Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình vách ngăn ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Xác định đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình vách ngăn, 2. Khảo sát mối liên quan giữa

đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình vách ngăn với viêm mũi xoang mạn tính. Đối tượng và phương

pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ở 94 bệnh nhân được chẩn đoán có dị hình vách ngăn kèm theo hội chứng

mũi xoang được thăm khám nội soi và chụp cắt lớp vi tính, từ tháng 4/2017 đến tháng 5/2018 tại Bệnh viện

Trường Đại học Y Dược Huế; bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Triệu chứng thường gặp là ngạt

mũi 96,8%, chảy mũi 89,4%, đau nhức đầu mặt 71,3%, giảm khứu giác 42,6%. Đặc điểm dị hình vách ngăn:

hình thái thường gặp nhất là vẹo (51,0%); vùng 4,5 theo phân vùng của Cottle hay gặp hơn vùng 1,2,3 (68,1%);

mức độ dị hình vách ngăn thường gặp nhất là mức độ vừa (55,3%). Dị hình vách ngăn theo kiểu vẹo hoặc phối

hợp thường gây ra viêm mũi xoang mức độ nặng hơn với những triệu chứng cơ năng trên lâm sàng nặng

nề hơn so với những dị hình vách ngăn theo hình thái khác. Đối với mức độ dị hình vách ngăn thì mức độ

dị hình càng nặng thì tỷ lệ mức độ viêm mũi xoang trên lâm sàng và cắt lớp vi tính càng tăng, tỷ lệ viêm mũi

xoang cả 2 bên càng tăng, sự liên quan này có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Có mối liên quan giữa hình thái dị

hình vách ngăn với mức độ viêm mũi xoang trên lâm sàng và mối liên quan giữa mức độ của dị hình vách

ngăn với mức độ viêm mũi xoang mạn tính trên lâm sàng, trên phim cắt lớp vi tính và với các bên xoang viêm

qua phim cắt lớp vi tính.

