Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

TÓM TẮT

Gỗ keo là một loại cây trồng nguyên liệu lâm nghiệp tiềm năng cho chế biến dăm gỗ

và các sản phẩm từ gỗ cho một số các ngành công nghiệp và xuất khẩu. Đề tài nghiên cứu

sử dụng kết hợp dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để mô tả về địa bàn nghiên cứu, phân tích thực

trạng về chuỗi giá trị ngành dăm gỗ keo tại Thanh Hóa, kiểm định các yếu tố ảnh hưởng

đến chuỗi giá trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa

các bên liên quan, đặc biệt là đối với các hộ trồng rừng nhỏ, đồng thời trong chuỗi giá trị

sản phẩm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các nhân tố “hiệu quả giao hàng”, “tương

tác”, “giá cả” và “chất lượng sản phẩm” theo thứ tự tác động quan trọng đến nâng cao

chuỗi giá trị sản phẩm, từ đó là cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho

các đối tượng trong chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ keo.

Từ khóa: Dăm gỗ, chuỗi giá trị, gỗ keo, tỉnh Thanh Hóa, yếu tố ảnh hưởng.

pdf 11 trang phuongnguyen 2320
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
81 
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI 
GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DĂM GỖ KEO TRÊN 
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 
Lê Thị Thanh Thủy1, Lê Hữu Vinh2, Lê Thị Thùy Linh3 
TÓM TẮT 
Gỗ keo là một loại cây trồng nguyên liệu lâm nghiệp tiềm năng cho chế biến dăm gỗ 
và các sản phẩm từ gỗ cho một số các ngành công nghiệp và xuất khẩu. Đề tài nghiên cứu 
sử dụng kết hợp dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để mô tả về địa bàn nghiên cứu, phân tích thực 
trạng về chuỗi giá trị ngành dăm gỗ keo tại Thanh Hóa, kiểm định các yếu tố ảnh hưởng 
đến chuỗi giá trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa 
các bên liên quan, đặc biệt là đối với các hộ trồng rừng nhỏ, đồng thời trong chuỗi giá trị 
sản phẩm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các nhân tố “hiệu quả giao hàng”, “tương 
tác”, “giá cả” và “chất lượng sản phẩm” theo thứ tự tác động quan trọng đến nâng cao 
chuỗi giá trị sản phẩm, từ đó là cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho 
các đối tượng trong chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ keo. 
Từ khóa: Dăm gỗ, chuỗi giá trị, gỗ keo, tỉnh Thanh Hóa, yếu tố ảnh hưởng. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp. Tính đến 
hết ngày 31/12/2015, Việt Nam có diện tích 14.061.856 ha rừng trong đó rừng tự nhiên 
10.175.519 ha và rừng trồng là 3.886.337 ha phần lớn tập trung ở các khu vực miền núi và 
trung du phía Bắc, Bắc Trung bộ, và duyên hải Miền Trung, chiếm 72% tổng diện tích 
rừng trồng của cả nước (Bộ NN &PTNN, 2016). Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ gỗ 
năm 2015 đạt 6,97 tỷ USD, tăng 10,71% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu dăm gỗ đạt 
hơn 1,2 tỷ USD (Tổng cục hải quan, 2016). 
Tại Thanh Hóa, trong những năm qua, ngành lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích 
cực trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu, diện tích ngày càng tăng, bước đầu tạo được vùng 
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dăm gỗ và các sản phẩm gỗ khác. Trong các loại cây 
lâm nghiệp trồng rừng thì gỗ keo được trồng phổ biến với các ưu thế vượt trội so với cây 
trồng khác là cung cấp gỗ dăm, nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp chế biến 
gỗ như dăm gỗ cho xuất khẩu, bột cho công nghiệp giấy, dăm và bột... Tuy nhiên ngành gỗ 
keo cũng đang đứng trước nhiều thách thức, trở ngại như sự bất lợi về điều kiện tự nhiên, cơ 
sở hạ tầng kém phát triển, chi phí vận chuyển cao, năng lực của người nông dân thấp, thiếu 
1,3 Giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức 
2 Cục Hải quan Thanh Hóa 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
