Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với tiên lượng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng

TÓM TẮT

Mở đầu: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là bệnh lý thường gặp trong hồi sức. Bên cạnh chẩn đoán sớm và

điều trị tích cực theo đúng phác đồ thì việc đánh giá mức độ nặng, tiên lượng và theo dõi đáp ứng điều trị

cũng rất quan trọng. Các chất chỉ điểm sinh học (biomarker), đặc biệt là cytokine được kỳ vọng sẽ gia tăng

độ chính xác của các tiêu chuẩn lâm sàng trong các vấn đề này. Tuy đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng, cận

lâm sàng về NKH nặng nhưng chưa có các nghiên cứu đề cập đến mối liên quan giữa nồng độ cytokine và

đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với độ nặng và tiên lượng tử vong bệnh nhân NKH nặng. Vì thế, chúng

tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine

với tiên lượng của bệnh nhân NKH nặng”.

pdf 6 trang phuongnguyen 3960
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với tiên lượng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với tiên lượng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với tiên lượng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 1
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG  
VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CYTOKINE VỚI TIÊN LƯỢNG 
CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT NẶNG 
Phạm Thị Ngọc Thảo* 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là bệnh lý thường gặp trong hồi sức. Bên cạnh chẩn đoán sớm và 
điều trị tích cực theo đúng phác đồ thì việc đánh giá mức độ nặng, tiên lượng và theo dõi đáp ứng điều trị 
cũng rất quan trọng. Các chất chỉ điểm sinh học (biomarker), đặc biệt là cytokine được kỳ vọng sẽ gia tăng 
độ chính xác của các tiêu chuẩn lâm sàng trong các vấn đề này. Tuy đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng, cận 
lâm sàng về NKH nặng nhưng chưa có các nghiên cứu đề cập đến mối liên quan giữa nồng độ cytokine và 
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với độ nặng và tiên lượng tử vong bệnh nhân NKH nặng. Vì thế, chúng 
tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine 
với tiên lượng của bệnh nhân NKH nặng”.  
Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân ≥18 tuổi, được chẩn đoán NKH dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị thống 
nhất các Hội hồi sức thế giới năm 2001 và có bằng chứng vi sinh, nhập khoa HSCC‐ BVCR từ tháng 12/2008 
đến tháng 12/ 2010. 
Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiền cứu, cắt ngang. Bệnh nhân vào nghiên cứu, trong thời gian 24 giờ, 
được lấy máu định lượng nồng độ TNF‐α, IL‐6 và IL‐10. 
Kết quả: Có 123 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận bệnh tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình 58,2 ± 18,8 
tuổi, điểm trung bình APACHE II là 23,3 ± 8,3 và SOFA là 10,6 ± 3,6, tỷ lệ tử vong chung là 61%. Tỷ lệ sốc 
nhiễm khuẩn là 88,6%, RLCN đa cơ quan chiếm tỷ lệ 82,1%. Thang điểm APACHE II và SOFA có giá trị tiên 
lượng tử vong khá tốt ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với diện tích dưới đường cong ROC lần lượt là 
0,812 (95%CI 0,731‐ 0,877) và 0,703 (95%CI 0,613‐ 0,782). Điểm APACHE II với điểm cắt >25 có độ nhạy là 
57,3%, độ đặc hiệu là 97,9%. Điểm SOFA với điểm cắt >10 có độ nhạy là 64,9%, độ đặc hiệu là 69,1%. Nồng độ 
CRP và Procalcitonin ở bệnh nhân NKH trung bình là 122,7 ± 55,2 (mg/l) và 49,8 ± 98,4 (ng/dl) và có giá trị 
tiên lượng tử vong kém với diện tích dưới đường cong của lần lượt là 0,528 và 0,604. Nồng độ IL‐6 ở thời điểm 
T24 tăng trên 97,6 pg/ml có khả năng tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng với diện tích 
dưới đường cong 0,721. Nồng độ IL‐10 ở thời điểm T24 tăng trên 7,1 pg/ml có khả năng tiện lượng tử vong với 
diện tích dưới đường cong là 0,766. Tỷ lệ IL‐10/TNF‐α tại thời điểm T24 > 0,73 có khả năng tiên lượng tử vong 
với diện tích dưới đường cong 0,719. Nồng độ IL‐6 huyết thanh thời điểm T24 giảm 0,81 lần so với thời điểm T0 
có khả năng tiên lượng tử vong, diện tích dưới đường cong 0,775. Có liên quan giữa nồng độ IL‐6, IL‐10 và tỷ lệ 
IL‐10/TNF‐α thời điểm 24 giờ với mức độ nặng của bệnh đánh giá theo thang điểm APACHE II, và nồng độ IL‐
10 thời điểm 24 giờ với tình trạng RLCN cơ quan. Kết hợp điểm APACHE II và tỉ lệ sự thay đổi nồng độ IL6 
thời điểm T24 giờ so với T0 có khả năng tiên đoán tử vong với độ chính xác là 83,1%, diện tích dưới đường cong 
ROC là 0,857 (95%CI, 0,753 – 0,929). 
