Nghiên cứu đặc điểm, giá trị sử dụng và kỹ thuật nhân giống một số loài rau rừng tại Quảng Bình

Tóm tắt. Hiện nay, việc khai thác rau rừng chủ yếu bằng phương pháp thủ công, phụ thuộc vào nguồn rau sẵn có trong môi trường tự nhiên, nhiều loài rau rừng đang trở nên cạn kiệt, việc thu hải tự nhiên tốn nhiều thời gian và nguy cơ nhẩm với cây cỏ độc tố rất dê xảy ra, khó thực hiện thị trường hóa rau rừng. Cùng với việc khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh trong môi trường tự nhiên cần nghiên cứu thuần hóa, nhân giống đế thâm canh những loài vừa là rau ăn, vừa là cây thuốc để tăng giả trị của sản phẩm. Bài viết này tập trung tìm hiểu về các đặc điểm sinh thái, kỹ thuật nhân giổng bằng giâm hom và khảo sát các yếu tổ ảnh hưởng tới kỹ thuật nhãn giống của loài rau cần rừng và rau lỗ bình để làm cơ sở cho việc lựa chọn loài, phương pháp bảo tổn và thuần hỏa thành rau vườn nhằm từng bước thương mại hóa sản phẩm, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế bền vững cho người dân miền núi, đặc biệt là ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ còn khó khăn.

doc 7 trang phuongnguyen 460
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm, giá trị sử dụng và kỹ thuật nhân giống một số loài rau rừng tại Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm, giá trị sử dụng và kỹ thuật nhân giống một số loài rau rừng tại Quảng Bình

Nghiên cứu đặc điểm, giá trị sử dụng và kỹ thuật nhân giống một số loài rau rừng tại Quảng Bình
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, giá trị sử dụng và kỹ thuật
NHÂN GIỐNG MỘT số LOÀI RAU RỪNG TẠI QUẢNG BÌNH
Trần Lý Tưởng
Trường Dại học Quảng Bình
Tóm tắt. Hiện nay, việc khai thác rau rừng chủ yếu bằng phương pháp thủ công, phụ thuộc vào nguồn rau sẵn có trong môi trường tự nhiên, nhiều loài rau rừng đang trở nên cạn kiệt, việc thu hải tự nhiên tốn nhiều thời gian và nguy cơ nhẩm với cây cỏ độc tố rất dê xảy ra, khó thực hiện thị trường hóa rau rừng. Cùng với việc khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh trong môi trường tự nhiên cần nghiên cứu thuần hóa, nhân giống đế thâm canh những loài vừa là rau ăn, vừa là cây thuốc để tăng giả trị của sản phẩm. Bài viết này tập trung tìm hiểu về các đặc điểm sinh thái, kỹ thuật nhân giổng bằng giâm hom và khảo sát các yếu tổ ảnh hưởng tới kỹ thuật nhãn giống của loài rau cần rừng và rau lỗ bình để làm cơ sở cho việc lựa chọn loài, phương pháp bảo tổn và thuần hỏa thành rau vườn nhằm từng bước thương mại hóa sản phẩm, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế bền vững cho người dân miền núi, đặc biệt là ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ còn khó khăn.
Từ khóa'. Cần dại, lỗ bình, đặc điếm sinh thái, nhân giong, rau rừng.
ĐẶT VÁN ĐỀ
Tài nguyên rau rừng là một trong những nguồn tài nguyên thực vật quan họng của mỗi quốc gia, đây là nguồn lâm sản ngoài gỗ cho nhiều giá trị (giá trị dinh dưỡng, giá tậ dược liệu, giá trị kinh tế, giá trị văn hóa xã hội, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, giá tậ môi trường), là nguồn thực phẩm hàng ngày không thể thiếu của người dân miền núi và trở thành đặc sản của người dân thành thị. Nhiều loài rau rừng bị khai thác kiệt quệ ngoài tự nhiên, người dân miền núi thiếu các thông tin về giá trị, tiềm năng và kỹ thuật nhân giống của các loài rau rừng. Việc nghiên cứu đặc điểm, giá trị sử dụng và kỹ thuật nhân giống của các loài này sẽ góp phần từng bước thị trường hóa để mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế bền vững cho người dân miền núi, đặc biệt là ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn.
