Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ống tai ngoài và các mối liên quan, đánh

giá kết quả điều trị viêm ống tai ngoài. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 51 bệnh nhân với 53 tai

được chẩn đoán viêm ống tai ngoài được điều trị tại phòng khám Tai Mũi Họng bệnh viện Trường Đại học

Y Dược Huế. Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng. Kết quả: Tỉ lệ ở nam (47,1%),

nữ (52,9%). Độ tuổi >15 – 30 tuổi gặp nhiều chiếm (41,2%). Bệnh nhân có tiền sử bị viêm tai giữa mạn tính

chiếm 15,7%. 37,3% bệnh nhân tiền sử có sử dụng thuốc kháng sinh, 21,6% bệnh nhân có sử dụng corticoid.

Viêm ống tai ngoài giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ 43,4%, giai đoạn mạn tính chiếm tỷ lệ 56,6%. Triệu chứng cơ

năng của bệnh nhân: ngứa tai (68,0%), đau tai (41,9%), nặng tai (22,6%). Tình trạng ống tai ngoài: mảng ráy

tai (58,5%), mủ tai (35,8%). 13,2% bệnh nhân có thủng màng nhĩ. Phân lập vi sinh vật: nấm (60,8%), vi khuẩn

(29,4%), vừa nhiễm nấm vừa nhiễm vi khuẩn (9,8%). Kết quả nuôi cấy nấm: Aspergillus (58,1%), Candida

(16,1%), cấy không ra nấm (16,1%). Kết quả định danh vi khuẩn: S. aureus (80%), P. aeruginosa (15%). Trong

viêm ống tai ngoài cấp, vi khuẩn chiểm tỷ lệ cao nhất (65,3%), viêm ống tai ngoài mạn, nấm chiểm tỷ lệ cao

nhất (96,7%). Trong viêm ống tai ngoài cấp, tình trạng đau vành tai khi kéo hoặc ấn bình tai chiếm tỷ lệ 60,9%.

Ngứa tai hay gặp nhất ở nguyên nhân do nấm (56,6%), đau tai gặp hay gặp nhất là nguyên nhân do vi khuẩn

(24,5%), cảm giác đầy nặng tai hay gặp nhất là nguyên nhân do nấm (13,2%). Vi khuẩn tụ cầu vàng trong

viêm ống tai ngoài nhạy cảm nhiều nhất với vancomycin (100%), tiếp theo là đến các loại kháng sinh khác là

gentamycin (76,5%), ciprofloxacin (64,7%). Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng điều trị chiếm 90,6%. Trong viêm ống tai

ngoài , thời gian hết triệu chứng cơ năng tại tai trung bình là 6,2 ± 2,79ngày. Kết luận: Viêm ống tai ngoài là

một bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, điều trị cho kết quả tốt.

