Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự hài lòng trong công việc của điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị năm 2015

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ

y tế ở Việt Nam. Trong những năm qua, dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh (ĐD, HS) đã có nhiều tiến bộ góp phần

quan trọng vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, công tác điều dưỡng,

hộ sinh ở nước ta vẫn đang đứng trước những tồn tại và thách thức: Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu cả

số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp. Nghiên cứu này nhằm góp phần đánh giá thực trạng nhân lực

cũng như mức độ hài lòng của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh tại các bệnh viện công lập tại địa phương, làm cơ

sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống điều dưỡng, hộ sinh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe

nhân dân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hài lòng và các yếu tố liên quan đến sự hài lòng trong công việc của ĐD,

HS hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị năm 2015. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô

tả cắt ngang được thực hiện thông qua khảo sát 433 ĐD, HS công tác tại các khoa lâm sàng của 12 bệnh viện

công lập tại tỉnh Quảng Trị trong tháng 12 năm 2015. Kết quả từ các phiếu tự điền bởi đối tượng nghiên cứu

được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS Version 20.0. Kết quả: Tỷ lệ hài lòng chung đối với công

việc của đối tượng nghiên cứu là 52,9%. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của điều dưỡng, hộ sinh đối với

công việc) bao gồm: Chức vụ công tác, tuyến bệnh viện công tác, khoa làm việc hiện tại, thu nhập trung bình

hàng tháng từ bệnh viện (p<0,05). kết="" luận:="" cải="" thiện="" điều="" kiện,="" môi="" trường="" làm="" việc,="" mức="" thu="" nhập,="" đảm="">

chế độ chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, phát triển cá nhân, nêu cao vai trò trách

nhiệm trong công việc và phát triển bệnh viện là cần thiết để làm tăng mức độ hài lòng của đội ngũ ĐD, HS

trong công việc, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện.

Từ khóa: Điều dưỡng, hộ sinh, hài lòng, chấ

pdf 7 trang phuongnguyen 6940
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự hài lòng trong công việc của điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự hài lòng trong công việc của điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị năm 2015

Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự hài lòng trong công việc của điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị năm 2015
135
Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 6 - tháng 1/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Địa chỉ liên hệ: Võ Văn Thắng, email: vovanthang147@gmail.com
- Ngày nhận bài: 15/12/2016; Ngày đồng ý đăng: 13/1/2017; Ngày xuất bản: 20/1/2017
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG 
CÔNG VIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH HỆ ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC 
BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2015
Hà Lâm Chi, Võ Văn Thắng* Võ ThịHà Lâm Chi1, Võ Văn Thắng2, Võ Thị Huệ Mân2
(1) Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
(2) Khoa Y tế Công cộng - Trường Đại học Y Dược Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ 
y tế ở Việt Nam. Trong những năm qua, dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh (ĐD, HS) đã có nhiều tiến bộ góp phần 
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, công tác điều dưỡng, 
hộ sinh ở nước ta vẫn đang đứng trước những tồn tại và thách thức: Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu cả 
số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp. Nghiên cứu này nhằm góp phần đánh giá thực trạng nhân lực 
cũng như mức độ hài lòng của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh tại các bệnh viện công lập tại địa phương, làm cơ 
sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống điều dưỡng, hộ sinh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe 
nhân dân. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hài lòng và các yếu tố liên quan đến sự hài lòng trong công việc của ĐD, 
HS hệ điều trị tại các bệnh viện công lập tỉnh Quảng Trị năm 2015. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô 
tả cắt ngang được thực hiện thông qua khảo sát 433 ĐD, HS công tác tại các khoa lâm sàng của 12 bệnh viện 
công lập tại tỉnh Quảng Trị trong tháng 12 năm 2015. Kết quả từ các phiếu tự điền bởi đối tượng nghiên cứu 
được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS Version 20.0. Kết quả: Tỷ lệ hài lòng chung đối với công 
việc của đối tượng nghiên cứu là 52,9%. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của điều dưỡng, hộ sinh đối với 
công việc) bao gồm: Chức vụ công tác, tuyến bệnh viện công tác, khoa làm việc hiện tại, thu nhập trung bình 
hàng tháng từ bệnh viện (p<0,05). Kết luận: cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, mức thu nhập, đảm bảo 
chế độ chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, phát triển cá nhân, nêu cao vai trò trách 
nhiệm trong công việc và phát triển bệnh viện là cần thiết để làm tăng mức độ hài lòng của đội ngũ ĐD, HS 
trong công việc, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện.
Từ khóa: Điều dưỡng, hộ sinh, hài lòng, chất lượng chăm sóc
Abstract
FACTORS ASSOCIATED WITH JOB SATISFACTION AMONG NURSES 
AND MIDWIVES WORKING AT THE PUBLIC HOSPITALS 
IN QUANG TRI PROVINCE
Ha Lam Chi1, Vo Van Thang2, VoThi Hue Man2
(1) Quang Tri General Hospital
(2) Hue University of Medicine and Pharmacy
Introduction: Caring service provided by nurses was one of the main factor of medical service system 
of Viet Nam. During recent years, nurses and midwives service had made significant progress in improving 
the quality of health caring service. However, jobs of nurses and midwives in Vietnam were still facing 
some problems and challenges: lack of both quality and quantity, discrepant structure. This study aimed to 
evaluate the human resource situation as well as the satisfaction level of nurse and midwife staff in state 
–run local hospitals, which would be the foundation for the plan of developing nurse and midwife system 
in order to satisfy the healthcare need of the patients. Objectives: To investigate the satisfaction rate and 
