Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường ăn

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dị vật đường ăn là một cấp cứu trong lĩnh vực Tai Mũi Họng, kiến thức của quần chúng nhân

dân về dị vật đường ăn còn một số hạn chế. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả

điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Đối tượng

và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến cứu từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2016 có tổng số

137 bệnh nhân đến khám và điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình là 35 tuổi. Tỷ lệ giới: nam (51,8%), nữ (48,2%).

Người lớn (84,7%) gặp nhiều hơn trẻ em (15,3%). Nhóm tuổi gặp cao nhất là từ 16-30 tuổi (32,8%). Có 95,7%

là dị vật hữu cơ, 4,3% là dị vật vô cơ. Có 90,5% bệnh nhân vào khám và điều trị ở giai đoạn chưa viêm, 8,0% ở

giai đoạn viêm và 1,5% ở giai đoạn biến chứng. Dị vật mắc ở họng (73,7%), dị vật mắc ở thực quản (26,3%). Gắp

dị vật trực tiếp 54%,gắp dị vật gián tiếp qua gương 11,7% và nội soi 8%, soi thực quản ống cứng 17,5%, soi

thực quản ống mềm 7,3%, mở cạnh cổ 1,5%. Kết luận: Đối với dị vật họng miệng có thể lấy dị vật trực tiếp,

với dị vật họng thanh quản lấy gián tiếp qua gương và nội soi. Đối với dị vật thực quản phương pháp ưu thế

là soi lấy dị vật bằng nội soi ống cứng.

pdf 7 trang phuongnguyen 4420
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường ăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường ăn