Kết luận: Có sự liên quan giữa nồng độ IL‐6, IL‐10 và tỷ lệ IL‐10/TNF‐α thời điểm 24 giờ với mức độ nặng 
của bệnh đánh giá theo thang điểm APACHE II, và nồng độ IL‐10 thời điểm 24 giờ với tình trạng suy cơ quan. 
Vì vậy, có thể kết hợp sử dụng các thang điểm SOFA, APACHE II và nồng độ IL‐ 6, IL‐10 và tỷ lệ IL‐10/TNF‐α 
để theo dõi diễn tiến và tiên lượng bệnh của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. 
* Bệnh viện Chợ Rẫy 
Tác giả liên lạc: TS.BSCKII. Phạm Thị Ngọc Thảo   ĐT: 0903628016   Email: thaocrh10@yahoo.com  
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 2
Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết nặng, cytokine, tiên lượng tử vong. 
ABSTRACT 
CLINICAL MANIFESTATIONS AND RELATIONSHIP OF CYTOKINES SERUM CONCENTRATIONS 
AND MORTALITY PROGNOSIS IN PATIENT WITH SEVERE SEPSIS 
Pham Thi Ngoc Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 1 ‐ 6 
Introduction: Sepsis (NKH) is common in ICU departments. In addition to early diagnosis and aggressive 
treatment,  assessment  of  severity,  prognosis  and  monitoring  response  to  treatment  is  also  important.  The 
biomarkers, especially cytokines is expected to increase the accuracy of the clinical standards in this matter. There 
is still  lack of studies on the relationship between cytokine concentrations and clinical manifestations with  the 
severity and prognosis of severe sepsis. Therefore, we carried out this study. 
Patient and Method: ‐ Patients: over 18‐year‐old patients diagnosed with severe sepsis based on ACCP‐
CCM  2001  criteria  and  microbiological  documented,  admission  HSCC‐BVCR  from  12/2008  to  12/2010.  ‐ 
Methods: descriptive, prospective, cross‐section.  
Results: There are 123 patients eligible for the study. Mean age 58.2 ± 18.8 years, mean APACHE II was 
23.3 ± 8.3 and SOFA, 10.6 ± 3.6, the overall mortality rate was 61%. Septic shock was 88.6%, multiple organ 
dysfunction accounted for 82.1%. APACHE II and SOFA scores fairly good predictor of mortality in patients 
with severe sepsis with an area under the curve ROC was 0.812 (95% CI 0.731 to 0.877) and 0.703 (95% CI 
0.613 to 0.782 ). APACHE II score cut‐off point> 25 had a sensitivity of 57.3%, specificity of 97.9%. SOFA score 
cutoff  point>  10  had  a  sensitivity  of  64.9%,  specificity  of  69.1%.  CRP  and  procalcitonin  concentrations 
were122.7 ± 55.2  (mg  /  l) and 49.8 ± 98.4  (ng  / dl) and AUC ROC mortality predict were 0.528 and 0.604, 
respectively. The  concentration  of  IL‐6  at T24  increased  as  high  as  97.6  pg  / ml  have  the  ability  to  predict 
mortality in severe sepsis patients with ROC 0.721. The concentration of IL‐10 at T24 was 7.1 pg / ml and ROC 
0.766. Ratio IL‐10/TNF‐α at T24 > 0.73 with ROC 0.719. Serum levels of IL‐6 at T24 time reduced 0.81 times 
compared  with  T0  be  able  to  predict mortality,  with  ROC  0.775.  There  was  the  relationship  between  the 
concentration of IL‐6, IL‐10, and IL‐10/TNF‐α at T24 with the severity of sepsis, eg. APACHE II score, and IL‐
10 concentrations at T24 and MODS. Combination of APACHE II and IL‐6 T24_0 be able to predict mortality 
with an accuracy of 83.1%, and ROC was 0.857 (95% CI, 0.753 to 0.929). 
