Nghiên cứu các yếu tố liên quan và kết cục thai kỳ ở phụ nữ đái tháo đường trong thai kỳ

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu các yếu tố liên quan và kết cục thai kỳ ở phụ nữ đái tháo đường trong thai kỳ. Đối

tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu dọc trên hai nhóm thai phụ đái tháo đường trước mang thai

hoặc đái tháo đường thai kỳ đến khám, theo dõi và kết thúc thai kỳ tại khoa sản Bệnh viện Trường Đại học Y

Dược Huế từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017. Kết quả: Sản phụ ĐTĐ trước mang thai có tiền sử sinh con to

≥ 3500 gram 59,58% và tiền sản giật - sản giật 46,88%. Điều trị bằng Insulin chiếm 78,13% thai phụ ĐTĐ trước

mang thai và 12,5% thai phụ ĐTĐ thai kỳ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). kết="" thúc="" thai="" kỳ="" bằng="">

lấy thai chiếm tỷ lệ cao ở cả 2 nhóm. Nhóm ĐTĐ trước mang thai có nguy cơ cao hơn ở kết cục thai kỳ bất lợi

như: quá dưỡng ≥ 3500 gram, ngạt sơ sinh, vàng da bệnh lý, tiền sản giật- sản giật, băng huyết sau sinh; và

đường huyết lúc sinh trung bình 7,06 mmol/L. Kết luận: Thai phụ ĐTĐ trước mang thai có tỷ lệ điều trị bằng

Insulin cao và có kết cục thai kỳ bất lợi cho mẹ và thai

pdf 7 trang phuongnguyen 7780
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố liên quan và kết cục thai kỳ ở phụ nữ đái tháo đường trong thai kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố liên quan và kết cục thai kỳ ở phụ nữ đái tháo đường trong thai kỳ

Nghiên cứu các yếu tố liên quan và kết cục thai kỳ ở phụ nữ đái tháo đường trong thai kỳ
108
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT CỤC THAI KỲ Ở PHỤ 
NỮ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ
Nguyễn Thi Kim Anh
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu các yếu tố liên quan và kết cục thai kỳ ở phụ nữ đái tháo đường trong thai kỳ. Đối 
tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu dọc trên hai nhóm thai phụ đái tháo đường trước mang thai 
hoặc đái tháo đường thai kỳ đến khám, theo dõi và kết thúc thai kỳ tại khoa sản Bệnh viện Trường Đại học Y 
Dược Huế từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2017. Kết quả: Sản phụ ĐTĐ trước mang thai có tiền sử sinh con to 
≥ 3500 gram 59,58% và tiền sản giật - sản giật 46,88%. Điều trị bằng Insulin chiếm 78,13% thai phụ ĐTĐ trước 
mang thai và 12,5% thai phụ ĐTĐ thai kỳ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết thúc thai kỳ bằng mổ 
lấy thai chiếm tỷ lệ cao ở cả 2 nhóm. Nhóm ĐTĐ trước mang thai có nguy cơ cao hơn ở kết cục thai kỳ bất lợi 
như: quá dưỡng ≥ 3500 gram, ngạt sơ sinh, vàng da bệnh lý, tiền sản giật- sản giật, băng huyết sau sinh; và 
đường huyết lúc sinh trung bình 7,06 mmol/L. Kết luận: Thai phụ ĐTĐ trước mang thai có tỷ lệ điều trị bằng 
Insulin cao và có kết cục thai kỳ bất lợi cho mẹ và thai.
Từ khóa: đái tháo đường (ĐTĐ)
Abstract 
THE ASSOCIATED FACTORS AND PREGNANCY OUTCOMES 
OF WOMEN WITH DIABETES IN PREGNANCY
Nguyen Thi Kim Anh
Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University 
Objective: Investigating for the associated factors and pregnancy outcomes of women with diabetes in 
pregnancy. Materials and methods: A cohort study in two groups of pregnant women with pre-gestational 
diabetes and women with GDM who were managed and finished of pregnancy in the Department of 
Obstetrics and Gynecology, Hospital of Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from January to 
December 2017. Results: The pregnant women with pre-gestational diabetes have 78.13% previous birth 
of infant weighing 3500 gram or more and 46.88% preeclampsia - eclampsia. The rate of treatment with 
Insulin ranged from 78.13% in pregnant women with pre-gestational diabetes to 12.5% in women with GDM 
(p<0.05). Caesarean sectionc has high rate in both groups. The pregnant women with pre-gestational diabetes 
have high risk of adverse pregnancy outcomes: macrosomia ≥ 3500 gram, hyperbilirubinemia, fetal demise, 
preeclampsia - eclampsia, postpartum haemorrhage; and average blood glucose at delivery is 7.06 mmol/L. 
