Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và mối quan hệ loài của dẻ gai Phú Thọ (Castanopsis phuthoensis Luong) trong rừng thứ sinh phục hồi ở Cầu Hai, Phú Thọ

TÓM TẮT

Dẻ gai phú thọ là loài cây bản địa đặc hữu của tỉnh Phú Thọ, có phân bố

hẹp tại 2 xã thuộc huyện Đoan Hùng, khả năng tái sinh kém nên cần có

nghiên cứu về cấu trúc và mối quan hệ loài của nó với các loài cây bạn để

xác định hướng bảo tồn nguồn gen quý của loài cây này. Kết quả nghiên

cứu cấu trúc rừng cho thấy Dẻ gai phú thọ là loài cây chiếm ưu thế trong

rừng thứ sinh phục hồi, có chỉ số IV trên 5% ở rừng khoanh nuôi và làm

giàu rừng lỗ trống, đặc biệt rừng khoanh nuôi mật độ trung bình và cao chỉ

số IV đạt xấp xỉ 10%, làm giàu rừng lỗ trống có IV đạt 17,9% nhưng mật

độ của Dẻ gai phú thọ ở các trạng thái rừng phục hồi rất thấp, trung bình

chỉ có 3,3 - 11,1 cây/ha. Phân bố số cây theo cấp đường kính của Dẻ gai

phú thọ ở các trạng thái rừng có dạng đường cong một đỉnh ở cỡ kính

20cm hoặc 24cm. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của loài này cũng có

dạng đường cong một đỉnh ở cấp chiều cao 18m hoặc 20m. Giá trị của các

đỉnh này cao hơn đường kính, chiều cao trung bình của các trạng thái rừng

phục hồi nghiên cứu. Dẻ gai phú thọ xuất hiện với chính nó và 31 loài cây

bạn khác, có tính quần thể rõ rệt, thường gặp với Ràng ràng mít, Lim

xanh, Sồi phảng, Dẻ cau, Bứa và Ngát.

pdf 10 trang phuongnguyen 1860
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và mối quan hệ loài của dẻ gai Phú Thọ (Castanopsis phuthoensis Luong) trong rừng thứ sinh phục hồi ở Cầu Hai, Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và mối quan hệ loài của dẻ gai Phú Thọ (Castanopsis phuthoensis Luong) trong rừng thứ sinh phục hồi ở Cầu Hai, Phú Thọ

