùng 
có chế độ bán nhật triều đều đặt ở khu vực 
giao nhau giữa sông Hương, phá Tam Giang 
và cửa biển Thuận An, gọi là điểm Thuận 
An; điểm số 2 đại diện cho vùng có chế độ 
bán nhật triều không đều, đặt ở ven biển 
Lăng Cô. 
- Lấy mẫu và phân tích đất: Lấy mẫu đất để 
phân tích tại 17 khu vực đất ngập mặn điển 
hình của tỉnh theo phương pháp của Lê Văn 
Khoa và đồng tác giả (1996). Tại mỗi khu 
vực lấy 2 mẫu hỗn hợp, mẫu thứ nhất ở tầng 
0 - 20cm, mẫu thứ hai ở tầng 20 - 50cm. Phân 
tích tính chất của đất tại Khoa Nông học, 
Trường Đại học Nông lâm Huế. 
2.3. Phương pháp xây dựng bản đồ khoanh 
vùng lập địa đất ngập mặn 
- Sử dụng ảnh Bing Aerial, bản quyền năm 
2014 của “Image Courtesy of NASA”, 
Earthstar Geographics SIO và tập đoàn 
Microsoft, download từ trang web 
 tích hợp vào 
phần mềm Mapinfo ver. 12 và dữ liệu tọa độ 
địa lý của các dạng lập địa được thu thập bằng 
máy định vị vệ tinh GPS 76CSx để khoanh vẽ 
các vùng lập địa ngập mặn. 
Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3601 
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 
Xử lý thống kê các kết quả nghiên cứu bằng 
bảng tính tính điện của Excel (Nguyễn Hải 
Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996). 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Diện tích và phân bố của đất ngập mặn 
ở tỉnh Thừa Thiên Huế 
Kết quả nghiên cứu đã xác định đất ngập mặn 
(ĐNM) có thể trồng rừng ngập mặn (RNM) 
của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 04 tiểu vùng 
lập địa là: (i) Tiểu vùng lập địa ĐNM ao nuôi 
thủy sản hạ triều; (ii) tiểu vùng lập địa ĐNM 
ven đầm phá; (iii) tiểu vùng lập địa ĐNM cửa 
sông và (iv) tiểu vùng lập địa ĐNM ven biển 
(Bảng 1). 
Bảng 1. Diện tích và phân bố ĐNM của tỉnh Thừa Thiên Huế 
TT Tiểu vùng lập địa Phân bố 
Diện tích 
(ha) 
Tỷ lệ 
(%) 
1 Ao nuôi thủy sản hạ triều Ven phá Tam Giang - Cầu Hai và ven đầm 
Lập An 
2.502,5 90,48 
2 Ven đầm phá Phá Tam Giang - Cầu Hai và ven đầm Lập An 206,9 7,48 
3 Cửa sông Cửa sông Hương và sông Bù Lu 40,4 1,46 
4 Ven biển Cửa biển Tư Hiền và cửa biển Lăng Cô 16,0 0,57 
Tổng cộng 2.765,8 100 
Kết quả bảng 1 cho thấy, tổng diện tích 
ĐNM có thể trồng rừng của tỉnh Thừa Thiên 
Huế là 2.765,8ha, trong đó vùng ao nuôi 
thủy sản hạ triều có diện tích lớn nhất, đến 
2.502,5ha, chiếm 90,48%; tiếp đến là vùng 
ven đầm phá 206,9ha, chiếm 7,48%; vùng 
cửa sông 40,4ha, chiếm 1,46% và vùng ven 
biển là nhỏ nhất, chỉ có 16,0ha, chiếm 
0,57% diện tích. 
Từ kết quả điều tra khảo sát thực địa, kết hợp 
sử dụng ảnh viễn thám đã xác định được diện 
tích và khoanh vẽ được bản đồ phân bố chi 
tiết của từng loại lập địa ĐNM theo địa bàn 
huyện, xã như sau: 
3.1.1. Tiểu vùng lập địa đất ngập mặn ao nuôi thủy sản hạ triều 
Bảng 2. Diện tích và phân bố của ĐNM ao nuôi thủy sản hạ triều 
TT Huyện 
Diện tích 
(ha) 
Tỷ lệ 
(%) 
1 Phong Điền 19,7 0,78 
2 Quảng Điền 603,6 24,11 
3 Hương Trà 267,9 10,70 
4 Phú Vang 705,8 28,20 
5 Phú Lộc 905,5 36,18 
 Cộng 2502,5 100 
Tạp chí KHLN 2014 Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) 
3602 
Hình 1. Phân bố đất ngập mặn ao nuôi thủy sản hạ triều (vùng màu vàng) 
và ven đầm phá (vùng màu đỏ) ở Thừa Thiên Huế 
Kết quả bảng 2 và hình 1 cho thấy, ao nuôi 
thủy sản hạ triều chủ yếu phân bố dọc ven bờ 
phá Tam Giang - Cầu Hai (2.461,8ha, chiếm 
99,2%), trong đó huyện Phú Lộc có nhiều 
diện tích nhất, đến 905,5ha, chiếm 36,18%, 
phân bố trên 12 xã và thị trấn; tiếp đến là 
huyện Phú Vang, 705,8ha, chiếm 28,2%, phân 
bố trên 14 xã và thị trấn; huyện Quảng Điền 
có 603,6ha, chiếm 24,11%, phân bố trên 7 xã 
và thị trấn; thị xã Hương Trà có 267,9ha, 
chiếm 10,7%, phân bố trên 2 xã, thấp nhất là 
huyện Phong Điền, chỉ có 19,7ha, chiếm 
0,78%, duy nhất ở xã Điền Hải. 