pdf 8 trang phuongnguyen 7320
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài
68
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ỐNG TAI NGOÀI
Nguyễn Tư Thế¹, Hồ Mạnh Hùng2, Nguyễn Cảnh Lộc¹
(1) Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
(2) Bệnh viện Trung ương Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ống tai ngoài và các mối liên quan, đánh 
giá kết quả điều trị viêm ống tai ngoài. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 51 bệnh nhân với 53 tai 
được chẩn đoán viêm ống tai ngoài được điều trị tại phòng khám Tai Mũi Họng bệnh viện Trường Đại học 
Y Dược Huế. Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng. Kết quả: Tỉ lệ ở nam (47,1%), 
nữ (52,9%). Độ tuổi >15 – 30 tuổi gặp nhiều chiếm (41,2%). Bệnh nhân có tiền sử bị viêm tai giữa mạn tính 
chiếm 15,7%. 37,3% bệnh nhân tiền sử có sử dụng thuốc kháng sinh, 21,6% bệnh nhân có sử dụng corticoid. 
Viêm ống tai ngoài giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ 43,4%, giai đoạn mạn tính chiếm tỷ lệ 56,6%. Triệu chứng cơ 
năng của bệnh nhân: ngứa tai (68,0%), đau tai (41,9%), nặng tai (22,6%). Tình trạng ống tai ngoài: mảng ráy 
tai (58,5%), mủ tai (35,8%). 13,2% bệnh nhân có thủng màng nhĩ. Phân lập vi sinh vật: nấm (60,8%), vi khuẩn 
(29,4%), vừa nhiễm nấm vừa nhiễm vi khuẩn (9,8%). Kết quả nuôi cấy nấm: Aspergillus (58,1%), Candida 
(16,1%), cấy không ra nấm (16,1%). Kết quả định danh vi khuẩn: S. aureus (80%), P. aeruginosa (15%). Trong 
viêm ống tai ngoài cấp, vi khuẩn chiểm tỷ lệ cao nhất (65,3%), viêm ống tai ngoài mạn, nấm chiểm tỷ lệ cao 
nhất (96,7%). Trong viêm ống tai ngoài cấp, tình trạng đau vành tai khi kéo hoặc ấn bình tai chiếm tỷ lệ 60,9%. 
Ngứa tai hay gặp nhất ở nguyên nhân do nấm (56,6%), đau tai gặp hay gặp nhất là nguyên nhân do vi khuẩn 
(24,5%), cảm giác đầy nặng tai hay gặp nhất là nguyên nhân do nấm (13,2%). Vi khuẩn tụ cầu vàng trong 
viêm ống tai ngoài nhạy cảm nhiều nhất với vancomycin (100%), tiếp theo là đến các loại kháng sinh khác là 
gentamycin (76,5%), ciprofloxacin (64,7%). Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng điều trị chiếm 90,6%. Trong viêm ống tai 
ngoài , thời gian hết triệu chứng cơ năng tại tai trung bình là 6,2 ± 2,79ngày. Kết luận: Viêm ống tai ngoài là 
một bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, điều trị cho kết quả tốt.
Từ khóa: Viêm ống tai ngoài.
Abstract 
STUDY THE CLINICAL FEATURES, SUBCLINICAL AND EVALUATE 
THE TREATMENT RESULTS OTITIS EXTERNA
Nguyen Tu The¹, Ho Manh Hung2, Nguyen Canh Loc¹
(1) Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
(2) Hue Central Hospital
Objective: To determine the clinical features, subclinical and to evalute the treatment results otitis 
externa. Material and method: 51 patients with 53 ears were diagnosed otitis externa at Hue University of 
Medicine and Pharmacy. Methods: Cross sectional and propective studies. Results: Percentage of female 
(52.9%), male (47.1%). The most common age group is >15 – 30 years old (41.2%). Patients have antecedent 
with chronic otitis media is about 15.7%. 37.3% patients had used antibiotics, 21.6% had used corticosteroid. 
Acute otitis externa accounted for 43.4%, chronic stage accounted for 56.6%. Itching of the ear (67.9%), 
earache (41.9%), fullness (22.6%). External ear canal condition: earwax (58.5%), discharge (35.8%). 13.2% of 
patients has eardrum perforation. Isolation of microorganisms: fungi (60.8%), bacteria (29.4%), both fungi 
and bacteria (9.8%). Fungal results: Aspergillus (58.1%), Candida (16.1%), non-fungal culture (16.1%). Results 
of bacterial identification: S. aureus (80%), P. aeruginosa (15%). In acute otitis externa, the highest rate is 
bacterial infection (65.3%), chronic otitis externa, the highest rate is fungi (96.7%). In acute otitis media, 
the pain in the ear when pushed and of the pinna when pulled is 60.9%. Itching is the most symptom in 
infection by fungi (56.6%), ear pain commonly associated with bacterial infection (24.5%), fullness is most 
commonly caused by fungi (13.2%). Bacteria S. aureus in otitis externa are most sensitive to vancomycin 
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Cảnh Lộc, email: canhloc561991@gmail.com