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và mối quan hệ loài của dẻ gai Phú Thọ (Castanopsis phuthoensis Luong) trong rừng thứ sinh phục hồi ở Cầu Hai, Phú Thọ
Tạp chí KHLN 1/2016 (4180 - 4189) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ MỐI QUAN HỆ LOÀI 
CỦA DẺ GAI PHÚ THỌ (Castanopsis phuthoensis Luong) 
TRONG RỪNG THỨ SINH PHỤC HỒI Ở CẦU HAI, PHÚ THỌ 
Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Viễn, Phạm Quang Tiến, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ 
Từ khóa: Cấu trúc rừng, 
Dẻ gai phú thọ, mối quan 
hệ loài 
TÓM TẮT 
Dẻ gai phú thọ là loài cây bản địa đặc hữu của tỉnh Phú Thọ, có phân bố 
hẹp tại 2 xã thuộc huyện Đoan Hùng, khả năng tái sinh kém nên cần có 
nghiên cứu về cấu trúc và mối quan hệ loài của nó với các loài cây bạn để 
xác định hướng bảo tồn nguồn gen quý của loài cây này. Kết quả nghiên 
cứu cấu trúc rừng cho thấy Dẻ gai phú thọ là loài cây chiếm ưu thế trong 
rừng thứ sinh phục hồi, có chỉ số IV trên 5% ở rừng khoanh nuôi và làm 
giàu rừng lỗ trống, đặc biệt rừng khoanh nuôi mật độ trung bình và cao chỉ 
số IV đạt xấp xỉ 10%, làm giàu rừng lỗ trống có IV đạt 17,9% nhưng mật 
độ của Dẻ gai phú thọ ở các trạng thái rừng phục hồi rất thấp, trung bình 
chỉ có 3,3 - 11,1 cây/ha. Phân bố số cây theo cấp đường kính của Dẻ gai 
phú thọ ở các trạng thái rừng có dạng đường cong một đỉnh ở cỡ kính 
20cm hoặc 24cm. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của loài này cũng có 
dạng đường cong một đỉnh ở cấp chiều cao 18m hoặc 20m. Giá trị của các 
đỉnh này cao hơn đường kính, chiều cao trung bình của các trạng thái rừng 
phục hồi nghiên cứu. Dẻ gai phú thọ xuất hiện với chính nó và 31 loài cây 
bạn khác, có tính quần thể rõ rệt, thường gặp với Ràng ràng mít, Lim 
xanh, Sồi phảng, Dẻ cau, Bứa và Ngát. 
Keywords: Forest 
structure, Castanopsis 
phuthoensis, relations 
between tree species 
Research on forest structure and relations between tree species of 
Castanopsis phuthoensis in forest rehabilitation in Cau Hai, Phu Tho 
Castanopsis phuthoensis Luong is an endemic tree species of Phu Tho 
province, only distributed narrowly in forest rehabilitation in two 
communes belonging to Doan Hung district. As it is difficult to find the 
seedling in the nature, research on forest structure and relations between 
tree species is very necessary to define method of conservation for this 
species. The species is dominant tree species in the forest rehabilitation 
with both IV% indexes and percent of each species for number of trees 
above 5% in nature regeneration forest and enrichmnet forest by 
additionally planting in holes in the forest, particularly nearly 10% in 
nature regeneration forest with high and medium density, and reaching 
14.5% in enrichmnet forest by additionally planting in the holes, density 
of this species is very low, only from 3.1 to 11.1 trees per hectare. 
Diameter distributions of the species of number of trees is characterized 
by curve style with a peak in 20cm or 24cm diameter classes. Its height 
distributions are also curve style with a top in 18m or 20m heigh classes. 
This peaks are higher than diamter and heigh average of the rehabilitation 
forest. Both the diameter and heigh distributions are not suitable to Meyer, 
Weibull and Interrupted distribution. This species occurs itself and 31 
other tree species, clearly grows in population, and often appears six other 
native tree species, including Ormosia balansae, Erythrophloeum fordii, 
Castanopsis cerebrina, Quercus platycalyx, Gironniera subaequalis and 
Garcinia oblongifolia. 
 4180 
Nguyễn Văn Thọ et al., 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Dẻ gai phú thọ (Castanopsis phuthoensis 