3.1.2. Tiểu vùng lập địa đất ngập mặn ven đầm phá 
Bảng 3. Chi tiết diện tích và phân bố của đất ngập mặn ven đầm phá 
TT Địa điểm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 
1 Phá Tam Giang - Cầu Hai 122,4 59,16 
2 Đầm Lập An 84,5 40,84 
 Tộng cộng 206,9 100,00 
Loại ĐNM này phân bố dọc ven bờ phá Tam 
Giang - Cầu Hai và đầm Lập An. Trong đó, 
ven phá Tam Giang - Cầu Hai có 122,4ha, 
chiếm 59,16%, phân bố ở 15 xã và thị trấn, 
thuộc 04 huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú 
Vang và Phú Lộc; ven đầm Lập An có 84,5ha, 
chiếm 40,84% (Bảng 3 và Hình 1). 
Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3603 
3.1.3. Tiểu vùng lập địa đất ngập mặn cửa sông 
Bảng 4. Chi tiết diện tích và phân bố của dạng lập địa ĐNM cửa sông 
TT Địa điểm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 
1 Cửa sông Hương 28,9 71,53 
2 Cửa sông Bù Lu 11,50 28,47 
 Cộng 40,4 100,00 
Hình 2. Phân bố của lập địa ĐNM cửa sông ở Thừa Thiên Huế 
(a) ĐNM ở cửa sông Hương; (b) ĐNM ở cửa sông Bù Lu
Kết quả bảng 4 và hình 2 cho thấy, ĐNM cửa 
sông ở Thừa Thiên Huế chỉ có ở khu vực cửa 
sông Hương và cửa sông Bù Lu, diện tích chỉ 
có 40,4ha, trong đó khu vực cửa sông Hương 
có 28,85ha, chiếm 71,53% và khu vực cửa 
sông Bù Lu có 11,50ha chiếm 28,47%. 
3.1.4. Tiểu vùng lập địa đất ngập mặn ven biển 
Kết quả nghiên cứu đã xác định chỉ có vùng 
ven cửa biển Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô) và 
ven cửa biển Tư Hiền (xã Vinh Hiền) thuộc 
huyện Phú Lộc là có các bãi đất bồi ngập mặn 
với diện tích là 16,0ha, trong đó khu vực ven 
biển Lăng Cô có 10,56ha, chiếm 65,63% và 
khu vực ven biển Tư Hiền có 5,63ha, chiếm 
34,37% (Bảng 5 và Hình 3). 
Bảng 5. Chi tiết diện tích và phân bố của đất ngập mặn ven biển 
TT Địa điểm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 
1 Ven biển Lăng Cô 10,5 65,63 
2 Ven biển Tư Hiền 5,5 34,37 
 Cộng 16,0 100,00 
Hình 3. Sơ đồ phân bố của ĐNM ven biển ở Thừa Thiên Huế 
(a) ĐNM ở ven biển Lăng Cô; (b) ĐNM ở ven biển Tư Hiền 
a b 
a b 
Tạp chí KHLN 2014 Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) 
3604 
3.2. Đặc điểm đất ngập mặn tỉnh Thừa 
Thiên Huế 
3.2.1. Độ mặn của nước 
Độ mặn của nước là nhân tố sinh thái quan 
trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của cây 
ngập mặn (CNM). Việc xác định được độ mặn 
của nước có ý nghĩa rất quan trọng, giúp lựa 
chọn, bố trí đúng cơ cấu cây trồng RNM cho 
từng vùng. Kết quả quan trắc độ mặn nước 
năm 2013 trên các vùng ĐNM của tỉnh được 
trình bày tại bảng 6. 
Bảng 6. Diễn biến độ mặn trung bình theo tháng trong năm 2013 ở các tiểu vùng lập địa ĐNM 
của tỉnh Thừa Thiên Huế (‰) 
Thời gian 
Địa điểm khảo sát 
Tiểu vùng lập 
địa cửa sông 
Tiểu vùng lập 
địa ven biển 
Tiểu vùng lập địa ven đầm phá Tiểu 
vùng 
lập địa 
ao nuôi 
thủy 
sản hạ 
triều 
Cửa S. 