- Ngày nhận bài: 18/10/2018; Ngày đồng ý đăng: 8/11/2018; Ngày xuất bản: 17/11/2018
69
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai ngoài bắt đầu từ vành tai đến màng nhĩ, gồm 
có vành tai và ống tai ngoài, giữ nhiệm vụ thu nhận 
và dẫn truyền sóng âm thanh từ các hướng đến 
màng nhĩ. Ống tai ngoài đi từ xoắn tai đến màng nhĩ, 
một phần ba ngoài là sụn và hai phần ba trong là ống 
xương, phần da che phủ sụn có lông chuyển, tuyến 
tiết ráy tai, có vai trò trong dẫn truyền âm thanh và 
tạo ra một hàng rào tự nhiên bảo vệ da vùng ống tai 
ngoài nhờ tác dụng của ráy tai [13].
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm của ống tai ngoài, 
có hoặc không có nhiễm trùng. Viêm ống tai ngoài có 
thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Viêm ống tai ngoài ngoài 
các triệu chứng khó chịu gây ra cho bệnh nhân thì việc 
điều trị không đúng cách và kịp thời có thể gây ra các 
biến dạng của tai ngoài, gây ảnh hưởng đến vấn đề 
thẩm mĩ. Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về 
tình hình viêm ống tai ngoài cũng như đánh giá kết 
quả điều trị viêm ống tai ngoài tại Việt Nam.
Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu 
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị 
viêm ống tai ngoài" nhằm hai mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
viêm ống tai ngoài và các mối liên quan.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm ống tai ngoài.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 51 bệnh nhân với 53 tai được chẩn đoán 
viêm ống tai ngoài được điều trị tại phòng khám Tai 
Mũi Họng Trường Đại học Y dược Huế từ 03/2018 
đến 08/2018.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả những bệnh nhân 
có triệu chứng nghi ngờ viêm ống tai ngoài: ngứa tai, 
đầy nặng tai, giảm thính lực, đau tai có mủ tai hoặc 
mảng nghi ngờ nấm, làm xét nghiệm định danh vi 
khuẩn dương tính và/hoặc soi tươi, cấy bệnh phẩm 
lấy từ ống tai có nấm.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không tuân thủ 
điều trị.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, 
mô tả, có can thiệp lâm sàng
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu:
- Bộ khám tai mũi họng thông thường, ống soi 
tai, kẹp nhỏ vô khuẩn và dụng cụ lấy ráy tai vô khuẩn.
- Que tăm bông vô trùng lấy bệnh phẩm, lọ vô 
khuẩn đựng bệnh phẩm lấy từ tai ngoài.
- Môi trường nuôi cấy nấm và vi khuẩn, dụng cụ 
làm kháng sinh đồ.
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá:
2.2.3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng:
- Giới, tuổi, địa dư.
- Tiền sử sử dụng thuốc điều trị có ảnh hưởng 
đến bệnh sinh, chấn thương tai
- Phân loại giai đoạn bệnh viêm ống tai ngoài
- Thói quen lấy ráy tai, phân loại tai viêm nhiễm
- Triệu chứng cơ năng
Tình trạng ống tai ngoài, màng nhĩ
Kết quả phân lập vi sinh vật.
Đánh giá kết quả kháng sinh đồ của bệnh nhân bị 
nhiễm tụ cầu vàng gây bệnh.
2.2.3.2. Đánh giá kết quả điều trị
Đánh giá lại các triệu chứng lâm sàng, nội soi ống 
tai ngoài, màng nhĩ sau 4 tuần điều trị.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 51 bệnh nhân với 53 tai được 
chẩn đoán viêm ống tai ngoài tại phòng khám Tai 
Mũi Họng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, 
chúng tôi có được một số kết quả như sau:
3.1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
viêm ống tai ngoài và các mối liên quan 
3.1.1. Tuổi và giới
Nữ giới (52,9%) tương đương với nam giới 
(47,1%).
Nhóm tuổi >15 – 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 41,2%. 
Tiếp theo đến nhóm tuổi >30 – 45, >45 – 60 (19,6% 
Tuổi trung bình mắc bệnh: 34,6 ± 18,2.
3.1.2. Địa dư
(100%), gentamicin (76.5%), ciprofloxacin (64.7%). The proportion of patients responding to treatment is 
90.6%. In external ear inflammation, the mean time at end of symptom is 6.2 ± 2.79 days. Conclusions: Otitis 
externa is a common disease, encountered at many ages and treatment has a good result.
Key words: otitis externa.
Địa dư Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Nông thôn 27 52,9
Thành thị 24 47,1
Tổng 51 100,0
70
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.3. Tiền sử bệnh viêm tai
15,7% bệnh nhân có tiền sử bị viêm tai giữa mạn tính.
3.1.4. Tiền sử sử dụng thuốc điều trị có ảnh hưởng đến bệnh sinh