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường ăn
63
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Địa chỉ liên hệ: Lê Thanh Thái, email: thslethanhthai@gmail.com
- Ngày nhận bài: 10/8/2016; Ngày đồng ý đăng: 12/9/2016; Ngày xuất bản: 20/9/2016
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
Võ Hoàng Cường1, Đặng Thanh1, Trần Phương Nam2, Lê Thanh Thái1
(1) Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế
(2) Bệnh viện Trung ương Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dị vật đường ăn là một cấp cứu trong lĩnh vực Tai Mũi Họng, kiến thức của quần chúng nhân 
dân về dị vật đường ăn còn một số hạn chế. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả 
điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Đối tượng 
và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến cứu từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2016 có tổng số 
137 bệnh nhân đến khám và điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình là 35 tuổi. Tỷ lệ giới: nam (51,8%), nữ (48,2%). 
Người lớn (84,7%) gặp nhiều hơn trẻ em (15,3%). Nhóm tuổi gặp cao nhất là từ 16-30 tuổi (32,8%). Có 95,7% 
là dị vật hữu cơ, 4,3% là dị vật vô cơ. Có 90,5% bệnh nhân vào khám và điều trị ở giai đoạn chưa viêm, 8,0% ở 
giai đoạn viêm và 1,5% ở giai đoạn biến chứng. Dị vật mắc ở họng (73,7%), dị vật mắc ở thực quản (26,3%). Gắp 
dị vật trực tiếp 54%,gắp dị vật gián tiếp qua gương 11,7% và nội soi 8%, soi thực quản ống cứng 17,5%, soi 
thực quản ống mềm 7,3%, mở cạnh cổ 1,5%. Kết luận: Đối với dị vật họng miệng có thể lấy dị vật trực tiếp, 
với dị vật họng thanh quản lấy gián tiếp qua gương và nội soi. Đối với dị vật thực quản phương pháp ưu thế 
là soi lấy dị vật bằng nội soi ống cứng.
Từ khóa: Dị vật đường ăn
Abtract
CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS AND RESULTS 
FROM TREATMENT OF FOREIGN BODIES INGESTION
Vo Hoang Cuong1, Dang Thanh1, Tran Phuong Nam2, Le Thanh Thai1
(1) Hue University of Medicine and Pharmacy – Hue University
(2) Hue Central Hospital
, Hue Central Hospital
Background: Foreign bodies ingestion is a emergency in otology, knowledge of people about foreign 
bodies ingestion is not enough. Objective: To study the clinical characteristics, paraclinical characteristics 
and results of treatment from foreign bodies ingestion in Hue Central Hospital and Hue University Hospital. 
Methods and patiens: A cross descriptive and prospective study over the period from 6/2014 to 5/2016, total 
are 137 patients come to be diagnosised and treatmented. Results: the average age is 35 years old. Gender: 
male (51.8%) and women (48.2%). Adults (84.7%) having more than children (15.3%). Age group from 16-30 
years is highest (32.8%). There are 95.7% of organic foreign bodies, 4.3% are inorganic foreign bodies. There 
are 90.5% of patients on diagnosis and treatment in stages less inflammation, arthritis 8.0% in the period 
and 1.5% in the period complications. Foreign body in the throat problems (73.7%), esophageal foreign 
bodies (26.3%). Pick up directly foreign bodies 54%, indirectly by the mirror 11.7% and endoscopy 8%, rigid 
esophagoscopy is 17.5%, flexible esophagoscopy is 7.3%, cervicotomy is 1.5%. Conclusion: Practing direction 