Hương 
Cửa 
S. Bù 
Lu 
Tư 
Hiền 
Lăng 
Cô 
Phá Tam Giang - Cầu Hai 
Đầm 
Lập 
An 
Điền 
Hải 
Sịa 
Thuận 
An 
Sam 
Chuồn 
Thủy 
Tú - Hà 
Trung 
Cầu 
Hai 
01 - 15/1 5 8 17 18 0 2 15 12 8 8 18 
Tương 
đồng 
với độ 
mặn 
nước 
của lập 
địa 
ven 
đầm 
phá tại 
từng 
khu vực 
phân bố 
16 - 31/1 5 8 18 18 0 2 16 12 10 12 18 
01 - 15/2 7 12 19 20 0 9 25 18 12 15 20 
16 - 30/2 7 15 23 21 0 10 17 20 14 16 21 
01 - 15/3 12 12 19 21 0 5 21 16 15 16 21 
16 - 31/3 12 14 20 22 2 12 24 19 16 14 22 
01 - 15/4 12 14 21 24 3 13 20 19 18 14 24 
16 - 30/4 14 15 22 24 4 7 26 20 20 18 24 
01 - 15/5 14 15 31 30 4 8 22 20 18 25 30 
16 - 31/5 16 18 32 31 5 11 24 22 20 26 31 
01 - 15/6 15 18 31 31 7 10 27 25 21 22 31 
16 - 30/6 18 20 32 32 8 11 24 22 19 21 32 
01 - 15/7 21 22 32 32 7 15 25 24 20 25 32 
16 - 31/7 22 24 31 32 8 15 28 25 20 21 32 
01 - 15/8 20 21 31 32 8 12 28 24 18 19 32 
16 - 31/8 16 20 30 32 8 16 30 23 20 18 32 
01 - 15/9 8 10 20 22 4 8 20 18 16 12 22 
16 - 30/9 3 5 15 18 0 2 18 12 10 9 18 
01 - 15/10 4 5 12 15 0 0 15 10 7 0 15 
16 - 31/10 4 5 10 14 0 0 10 10 8 0 14 
01 - 15/11 4 8 9 12 0 0 12 12 9 0 12 
16 - 30/11 5 6 12 12 0 0 9 8 6 0 12 
01 - 15/12 6 6 14 15 0 2 8 7 6 3 15 
16 - 31/12 6 8 12 15 0 0 10 8 6 3 15 
Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3605 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương 
đồng về độ mặn nước của vùng ao nuôi thủy 
sản hạ triều với độ mặn nước của vùng ven 
đầm phá, độ mặn của nước trong đầm Lập An 
với độ mặn của nước ở ven biển Lăng Cô phía 
ngoài cửa đầm. Nguyên nhân là do ao nuôi 
thủy sản hạ triều ở sát bờ đầm, phá, chỉ trao 
đổi nước trực tiếp với đầm phá thông qua hệ 
thống cống trên các bờ ao và các kênh dẫn 
nước từ đầm phá vào ao; nước trong ao hoàn 
toàn là nước của đầm phá, nên độ mặn của 
nước trong ao chính là độ mặn của nước trên 
đầm phá. Tương tự như vậy, do đầm Lập An 
có dạng như một túi nước lớn ăn sâu vào đất 
liền, hoàn toàn biệt lập với các đầm phá khác 
trong hệ thống đầm phá của tỉnh Thừa Thiên 
Huế, chỉ thông với biển Lăng Cô qua cửa 
đầm; mặc dầu xung quanh đầm có một số con 
suối, nhưng do lưu lượng nhỏ, lượng nước 
ngọt đổ vào đầm thấp, nước trong đầm chủ 
yếu là nước thủy triều, nên có độ mặn tương 
tự độ mặn của nước ở vùng ven biển ngoài 
cửa đầm. 
Kết quả bảng 6 cũng cho thấy độ mặn của 
nước ở các vùng ĐNM có biến đổi lớn theo 
không gian và theo thời gian, cụ thể: 
- Biến đổi theo không gian: Nhìn chung độ 
mặn của nước giữa các vùng ĐNM rất khác 
nhau và ngay trong cùng một vùng cũng có 
những khác biệt nhất định. Cụ thể: 
+ Vùng ven biển có độ mặn lớn nhất, biến 
động từ 9 - 32‰, tiếp đến là vùng ven đầm 
phá, từ 0 - 32‰; vùng cửa sông có độ mặn 
thấp hơn, biến động từ 3 - 22‰. 
+ Vùng ven đầm phá có độ mặn biến động rất 
lớn và phân hóa thành nhiều tiểu vùng độ mặn 
khác nhau. Trong đó, đầm Lập An biệt lập với 
các đầm phá khác, trao đổi nước trực tiếp với 
biển Lăng Cô, có độ mặn cao và ổn định nhất, 
từ 12 - 32‰. Phá Tam Giang - Cầu Hai rộng 
hơn 22.000ha, trải dài trên 68km, bao gồm 04 
đầm nối nhau từ Bắc xuống Nam là phá Tam 
Giang, đầm Sam - Chuồn, đầm Thủy Tú - Hà 
Trung và đầm Cầu Hai. 
Phá Tam Giang kéo dài từ xã Điền Hải đến 
thị trấn Thuận An, có độ mặn của nước tăng 
dần theo hướng Bắc - Nam. Khu vực Điền 
Hải có độ mặn thấp nhất, biến động từ 0 - 
8‰; khu vực thị trấn Sịa ít chịu ảnh hưởng 
của sông Ô Lâu và gần cửa biển Thuận An 
nên có độ mặn cao hơn khu vực Điền Hải, 
biến động từ 0 - 16‰; khu vực Thuận An có 
độ mặn cao nhất trong toàn phá Tam Giang - 
Cầu Hai, biến động từ 8 - 30‰. 