82 
vốn và khả năng khó tiếp cận tín dụng, chất lượng giống thấp, tiếp cận thị trường kém, thiếu 
tính liên kết hiệu quả giữa các đối tác. Để chuỗi gỗ keo đạt được hiệu quả, đem lại lợi ích 
cao nhất cho các đối tượng tham gia chuỗi đặc biệt là những người dân trồng rừng thì cần 
có sự nỗ lực của các tác nhân liên quan. Nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá, phân tích 
các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị dăm gỗ keo, từ đó gợi ý những giải pháp làm gia tăng 
giá trị cho ngành gỗ keo, đặc biệt là cho những người trồng rừng quy mô nhỏ tại Thanh Hóa, 
hình thành đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ keo 
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 
2.1.1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích 
Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng nghiên cứu chính trong các tài liệu về chuỗi 
giá trị: (1) phương pháp Filiere, chú trọng đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được 
kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng; (2) 
khung khái niệm của Porter (1985), theo đó chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động mà các 
sản phẩm trải qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo một thứ tự và tại mỗi hoạt động thì sản 
phẩm đó gia tăng thêm một số giá trị và (3) phương pháp toàn cầu của Kaplinsky (2001) cho 
rằng chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch 
vụ từ lúc còn là khái niệm, đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ 
sau khi đã sử dụng. 
Các hoạt động trong chuỗi giá trị có thể chia làm hai loại chính: hoạt động sơ cấp 
và hoạt động hỗ trợ. Nhóm hoạt động sơ cấp bao gồm dãy năm loại hoạt động: đưa 
nguyên vật liệu vào kinh doanh (logistics đầu vào); vận hành, sản xuất - kinh doanh; vận 
chuyển ra bên ngoài (logistics đầu ra); marketing và bán hàng; cung cấp các dịch vụ liên 
quan. Nhóm hoạt động bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm: hạ tầng, quản 
trị nhân lực, công nghệ và thu mua. Các hoạt động bổ trợ xảy ra bên trong từng loại hoạt 
động chính. 
Trên thế giới, đã có rất nhiều các nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa các tác nhân 
trong chuỗi giá trị. Nghiên cứu của Whipple và Russell (2007) cho thấy một hệ thống gồm 
ba loại tiếp cận hợp tác được giả định là: quản lý giao dịch hợp tác, quản lý sự kiện hợp tác 
và quản lý quá trình hợp tác. Backtrand (2007) nghiên cứu về mức độ tương tác trong chuỗi 
giá trị đã kết luận có 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến mức độ các quan hệ chuỗi giá trị, gồm: 
tín nhiệm, quyền lực, khung thời gian, độ thuần thục và tần suất giao dịch. Các nghiên cứu 
của Ulaga & cộng sự từ năm 2001 đến năm 2006 chủ yếu đề cập tới 6 yếu tố: (1) chất lượng 
sản phẩm, (2) hỗ trợ dịch vụ, (3) hiệu quả giao hàng, (4) tương tác trong công việc, (5) bí 
quyết nhà cung cấp, và (6) hỗ trợ phát triển sản phẩm mới. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
83 
Hình 1. Mô hình nghiên cứu 
(Nguồn: Mô hình nghiên cứu đề xuất, 2017) 
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả tập trung khảo sát hai nhóm yếu tố thành phần 
của giá trị mối quan hệ được nhiều tác giả quan tâm là lợi ích và chi phí, đặc biệt nghiên cứu 
này tập trung vào các yếu tố đã được tác giả Ulaga & cộng sự thực hiện, trong đó, (1) Chất 
lượng sản phẩm: là yếu tố cốt lõi liên quan đến cảm nhận của khách hàng; (2) Dịch vụ hỗ 
trợ: là việc nhà cung cấp hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình hợp tác kinh doanh với 
khách hàng; (3) Tương tác được thể hiện thông qua việc trao đổi thông tin giữa nhà cung 
cấp và khách hàng (Ganesan, 1994); (4) Hiệu quả giao hàng thể hiện tốc độ và thời gian 
giao hàng (Stalk and Hout, 1990); (5) Giá cả (Hình 1). 
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu sử dụng kết hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp. Trước khi nghiên cứu định 