Tiền sử sử dụng thuốc Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Kháng sinh 19 37,3
Corticoid 11 21,6
Kháng nấm 2 3,9
Có 37,3% bệnh nhân tiền sử có sử dụng thuốc kháng sinh, 21,6% bệnh nhân có sử dụng corticoid và 3,9% 
bệnh nhân có sử dụng thuốc kháng nấm.
3.1.5. Thói quen lấy ráy tai
Thói quen lấy ráy tai Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Tại tiệm cắt tóc 31 60,8
Tự lấy 20 39,2
Tổng 51 100,0
Bệnh nhân có thói quen lấy ráy tai tại tiệm cắt tóc (60,8%) cao hơn số bệnh nhân tự lấy ráy tai (29,2%).
3.1.6. Phân loại tai viêm nhiễm
Tai viêm nhiễm Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Tai trái 24 47,1
Tai phải 25 49,0
Hai tai 2 3,9
Trong viêm ống tai ngoài, chủ yếu gặp ở 1 tai, với tỷ lệ tai phải là 49,0%, tái trái là 47,1%. Chỉ có 3,9% bệnh 
nhân bị viêm ống tai ngoài 2 bên.
3.1.7. Tiền sử chấn thương tai
Tiền sử chấn thương tai Số tai Tỷ lệ %
Có chấn thương tai 16 30,2
Không có chấn thương tai 37 69,8
Tổng 53 100,0
 Trong mẫu nghiên cứu có 37/53 tai (69,8%) không có tiền sử chấn thương tai và 16/53 tai (30,2%) có tiền 
sử chấn thương tai.
3.1.8. Phân loại giai đoạn bệnh viêm ống tai ngoài
Giai đoạn Số tai Tỷ lệ %
Cấp tính 23 43,4
Mạn tính 30 56,6
Ác tính 0 0,0
Tổng 53 100,0
Bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ 23/53 tai (43,4%), giai đoạn mạn tính chiếm tỷ lệ 23/53 
(56,6%).
3.1.9. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng Số tai Tỷ lệ %
Ngứa tai 36 68,0
Cảm giác đầy, nặng tai 12 22,6
Đau tai 26 49,1
71
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Triệu chứng ngứa tai (68,0%) và đau tai (41,9%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Triệu chứng đầy, nặng tai chiếm tỷ 
lệ thấp nhất (22,6%).
3.1.10. Tình trạng ống tai ngoài
Tình trạng ống tai ngoài Số tai Tỷ lệ %
Mủ 19 35,8
Mảng ráy tai 31 58,5
Vảy khô 3 5,7
Tổng 53 100,0
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu gặp mảng ráy tai (58,5%), mủ tai (35,8%).
3.1.11. Tình trạng màng nhĩ
Tình trạng màng nhĩ Số tai Tỷ lệ %
Thủng 7 13,2
Không thủng 46 86,8
Tổng 53 100,0
Có 7/53 tai (13,2%) có thủng màng nhĩ và 46/53 tai (86,8%) không có thủng màng nhĩ.
3.1.12. Kết quả phân lập vi sinh vật
Vi sinh vật Số tai Tỷ lệ %
Nấm 31 60,8
Vi khuẩn 15 29,4
Vi khuẩn + Nấm 5 9,8
Tổng 51 100,0
Phân lập vi sinh vật cho kết quả chủ yếu là nấm (60,8%). Vi khuẩn chiếm tỷ lệ 29,4%, vừa nhiễm nấm vừa 
nhiễm vi khuẩn (9,8%).
3.1.13. Kết quả nuôi cấy nấm
Kết quả nuôi cấy nấm aspergillus chiếm tỷ lệ cao nhất (58,1%),
Tiếp theo là chủng nấm candida (16,1%), soi tươi (+) nhưng nuôi cấy không ra nâm (16,1%). Trong 21 bệnh 
phẩm nuôi cấy ra nấm aspergillus thì A. terrus chiếm 81%, tiếp theo là nấm A. flavus (14,3%) và 1/21 bệnh 
phẩm là A. niger.
3.1.14. Kết quả định danh vi khuẩn
Kết quả định danh vi khuẩn thì nhiễm S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), 15% bị nhiễm P. aeruginosa.
3.1.15. Mối liên quan giữa thể lâm sàng và nguyên nhân
Thể lâm sàng
Nguyên nhân
Viêm OTN cấp Viêm OTN mạn Chung
Số tai % Số tai % Số tai %
Nấm 2 8,7 29 96,7 31 58,5
Vi khuẩn 15 65,3 1 3,3 14 30,2
Vi khuẩn + Nấm 5 21,7 0 0,0 5 9,4
Eczema 1 4,3 0 0,0 1 1,9
Tổng 23 100,0 30 100,0 53 100,0
Trong viêm ống tai ngoài cấp, nguyên nhân vi khuẩn chiểm tỷ lệ cao nhất (65,3%), tiếp sau là do nhiễm vi 
khuẩn + nấm (21,7%), nấm (8,7%), eczema tai (4,3%). 
Trong viêm ống tai ngoài mạn, nguyên nhân nấm chiểm tỷ lệ cao nhất (96,7%), tiếp sau là do nhiễm vi 
khuẩn (3,3%). 
72
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.16. Tình trạng đau khi kéo hoặc ấn vành tai
Thể lâm sàng
Đau khi kéo hoặc ấn vành tai
Viêm OTN cấp Viêm OTN mạn Chung
Số tai % Số tai % Số tai %
Có 14 60,9 1 3,3 15 28,3
Không 9 39,1 29 96,7 38 71,7
Tổng 23 100,0 30 100,0 53 100,0
Trong viêm ống tai ngoài cấp, tình trạng đau vành tai khi kéo hoặc ấn bình tai chiếm tỷ lệ 60,9%.
Trong viêm ống tai ngoài mạn, tình trạng đau vành tai khi kéo hoặc ấn bình tai chiếm tỷ lệ 3,3%. Còn tình 
trạng không đau khi ấn hoặc kéo bình tai chiếm 96,7%. 
3.1.17. Mối liên quan giữa triệu chứng cơ năng với nguyên nhân
Triệu chứng cơ năng
Nguyên nhân
Ngứa tai Đầy nặng tai Đau tai
Số tai % Số tai % Số tai %
Nấm 30 56,6 7 13,2 8 15,1
Vi khuẩn 2 3,8 4 7,5 13 24,5
Vi khuẩn + Nấm 3 5,7 1 1,9 4 7,5
Eczema 1 1,9 0 0,0 1 1,9
Tổng 36 68,0 12 22,6 26 49,0