Đầm Sam - Chuồn, có độ mặn biến động từ 
8 - 25‰. 
Đầm Thủy Tú - Hà Trung tiếp nối với Sam - 
Chuồn, do nằm ở giữa 2 cửa biển Thuận An 
và Tư Hiền, có sự trao đổi nước tốt giữa 2 cửa 
biển nên có độ mặn ổn định nhất so với các 
khu vực khác của phá Tam Giang - Cầu Hai; 
biến động từ 6 - 21‰. 
Đầm Cầu Hai có độ mặn biến động lớn và 
thiếu ổn định, dao động từ 0 - 26‰. Do ở gần 
cửa biển Tư Hiền, nên độ mặn của nước ở 
vùng này thường cao hơn đầm Thủy Tú, nhưng 
khi có lũ lụt thì độ mặn ở đầm Cầu Hai giảm 
rất nhanh do chịu ảnh hưởng xả lũ từ  ... ng đều 
1. Vùng ven đầm phá 
- Phá Tam Giang 
- Đầm Sam - Chuồn 
- Đầm Thủy Tú 
- Đầm Cầu Hai 
- Đầm Lập An 
X 
X 
X 
X 
X 
2. Vùng ao nuôi thủy sản hạ 
triều 
Tương tự vùng ven đầm phá 
3. Vùng cửa sông 
- Cửa sông Hương 
- Cửa sông Bù Lu 
X 
X 
4. Vùng ven biển 
- Ven biển Tư Hiền 
- Ven biển Lăng Cô 
X 
X 
3.2.2.2. Độ sâu ngập triều 
Kết quả quan trắc thủy triều năm 2013 tại 2 điểm Thuận An và Lăng Cô, đại diện cho 2 chế độ 
thủy triều thể hiện qua bảng 8 và hình 4. 
Bảng 8. Diễn biến mực nước triều năm 2013 khu vực Thuận An và Lăng Cô 
Thời gian 
Khu vực Thuận An 
(Bán nhật triều đều; ĐVT: m) 
Khu vực Lăng Cô 
(Bán nhật triều không đều; ĐVT: m) 
Mực nước 
cao nhất 
Mực nước 
thấp nhất 
Trung bình 
Mực nước 
cao nhất 
Mực nước 
thấp nhất 
Trung bình 
1/1/2013 0,35 0,15 0,25 0,52 0,00 0,26 
10/1/2013 0,29 0,08 0,19 0,44 - 0,08 0,18 
20/1/2013 0,26 0,10 0,18 0,41 - 0,06 0,18 
1/2/2013 0,25 - 0,17 0,04 0,40 - 0,35 0,03 
Tạp chí KHLN 2014 Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) 
3608 
Thời gian 
Khu vực Thuận An 
(Bán nhật triều đều; ĐVT: m) 
Khu vực Lăng Cô 
(Bán nhật triều không đều; ĐVT: m) 
Mực nước 
cao nhất 
Mực nước 
thấp nhất 
Trung bình 
Mực nước 
cao nhất 
Mực nước 
thấp nhất 
Trung bình 
10/2/2013 0,34 0,03 0,19 0,52 - 0,12 0,20 
20/2/2013 0,11 - 0,10 0,01 0,26 - 0,25 0,01 
1/3/2013 0,28 - 0,20 0,04 0,45 - 0,35 0,05 
10/3/2013 0,10 - 0,08 0,01 0,25 - 0,25 0,00 
20/3/2013 - 0,04 - 0,16 - 0,10 0,13 - 0,31 - 0,09 
1/4/2013 0,23 - 0,20 0,02 0,38 - 0,35 0,02 
10/4/2013 0,38 - 0,18 0,10 0,53 - 0,33 0,10 
20/4/2013 0,00 - 0,15 - 0,08 0,15 - 0,32 - 0,09 
1/5/2013 0,16 - 0,20 - 0,02 0,31 - 0,35 - 0,02 
10/5/2013 0,19 - 0,22 - 0,02 0,34 - 0,37 - 0,02 
20/5/2013 0,07 - 0,25 - 0,09 0,25 - 0,40 - 0,08 
1/6/2013 0,04 - 0,30 - 0,13 0,22 - 0,45 - 0,12 
10/6/2013 0,09 - 0,25 - 0,08 0,24 - 0,40 - 0,08 
20/6/2013 0,15 - 0,25 - 0,05 0,30 - 0,40 - 0,05 
1/7/2013 0,13 - 0,28 - 0,08 0,28 - 0,45 - 0,09 
10/7/2013 0,09 - 0,35 - 0,13 0,25 - 0,50 - 0,13 
20/7/2013 0,15 - 0,25 - 0,05 0,30 - 0,40 - 0,05 
1/8/2013 0,17 - 0,08 0,05 0,32 - 0,25 0,04 
10/8/2013 0,09 - 0,23 - 0,07 0,26 - 0,38 - 0,06 
20/8/2013 0,15 - 0,20 - 0,03 0,30 - 0,35 - 0,03 
1/9/2013 - 0,10 - 0,19 - 0,15 0,05 - 0,35 - 0,15 
10/9/2013 0,28 - 0,06 0,11 0,45 - 0,22 0,12 
20/9/2013 0,61 0,38 0,50 0,72 0,06 0,39 
1/10/2013 0,85 0,40 0,63 0,95 0,25 0,60 
10/10/2013 0,42 0,17 0,30 0,57 0,03 0,30 
20/10/2013 0,73 0,47 0,60 0,82 0,32 0,57 