lượng, tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ sử dụng các số liệu thứ cấp và sơ cấp (phỏng vấn 
hộ trồng) để mô tả về địa bàn nghiên cứu, phân tích thực trạng về chuỗi giá trị ngành dăm 
gỗ keo ở Thanh Hóa. Nghiên cứu định lượng đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định 
các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị được đề xuất theo mô hình nghiên cứu. Các kết quả 
nghiên cứu này là căn cứ để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp. Thông tin mẫu nghiên 
cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn các hộ trồng và các doanh nghiệp, các đại lý 
tham gia trong chuỗi giá trị theo khung mẫu đã xác định (Bảng 1). 
Bảng 1. Đối tượng điều tra của nghiên cứu 
TT Đối tượng 
Số 
lượng 
Tỷ lệ Ghi chú 
1 Hộ trồng rừng 100 38,5% Phiếu điều tra hộ trồng rừng 
2 Đại lý thu gom 100 38,5% 
Phiếu điều tra doanh nghiệp, 
đại lý 
3 Cơ sở chế biến 50 19,2% 
4 Doanh nghiệp xuất khẩu 10 3,8% 
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thu thập, năm 2017) 
Chất lượng sản phẩm 
Dịch vụ hỗ trợ 
Tương tác 
Hiệu quả giao hàng 
Chuỗi giá trị 
Giá cả 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
84 
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tầng. Trong tỉnh, 
nhiều huyện có rừng trồng, trong đó nghiên cứu chọn ra những huyện có đặc điểm khác biệt 
như: sản lượng khai thác lớn, có sự khác biệt về khoảng cách địa lý, đặc điểm tự nhiên. 
Nghiên cứu tập trung vào 3 huyện miền núi có trữ lượng gỗ keo lớn nhất và tập trung nhiều 
nhà máy sơ chế, sản xuất và xuất khẩu gỗ keo là Như Xuân, Thường Xuân và Bá Thước của 
tỉnh Thanh Hóa. Từ các huyện chọn ra các xã có diện tích rừng trồng lớn và chọn ngẫu nhiên 
các hộ trong thôn thuộc xã đó. Do thời gian hạn chế về địa bàn trải rộng nên nghiên cứu chỉ 
tiến hành khảo sát điều tra từ các hộ gia đình và các đối tượng thu gom ở thôn Ra Đê, xã 
Thượng Quảng, huyện Bá Thước; thôn Bình Thuận, xã Bình Điền, huyện Như Xuân; và 
thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh huyện Thường Xuân. Trong nghiên cứu này, phân tích định 
lượng có 20 biến phụ thuộc được phát triển từ 5 nhân tố ảnh hưởng đề xuất, vì vậy kích 
thước mẫu tối thiểu là 80 đến 100 là đảm bảo tính đại diện theo cách thức lấy mẫu được gợi 
ý bởi một số nhà nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Dữ liệu sau 
khi được thu thập được mã hóa và làm sạch, xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20. 
Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích 
thống kê mô tả (Frequency, Case summary), phân tích hồi quy, thống kê suy luận (Anova). 
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
2.2.1. Kết quả nghiên cứu 
Theo kết quả nghiên cứu, thị trường gỗ keo có thể được chia thành hai kênh chính về 
số lượng và chất lượng. Kênh 1 là phổ biến nhất cho thị trường gỗ keo, trong đó những người 
trồng rừng quy mô nhỏ bán sản phẩm gỗ keo cho những người thu mua bằng thỏa thuận 
miệng là chủ yếu. Kênh 2 chiếm tỷ lệ nhỏ trên thị trường và chủ yếu dành cho những người 
trồng cây keo có quy mô tương đối lớn trên 3 ha. Trong kênh này, người trồng rừng trực tiếp 
bán gỗ keo của họ cho các nhà máy sản xuất gỗ dăm, cho các nhà máy cưa và nhà máy chế 
biến gỗ khác. Từ các số liệu đã thu thập và phân tích, tác giả đã tổng hợp chi phí gia tăng, 
lợi nhuận của những đối tượng tham gia chuỗi để có thể thấy được sự phân chia lợi nhuận 
so với chi phí mỗi đơn vị gia tăng của các tác nhân trong chuỗi ở bảng 2. 
Bảng 2. Bảng tổng hợp chi phí và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi 
(Đơn vị tính: 1000đ) 
Người 
tham 
gia chuỗi 
Chi phí 
Đơn giá 
Lợi nhuận Lợi nhuận biên 
Tổng 
chi phí 
trên 
một ha 
Chi phí 
mỗi 
đơn vị 
gia tăng 
% 
gia 
tăng 
Lợi 
nhuận 
mỗi ha 
% 
Tổng 
lợi 
nhuận 
Lợi 
nhuận 
biên 