Conclusion: There  is an association between concentrations of  IL‐6,  IL‐10 and  the  IL‐10/TNF‐α ratio at 
T24 with  the  severity  of  sepsis,  e.g APACHE  II,  and  IL‐10  at  T24 with MODS.  Combination  of  SOFA, 
APACHE  II  scores  and  the  concentration  of  IL‐6,  IL‐10  and  ratio  IL‐10/TNF‐α  at  24‐hour  time‐point  for 
monitoring disease progression and prognosis of patients with severe sepsis. 
Keywords: severe sepsis, cytokines, mortality predict. 
MỞ ĐẦU 
Nhiễm khuẩn huyết  (NKH)  là một bệnh  lý 
thường gặp  trong hồi sức, bên cạnh chẩn đoán 
sớm và điều trị theo đúng phác đồ thì việc đánh 
giá mức  độ  nặng,  tiên  lượng  và  theo  dõi  đáp 
ứng  điều  trị  cũng  rất quan  trọng.  Đã  có nhiều 
nghiên  cứu  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng  về NKH 
nặng nhưng chưa có các nghiên cứu đề cập đến 
mối  liên  quan  giữa  nồng  độ  cytokine  và  đặc 
điểm  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng,  độ nặng và  tiên 
lượng  tử  vong  bệnh  nhân NKH  nặng. Vì  thế, 
chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu lâm sàng, 
cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine 
và độ nặng của bệnh nhân NKH nặng”.  
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
‐ Bệnh nhân nặng nhập khoa HSCC‐ BVCR, 
≥18 tuổi, từ tháng 12/2008 đến tháng 12/2010. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 3
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Theo  định  nghĩa  và  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán 
NKH 2001. 
Phương pháp nghiên cứu 
‐  Phương  pháp  tiến  cứu,  cắt  ngang,  phân 
tích. 
‐ BN NKH nặng được thu thập dữ liệu lâm 
sàng, cận  lâm sàng  theo mẫu  lấy mẫu bệnh án 
nghiên cứu. TNF‐α, IL‐1a, IL‐1b, IL‐6, IL‐8, IL‐10 
ngay sau nhập khoa HSCC, sau 2 giờ, sau 4 giờ 
và sau 24 giờ, định lượng với công nghệ Biochip 
array, máy Evidence. 
Xử lý số liệu 
Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê 
y học Stata 16.0.  
KẾT QUẢ 
Từ tháng 12/2008 đến tháng 12/ 2010, có 123 
bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết 
theo  tiêu  chuẩn  của  ACCP/SCCM‐2001  và  có 
bằng chứng vi sinh. 
Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nhiễm khuẩn 
huyết nặng trong nghiên cứu 
Số bệnh nhân 123
Tuổi (năm) 58,2 ± 18,8
Nam / nữ 62 / 61
Số ngày khởi phát bệnh trước nhập 
viện (ngày) 3 (1 ; 7) 
Thời gian điều trị trước khi vào HSCC 
(ngày) 2 (1 ; 3) 
Thời gian điều trị tại khoa HSCC (ngày) 6 (3 ; 12)
Thời gian nằm viện (ngày) 11 (5 ; 20)
Tỉ lệ bệnh nhân thở máy 98/123 (79,7%)
Điểm APACHE II trung bình 23,3 ± 8,3
Điểm SOFA trung bình 10,6 ± 3,6
Tỷ lệ tử vong 75/123 (61%) 
4.1% 
13.8% 
27.6% 25.2% 24.4% 
4.9% 
0.0%
47.1% 
58.8% 
64.5% 
80.0% 83.3% 
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc (%) và tỷ lệ tử vong (%) của NKH nặng, phân tầng theo số lượng cơ quan bị RLCN 
56 
21 
07 07 
02 
07 
67 
62 
44 
25 
50 
67 
0%
20%
40%
60%
80%
Tiêu hóa Hô hấp Niệu dục Da Cơ xương Không rõ
Tỉ lệ mắc Tỉ lệ tử vong 
Biểu đồ 2: Tỷ lệ mắc (%) và tỷ lệ tử vong (%) của NKH nặng, phân tầng theo Ngõ vào của nhiễm khuẩn 
Bảng 2: Các yếu tố lâm sàng liên quan đến tử vong 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 4
Thông số Tử vong Còn sống Giá trị p
Thời gian nằm viện (ngày) 12,7 ± 15,4 21,5 ± 13,8 0,002
Điểm APACHE II (trung bình ± SD) 26, 6 ± 7,9 18,0 ± 5,8 <0,001
Điểm SOFA (trung bình ± SD) 11,6 ± 3,6 9,1 ± 2,9 <0,001
Số cơ quan RLCN 4 ± 1 3 ± 1 <0,001
Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng 
Xét nghiệm Đơn vị Giá trị bình thường Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ - Lớn (min-max)
BC K/ mm3 4-11 19,1 1,36 0,18 - 71,2
BCĐNTT % 45-75 84,5 14,1 12,8 - 99,2
CRP mg/l <6 122,7 55,2 10 – 286
Procalcitonin ng/dl <0,5 49,8 98,4 0,2 – 635
Lactate máu mmol/l 4,5-20 43,6 34,4 0,5 – 186
Bảng 4: Các yếu tố cận lâm sàng liên quan đến tử vong ở bệnh nhân NKH nặng 
Xét nghiệm TỬ VONG CÒN SỐNG Giá trị P
BUN (mg/dl) 45,9 ± 25,1 35,7 ± 21,6 0,019
aPTT (giây) 42,9 ± 20,8 35,9 ± 9,4 0,018
pH 7,28 ± 0,14 7,33 ± 0,11 0,037
HCO3 (mmol/L) 16,4 ± 5,8 19,0 ± 4,4 0,008
Bảng 5. Giá trị tiên lượng của các thông số thang điểm (APACHE II, SOFA) và số cơ quan bị RLCN ở bệnh 
nhân NKH nặng 
 AUC 95% CI Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu PPV NPV 
APACHE II 0,810 0,728 – 0,875 >25 57,3% 97,9% 97,7% 59% 
SOFA 0,703 0,613 – 0,782 >10 64,9% 68,1% 76,2% 55,2% 
Số cơ quan RLCN 0,668 0,577 – 0,751 >3 65,3% 62,5% 73,1% 53,6% 
Bảng 6: So sánh nồng độ cytokine tại các thời điểm, giữa 2 nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng sống và tử 
vong 
SỐNG TỬ VONG Giá trị p 
(Mann-Whitney test) N Trung vị N Trung vị 
IL-6 giờ thứ 24 32 65,395 46 286,860 0,002 
IL-10 giờ thứ 24 32 5,700 46 18,385 < 0,001 
IL-6 thời điểm T24 so với T0 27 -5,550 44 -0,220 0,028 
IL-10/TNF giờ thứ 24 32 16,805 46 9,495 < 0,001 
Bảng 7: Giá trị tiên lượng của nồng độ cytokine ở bệnh nhân NKH nặng 
 AUC 95% CI Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu PPV NPV 
IL-6_T24 0,721 0,602 - 0,821 > 97,6 84,8% 59,4% 75,0% 73,1% 
IL-10_T24 0,766 0,651 - 0,859 > 7,1 89,1% 59,4% 75,9% 79,2% 
IL-10 /TNF (T24) 0,719 0,606 - 0,815 > 0,73 82.6% 53% 71,7% 68,0% 
IL-6_T24 so với T0 0,775 0,661 - 0,866 > -0,81 86,4% 62,9% 79,2% 73,9% 