Quảng Bình có tổng diện tích rừng là 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851 ha với địa hình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông, tổng diện tích tự nhiên là đồi núi chiếm tới 85% [12], Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn, nơi có hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng, tại đây có rất nhiều loài lâm sản ngoài gỗ, trong đó có các loài rau rừng như: Rau dớn, càng cua, dưa núi, đọt mây, tai voi, hoa chuối rừng, lá giang, vón vén, môn rừng, cây mang ếch..., còn rất nhiều loài rau rừng được đồng bào sử dụng màchúng ta chưa nghiên cứu hết. Tại Quảng Bình, người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn thu hái rau trong môi trường tự nhiên và xu hướng sử dụng rau rừng làm thực phẩm ngày càng tăng ở thành thị. Hiên nay môi trường tự nhiên của rau rừng tại Quảng Bình có nhiều thay đổi, khu phân bố bị thu hẹp, nằm sâu trong rừng, nhiều loài không còn tìm thấy trong môi trường tự nhiên.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Rau Cần dại (Oenanthe stolonifera DC.) và rau Lỗ bình (Lobelia zeylanica L.j được lấy từ rừng thuộc khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và huyện Minh Hóa - tỉnh Quảng Bình; Naphthaleneacetic acid (NAAy, dao cắt hom, kéo cắt hom, đất, trẩu, cát, khay trồng rau, lưới che bóng các loại.
Phuong pháp nghiên cứu
Phương pháp nhân giong: Khảo sát kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom
+ Chọn hom: Hom được lấy từ thân cây mẹ 3 tháng tuổi trở lên, lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân cây, hạn chế lấy phần ngọn quá non vì khả năng thành công của hom rất kém do hiện tượng thối gốc hom.
+ Cắt hom: Dùng dao hoặc dùng kéo sắc cắt hom, tránh làm dập hoặc trầy xước hom, hom được cắt từ thân có ít nhất trên mỗi hom có từ 2-5 mắt lá, tỉa bớt lá ữên hom để hạn chế mất nước thân hom, chừa lại khoảng 1/3 lá. Hom cắt buổi nào thì đem trồng buổi đó.
+ Dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1 - 2cm sau đó cắm hom vào, dùng que ém chặt đất vào gốc hom. Hom sau khi giâm khoảng 7 - 10 ngày bắt đầu có rễ, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu theo từng công thức.
+ Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đất, đặc biệt vào mùa nắng hạn. Kết hợp nhổ cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh.
Hình 1. Các bước nhân giống
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năngphát triển của hom
Trong các thí nghiệm này, mỗi thí nghiệm được thực hiện với 3 công thức (CT), bo trí theo khối ngẫu nhiên 3 lần lặp lại, số lượng hom mỗi công thức 45 hom. nguyên thực vật, ưu tiên thu thập tài liệu nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam và tại Quảng Bình.
Thông qua quan sát trực tiếp đối tượng và so sánh với các tài liệu liên quan.
Đo đếm các chỉ tiêu gồm số lượng hom
Dải bảo vệ
Lần lặp 1
CT3
CT2
CT1
Lan lặp 2
CT2
CT3
CT1
Lan lặp 3
CT3
CT1
CT2
Dải bảo vệ
Hình 2. Sơ đô bô ữí thí nghiệm
+ Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng NAA đến tỷ lệ sống và chất lượng rễ.
Trong thí nghiệm này sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Naphthaleneacetic acid ịNAÁ) với nồng độ 50ppm (CT2), lOOppm (CT3) và 01 công thức đối chứng (CT1).
+ Anh hưởng của độ che bóng, chiều dài hom và hỗn hợp ruột bầu tới tỷ lệ sống của hom.
Ở thí nghiệm này được tiến hành trong nhà màng nilon trong suốt, không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng NAA, kết quả ở thí nghiệm khảo sát độ chebóng:0% (CT1), 25% (CT2), 50% (CT3), chiêu dài hom: lOcm (CT1), 15cm (CT2), 20cm (CT3), hỗn hợp ruột bầu: đất (CT1), đất +trấu-3:l (CT2), đất+cát-3:l (CT3)
Phươngpháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp về kết quả điều ha đa dạng sinh học thực vật; điều tra tài sống, hom ra rễ, hom không ra rễ và chất lượng rễ của hom giâm (số rễ trung bình/hom và chiều dài trung bình của rễ).