Ngứa tai hay gặp nhất ở nguyên nhân do nấm (56,6%), tiếp sau đến vi khuẩn + nấm (5,7%).
Cảm giác đầy nặng tai hay gặp nhất là nguyên nhân do nấm (13,7%), tiếp theo đến nguyên nhân vi khuẩn 
(7,5%).
Đau tai gặp hay gặp nhất là nguyên nhân do vi khuẩn (24,5%), tiếp theo đến nguyên nhân do nấm (15,1%).
3.1.18. Kết quả kháng sinh đồ của tụ cầu vàng
Bảng 3.3. Kết quả kháng sinh đồ của tụ cầu vàng
Kháng sinh Test
Nhạy cảm Trung gian Đề kháng
n % n % n %
Penicillin 16 2 12,5 5 31,2 9 56,3
Cefoxitin 17 6 35,3 2 11,8 9 52,9
Tetracycline 17 10 58,8 0 0,0 7 41,2
Erythromycin 17 4 23,5 1 5,9 12 70,6
Chloramphenicol 15 4 26,7 4 26,7 7 46,6
Ciprofloxacin 17 11 64,7 1 5,9 5 29,4
Gentamycin 17 13 76,5 1 5,9 3 17,6
Vancomycin 16 16 100,0 0 0,0 0 0,0
Ceftriaxon 4 3 75,0 1 25,0 0 0,0
Trong nghiên cứu của chúng tôi, vi khuẩn S. au-
reus trong viêm ống tai ngoài nhạy cảm nhiều nhất 
với vancomycin (100%), tiếp theo là đến các loại 
kháng sinh khác là gentamycin (76,5%), ciprofloxacin 
(64,7%), tetracycline (58,8%).
3.2. Đánh giá kết quả điều trị viêm ống tai ngoài
3.2.1. Kết quả điều trị viêm ống tai ngoài
Tỷ lệ đáp ứng điều trị chiếm 90,6%.
Tỷ lệ điều trị thất bại là 9,4%.
3.2.2. Thời gian hết triệu chứng cơ năng tại tai
Trong viêm ống tai ngoài, thời gian hết triệu 
chứng cơ năng tại tai trung bình là 6,2 ± 2,79 ngày. 
Thời gian hết triệu chứng dài nhất là 14 ngày, ngắn 
nhất là 2 ngày.
3.2.3. Mối liên quan giữa tình trạng màng nhĩ 
và kết quả điều trị
Trong nhóm có màng nhĩ thủng, tỷ lệ đáp ứng 
điều trị là 57,1%.
73
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Trong nhóm có màng nhĩ không thủng, tỷ lệ đáp 
ứng điều trị là 95,7%.
4. BÀN LUẬN
4.1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
viêm ống tai ngoài và các mối liên quan.
4.1.1. Tuổi và giới
Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ viêm ống tai ngoài ở 
nữ giới (52,9%) khá tương đồng so với nam giới 
(47,1%). Nữ giới (53,9%) bị viêm ống tai ngoài nhiều 
hơn nam giới. Kết quả này tương đồng với kết quả 
của Heward [7] và Dibb [5].
Bệnh viêm ống tai ngoài gặp ở nhóm tuổi >15 – 
30 chiếm tỷ lệ cao nhất 41,2%.
Kết quả này tương đồng với kết quả của Pradhan 
[12], Agarwal [4]. Bệnh viêm ống tai ngoài gặp ở mọi 
lứa tuổi, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên.
4.1.2. Địa dư
Bệnh nhân sinh sống nhiều hơn tại nông thôn với 
52,9%. Theo nghiên cứu của Mogadam, tỷ lệ bệnh 
nhân sống ở nông thôn chiếm 38,5%, thành thị cao 
hơn với 61,5% [11]. Theo chúng tôi có thể do bệnh 
nhân ở nông thôn có đời sống và chăm sóc sức khỏe 
ban đầu kém hơn nên thường bị viêm nhiễm ống tai 
ngoài hơn.
4.1.3. Tiền sử bệnh viêm tai
Có 15,7% bệnh nhân có tiền sử bị viêm tai giữa 
mạn tính. Theo nghiên cứu của Lê Chí Thông, có 
35,9% bệnh nhân có tiền sử viêm tai giữa mạn tính 
có viêm ống tai ngoài [2], nghiên cứu của Hueso là 
64% [8]. Tỷ lệ mắc bệnh ở những bệnh nhân có tiền 
sử viêm tai giữa mạn tính hay gặp vì màng nhĩ ở 
những bệnh nhân này bị thủng, ống tai thường ẩm, 
chảy dịch tai là điều kiện thuận lợi cho viêm ống tai 
ngoài phát triển.
4.1.4. Tiền sử sử dụng thuốc điều trị có ảnh 
hưởng đến bệnh sinh
Theo kết quả bảng 3.5, có 37,3% bệnh nhân 
tiền sử có sử dụng thuốc kháng sinh, 21,6% bệnh 
nhân có sử dụng corticoid. Nghiên cứu của chúng 
tôi tương tự Lê Chí Thông, tỷ lệ bệnh nhân điều trị 
kháng sinh trước đó là 43,7% [2], Hueso là 98% [8], 
Geyer là 16% [6]. Như vậy chính tình trạng sử dụng 
thuốc kháng sinh bừa bãi trong cộng đồng dẫn tới 
tình trạng rối loạn khuẩn chí tại ống tai, tạo điều kiện 
môi trường cho các tác nhân gây bệnh viêm ống tai 
ngoài phát triển, đặc biệt là nấm.
4.1.5. Thói quen lấy ráy tai
Bệnh nhân có thói quen lấy ráy tai tại tiệm cắt tóc 
(60,8%) cao hơn số bệnh nhân tự lấy ráy tai (29,2%). 
Việc sử dụng dụng cụ lấy ráy tai chung ở tiệm cắt tóc 
trong cộng đồng là cao và điều này làm lây lan bệnh 
viêm ống tai ngoài trong cộng đồng.
4.1.6. Phân loại tai viêm nhiễm
Trong viêm ống tai ngoài, chủ yếu gặp ở 1 tai, với 
tỷ lệ tai phải là 49,0%, tái trái là 47,1%. Theo nghiên 
cứu của Agarwal, 96,6% bệnh nhân bị một bên tai 
[4]. Như vậy có thể thấy viêm ống tai ngoài thường 
gặp một bên.
4.1.7. Tiền sử chấn thương tai
Trong mẫu nghiên cứu có 30,2% số tai bệnh 
