Nghiên cứu chỉ định và biến chứng sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi dạ dày, chỉ định và biến chứng sau mổ cắt toàn bộ dạ

dày trong điều trị ung thư dạ dày.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 56 bệnh nhân ung thư dạ dày,

được phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày và vét hạch chặng 2. Từ 1/2013 đến 1/2017 tại khoa Ngoại Tiêu hóa

Bệnh viện Trung ương Huế. Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng, nội soi dạ dày, chỉ định phẩu thuật

biến chứng sau mổ.

Kết quả: 56 bệnh nhân ung thư dạ dày: 40 nam và 16 nữ, tuổi trung bình 59,8 ± 10,8 (38 - 84).

Chỉ định cắt toàn bộ dạ dày và vét hạch chặng 2 cho các vị trí thương tổn: tâm vị 12,5%, đáy vị 3,6%, thân

vị 48,2%, hang - thân vị 16,1%, toàn bộ dạ dày thể linitis 19,6%. Tái lập lưu thông tiêu hóa, miệng nối thực

quản - hỗng tràng Roux en Y chiếm 98,2%, số hạch vét được 19,6 ± 4,3, thời gian phẫu thuật 208,9 ± 19,9

phút, thời gian nằm viện trung bình 12,3 ± 2,4 ngày. Biến chứng: dò miệng nối thực quản - hỗng tràng 3,6%,

nhiễm trùng vết mổ 5,4%, bục mỏm tá tràng 1,8%, chảy máu ổ bụng 1,8%, viêm phổi 8,9%, không có tử

vong sau mổ.

pdf 7 trang phuongnguyen 4620
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu chỉ định và biến chứng sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chỉ định và biến chứng sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày

Nghiên cứu chỉ định và biến chứng sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018 39
NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH VÀ BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT 
CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY
Lê Quốc Phong1, Nguyễn Nhật Quang1, 
Phạm Như Hiệp1, Nguyễn Văn Lượng1, Lê Lộc1
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi dạ dày, chỉ định và biến chứng sau mổ cắt toàn bộ dạ 
dày trong điều trị ung thư dạ dày. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 56 bệnh nhân ung thư dạ dày, 
được phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày và vét hạch chặng 2. Từ 1/2013 đến 1/2017 tại khoa Ngoại Tiêu hóa 
Bệnh viện Trung ương Huế. Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng, nội soi dạ dày, chỉ định phẩu thuật 
biến chứng sau mổ. 
Kết quả: 56 bệnh nhân ung thư dạ dày: 40 nam và 16 nữ, tuổi trung bình 59,8 ± 10,8 (38 - 84). 
Chỉ định cắt toàn bộ dạ dày và vét hạch chặng 2 cho các vị trí thương tổn: tâm vị 12,5%, đáy vị 3,6%, thân 
vị 48,2%, hang - thân vị 16,1%, toàn bộ dạ dày thể linitis 19,6%. Tái lập lưu thông tiêu hóa, miệng nối thực 
quản - hỗng tràng Roux en Y chiếm 98,2%, số hạch vét được 19,6 ± 4,3, thời gian phẫu thuật 208,9 ± 19,9 
phút, thời gian nằm viện trung bình 12,3 ± 2,4 ngày. Biến chứng: dò miệng nối thực quản - hỗng tràng 3,6%, 
nhiễm trùng vết mổ 5,4%, bục mỏm tá tràng 1,8%, chảy máu ổ bụng 1,8%, viêm phổi 8,9%, không có tử 
vong sau mổ. 
Kết luận: Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày là phương pháp được lựa chọn trong điều trị bệnh ung thư 
dạ dày. Nghiên cứu cho thấy đây là phẫu thuật an toàn, khả thi, và hiệu quả trong điều trị ung thư dạ dày.
Từ khóa: ung thư dạ dày, phẫu thuật mở
ABSTRACT
THE RESEARCH INDICATION AND COMPLICATON AFTER TOTAL 
GASTRECTOMY IN GASTRIC CANCER
Le Quoc Phong1, Nguyen Nhat Quang1, 
Pham Nhu Hiep1, Nguyen Van Luong1, Le Loc1
Objective: Research clinical characteristics, endoscopic, the operative indication and complication after 
total gastrectomy in the gastric cancer. 
Subject and Method: A prospective studyon 56 gastric cancer patients, were surgically the total 
gastrectomy by laparotomy from 1.2013 to 1.2017 at Digestive Surgical Department of Hue Central 
Hospital. All patients were examined clinically, endoscopic gastric, operative indication, postoperative 
complications. 
Results: We had overalled 56 patients: 40 males and 16 females, the mean patient was 59.8 ± 10.8 years 
1. Bệnh viện TW Huế - Ngày nhận bài (Received): 27/7/2018; Ngày phản biện (Revised): 14/8/2018; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 27/8/2018
- Người phản hồi (Corresponding author): Lê Quốc Phong 
- Email: drlequocphong@yahoo.com; ĐT: 0914977660
Bệnh viện Trung ương Huế 
40 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày là bệnh lý thường gặp, đứng 
hàng thứ hai trong các nguyên nhân gây tử vong 
do ung thư. Năm 2011, ước tính trên thế giới có 
989.600 trường hợp ung thư dạ dày mắc mới và hơn 
738.000 trường hợp tử vong. Về mặt giải phẫu bệnh 
trong ung thư dạ dày, loại ung thư biểu mô tuyến 
chiếm ưu thế từ 90 - 95%. Ung thư dạ dày gặp nhiều 
ở Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước Bắc Âu và 
Nam Mỹ. Ung thư dạ dày có thể gặp ở phần trên, 
phần giữa hoặc phần dưới dọc theo trục của dạ dày, 
khoảng 10% ở phần trên, 40% ở phần giữa, 40% ở 
phần dưới và 10% ở nhiều nơi của dạ dày. Những 