pdf 10 trang phuongnguyen 5540
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình vách ngăn ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình vách ngăn ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình vách ngăn ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính
40
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH THÁI CỦA DỊ HÌNH
VÁCH NGĂN Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH
Đặng Thanh1, Trần Minh Trang2
(1) Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
(2) Học viên cao học Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: 1. Xác định đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình vách ngăn, 2. Khảo sát mối liên quan giữa 
đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình vách ngăn với viêm mũi xoang mạn tính. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ở 94 bệnh nhân được chẩn đoán có dị hình vách ngăn kèm theo hội chứng 
mũi xoang được thăm khám nội soi và chụp cắt lớp vi tính, từ tháng 4/2017 đến tháng 5/2018 tại Bệnh viện 
Trường Đại học Y Dược Huế; bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Triệu chứng thường gặp là ngạt 
mũi 96,8%, chảy mũi 89,4%, đau nhức đầu mặt 71,3%, giảm khứu giác 42,6%. Đặc điểm dị hình vách ngăn: 
hình thái thường gặp nhất là vẹo (51,0%); vùng 4,5 theo phân vùng của Cottle hay gặp hơn vùng 1,2,3 (68,1%); 
mức độ dị hình vách ngăn thường gặp nhất là mức độ vừa (55,3%). Dị hình vách ngăn theo kiểu vẹo hoặc phối 
hợp thường gây ra viêm mũi xoang mức độ nặng hơn với những triệu chứng cơ năng trên lâm sàng nặng 
nề hơn so với những dị hình vách ngăn theo hình thái khác. Đối với mức độ dị hình vách ngăn thì mức độ 
dị hình càng nặng thì tỷ lệ mức độ viêm mũi xoang trên lâm sàng và cắt lớp vi tính càng tăng, tỷ lệ viêm mũi 
xoang cả 2 bên càng tăng, sự liên quan này có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Có mối liên quan giữa hình thái dị 
hình vách ngăn với mức độ viêm mũi xoang trên lâm sàng và mối liên quan giữa mức độ của dị hình vách 
ngăn với mức độ viêm mũi xoang mạn tính trên lâm sàng, trên phim cắt lớp vi tính và với các bên xoang viêm 
qua phim cắt lớp vi tính.
Từ khóa: dị hình vách ngăn, viêm mũi xoang mạn tính.
Abstract 
CLINICAL FEATURES AND THE DEFORMITIES OF NASAL SEPTUM
IN CHRONIC RHINOSINUSITIS PATIENTS
Dang Thanh, Tran Minh Trang
Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Objectives: To study clinical features and the deformities of nasal septal in chronic rhinosinusitis patients 
and the relationship between nasal septal deformities (NSDs) and chronic rhinosinusitis. Patients and 
method: The research including 94 patients over 16-year-old diagnosed NSDs with nasosinusal syndromes 
who underwent nasal endoscopic and sinus CT scan from April 2017 to May 2018, by cross sectional 
descriptive study. Results: Main funtional symtoms are nasal obstruction 96.8%, nasal discharge 89.4%, 
headache 71.3% and hyposmia 42.6%. The most prevalent morphologies of nasal septal is deviation (51.0%); 
NSDs in area 4.5 of the nasal cavity according to Cottle are more common than area 1,2,3 (68.1%); The level 
of nasal septal deviation caused about two-third obstruction of the nasal cavity is most common (55.3%). 
There was a statistically significant relationship between the level of nasal septal deviation and the severity of 
chronic rhinosinusitis based on clinical features, CT scan and the sides of sinusitis: the more obstruent NSDs 
caused in nasal cavity, the heavier gravity of chronic rhinosinusitis had and the rate of bilateral sinusitis more 
increased. Conclusion: We found the relationship between the morphology of nasal septal deformities and 
the severity of chronic rhinosinusitis based on clinical features, the relationship between the gravity of nasal 
septal deviation and the severity of chronic rhinosinusitis based on clinical features, CT scan and the sides 
of sinusities.
Key words: nasal septal deformities, chronic rhinosinusitis.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cấu tạo của hốc mũi, vách ngăn đóng một vai trò quan trọng để đảm bảo vững chắc cho cấu trúc 
của mũi về thẩm mỹ và lưu thông không khí. Những sai lệch về tư thế và cấu trúc vách ngăn mũi đều gây cản 
- Địa chỉ liên hệ: Trần Minh Trang, email: 90mt90@gmail.com
- Ngày nhận bài: 17/10/2018; Ngày đồng ý đăng: 9/11/2018/2018; Ngày xuất bản: 17/11/2018