Luong) là loài cây gỗ lớn bản địa, có phân bố 
tự nhiên trong rừng thứ sinh phục hồi lá rộng 
thường xanh ở khu vực Cầu Hai, Phú Thọ. Gỗ 
Dẻ gai phú thọ rất chắc được sử dụng làm 
khuôn cửa và đồ mộc, quả có hạt ăn được. 
Loài này được Lương Ngọc Toản (1965) phát 
hiện và công bố dựa trên mẫu tiêu bản thu 
năm 1963 tại khu vực Cầu Hai - Phú Thọ và 
không có trong danh lục thực vật của Vườn 
quốc gia Xuân Sơn (Trần Minh Hợi và 
Nguyễn Xuân Đặng, 2008). Đến nay, kết quả 
điều tra thống kê cho thấy mới phát hiện Dẻ 
gai phú thọ phân bố tự nhiên ở xã Vân Đồn 
và Chân Mộng thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh 
Phú Thọ diện tích khoảng 1,32km2, với 204 
cá thể trưởng thành. 
Do có phân bố hẹp và nằm trong vùng nguyên 
liệu giấy, diện tích rừng tự nhiên rất ít, là loài 
đặc hữu giá trị cao cho nên cần được quan tâm 
nghiên cứu bảo tồn nguồn gen quý hiếm này. 
Tuy nhiên, từ khi được công bố đến nay, các 
nghiên cứu về loài cây này còn rất hạn chế. 
Giai đoạn 2014 - 2016 đề tài “Nghiên cứu một 
số đặc điểm sinh vật học và phương pháp bảo 
tồn Dẻ gai phú thọ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” 
đã được triển khai từ nguồn kinh phí của Sở 
Khoa học và Công nghệ Phú Thọ. Bài báo này 
là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài trên, 
đây là cơ sở quan trọng để đề xuất phương 
pháp bảo tồn phù hợp và phát triển loài Dẻ gai 
phú thọ. 
II. VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu 
Loài Dẻ gai phú thọ mọc trong rừng thứ sinh 
tại khu vực Cầu Hai - Phú Thọ. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
+ Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc 
rừng thứ sinh có Dẻ gai phú thọ phân bố. 
Để nghiên cứu cấu trúc rừng thứ sinh có phân 
bố Dẻ gai phú thọ lập 30 ô tiêu chuẩn sơ cấp 
hình tròn có diện tích 1000m2 (bán kính 
17,84m), tâm là cây Dẻ gai trưởng thành ở các 
đối tượng rừng sau: Làm giàu theo rạch (5 
OTC), làm giàu theo lỗ trống (5 OTC), khoanh 
nuôi xúc tiến tái sinh (20 OTC ở 3 khu vực 
khác nhau). Trong mỗi ô tiêu chuẩn sơ cấp lập 
3 ô tiêu chuẩn thứ cấp hình tròn đồng tâm với 
ô tiêu chuẩn sơ cấp, có diện tích lần lượt là 
100, 300, 500m2, bán kính tương ứng là 
5,64m; 9,77m và 12,62m. Thu thập các chỉ 
tiêu tên loài, đường kính 1,3m (D1.3), chiều cao 
vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) và 
đường kính tán (Dt) của tất cả các cây trên 
6cm của ô tiêu chuẩn sơ cấp và thứ cấp. 
Cấu trúc không gian và thời gian của rừng là 
cơ sở để đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh 
tác động cho phù hợp. Cấu trúc mật độ và cấu 
trúc phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) 
được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc không 
gian của rừng, cấu trúc phân bố số cây theo 
cấp đường kính (N/D) được dùng thay thế cấu 
trúc tuổi. Ngoài ra, sử dụng tổ thành theo số 
cây tính theo phần trăm và chỉ số IV% của 
Daniel Marmilod để xác định loài cây ưu thế 
trong lâm phần và xem xét cấu trúc rừng thứ 
sinh có phân bố Dẻ gai phú thọ. Sử dụng các 
hàm phân bố giảm để mô phỏng cấu trúc của 
rừng tự nhiên, nơi có Dẻ gai phú thọ phân bố. 
+ Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa 
Dẻ gai phú thọ với các loài cây trong lâm phần 
Sử dụng phương pháp ô 6 cây để nghiên cứu 
mối hệ giữa Dẻ gai phú thọ và các loài khác 
trong rừng thứ sinh. Cụ thể lấy các cây Dẻ gai 
trưởng thành làm tâm lập 36 ô tiêu chuẩn, sau 
đó xác định: khoảng cách, tên cây và đo D1.3, 
Hvn, Hdc và Dt của 6 cây gần nhất xung quanh 
nó. Sau đó tính tần xuất xuất hiện của loài theo 
số ô quan sát (fo) và theo số cây (fc). Căn cứ vào 
giá trị của fo và fc với mức ý nghĩa α = 0,05 chi 
các loài cây cùng xuất hiện với Dẻ gai phú thọ 
 4181 