khối u dạ dày phần dưới chiếm ưu thế ở các nước 
đang phát triển, ở những người da đen, và khu vực 
có nền kinh tế xã hội thấp. Khối u phần trên dạ dày 
phổ biến hơn ở các nước phát triển, ở những người 
da trắng và các khu vực có nền kinh tế xã hội cao 
[1], [5], [6], [12]. 
Trong điều trị ung thư dạ dày, phẫu thuật là 
phương pháp đầu tiên. Tùy theo, vị trí và đặc điểm 
của khối u, mà quyết định phương pháp phẫu thuật. 
Nếu ung thư dạ dày vùng hang vị thì phẫu thuật có 
thể cắt cực dưới hoặc cắt toàn bộ dạ dày. Nếu khối 
u nằm ở phần trên, phần giữa, và toàn bộ dạ dày thì 
phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày. Trên cơ sở đánh giá 
của phẫu thuật viên về các vấn đề như: vị trí, kích 
thước, khối u khu trú tại chỗ hay lan rộng, mức độ 
xâm lấn của khối u mà chọn kỹ thuật cho phù hợp. 
Mặc dù, đã có rất nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, 
nhưng nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày vẫn vào viện 
khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Phẫu thuật cắt toàn 
bộ dạ dày đã được chấp nhận như một phương pháp 
điều trị lựa chọn đối với ung thư dạ dày 1/3 trên 
và 1/3 giữa và toàn bộ dạ dày. Những tiến bộ về 
chẩn đoán hình ảnh cho bệnh nhân trước mổ như: 
chụp cắt lớp vi tính đa nhát cắt, siêu âm nội soi, 
kỹ thuật gây mê, kỹ thuật mổ và săn sóc sau mổ đã 
đem lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, cắt toàn 
bộ dạ dày vẫn được xem là phẫu thuật lớn, khó, kỹ 
thuật phức tạp, thời gian mổ kéo dài, có nguy cơ 
biến chứng sau mổ và tử vong cao [2], [3], [4], [8], 
[10], [11].
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu 
chỉ định và biến chứng sau phẫu thuật cắt toàn 
bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày”, nhằm hai mục 
tiêu:
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chỉ định và đặc 
điểm kỹ thuật cắt toàn bộ dạ dày.
- Xác định các biến chứng sau mổ cắt toàn bộ dạ 
dày trong điều trị ung thư dạ dày.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 56 bệnh nhân cắt toàn bộ dạ dày do ung thư 
dạ dày tại khoa Ngoại tiêu hoá - Bệnh viện Trung 
ương Huế từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Là một nghiên cứu lâm sàng, tiến cứu mô tả có 
can thiệp.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân ung thư dạ 
of age (38 - 84). The lesions were located in cardia 12.5%, gastric fundus 3.6%, gastric body 48.2%, antrum 
and body gastric 16.1%, plastic linitis 19.6%. The reconstruction technique used was the esophagus - jejunal 
anatomosis end to side Roux en Y in 55 patients (98,2%). The mean number of lymph nodes after D2 19.6 
± 4.3. The mean operative time 208.9 ± 9.9 minutes. The mean post - operative hospital stay was 12.3 ± 
2.4 days. The early complication: esophagus - jejunal fistulas in two (3.6%), wound infection in three (5.4%), 
duodenal fistulas in one (1.8%), abdominal hemorrhage in one (1.8%), pulmonary infection in five (8.9%). 
Conclusion: Total gastrectomy is a procedure of choice for treatment in gastric cancer patients. This 
study shows that total gastrectomy is a safe, feasible and effective.
Key words: laparotomy, gastric cancer, total gastrectomy
Nghiên cứu chỉ định và biến c ứng sau phẫu thuật...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018 41
dày: giới, lứa tuổi, lâm sàng, cận lâm sàng, chỉ định, 
đặc điểm kỹ thuật và biến chứng sau mổ cắt toàn bộ 
dạ dày.
2.3. Chỉ định 
- Ung thư dạ dày: tâm vị, đáy vị, thân vị, hang - 