1/11/2013 0,52 0,20 0,36 0,59 0,05 0,32 
10/11/2013 1,20 0,90 1,05 1,10 0,72 0,91 
20/11/2013 0,66 0,54 0,60 0,83 0,38 0,61 
1/12/2013 0,49 0,20 0,35 0,62 0,05 0,34 
10/12/2013 0,31 0,08 0,20 0,46 - 0,06 0,20 
20/12/2013 0,27 0,02 0,15 0,42 - 0,15 0,14 
30/12/2013 0,34 0,09 0,22 0,45 - 0,07 0,19 
Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3609 
Hình 4. Diễn biến mực nước triều năm 2013: (a) khu vực Thuận An, (b) Khu vực Lăng Cô
Kết quả bảng 8 và hình 4 cho thấy ngoài 2 
tháng 10 và 11, mực nước triều ở cả 2 khu 
vực có sự tăng cao bất thường do lũ lụt lớn, 
thì các tháng còn lại trong năm, mực nước 
triều ở các khu vực khá ổn định. Biên độ triều 
cao nhất ở khu vực Thuận An là 0,6m; ở Lăng 
Cô là 0,9m. Vào mùa mưa, nhất là các tháng 
10, 11 và 12, mực nước ở vùng đầm phá và 
cửa sông luôn cao hơn mực nước biển, nên 
các vùng đất này đều luôn ở trong tình trạng 
bị ngập nước. Nhưng vào mùa khô, nhất là 
các tháng 5, 6, 7 và 8, mực nước ở các vùng 
này thường thấp hơn mực nước biển. Ở Thuận 
An thấp hơn từ 10 - 20cm, có thời điểm lên 
đến 30cm; ở Lăng Cô thấp hơn từ 20 - 40cm, 
có thời điểm lên đến 50cm. Do đó, vào các 
tháng 6, 7, 8, phần lớn các bãi bồi ở cửa sông, 
ven phá và ven biển đều cạn nước từ 12 đến 
16 giờ/ngày. 
3.2.3. ột số tính chất lý hóa tính của đất ngập mặn 
Bảng 9. Một số tính chất lý hóa tính của ĐNM ở tỉnh Thừa Thiên Huế 
Tiểu vùng 
ĐNM 
Địa điểm 
Độ sâu 
(cm) 
pHKCl 
Mùn 
(%) 
N 
(%) 
P2O5 
(%) 
K2O 
(%) 
Thành phần cơ giới (%) 
Cát Thịt Sét 
Vùng cửa 
sông 
Cửa 
Sông Hương 
0 - 20 5,37 1,65 0,150 0,048 0,43 84,6 1,1 14,3 
20 - 50 5,00 1,45 0,135 0,042 0,40 79,8 1,5 18,7 
Cửa sông 
Bù Lu 
0 - 20 5,63 2,69 0,180 0,054 0,63 84,7 3,3 12 
20 - 50 5,12 2,39 0,165 0,042 0,54 78,9 6,1 15 
Vùng ven 
biển 
Ven biển 
Lăng Cô 
0 - 20 5,98 2,45 0,132 0,137 0,49 81,3 4,4 14,3 
20 - 50 5,87 2,38 0,124 0,110 0,42 74,9 6,7 18,4 
Ven biển 
Tư Hiền 
0 - 20 5,87 2,28 0,082 0,116 0,65 88,8 4,4 6,8 
20 - 50 5,96 2,17 0,077 0,108 0,63 87,9 3,3 8,8 
Vùng ven 
đầm phá 
Đông phá 
Tam Giang 
0 - 20 4,77 1,96 0,074 0,125 0,83 85,7 1,1 13,2 
20 - 50 4,68 1,86 0,066 0,101 0,77 83,5 2,0 14,5 
Tây phá 
Phá Giang 
0 - 20 4,05 1,81 0,056 0,024 0,31 91,2 1,1 7,7 
20 - 50 3,84 1,80 0,053 0,020 0,27 89,3 1,4 10,1 
Đầm Sam - 
Chuồn 
0 - 20 3,97 2,37 0,164 0,022 0,77 87,7 6,0 6,3 
20 - 50 3,61 2,23 0,155 0,020 0,69 84,6 3,3 12,1 
a b 
Tạp chí KHLN 2014 Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) 
3610 
Tiểu vùng 
ĐNM 
Địa điểm 
Độ sâu 
(cm) 
pHKCl 
Mùn 
(%) 
N 
(%) 
P2O5 
(%) 
K2O 
(%) 
Thành phần cơ giới (%) 
Cát Thịt Sét 
Đông đầm 
Thủy Tú - 
Hà Trung 
0 - 20 5,60 0,57 0,056 0,021 0,18 92,3 4,4 3,3 
20 - 50 4,36 0,41 0,050 0,024 0,13 91,1 3,9 6,0 
Tây đầm Thủy 
Tú - Hà Trung 
0 - 20 4,85 1,64 0,086 0,054 0,68 89,9 1,0 9,1 
20 - 50 4,63 1,60 0,066 0,050 0,63 86,8 1,1 12,1 
Đông đầm 
Cầu Hai 
0 - 20 4,30 1,03 0,084 0,038 0,23 90,1 2,2 7,7 
20 - 50 4,12 0,94 0,075 0,036 0,20 84,6 5,8 9,6 
Tây đầm 
Cầu Hai 