có tiền sử chấn thương. Tỷ lệ bệnh nhân bị chấn 
thương ống tai ngoài trước khi bị viêm ống tai ngoài 
là khá cao. Chấn thương ống tai là điều kiện thuận 
lợi và hay gặp gây viêm ống tai ngoài. Chấn thương 
ống tai xảy ra do việc sử dụng máy trợ thính hoặc 
nút tai [16].
4.1.8. Phân loại giai đoạn bệnh viêm ống tai 
ngoài
Giai đoạn cấp tính tỷ lệ 23/53 tai (43,4%). Giai 
đoạn mạn tính chiếm tỷ lệ 30/53 tai (56,6%). Sự khác 
biệt này theo chúng tôi vì người dân còn ít lo lắng về 
tình trạng sức khỏe của bản thân. Những viêm ống 
tai ngoài cấp gây nên triệu chứng rầm rộ làm ảnh 
hưởng nhiều đến cuộc sống mới làm họ đi khám, 
còn viêm ống tai ngoài mạn tính triệu chứng xảy ra 
đã lâu và không quá nghiêm trọng nên bệnh nhân 
chịu đựng được. Ngoài ra việc dùng thuốc không đủ 
liều cũng góp phần làm cho tình trang viêm mạn tính 
tăng cao hơn.
4.1.9. Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng ngứa tai (67,9%) và đau tai (49,1%) 
chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp sau là cảm giác đầy, nặng 
tai (22,6%). Theo Pradhan, tỷ lệ các triệu chứng chí-
nh như sau: đau tai: 86%, ngứa 93%, đầy tai: 96% 
[12]. Theo Hui, đau tai: 70%, ngứa tai: 60%, đầy tai: 
22% [9]. Như vậy có thể thấy rằng đau và ngứa tai 
là triệu chứng chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao trong bệnh 
viêm ống tai ngoài. Các triệu chứng đầy tai và ù tai 
thay đổi tùy theo tình trạng của ống tai ngoài.
4.1.10. Tình trạng ống tai ngoài
Tình trạng ống tai ngoài trong mẫu nghiên cứu 
của chúng tôi chủ yếu gặp mảng ráy tai (58,5%), 
mủ tai (35,8%). Tình trạng này phụ thuộc nhiều vào 
nguyên nhân gây bệnh trên từng bệnh nhân. 
4.1.11. Tình trạng màng nhĩ
Có 13,2% (7/53 tai) có thủng màng nhĩ và 86,8% 
(46/53 tai) không có thủng màng nhĩ. Những trường 
hợp viêm tai giữa mạn tính có thủng màng nhĩ kèm 
theo rối loạn chức năng vòi tai, viêm ống tai ngoài 
rất khó điều trị thành công do bệnh lý tai giữa kéo 
dài mạn tính, đặc biệt là nấm tai [8].
4.1.12. Kết quả phân lập vi sinh vật
Phân lập vi sinh vật cho kết quả chủ yếu là nấm 
(60,8%). Vi khuẩn chiếm tỷ lệ 29,4% bệnh nhân. 
Theo chúng tôi, sở dĩ tỷ lệ nấm lại cao như vậy vì 
nhiều nguyên nhân. Thứ nhất: Theo Sander, nhiễm 
nấm tai là kết quả của việc điều trị kéo dài những 
nhiễm trùng tại ống tai dẫn theo sự nhiễm nấm và 
vi khuẩn [15]. Hiện nay việc sử dụng kháng sinh bừa 
74
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
bãi và không đủ liệu trình là khá phổ biến. Thứ hai: 
Nấm là tác nhân gây bệnh trong viêm ống tai ngoài 
khi môi trường quá mức ẩm và nhiệt. Agarwal chỉ ra 
rằng tỷ lệ nhiễm nấm khác nhau tùy từng nơi trên 
thế giới. Tần suất sẽ cao hơn ở khu vực nóng, ẩm, 
đặc biệt là khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới [4]. 
Thứ 3, tỷ lệ nấm không phải là thấp mà là do chưa 
được lưu ý tới nên thường bị bỏ qua [1].
4.1.13. Kết quả nuôi cấy nấm
Kết quả nuôi cấy nấm aspergillus chiếm tỷ lệ 
cao nhất (58,1%), tiếp theo là chủng nấm candida 
(16,1%). Điều này tương tự như kết quả nghiên cứu 
của Lê Chí Thông: Aspergillus 82,4%, candida 9,8% 
[2], Lê Thị Tuyết: Aspergillus 84,8%, candida 15,2% 
[3], Kaur: Aspergillus 79,4, candida 13,7% [10]. 
4.1.14. Kết quả định danh vi khuẩn
 80% tai bệnh bị nhiễm Staphylococcus aureus, 
15% tai bệnh bị nhiễm Pseudomonas aeruginosa. 
Rosenfeld đã đánh giá một cách tổng quát hơn tỷ lệ 
gây bệnh của S. aureus: 10 – 70%, P. aeruginosa: 20 
– 60% [14]. Như vậy có thể thấy được S. aureus và P. 
aeruginosa là 2 loại vi khuẩn chủ yếu gây nên viêm 
ống tai ngoài do vi khuẩn.
4.1.15. Mối liên quan giữa thể lâm sàng và 
nguyên nhân
Trong viêm ống tai ngoài cấp, nguyên nhân vi 
khuẩn chiểm tỷ lệ cao nhất (65,3%)
Trong viêm ống tai ngoài mạn, nguyên nhân nấm 
chiểm tỷ lệ cao nhất (96,7%)
4.1.16. Tình trạng đau khi kéo hoặc ấn vành tai
Trong viêm ống tai ngoài cấp, tình trạng đau 
vành tai khi kéo hoặc ấn bình tai chiếm tỷ lệ 60,9%. 
Trong viêm ống tai ngoài mạn, tình trạng đau vành 
tai khi kéo hoặc ấn bình tai chiếm tỷ lệ 3,3%
Theo tác giả Hui, triệu chứng phân biệt viêm ống 
tai ngoài cấp tính với viêm tai giữa có chảy mủ và 
nấm tai chính là đau khi ấn hoặc ấn vành tai [9]. Một 
số bệnh nhân trước khi đến khám có thể đã sử dụng 
kháng sinh, kháng viêm nên triệu chứng này có thể 