41
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
trở không khí, ảnh hưởng sâu sắc tới sự lưu thông 
không khí qua mũi, là yếu tố thuận lợi trong bệnh 
viêm mũi xoang, hốc mũi càng trở nên khó kiểm soát 
bởi những dị hình giải phẫu này. Dị hình vách ngăn 
(DHVN) rất phổ biến trên dân số thế giới với tỷ lệ 
77-90% [14]. Ngay cả những dị hình vách ngăn nhỏ 
nhưng ở những vị trí then chốt cũng gây ảnh hưởng 
đến sự thông khí và đào thải niêm dịch từ đó gây 
ra bệnh lý viêm mũi xoang. Viêm mũi xoang (VMX) 
mạn tính là bệnh lý có diễn biến chậm, thường ảnh 
hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của 
người bệnh. Viêm mũi xoang là một bệnh phổ biến 
gặp ở 16% dân số trên thế giới [9]. Theo thống kê ở 
Mỹ có khoảng 18-35 triệu lượt bệnh nhân đi khám 
do viêm mũi xoang mạn tính mỗi năm [11].
Trước đây, việc chẩn đoán viêm mũi xoang mạn 
tính có thể gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như 
triệu chứng không điển hình hoặc không phát hiện 
ra các dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn. Kỹ thuật nội soi và 
chụp cắt lớp vi tính (CLVT) mũi xoang đã mở ra những 
trang mới rực rỡ trong việc chẩn đoán và điều trị các 
bệnh về mũi xoang, tình trạng bệnh lý trong hốc mũi 
đã được làm sáng tỏ hơn xưa rất nhiều.
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về 
mối liên quan giữa dị hình vách ngăn với viêm mũi 
xoang mạn tính tuy nhiên vấn đề này vẫn còn gây 
nhiều tranh cãi. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu đề tài nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định đặc điểm lâm sàng và hình thái của 
dị hình vách ngăn.
2. Khảo sát mối liên quan giữa đặc điểm lâm 
sàng và hình thái của dị hình vách ngăn với viêm mũi 
xoang mạn tính.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 94 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn 
đoán có dị hình vách ngăn kèm theo hội chứng mũi 
xoang được thăm khám nội soi và chụp cắt lớp vi 
tính từ tháng 4/2017 đến tháng 5/2018 tại Bệnh 
viện Trường Đại học Y Dược Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, 
cắt ngang.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: bộ dụng cụ 
khám tai mũi họng thông thường, bộ dụng cụ 
khám nội soi tai mũi họng bao gồm: nguồn sáng, 
dây sáng, camera, màn hình, bộ xử lý, máy tính, 
ống nội soi cứng loại 4mm 00, 300, máy chụp cắt 
lớp vi tính, phiếu nghiên cứu.
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.3.1. Đặc điềm lâm sàng và hình thái của dị 
hình vách ngăn 
- Đặc điểm chung: Tuổi, giới, thời gian mắc 
bệnh.
- Đặc điểm lâm sàng: các triệu chứng cơ năng, 
biến chứng.
- Hình thái của dị hình vách ngăn (vẹo, mào, 
gai, dày chân, phối hợp).
- Vị trí của dị hình vách ngăn (phân 5 vùng theo 
Cottle).
- Mức độ của dị hình vách ngăn (mức độ nhẹ, 
vừa, nặng tính theo độ lệch của vách ngăn từ 
đường giữa đến thành ngoài hốc mũi).
2.2.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng 
và hình thái của dị hình vách ngăn với viêm mũi 
xoang mạn tính
- Mức độ VMX qua lâm sàng, nội soi và cắt lớp 
vi tính 
- Mối liên quan giữa hình thái của dị hình vách 
ngăn với mức độ viêm mũi xoang qua triệu chứng 
cơ năng trên lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và các 
bên xoang viêm qua cắt lớp vi tính.
- Mối liên quan giữa vị trí của dị hình vách ngăn 
với mức độ viêm mũi xoang qua triệu chứng cơ 
năng trên lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và các bên 
xoang viêm qua cắt lớp vi tính.
- Mối liên quan giữa mức độ của dị hình vách 
ngăn với mức độ viêm mũi xoang qua triệu chứng 
cơ năng trên lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và các 
bên xoang viêm qua cắt lớp vi tính.
2.2.4. Xử lí số liệu: Dữ liệu thu thập được ghi 
nhận vào phiếu nghiên cứu, xử lí số liệu bằng phần 
mềm thống kê SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điềm lâm sàng và hình thái của dị hình 
vách ngăn 
3.1.1. Đặc điểm chung
3.1.1.1. Tuổi và giới: 
Nhóm tuổi 16-30 tuổi chiếm đa số với 58,5% 
(55/94), nhóm tuổi > 60 chỉ chiếm 3,2% (3/94). Tuổi 
trung bình: 31,98, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 16 
tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 76 tuổi. Nam giới: 
70,2% (66/94), nữ giới: 29,8% (28/94); tỷ suất nam/
nữ = 2,3/1.
3.1.1.2. Thời gian mắc bệnh: Bệnh nhân có thời 
gian mắc bệnh từ 1 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 