with in the oropharynx foreign body, using the larynx mirror or endoscopy with in the laryngopharynx for the 
esophagus foreign bodies, rigid esophagoscopy is better.
Keyword: Foreign bodies ingestion
-----
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị vật đường ăn là một cấp cứu trong Tai Mũi 
Họng, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, cả nam lẫn 
nữ và chủng loại của dị vật cũng hết sức phong phú. 
Dị vật đường ăn chính thức bao gồm dị vật họng và 
dị vật thực quản. Dị vật họng thường xảy ra trong 
64
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
sinh hoạt vì đường vào là đường miệng. Đa số là do 
những vật nhỏ và nhọn: mảnh xương, vảy cá, đầu 
tăm, mảnh thủy tinh, xảy ra ở người lớn do vô ý nuốt 
phải và cắm lại ở họng. Ở trẻ em thường là do đồ 
chơi. Dị vật thực quản ở sâu trong cổ, trong ngực và 
thường phức tạp hơn về mặt định bệnh, xử trí, đặc 
biệt có nhiều nguy hiểm trong diễn biến [1], [2], [5].
Dị vật đường ăn là một vấn đề phổ biến trong 
lĩnh vực Tai Mũi Họng. Ở Mỹ mỗi năm có hơn 100000 
trường hợp dị vật đường ăn được ghi nhận [12]. 
Nguyễn Đức Phú, Nguyễn Tư Thế từ năm 2007 đến 
năm 2009 nghiên cứu dị vật đường ăn tại Tại khoa Tai 
Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế và Khoa Tai 
Mũi Họng, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế ghi 
nhận có 147 trường hợp đến khám và điều trị [4].
Ở Việt Nam, hầu như 100% người trưởng thành 
đều có hóc xương 1 lần trở lên. Dị vật có thể mắc lại 
ở vùng họng (dễ phát hiện và loại bỏ dị vật, ít nguy 
hiểm) nhưng cũng có thể mắc sâu trong thực quản 
(lại rất gây nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng) [5]. 
Tại các khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương 
Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, bệnh 
nhân bị dị vật đường ăn đến khám vẫn còn phổ biến, 
một số bệnh nhân đến khám ở giai đoạn muộn. Để 
góp phần trong công tác chăm sóc sức khỏe ban 
đầu, chẩn đoán và điều trị kịp thời chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị dị vật đường 
ăn” với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
dị vật đường ăn.
2. Đánh giá kết quả điều trị dị vật đường ăn.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tổng cộng 137 bệnh nhân được chẩn đoán là dị 
vật đường ăn vào điều trị nội trú và ngoại trú tại 
Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại 
học Y Dược Huế từ tháng 6/2014 đến tháng 5/2016.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả, 
có can thiệp lâm sàng.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Dụng cụ khám tai mũi họng thông thường, bộ 
nội soi tai mũi họng
- Máy chụp X quang
- Hệ thống soi thực quản cứng của Chevalier-
Jackson 
- Hệ thống soi mềm
- Bộ dụng cụ mở thực quản, mở cạnh cổ 
- Phiếu nghiên cứu.
2.2.3.Các bước tiến hành
- Khai thác tiền sử, bệnh sử và cách điều trị trước đó
- Khám lâm sàng tai mũi họng: triệu chứng cơ 
năng, triệu chứng thực thể, nhận định ban đầu về 
vị trí dị vật.
- Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết: 
công thức máu, X quang cổ nghiêng.
- Tiến hành điều trị: lấy dị vật bằng các cách khác 
nhau tùy theo vị trí và chỉ định cụ thể, ghi nhận vị trí, 
hình dạng, kích thước, bản chất của dị vật.
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhận, ghi nhận các tai 