BÀN LUẬN 
Đặc  điểm  lâm  sàng  và  cận  lâm  sàng  của 
bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng 
Điểm APACHE  II  tại  thời  điểm nhập khoa 
HSCC  khác  biệt  có  ý  nghĩa  giữa  nhóm  bệnh 
nhân tử vong và nhóm bệnh nhân còn sống, với 
p < 0,001 (Bảng 2). Khi vẽ đường cong ROC liên 
quan  tử  vong  và  điểm APACHE  II,  chúng  tôi 
tính  được  diện  tích  dưới  đường  cong  ROC  là 
0,81,  chứng  tỏ  điểm APACHE  II  có  khả  năng 
phân biệt  tốt bệnh nhân  sống và  tử vong. Với 
điểm cắt  là >25,  độ nhạy và  độ đặc hiệu  trong 
tiên đoán tử vong lần lượt là 57,3% và 97,9%. Kết 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 5
quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự các 
tác giả khác như Peres Bota, Ho, Gursel với diện 
tích  dưới  đường  cong  ROC  lần  lượt  là  0,880; 
0,858 và 0,810(5,8,11). Điểm SOFA ngày nhập viện 
khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  hai  nhóm 
bệnh nhân còn sống và  tử vong. Số cơ quan bị 
RLCN giữa hai nhóm bệnh nhân tử vong và còn 
sống cũng khác biệt có ý nghĩa  thống kê  (Bảng 
2).  Khả  năng  tiên  lượng  tử  vong  của  điểm 
APACHE II và SOFA tại thời điểm nhập viện là 
khá tốt, với AUC lần lượt là 0,81 và 0,703, tương 
tự  nhiều  nghiên  cứu  của  các  tác  giả  TN Hải, 
Ferreira, Peres Bota, Timsit(2,11). 
Theo nghiên cứu của chúng tôi, 82,1% bệnh 
nhân có biểu hiện RLCN chức năng từ 3 cơ quan 
trở lên (biểu đồ 1), trung bình số cơ quan bị rối 
loạn chức năng là 3,53 ± 0,12 cơ quan. Theo LTD 
Tuyết và cộng  sự nghiên cứu  tại khoa HSCC  ‐ 
bệnh viện Bạch Mai, ở bệnh nhân nhiễm khuẩn 
huyết nặng,  trung bình số cơ quan bị RLCN  là 
3,80 ± 1,06 cơ quan.  
Về ngõ vào của nhiễm khuẩn huyết, biểu đồ 
2 cho thấy nhiễm khuẩn từ đường tiêu hóa và từ 
đường hô hấp dưới là thường gặp nhất, với tỷ lệ 
tử vong lần lượt là 66,7% và 61,5%, có liên quan 
đến  đặc  thù  của  khoa HSCC  ‐ Bệnh  viện Chợ 
Rẫy,  đây  là  khoa  hồi  sức  nội  và  ngoại  khoa, 
trong đó bệnh nhân hồi sức sau phẫu thuật tiêu 
hóa gan mật chiếm số lượng nhiều và thường có 
bệnh lý nội khoa đi kèm từ các tuyến chuyển về. 
Nồng  độ  CRP,  Procalcitonin  trong  huyết 
tương bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng vào 
nghiên  cứu  tăng  cao,  với  nồng  độ CRP  trung 
bình  là  122,7  mg/l  và  nồng  độ  procalcitonin 
trung bình là 49,8 ng/ml. Tuy nhiên, không có sự 
khác biệt có ý nghĩa  thống kê giữa nhóm bệnh 
nhân sống và tử vong với p lần lượt là 0,931 và 
0,159.  Nồng  độ  CRP  và  procalcitonin  có  khả 
năng tiên  lượng kém với AUC  lần  lượt  là 0,528 
và 0,604. Theo nghiên cứu của Nguyễn Nghiêm 
Tuấn  về  giá  trị  của CRP  và procalcitonin máu 
trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân nhiễm 
khuẩn huyết nặng  cũng  cho kết quả  tương  tự, 
với  AUC  của  CRP,  PCT  lần  lượt  là  0,533  và 
0,657(10). Hà Tấn Đức nghiên cứu về giá  trị của 
CRP và procalcitonin trên bệnh nhân viêm phổi 
cũng cho thấy có giá trị chẩn đoán tốt tình trạng 
nhiễm  khuẩn,  tuy  nhiên,  giá  trị  tiên  đoán  tử 
vong thấp(6).  