với 60,6% (57/94), tiếp đến là ≤ 1 năm chiếm 28,7% 
(27/94), thấp nhất là trên 5 năm với 10,6% (10/94).
42
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.1. Triệu chứng cơ năng (n=94)
Triệu chứng cơ năng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Ngạt mũi 91 96,8
Chảy mũi 84 89,4
Đau đầu 67 71,3
Giảm khứu giác 40 42,6
Ngứa mũi hắt hơi 36 38,3
 - Hầu hết bệnh nhân vào viện đều có triệu chứng 
ngạt mũi 96,8%, tiếp đó là chảy mũi 89,4%, đau đầu 
71,3%, giảm mất khứu 42,6% và ngứa mũi hắt hơi 
38,3%.
 - Tỷ lệ bệnh nhân ngạt mũi mức độ vừa chiếm 
tỷ lệ cao 62,8% (59/94), tiếp theo lần lượt là mức độ 
nhẹ 17,0% (16/94) và mức độ nặng 17,0% (16/94). 
 - Đa số bệnh nhân đau đầu chủ yếu là mức độ 
nhẹ 37,2% (35/94), tiếp theo là mức độ vừa 30,9% 
(29/94), mức độ nặng chỉ chiếm 3,2% (3/94). Về vị 
trí đau nhức đầu thì đau nhức đầu mặt ở vùng trán 
- thái dương gặp với tỷ lệ 41,5% (39/94), tiếp theo là 
đỉnh chẩm 19,2% (18/94), hố nanh 8,5% (8/94) và cả 
3 vùng gặp ít nhất là 2,1% (2/94).
- Tỷ lệ bệnh nhân chảy dịch mũi nhầy trong chiếm 
tỷ lệ cao 52,1% (49/94), chảy dịch nhầy đục là 31,9% 
(30/94) và chảy mủ vàng xanh là 5,3% (5/94).
 - Tỷ lệ bệnh nhân giảm khứu giác mức độ nhẹ 
chiếm tỷ lệ là 29,8% (28/94), tiếp đến mức độ vừa 
10,6% (8/94) và mức độ nặng 2,1% (2/94).
- Tỷ lệ bệnh nhân có các biến chứng của DHVN và 
viêm mũi xoang mạn tính: viêm họng 27,7% (26/94), 
suy nhược thần kinh 24,5% (23/94), ù tai tiếng trầm 
18,1% (17/94) và chảy máu mũi 12,8% (12/94).
3.1.3. Các đặc điểm hình thái dị hình vách ngăn
 - Tỷ lệ DHVN ở bên mũi phải và trái là tương 
đương nhau với 41,5% (39/94) và 44,7% (42/94). 
DHVN ở cả 2 bên là 13,8% (13/94).
 - Hình thái vẹo vách ngăn (chữ C và chữ S) chiếm 
tỷ lệ cao với 51,0% (48/94), tiếp theo là mào vách 
ngăn và gai vách ngăn với tỷ lệ lần lượt là 21,3% 
(20/94) và 12,8% (12/94), hình thái phối hợp chiếm 
10,6% (10/94) và ít nhất là dày chân vách ngăn chỉ 
chiếm 4,3% (4/94).
- DHVN vùng 4,5 chiếm tỷ lệ cao với 68,1% 
(64/94), còn vùng 1,2,3 chỉ chiếm 31,9% (30/94).
- DHVN mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao nhất với 
55,3% (52/94), tiếp đến là mức độ nhẹ với 35,1% 
(33/94), mức độ nặng là ít gặp nhất chỉ chiếm 9,6% 
(9/94).
3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và 
hình thái của dị hình vách ngăn với viêm mũi xoang 
mạn tính
3.2.1. Mức độ viêm mũi xoang qua lâm sàng, 
nội soi và cắt lớp vi tính
- Mức độ VMX trên lâm sàng qua triệu chứng cơ 
năng, độ II chiếm tỷ lệ cao nhất 44,7% (42/94); qua 
nội soi và CLVT thì độ I đều chiếm tỷ lệ cao nhất lần 
lượt là 63,8% (60/94) và 52,1% (49/94).
- Khảo sát sự liên quan giữa các phương pháp 
phân độ viêm mũi xoang mạn tính cho thấy: trong 
việc phân độ viêm mũi xoang mạn tính, có sự phù 
hợp kém giữa triệu chứng cơ năng và nội soi (Kappa 
= 0,184), có sự phù hợp kém giữa nội soi và CLVT 
(Kappa = 0,107), có sự phù hợp trung bình giữa 
triệu chứng cơ năng và CLVT (Kappa = 0,348). Trong 
nghiên cứu này của chúng tôi thì mức độ viêm mũi 
xoang qua nội soi là nhẹ nhất, kế đến là qua phim 
CLVT và nặng nhất là qua triệu chứng cơ năng trên 
lâm sàng.
Biểu đồ 3.1. Mức độ viêm mũi xoang (n=94)
43
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2.2. Mối liên quan giữa hình thái của dị hình vách ngăn với mức độ viêm mũi xoang
Bảng 3.2. Sự liên quan giữa hình thái DHVN với mức độ VMX trên lâm sàng (n=94)
Hình thái DHVN
Mức độ VMX trên lâm sàng
Tổng p
Độ I Độ II Độ III Độ IV
Vẹo 19
39,6%
16
33,3%
11
22,9%
2
4,2%
48
100,0%
< 0,05
Gai 3
25,0%
7
58,3%
2
16,7%
0
0,0%
12
100,0%
Mào 2
10,0%
14
70,0%
4
20,0%
0
0,0%
20
100,0%
Dày chân 3
75,0%
1
25,0%
0
0,0%
0
0,0%
4
100,0%
Phối hợp 1
10,0%
4
40,0%
3
30,0%
2
20,0%
10
100,0%
Tổng 28
29,8%
42
44,7%
20
21,3%
4
4,3%
94
100,0%
Mối liên quan giữa hình thái DHVN và mức độ VMX trên lâm sàng có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.3. Sự liên quan giữa hình thái DHVN với mức độ VMX qua nội soi (n=94)
Hình thái
DHVN
Mức độ VMX qua nội soi
Tổng p
Độ I Độ II Độ III Độ IV
Vẹo 3062,5%
14
29,2%
3
6,2%
1
2,1%
48
100,0%
> 0,05
Gai 1083,3%
2
16,7%
0
0,0%
0
0,0%
12
100,0%
Mào 1050,0%
9
45,0%
1
5,0%
0
0,0%
20
100,0%
Dày chân 250,0%
1
25,0%
1
25,0%
0
0,0%
4
100,0%
Phối hợp 880,0%
2
20,0%
0
0,0%
0
0,0%
10
100,0%
Tổng 6063,8%
28
29,8%
5
5,3%
1
1,1%
94
100,0%
Mức độ VMX qua nội soi đối với các hình thái DHVN thì VMX độ I đều chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là 