Tạp chí KHLN 2016 Nguyễn Văn Thọ et al., 2016(1) 
theo các nhóm (Sử dụng phương pháp của 
Triệu Văn Hùng, 1994) như sau: 
Nhóm 1: rất hay gặp, gồm những loài có 
fo > 30% và fc > 7% 
Nhóm 2: hay gặp, gồm những loài có 15% 
 < fo ≤ 30% và 3% < fc ≤ 7% 
Nhóm 1: ít gặp, gồm những loài có fo ≤ 15% 
và fc ≤ 3% 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đặc điểm cấu trúc rừng 
Kết quả điều tra 30 ô của rừng thứ sinh phục 
hồi bằng khoanh nuôi và làm giàu ở các diện 
tích khác nhau cho thấy, mật độ rừng giảm 
xuống khi diện tích ô tiêu chuẩn tăng lên, biến 
động mật độ cũng giảm theo. Tuy nhiên, biến 
động mật độ rừng làm giàu ở các ô 1000m2 
vẫn còn lớn, rừng làm giàu theo rạch có mật 
độ trung bình là 654 cây/ha, rừng làm giàu lỗ 
trống là 370 cây/ha, với mức biến động về mật 
độ tương ứng là 16,5% và 40,5%. Điều này 
chứng tỏ phân bố các cây trên mặt phẳng nằm 
ngang của rừng làm giàu là không đều. 
Mật độ rừng thứ sinh có phân bố Dẻ gai phú 
thọ có mật độ từ 370 - 707 cây/ha dựa trên ô 
điều tra 1000m2. Hệ số biến động mật độ giảm 
xuống khi diện tích ô tiêu chuẩn tăng lên, đạt 
dưới 10% đối với ô 1000m2 trừ rừng khoanh 
nuôi mật độ thấp (KN1), xảy ra điều này do 
đối tượng rừng này có xen nứa, có nhiều lỗ 
trống. Rừng làm giàu theo lỗ trống có hệ số 
biến động tăng lên khi diện tích ô điều tra tăng 
lên do ở các ô điều tra diện tích nhỏ các cây 
được điều tra thường nằm trọn trong đám cây 
tái sinh tự nhiên, còn ở các ô điều tra lớn hơn 
bao gồm cả lỗ trống trồng làm giàu nên số cây 
ở các tiêu chuẩn sẽ rất khác nhau, dẫn đến hệ 
số biến động lớn. Như vậy, với diện tích ô 
1000m2 có thể phản ánh tương đối chính xác 
mật độ rừng khoanh nuôi ở rừng khoanh nuôi 
có mật độ trung bình (KN2) và mật độ cao 
(KN3) nhưng rừng khoanh nuôi mật độ thấp 
(KN1), có nhiều lỗ trống, cấu trúc rừng biến 
động lớn nên cần tăng diện tích ô điều tra và 
mật độ trung bình thực tế khả năng thấp hơn 
378 cây/ha. 
Bảng 1. Mật độ rừng khoanh nuôi có phân bố Dẻ gai phú thọ 
Loại rừng Chỉ tiêu 
Diện tích ô tiêu chuẩn 
100m2 300m2 500m2 1000m2 
Làm giàu rừng theo rạch 
(LR) 
Mật độ (N) (cây/ha) 760 ± 152 733 ± 181 652 ± 244 654 ± 108 
Hệ số biến động (V%) 20% 24,7% 37,4% 16,5% 
Làm giàu rừng lỗ trống (LT) 
Mật độ (N) (cây/ha) 460 ± 55 353 ± 38 388 ± 83 370 ± 150 
Hệ số biến động (V%) 11,9% 10,8% 21,4% 40,5% 
Khoanh nuôi rừng (KN1) 
Mật độ (N) (cây/ha) 800 ± 110 518 ± 139 456 ± 162 378 ± 154 
Hệ số biến động (V%) 13,7% 26,8% 35,5% 40,7% 
Khoanh nuôi rừng (KN2) 
Mật độ (N) (cây/ha) 533 ± 321 522 ± 139 520 ± 35 473 ± 35 
Hệ số biến động (V%) 60,2% 26,6% 6,7% 7,4% 
Khoanh nuôi rừng (KN3) 
Mật độ (N) (cây/ha) 833 ± 163 778 ± 185 840 ± 103 707 ± 59 
Hệ số biến động (V%) 19,6% 23,8% 12,3% 8,3% 
 4182 
Nguyễn Văn Thọ et al., 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
Bảng 2. Mật độ Dẻ gai phú thọ trong rừng thứ sinh phục hồi 
Loại rừng Chỉ tiêu 
Diện tích ô tiêu chuẩn Toàn bộ 
loại rừng 100m2 300m2 500m2 1000m2 
LR 
N (cây/ha) 100 ± 0 40 ± 15 28 ± 11 20 ± 12 3,3 
 V% 0% 37,5% 39,3% 60% 
LT 
N (cây/ha) 180 ± 84 80 ± 30 56 ± 9 40 ± 14 10,8 
 V% 46,7% 37,5% 16,1% 35% 
KN1 
N (cây/ha) 118 ± 40 45 ± 17 31 ± 16 17 ± 10 6,3 
 V% 33,9% 37,8% 51,6% 58,8% 
KN2 
N (cây/ha) 133 ± 58 77 ± 20 47 ± 12 47 ± 31 11,1 
 V% 43,6% 26,0% 25,5% 65,9% 
KN3 
N (cây/ha) 150 ± 84 78 ± 40 80 ± 13 68 ± 16 10,4 
 V% 56,0% 51,3% 16,3% 23,5% 
Số liệu bảng 2 cho thấy: mật độ Dẻ gai phú thọ 
ở rừng khoanh nuôi và làm giàu biến động rất 
lớn khi diện tích ô điều tra thay đổi hoặc trong 
cùng diện tích ô điều tra, từ 17 - 68 cây/ha với 
ô 1000m2. Thực tế Dẻ gai phú thọ mọc rất rải 
rác và số cây rất ít, chúng mọc cách nhau trung 
bình là 5,6m cho nên trong diện tích ô hình 
tròn 100m2 (bán kính 5,64m) thường gặp 1 