biến trong điều trị.
- Theo dõi, đánh giá kết quả ở thời điểm ra viện 
(đối với những trường hợp bệnh nhân nằm viện).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua 137 bệnh nhân được khám và điều trị dị vật 
đường ăn tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh 
viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 6/2014 
đến tháng 6/2016 chúng tôi có được một số kết quả 
sau đây:
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
3.1.1. Đặc điểm chung
- Nam có 71 trường hợp chiếm tỉ lệ 51,8%; nữ có 
40 trường hợp chiếm 48,2%.
- Nhóm tuổi người lớn 84,7%, trẻ em 15,3%
3.1.2. Thời gian từ khi mắc dị vật đến khi nhập viện
Bảng 1. Thời gian từ khi mắc dị vật đến khi vào viện (n=137)
Thời gian Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3 Ngày thứ >3 Tổng số
Bệnh nhân 107 20 7 3 137
Tỉ lệ 78,1% 14,6% 5,1% 2,2% 100%
- Bệnh nhân vào viện trong ngày đầu chiếm tỉ lệ cao 78,1%
- Sau ngày thứ 3 có 2,2%
65
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.3. Phân loại dị vật
Biểu đồ 1. Phân loại dị vật (n=137)
Dị vật hữu cơ là các loại xương chiếm ưu thế 95,7%. Dị vật vô cơ có 6 trường hợp trong đó có 4 hàm răng 
giả, 1 đồng xu, 1 cây kim.
3.1.4. Xử trí trước lúc vào viện
Bảng 2. Các phương pháp xử trí trước lúc vào viện (n=137)
Phương pháp xử trí Số lượng Tỉ lệ %
Ăn thêm cơm, rau 80 58,4
Khạc mạnh 65 47,4
Móc họng 32 23,4
Không xử trí gì 32 23,4
Chữa phép 5 3,6
Nhờ bàn tay người đẻ ngược cào 4 2,9
Uống thuốc kháng sinh 2 1,5
Cách bệnh nhân sử dụng biện pháp dân gian hay phản xạ tự nhiên là:
- Ăn thêm cơm, rau có tỉ lệ lớn nhất với 80 trường hợp chiếm 58,4%.
- Không xử trí gì có 32 trường hợp chiếm 23,4%.
3.1.5. Đặc điểm vị trí dị vật
Bảng 3. Phân loại vị trí dị vật ở họng và thực quản (n=137)
Vị trí Số lượng Tỉ lệ %
Amiđan 70 (69,3%) 51,1
Đáy lưỡi - rãnh lưỡi thanh thiệt 21 (20,8%) 15,4
Xoang lê 5 (4,9%) 3,6
Thành sau họng 5 (4,9%) 3,6
Tổng cộng dị vật họng 101 (100%) 73,7
Miệng thực quản 4 (11,1%) 3
Thực quản cổ 27 (75%) 19,7
Thực quản ngực 5 (13,9%) 3,6
Tổng cộng dị vật thực quản 36 (100%) 26,3
Tổng cộng 137 100,0
- Dị vật họng chiếm 73,7%. 
- Ở thực quản dị vật tại thực quản cổ chiếm 19,7%.
66
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.6. Giai đoạn lâm sàng
Bảng 4. Giai đoạn lâm sàng (n=137)
Giai đoạn Chưa viêm Viêm nhiễm Biến chứng Tổng cộng
Bệnh nhân 124 11 2 137
Tỉ lệ 90,5% 8,0% 1,5% 100%
Giai đoạn chưa viêm chiếm tỉ lệ 90,5%, giai đoạn viêm có 8,0%, giai đoạn biến chứng có 2 bệnh nhân tỉ 
lệ 1,5%.
3.1.7. Triệu chứng cơ năng
Bảng 5. Triệu chứng cơ năng (n=137)
Triệu chứng Số lượng Tỉ lệ %
Nuốt đau 119 86,9
Không ăn uống được 65 47,4
Nuốt vướng 34 24,8
Ho 3 2,2
Nôn 7 5,1
Sốt 5 3,6
Miệng chảy dãi 7 5,1
- Triệu chứng cơ năng nuốt đau chiếm tỉ lệ lớn nhất 86,9%.
- Không ăn uống được chiếm tỉ lệ 47,4%.
3.1.8. Triệu chứng thực thể
Bảng 6. Khám các triệu chứng thực thể đối với dị vật thực quản (n=36) 
Thực thể Số lượng Tỉ lệ %
Ấn có điểm đau ở cổ 25 69,4
Dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống mất 6 16,7
Ứ nước bọt ở xoang lê 5 13,9
Sưng máng cảnh 2 5,6
Triệu chứng ấn đau ở cổ chiếm tỉ lệ lớn nhất 69,4% trường hợp. Lọc cọc thanh quản cột sống cổ mất ở 
16,7% trường hợp.
3.1.9. Công thức máu
Bảng 7. Công thức bạch cầu (dị vật thực quản n=36)