0 - 20 4,31 1,59 0,087 0,063 0,52 87,9 4,4 7,7 
20 - 50 4,40 1,45 0,081 0,045 0,51 86,8 4,8 8,4 
Đông đầm 
Lập An 
0 - 20 5,88 2,79 0,108 0,150 0,73 82,9 7,1 10,0 
20 - 50 5,33 2,55 0,090 0,145 0,74 80,2 5,5 14,3 
Tây đầm 
Lập An 
0 - 20 5,55 2,48 0,105 0,070 0,61 91,9 3,3 4,8 
20 - 50 5,53 2,17 0,102 0,068 0,50 89,9 4,1 6,0 
Vùng ao 
nuôi thủy 
sản hạ 
triều 
Đông phá Tam 
Giang 
0 - 20 5,67 2,69 0,101 0,128 0,78 74,8 17,3 7,9 
20 - 50 5,37 2,49 0,091 0,061 0,70 76,9 16,8 6,3 
Tây phá 
Tam Giang 
0 - 20 5,68 2,06 0,077 0,049 0,87 81,1 13,7 5,3 
20 - 50 5,11 1,44 0,063 0,040 0,86 71,0 21,8 7,2 
Đầm 
Sam Chuồn 
0 - 20 5,02 1,74 0,135 0,050 0,59 86,8 4,4 8,8 
20 - 50 4,44 1,55 0,117 0,034 0,38 78,9 7,5 13,6 
Tây đầm Thủy 
Tú - Hà Trung 
0 - 20 5,13 2,25 0,106 0,084 0,68 87,0 2,5 10,5 
20 - 50 4,83 1,85 0,085 0,075 0,63 85,5 2,2 12,3 
Kết quả bảng 9 cho thấy ĐNM ở tỉnh Thừa 
Thiên Huế có đặc điểm chung là đất cát và 
chua; hàm lượng đạm, lân, kali tổng số và 
mùn tại các điểm khảo sát không có sự khác 
biệt lớn giữa tầng mặt và tầng dưới. Tuy 
nhiên, tính chất, đặc điểm của đất ở các tiểu 
vùng lập địa có sự khác nhau rõ rệt. 
- Vùng cửa sông Hương và sông Bù Lu: Đất 
ở vùng này thuộc loại ít chua (pH từ 5,0 - 
5,63); giàu kali tổng số (0,40 - 0,63%), đạm 
tổng số ở mức khá (0,14 - 0,18%) nhưng hàm 
lượng lân tổng số và mùn ở mức từ nghèo đến 
trung bình (lân: 0,042 - 0,054%; mùn: 1,45 - 
2,69%). Thành phần cơ giới thuộc loại đất cát 
pha sét, tầng dưới có nhiều sét hơn tầng trên 
(tỷ lệ cát biến động từ 78,9 - 84,7%; tỷ lệ sét 
và thịt khá cao, từ 15,3 - 21,1%). 
- Vùng ven biển Tư Hiền và Lăng Cô: Đất 
vùng này ít chua hơn vùng cửa sông (pH từ 
5,88 - 5,98), giàu kali tổng số (0,42 - 0,65%), 
lân tổng số ở mức khá (0,108 - 0,137%), trung 
bình về đạm tổng số và mùn (đạm: 0,08 - 
0,13%; mùn: 2,17 - 2,45%). Thành phần cơ 
giới thuộc loại đất cát pha sét, tầng dưới có 
nhiều sét hơn tầng trên; đáng chú ý đất ở ven 
biển Lăng Cô có hàm lượng cát thấp nhất 
trong các loại ĐNM của tỉnh. 
Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3611 
- Vùng ven đầm phá: Đất vùng này có đặc 
điểm chung là chua, nghèo dinh dưỡng và có 
hàm lượng cát cao hơn đất ở các lập địa khác. 
Do địa bàn rộng lớn, trải dài gần hết toàn bộ 
vùng ven biển của tỉnh nên tính chất, đặc điểm 
của đất ở các khu vực có sự khác nhau rõ rệt; 
đồng thời, ngay trong cùng một khu vực cũng 
có sự khác nhau giữa đất ở ven bờ Đông và 
đất ở ven bờ Tây, cụ thể: 
+ Phá Tam Giang: Đất vùng này có pH thấp 
(từ 3,84 - 4,77) nên rất chua, đất ở bờ Tây 
chua hơn ở bờ Đông. Đất giàu kali tổng số 
(0,27 - 0,83%) nhưng nghèo đạm tổng số và 
mùn (đạm: 0,056 - 0,074%; mùn: 1,81 - 
1,96%); bờ Tây nghèo lân tổng số hơn bờ 
Đông. Thành phần cơ giới có tỷ lệ cát chiếm 
khá cao, trên 85% cả tầng trên và tầng dưới, 
bờ Tây có tỷ lệ cát cao hơn bờ Đông (91,2% 
so với 85,7%); phần sét trong đất cao hơn 
nhiều so với phần thịt (sét biến động từ 10,1 - 
13,1%; thịt biến động từ 1,1 - 1,4%). 