cây, rất ít khi gặp 2 cây trên 1 ô do đó có hệ số 
biến động bằng không khi tất cả các ô điều tra 
đều có 1 cây ở rừng làm giàu theo rạch; rất ít 
cây và phân bố không đều, nhiều khi diện tích 
ô điều tra tăng lên số cây Dẻ gai phú thọ cũng 
không tăng lên làm cho biến động mật độ rất 
lớn. Mặc dù diện tích ô điều tra tăng lên 
1000m2 nhưng mật độ Dẻ gai phú thọ vẫn biến 
động trên 40% cho nên cần thiết phải tăng diện 
tích ô điều tra mới phản ánh chính xác mật độ 
của nó trong rừng thứ sinh phục hồi. Kết quả 
điều tra, thống kê tất cả các cây Dẻ gia phú thọ 
của từng lô rừng thứ sinh phục hồi thì mật độ 
của nó rất thấp, trung bình chỉ từ 6,3 - 11,1 
cây/ha, đặc biệt rừng làm giàu theo rạch chỉ có 
3,3 cây/ha. 
Trong số diện tích của các ô điều tra thì ô 
1000m2 phản ánh sát nhất mật độ của rừng thứ 
sinh có phân bố Dẻ gai phú thọ. Vì vậy, nghiên 
cứu này chỉ sử dụng số liệu điều tra ô 1000m2 
để tính tổ thành theo số cây và IV%. 
Bảng 3. Tổ thành của rừng thứ sinh phục hồi có phân bố Dẻ gai phú thọ 
Loại rừng Công thức tổ thành theo số cây (%) Công thức tổ thành theo IV% 
LR 22,1 Rm + 20,5 Lx + 12,7 Rg + 8,1 Da + 5,5 N + 3,3 Dg + 27,8 Lk 
27,7 Rm + 21,8 Lx + 12,2 Rg + 7,3 Da + 4,2 Dg + 
26,8 Lk 
LT 28,4 Sp + 13,5 Dc + 13,5 Dg + 12,8 Lx + 5,4 Da + 26,4 Lk 
28,1 Sp + 17,9 Dg + 11,9 Dc + 11,8 Lx + 5,2 Da + 
25,1 Lk 
KN1 17,8 Rm + 14,4 Lx + 11,1 Da + 7,0 K + 5,3 Tr + 4,8 Dg + 39,6 Lk 
22,3 Rm + 16,6 Lx + 11,0 Da + 6,2 Sp + 5,8 Dg + 
5,1 K + 33,0 Lk 
KN2 32,4 Rm + 13,4 Lx + 12,0 Da + 9,9 Dg + 9,2 Ch + 23,1 Lk 
30,8 Rm + 15,0 Ch + 12,7 Lx + 10,7 Da+ 9,9 Dg + 
20,9 Lk 
KN3 24,7Rm + 19,1 N + 9,6 Dg + 8,5 Lx + 5,2 K + 32,9 Lk 31,6 Rm + 14,7 N + 10,8 Lx + 9,7 Dg + 33,2 Lk 
Ghi chú: Rm: Ràng ràng mít, Lx: Lim xanh, Rg: Re gừng, Da: Dẻ cau, Dc: Dân cốc, Dg: Dẻ gai phú thọ, N: Ngát, 
Tra: Trám, Ch: Chẹo tía, K: Kháo, Sp: Sồi phảng, Lk: Loài khác. 
 4183 
Tạp chí KHLN 2016 Nguyễn Văn Thọ et al., 2016(1) 
Trong rừng thứ sinh phục hồi bằng khoanh 
nuôi và làm giàu, Dẻ gai phú thọ chiếm trên 
5% cả theo số cây và IV% ở hầu hết các đối 
tượng rừng trừ làm giàu rừng theo rạch. Đối 
tượng làm giàu rừng lỗ trống có Dẻ gai phú 
thọ có tỷ lệ cao nhất, chiếm trên 10% cả theo 
số cây và IV%, đặc biệt tỷ lệ theo IV% tại làm 
giàu theo lỗ trống đạt khá cao (17,9%). Còn 
rừng làm giàu theo rạch là đối tượng rừng có 
tỷ lệ Dẻ gai phú thọ thấp nhất, dưới 5% cả 
theo số cây và theo IV%. Số liệu bảng 3 còn 
cho thấy, đối với rừng khoanh nuôi thì khu vực 
mật độ trung bình (KN2) có tỷ lệ Dẻ gai phú 
thọ cao nhất, gần 10% cả theo số cây và IV%, 
sau đến rừng có mật độ cao (KN3) và thấp 
nhất rừng khoanh nuôi mật độ thấp (KN1), 
khoảng 5%, chỉ bằng gần một nửa so với hai 
khu vực trên. 
Biểu đồ 1. Các phân bố N/D của các đối tượng rừng thứ sinh có phân bố Dẻ gai phú thọ 
Cấu trúc N/D của rừng khoanh nuôi, làm giàu 
có phân bố Dẻ gai phú thọ có dạng đường cong 
phân bố giảm, ngoại trừ các ô tiêu chuẩn được 
lập ở rừng khoanh nuôi mật độ trung bình 
(KN2) có dạng đường cong 1 đỉnh ở cấp đường 
kính 20cm (biểu đồ 1). Cây có đường kính dưới 
20cm là chủ yếu và có rất ít cây từ cấp kính 
36cm trở lên (có thể khai thác). Đối với rừng 
khoanh nuôi, đường cong dốc nhất ở rừng 
khoanh nuôi có mật độ cao (KN1), sau đến mật 
độ thấp (KN1) và cuối cùng là mật độ trung 
bình (KN2); điều đó chứng tỏ mật độ đã ảnh 
hưởng đến phân bố số cây theo cây kính của 
rừng khoanh nuôi. Còn đối với rừng làm giàu, 
độ dốc đường cong không lớn, do đó số cây 
giữa các cấp kính không có sự chênh lệch lớn. 
Do số cây Dẻ gai phú thọ trên 1 ô điều tra rất ít, 
điều tra thống kê trên các đối tượng rừng thứ 
sinh phục hồi được 204 cây, phân bố N/D của 
Dẻ gai phú thọ ở các đối tượng rừng và toàn bộ 