Giai đoạn
Số lượng
Giai đoạn chưa viêm Giai đoạn viêm Giai đoạn biến chứng p
Số lượng bạch cầu 
trung bình (/mm3)
8557±2782 14470±3438 15100±1410 < 0,05
ĐNTT
X ± SD
61,96±1,23 75,77±9,90 82,75±1,77 < 0,05
Lymphô
X ± SD
24,06±1,31 17,03±8,97 13,15±1,20 < 0,05
 Có sự gia tăng cao dần số lượng bạch cầu 
từ giai đoạn chưa viêm cho đến giai đoạn biến 
chứng. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê 
(p<0,05).
 Có sự gia tăng tuần tự số lượng bạch cầu đa 
nhân trung tính và giảm tuần tự số lượng bạch cầu 
lymphô từ giai đoạn chưa viêm đến giai đoạn viêm 
và giai đoạn biến chứng (p<0,05).
67
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.10. Phim Xquang thực quản cổ nghiêng
Bảng 8. Triệu chứng X quang (n = 36)
Giai đoạn
Triệu chứng
Giai đoạn 
chưa viêm
Giai đoạn 
viêm
Giai đoạn 
biến chứng
Tổng 
cộng
Có hình ảnh cản quang 9 (25%) 6 (16,7%) 2 (5,6%) 17 (47,2%)
Cột sống cổ mất chiều cong 
sinh lý
0 (0%) 3 (8,3%) 1 (2,8%) 4 (11,1%)
Dày phần mềm trước cột sống cổ 1 (2,8%) 4 (11,1%) 1 (2,8%) 6 (16,7%)
Dấu minnegerod 0 (0%) 0 (0%) 1 (2,8%) 1 (2,8%)
Gắp dị vật trực tiếp chiếm tỉ lệ 54,0% đối với dị 
vật họng. Soi dị vật ống cứng chiếm tỉ lệ 17,5% đối 
với dị vật thực quản.
3.2.2. Thời gian điều trị nội trú
Thời gian điều trị nội trú trung bình ở giai đoạn 
chưa viêm là 2,73 ± 2,01 ngày, giai đoạn viêm 4,88 ± 
2,75 ngày và giai đoạn biến chứng 11,0 ± 5,65 ngày. 
Thời gian điều trị trung bình là 3,67 ngày.
4. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 137 trường hợp dị vật đường ăn 
đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế và 
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 6/2014 đến 
6/2016 chúng tôi đưa ra một số bàn luận như sau:
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng
Không có sự khác biệt về giới. Tỉ lệ người lớn 
cao hơn so với trẻ em. Tuổi nhỏ nhất đến khám là 
2 tuổi, lớn nhất là 87. Độ tuổi trung bình là 35,82.
Từ Bảng 1 thấy tỉ lệ bệnh nhân nhập viện trong 
ngày đầu là 78,1%, ngày thứ 2 là 14,6%. So sánh 
với các tác giả nước ngoài cũng cho tỉ lệ bệnh 
nhân nhập viện trong 24 giờ đầu khá cao: theo 
Dereci (2015) có 94% bệnh nhân nhập viện sau 
24-48 giờ [9], theo Balci có 83,2% bệnh nhân đến 
viện trong 12 giờ đầu, 9,1% từ 12-24 giờ [8]. Nhìn 
chung phần lớn bệnh nhân nhận thức tốt về dị vật 
đường ăn.
Từ Biểu đồ 1 thấy dị vật hữu cơ mà cụ thể là các 
loại xương chiếm đa số với 95,7%. Đây là nhóm dị 
vật hay gặp ở nước ta và cũng là nhóm dị vật có thể 
gây nhiều nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. 
Dị vật vô cơ chiếm 4,3% trường hợp, đó là hàm răng 
giả, đồng xu, cây kim khâu 
- Có 17 trường hợp có hình ảnh cản quang trên 
phim X quang chiếm tỉ lệ 47,2%. Đây là hình ảnh nổi 
bật nhất đối với dị vật thực quản.
- Các triệu chứng X quang khác (Cột sống cổ mất 
chiều cong sinh lý, dày phần mềm trước cột sống cổ, 
dấu minnegerod) ít thấy hơn và chủ yếu xuất hiện 
trong giai đoạn muộn. 
3.2. Kết quả điều trị
3.2.1. Phương pháp lấy dị vật
Bảng 9. Phương pháp lấy dị vật
Phương pháp Số bệnh nhân Tỷ lệ
Gắp dị vật trực tiếp 74 54,0%
Gắp dị vật qua nội soi 11 8,0%
Gắp dị vật qua gương 16 11,7%
Soi thực quản ống cứng 24 17,5%
Soi thực quản ống mềm 10 7,3%
Mở cạnh cổ 2 1,5%
Tổng cộng 137 100%
68