+ Đầm Sam - Chuồn: Đất ở đây rất chua do 
pH rất thấp (từ 3,61 - 3,97); tỷ lệ cát khá cao, 
trên 85%; tỷ lệ sét và thịt đều nhau ở tầng trên 
(6,0 và 6,3%), nhưng ở tầng dưới thì phần sét 
lớn gấp 4 lần phần thịt (12,1% so với 3,3%). 
Mặc dầu lân tổng số ở mức nghèo (0,020 - 
0,022), tuy nhiên thành phần dinh dưỡng của 
đất ở vùng này khá hơn đất ở ven phá Tam 
Giang, thể hiện qua các chỉ số: Kali tổng số ở 
mức giàu (0,69 - 0,77%), đạm tổng số ở mức 
khá (0,155 - 0,164%) và hàm lượng mùn ở 
mức trung bình (2,23 - 2,37%). 
+ Đầm Thủy Tú - Hà Trung: Đất chua (pH từ 
4,36 - 5,6) và có tỷ lệ cát cao nhất (từ 89,9 - 
92,3%) so với đất ở các vùng khác trong hệ 
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Hàm lượng 
các chất dinh dưỡng trong đất ở bờ Tây cao 
hơn không đáng kể so với bờ Đông. Ngoại trừ 
kali tổng số ở mức từ khá đến giàu (0,18 - 
0,68%), thì các chất dinh dưỡng khác đều ở 
mức nghèo và rất nghèo cả ở tầng trên và tầng 
dưới: mùn biến động từ 0,57 - 1,64%; đạm 
tổng số từ 0,056 - 0,086% và lân tổng số từ 
0,021 - 0,054. 
+ Đầm Cầu Hai: Cũng như đầm Thủy Tú - Hà 
Trung, đất ở đầm Cầu Hai cũng rất chua (pH từ 
4,12 - 4,40), tỷ lệ cát rất cao (87,9 - 90,1%); 
hàm lượng kali tổng số ở mức từ khá đến giàu 
(0,23 - 0,52%) nhưng nghèo các dinh dưỡng 
khác cả ở tầng trên và tầng dưới: mùn biến 
động từ 1,03 - 1,59%; đạm tổng số từ 0,084 
- 0,087%; lân tổng số từ 0,036 - 0,063%. 
+ Đầm Lập An: Đất ở đây ít chua (pH từ 
5,33 - 5,88); có hàm lượng chất dinh dưỡng 
cao hơn những vùng khác thuộc lập địa ven 
đầm phá thể hiện qua các chỉ số: Kali tổng 
số ở mức giàu (0,50 - 0,73%) hàm lượng 
mùn, đạm và lân tổng số đều ở mức trung 
bình và khá (mùn: 2,17 - 2,79%, đạm: 0,09 - 
0,11; lân tổng số: 0,068 - 0,15%). Thành 
phần cơ giới có tỷ lệ cát biến động từ 80,2 - 
91,9%. Nhìn chung, đất ở bờ Đông của đầm 
tốt hơn đất ở bờ Tây, thể hiện ở chỉ số hàm 
lượng các chất dinh dưỡng trong đất cao hơn 
và tỷ lệ cát ở bờ Đông từ 80,2 - 82,9%, thấp 
hơn rất nhiều so với bờ Tây, biến động từ 
89,9 - 91,9%. 
- Đất ao nuôi thủy sản hạ triều: Ao nuôi 
thủy sản hạ triều nguyên là các bãi đất bồi 
ngập mặn ở ven đầm phá, do người dân đắp 
đê, lấn phá xây dựng nên, do đó về cơ bản 
tính chất, đặc điểm của loại đất này giống 
như của đất ven đầm phá liền kề với nó. Tuy 
nhiên, do tác động lâu dài của hoạt động 
nuôi thủy sản như việc cày ải nền đất, bón 
thêm vôi và thức ăn dư thừa trong quá trình 
nuôi thủy sản đã làm thay đổi kết cấu thành 
Tạp chí KHLN 2014 Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) 
3612 
phần cơ giới của đất, tăng thêm độ kiềm và 
hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. 
Kết quả phân tích đất tại 04 khu vực Đông 
và Tây phá Tam Giang, đầm Sam - Chuồn 
và phía Tây đầm Thủy Tú - Hà Trung đã 
khẳng định rất rõ điều này: 
+ Đất ao nuôi thủy sản ở bờ Đông của phá 
Tam Giang có đặc tính ít chua (pH từ 5,37 - 
5,67); giàu kali, trung bình về hàm lượng 
mùn, đạm và lân tổng số; thành phần cơ giới 
có tỷ lệ cát khá thấp từ 74,8 - 76,9%, tỷ lệ thịt 
và sét từ 23,1 - 25,2%. 