số cây được thể hiện ở biểu đồ 2. Phân bố N/D 
của Dẻ gai phú thọ tại các lô rừng thường có 
dạng đường cong một đỉnh tại cấp kính 16cm 
hoặc 20cm hoặc 24cm, ngoại trừ rừng làm giàu 
theo rạch (LR) vì chỉ rất ít, đường cong gần 
song song với trục hoành, chỉ có 13 cây trên 
diện tích 4ha. Đường cong N/D của toàn bộ số 
cây ở các lô rừng cũng có dạng 1 đỉnh ở cấp 
kính 20cm, cao hơn cỡ kính trung bình của loại 
rừng nó có phân bố (trung bình từ 13 - 18cm). 
Như vậy, đa số các cây Dẻ gai phú thọ phát 
hiện là cây trưởng thành và chiếm ưu thế trong 
rừng. Các cây có đường kính nhỏ (từ cỡ kính 
16cm trở xuống) chiếm tỷ lệ nhỏ, nghĩa là 
khoảng 10 năm gần đây tái sinh tự nhiên của 
loài cây không tốt. Phân bố N/D của rừng làm 
giàu theo rạch, lỗ trống và rừng khoanh nuôi 
mật độ thấp đến cao và toàn bộ Dẻ gai phú thọ 
ở rừng phục hồi được kiểm tra, không tuân theo 
các quy luật phân bố Weibull, Meyer hay 
khoảng cách do có 2nχ từ 14,84 đến 148,75 lớn 
hơn 205χ với bậc tự do k = 3, 4, 5 hoặc 6. 
 4184 
Nguyễn Văn Thọ et al., 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
Biểu đồ 2. Phân bố N/D của Dẻ gai phú thọ ở các đối tượng rừng có phân bố 
Phân bố N/H của rừng thứ sinh có phân bố Dẻ 
gai phú thọ thường có dạng đường cong 2 
đỉnh, một đỉnh ở một trong các cấp chiều cao 
8m, 10m, 12m và một đỉnh ở một trong các 
cấp chiều cao 18m, 20m và 22m (biểu đồ 3). 
Phân bố N/H của Dẻ gai phú thọ các đối 
tượng rừng thứ sinh phục hồi nghiên cứu có 
dạng ở đường cong một đỉnh lệch phải ở cỡ 
kính 18 hoặc 20m (biểu đồ 4), cao hơn các 
chiều cao trung bình của rừng thứ sinh (cao 
trung bình từ 13 - 16m). Điều này chứng tỏ ở 
tất cả các lô rừng có phân bố Dẻ gai phú thọ 
chiếm ưu thế về mặt chiều cao. Phân bố N/H 
của toàn bộ số cây Dẻ gai phú thọ phát hiện 
được cũng là đường cong 1 đỉnh lệch phải, 
đỉnh ở cỡ kính 18cm. Số cây có chiều cao 
thấp hơn tầng tán chính (từ cấp chiều cao 
12m trở xuống) chiếm tỷ lệ thấp, điều này có 
nghĩa là số lượng cây Dẻ gai phú thọ chuẩn bị 
tham gia vào tầng tán rất ít và điều kiện của 
rừng thứ sinh phục hồi những năm trước đây 
chưa phù hợp cho Dẻ gai phú thọ tái sinh tự 
nhiên. Phân bố N/H của rừng làm giàu theo 
rạch, lỗ trống và rừng khoanh nuôi mật độ 
thấp đến cao và của toàn bộ Dẻ gai phú thọ và 
ở các đối tượng rừng phục hồi rừng trên được 
kiểm tra phân bố, kết quả thấy không tuân 
theo các quy luật phân bố Meyer, Weibull hay 
khoảng cách do có 2nχ từ 42,54 đến 524,67 
lớn hơn 205χ với bậc tự do k = 5,6 hoặc 7. 
Biểu đồ 3. Các phân bố N/H các đối tượng rừng thứ sinh có phân bố Dẻ gai phú thọ 
 4185 
Tạp chí KHLN 2016 Nguyễn Văn Thọ et al., 2016(1) 
Biểu đồ 4. Phân bố N/H của Dẻ gai phú thọ ở các đối tượng rừng thứ sinh 
3.2. Mối quan hệ loài 
Kết quả điều tra 36 ô 6 cây với tâm là cây dẻ 
gai phú thọ với 216 cá thể đã xác định được 32 
loài cây bạn xuất hiện cùng với Dẻ gai phú 
thọ, kết quả được thể hiện ở bảng 4. 
Số lượng loài cây bạn xuất hiện cùng Dẻ gai 
phú thọ trong rừng thứ sinh phục hồi là khá lớn, 
có đến 32 loài, tuy nhiên các loài xuất hiện với 
tần suất khác nhau. Trên cơ sở tần suất xuất 
hiện theo ô quan sát và số cây, các loài cây bạn 
được chia làm 3 nhóm: rất hay gặp, hay gặp và 
ít gặp. Trong nhóm rất hay gặp có Lim xanh, 
Ràng ràng mít và chính bản thân nó. Lim xanh 
và Ràng ràng mít là 2 loài cây chiếm ưu thế của 
rừng thứ sinh hiện nay cũng như rừng tự nhiên 
ở Cầu Hai được điều tra năm 1963. Dẻ gai phú 
thọ xuất hiện với vai trò là cây bạn ở 12 ô với 
17 cây, điều này chứng tỏ cạnh tranh cùng loài 
của loài này không quá mạnh và có thể trồng 
rừng thuần loài đối với loài này. Nhóm hay gặp 
có 4 loài cây bạn, gồm Sồi phảng và Dẻ cau 
thuộc họ Dẻ, Ngát thuộc họ Du (Ulmaceae) và 