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Từ Bảng 2 thống kê cho thấy bệnh nhân sau hóc 
dị vật ăn thêm cơm, rau tỉ lệ 43,8%, cố gắng khạc 
mạnh 27,7%, móc họng 10,2% với hy vọng dị vật 
được tống ra ngoài nhưng đa số những dị vật sắc 
nhọn cắm sâu thêm gây phức tạp cho điều trị sau 
này. Nhất là những dị vật mắc ở thực quản đoạn 
bắt chéo cung động mạch chủ, dị vật có thể từ thực 
quản cắm vào mạch máu. Có một tỉ lệ không nhỏ BN 
điều trị bằng các phương pháp dân gian như nhờ 
bàn tay người đẻ ngược cào 2,9%, chữa phép 3,6%. 
Bên cạnh đó có 2 trường hợp (1,5%) bệnh nhân tự 
uống thuốc kháng sinh ở nhà. Điều này cho thấy BN 
vẫn chưa đánh giá đúng được tầm quan trọng của 
bệnh dị vật đường ăn.
Theo Bảng 3, vị trí mắc dị vật chiếm tỉ lệ cao nhất 
là ở họng với 73,7%. Về giải phẫu đây là cửa ngỏ đầu 
tiên của đường tiêu hóa, các dị vật sắc nhọn thường 
mắc lại tại đây, ở nước ta phần lớn dị vật đường ăn 
là xương cá nên tỉ lệ dị vật ở họng chiếm đa số là phù 
hợp. Ở thực quản dị vật mắc tại đoạn cổ chiếm tỉ lệ 
lớn nhất với 19,7%. Kết quả này phù hợp với những 
nghiên cứu trước đây của Nguyễn Tư Thế [6], Trần 
Phương Nam [3], càng đi xuống tỉ lệ mắc dị vật càng 
thấp.
Kết quả ở Bảng 4 cho thấy có 90,5% bệnh nhân 
ở giai đoạn chưa viêm, có 8% bệnh nhân ở giai đoạn 
viêm và 1,5% ở giai đoạn biến chứng. Với phần lớn 
bệnh nhân nhập viện trong 2 ngày đầu nên bệnh 
cảnh lâm sàng phần lớn nằm ở giai đoạn chưa viêm 
chiếm 90,5%. Giai đoạn viêm chiếm 8% và giai đoạn 
biến chứng là 1,5%. Với 2 trường hợp biến chứng 
chúng tôi gặp 1 trường hợp abcess thực quản do 
xương cá diễn tiến qua 3 giai đoạn. Trường hợp còn 
lại là cây kim khâu trực tiếp gây biến chứng thủng 
thực quản mà không qua giai đoạn viêm.
Tỉ lệ biến chứng theo một số nghiên cứu ngoài 
nước: 
- Altokhais là 4/70 bệnh nhân có tỉ lệ là 5,6% [7]. 
- Saki với 1,41% tỉ lệ biến chứng tìm thấy và 
không xảy tử vong [11].
- Lim là 10/397 bệnh nhân có tỉ lệ 5,1% với 11 
biến chứng liên quan [10]. 
Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ giai đoạn viêm và biến 
chứng ngày càng giảm theo chúng tôi thì ý thức 
chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, 
bệnh nhân đến khám ở giai đoạn sớm. 
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Từ Bảng 7 chúng tôi nhận thấy có sự tăng cao 
dần số lượng bạch cầu từ giai đoạn chưa viêm đến 
giai đoạn biến chứng. Kết quả ở bảng 8 thấy X quang 
cổ nghiêng là xét nghiệm rất quan trọng trong chẩn 
đoán dị vật đường ăn đặc biệt là các dị vật có tính 
chất cản quang. Trong khi đó dày phần mềm trước 
cột sống cổ chiếm tỷ lệ 16,7%, cột sống cổ mất chiều 
cong sinh lý chiếm tỉ lệ 11,1%, tỉ lệ này chiếm phần 
lớn ở những bệnh nhân trong giai đoạn viêm hoặc 
biến chứng.
4.2. Kết quả điều trị
Từ bảng 9 chúng tôi nhận thấy đối với dị vật họng 
cách xử trí hay gặp nhất là gắp dị vật trực tiếp chiếm 
54%, cách này được thực hiện để lấy những dị vật ở 
thành sau họng, trụ trước, trụ sau, nhu mô amydal. 
Đối với dị vật thực quản phương pháp ưu thế hiện 
nay là soi thực quản ống cứng chiếm tỉ lệ 17,5%. 
Thời gian điều trị nội trú trung bình của chúng tôi là 
3,67 ngày ngắn hơn so với nghiên cứu trước đây của 
Trần Phương Nam là 6,27 ngày [3].
5. KẾT LUẬN
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