Conclusions: The management of women with diabetes in pregnancy remains challenging. The hight rate of 
pregnant women with pre-gestational diabetes has treatment with Insulin and adverse pregnancy outcomes.
Keyword: Diabetes, Gestational Diabetes Mellitus (GDM).
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thi Kim Anh, email: ntkimanh72@gmail.com 
- Ngày nhận bài: 6/10/2018; Ngày đồng ý đăng: 20/10/2018; Ngày xuất bản: 8/11/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa đa 
nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose 
máu mạn tính và chiếm khoảng 60 – 70% các bệnh 
lý nội tiết [2], [3]. Tần suất bệnh đái tháo đường trên 
thế giới và Việt Nam có xu hướng tăng nhanh trong 
những năm gần đây. Tăng glucose máu mạn tính gây 
tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ 
quan. Đặc biệt trong thời gian mang thai, đái tháo 
đường làm một biến cố y khoa lớn, nếu không được 
chẩn đoán và điều trị thích hợp có thể tăng tử suất 
và bệnh suất của mẹ và thai nhi [6], [7].
Theo Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế (IDF) và 
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA 2017), đái tháo 
đường ở phụ nữ mang thai được chia làm 2 loại: đái 
tháo đường trước mang thai và đái tháo đường thai 
kỳ. Trong đó, đái tháo đường trước mang thai là các 
thai phụ đã được chẩn đoán đái tháo đường (type 
109
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
1 hoặc type 2) hoặc tiền đái tháo đường từ trước 
khi mang thai; đái tháo đường thai kỳ là tình trạng 
rối loạn dung nạp glucose khởi phát hoặc được phát 
hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai, không loại trừ 
các trường hợp đã mắc đái tháo đường từ trước khi 
có thai hoặc vẫn tồn tại sau khi mang thai [7].
Hiện nay việc quản ký thai nghén ở các thai phụ 
đái tháo đường vẫn còn nhiều thách thức: tại Úc đã 
tuyên bố kế hoạch 5 năm, mục tiêu làm giảm kết cục 
thai kỳ bất lợi cho thai phụ đái tháo đường (type 1, 
type 2 và đái tháo đường thai kỳ) đến mức tương 
đương với thai phụ không đái tháo đường. Tuy 
nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy mục tiêu này có 
thể không đạt được do thiếu nhận thức về các nguy 
hiểm đặt ra cho thai phụ đái tháo đường, đặc biệt 
đái tháo đường type 2 ngày càng phổ biến và không 
được chẩn đoán trước khi mang thai [14].
Riêng tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu so 
sánhgiữa hai nhóm thai phụ đái tháo đường trước 
mang thai và đái tháo đường thai kỳ. Do đó, chúng 
tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu các yếu tố liên quan 
và kết cục thai kỳ ở phụ nữ đái tháo đường trong 
thai kỳ” nhằm mong muốn góp phần làm rõ thêm 
các yếu tố liên quan và kết cục thai kỳ ở hai nhóm 
thai phụ trên.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Các thai phụ được chẩn 
đoán đái đường bệnh lý và đái đường thai kỳ đến 
khám, theo dõi và kết thúc thai kỳ tại khoa sản Bệnh 
viện Trường Đại học Y Dược Huế trong thời gian từ 
tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017, có đầy 
đủ các tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ sau:
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Nhóm 1 (đái đường trước mang thai): 
+ Đã được chẩn đoán đái tháo đường (type 1 
hoặc type 2) từ trước khi mang thai.
- Nhóm 2 (đái đường thai kỳ)
+ Chưa được chẩn đoán đái tháo đường trước 
mang thai.
+ Làm nghiệm pháp dung nạp 75g đường từ 24-
28 tuần thai, có kết quả dương tính theo tiêu chuẩn 
khuyến cáo của ADA 2017 về đái tháo đường thai 
kỳ [6].
Bảng 1. Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán đái đường thai kỳ
Thời điểm xét nghiệm
Ngưỡng glucose huyết tương
mg/dl mmol/l
Lúc đói 92 5,1
Thời điểm 1 giờ 180 10,0
Thời điểm 2 giờ 153 8,5
Được tư vấn, theo dõi và điều trị đái tháo đường 
đầy đủ ở bác sĩ Nội nội tiết trong thai kỳ
- Thai phụ được làm xét nghiệm đường máu đói 
và HbA1c lúc vào viện.