âm tính tuy nhiên khi hỏi về bệnh sử sẽ giúp ta chẩn 
đoán chính xác được nguyên nhân bệnh lý trên lâm 
sàng.
4.1.17. Mối liên quan giữa triệu chứng cơ năng 
với nguyên nhân
Trong mẫu nghiên cứu, có thể thấy được rằng 
triệu chứng ngứa tai gặp trong 68% số tai bệnh, 
đau tai gặp trong 49% và triệu chứng đầy nặng tai 
gặp trong 22,6%. Trong đó, ngứa tai hay gặp nhất ở 
nguyên nhân do nấm (56,6%). Cảm giác đầy nặng tai 
hay gặp nhất là nguyên nhân do nấm (13,2%). Đau 
tai hay gặp nhất là nguyên nhân do vi khuẩn (24,5%).
4.1.18. Kết quả kháng sinh đồ của tụ cầu vàng
Vi khuẩn tụ cầu vàng trong viêm ống tai ngoài 
nhạy cảm nhiều nhất với vancomycin (100%), tiếp 
theo là đến các loại kháng sinh gentamycin (76,5%), 
ciprofloxacin (64,7%)
Nghiên cứu của Heward cho thấy S. aureus với 
gentamycin nhạy cảm 100% [5]. Nghiên cứu của 
Geyer cho kết quả khá tương đồng với chúng tôi: 
S. aureus 54% nhạy cảm với gentamycin, đối với vi 
khuẩn kỵ khí chỉ nhạy cảm với metronidazole [6].
Wipperman nghiên cứu có kết luận: 70 – 90% 
kháng sinh nhóm flouroquinolon và aminoglucosid 
có tác dụng lâm sàng trong viêm ống tai ngoài [16]. 
Như vậy gentamycin và ciprofloxacin vẫn là những 
kháng sinh được sử dụng tốt trong điều trị viêm ống 
tai ngoài do vi khuẩn S. aureus.
4.2. Đánh giá kết quả điều trị viêm ống tai ngoài
4.2.1. Kết quả điều trị viêm ống tai ngoài
Tỷ lệ đáp ứng điều trị chiếm 90,6% và tỷ lệ điều 
trị thất bại là 9,4%. Bệnh nhân thất bại đa phần là bị 
nhiễm nấm. Điều trị nấm phải kéo dài ít nhất là 14 
ngày [2]. Chính vì kéo dài như vậy mà triệu chứng lại 
nhanh hết làm cho bệnh nhân không tuân thủ điều 
trị, dễ dẫn tới thất bại.
4.2.2. Thời gian hết triệu chứng cơ năng tại tai
Thời gian hết triệu chứng cơ năng tại tai trung 
bình là 6,2 ± 2,79ngày. Thời gian hết triệu chứng dài 
nhất là 14 ngày, ngắn nhất là 2 ngày. 
Trong thời gian đầu, bệnh nhân được vệ sinh tai, 
lấy sạch mủ và mảng ráy, điều trị tạo chỗ làm giảm 
bớt các triệu chứng cơ năng nhanh chóng biến mất
4.2.3. Mối liên quan giữa tình trạng màng nhĩ 
và kết quả điều trị
Trong nhóm có màng nhĩ thủng, tỷ lệ số tai bệnh 
điều trị thất bại là 49,2%, cao hơn so với nhóm tai 
bệnh có màng nhĩ không thủng (4,3%). Thủng màng 
nhĩ là yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả điều trị. 
Những bệnh nhân có lỗ thủng màng nhĩ thường 
có tình trạng viêm tai giữa mạn tính. Đây là yếu tố 
thuận lợi cho viêm ống tai ngoài phát triển.
Ở những bệnh nhân có màng nhĩ thủng thường 
không tuân thủ cách bôi thuốc. Bệnh nhân sợ đưa 
thuốc vào tai sẽ làm tổn thương màng nhĩ. Cùng với 
đó là tình trạng mủ tai làm cho bệnh lý tồn tại dai 
dẳng, điều trị thất bại.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 51 bệnh nhân với 53 tai được 
chẩn đoán và điều trị tại phòng khám Tai Mũi Họng 
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 
3/2018 đến tháng 8/2018. Chúng tôi rút ra một số 
kết luận như sau:
1. Đặc điểm và mối liên quan giữa lâm sàng và cận 
lâm sàng trong bệnh viêm ống tai ngoài
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả hai giới, người lớn 
(88,2%) gặp nhiều nhiều hơn trẻ em (11,2%). Nhóm 
tuổi > 15 – 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 41,2%.
Tuổi trung bình mắc bệnh: 34,6 ± 18,2. Tuổi nhỏ 
nhất là 11, tuổi lớn nhất là 92.
75
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bệnh nhân sinh sống tại thành thị (47,1%) và 
nông thôn (52,9%) tương đương nhau.
15,7% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có tiền 
sử bị viêm tai giữa mạn tính. 
37,3% bệnh nhân tiền sử có sử dụng kháng sinh, 
21,6% có sử dụng corticoid.
Bệnh nhân có thói quen lấy ráy tai tại tiệm cắt 
tóc (60,8%) cao hơn tự lấy ráy tai (29,2%).
Có 30,2% số tai bệnh có tiền sử chấn thương tai.
Tần suất triệu chứng cơ năng: ngứa tai (68,0%), 
đau tai (41,9%), nặng tai (22,6%).
Số tai bệnh ở giai đoạn cấp tính chiếm tỷ lệ 
43,4%, giai đoạn mạn tính chiếm tỷ lệ 56,6%.
Có 13,2% số tai có thủng màng nhĩ.
Phân lập vi sinh vật cho kết quả là nấm (60,8%), 
vi khuẩn (29,4%), vừa nhiễm nấm vừa nhiễm vi 
khuẩn (9,8%).
Kết quả nuôi cấy nấm aspergillus chiếm tỷ lệ 
cao nhất (58,1%), tiếp theo là chủng nấm candida 
(16,1%), soi tươi (+) nhưng nuôi cấy không ra nấm 
(16,1%).
Kết quả định danh vi khuẩn thì nhiễm Staphylo-