VMX độ II,III. VMX độ IV chỉ xuất hiện ở hình thái DHVN theo kiểu vẹo, không xuất hiện ở các hình thái DHVN 
khác. Mối liên quan giữa hình thái DHVN và mức độ VMX qua nội soi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.4. Sự liên quan giữa hình thái DHVN với mức độ VMX qua CLVT (n=94)
Hình thái DHVN
Mức độ VMX qua CLVT
Tổng p
Độ I Độ II Độ III Độ IV
Vẹo 2858,3%
12
25,0%
7
14,6%
1
2,1%
48
100,0%
> 0,05
Gai 541,7%
6
50,0%
1
8,3%
0
0,0%
12
100,0%
Mào 1050,0%
10
50,0%
0
0,0%
0
0,0%
20
100,0%
Dày chân 250,0%
2
50,0%
0
0,0%
0
0,0%
4
100,0%
Phối hợp 440,0%
2
20,0%
2
20,0%
2
20,0%
10
100,0%
Tổng 4952,1%
32
34,0%
10
10,7%
3
3,2%
94
100,0%
44
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Mối liên quan giữa mức độ DHVN và mức độ VMX qua phim CLVT không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.5. Sự liên quan giữa hình thái DHVN với các bên xoang viêm qua CLVT (n=94)
Hình thái DHVN Viêm xoang cùng bên
Viêm xoang đối 
bên
Viêm xoang 2 
bên Tổng p
Vẹo 2960,5%
4
8,3%
15
31,2%
48
100,0%
> 0,05
Gai 650,0%
1
8,3%
5
41,7%
12
100,0%
Mào 840,0%
2
10,0%
10
50,0%
20
100,0%
Dày chân 250,0%
0
0,0%
2
50,0%
4
100,0%
Phối hợp 660,0%
0
0,0%
4
40,0%
10
100,0%
Tổng 5053,2%
7
7,4%
37
39,4%
94
100,0%
Mối liên quan giữa hình thái của DHVN với bên xoang viêm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2.3. Mối liên quan giữa vị trí của dị hình vách ngăn với mức độ viêm mũi xoang
Bảng 3.6. Sự liên quan giữa vị trí DHVN với mức độ VMX trên lâm sàng (n=94)
Vị trí DHVN
Mức độ VMX trên lâm sàng
Tổng p
Độ I Độ II Độ III Độ IV
Vùng 1,2,3 1033,3%
14
46,7%
5
16,7%
1
3,3%
30
100,0%
> 0,05Vùng 4,5 1828,1%
28
43,7%
15
23,4%
3
46,8%
64
100,0%
Tổng 2829,8%
42
44,7%
20
21,2%
4
4,3%
94
100,0%
DHVN vùng 1,2,3 và vùng 4,5 thì VMX độ II đều chiếm tỷ lệ cao nhất. Mối liên quan giữa vị trí DHVN và 
mức độ VMX trên lâm sàng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.7. Sự liên quan giữa vị trí DHVN với mức độ VMX qu ... bên càng tăng.
4. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 94 bệnh nhân có dị hình vách 
ngăn kèm theo hội chứng mũi xoang đến khám từ 
tháng 4 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 tại Khoa Tai 
Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường 
Đại học Y Dược Huế, từ kết quả có được chúng tôi 
đưa ra một số bàn luận như sau:
4.1. Đặc điểm lâm sàng và hình thái của dị hình 
vách ngăn
4.1.1. Đặc điểm chung
Về tuổi: bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng 
tôi phân bố nhiều nhất ở nhóm tuổi 16 - 30 (58,5%) 
và tuổi trung bình là 31,98. Đây là nhóm tuổi đang 
sung sức trong học tập, lao động, là nguồn nhân lực 
chính của xã hội, nhóm tuổi này thường xuyên tiếp 
xúc với môi trường độc hại, khói bụi. 
Về giới: tỷ lệ nam giới là 70,2%, lớn hơn gấp đôi 
tỷ lệ nữ giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù 
hợp với nghiên cứu của Võ Thanh Quang (2004) [3], 
Lê Thanh Thái (2017) [5]. 
Về thời gian mắc bệnh: bệnh nhân có thời gian mắc 
bệnh chủ yếu là 1-5 năm chiếm 60,6%. Kết quả này là 
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêng khi 
nghiên cứu về dị hình vách ngăn là 64,7% bệnh nhân 
có thời gian mắc bệnh từ 2 – 5 năm [4].
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng
Trong nghiên cứu chúng tôi, theo bảng 3.1, các 
triệu chứng lâm sàng chính xuất hiện với tỷ lệ cao. 
So sánh với một số tác giả khác cho thấy có sự tương 
đương.
47
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ xuất hiện triệu chứng lâm sàng của các tác giả
Triệu chứng
Lê Thanh Thái [5]
(n = 278 )
Đặng Thanh [6]
(n =121 )
Nghiên cứu của chúng tôi
(n = 94)
Đau nhức đầu mặt 82,7% 79,3% 71,3%
Ngạt mũi 93,2% 95,0% 96,8%
Chảy mũi 39,9% 92,6% 89,4%
Giảm khứu giác 29,9 % 66,9% 42,6%
Ngạt mũi không những gây khó chịu cho bệnh 
nhân mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động 
và học tập của bệnh nhân. Nghiên cứu của Kim S.K. 
cùng cộng sự đã cho thấy có mối liên quan giữa dị 
hình vách ngăn với sự tắc nghẽn dòng khí ở mũi 
thông qua đánh giá những thay đổi về trở kháng 
trong hốc mũi, sự phân chia tốc độ dòng khí qua 
mũi, vận tốc cục bộ tối đa và áp suất hốc mũi [12]. 
Triệu chứng ngạt mũi khác nhau ở mỗi bệnh nhân, 
ngạt mũi có thể từng lúc hoặc liên tục. Ngạt mũi 
thường một bên, chủ yếu bên vẹo lệch nhiều tuy 
nhiên cũng có thể ngạt hai bên do cuốn mũi dưới 