- Trẻ sơ sinh được làm đường máu sau sinh.
- Các thai phụ đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đang mắc các bệnh có ảnh hưởng đến chuyển 
hóa glucose: cường giáp, suy giáp, Cushing, u tủy 
thượng thận, hội chứng Conn, hội chứng buồng 
trứng đa nang, bệnh gan, suy thận
- Đang sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến 
chuyển hóa glucose: Corticoid, Salbutamol, thuốc 
chẹn giao cảm, lợi tiểu nhóm thiazide
- Đang mắc các bệnh cấp tính: nhiễm khuẩn, lao 
phổi...
- Mất dấu trong thời gian nghiên cứu hoặc kết 
thúc thai kỳ tại cơ sở y tế khác 
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu dọc.
Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện.
Phương pháp tiến hành
- Đặc điểm các yếu tố liên quan
+ Đặc điểm thai phụ: tuổi, BMI trước mang thai, 
số cân nặng tăng trong thai kỳ.
+ Tiền sử sản khoa: sinh con to ≥ 3500g, tiền sử 
thai chết lưu 3 tháng cuối, sẩy thai, sinh non, thai dị 
dạng, tiền sản giật- sản giật.
+ Tiền sử rối loạn dung nạp glucose bao gồm cả 
tiền sử đái tháo đường thai kỳ lần trước, rối loạn 
dung nạp glucose ngoài thời kỳ thai nghén.
+ Tiền sử gia đình: thế hệ thứ nhất có người bị 
đái tháo đường.
+ Khám lâm sàng, cận lâm sàng: đo huyết áp, xét 
nghiệm máu, nước tiểu.
- Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 
đường uống (theo quy trình khuyến cáo của ADA 
2017 về đái tháo đường thai kỳ [6]): 
+ Chuẩn bị thai phụ: ghi phiếu hẹn khi thai phụ 
sàng lọc quý hai, nghiệm pháp được thực hiện từ 
tuần thai 24-28, vào buổi sáng từ 7-9 giờ và thai phụ 
phải nhịn đói ít nhất 8 giờ.
+ Tiến hành nghiệm pháp:
1. Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói
2. Thai phụ uống dung dịch glucose 30% lượng 
250 ml trong thời gian 5 phút
110
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
3. Xét nghiệm glucose huyết tương sau 1 giờ
4. Xét nghiệm glucose huyết tương sau 2 giờ
5. Trong thời gian làm nghiệm pháp, thai phụ 
không được ăn hoặc uống bất kỳ thức ăn và thức 
uống nào, trừ nước lọc. Thai phụ được ngồi nghỉ 
ngơi, hạn chế vận động nhiều.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ: khi có ít 
nhất 1 trong 3 xét nghiệm có giá trị thoả mãn tiêu 
chuẩn (bảng 1).
- Theo dõi và điều trị trong thai kỳ
+ Theo dõi và thăm khám trực tiếp 4 tuần/lần 
trong 30 tuần đầu tiên thai kỳ và 1-2tuần/lần từ sau 
30 tuần cho đến lúc sinh 
+ Giáo dục: chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể 
chất, kiểm soát cân nặng phụ thuộc trọng lượng 
trước mang thai.
+ Đánh giá: HbA1c, glucose máu mao mạch, siêu 
âm theo dõi thai.
+ Mục tiêu điều trị:
• Glucose huyết tương lúc đói ≤ 95 mg/dL (5,3 
mmol/L)
• Glucose huyết tương sau ăn 1 giờ ≤ 140 mg/
dL (7,8 mmol/L)
• Glucose huyết tương sau ăn 2 giờ ≤ 120 mg/
dL (6,7 mmol/L)
• HbA1c < 6–6,5% (42–48 mmol/mol)
• Tăng cân nặng: 7 – 11 kilogram ở thai phụ 
thừa cân và 4 – 9 kilogram ở thai phụ béo phì. 
+ Điều trị: phối hợp giữa Bác sĩ nội tiết và Bác sĩ 
sản phụ khoa trong công tác tư vấn, điều trị, theo 
dõi và kiểm soát đường huyết, theo dõi và khám thai 
định kỳ, theo dõi chuyển dạ.
+ Điều trị Insuline nếu đường máu không kiểm 
soát được qua chế độ ăn uống và vận động.