thân vị và thâm nhiễm toàn bộ thể linitis.
- Không có bệnh lý nội khoa nặng phối hợp.
2.4. Phương pháp vô cảm
- Gây mê nội khí quản 
2.5. Kỹ thuật cắt toàn bộ dạ dày bằng phẫu 
thuật mở
- Cắt toàn bộ dạ dày là lấy bỏ toàn bộ dạ dày có 
khối u, có đường cắt trên ở thực quản và đường cắt 
dưới ở tá tràng. Sau khi đã thám sát và đánh giá tổn 
thương. Phía bờ cong vị lớn, thắt động mạch vị mạc 
nối phải và trái, bóc tách cẩn thận vùng rốn lách, 
tránh làm tổn thương lách. Nếu không có chỉ định 
cắt lách, nên bảo tồn lách. Phía bờ cong vị bé, thắt 
bó mạch vị phải và trái. Phẫu tích đến vùng môn vị, 
thắt động mạch vị mạc nối phải. Tá tràng được kẹp 
cắt ngang bằng GIA hoặc khâu đóng lại bằng tay, 
khâu tăng cường chỉ Vicryl 3.0 mũi khâu vắt.
- Tiếp tục giải phóng dạ dày: từ phía bờ cong 
vị bé, bờ cong lớn, và đáy vị đến tâm vị. Cắt các 
dây chằng dính từ thành sau dạ dày vào mặt trước 
tụy và phúc mạc thành sau, giải phóng phần đáy vị, 
tâm vị ra khỏi vòm hoành và thực quản bụng, thắt 
các mạch máu nhỏ đến nuôi thực quản đoạn bụng, 
khâu 2 mũi chỉ đánh dấu, kẹp bằng clamp và cắt 
thực quản.
- Vét hạch chặng 2: bóc các nhóm hạch chặng 
1 (các nhóm 1,2,3,4,5,6) quanh dạ dày theo kiểu 
cuốn chiếu, tiếp tục bóc các nhóm hạch (8, 9, 10, 
11). Phẫu tích bộc lộ mạch máu và các nhóm hạch; 
nhóm 7: liềm động mạch vị trái, nhóm 8: sát động 
mạch gan chung ở phía trên đầu tụy, nhóm 9: cạnh 
động mạch thân tạng, nhóm 10: hạch cuống lách, 
nhóm 11: dọc động mạch lách bờ trên thân đuôi tụy 
từ phải sang trái [9], [13]. 
- Tái lập lưu thông tiêu hóa kiểu Roux en Y: đoạn 
đầu hỗng tràng cách góc Treitz khoảng 30 - 40 cm, 
cùng với mạc treo được cắt ngang. Chú ý bảo tồn 
các mạch máu mạc treo tưới máu tốt hai đầu cắt, 
tránh thiếu máu. Đầu dưới hỗng tràng được đưa lên 
nối với thực quản đoạn bụng bằng máy khâu nối 
EEA 25, có tạo hình túi chứa hoặc không, khâu tăng 
cường chỉ vicryl 3.0 mũi rời. Miệng nối hỗng tràng 
- hỗng tràng phần xa theo kiểu tận - bên, cách miệng 
nối thực quản 65 - 70 cm [2], [3], [13].
2.6. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê 
y học. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố theo giới
Giới n %
Nam 40 71,4
Nữ 16 28,6
Tổng 56 100
Bảng 2. Phân bố theo tuổi
Tuổi ≤39 40 - 49 50 - 59 60 - 69 70 - 79 ≥80 Tổng
n 1 9 16 20 9 1 56
% 1,8 16,1 28,6 35,7 16,1 1,8 100
Tuổi nhỏ nhất 38 lớn nhất 84, trung bình 59,8±10,8
Lâm sàng n %
Sút cân 18 32,1
Chán ăn 15 26,8
Đầy bụng, ợ hơi 8 14,3
Đau vùng thượng vị 48 85,7
Nuốt nghẹn 14 25,0
Xuất huyết tiêu hóa 7 12,5
Sờ được khối u 9 16,1
Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh viện Trung ương Huế 
42 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018
Bảng 4. Số lượng hồng cầu khi vào viện
Số lượng hồng cầu (triệu/ml) n %
2,0 – <2,5 4 7,1
2,5 - <3,0 6 10,7
3,0- <3,5 18 32,1
3,5 – 4,0 28 50,0
Bảng 5. Dạng thương tổn qua nội soi dạ dày
 Dạng thương tổn n %
Sùi 8 14,3
Loét 21 37,5
Sùi + loét 16 28,6
Thâm nhiễm 11 19,6
Tổng 56 100
Bảng 6. Vị trí khối u dạ dày
Vị trí khối u n (%)
Tâm vị 7 12,5
Đáy vị 2 3,6
Thân vị 27 48,2
Hang - thân vị 9 16,1
Thâm nhiễn toàn bộ dạ 
dày thể linitis
11 19,6
Tổng 56 100
Bảng 7. Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật n (%)
Cắt toàn bộ dạ dày+vét hạch 
D2+nối Omega-Brownn
1 1,8
Cắt toàn bộ dạ dày+vét hạch 
D2+nối Roux en Y
55 98,2
Tổng 56 100
Bảng 8. Tạng cắt bỏ kèm theo
Tạng cắt bỏ n (%)
Thùy gan trái 1 1,8
Lách 4 7,1
Đuôi tụy và lách 4 7,1
Đại tràng ngang 2 3,6