So sánh đánh giá các công thức thí nghiệm sử dụng phương pháp phân tích phương sai bằng phần mềm Excel.
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN
Đặc tính sinh thái và giá trị sử dụng của một số loài rau rừng có giá trị
Các đối tượng tuyển chọn được nghiên cứu, ghi nhận về đặc điểm hình thái; điều kiện phân bố (ưa sáng, ưa bóng, chịu hạn hoặc thủy sinh); điều kiện thổ nhưỡng; mùa hoa quả; mức độ tái sinh; hình thức phân bố.
cầndại(OenanthestoỉonỉferaữC.)
Có rất nhiều tên khoa học được đề xuất cho loài này, một số tài liệu đặt tên cho loài này là Oenanthe stolonifera (Blume) DC, Oenanthe javanica subsp. Stolonifera (Wall, ex DC.), Oenanthe benghalensis (Benth. & Hook.f.), Phellandrium stoloniferum Roxb., Oenanthe stolonifera japonica [2], trong hệ thực vật của Trung Quốc Cần dại có tên là Oenanthe javanica
, Tuy nhiên, một số tài liệu cho rằng những tên trcn đồng nghĩa với loài cần nước
. Cần dại được phân bố chủ yếu ở các nước Mông cổ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ân Độ, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, New Guinea, úc [3,5,6].
Thân phân nhiều cành, các đốt đều có
Hình 3. Cây cần dại
rễ, ngọn cành vưom cao tới 20 - 30cm. Lá đa
dạng, có cuống và có bẹ ôm lấy thân; phiến
lá thường chia thủy lông chim, các thùy có
cuống riêng và thường lại chia thành 3 thùy
nhỏ, thùy nhỏ thường hình thoi, mép có
răng không đều. Cụm hoa là một tán kép,
mọc đối diện với lá, trục chung dài 2 - 4cm,
cuống của tán con dài 1 - 2cm. Hoa màu
trắng, quả hình thuôn, cần dại hầu như
phân bố từ độ cao 600m đến 3000m so với
mực nước biển.
Ở Việt Nam mùa hoa vào tháng 3-5, mùa ra quả tháng 8 -10, phân bố tập trung ở bờ ruộng, dọc theo các suối, chỗ đất ẩm. Đây là loài ưa ẩm nhưng lại ưa sáng , mọc xen chủ yếu với các loài thuộc họ cỏ (Poaceae) và họ cói (Cyperaceae), thích hợp với nhiệt độ trong rừng khoảng 4- 32°c, độ pH trong khoảng 5.5-6.5 và chịu đựng được trong khoảng pH=4.5 -7.
Rau Cần dại giàu vitamin và khoáng chất, có thể sử dụng lá non hoặc thân cây để ăn sống hoặc nấu canh, các món xào..., các bộ phận gốc và rễ có thể dùng làm thuốc hạ sốt, thuốc cầm máu, chế thuốc điều trị vàng da, đái ra máu, băng huyết, lá rau cần rừng nhai với gừng hoang và tro muối (muối đốt thành tro) có tác dụng giải độc, lá giã nhỏ đắp lên trán để giảm bớt đau đầu, gốc giả lấy nước uống để giảm ho , hạt chứa 3.5% tinh dầu trong y học thường dùng pha loãng để chống lại các mầm bệnh có nguồn gốc từ nấm.
Lô bình (Lobelia zeylanica L.)
Là loài thân thảo, thân nằm sát đất, dài khoảng 5 - 60cm; thân không có lông, phân nhánh thưa. Lá hình trứng (phiến xoan), không lông, bìa có răng (mép gai), lá dài 1- 5,4cm, rộng 0,8 - 3,2cm, cuống lá dài 2- lOmm. Hoa mọc ở nách lá, màu tím nhạt, hoa hẹp ở chót thân; cuống dài 8 - 13mm; đài hoa mới ra có lông ngắn, đài cao 3 - 4mm; vành xẻ đến đáy, môi dưới có ba thùy bằng nhau; tiểu nhụy có 5, có lông. Nang cao 2 - 6mm; hạt nhỏ, vàng. Mùa hoa tháng 10-12. Mùa quả tháng 2-3. Lỗ bình có môi trường phân bố giống cần dại, tập trung chỗ đất ẩm, dọc theo khe suối. 1 - 5,4cm, rộng 0,8-3,2cm.