- Kết thúc thai kỳ
+ Các nguy cơ tai biến ở con: tuổi thai khi kết 
thúc thai kỳ, thai chết lưu, cân nặng, chỉ số Apgar 
(điểm), dị tật bẩm sinh, glucose máu sơ sinh, ngạt 
bẩm sinh, vàng da.
+ Các nguy cơ tai biến ở mẹ: tăng huyết áp, tăng 
đường huyết lúc sinh, băng huyết sau sinh, tử vong.
- Tiêu chí đánh giá
+ Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ 
chức Y tế Thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á - Thái 
Bình Dương tháng 2/2000.
+ Glucose máu đói: là glucose máu lấy sau bữa 
ăn cuối cùng 8 - 12 giờ, làm vào buổi sáng, theo Hội 
nghị quốc tế lần thứ 4 về đái tháo đường thai kỳ.
+ Tăng huyết áp: huyết áp ≥ 140/90 theo tiêu 
chuẩn của JNC VII.
+ Tiền sản giật - sản giật: gồm tăng huyết áp, 
phù, protein niệu ≥ 0,5g/24h.
+ Đẻ non: thai được sinh trong khoảng thời gian 
từ 28 tuần đến 36 tuần 6 ngày.
+ Thai chết lưu: khi thai chết và lưu lại trong 
buồng tử cung trên 48h. 
+ Thai to: thai được định nghĩa là to khi trọng 
lượng sinh ra nằm trên đường bách phân vị thứ 90th 
so với tuổi thai hoặc trên 3500g.
+ Sơ sinh nhẹ cân: khi trọng lượng sơ sinh lúc 
sinh < 2500g.
+ Hạ glucose máu sơ sinh: khi nồng độ glucose 
máu ≤ 2,6 mmol/l trong 3 ngày đầu tiên sau khi đẻ.
+ Ngạt sơ sinh: apgar <7 điểm sau 5 phút.
+ Dị tật bẩm sinh: dị tật đường tiêu hóa, đường 
hô hấp, ống thần kinh ...
+ Vàng da bệnh lý: Có một trong các triệu chứng 
sau
• Xuất hiện trước 24 giờ tuổi hoặc kéo dài ≥ 1 
tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần ở trẻ non tháng.
• Bilirubin/máu ≥ 12mg% ở trẻ đủ tháng và ≥ 
14mg% ở trẻ non tháng.
• Bilirubin/máu tăng ≥ 5mg%/ 24 giờ.
• Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường 
khác: thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ
+ Tử vong chu sinh: trẻ sơ sinh tử vong trong 
vòng 7 ngày sau sinh. 
+ Băng huyết sau sinh: tình trạng máu mất ≥ 
500ml sau sinh ngã âm đạo hoặc ≥ 1000ml sau mổ 
lấy thai hoặc ảnh hưởng tổng trạng hoặc Hct giảm 
>10% so với trước sinh.
2.3. Xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng 
chương trình phần mềm SPSS 20.
2.4. Đạo đức nghiên cứu
Các xét nghiệm sử dụng trong nghiên cứu cũng là 
những xét nghiệm thường qui trong thực hành lâm 
sàng để chẩn đoán, điều trị và tiên lượng cho thai 
phụ đái tháo đường trong thai kỳ.
3. KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu từ tháng 1/2017 đến tháng 
12/2017, có 32 thai phụ đái tháo đường trước mang 
thai và 40 thai phụ đái tháo đường thai kỳ đến khám, 
theo dõi và kết thúc thai kỳ tại khoa sản Bệnh viện 
Trường Đại học Y Dược Huế.
111
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
Bảng 2. Đặc điểm dịch tễ
Đặc điểm
ĐTĐ trước mang thai
(n =32)
Tần suất (%)
ĐTĐ thai kỳ
(n = 40)
Tần suất (%)
P
Tuổi trung bình 29,84 ± 6,50 31,38 ± 5,17 0,269
BMI trước mang thai ≥23 kg/m2 10 (33,3%) 16 (40%) 0,302
Tiền sử gia đình 9 (28,1%) 11 (27,5%) 0,580
Tăng cân trong thai kỳ (kilogram) 13,53 ± 3,63 11,71 ± 3,76 0,042
Nhận xét: Không có sự khác biệt về tuổi trung bình, tiền sử gia đình, tình trạng thừa cân trước mang thai 
giữa nhóm đái tháo đường trước mang thai và đái tháo đường thai kỳ.