satisfaction involved factors with particular jobs of nurses and midwives at treatment systems in the public 
hospitals in Quang Tri province in year 2015. Data was collected using self-administrative questionnaires 
136
Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 6 - tháng 1/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
and entered and analysed by the statistical software of SPSS Version 20.0. Methodology: A cross sectional 
study was carried out in Dec. 2015 on a total of 433 nurses, midwives working at clinical departments of 12 
governmental hospitals in Quang Tri province. Results: Percentage of general job satisfaction rate with the 
particular jobs was 52.9%. Factors involving satisfaction of nurses, midwives with their jobs included: working 
position, hospital level of care, clinical departments, and monthly income getting from hospital (p<0.05). 
Conclusions: It was highly necessary to improve working conditions and environment, and income, to ensure 
treatment regimens and policies, to make further training and higher working position feasible, to heighten 
role and responsibility on working and to develop hospital in order to raise the satisfaction rate of nurses and 
midwives, and hence to enhance the quality of patient care in hospitals.
Key words: Nurses, midwives, satisfaction, quality of care.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch vụ chăm sóc do điều dưỡng cung cấp là một 
trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Ở 
nước ta, trong những năm qua, dịch vụ điều dưỡng, 
hộ sinh đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng 
vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc 
sức khỏe. Tuy nhiên, công tác điều dưỡng, hộ sinh 
ở nước ta vẫn đang đứng trước những tồn tại và 
thách thức: Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu cả 
số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp. Bên 
cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho chăm sóc 
người bệnh còn nhiều hạn chế; môi trường công 
việc có nhiều áp lực về tâm lý và cường độ công việc; 
hệ thống chính sách, tiêu chuẩn về điều dưỡng, hộ 
sinh còn thiếu và chưa đáp ứng với yêu cầu hội nhập 
quốc tế; chưa có phân cấp cụ thể phạm vi hành nghề 
của điều dưỡng viên, hộ sinh viên theo trình độ đào 
tạo, thiếu sự phân định giữa vai trò của điều dưỡng, 
hộ sinh và của bác sĩ trong chuỗi chăm sóc y tế liên 
tục cho người bệnh là những yếu tố ảnh hưởng trực 
tiếp đến công tác điều dưỡng, chăm sóc người bệnh 
và sự hài lòng của đội ngũ ĐD, HS đối với công việc. 
Như vậy, để nâng cao chất lượng chăm sóc người 
bệnh, bên cạnh việc tăng cường nguồn nhân lực 
điều dưỡng, hộ sinh cả về số lượng, chất lượng, cơ 
cấu trình độ phù hợp, cần phải tạo cơ chế và môi 
trường thuận lợi để người điều dưỡng có điều kiện 
phát huy tối đa phẩm chất và năng lực, yên tâm công 
tác, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, chăm 
sóc người bệnh. 
Với ý nghĩa đó, để góp phần đánh giá thực trạng 
nhân lực cũng như mức độ hài lòng của đội ngũ điều 
dưỡng, hộ sinh tại các bệnh viện công lập trong tỉnh, 
làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ 
thống điều dưỡng, hộ sinh đáp ứng nhu cầu chăm 
sóc sức khỏe nhân dân, chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu đề tài nhằm mục tiêu: Xác định tỷ lệ hài lòng và 
các yếu tố liên quan đến sự hài lòng trong công việc 
của điều dưỡng, hộ sinh hệ điều trị tại các bệnh viện 
công lập tỉnh Quảng Trị năm 2015.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Bao gồm tất cả các ĐD, HS trực tiếp chăm sóc và 
điều trị người bệnh, ĐD trưởng khoa; ĐD, HS làm 
công tác hành chính tại các khoa lâm sàng, có thời 
gian công tác tối thiểu 6 tháng tại 12 bệnh viện công 
lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Thời gian nghiên 
cứu: Tháng 12 năm 2015. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Tất cả các ĐD, HS tại các bệnh viện với số lượng 
433, được nhận một mẫu phiếu khảo sát được thiết 