Tổng 11 19,6
Bảng 9. Các yếu tố liên quan kỹ thuật
Các yếu tố 
liên quan kỹ thuật
Trị số trung bình
Số lượng hạch vét được 19,6 ± 4,3 hạch
Lượng máu mất trong mổ 116,2 ± 40,4 ml
Thời gian mổ 208,9 ± 19,9 phút
Thời gian trung tiện 4,4 ± 0,7 ngày
Thời gian phục hồi sinh hoạt 
cá nhân
9,1 ± 2,3 ngày
Thời gian nằm viện 12,3 ± 2,4 ngày
Bảng 10. Biến chứng sau mổ
Biến chứng n %
Chảy máu ổ bụng 1 1,8
Nhiễm trùng vết mổ 3 5,4
Bục mỏm tá tràng 1 1,8
Dò miệng nối thực quản - 
ruột
2 3,6
Viêm phổi 5 8,9
Bảng 11. Kết quả giải phẫu bệnh
Giải phẫu bệnh n %
Ung thư biểu mô tuyến ống 49 87,5
Ung thư biểu mô tuyến nhầy 5 8,9
Ung thư biểu mô tế bào nhẫn 1 1,8
Lymphoma 1 1,8
Tổng 56 100
IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu này, với 56 bệnh nhân cắt toàn bộ dạ 
dày do ung thư dạ dày tại khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh 
viện Trung ương Huế. Tuổi nhỏ nhất 38 lớn nhất 84, 
trung bình 59,8. Kết quả này phù hợp với các nghiên 
cứu khác trong nước như: Nguyễn Quang Bộ là thấp 
nhất là 27, cao nhất là 73 tuổi, trung bình là 53,8 [1]. 
Đặng Văn Thởi thấp nhất là 34, cao nhất là 89, tuổi 
trung bình là 58,4 [5]. Phạm Như Hiệp thấp nhất là 
34, cao nhất là 78, tuổi trung bình là 58,6 [3]. Về 
giới tính, nam chiếm 71,4%, nữ chiếm 28,6%, kết 
quả này tương ứng nghiên cứu của Nguyễn Quang 
Bộ nam chiếm 71,7%, nữ chiếm 28,3% [1]. 
Nghiên cứu chỉ định và biến c ứng sau phẫu thuật...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018 43
Triệu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày, có 
biểu hiện lâm sàng rất phong phú, với các triệu 
chứng không điển hình như: sút cân, chán ăn, đầy 
bụng và ợ hơi, bệnh nhân thường chủ quan không 
đi khám. Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày thường 
rất mơ hồ, không đặc hiệu, giai đoạn muộn thường 
là đau thượng vị, nôn ra máu, đại tiện phân đen 
Theo các tác giả, triệu chứng đau vùng thượng vị 
thường gặp trên 75% đến 100%. Trong nghiên cứu 
này, đau vùng thượng vị chiếm 85,7%, nuốt nghẹn 
chiếm 25%, sụt cân chiếm tỷ lệ 32,1%, chán ăn 
chiếm 26,8%. Theo Nguyễn Quang Bộ đau vùng 
thượng vị chiếm 98,1%, sụt cân chiếm tỷ lệ 56,6%, 
chán ăn, mệt mỏi chiếm 24,5% [1]. Phạm Như Hiệp 
đau vùng thượng vị 91,4% [3]. Theo Đặng Văn 
Thởi, đau vùng thượng vị chiếm 62%, nuốt nghẹn 
chiếm ưu thế 64% bởi vì tác giả nghiên cứu ung 
thư dạ dày vùng tâm vị, sụt cân chiếm tỷ lệ 30%, 
chán ăn chiếm 26%, Sờ được khối u ở bụng chiếm 
6% [5]. Các tác giả đã cho rằng, mức độ sụt cân tỷ 
lệ với giai đoạn của bệnh, khi bệnh phát hiện càng 
muộn, thì thể trạng bệnh nhân càng suy kiệt, đây 
cũng là yếu tố tiên lượng trong và sau phẫu thuật. 
Chán ăn có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy 
nhiên, đối với ung thư dạ dày chán ăn có thể là hậu 
quả của tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Nghiên cứu này, chúng tôi chỉ định cắt toàn 
bộ dạ dày cho các thương tổn: tâm vị (Siewert II - 
III) 12,5%, đáy vị 3,6%, thân vị 48,2%, hang-thân 
vị 16,1%, toàn bộ dạ dày thể linitis 19,6%. Theo 
Nguyễn Cường Thịnh, chỉ định cắt toàn bộ dạ 
dày cho ung thư dạ dày 1/3 trên 26,8%, 1/3 giữa 
46,5%, 1/3 dưới 20,2%, toàn bộ dạ dày 6,6% [4]. 
Theo Andreollo, chỉ định cắt toàn bộ dạ dày cho 
các thương tổn tâm vị 13,3%, đáy vị 27,6%, thân vị 
25,6%, hang-thân vị 7,3%, toàn bộ dạ dày thể linitis 
15% [6]. Theo Chen, chỉ định cắt toàn bộ dạ dày cho 
các thương tổn: 1/3 trên dạ dày 72,3% , 1/3 giữa dạ 