Hình 4. Cây Lỗ bình
Rau lô bình giàu vitamin và khoáng chất, có thể sử dụng lá non hoặc thân cây để nấu canh hoặc các món xào... Ở Việt Nam Lỗ bình thường sử dụng nấu canh bồi, cá hoặc ăn sống, ăn lẩu...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật nhân giống
3.2.1. Ảnh hưởng nồng độ chất điều hòa sinh trưởngtới khả năngphát triên của hom
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện ánh sáng tự nhiên có mái che mưa bằng màng nilon ữong suốt, sau 2 tuần kể từ ngày cấy hom, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu gồm: Số hom ra rễ, số rễ trên 1 hom, chiều dài rễ, kết quả được tổng hợp ở Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả giâm hom của cần dại và Lỗ bình ở các nồng độ NAA khác nhau
Công thức
Số hom
TN(N)
Số hom sống (n)
Tỉ lệ sổng (%)
Số rễ/1 hom
Chiều dài rễ (cm)
Cần dại
LỖ bình
Cần dại
Lỗ bình
Cần dại
Lỗ bình
càn dại
Lỗ bình
CT1
45
36
30
80,0
66,7
8,3
5,3
3,3
5,1
CT2
45
42
36
93,3
80,0
10,7
7,1
5,1
5,0
CT3
45
39
39
86,7
86,7
11,5
7,8
6,0
6,8
F
8,0
6,5
19,9
4,5
F crit
3,2
Qua kết quả ữên cho thấy, tỷ lệ ra rễ của 2 loài trên có sự khác biệt khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng NAA, cụ thể là tỷ lệ sống cao horn khi có sử dụng NAA, tỷ lệ sống cao nhất đạt 93.3%, thấp nhất là 66.7%. Chất lượng rễ (số rễ và chiều dài rễ) cũng có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các công thức (F>Fcrit), chất lượng rễ sẽ tốt horn khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng NAA. Giữa nồng độ NAA 50ppm và 1 OOppm tỷ lệ sống không quá khác biệt, tuy nhiên về chất lượng rễ có sự khác biệt về mặt thống kê, với nồng độ 1 OOppm cho chất lượng rễ tốt hơn.
Anh hưởng của độ che bóng, chiều dài hom và hỗn hợp ruột bầu tới tỷ lệ sổng của hom
Việc che bóng sử dụng các loại lưới đã tính toán sẵn mức độ ánh sáng lọt qua có bán sẵn trên thị trường. Kết quả được thống kê ở Bảng 2.
Bảng 2. Ánh hưởng của độ che bóng, chiều dài hom và hỗn hợp ruột bầu tới tỷ lệ sống của hom
Công thức
Yếu tố
Số hom
Lỗ bình(%)
Cần dại (%)
CT1
CT2
CT3
CT1
CT2
CT3
Độ che bóng
45
66,7
66,7
73,3
80
73,3
53,3
Chiều dài hom
45
40
66,7
73,3
46,7
80
80
Hỗn hợp một bầu
45
46,7
73,3
60
53,3
80
73,3
Kết quả cho thấy 2 loài rau trên có kết quả trái ngược nhau, với rau Lỗ bình có tỷ lệ sống cao nhất (73.3%) ở độ che bóng 50%, trong khi đó loài rau cần dại tỏ ra thích hợp hơn với ánh sáng tự nhiên khi đạt tỷ lệ sống cao nhất (80%) khi không che bóng.
Chiều dài hom ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của hom, với rau Lỗ bình tỷ lệ sống cao nhất tại hom có chiều dài 20cm, với rau cần dại thì tỷ lệ sống cao nhất được ghi nhận tại hom có chiều dài 15cm và 20cm.
Qua khảo sát thành phần ruột bầu cho thấy cả 2 loài rau trên đều thích hợp trên điều kiện đất tơi xốp, có thành phàn cơ giới nhẹ, phù hợp với hỗn hợp đất pha trấu.
KET LỦẠN và KIEN nghị
4.1. Kết luận
Tài nguyên rau rừng là một trong những nguồn tài nguyên thực vật quan trọng của mỗi quốc gia, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng là vô cùng cần thiết khi nhu cầu về rau rừng ngày một gia tăng và trữ lượng tự nhiên ngày càng khan hiếm. Lỗ bình và cần dại là hai loài rau chủ yếu sinh sống trong rừng, ngoài việc làm rau ăn rất ngon và bổ dưỡng, nó còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh, phòng bệnh hiệu quả mà người dân bản địa đã đúc kết qua thực tiễn.