có khuynh hướng phát triển để lấp vào khoảng 
trống [1]. Triệu chứng ngạt mũi được chia thành 
nhẹ, vừa và nặng tùy thuộc vào mức độ. Phần lớn 
bệnh nhân bị ngạt mũi mức độ vừa chiếm 62,8%, 
ngạt mũi mức độ nặng chiếm tỷ lệ 17,0% thường 
gặp ở những bệnh nhân viêm xoang mức độ nặng 
hoặc có polype mũi, khối polype chiếm toàn bộ 
thể tích hốc mũi hoặc những dị hình vách ngăn 
mức độ nặng cản trở sự thông khí của mũi. 
Triệu chứng chảy mũi gặp trong nghiên cứu là 
do phản ứng tăng tiết niêm dịch của niêm mạc mũi 
xoang, kết hợp với sự cản trở và bít tắc trên con đường 
vận chuyển niêm dịch gây ứ trệ và tạo điều kiện môi 
trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bội nhiễm. Về tính 
chất dịch mũi được chia thành ba loại: nhầy trong, 
nhầy đục và mủ vàng xanh. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi thì bệnh nhân chảy dịch nhầy trong chiếm 
tỷ lệ cao nhất 52,1%, tiếp đến chảy dịch nhầy đục là 
31,9% và chảy mủ vàng xanh ít gặp nhất 5,3%.
Triệu chứng đau nhức đầu mặt và giảm khứu đa 
số đều ở mức độ nhẹ.
4.1.3. Các đặc điểm hình thái dị hình vách ngăn
Về hình thái dị hình vách ngăn: 51,0% dị hình vách 
ngăn là vẹo, 21,3% là mào vách ngăn, tiếp theo là gai 
vách ngăn chiếm 12,8%, kiểu phối hợp chiếm 10,6% và 
ít nhất là dày chân vách ngăn chỉ chiếm 4,3%. Theo Lê 
Thanh Thái tỷ lệ hình thái dị hình vách ngăn là: vẹo 
43,5%, mào 31,3%, gai 14% và phối hợp 11,2% [5]. 
Theo phân vùng của Cottle về vị trí của DHVN: 
phần lớn gặp DHVN ở vùng 4, 5 chiếm tỷ lệ 68,1%, 
DHVN ở vùng 1, 2, 3 chiếm tỷ lệ 31,9%. Tương đương 
với nghiên cứu của Nguyễn Tư Thế [7]: vùng 4, 5 
chiếm 77,1% và vùng 1,2,3 chỉ chiếm 22,9%. 
Theo cách phân độ về mức độ dị hình vách ngăn 
[13]: Mức độ vẹo lệch vách ngăn được tính theo 
khoảng cách từ đường giữa vách ngăn đến thành 
ngoài hốc mũi. DHVN mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao 
nhất với 55,3%, mức độ nhẹ chiếm 35,1% và mức độ 
nặng chỉ chiếm 9,6%. 
4.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và 
hình thái dị hình vách ngăn với viêm mũi xoang 
mạn tính
4.2.2. Mối liên quan giữa hình thái của dị hình 
vách ngăn với mức độ viêm mũi xoang
Mức độ VMX trên lâm sàng qua triệu chứng cơ 
năng thì đối với DHVN theo kiểu vẹo VN thì VMX độ 
I chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,6% và giảm dần từ độ II 
đến độ IV. Hình thái DHVN theo kiểu gai và mào thì 
VMX độ II chiếm tỷ lệ cao nhất, không có VMX độ 
IV. Đối với DHVN theo kiểu dày chân VN thì VMX độ 
I chiếm tỷ lệ cao nhất và không có VMX độ III và độ 
IV. Đối với DHVN theo kiểu phối hợp thì VMX độ II 
chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là độ III và độ IV, thấp 
nhất là độ I. Theo nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy có 
mối liên quan giữa hình thái DHVN và mức độ VMX 
trên lâm sàng. 
Mức độ VMX qua nội soi đối với các hình thái 
DHVN thì VMX độ I đều chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp 
đến là VMX độ II,III. VMX độ IV chỉ xuất hiện ở hình 
thái DHVN theo kiểu vẹo, không xuất hiện ở các hình 
thái DHVN khác. Mức độ VMX qua CLVT đối với các 
DHVN theo kiểu vẹo và phối hợp thì VMX độ I chiếm 
tỷ lệ cao nhất. Đối với DHVN theo kiểu gai thì VMX 
độ II chiếm tỷ lệ cao nhất. Ở các hình thái DHVN theo 
kiểu gai, mào và dày chân thì đều không gặp VMX độ 
IV. Đối với mức độ VMX qua nội soi và qua CLVT thì 
không có mối liên quan nào với hình thái DHVN.
4.2.3. Mối liên quan giữa vị trí của dị hình vách ngăn 
với mức độ viêm mũi xoang
Mức độ VMX trên lâm sàng qua triệu chứng cơ 
năng thì đối với DHVN vùng 1,2,3 và vùng 4,5 đều 
cho thấy VMX độ II chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là 
48
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
độ I, độ III và ít nhất là độ IV. 
Mức độ VMX qua nội soi đối với DHVN vùng 
1,2,3 và vùng 4,5 thì VMX độ I đều chiếm tỷ lệ cao 
nhất, tiếp đến là độ II, độ III. VMX độ IV không gặp 
ở DHVN vùng 4,5. 
Mức độ VMX qua CLVT thì đối với DHVN vùng 
1,2,3 và vùng 4,5 đều cho thấy VMX độ I chiếm tỷ lệ 
cao nhất, tiếp đến là độ II, độ III và ít nhất là độ IV. 
Tuy nhiên theo nghiên cứu trên của chúng tôi thì 
không có mối liên quan giữa vị trí DHVN và mức độ 
VMX trên lâm sàng, nội soi và CLVT.
4.2.4. Mối liên quan giữa mức độ của dị hình 
vách ngăn với mức độ viêm mũi xoang
Mức độ viêm mũi xoang trên lâm sàng qua triệu 
chứng cơ năng thì đối với DHVN mức độ nhẹ thì 
