Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của cây táo mèo (Docynia indica (Wall.) Decne.)

TÓM TẮT

Mục tiêu: nghiên cứu về đặc điểm hình thái và vi học cây Táo mèo để góp phần tiêu chuẩn

hóa dƣợc liệu này. Nguyên vật liệu và phương pháp: chụp ảnh, mô tả đặc điểm hình thái dƣới

kính lúp soi nổi và đặc điểm vi học dƣới kính hiển vi. Kết quả: mô tả đặc điểm hình thái về dạng

sống, lá, hoa, quả và hạt; mô tả đặc điểm vi phẫu về vị trí và cấu tạo các lớp mô; mô tả đặc

điểm bột về các mảnh quan sát. Kết luận: đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của cây táo

mèo đƣợc mô tả đầy đủ và chi tiết.

* Từ khóa: Táo mèo; Đặc điểm hình thái; Đặc điểm vi học

pdf 6 trang phuongnguyen 4260
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của cây táo mèo (Docynia indica (Wall.) Decne.)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của cây táo mèo (Docynia indica (Wall.) Decne.)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của cây táo mèo (Docynia indica (Wall.) Decne.)
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 5 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ ĐẶC ĐIỂM 
VI HỌC CỦA CÂY TÁO MÈO (Docynia indica (Wall.) Decne.) 
 Hoàng Việt Dũng*; Nguyễn Văn Bạch*; Nguyễn Minh Chính* 
 Trịnh Nam Trung*; Bùi Thị Bích Vân* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: nghiên cứu về đặc điểm hình thái và vi học cây Táo mèo để góp phần tiêu chuẩn 
hóa dƣợc liệu này. Nguyên vật liệu và phương pháp: chụp ảnh, mô tả đặc điểm hình thái dƣới 
kính lúp soi nổi và đặc điểm vi học dƣới kính hiển vi. Kết quả: mô tả đặc điểm hình thái về dạng 
sống, lá, hoa, quả và hạt; mô tả đặc điểm vi phẫu về vị trí và cấu tạo các lớp mô; mô tả đặc 
điểm bột về các mảnh quan sát. Kết luận: đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của cây táo 
mèo đƣợc mô tả đầy đủ và chi tiết. 
* Từ khóa: Táo mèo; Đặc điểm hình thái; Đặc điểm vi học. 
Study on Morphological Characters, Microcharacters of Docynia 
indica (Wall.) Decne. 
Summary 
Objectives: To study morphological characters, microcharacters that contribute to the standardization 
of this species. Material and methods: Taking photos and describing morphological characters 
under a stereo microscope and microcharacters under a microscope. Results: Morphological characters 
were described, including folium, flower, fruit and seed; microcharacters were described about 
positions and constitutions of tissues; powder characters were described based on observed pieces. 
Conclusion: Morphological characters, microcharacters of Docynia indica (Wall.) Decne. were 
completely described. 
* Key words: Docynia indica; Morphological character; Microcharacters. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Táo mèo (Docynia indica (Wall.) Decne.) 
là một trong những cây đặc trƣng vùng núi 
cao Tây Bắc. Theo kinh nghiệm dân gian, 
quả Táo mèo thƣờng đƣợc sử dụng để 
thay thế cho vị thuốc sơn tra (phải nhập 
từ Trung Quốc), có tác dụng chữa một số 
bệnh nhƣ: đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ, 
béo phì, mỡ máu tăng [2, 4]. Tuy nhiên, 
khác với vị thuốc sơn tra, hiện đã có rất 
nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về 
thành phần hóa học và tác dụng sinh học, 
hầu nhƣ chƣa có công trình nghiên cứu 
đáng kể nào về Táo mèo. 
* Học viện Quân y 