Bảng 3. Tiền sử sản khoa
Đặc điểm
ĐTĐ trước mang thai
(n = 32)
Tần suất (%)
ĐTĐ thai kỳ
(n = 40)
Tần suất (%)
P
Sinh con ≥ 3500g 19 (59,38%) 11 (27,5%) 0,009
Thai chết lưu 3 tháng cuối 5 (15,63%) 5 (12,5%) 0,743
Sinh thai dị dạng 4 (12,5%) 1 (2,5%) 0,164
Sinh non 7 (21,88%) 6 (15%) 0,543
Tiền sản giật - Sản giật 15 (46,88%) 8 (20%) 0,022
Nhận xét: Sản phụ đái tháo đường trước mang thai có tiền sử sinh con to 59,58% và tiền sản giật - sản giật 
46,88%. Các đặc điểm: thai chết lưu 3 tháng cuối, sinh non, sinh thai dị dạng sự khác biệt không có ý nghĩa 
thống kê.
Bảng 4. Điều trị Insulin
Điều trị Insulin
ĐTĐ trước mang thai
(n = 32)
Tần suất (%)
ĐTĐ thai kỳ
(n = 40)
Tần suất (%)
P
Insulin
Có 25 (78,13%) 5 (12,5%)
< 0,001
Không 7 (21,87%) 35 (75,5%)
Nhận xét: 78,13% thai phụ ĐTĐ trước mang thai được điều trị bằng Insulin và ở nhóm ĐTĐ thai kỳ là 
12,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5. Phương thức kết thúc thai kỳ
Phương thức kết thúc thai kỳ
ĐTĐ trước mang thai
(n = 32)
Tần suất (%)
ĐTĐ thai kỳ
(n = 40)
Tần suất (%)
P
Thai lưu 2 (6,25%) 0
0,003Sinh ngã âm đạo 3 (9,37%) 17 (42,5%)
Mổ lấy thai 27 (84,38%) 23 (57,5%)
Nhận xét: Kết thúc thai kỳ bằng mổ lấy thai chiếm tỷ lệ cao ở nhóm ĐTĐ trước mang thai 84,38%, sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6. Trọng lượng thai
Trọng lượng thai ĐTĐ trước mang thai ĐTĐ thai kỳ P
Trung bình (gram) 3612 ± 625 3210 ± 401 0,001
Lớn nhất (gram) 5300 4400
Nhỏ nhất (gram) 2200 2400
Nhận xét: Trọng lượng thai trung bình của nhóm ĐTĐ trước mang thai là 3612 gram cao hơn so với nhóm 
ĐTĐ thai kỳ là 3210 gram, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
112
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
Bảng 7. Tỷ lệ các tai biến chu sinh ở con
Tai biến
ĐTĐ trước mang thai
(n = 30)
Tần suất (%)
ĐTĐ thai kỳ
(n = 40 )
Tần suất (%)
P
Con to ≥ 3500g 21 (70%) 10 (25%) < 0,001
Sơ sinh nhẹ cân < 2500g 2 (6,67%) 1 (2,5%) 0,659
Hạ glucose máu sơ sinh 10 (33,3%) 11 (27,5%) 0,610
Dị tật bẩm sinh 3 (10%) 2 (5,0%) 0,645
Vàng da bệnh lý 12 (40%) 6 (15%) 0,027
Ngạt sơ sinh 4 (13,3%) 0 (0%) 0,030
Tử vong chu sinh 2 (6,67%) 0 (0%) 0,180
Nhận xét: ĐTĐ trước mang thai có tỷ lệ cao các tai biến chu sinh ở con: quá dưỡng ≥ 3500 gram 70%, 
vàng da bệnh lý 40%, ngạt sơ sinh 13,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Riêng có 2 thai tử vong chu sinh 
ở nhóm ĐTĐ trước mang thai.