kế sẵn và tự điền kết quả vào phiếu khảo sát. Xây 
dựng nội dung bao gồm nhóm yếu tố duy trì có 07 
yếu tố với 20 biến số và nhóm yếu tố động viên có 
04 yếu tố với 13 biến số. Thang điểm Likert được sử 
dụng dưới dạng biến định lượng (01: rất không hài 
lòng, 02: hài lòng, 03: tạm chấp nhận được, 04: hài 
lòng, 05: Rất hài lòng). 
Giá trị hài lòng và không hài lòng được đánh giá 
theo mức điểm trung bình chung (theo từng nhóm 
yếu tố duy trì và động viên và chung cho cả 2 nhóm) 
đạt được phân theo 2 nhóm:
- Hài lòng: Nếu điểm trung bình chung ≥ 3,75 
- Không hài lòng: Nếu điểm trung bình chung < 
3,75 
Kết quả khảo sát của các phiếu tự điền bởi đối 
tượng nghiên cứu được nhập và xử lý bằng phần 
mềm thống kê SPSS. Test χ2 được sử dụng để tìm 
hiểu mối liên quan của các yếu tố nhân khẩu học, 
đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu đối với 
sự hài lòng đối với công việc.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Sự hài lòng đối với các yếu tố duy trì
137
Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 6 - tháng 1/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 1. Điểm trung bình hài lòng đối với các yếu tố duy trì (n=433)
Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
Điều kiện làm việc
Điều kiện cơ sở vật chất 3,64 0,77
Điều kiện trang thiết bị y tế 3,52 0,69
Môi trường làm việc, trang thiết bị bảo hộ lao động 3,45 0,80
Hài lòng chung đối với điều kiện làm việc 3,54 0,63
Địa vị nghề nghiệp
Vị thế công việc được xã hội tôn trọng 3,57 0,80
Vai trò chủ động, độc lập trong công tác chuyên môn 3,77 0,68
Hài lòng chung đối với yếu tố địa vị nghề nghiệp 3,67 0,66
Thu nhập 
Chế độ tiền lương, phụ cấp phù hợp 3,68 0,77
Phân bố thu nhập công bằng 3,55 0,77
Mức tăng thu nhập ngoài lương, thưởng lễ, tết phù hợp. 3,58 0,78
Hài lòng chung với yếu tố thu nhập 3,60 0,65
An toàn
Công việc ổn định, yên tâm công tác 4,06 0,76
Công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn 4,03 0,64
Cường độ làm việc phù hợp, không áp lực căng thẳng 3,36 0,88
Hài lòng chung đối với yếu tố an toàn trong công việc 3,82 0,62
Chế độ chính sách
Chế độ nghỉ trực, nghỉ phép, nghỉ lễ được đảm bảo 3,83 0,92
Chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý 3,74 0,78
Thực hiện chế độ tham quan, nghỉ dưỡng 3,18 1,16
Hài lòng chung đối với chế độ chính sách 3,58 0,75
Quan hệ công tác
Sự giám sát của cấp trên đúng mức 3,87 0,68
Quan hệ với cấp trên 3,93 0,67
Quan hệ với đồng nghiệp 4,11 0,63
Hài lòng chung đối với yếu tố quan hệ trong công việc 3,97 0,58
Cuộc sống cá nhân
Cuộc sống riêng tư ổn định, góp phần yên tâm công tác 3,90 0,78
Lãnh đạo quan tâm, giúp đỡ trong cuộc sống 3,64 0,83
Đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ trong cuộc sống 3,80 0,74
Hài lòng chung đối với yếu tố cuộc sống riêng tư 3,78 0,66
Điểm trung bình chung hài lòng của 7 yếu tố duy trì đạt được từ 3,58 đến 3,97, trong đó:
- Yếu tố có điểm trung bình ≥3,75 (Hài lòng): 03 yếu tố.
 -Yếu tố có điểm trung bình <3,75 (Không hài lòng): 04 yếu tố.
138
Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 6 - tháng 1/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Biểu đồ 1. Tỷ lệ hài lòng đối với các yếu tố duy trì
Đối với các yếu tố duy trì, tỷ lệ hài lòng cao nhất đối với yếu tố quan hệ công tác (73,2%) tiếp theo là cuộc 
sống cá nhân (54%), địa vị nghề nghiệp (50,6%). Có 4 yếu tố có tỷ lệ hài lòng <50% bao gồm: an toàn (49,7%), 
thu nhập (41,3%), chế độ chính sách (41,1%) và thấp nhất là điều kiện làm việc (31,6%).
3.2. Sự hài lòng của ĐD, HS đối với các yếu tố động viên
Bảng 2. Điểm trung bình hài lòng đối với các yếu tố động viên
Nội dung
Điểm
trung bình
Độ lệch 
chuẩn
Thành tích 
Cá nhân đóng góp có hiệu quả vào thành tích chung 3,88 0,62
Thành tích cá nhân được cấp trên ghi nhận 3,77 0,75
Thành tích cá nhân được đồng nghiệp ghi nhận 3,80 0,70
Hài lòng chung với yếu tố thành tích 3,82 0,60
Công việc
Yêu thích với công việc được giao 3,97 0,72
Công việc phù hợp nguyện vọng, phát huy được năng lực 3,89 0,74