Bứa thuộc họ Măng cụt (Clusiaceae), trong đó 
Ngát là loài cây ưu thế của rừng thứ sinh đưa 
vào khoanh nuôi những năm 1990 - 1991, 
chiếm đến 35,7% về số cây (Nguyễn Văn 
Thông, 1993). Như vậy, Dẻ gai phú thọ thường 
gặp phân bố với chính nó và 6 loài bạn, gồm 
Lim xanh, Ràng ràng mít, Sồi phảng, Dẻ cau, 
Ngát và Bứa. 
Bảng 4. Mức độ xuất hiện của nhóm các loài cây bạn với Dẻ gai phú thọ 
TT Loài cây bạn fo (%) fc (%) Mức độ 
xuất hiện 
1 Lim xanh Erythrophloeum fordii 55,6 19,4 
Nhóm loài 
rất hay gặp 2 Ràng ràng mít Ormosia balansae 55,6 18,5 
3 Dẻ gai phú thọ Castanopsis phuthoensis 33,3 7,9 
4 Dẻ cau Quercus platycalyx 27,8 6,5 
Nhóm loài 
hay gặp 
5 Sồi phảng Castanopsis cerebrina 22,2 6,9 
6 Ngát Gironniera subaequalis 22,2 6,9 
7 Bứa Garcinia oblongifolia 19,4 3,4 
 4186 
Nguyễn Văn Thọ et al., 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
TT Loài cây bạn fo (%) fc (%) Mức độ 
xuất hiện 
8 Trám trắng Canarium album 13,9 4,3 
Nhóm loài 
ít gặp 
9 Chẹo tía Engelhardtia roxburghiana 11,1 7,4 
10 Xoan đào Prunus arborea 11,1 4,3 
11 Kháo đũm Litsea garretii 8,3 5,0 
12 Thâu lĩnh Alphonsea monogyna 8,3 4,6 
13 Dẻ cuống Lithocarpus garrettianus 8,3 4,1 
14 Re gừng Cinnamomum burmanni 8,3 3,9 
15 Kháo vàng Machilus bonii 8,3 3,0 
16 Côm tầng Elaeocarpus griffithii 5,6 6,5 
17 Vải thiều rừng Nephelium cuspidatum 5,6 6,3 
18 Kháo nhớt Machilus thunbergii 5,6 6,3 
19 Dân cốc Ixonanthes reticulata 5,6 5,3 
20 Dẻ gai Ấn Độ Castanopsis indica 5,6 5,3 
22 Trám chim Canarium parvum 5,6 4,5 
22 Máu chó lá nhỏ Knema globularia 5,6 3,5 
23 Mán đỉa trâu Archidendron lucidum (Benth.) I.C.Nielsen 5,6 0,9 
24 Dung sạn Symplocos laurina 2,8 8,5 
25 Mò Cryptocarya floribunda 2,8 6,0 
26 Dung giấy Symplocos laurina var. acuminata 2,8 5,6 
27 Vạng trứng Endospermum chinensis 2,8 5,6 
28 Gội trắng Aphanamixis polystachya 2,8 5,0 
29 Re bầu Cinnamomum bejolghota 2,8 4,5 
30 Vải guốc Nephelium lappaceum 2,8 3,5 
31 Chặc khế Dysoxylum tonkinense 2,8 3,0 
32 Dẻ đề xi Castanopsis brevispinula 2,8 3,0 
Trong nhóm các loài cây rất hay gặp và hay 
gặp, Bứa là loài mọc gần Dẻ gai phú thọ với 
khoảng cách trung bình là 3,4m, sau đến các 
loài Ngát, Lim xanh, Ràng ràng mít, Dẻ gai 
phú thọ và Sồi phảng, dao động từ 4,1 - 7,0m, 
trong đó Sồi phảng mọc xa nhất, với khoảng 
cách trung bình là 7m. Dẻ gai phú thọ với vai 
trò là cây bạn có khoảng cách là 5,6m, cây gần 
nhất chỉ cách 1,5m. 
Số liệu bảng 5, cho thấy 36 cây Dẻ gai phú thọ 
nghiên cứu có đường kính lớn hơn tất cả các 
loài cây bạn thuộc nhóm rất hay gặp; còn chiều 
cao chỉ đứng sau loài Ràng ràng mít. Điều này 
chứng tỏ Dẻ gai phú thọ trưởng thành trong 
rừng thứ sinh phục hồi chiếm ưu thế cả về 
đường kính và chiều cao trong phạm vi bán 
kính 10m mà nó làm tâm. Trong số các loài cây 
bạn rất hay gặp, Ràng ràng mít là loài cây có 
đường kính và chiều cao lớn nhất sau đến Dẻ 
gai phú thọ, rồi đến Lim xanh, cả 3 loài này đều 
đường kính và chiều cao nhỏ hơn Dẻ gai chọn 
làm tâm ô trừ Ràng ràng mít có chiều cao lớn 
 4187 
Tạp chí KHLN 2016 Nguyễn Văn Thọ et al., 2016(1) 
hơn nhưng chiều cao của Lim xanh và Dẻ gai 
phú thọ chỉ thấp hơn cây Dẻ gai chọn làm tâm 
tương ứng là 4,3m và 2,6m, hơn nữa Lim xanh 
có khả năng chịu bóng. Như vậy, Ràng ràng 
mít, Lim xanh và Dẻ gai phú thọ là các loài cây 
bạn thích hợp, nghĩa là Dẻ gai phú thọ có khả 
năng trồng thuần loài hoặc trồng hỗn giao với 
Ràng ràng mít và Lim xanh. 
Trong số các loài cây bạn hay gặp, Sồi phảng 
và Dẻ cau là các loài tương đối thích hợp làm 
cây bạn với Dẻ gai phú thọ vì có chiều cao 
thấp hơn không nhiều, thấp hơn tương ứng là 
3,2m và 2,5m, cao hơn hẳn các loài cây bạn 
hay gặp khác và ở khoảng cách phù hợp 