Nghiên cứu chúng tôi đã xác định được các 
yếu tố liên quan tử vong, bao gồm: Về lâm sàng, 
đó là các yếu tố: Điểm APACHE II, điểm SOFA, 
số cơ quan bị RLCN. Về cận lâm sàng, đó là các 
yếu tố: BUN, pH, HCO3 máu động mạch và thời 
gian đông máu nội sinh aPTT. 
Mối  liên  quan  giữa  nồng  độ  cytokin  va 
tiên lượng của bệnh nhân NKH nặng 
Trong  nhiễm  khuẩn  huyết,  nồng  độ  các 
cytokin TNF‐α,  IL‐1,  IL‐6,  IL‐8,  IL‐10  tăng  cao. 
Ghi nhận này phù hợp với các báo cáo của các 
tác giả khác(1,3,4,7,12) 
Tại tất cả thời điểm nghiên cứu, ở bệnh nhân 
nhiễm khuẩn huyết nặng, trung vị nồng độ của 
các cytokin TNF‐α,  IL‐6, và  IL‐10  tăng cao hơn 
giá  trị  trung bình  ở người bình  thường. Có  sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh trung 
vị nồng độ một  số  cytokin của hai nhóm bệnh 
nhân nhiễm khuẩn huyết nặng sống và tử vong 
tại  các  thời  điểm:  IL‐6  ở  thời  điểm T24;  IL‐10  ở 
thời điểm T24 (Bảng 6). Đánh giá sự thay đổi của 
nồng  độ  cytokin vào  thời  điểm 24 giờ  sau vào 
nghiên cứu so với ngay lúc vào nghiên cứu bằng 
lấy  tỷ  số  trung vị  cytokin  (thời  điểm T24  ‐  thời 
điểm  T0)/(thời  điểm  T0).  Có  sự  khác  biệt  có  ý 
nghĩa  thống  kê  về  tỷ  lệ  thay  đổi  của  nồng  độ 
cytokin IL‐6 và IL‐10 tại thời điểm T24 so với T0 
giữa hai nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết 
nặng sống và tử vong. Ngoài ra, tỷ lệ IL‐10/TNF‐
α tại thời điểm T24 cũng có khác biệt có ý nghĩa 
thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn 
huyết nặng sống và tử vong. 
KẾT LUẬN 
Có sự liên quan giữa nồng độ IL‐6, IL‐10 và 
tỷ  lệ  IL‐10/TNF‐α  thời điểm 24 giờ với mức độ 
nặng  của  bệnh  đánh  giá  theo  thang  điểm 
APACHE II, và nồng độ IL‐10 thời điểm 24 giờ 
với  tình  trạng  suy  cơ  quan. Vì  vậy,  có  thể  kết 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 6
hợp sử dụng các thang điểm SOFA, APACHE II 
và nồng độ IL‐ 6, IL‐10 và tỷ lệ IL‐10/TNF‐α để 
theo dõi diễn  tiến và  tiên  lượng bệnh của bệnh 
nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Damas  P,  Ledoux  D,  Nys  M,  Vrindts  Y,  De  Groote  D, 
Franchimont  P,  et  al.  (1992),  ʺCytokine  serum  level  during 
severe  sepsis  in  human  IL‐6  as  a marker  of  severityʺ. Ann 
Surg, 215(4), 356‐362. 
2. Ferreira FL, Bota D P, Bross A, Melot C, Vincent  JL  (2001), 
ʺSerial  evaluation of  the  SOFA  score  to predict  outcome  in 
critically ill patientsʺ. JAMA, 286(14), 1754‐1758. 