Hài lòng chung với yếu tố công việc phù hợp 3,93 0,69
Trách nhiệm
Cá nhân được giao công việc đi đôi với trách nhiệm và quyền hạn 3,93 0,66
Cá nhân được biết về kế hoạch, phát triển của BV 3,62 0,82
Ý kiến đóng góp của cá nhân được quan tâm xem xét giải quyết 3,57 0,79
Hài lòng chung với yếu tố trách nhiệm 3,71 0,66
Phát triển 
Năng lực bản thân có sự tiến bộ 3,87 0,60
Công việc hiện tại tạo điều kiện cho cá nhân phát triển 3,79 0,71
Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn 3,73 0,89
Thường xuyên được cập nhật những kiến thức liên quan đến công việc 3,88 0,72
Được đào tạo thêm về vi tính, ngoại ngữ 3,14 0,92
Hài lòng chung với yếu tố phát triển 3,69 0,61
139
Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 6 - tháng 1/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Điểm trung bình chung hài lòng của 4 yếu tố động viên đạt được từ 3,69 đến 3,93, trong đó:
- Yếu tố có điểm trung bình ≥3,75 (Hài lòng): 02 yếu tố.
 -Yếu tố có điểm trung bình <3,75 (Không hài lòng): 02 yếu tố.
Biểu đồ 2. Tỷ lệ hài lòng đối với các yếu tố động viên
Đối với các yếu tố động viên, tỷ lệ hài lòng cao nhất đối với yếu tố công việc (74,6%), tiếp theo là yếu tố 
thành tích (64,4%), phát triển (56,1%) và thấp nhất là trách nhiệm (50,6%).
3.3. Tỷ lệ hài lòng chung của ĐD, HS đối với công việc
Bảng 3. Điểm trung bình hài lòng chung trong công việc
Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn
Hài lòng với yếu tố duy trì 3,71 0,53
Hài lòng với yếu tố động viên 3,79 0,57
Hài lòng chung 3,75 0,53
Biểu đồ 3. Tỷ lệ hài lòng chung đối với công việc
- Tỷ lệ hài lòng với nhóm yếu tố duy trì là 49,0% 
với điểm hài lòng trung bình là 3,71.
- Tỷ lệ hài lòng với nhóm yếu tố động viên là 
59,1%, điểm trung bình 3,79. 
- Tỷ lệ hài lòng chung đối với công việc của đối 
tượng nghiên cứu là 52,9%, điểm trung bình hài 
lòng: 3,75.
3.4. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của 
ĐD, HS đối với công việc
3.4.1. Chức vụ công tác hiện tại của ĐD, HS 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đây là yếu tố 
có liên quan đến sự hài lòng đối với yếu tố duy trì, 
động viên và hài lòng chung đối với công việc.
Kết quả nghiên cứu của Lưu Ngọc Hoạt cho thấy 
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ hài lòng 
với công việc đang được phân công. Nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Như Tú cũng chỉ ra rằng có mối liên quan 
giữa sự hài lòng trong công việc đối với vị trí công 
tác của ĐD. Tác giả Phạm Trí Dũng cũng đã tìm thấy 
có sự liên giữa sự hài lòng đối với công việc với yếu 
tố nhóm loại công việc của nhân viên y tế.
Trong nghiên cứu của Irum Sajjad Dar về các 
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của ĐD ở các 
bệnh viện công ở Pakistan đã tìm thấy mối liên 
quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ hài lòng của 
đối tượng nghiên cứu với tình trạng công việc cụ 
140
Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 6 - tháng 1/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
thể như ĐD trưởng và các ĐD khác. Ali Keyfarzandi 
Asl (Iran) cũng tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ hài 
lòng đối với công việc với yếu tố loại công việc. Kết 
quả nghiên cứu của Kelesi Martha (Hy Lạp) cũng 
chứng tỏ có mối liên quan giữa sự hài lòng trong 
công việc của ĐD đối với yếu tố vị trí công việc và 
chức vụ công tác.
3.4.2. Tuyến bệnh viện công tác của ĐD, HS 
Trong hệ thống bệnh viện tại tỉnh Quảng Trị 
hiện nay được phân thành 02 tuyến: tuyến huyện 
và tuyến tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối 
liên quan giữa yếu tố tuyến bệnh viện công tác của 
ĐD, HS đối sự hài lòng đối với yếu tố duy trì và 
hài lòng chung đối với công việc. Nghiên cứu của 
Nguyễn Thị Như Tú cũng cho thấy có mối liên quan 
giữa sự hài lòng trong công việc của ĐD đối với nơi 
công tác, sự khác biệt giữa 02 nhóm có ý nghĩa thống 
kê (p<0,05), trong đó ĐD làm việc ở tuyến càng cao 