dày 27,3% [8]. Theo Takeda, chỉ định cắt toàn bộ dạ 
dày cho các thương tổn: 1/3 trên dạ dày 63,5%, 1/3 
giữa dạ dày 32,1%, 1/3 dưới dạ dày 4,4%, cắt điều 
trị triệt căn 66, 9%, cắt điều trị tạm thời cho các khối 
u gây hẹp và chảy máu 34,1% [11]. Các vị trí chỉ 
định cắt toàn bộ dạ dày tương tự nghiên cứu này. 
Khi khối u dạ dày xâm lấn vào các tạng xung quanh, 
chúng tôi thực hiện cắt các tạng kèm theo: thùy 
gan trái 1,8%, lách 7,1%, đuôi tụy và lách 7,1%, 
đại tràng ngang 3,6%. Theo Nguyễn Cường Thịnh, 
tạng cắt cùng toàn bộ dạ dày, tuỵ 5,26%, gan 3,07%, 
đại tràng 2,63%, lách 7,89%, tạng khác 4,82% [4]. 
Theo Andreollo, cắt tạng kèm theo: thùy gan 6%, 
lách 67%, đuôi tụy 9,7%, đại tràng ngang 8%, ruột 
non 8,7% [6]. Theo Yigiler, cắt lách 74,3%, các tạng 
khác cạnh dạ dày 25,7% [12]. Các tác giả chỉ định 
cắt các tạng kèm theo khi khối u xâm lấn ra tổ chức 
xung quanh như nghiên cứu của chúng tôi.
Chúng tôi, thực hiện miệng nối thực quản - ruột 
Roux en Y là chủ yếu chiếm 98,2%. Các tác giả 
hầu hết chọn, nối thực quản - ruột Roux en Y như: 
Andreollo 86,7% [6], Budisin 53,9% [7], Takeda 
80% [11], Yigiler 58,1% [12]. Đây là miệng nối 
được đa số phẫu thuật viên ưa chuộng vì sinh lý, an 
toàn, không bị trào ngược.
Nghiên cứu này, lượng máu mất trong mổ, 116,2 
± 40,4 ml, thời gian phẫu thuật 208,9 ± 19,9 phút, 
thời gian nằm viện 12,3 ± 2,4 ngày, thời gian trung 
tiện 4,4 ± 0,7 ngày tương tự như nghiên cứu của 
Triệu Triều Dương cũng 4,4 ngày [2]. Theo Budisin, 
thời gian nằm viện 12,3 ngày tương tự như nghiên 
cứu của chúng tôi [7]. Theo Chen, lượng máu mất 
trong mổ mở 137,6± 54,7 ml, thời gian nằm viện mổ 
hở 9,4 ± 2,5 ngày thì lượng máu mất trong mổ nhiều 
hơn nhưng không quá chênh lệch so với chúng tôi. 
Tuy nhiên, thời gian nằm viện ngắn hơn nghiên cứu 
này [8]. Theo Cianchi, thời gian phẫu thuật 185,5 ± 
13,9 phút, thời gian nằm viện 11,5 ngày, thời gian 
phẫu thuật và nằm viện ngắn hơn nghiên cứu này. 
Các tác giả trong và ngoài nước đều chủ trương cắt 
dạ dày bán phần hoặc toàn phần, vét hạch D2 theo 
trường phái của Nhật Bản [2], [3], [4], [6], [11]. 
Nghiên cứu này, số hạch vét được 19,6 ± 4,3. Theo 
Triệu Triều Dương, số lượng hạch vét được 42,4 
Bệnh viện Trung ương Huế 
44 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018
[2]. Theo Cianchi, số lượng hạch vét được 29,7 ± 
2,6 [9]. Cả hai tác giả số hạch lấy được nhiều hơn 
nghiên cứu của chúng tôi.
Biến chứng sớm: nghiên cứu này, dò miệng nối 
thực quản - ruột 3,6%, nhiễm trùng vết mổ 5,4%, 
bục mỏm tá tràng 1,8%, chảy máu ổ bụng 1,8%, 
viêm phổi 8,9%. Theo Nguyễn Cường Thịnh, dò 
miệng nối 1,75%, áp - xe tồn dư 3,07%, bục mỏm 
tá tràng 0,87%, chảy máu 2,19%, dò tụy 1,31% 
[4]. Biến chứng sau mổ của tác giả thấp hơn của 
chúng tôi. Nghiên cứu của Strong, dò miệng 
nối thực quản - ruột 7,3%, nhiễm trùng vết mổ 
7,3%, bục mỏm tá tràng 4,9%, chảy máu miệng 
nối 4,9%, viêm phổi 8,9% [10]. Theo Strong, tỉ lệ 
biến chứng về ngoại khoa cao hơn nghiên cứu của 
chúng tôi. Tuy nhiên, biến chứng viêm phổi như 
nhau. Nghiên cứu của Takeda, dò miệng nối thực 
quản - ruột 4,2%, dò tụy 2,8%, áp xe ổ bụng 5,1%, 
viêm phổi 3,2%, tử vong sau mổ 1,6% [11]. Trong 
nghiên cứu này, bệnh nhân biến chứng bục mõm 
tá tràng, được phát hiện vào ngày thứ năm và mổ 
lại đặt dẫn lưu mõm tá tràng sau điều trị tích cực 
bệnh ổn định rút dẫn lưu và ra viện. Bệnh nhân 
chảy máu ổ bụng được phát hiện sau mổ nhờ dịch 
máu qua sonde dẫn lưu hố lách lượng nhiều điều 