coccus aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (80%), 15,0% 
bệnh nhân bị nhiễm Pseudomonas aeruginosa.
Ngứa tai hay gặp nhất ở nguyên nhân do nấm 
(56,6%). Đau tai gặp hay gặp nhất là nguyên nhân 
do vi khuẩn (24,5%), tiếp theo đến nguyên nhân do 
nấm (15,1%).
Trong viêm ống tai ngoài cấp, nguyên nhân vi 
khuẩn chiểm tỷ lệ cao nhất (65,3%), tiếp sau là do 
nhiễm vi khuẩn + nấm (21,7%), 
Trong viêm ống tai ngoài mạn, nguyên nhân nấm 
chiểm tỷ lệ cao nhất (96,7%).
Vi khuẩn trong viêm ống tai ngoài nhạy cảm 
nhiều nhất với vancomycin (100%), tiếp theo là đến 
các loại kháng sinh khác là gentamycin (76,5%), ci-
profloxacin (64,7%), tetracycline (58,8%).
Vi khuẩn trong viêm ống tai ngoài nhạy cảm thấp 
nhất với kháng sinh penicillin (12,5%), tiếp theo đến 
các loại kháng sinh khác erythromycin (23,5%), chlo-
ramphenicol (26,7%), cefoxitin (35,3%).
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm ống tai ngoài
Tỷ lệ đáp ứng điều trị chiếm 90,6%. Tỷ lệ điều trị 
thất bại là 9,4%.
Trong viêm ống tai ngoài, thời gian hết triệu 
chứng cơ năng tại tai trung bình là 6,2 ± 2,79 ngày.
Thời gian hết triệu chứng dài nhất là 14 ngày, 
ngắn nhất là 2 ngày.
Trong nhóm có màng nhĩ thủng, tỷ lệ đáp ứng 
điều trị là 57,1%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc Liễn (2006), “Nấm tai”, Giản yếu bệnh học 
Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 80 - 81.
2. Lê Chí Thông (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm tai tại 
Huế”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học 
Y dược Huế.
3. Lê Thị Tuyết, Trần Quốc Kham (2007), “Tình hình 
nhiễm nấm ở những bệnh nhân bị viêm ống tai ngoài đến 
xét nghiệm tại phòng ký sinh trùng bệnh viện Đại học Y 
Thái Bình”, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh 
ký sinh trùng, số 1, tr. 88 – 92.
4. Agarwal P, Devi L S (2017), “Otomycosis in a 
Rural Community Attending a Tertiary Care Hospital: 
Assessment of Risk Factors and Identification of Fungal 
and Bacterial Agents”, Journal of Clinical and Diagnostic 
Research, 11(6), pp. 14 – 18.
5. Dibb W L (1991), “Microbial aetiology of otitis 
externa”, Journal of Infection, 22(3), pp. 233 - 239.
6. Geyer M, Howell-Jones R, Cunningham R, McNulty 
C (2011), “Consensus of microbiology reporting of ear 
swab results to primary care clinicians in patients with 
otitis externa”, British Journal of Biomedical Science, 
68(4), pp. 174 - 180.
7. Heward E, Cullen M, Hobson J (2018), “Microbiology 
and antimicrobial susceptibility of otitis externa: a 
changing pattern of antimicrobial resistance”, The Journal 
of Laryngology and Otology, 132(4), pp. 314 - 317.
8. Hueso G P, Jiménez A S, Gil-Carcedo S E, Gil-Carcedo 
G L M, Ramos S C, Vallejo V L A (2005), “Presumption 
diagnosis: otomycosis. A 451 patients study”, Acta 
Otorrinolaringol Esp, 56(5), pp. 181 - 186.
9. Hui C P (2013), “Acute otitis externa”, Paediatrics 
and Child Health, 18(2), pp. 96 - 98.
10. Kaur R, Mittal N, Kakkar M, Aggarwal A K, Mathur 
M D (2000), “Otomycosis: a clinicomycologic study”, Ear 
Nose Throat Journal, 79(8), pp. 606 - 609.
11. Mogadam A Y, Asadi M A, Rohullah Dehghani, 
Hooshyar H (2009), “The prevalence of otomycosis in 
Kashan, Iran, during 2001-2003”, Jundishapur Journal of 
Microbiology, 2(1), pp. 18 - 21.
12. Pradhan B, Tuladhar N R, Amatya R M (2003), 
“Prevalence of otomycosis in outpatient department of 
otolaryngology in Tribhuvan University Teaching Hospital, 
Kathmandu, Nepal”, Annals of Otology, Rhinology and 
Laryngology, 112(4), pp. 384 - 387.
13. Probst R, Grevers G, Iro H (2006), “The External 
Ear”, Basic Otorhinolaryngolog, Thieme Publish, New 
York, pp. 208 – 225.
14. Rosenfeld R M, Schwartz S R, Cannon C R, Roland 
P S, Simon G R, Kumar K A, Huang W W, Haskell H W, 
Robertson P J (2014), “Clinical practice guideline: acute 
otitis externa executive summary”, Otolaryngology – 
Head and Neck Surgery, 150(2), pp. 161 - 168.
15. Sander R (2001), “Otitis Externa: A Practical Guide 
to Treatment and Prevention”, American Family Physician, 
63(5), pp. 927 - 936.
16. Wipperman J (2014), “Otitis Externa”, Primary 
Care: Clinics in Office Practice, 41(1), pp. 1 – 9.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tr.pdf