thì sự hài lòng càng tăng. Nghiên cứu của Lê Thanh 
Nhuận cũng cho thấy tỷ lệ hài lòng của nhân viên y 
tế công tác tại tuyến huyện cao hơn tuyến xã.
3.4.3. Nơi làm việc hiện tại của ĐD, HS
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đây là yếu tố 
có liên quan đến sự hài lòng đối với yếu tố động 
viên, trong đó nơi làm việc được phân chia theo 
hai hệ: Hệ Nội (điều trị bệnh nhân không liên quan 
đến phẫu thuật) và và hệ ngoại (Điều trị bệnh nhân 
có liên quan đến phẫu thuật). 
Hồ Thị Thu Hằng đã nghiên cứu các yếu tố ảnh 
hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế 
tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long năm 2015 
cho thấy: Mức độ hài lòng chung về tất cả các yếu 
tố động lực làm việc của nhân viên khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa các khoa, phòng làm việc. Tác 
giả Phạm Trí Dũng cũng tìm thấy có sự liên quan có ý 
nghĩa thống kê giữa sự hài lòng đối với công việc với 
yếu tố nơi công tác của cán bộ y tế. Kết quả nghiên 
cứu của Cù Bạch Mi chứng tỏ có mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê giữa sự hài lòng chung đối với công 
việc của điều dưỡng khối nội và khối ngoại.
3.4.4. Thu nhập trung bình hàng tháng của ĐD, 
HS 
Kết quả phân tích thống kê cho thấy yếu tố thu 
nhập trung bình hàng tháng của ĐD, HS từ bệnh 
viện là yếu tố có liên quan đến sự hài lòng đối với 
yếu tố duy trì.
Tương tự nghiên cứu của chúng tôi, các tác giả 
khác cũng tìm thấy mối liên quan giữa sự hài lòng 
với yếu tố thu nhập như Cù Bạch Mi với nhóm yếu 
tố thu nhập trung bình/tháng [33], Vũ Xuân Phú 
và Phạm Trí Dũng với yếu tố lương và phúc lợi. Tác 
giả Phạm Đình Tiến nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Đắk 
Lắk cũng cho thấy yếu tố thu nhập được các nhân 
viên cho là quan trọng nhất trong các nhóm yếu tố 
liên quan đến thu hút và duy trì nguồn nhân lực BV. 
Nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi cho thấy: tiền 
lương là một trong 5 nhân tố (cùng với môi trường 
quản lý, phương tiện làm việc, đồng nghiệp và đào 
tạo phát triển) ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công 
việc của nhân viên y tế. Tác giả Nguyễn Đình Toàn 
cũng tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê 
động lực làm việc chung đối với công việc của nhân 
viên y tế với yếu tố về nhân khẩu học là nguồn thu 
nhập chính trong gia đình và yếu yếu tố lương có giá 
trị dự đoán động lực làm việc chung đối với công 
việc của nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu của 
Abduelazeez (Sudan) cho thấy sự hài lòng của ĐD 
đối với công việc có liên quan chặt chẽ với yếu tố 
mức lương hàng tháng (p<0,05). Kết quả nghiên cứu 
của Jong-Hyun Yang (Hàn Quốc) cho thấy lợi ích và 
phúc lợi làm tăng mức độ hài lòng của nhân viên làm 
việc tại các bệnh viện.
4. KẾT LUẬN
4.1. Tỷ lệ hài lòng của 433 điều dưỡng, hộ sinh 
trong công việc như sau 
- Tỷ lệ hài lòng chung đối với công việc của đối 
tượng nghiên cứu là 52,9%, trong đó tỷ lệ hài lòng 
với nhóm yếu tố động viên (59,1%) và tỷ lệ hài lòng 
với nhóm yếu tố duy trì là 49,0%. 
4.2. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của 
điều dưỡng, hộ sinh đối với công việc (p<0,05)
- Chức vụ công tác: liên quan đến sự hài lòng đối 
với yếu tố duy trì, động viên và hài lòng chung đối 
với công việc. 
- Tuyến bệnh viện công tác: Liên quan đến sự hài 
lòng đối với yếu tố duy trì và hài lòng chung đối với 
công việc.
- Nơi làm việc hiện tại: Liên quan đến sự hài lòng 
đối với yếu tố động viên. 
- Thu nhập trung bình hàng tháng: Liên quan đến 
sự hài lòng đối với yếu tố duy trì.
5. KIẾN NGHỊ
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều 
hình thức, nhất là đối với các bệnh viện tuyến huyện. 
Có cơ chế động viên, khuyến khích đội ngũ điều 
dưỡng, hộ sinh học tập nâng cao trình độ chuyên 
môn, vi tính, ngoại ngữ.
- Các bệnh viện cần tăng cường các giải pháp 
chống quá tải, tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, đầu 
tư trang thiết bị hiện đại để triển khai kỹ thuật mới 