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Việt Dũng (vietdungk85@yahoo.com) 
Ngày nhận bài: 20/04/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/06/2015 
 Ngày bài báo được đăng: 06/07/2015 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 6 
Vì vậy, việc nghiên cứu thực vật, hóa 
học và tác dụng sinh học của quả Táo 
mèo cần thiết nhằm chứng minh một cách 
khoa học hiệu quả tác dụng của loại cây 
đặc sản này của nƣớc ta. Trong bài báo 
này, chúng tôi thông báo những kết quả 
nghiên cứu về đặc điểm hình thái và vi 
học của cây Táo mèo. 
NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU 
1. Nguyên vật liệu và thiết bị. 
- Nguyên liệu: cây Táo mèo thu hái tại 
xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai 
Châu vào tháng 01 - 2015, đƣợc ký hiệu 
mã tiêu bản là HVD-005-15. 
- Hóa chất: axít acetic, xanh methylen, 
đỏ son phèn, cloramin B. 
- Thiết bị, dụng cụ: kính hiển vi Leica 
400x (Đức), kính lúp soi nổi Carl Zeiss, 
máy ảnh kỹ thuật số Canon A480 (Nhật) 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
- Phân tích hình thái: 
Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái 
thực vật về: dạng sống; thân; lá (hình dạng 
phiến, chóp, gân, gốc, cuống, kích thƣớc); 
hoa (dạng cụm hoa, vị trí cụm hoa, kích 
thƣớc, lá bắc, bộ nhị, bộ nhụy); quả và 
hạt (hình dạng, màu sắc, kích thƣớc) [1]. 
- Thu hái, làm tiêu bản mẫu cây khô 
(có đầy đủ bộ phận sinh sản). 
- Giám định tên khoa học của loài nghiên 
cứu dựa trên tài liệu tham khảo và so 
sánh với tiêu bản mẫu. 
- Phân tích đặc điểm vi phẫu: cắt ngang 
tiêu bản vi phẫu thân ở đoạn thân thứ 2 
tính từ đầu cành. Cắt ngang tiêu bản vi 
phẫu lá ở vị trí khoảng 1/2 - 1/3 dƣới gần 
gốc của lá trƣởng thành. Quan sát, mô tả 
và chụp ảnh đặc điểm vi phẫu qua kính 
hiển vi [3]. 
- Phân tích đặc điểm bột: bột phần trên 
mặt đất của cây và bột quả đƣợc sấy khô, 
nghiền mịn và làm tiêu bản bột. Quan sát, 
mô tả và chụp ảnh đặc điểm qua kính 
hiển vi [3]. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
1. Đặc điểm hình thái và giám định 
tên khoa học của loài có ký hiệu HVD-
005-15. 
Cây gỗ, cao khoảng 5 m. Thân tròn, 
đặc, không có đốt, có nhiều nốt sần màu 
vàng cam sẫm. Phần thân non phủ nhiều 
lông màu trắng, phần thân già không có 
lông màu nâu sẫm. 
Lá đơn, mép nguyên, mọc cách. Ở cây 
trƣởng thành, lá có phiến hình bầu dục 
hoặc hình thuôn dài, dài tới 10,0 cm, rộng 
5,0 cm; mặt trên nhẵn, không có lông, 
màu nâu sẫm, mặt dƣới phủ đầy lông mịn, 
màu xanh nhạt. Gốc lá nhọn, cân đối; chóp 
nhọn. Gân lá hình chân vịt; gân phụ mọc 
đối ở vị trí gần gốc lá, còn lại là mọc cách. 
Cuống lá phủ đầy lông mịn, dài khoảng 
1,5 - 2,0 cm. 
Hoa lƣỡng tính, mọc ở nách lá, phần gần 
đầu cành. Hoa hợp từ 3 - 6 hoa. Hoa mẫu 
5 với 5 cánh màu trắng, hình gần bầu 
dục, kích thƣớc từ 1,0 - 2,0 cm. Đài hoa 
phủ đầy lông. Lá bắc nhỏ, có lông, kích 
thƣớc khoảng 0,5 cm, mỗi hoa có 2 - 3 lá 
bắc. Nhị 43 - 45, chỉ nhị kích thƣớc khoảng 
0,6 - 1,2 cm, dài gấp khoảng 10 - 12 lần 
bao phấn; bao phấn 2 ô; chỉ nhị sắp xếp 
xung quanh chu vi của bầu. Nhụy 5, vòi 
nhụy kích thƣớc khoảng 1,0 cm; bầu trên, 
5 ô, mỗi ô có từ 6 - 10 noãn. 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 7 
Quả hình cầu dẹt hoặc hơi trái xoan, 
khi chín màu vàng lục; gần nhƣ không có 
cuống hoặc dài khoảng 0,4 cm; kích thƣớc 
quả từ 2,5 - 4,5 cm. Bổ ngang quả thấy 