Để nhân giống bằng giâm hom đạt hiệu quả cao nên sử dụng chất điều hòa sinh trưởng NAA với tỷ lệ lOOppm, chiều dài hom trong khoảng 15 - 20cm.
Với loài rau Lỗ bình không thích hợp trong điều kiện ánh sáng mạnh, phù hợp trồng xen canh dưới tán khi độ che bóng khoảng 50%. Với loài rau cần dại thích sáng, phù hợp để ưồng chuyên canh.
Trước khi cắt hom, những đoạn thân cần được rửa bằng nước sạch 3-4 lần, sau đó rửa bằng thuốc tím 0,5% để tránh nhiễm khuẩn, nấm, hoặc sâu bệnh.
Kiến nghị
Do thời gian và kinh phí có hạn nên nội dung bài báo chưa nghiên cứu ảnh hưởng các mùa vụ giâm hom, các loại chất điều hòa sinh trưởng khác nhau đến tỷ lệ sống và chất lượng của hom. Kiến nghị tiếp tục khảo sát các yếu tố này đến chất lượng của hom và nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của nhiều loài hơn trong các mô hình khác nhau trên điều kiện lập địa khác nhau ở diện rộng ngoài thực tế sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Duke, James A and Ayensu, Edward s (1985), “Medicinal Plants of China. 2 Vols. 705 s., 1300 Strichzeichnungen”, Reference Publ., Inc. Algonac. Michigan.
Humphrey, EG (1983), “Smooth sumac tested for growth on mine spoils”, USDA Soil Conservation Service. 4(6), p. 8.
Huxley, A (1992), “The New RHS Dictionary of Gardening”.
Huxley, AJ, Griffiths, M, and Levy, M (1992), “The new RHS dictionary of gardening, 4 vols”.
Ohwi, Jisaburo, Meyer, Frederick Gustav, and Walker, Egbert Hamilton (1965), Flora of Japan (in English), Smithsonian Institution.
Press, Missouri Botanical Garden (1994), “St Louis”, Missouri, USA.
Stuart Rev, GA (1998), “Chinese Materia Medica: A translation of an ancient Chinese herbal”, Taipei: Southern Materials Centre.
Uphof, Johannes Cornells Theodorus (1959), “Dictionary of economic plants”, Dictionary of economic plants.
Young-soo, Shin and Organization, World Health (2009), “Medicinal Plants in Papua New Guinea”, Western Pacific Regional Publications. 153.
Flora of China, accessed 10/10-2017, from 
Useful Tropical Plants, accessed 10/10-2017, from:
 php?id=Oenanthe+j avanica.
Tong quan về Quảng Bình, accessed 10/10/2017, from:
https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/gio i-thieu-chung-14532.htm
RESEARCH ON PHENOLOGY CHARACTERISTIC AND PROPAGATING
TECHNOLOGY OF WILD VEGETABLES IN QUANG BINH PROVINCE
Abstract At present, wild vegetables are harvested mainly by manual methods, depending on the source ofavailable vegetables in forest. As a result, the marketization ofwild vegetables will become very difficult. Harvesting in the forest will cost much time and easily be confused with toxic plants. Therefore, in parallel with the zoning for regeneration in the natural environment, it is necessary to study domestication and multiplication to not only intensively cultivate valuable nutritious species, high economic value and medium species but also offer a medicinal plant to increase the value of the product. Each species of wild vegetable in forest adapts to different phenology characteristics, research on phenology characteristic and propagating technology of wild vegetables in forest of Quang Binh province will be the basis for selection ofspecies, methods of conservation and domestication into garden vegetables to gradually commercialize products, contribute to improve the lives of people in remote areas.
Keyword: Oenanthe stolonifera, Lobelia zeylanica, ecological characteristics, planting techniques, wildvegetables
Liên hệ:
Trần Lý Tưởng,
Khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại học Quảng Bình, 312 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới, Quảng Bình.

File đính kèm:

  • docnghien_cuu_dac_diem_gia_tri_su_dung_va_ky_thuat_nhan_giong_m.doc
  • pdf380_979_1_pb_8078_496067.pdf