141
Tạp chí Y Dược Học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 6 - tháng 1/2017
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
phục vụ người bệnh, chú trọng công tác bảo hộ lao 
động, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho 
cán bộ y tế.
- Thực hiện đầy đủ chính sách đãi ngộ đối với 
cán bộ y tế, đảm bảo tiền lương, nâng cao mức thu 
nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho 
đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh. Có biện pháp cải tiến 
quản lý, tăng năng suất lao động, động viên khuyến 
khích bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng yếu 
tố vật chất, tài chính. Có chính sách thu hút có hiệu 
quả cán bộ đối với tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa 
còn nhiều khó khăn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2004), “Điều dưỡng học và các nguyên lý cơ 
bản về điều dưỡng”, Tài liệu quản lý Điều dưỡng, Nhà xuất 
bản Y học, tr. 344-353.
2. Lưu Ngọc Hoạt (2010), Khảo sát mức độ hài lòng 
của điều dưỡng viên, kỹ thuật viên làm việc tại bệnh viện 
đại học Y Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở 
năm 2010, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Phạm Trí Dũng, Đặng Thị Như Hằng, Nguyễn Trí 
(2010). “Thực trạng nguồn nhân lực và sự hài lòng đối với 
công việc của nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế dự 
phòng tuyến huyện tỉnh Bình Thuận,” Tạp chí Y tế Công 
cộng, số 16 (16), tr. 4-9.
4. Hồ Thị Thu Hằng (2015), “Nghiên cứu các yếu tố 
ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên y tế tại 
bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long năm 2015”, Kỷ yếu các 
đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh 
Long năm 2015. 
5. Lê Nguyễn Đoan Khôi, Đỗ Hữu Nghị (2014), “Các 
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc của 
nhân viên y tế tại Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học 
Trường Đại học Cần Thơ, 32, tr. 94-102.
6. Cù Bạch Mi (2015), Sự hài lòng đối với công việc 
và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng khối lâm sàng 
tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2015, Luận văn 
thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường đại học Y tế công cộng, 
Hà Nội.
7. Vũ Xuân Phú, Vũ Thị Lan Hương (2011), “Thực trạng 
nguồn nhân lực và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài 
lòng với công việc của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa 
Sóc Sơn, Hà Nội năm 2011”, Tạp chí Y học thực hành (821), 
Số 5/2015, tr. 153-159.
8. Phạm Đình Tiến (2012), Thực trạng nguồn nhân lực 
và các yếu tố liên quan đến việc thu hút, duy trì nguồn 
nhân lực y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 
2012, Luận văn Thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học 
y tế công cộng, Hà Nội.
9. Nguyễn Đình Toàn (2013), Thực trạng nguồn nhân 
lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của 
nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Lạng Giang, 
Bắc Giang năm 2013, Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, 
Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Như Tú (2013), “Một số yếu tố liên 
quan đến sự hài lòng trong công việc của điều dưỡng tại 
tỉnh Bình Định”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học Điều 
dưỡng (Kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Điều dưỡng Việt 
Nam), Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, tr. 85-93.
11. Abduelazeez et al (2016), “Job Satisfaction 
and Related Factors among Intensive Care Nurses in 
Governmental Hospitals at Khartoum State – Sudan”, 
Journal of Community and Public Health Nursing, Volume 
2, Issue 2, pp. 1-5.
12. Yang J. H. et al (2014), “A Study on Factors Affecting 
Job Satisfaction of Shift Workers in Hospitals”, Advanced 
Science and Technology Letters, Vol.72, pp. 5-10.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_lien_quan_den_su_hai_long_trong_cong_v.pdf