3. Gardlund B, Sjolin J, Nilsson A, Roll M, Wickerts CJ, Wretlind 
B (1995), ʺPlasma levels of cytokines in primary septic shock 
in  humans:  correlation  with  disease  severityʺ.  J  Infect Dis, 
172(1), 296‐301. 
4. Gogos CA, Drosou E, Bassaris HP, Skoutelis A  (2000),  ʺPro‐ 
versus  anti‐inflammatory  cytokine  profile  in  patients  with 
severe sepsis: a marker for prognosis and future therapeutic 
optionsʺ. J Infect Dis, 181(1), 176‐180. 
5. Gursel G, Demirtas S (2006), ʺValue of APACHE II, SOFA and 
CPIS  scores  in  predicting  prognosis  in  patients  with 
ventilator‐associated pneumoniaʺ. Respiration, 73(4), 503‐508. 
6. Hà Tấn Đức (2006), Giá trị tiên lượng của nồng độ procalcitonin 
máu trong 72 giờ đầu nhập viện trên bệnh nhân viêm phổi nặng, 
Luận văn thạc sĩ y học, ĐHYD TP.HCM, 50‐80. 
7. Harbarth  S, Holeckova K, Froidevaux C, Pittet D, Ricou B, 
Grau  GE,  et  al.  (2001),  ʺDiagnostic  value  of  procalcitonin, 
interleukin‐6,  and  interleukin‐8  in  critically  ill  patients 
admitted with  suspected  sepsisʺ. Am  J Respir Crit Care Med, 
164(3), 396‐402. 
8. Ho KM, Lee KY, Williams T, Finn  J, Knuiman M, Webb SA 
(2007), ʺComparison of Acute Physiology and Chronic Health 
Evaluation  (APACHE)  II  score with  organ  failure  scores  to 
predict hospital mortalityʺ. Anaesthesia, 62(5), 466‐473. 
9. Lê Thị Diễm Tuyết, Trần Minh Tuấn  (2009),  ʺĐánh giá  tác 
dụng của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng tại khoa 
điều  trị  tích  cực  bệnh  viện  Bạch Maiʺ.  Y Học  Thực Hành, 
668(7), tr. 84‐87. 
10. Nguyễn Nghiêm  Tuấn  (2008), Vai  trò  của procalcitonin  trong 
chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết, Luận văn thạc sĩ y học, 
ĐHYD TP.HCM, 67‐82. 
11. Peres BD, Melot C, Lopes FF, Nguyen Ba V, Vincent JL (2002), 
ʺThe Multiple Organ Dysfunction Score  (MODS) versus  the 
Sequential  Organ  Failure  Assessment  (SOFA)  score  in 
outcome predictionʺ. Intensive Care Med, 28(11), 1619‐1624. 
12. Pinsky MR, Vincent JL, Deviere J, Alegre M, Kahn RJ, Dupont 
E  (1993),  ʺSerum  cytokine  levels  in  human  septic  shock. 
Relation  to  multiple‐system  organ  failure  and  mortalityʺ. 
Chest, 103(2), 565‐575. 
13. Timsit  JF,  Fosse  JP,  Troche  G,  De  Lassence  A,  Alberti  C, 
Garrouste‐Orgeas  M,  et  al.  (2002),  ʺCalibration  and 
discrimination by daily Logistic Organ Dysfunction  scoring 
comparatively  with  daily  Sequential  Organ  Failure 
Assessment  scoring  for  predicting  hospital  mortality  in 
critically ill patientsʺ. Crit Care Med, 30(9),2003 – 2013. 
14. Trương Ngọc Hải,  Vũ  Đình Hùng,  Đỗ  Tất  Cường  (2009), 
ʺNghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị của 
liệu pháp lọc máu liên tục ở bệnh nhân suy đa tạngʺ. Y Dược 
Học Quân Sự, 34/2009, 63‐69 
Ngày nhận bài: 18/04/2013 
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 2/05/2013 
Ngày bài báo được đăng: 27/05/2013 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_moi_lien_quan_g.pdf