(tương ứng là 7,0m và 5,5m), không tạo sự 
cạnh tranh lớn về ánh sáng. 
Bảng 5. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài cây bạn 
và khoảng cách giữa chúng và Dẻ gai phú thọ 
TT Loài cây Số cây 
Các chỉ tiêu sinh trưởng Khoảng cách từ Dẻ gai phú thọ 
đến cây bạn (m) (min - max) D1.3 (cm) Hvn (m) Dt (m) 
I Cây nghiên cứu 
1 Dẻ gai phú thọ 36 24,3 18,9 7,6 
II Cây bạn 
1 Lim xanh 42 17,5 14,6 6,6 5,0 (1,0 - 10,0) 
2 Ràng ràng mít 40 20,3 19,8 5,4 5,5 (1,5 - 10,0) 
3 Dẻ gai Phú Thọ 17 18,8 16,3 6,8 5,6 (1,5 - 10,0) 
4 Dẻ cau 14 16,7 16,4 5,9 5,5 (2,5 - 9,0) 
5 Ngát 15 11,6 8,7 5,4 4,1 (1,5 - 8,0) 
6 Sồi phảng 15 19,8 15,7 6,5 7,0 (2,5 - 10,0) 
7 Bứa 10 11,5 10,0 4,5 3,4 (2,0 - 5,0) 
8 Trám trắng 5 11,5 12,2 3,0 4,3 (3,0 - 5,5) 
9 Chẹo tía 8 27,6 21,5 9,9 7,4 (4,0 - 10,0) 
10 Xoan đào 4 20,5 17,0 5,5 4,3 (2,0 - 7,5) 
11 Re hương 6 16,7 17,3 4,5 3,9 (2,0 - 8,0) 
12 Dẻ cuống 4 18,1 18,3 6,1 4,1 (2,0 - 5,0) 
III. KẾT LUẬN 
- Dẻ gai phú thọ là loài cây chiếm ưu thế ở 
tầng tán chính của rừng thứ sinh phục hồi ở 
khu vực Cầu Hai, có mặt trong công thức tổ 
thành tầng cây cao (chiếm 5% trở lên cả số cây 
và chỉ số IV) ở rừng khoanh nuôi, làm giàu lỗ 
trống trừ làm giàu rừng theo rạch, trong đó 
rừng khoanh nuôi mật độ trung bình, cao và 
rừng làm giàu lỗ trống có chỉ số IV% chiếm 
trên 10%. 
- Mật độ Dẻ gai phú thọ trong rừng thứ sinh lá 
rộng thường xanh rất rải rác, chỉ từ 17 - 68 
cây/ha trong vòng bán kính 17,84m (1000m2) 
từ gốc cây Dẻ gai trưởng thành, mật độ trung 
bình cho từng đối tượng rừng phục hồi chỉ từ 
3,3 - 11,1 cây/ha. 
- Phân bố N/D của Dẻ gai phú thọ ở các trạng 
thái rừng có dạng đường cong 1 đỉnh lệch phải 
ở cấp đường kính 20cm hoặc 24cm; đối với tất 
cả các cây Dẻ gai có dạng 1 đỉnh ở cấp kính 
 4188 
Nguyễn Văn Thọ et al., 2016(1) Tạp chí KHLN 2016 
20cm và không tuân theo phân bố Meyer, 
Weibull và khoảng cách. Cây Dẻ gai trưởng 
thành (từ cấp kính 20cm) chiếm đa số (chiếm 
59,8%) về số cây, cây có kích thước nhỏ rất ít. 
Phân bố N/H của Dẻ gai phú thọ tại các đối 
tượng rừng phục hồi ở Cầu Hai có dạng ở 
đường cong một đỉnh lệch phải ở cấp chiều 
cao 18m hoặc 20m, cao hơn các chiều cao 
trung bình của rừng thứ sinh và Phân bố N/H 
của toàn bộ số cây Dẻ gai phú thọ phát hiện 
được cũng là đường cong 1 đỉnh lệch phải, 
đỉnh ở cỡ kính 18cm và không tuân theo phân 
bố Meyer, Weibull hay phân bố chuẩn. Số 
lượng cây Dẻ gai phú thọ chuẩn bị tham gia 
vào tầng tán chính rất ít. 
- Trong rừng thứ sinh phục hồi, Dẻ gai phú thọ 
xuất hiện cùng với chính nó và 31 loài cây bạn 
khác. Ràng ràng mít, Dẻ gai phú thọ và Lim 
xanh là xuất hiện cùng với Dẻ gai phú thọ với 
tần suất cao, sau đến các loài Sồi phảng, Dẻ 
cau, Bứa và Ngát. Như vậy, Dẻ gai phú thọ có 
tính quần thể rõ rệt và có thể hỗn giao với các 
loài Ràng ràng mít, Lim xanh, Sồi phảng và 
Dẻ cau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Minh Hợi và Nguyễn Xuân Đặng (Chủ biên), 2008. Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại 
Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 188 trang. 
2. Triệu Văn Hùng, 1994. Đặc tính sinh vật học của các loài cây làm giàu rừng (Trám trắng, Lim xẹt), trích trong 
cuốn “Kết quả nghiên cứu khoa học giai đoạn 1990 - 1994 của trường Đại học Lâm nghiệp”. Nxb Nông nghiệp, 
Hà Nội, trang 127 - 134. 
3. Nguyễn Văn Thông, 1993. Bước đầu đánh giá các biện pháp cải tạo và khoanh nuôi rừng tại Cầu Hai. Thông tin 
khoa học Lâm nghiệp, số 1/1993: 19 - 21. 
4. Luong Ngoc Toan, 1965. Species novae Generis Castanopsis Spach florae Vietnamensis. Novosti Sistematiki 
Vysshchikh Rastenii: 102 - 107 
Người thẩm định: TS. Hoàng Văn Thắng 
 4189 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_cau_truc_va_moi_quan_he_loai_cua_de_gai.pdf