trị bảo tồn không hiệu quả mạch, huyết áp không 
ổn định, hồng cầu giảm được mổ lại nguyên nhân 
chảy máu từ cuống lách do khâu buộc không chặt. 
Dò miệng nối thực quản-ruột được; nhịn ăn, nuôi 
dưỡng bằng đường tĩnh mạch, và kháng sinh, 
kháng tiết, Sandostatin. Nhiễm trùng vết mổ, và 
viêm phổi được điều trị nội khoa bảo tồn, kháng 
sinh phổ rộng liều cao, không có bệnh nhân tử 
vong sau mổ. Giải phẫu bệnh: nghiên cứu này, 
chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến chiếm 98,2%, 
lymphoma chiếm 1,8%, Theo Yigiler, ung thư 
biểu mô tuyến chiếm 90,5%, lymphoma chiếm 
9,5% [11].
V. KẾT LUẬN
Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày, được lựa chọn 
đầu tiên trong điều trị bệnh nhân bị ung thư dạ dày. 
Nghiên cứu cho thấy đây là phương pháp an toàn, 
khả thi và hiệu quả trong điều trị ung thư dạ dày. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Bộ (2017), “Nghiên cứu kết quả 
điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật 
triệt căn có kết hợp hóa chất”, Luận án Tiến sĩ Y 
học, Đại học Huế, tr. 1-123.
2. Triệu Triều Dương (2008), “Nghiên cứu kỹ 
thuật cắt dạ dày, vét hạch D2 bằng phẫu thuật 
nội soi tại Bệnh viện 108”, Y học TP. Hồ Chí 
Minh, Tập 12, phụ bản số 4, tr. 204-208.
3. Phạm Như Hiệp và cộng sự (2017), “Đánh giá 
kết quả điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật 
nội soi cắt dạ dày vét hạch D2 kết hợp hóa xạ 
trị”, Tạp chí Y học lâm sàng, Số 44, tr. 64-69.
4. Nguyễn Cường Thịnh và cộng sự (2013), “Nhận 
xét qua 228 trường hợp cắt toàn bộ dạ dày điều 
trị ung thư dạ dày”, Y học thực hành (874), Số 
6, tr. 65-71.
5. Đặng Văn Thởi (2017), “Nghiên cứu đặc điểm 
lâm sàng, thương tổn và đánh giá kết quả lâu dài 
phẫu thuật triệt căn ung thư phần trên dạ dày”, 
Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Huế, tr. 1-129.
6. Andreollo. N A et al (2011), “Postoperative 
complication after gastrectomy in the gastric 
cancer, analysis of 300 patients”, ABCD Arq 
Bras Cir Dig, 24(2), pp 126-130.
7. Budisin. N et al (2000), “Total gastrectomy and 
its early postoperative complication in gastric 
cancer”, Archive of Oncology, 8(3), 91-94.
8. Chen K et al (2016), “Totally laparoscopic 
versus laparoscopic assisted total gastrectomy 
for upper and middle gastric cancer: a single-
unit experience of 253 cases with meta-
analysis”, World journal of surgical oncology, 
44:96, pp 1-9.
9. Cianchi. F et al (2013), “Totally laparoscopic 
versus open gastrectomy for gastric cancer: a 
matched cohort study”, Journal of laparoscopic 
Nghiên cứu chỉ định và biến c ứng sau phẫu thuật...
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 50/2018 45
& advanced surgical techniques, Vol 23, N0. 2, 
pp 1-5.
10. Strong. V E et al (2016), “Total gastrectomy for 
hereditary diffuse gastric cancer at a single centre”, 
Annal of surgery, Vol XX, N0. XX, pp 1-7.
11. Takeda. J et al (1994), “Total gastrectomy for 
gastric cancer: 12 year data and review of the 
effect of performing lymphadenectomy”, The 
Kurume medical journal, Vol 41, pp 15-21.
12. Yigiler. C et al (2003), “Rick factors for early 
complication following total gastrectomy for 
gastric cancer”, Guhane Tip Dergisi, 45(2), 
pp 182-188.
13. Mutter. D, Marascaux. J (2009), “Gastrectomie 
pour cancer”, EMC, Techniques chirurgicals - 
Appareil digestif, 40-330-B, 16p.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_chi_dinh_va_bien_chung_sau_phau_thuat_cat_toan_bo.pdf