Bảng 8. Tỷ lệ các tai biến chu sinh ở thai phụ
Tai biến
ĐTĐ trước mang thai
(n = 32)
Tần suất (%)
ĐTĐ thai kỳ
(n = 40 )
Tần suất (%)
P
Tiền sản giật- Sản giật 14 (43,47%) 6 (15%) 0,009
Băng huyết sau sinh 8 (32%) 2 (5%) 0,019
Đường huyết lúc sinh (mmol/L) 7,06 ± 2,64 5,15 ± 0,94 <0,001
Tử vong 0 (0%) 0 (0%) 1
Nhận xét: ĐTĐ trước mang thai có tỷ lệ cao các tai biến chu sinh ở thai phụ: tiền sản giật- sản giật, băng 
huyết sau sinh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
4. BÀN LUẬN
Đái tháo đường có nguyên nhân chưa được giải 
thích rõ ràng, tuy nhiên có sự đồng thuận quan điểm 
giữa WHO, ADA (2017) và ACOG (2017) về các yếu 
tố nguy cơ: tuổi, tình trạng thừa cân, béo phì, lối 
sống thiếu vận động thể lực, chủng tộc, di truyền 
[6], [7]. Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố nguy cơ 
với các thể ĐTĐ (type 1, type 2, ĐTĐ thai kỳ) là khác 
nhau. Tuy nhiên, ADA khuyến cáo thực hiện tầm soát 
và phát hiện ĐTĐ trước mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ 
sớm ở những thai phụ nguy cơ cao [6]. Nghiên cứu 
cũng cho thấy tỷ lệ thai phụ thừa cân hoặc béo phì 
trước mang thai ở 2 nhóm ĐTĐ trước mang thai và 
ĐTĐ thai kỳ có tỷ lệ cao lần lượt là 33,3% và 40%, có 
tiền sử gia đình lần lượt 28,1% và 27,5%, đồng quan 
điểm với các tác giả Diệu Vân [1], Hoa Ngần [4].
Quản lý thai nghén đối với thai phụ ĐTĐ bắt đầu 
bằng giáo dục thay đổi lối sống chế độ dinh dưỡng, 
hoạt động thể chất và kiểm soát cân nặng phụ thuộc 
trọng lượng trước mang thai [2], [3]. Khuyến cáo 
tăng cân nặng khoảng 12 – 16 kilogram ở thai phụ có 
BMI 18,5 – 23 kg/m2. Riêng thai phụ thừa cân tăng 
7 – 11 kilogram và 4 – 9 kilogram ở thai phụ béo phì 
[6], [7]. Kết quả nghiên cứu, nhóm ĐTĐ trước mang 
thai và ĐTĐ thai kỳ tăng trung bình 13,53 và 11,71 
kilogram, đạt được sự kiểm soát cân nặng khá tốt. 
Nhưng có một số thai phụ ý thức không tốt về kiểm 
soát cân nặng, biểu hiện bằng 2 thai phụ nhóm ĐTĐ 
trước mang thai tăng 20 - 22 kilogram.
Trong công tác tư vấn, điều trị, theo dõi và kiểm 
soát đường huyết, thay đổi lối sống là một thành 
phần thiết yếu và có thể đủ để điều trị cho nhiều 
phụ nữ; thuốc men nên được thêm vào nếu cần để 
đạt được mục tiêu đường huyết (khuyến cáo mức 
dộ A theo ADA 2017) [6]. Tùy thuộc vào kiểm soát 
đường máu và sự hiện diện của biến chứng tiểu 
đường và sản khoa, dược lý điều trị được chỉ định: 
Sulfonylureas qua dây rốn khoảng 70% so với máu 
mẹ, nguy cơ cao hạ đường huyết và quá dưỡng sơ 
sinh hơn so với Metformin và Insulin. Metformin 
tăng nhẹ nguy cơ sinh non. Hơn nữa, trong một thử 
nghiệm ngẫu nhiên gần một nửa số trường hợp ĐTĐ 
thai kỳ được điều trị ban đầu với Metformin cần 
thiết Insulin để đạt được sự kiểm soát glucose [15]. 
Vì vậy, Insulin được khuyến cáo ưu tiên chọn lựa 
vì không qua nhau thai và được chỉnh liều thường 
xuyên. Nghiên cứu có 78,13% ĐTĐ trước mang thai 
điều trị Insulin, ngược lại, nhóm ĐTĐ thai kỳ 75,5% 
113
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
thai phụ chỉ cần thay đổi chế độ ăn, cân nặng đã đạt 
được sự kiểm soát đường máu.
Kết thúc thai kỳ bằng mổ lấy thai chiếm tỷ lệ cao 
ở nhóm ĐTĐ trước mang thai 84,38% so với 57,5% 
ĐTĐ thai kỳ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; đồng 
thuận với tác giả Minh Phú (2014), 77,8% thai phụ 
ĐTĐ không đạt mục tiêu kiểm soát đường máu phải 
sinh mổ [5]. Nguyên nhân đến từ các biến chứng 
sản khoa do ĐTĐ: Con to, tiền sản giật – sản giât 
Chỉ định mổ lấy thai ở thai phụ ĐTĐ được ACOG 
2017 khuyến cáo nhằm tránh các tai biến cho thai, 
đặc biệt khi trọng lượng thai dự kiến ≥ 4500g [7] 
khuyến cáo mức độ B. Một nghiên cứu đa trung tâm 
HAPO (2008) chứng minh có mối liên hệ giữa nồng 
độ glucose máu mẹ và trọng lượng thai, tỷ lệ mổ 
lấy thai, hạ đường huyết lâm sàng và tăng insulin 
máu trẻ sơ sinh [12]. Nghiên cứu cũng ghi nhận 2 
thai phụ ĐTĐ type 1 có thai lưu trước 12 tuần, điều 
này đã được chứng minh qua các nghiên cứu ảnh 
hưởng của nồng độ đường huyết cao ở giai đoạn 
hình thành tổ chức thai [6], [7].