có 5 ô, mỗi ô có nhiều hơn 2 hạt mầu 
nâu đen. Quả non có lông, quả già nhẵn 
không lông. Mùa hoa: tháng 3 - 4; quả tháng 
9 - 10. 
Dựa vào quan sát các đặc điểm hình thái, 
qua tham khảo tài liệu [5, 6] kết hợp với 
kết quả giám định của Vũ Xuân Phƣơng 
(Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, 
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ 
Việt Nam), loài có ký hiệu HVD-005-15 
đƣợc xác định tên khoa học là Docynia indica 
(Wall.) Decne., tên Việt Nam là Táo mèo. 
Đặc điểm hoa và tiêu bản mẫu của mẫu cây Táo mèo thu hái ở tỉnh Lai Châu. 
Hình 1: Ảnh đặc điểm hoa và tiêu bản mẫu của cây Táo mèo. 
1 và 2: Cụm hoa; 3: Bông hoa; 4: Cánh hoa; 5: Lá bắc; 6: Nhị hoa; 7: Nhụy hoa; 
8: Bầu cắt ngang; 9: Bầu cắt dọc; 10. Tiêu bản mẫu cây. 
2. Đặc điểm vi phẫu thân và lá của cây Táo mèo. 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
1
0 
 (A) (B) (C) 
 Hình 2: Ảnh đặc điểm vi phẫu thân (A), gân lá (B) và phiến lá (C) của cây Táo mèo. 
1 
9 
10 
11 
4 
1 
7 
6 
5 
3 
2 
8 
2 
3 
5 
6 
4 
7 
1 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 8 
- Đặc điểm vi phẫu thân: 
Mặt cắt thân hình tròn đều, từ ngoài 
vào trong có: phía ngoài lớp biểu bì có 
lông che chở (1). Lớp biểu bì (2) đƣợc 
cấu tạo bởi một hàng tế bào nhỏ, thành 
dày, xếp đều đặn. Sát ngay dƣới lớp biểu 
bì là lớp mô dày (3) gồm 4 hàng tế bào 
hình thuôn dẹt, thành dày, xếp đều đặn. 
Bên trong lớp mô dày là lớp mô mềm vỏ 
(4) có 5 hàng tế bào hình thuôn và hình 
bầu dục, thành mỏng, kích cỡ không đều 
nhau, bên trong có chứa tinh thể canxi 
oxalat hình cầu gai. Tiếp theo là lớp mô 
cứng (5) gồm các đám tế bào mô cứng 
kích cỡ không đều nhau, xếp thành vòng 
tròn. Bên dƣới lớp mô cứng là phần libe-
gỗ (6). Libe-gỗ xếp liên tục thành vòng 
tròn với phần libe ở phía ngoài và phần 
gỗ ở phía trong. Chính giữa thân là lớp 
mô mềm ruột (7) gồm những tế bào hình 
tròn, kích cỡ không đều và to hơn tế bào 
mô mềm vỏ, thành mỏng. 
- Đặc điểm vi phẫu gân lá: 
Gân dƣới lồi, gân trên hơi lồi. Bao phủ 
bên ngoài lớp biểu bì là các lông che chở 
(1) đơn bào. Lớp biểu bì trên (2) và biểu 
bì dƣới (3) gồm một hàng tế bào hình tròn 
nhỏ, thành dày, xếp đều đặn. Bên trong 
lớp biểu bì trên là đám mô dày (4) và 
trong lớp biểu bì dƣới là 2 - 3 hàng tế bào 
mô dày (5), hình tròn nhỏ, thành dày. Tiếp 
theo là lớp mô mềm (6) gồm những tế bào 
hình tròn, thành mỏng, kích thƣớc không 
đều. Chính giữa gân lá là cung libe-gỗ (7) 
với phần gỗ ở phía trên và libe ở phía 
dƣới. Phần gỗ gồm các tế bào hình tròn, 
kích cỡ không đều, thành dày hóa gỗ, xếp 
theo đƣờng xuyên tâm. Bao xung quanh 
cung libe-gỗ là các đám và cung mô cứng 
(8) gồm tế bào thành dày, hóa gỗ. 
- Đặc điểm vi phẫu phiến lá: 
Dƣới lớp biểu bì trên (1) là lớp hạ bì 
(9) gồm một hàng tế bào to, xếp tƣơng 
đối đều. Bên dƣới lớp hạ bì là lớp mô 
mềm đồng hóa (10) gồm những tế bào 
kích cỡ khá đều nhau, xếp đều đặn. Giữa 
lớp mô mềm đồng hóa và lớp biểu bì 
dƣới (2) là mô khuyết (11) với những 
khoảng trống xen kẽ các tế bào mô mềm. 
3. Đặc điểm bột của cây Táo mèo. 
- Đặc điểm bột thân: 
Hình 3: Ảnh của bột thân cây Táo mèo. 
9 
3 
1 
2 
4 
5 
7 
8 
10 
9 
6 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 9 
Bột thân cây Táo mèo có màu vàng nâu sáng, không mùi. Dƣới kính hiển vi, 
thấy một số đặc điểm: mảnh biểu bì thân (1) gồm những tế bào hình chữ nhật, 