VMX độ I chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là độ II, độ 
III, không có VMX độ IV. Đối với DHVN mức độ vừa 
thì VMX độ II chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là độ III, 
độ I và ít nhất là độ IV. Đối với DHVN mức độ nặng 
thì không có VMX độ I, II, VMX độ III chiếm tỷ lệ cao 
hơn độ IV. Như vậy có thể thấy có mối liên quan giữa 
mức độ DHVN và mức độ VMX trên lâm sàng: mức 
độ DHVN càng nặng thì tỷ lệ mức độ VMX trên lâm 
sàng càng tăng (p<0,05).
Mức độ VMX qua nội soi đối với DHVN mức độ 
nhẹ, vừa, nặng thì VMX độ I đều chiếm tỷ lệ cao 
nhất, tiếp đến là VMX độ II, độ III. VMX độ IV không 
xuất hiện ở DHVN mức độ nhẹ và nặng. Qua đó có 
thể thấy không có mối liên quan giữa mức độ DHVN 
và mức độ VMX qua nội soi. 
Mức độ VMX qua CLVT thì đối với DHVN mức độ 
nhẹ thì VMX độ I chiếm tỷ lệ cao nhất , tiếp đến là độ 
II, độ III và không có VMX độ IV. Đối với DHVN mức độ 
vừa thì VMX độ II chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là độ 
I, độ III và ít nhất là độ IV. Đối với DHVN mức độ nặng 
không có VMX độ I, VMX độ III chiếm tỷ lệ cao nhất. 
Do đó có thể kết luận rằng mức độ DHVN càng nặng 
thì tỷ lệ mức độ VMX qua CLVT càng tăng (p<0,05).
Đối với các mức độ DHVN thì tỷ lệ VMX cùng 
bên chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,2%, tiếp đến là VMX 
cả 2 bên với 39,4%, ít gặp nhất là VMX đối bên chỉ 
chiếm 7,4%. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì khi 
mức độ DHVN càng nặng thì tỷ lệ viêm mũi xoang 
cả 2 bên càng tăng (p<0,05). Lifeng Li và cs (2012) 
kết luận rằng: theo quan điểm về khí động lực học, 
những bệnh nhân có dị hình vách ngăn đều có thể 
bị viêm mũi xoang mạn tính cả hai bên [15]. Điều 
này có thể giải thích, đối với bên có DHVN thì cản 
trở thông khí và dẫn lưu của xoang dẫn đến VMX, 
còn đối với bên không có DHVN thì cũng có nguy cơ 
VMX do vách ngăn lệch sang một bên thì bên còn 
lại (bên không có DHVN) sẽ rộng hơn và làm tăng 
thông khí của hốc mũi và xoang, nếu sự tăng thông 
khí này diễn ra quá mức thì sẽ ảnh hưởng không tốt 
đến niêm mạc và chức năng của các lông chuyển 
trong hốc mũi và trong xoang. Cũng có nhiều nghiên 
cứu cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Elahi 
M.M. và Frenkiel S. (2000) đã kết luận rằng: Có sự 
liên quan giữa tỷ lệ và mức độ của VMX mạn tính hai 
bên với mức độ DHVN [8] và kết luận của Naglaa M. 
Elsayed và Lujain F. Abdalaal (2015) khi nghiên cứu 
sự liên quan giữa các dị hình của PHLN và dị hình của 
cấu trúc trong hốc mũi với viêm mũi xoang mạn tính 
trên CLVT là: Có mối tương quan đáng kể giữa độ 
lệch vách ngăn với viêm mũi xoang [10].
Tóm lại, chúng tôi đưa ra nhận xét là trong các 
đặc điểm về hình thái, vị trí và mức độ của DHVN 
thì mức độ dị hình vách ngăn có ảnh hưởng nhất 
đến viêm mũi xoang mạn tính, có thể là viêm mũi 
xoang một bên hoặc ở cả hai bên. Đây là cách phân 
độ tính theo độ lệch của vách ngăn từ đường giữa 
đến thành ngoài hốc mũi và nó cho thấy được sự 
liên quan của dị hình vách ngăn với bệnh lý viêm 
mũi xoang mạn tính biểu hiện trên lâm sàng qua 
triệu chứng cơ năng và trên cắt lớp vi tính. Vì vậy với 
những DHVN mức độ nặng, dị hình phức tạp, dị hình 
vách ngăn ở phần cao thì nên cho chụp CLVT để có 
thể đánh giá được tình trạng viêm mũi xoang mạn 
tính trên bệnh nhân đó.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 94 bệnh nhân có dị hình vách 
ngăn kèm theo hội chứng mũi xoang đến khám 
tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trường Đại học 
Y Dược Huế từ tháng 4/2017 đến tháng 5/2018, 
chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
5.1. Đặc điểm lâm sàng và hình thái dị hình vách 
ngăn trên bệnh nhân có hội chứng mũi xoang
- Đặc điểm chung: Bệnh nhân ở độ tuổi 16 - 30 
chiếm tỷ lệ 58,5%. Nam là 70,2%, nữ là 29,8%, tỷ suất 
nam/nữ là 2,3/1. Thời gian mắc bệnh trước khi đến 
khám đa số là >1-5 năm (60,6%).
- Triệu chứng cơ năng: Ngạt mũi 96,8%, chảy mũi 
89,4%, đau nhức đầu mặt 71,3%, giảm khứu giác 
42,6%. Ngạt mũi chủ yếu là ngạt mũi mức độ vừa 
(62,8%), mức độ đau nhức đầu đa số là mức độ nhẹ 
(37,2%) và đau ở vùng trán – thái dương (41,5%), 
tính chất chảy dịch mũi cao nhất là chảy mũi dịch 
trong (52,1%), giảm khứu giác chủ yếu là mức độ 
nhẹ 29,8%. 
- Biến chứng của DHVN và viêm mũi xoang mạn 
tính: viêm họng 27,7%; suy nhược thần kinh 24,5%, 