Sự vận chuyển quá mức glucose đến thai do 
tăng glucose máu mẹ dẫn đến phát triển quá mức 
của thai, đồng thời kích thích thai nhi tăng sản xuất 
insulin [10]. Các nghiên cứu đã ghi nhận thai to có 
nguy cơ cao kẹt vai, sang chấn chuyển dạ, hạ đường 
huyết sơ sinh lâm sàng, hồi sức sơ sinh và tỷ lệ mổ 
lấy thai [6], [7]. Những yếu tố khác ở thai phụ có thể 
làm thai to gồm: béo phì, tăng lipid máu, tăng amino 
acid, chức năng của nhau thai, đáp ứng của thai nhi 
với môi trường dinh dưỡng [9]. Kết quả nghiên cứu 
trọng lượng thai trung bình của nhóm ĐTĐ trước 
mang thai là 3612 gram cao hơn so với nhóm ĐTĐ 
thai kỳ là 3210 gram, sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê. Trọng lượng thai lớn nhất của nhóm ĐTĐ trước 
mang thai là 5300 gram.
Các nguy cơ của thai nhi có mẹ ĐTĐ đã được 
khẳng đinh: thai to, hạ đường huyết, tăng bilirubin 
máu, hội chứng nguy ngập hô hấp, hạ calci và nhiều 
biến cố khác nữa được công bố với tần suất khác 
nhau [6], [7]. Nghiên cứu mới của Hiệp hội nghiên 
cứu đái tháo đường Châu Âu (2016) được công bố 
tại Munich, Đức cho thấy: cả đái tháo đường thai kỳ 
và đái tháo đường trước mang thai liên quan đến 
nhiều kết cục xấu cho thai nhi [8]. Một nghiên cứu 
khác ở Mỹ (2009), Landon M.B cho thấy điều trị đái 
tháo đường tuy không làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ thai 
chết lưu, chết chu sinh và một số biến chứng nặng ở 
trẻ sơ sinh nhưng lại làm giảm nguy cơ thai to, trật 
khớp vai, mổ đẻ, tăng huyết áp [11]. Nghiên cứu của 
chúng tôi, có sự khác biệt về các biến cố tai biến chu 
sinh ở con như: quá dưỡng ≥ 3500 gram, vàng da 
bệnh lý, ngạt sơ sinh, nhóm ĐTĐ trước mang thai có 
tỷ lệ cao hơn. Tử vong chu sinh ghi nhận 02 trường 
hợp thuộc nhóm ĐTĐ trước thai kỳ: 01 trường hợp 
thai chết lưu lúc 39 tuần, 01 trường hợp thai chết 
sau sinh đường âm đạo do kẹt vai.
Thai phụ bị đái tháo đường tăng nguy cơ kết 
cục thai kỳ bất lợi so với thai phụ không có đái 
tháo đường [13]. Những biến cố chu sinh thường 
gặp nhất ở thai phụ ĐTĐ là tăng nguy cơ phát triển 
những rối loạn về tiền sản giật- sản giật, sang chấn 
lúc sinh, băng huyết sau sinh [8]. Tuy nhiên, những 
nguy cơ này có thể cũng liên quan với những yếu 
tố nguy cơ ĐTĐTK tiềm ẩn bên dưới như là béo phì 
và thai phụ lớn tuổỉ. Theo tác giả Minh Phú có mối 
liên hệ giữa kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu hay 
không với tai biến chu sinh ở thai phụ có ý nghĩa 
thống kê [5]. Nghiên cứu nhóm ĐTĐ trước mang 
thai có đường huyết lúc sinh 7,06 mmol/L không đạt 
mục tiêu có tỷ lệ cao các tai biến tiền sản giật- sản 
giật 43,47%, băng huyết sau sinh 32% cao hơn nhóm 
nhóm ĐTĐ thai kỳ.