khá đều nhau về kích thƣớc, màu vàng nâu. Mảnh mô mềm (2) gồm những tế bào 
hình đa giác, thành cellulose mỏng, bên trong có chứa hạt tinh bột. Mảnh mạch xoắn (3). 
Mảnh mạch điểm (4). Bó sợi (5) dài, thành dày, khoang rộng. Hạt tinh bột đơn (6) có 
nhiều hình dạng: hình quạt, hình chuông, hình cầu, hình bầu dục, kích thƣớc khoảng 
0,01 - 0,015 mm. Tinh thể canxi oxalat (7) hình khối hoặc hình cầu gai kích thƣớc 
khoảng 0,04 mm. Tế bào mô cứng (8) hình chữ nhật, hơi thuôn ở hai đầu, thành dầy 
hóa gỗ, khoang hẹp. Lông che chở (9) đơn bào, đầu nhọn. Mảnh mang màu (10) có màu 
vàng sẫm. 
- Đặc điểm bột lá: 
Hình 4: Ảnh của bột lá cây Táo mèo. 
Bột lá cây Táo mèo có màu nâu sẫm, không mùi. Dƣới kính hiển vi, thấy một số 
đặc điểm: mảnh biểu bì của lá mang lỗ khí kiểu trực bào (1). Mảnh mô mềm (2) gồm 
những tế bào hình đa giác, thành cellulose mỏng; mảnh mạch xoắn (3). Mảnh mạch 
điểm (4). Bó sợi (5) dài, thành dày, khoang rộng. Hạt tinh bột đơn (6) có dạng hình 
cầu kích thƣớc khoảng 0,025 - 0,03 mm. Tinh thể canxi oxalat (7) hình khối kích thƣớc 
khoảng 0,02 - 0,025 mm, hình cầu gai kích thƣớc khoảng 0,025 - 0,03 mm. Tế bào 
mô cứng (8) hình chữ nhật, hơi thuôn ở hai đầu, thành dày hóa gỗ, khoang hẹp. 
Lông che chở (9) đơn bào, đầu nhọn. Mảnh mang màu (10) có màu vàng. 
3 
1 
2 
4 
5 
7 
8 
10 
9 
6 
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 
 10 
- Đặc điểm bột hoa: 
Hình 5: Ảnh của bột hoa cây Táo mèo. 
Bột hoa của cây Táo mèo có màu vàng nâu, không mùi. Dƣới kính hiển vi, thấy một 
số đặc điểm: mảnh biểu bì (1) mang lỗ khí kiểu trực bào. Mảnh mô mềm (2) gồm 
những tế bào hình đa giác, thành cellulose mỏng; mảnh mạch xoắn (3). Bó sợi dài, 
thành dày, khoang rộng (4). Tinh thể canxi oxalat (5) hình khối kích thƣớc khoảng 
0,02 - 0,025 mm, hình cầu gai kích thƣớc khoảng 0,025 - 0,03 mm. Tế bào mô cứng (6) 
hình chữ nhật, hơi thuôn ở hai đầu hoặc hình que dài, thành dày hóa gỗ, khoang hẹp. 
Lông che chở (7) đơn bào, đầu nhọn. Mảnh mang màu (8) có màu vàng sẫm. Hạt phấn 
(9) hình bầu dục, có một rãnh dọc ở giữa, kích thƣớc chiều dài khoảng 0,03 mm và 
chiều rộng khoảng 0,02 mm. Mảnh cánh hoa (10). 
KẾT LUẬN 
Dựa trên quan sát đặc điểm hình thái, 
đối chiếu với tài liệu tham khảo và kết hợp 
với kết quả giám định của Vũ Xuân Phƣơng, 
đã xác định đƣợc loài nghiên cứu có tên 
khoa học là Docynia indica (Wall.) Decne., 
thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Đặc điểm 
bột và đặc điểm vi phẫu của thân, lá loài 
này đã đƣợc mô tả để góp phần tiêu chuẩn 
hóa dƣợc liệu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn. Thực vật học. 
NXB Y học. 2007, tr.42-138. 
2. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc 
Việt Nam. NXB Y học. 2001, tr.355. 
3. Nguyễn Viết Thân. Kiểm nghiệm dƣợc liệu 
bằng phƣơng pháp hiển vi (tập 1). NXB Khoa 
học và Kỹ thuật. 2003, tr.13-20. 
4. Viện Dược liệu. Cây thuốc và động vật 
làm thuốc ở Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ 
thuật. 2006. 
5. A. Aubréville. Flore du Combodge, du Laos 
et du Vietnam, Rosaceae I: J. E. Vidal. Muséum 
national d’histoire Naturelle. 1968, No 6, 
pp.102-105. 
6. Duo Yi Shu, Gu Cuizhi, Stephen A. 
Spongberg. Flora of China 9, Docynia Decaisne. 
2003, pp.170-171. 
3 
1 
2 
4 
5 
7 
8 
 10 
9 
6 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_hinh_thai_va_dac_diem_vi_hoc_cua_cay_tao.pdf