+ Đất ao nuôi thủy sản ở bờ Tây phá Tam 
Giang cũng có đặc tính ít chua (pH từ 5,11 - 
5,68); giàu kali nhưng nghèo đạm và lân tổng 
số, hàm lượng mùn ở mức trung bình; thành 
phần cơ giới có tỷ lệ cát khá thấp từ 71,0 - 
81,2%, tỷ lệ thịt và sét từ 19,2 - 29,0%. 
+ Đất ao nuôi thủy sản ở đầm Sam - Chuồn có 
đặc tính chua (pH từ 4,44 - 5,02); giàu kali, 
trung bình về đạm tổng số nhưng nghèo mùn 
và lân; thành phần cơ giới có tỷ lệ cát tương 
tự đất ven đầm từ 78,9 - 86,8%, tỷ lệ thịt và 
sét từ 13,2 - 21,1%. 
+ Đất ao nuôi thủy sản ở bờ Tây đầm Thủy Tú - 
Hà Trung có đặc tính chua (pH từ 4,83 - 5,13); 
giàu kali, trung bình về hàm lượng mùn, đạm 
và lân tổng số. 
IV. KẾT LUẬN 
(1). Diện tích ĐNM có thể trồng rừng của tỉnh 
Thừa Thiên Huế là 2.765,8ha, trong đó vùng 
ao nuôi thủy sản hạ triều có diện tích lớn nhất, 
đến 2.502,5ha, chiếm 90,48%; tiếp đến là 
vùng ven đầm phá, 206,9ha, chiếm 7,48%; 
vùng cửa sông có 40,4ha, chiếm 1,46% và 
vùng ven biển là nhỏ nhất, chỉ có 16,0 ha, 
chiếm 0,57% tổng diện tích. 
(2). Dựa vào độ mặn của nước, đã phân loại 
ĐNM của tỉnh Thừa Thiên Huế thành 05 
vùng gồm: (i) Vùng 1: Có môi trường biến 
đổi chủ yếu giữa nước ngọt và lợ nhạt, tiêu 
biểu cho vùng này là khu vực Điền Hải ở cực 
bắc của phá Tam Giang; (ii) Vùng 2: Có môi 
trường biến đổi chủ yếu giữa nước ngọt, lợ 
nhạt và lợ vừa, tiêu biểu cho vùng này là khu 
vực Sịa thuộc phá Tam Giang; (iii) Vùng 3: 
Có môi trường biến đổi chủ yếu giữa nước 
ngọt, lợ nhạt và lợ vừa và lợ mặn, tiêu biểu 
cho vùng này là vùng đầm Cầu Hai và các 
khu vực cửa sông Hương, cửa sông Bù Lu; 
(iv) Vùng 4: Có môi trường biến đổi chủ yếu 
giữa lợ vừa và lợ mặn, tiêu biểu cho vùng 
này là các khu vực Thuận An, đầm Sam 
Chuồn, đầm Thủy Tú - Hà Trung thuộc phá 
Tam Giang - Cầu Hai; (v) Vùng 5: Có môi 
trường biến đổi chủ yếu giữa lợ vừa, lợ mặn 
và lợ quá mặn, tiêu biểu cho vùng này là các 
khu vực ven biển Tư Hiền, ven biển Lăng Cô 
và đầm Lập An. 
(3). ĐNM của Thừa Thiên Huế có đặc tính 
chung là chua; thành phần cơ giới thuộc loại 
đất cát pha với tỷ lệ cát biến động trung 
bình từ 80 - 90%; đất giàu kali tổng số, 
nhưng hàm lượng lân, đạm tổng số và mùn 
có sự biến động khá lớn, từ mức nghèo đến 
khá tùy thuộc từng vùng đất. Đất ở các khu 
vực cửa sông, ven biển và ao nuôi thủy sản 
giàu dinh dưỡng hơn đất ở vùng ven đầm 
phá. Với tính chất, đặc điểm như vậy, ĐNM 
tại Thừa Thiên Huế không phải là loại đất 
thích hợp nhất đối với CNM, tuy nhiên vẫn 
có thể phát triển được RNM trên loại đất 
này, bởi CNM có khả năng thích nghi khá 
cao với điều kiện môi trường, có thể sống 
ngay cả trên nền đất rất nghèo dinh dưỡng 
như nền cát, sỏi và rạn san hô (Phan Nguyên 
Hồng, 1999). 
Phạm Ngọc Dũng, 2014(4) Tạp chí KHLN 2014 
3613 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Nguyên Hồng, 1999. Rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 
2. Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, 2004. Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nxb. 
Thuận Hóa - Huế. 
3. Lê Văn Khoa và cộng sự, 1996. Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, Nxb. Giáo dục. 
4. Tôn Thất Pháp, 1993. Nghiên cứu thực vật thủy sinh ở phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án Phó tiến 
sĩ Khoa học sinh học. 
5. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp 
trên máy tính. Nxb. Nông nghiệp, 1996. 
Người thẩm định: PGS.TS. Võ Đại Hải 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lap_dia_vung_dam_pha_va_ven_bien_tinh_th.pdf