5. KẾT LUẬN
Sản phụ ĐTĐ trước mang thai có tiền sử sinh con 
to 59,58% và tiền sản giật - sản giật 46,88%. Điều trị 
bằng Insulin chiếm 78,13% thai phụ ĐTĐ trước mang 
thai và 12,5% thai phụ ĐTĐ thai kỳ, sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết thúc thai kỳ bằng mổ 
lấy thai chiếm tỷ lệ cao ở cả 2 nhóm; nhóm ĐTĐ 
trước mang thai 84,38% cao hơn có ý nghĩa thống 
kê so với nhóm ĐTĐ thai kỳ là 57,5% (p<0,05). Nhóm 
ĐTĐ trước mang thai có nguy cơ cao về kết cục thai 
kỳ bất lợi hơn so với ĐTĐ thai kỳ như: quá dưỡng ≥ 
3500 gram, ngạt sơ sinh, vàng da bệnh lý, tiền sản 
giật- sản giật, băng huyết sau sinh; và đường huyết 
lúc sinh trung bình (p<0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Thái Thị Thanh Thúy (2015), 
“Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn 
ADA năm 2011 và các yếu tố nguy cơ”, Tạp chí nghiên cứu 
y học 97(5), tr. 25-34.
2. Bộ môn Phụ sản trường Đại học Y Dược Huế 
(2016), “Đái tháo đường và thai nghén”, Giáo trình Sản 
khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 387-398.
3. Bộ y tế (2017), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị 
114
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 5 - tháng 10/2018
đái tháo đường típ 2”, Quyết định số 3319/QĐ-BYT.
4. Nguyễn Hoa Ngần, Nguyễn Kim Lương (2010), 
“Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ 
được khám thai tại Bệnh viện A Thái Nguyên”, Y học thực 
hành 739 (10), tr. 46-49.
5. Lê Thị Minh Phú (2013), “Tỷ lệ đái tháo đường thai 
kỳ và các yếu tố liên quan tại khoa sản bệnh viện Nguyễn 
Tri Phương”.
6. American Diabetes association (2017), “Standards 
of Medical Care in Diabetes-2017”, The journal of clinical 
and applied research and education, 40(1).
7. The American College of Obstetricians anf Gyne-
cologists (2017), “Gestational Diabetes Mellitus”, ACOG 
Practice Bulletin, 180.
8. Basilio Pintuadi and colleagues(2016), “Gestation-
al diabetes, diabetes before pregnancy associated with 
several poor outcomes for baby, including abnormal size, 
jaundice, low blood sugar, and malformations”, European 
Association for the Study of Diabetes 2016.
9. Jane E Hirst and colleagues (2011), “Women with 
gestational diabetes in Vietnam: a qualitative study to de-
termine attitudes and health behaviours”, BMC Pregnancy 
and Childbirth 2012.
10. Kuzuya, T., Nakagawa, S., Satoh, J., Kanazawa, Y., 
Iwamoto, Y., Kobayashi, M., et al. (2002), “Report of the 
Committee on the classification and diagnostic criteria of 
diabetes mellitus”, Diabetes Res Clin Pract, 55(1), 65-85.
11. Landon M.B (2009). A Multicenter, Randomized 
trial of treament for mild gestational diabetes. The New 
England Journal of medicine, 361, 1339 - 1348.
12. Metzger BE, Lowe LP, Dyer AR, Trimble ER, Chao-
vandr U, Coustan DR , et al, Hyperglycemia and adverse 
pregnancy outcomes. HAPO Study Cooperative Research 
Group, N Engl J Med 2008;358: 1991-2002.
13. Amy Metcalfe, Yasser Sabr, Jennifer A. Hutcheon, 
Lois Donovan, Janet Lyons, Jason Burrows, and K. S. Jo-
seph (2017), “Trends in Obstetric Intervention and Preg-
nancy Outcomes of CanadianWomen With Diabetes in 
Pregnancy From 2004 to 2015”, Journal of the Endocrine 
Society 12/2017,| 1540–1549.
14. Aidan McElduff and colleagues (2005), “The Aus-
tralasian Diabetes in Pregnancy Society consensus guide-
lines for the management of type 1 and type 2 diabetes in 
relation to pregnancy”, MJA 2005; 183: 373–377.
15. Rowan JA, Hague WM, Gao W, Battin MR, Moore 
MP; MiG Trial Investigators. Metformin versus insulin 
for the treatment of gestational diabetes. N Engl J Med 
2008;358:2003–2015.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_lien_quan_va_ket_cuc_thai_ky_o_phu_nu.pdf