ù tai tiếng trầm 18,1% và chảy máu mũi 12,8%.
- Đặc điểm của DHVN: Hình thái DHVN thường 
gặp nhất là vẹo (vẹo chữ C và vẹo chữ S) chiếm 
51,0%. Vị trí DHVN theo phân vùng của Cottle, vùng 
49
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
4,5 chiếm tỷ lệ cao với 68,1%. Mức độ DHVN chiếm tỷ 
lệ cao nhất là mức độ vừa chiếm 55,3%.
5.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và 
hình thái dị hình vách ngăn với viêm mũi xoang 
mạn tính
- Trên lâm sàng qua triệu chứng cơ năng, bệnh 
nhân VMX độ II chiếm tỷ lệ cao nhất. Qua nội soi và 
CLVT, bệnh nhân VMX độ I chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Đối với các đặc điểm DHVN thì tỷ lệ VMX cùng 
bên chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là VMX cả 2 bên, 
ít gặp nhất là VMX đối bên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Có 
mối liên quan giữa mức độ của DHVN với bên xoang 
viêm là khi mức độ DHVN càng nặng thì tỷ lệ viêm 
mũi xoang cả 2 bên càng tăng.
- Có mối liên quan giữa hình thái DHVN với mức 
độ VMX mạn tính trên lâm sàng. Ngược lại, đặc điểm 
hình thái DHVN không có mối liên quan với mức độ 
VMX qua nội soi và CLVT.
- Không có mối liên quan giữa vị trí DHVN theo 
phân vùng của Cottle với mức độ VMX trên lâm 
sàng, qua nội soi và CLVT.
- Đối với mức độ DHVN thì có mối liên quan với 
mức độ VMX mạn tính trên lâm sàng và CLVT: mức 
độ DHVN càng nặng thì tỷ lệ mức độ VMX càng tăng. 
Tuy nhiên, không có mối liên quan giữa mức độ 
DHVN với mức độ VMX qua nội soi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Khắc Cường và các cộng sự (2015), “Vẹo 
vách ngăn mũi”, Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý 
mũi xoang, Nxb Y học, Tp Hồ Chí Minh, tr. 98-105.
2. Võ Thanh Quang (2004), Nghiên cứu chẩn đoán và 
điều trị viêm đa xoang mạn tính qua phẫu thuật nội soi 
chức năng mũi xoang, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại 
học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Siêng (2008), Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị dị hình 
vách ngăn có biến chứng, Luận án Chuyên khoa cấp II, 
Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Lê Thanh Thái và Nguyễn Quý Quang (2017), 
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị 
dị hình vách ngăn mũi ở bệnh nhân đến khám và điều trị 
tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”, Tạp chí Tai Mũi 
Họng Việt Nam. 62-36 (2), tr. 19-30.
5. Đặng Thanh và Nguyễn Lưu Trình (2012), “Đề xuất 
phương pháp phân độ viêm mũi xoang mạn tính qua triệu 
chứng cơ năng”, Tạp chí Y học Việt Nam, . tập 389, tr. 23-
29.
6. Nguyễn Tư Thế, Quách Thị Cần và Nguyễn Quốc 
Dũng (2011), “Lâm sàng và hình thái của dị hình vách ngăn 
tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học y dược 
Huế”, Tạp chí nghiên cứu y học 79 (2), tr. 104- 110.
7. Elahi M. M. và Frenkiel S. (2000), “Septal deviation 
and chronic sinus disease”, Am J Rhinol. 14(3), p.175-179.
8. Mary S. Georgy, M.D., Anju T. Peters, M.D., 
(2012), “Chapter 8: Rhinosinusitis”, Allergy and Asthma 
Proceedings. Vol 33, No. 3, p.24-27.
9. Naglaa M. E. and Lujain F. A. (2015), “The Relation 
between Anatomical Variations of Osteomeatal Complex 
& Nasal Structures and Chronic Sinusitis by Computed 
Tomography”, International Journal of Medical Imaging;. 
3(2), p.16-20.
10. Prasad S., Varshney S., Bist S.S., Mishra S., Kabdwal 
N. (2013), “Correlation study between nasal septal 
deviation and rhinosinusitis”, Indian J Otolaryngol Head 
Neck Surg. 2013 Dec;. 65(4), p.363-366.
11. Kim S.K., Heo G.E., Seo A., Na Y., Chung S.K. (2014), 
“Correlation between nasal airflow characteristics and 
clinical relevance of nasal septal deviation to nasal airway 
obstruction”, Respiratory Physiology Neurobiology 192, 
p.95-101.
12. Salihoglu M., Cekin E., Altundag A., Cesmeci E. 
(2014), “Examination versus subjective nasal obstruction 
in the evaluation of the nasal septal deviation”, Rhinology. 
52(2), p. 122-126.
13. Samuel S.B., Daniel G.B., Marcelo B.A., Andrew 
R.S. (2013), “Septoplasty”, Atlas of Endoscopic Sinus and 
Skull Base Surgery, Elsevier Saunders, 1st.ed, p.1-9.
14. Li L., Han D., Li Y. et al. (2012), “Aerodynamic 
Investigation of the Correlation Between Nasal Septal 
Deviation and Chronic Rhinosinusitis”, The Laryngoscope. 
122, p.1915-1919.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_hinh_thai_cua_di_hinh_vach_n.pdf