- Không có sự khác nhau về giới, người lớn mắc 
nhiều hơn trẻ em.
- Tỉ lệ bệnh nhân vào viện sớm trong vòng 48 giờ 
là 92,7%.
- Ăn thêm cơm, rau là phương pháp xử trí hay 
gặp nhất (58,4%). 
- Dị vật mắc ở họng (73,7%), nhiều hơn dị vật 
mắc ở thực quản (26,3%).
- Ở họng hay gặp theo thứ tự: amiđan 69,3%; 
đáy lưỡi 20,8%; xoang lê 4,9%; thành sau họng 
4,9%.
- Ở thực quản: dị vật mắc chủ yếu ở thực quản cổ 
75%; không có dị vật ở thực quản bụng.
- Triệu chứng cơ năng nuốt đau hay gặp nhất 
chiếm 86,9.
- Có 95,7 % là dị vật hữu cơ, 4,3% là dị vật vô cơ. 
Dị vật hay gặp nhất là xương cá chiếm 87,6%.
- Có 90,5% bệnh nhân vào khám và điều trị ở giai 
đoạn chưa viêm, 8,0% ở giai đoạn viêm và 1,5% ở 
giai đoạn biến chứng.
Kết quả điều trị
- Gắp dị vật trực tiếp 54%, gắp dị vật gián tiếp 
qua gương 11,7% và nội soi 8%.
- Soi thực quản ống cứng 17,5%.
- Soi thực quản ống mềm 7,3%
- Mở cạnh cổ 1,5%.
- Có đến 58,4% số bệnh nhân không phải sử 
dụng phương pháp vô cảm nào.
- Tỉ lệ khỏi hoàn toàn là 100%, không có trường 
hợp nào tử vong hay phải chuyển viện.
69
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2008), “Dị vật đường ăn 
và biến chứng áp xe thực quản”, Tai Mũi Họng nhập môn, 
Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 349-355.
2. Lê Văn Lợi (2001), “Dị vật đường ăn”, Cấp cứu Tai 
Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 426-438.
3. Trần Phương Nam, Nguyễn Tư Thế (2006), Nghiên 
cứu đặc điểm lâm sàng và kết qủa điều trị dị vật thực quản 
tại Bệnh viện Trung ương Huế, Luận án chuyên khoa cấp II, 
Trường Đại học Y khoa Huế.
4. Nguyễn Đức Phú, Nguyễn Tư Thế (2009), Nghiên 
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị 
dị vật đường ăn tại Bệnh viện Trung ương và Bệnh viện 
Trường Đại học Y Dược Huế, Luận văn bác sĩ nội trú, 
Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Nguyễn Tư Thế (2014), “Dị vật đường ăn”, Giáo 
trình Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 37-41.
6. Nguyễn Tư Thế (2005), “Đánh giá dịch tễ và đặc 
điểm lâm sàng dị vật đường ăn vào khám và điều trị tại 
khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Huế từ 1/2002-
12/2003”, Báo cáo nghiên cứu khoa học, tr. 5-12.
7. Altokhais TI, Al-Saleem A, Gado A, Al-Qahtani A, Al-Bas-
sam A (2016), “Esophageal foreign bodies in children: Emphasis 
on complicated cases”, Asian Journal of Surgery, 10, pp. 1-5.
8. Balci AE, Eren S, Eren MN (2004), “Esophageal for-
eign bodies under cricopharyngeal level in children: an 
analysis of 1116 cases”, Interactive Cardiovascular and 
Thoracic Surgary, 3, pp. 14-18.
9. Dereci S, Koca T, Serdaroglu F, Akcam M (2015), 
“Foreign body ingestion in children”, Turkish Archives of 
Pediatrics, 50, pp. 234-250.
10. Lim CT, Quah RF, Loh LE (1994), “A prospective 
study of ingested foreign bodies in Singapore”, Arch Oto-
laryngol Head Neck Surg, 120, pp. 96-101.
11. Saki N, Nikakhlagh S (2016), “An Overview of 11 
year experience on opaque esophageal foreign bodies in 
adults”, International Journal of Pharmaceutical Research 
and Allied Siences, 5(2), pp. 159-164.
12. Wahid F, Rehman HU, Khan IA (2011), “Manage-
ment of foreign bodies of upper digestive tract”, Indian J 
Otolaryngol Head Neck Surg, Springer, pp. 1-4.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tr.pdf