mỗi ha 
% giá 
bán 
cuối 
cùng 
Nông dân 12.520 12.520 12,30 32.000 19.480 21,69 32.000 16,70 
Thu mua 48.805 16.805 16,50 70.457 21.652 24,11 38.457 20,07 
Công ty 142.958 72.501 71,20 191.625 48.667 54,20 121.168 63,23 
Tổng 101.826 100 89.799 100 191.625 100 
(Nguồn: Xử lý số liệu thu thập, năm 2017) 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
85 
Theo kết quả phân tích từ khảo sát, trong kết cấu lợi nhuận thì công ty chế biến có kết 
cấu cao nhất (54,2%), đến người thu gom là 24,11% cuối cùng đến người nông dân là 21,69%. 
2.2.1.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá - EFA 
Nghiên cứu tiến hành phân tích định lượng, kiểm định KMO và Barlett’s cho 20 biến 
quan sát ban đầu thể hiện sự ảnh hưởng tới chuỗi giá trị ngành gỗ dăm cho thấy chỉ số KMO 
cao (0,855) với mức ý nghĩa bằng 0. Như vậy, chỉ số KMO lớn cho thấy việc áp dụng phân 
tích yếu tố khám phá bộ thang đo trong này là phù hợp. Tổng phương sai trích đạt mức tốt, 
khoảng 64,071%. Điều này nói lên việc sử dụng 5 yếu tố này có thể giải thích được 64,071% 
khả năng giải thích của tất cả các nhân tố ảnh hưởng. 
Bảng 3. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s 
KMO and Bartlett's Test 
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,855 
Bartlett's Test of Sphericity 
Approx. Chi-Square 3640,277 
Df 406 
Sig. ,000 
(Nguồn: Xử lý số liệu thu thập, năm 2017) 
2.2.1.2. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 
Các thang đo sau khi kiểm định độ tin cậy đều cho hệ số Cronbach Alpha > 0,6 cho 
thấy các thang đo lường đều đạt tiêu chuẩn là những thang đo tốt, có độ tin cậy cao. Tất cả 
các biến quan sát đều có tương quan biến tổng đạt yêu cầu > 0,4. Do đó các thang đo yếu tố 
ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ keo tại Thanh Hóa đều đủ điều kiện để phân 
tích hồi quy ở bước tiếp theo. 
Bảng 4. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 
Biến quan sát 
Tương quan 
biến tổng 
Cronbach's 
Alpha nếu 
loại biến 
Thang đo “Sản phẩm” Cronbach's Alpha = 0,866 
X luôn cung cấp cho chúng tôi sản phẩm có chất lượng cao ,612 ,852 
Chất lượng sản phẩm do X cung cấp luôn ổn định ,654 ,846 
X luôn thỏa mãn yêu cầu của chúng tôi về chất lượng ,731 ,836 
Sản phẩm do X cung cấp có chất lượng luôn đáng tin cậy ,625 ,849 
Thang đo “Dịch vụ hỗ trợ” Cronbach's Alpha = 0,853 
 X luôn sẵn sàng khi chúng tôi cần thông tin ,557 ,841 
 X luôn cung cấp cho chúng tôi những thông tin hữu ích ,590 ,836 
 X cung cấp thông tin cho chúng tôi rất nhanh chóng ,612 ,834 
 X cung cấp thông tin cho chúng tôi rất chính xác ,624 ,832 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
86 
(Nguồn: Xử lý số liệu thu thập, năm 2017) 
2.2.1.3. Phân tích hồi quy 
Với mức ý nghĩa Sig. <0,05 nên hầu hết các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa, ngoại trừ 
đối với yếu tố “dịch vụ hỗ trợ” có hệ số ý nghĩa là 0,097 > 0,05, điều này chứng tỏ không có 
cơ sở để khẳng định yếu tố “dịch vụ hỗ trợ” có ảnh hưởng tới chuỗi giá trị ngành gỗ dăm. 
Bảng 5. Kết quả hệ số hồi quy 
Mô hình 
Hệ số Beta chuẩn hóa 
Giá trị t 
Mức ý 
nghĩa 
Đa cộng tuyến 
Beta Dung sai VIF 
1 
(Constant) 2,053 ,041 
Sản phẩm ,201 4,007 ,000 ,497 2,013 
Dịch vụ hỗ trợ ,184 3,601 ,097 ,476 2,100 
Hiệu quả giao hàng ,309 6,594 ,000 ,571 1,751 
Tương tác ,247 5,682 ,000 ,662 1,510 
Giá cả ,.226 5,345 ,000 ,703 1,422 
(Nguồn: Xử lý số liệu thu thập, năm 2017) 
Thang đo “Hiệu quả giao hàng” Cronbach's Alpha = 0,743 
 Chúng tôi ít gặp trục trặc trong vấn đề giao hàng của X ,410 ,739 
 X luôn giao hàng cho chúng tôi đúng thời gian ,561 ,679 
 X luôn giao hàng chính xác (không sai số lượng, mẫu mã,) ,533 ,689 
Thang đo “Giá cả” Cronbach's Alpha = 0,854 
Giá cả của X rõ ràng, minh bạch ,615 ,834 
Giá cả của X phù hợp với chất lượng sản phẩm ,547 ,842 
Khách hàng có thể dễ dàng so sánh giá bán giữa các sản phẩm ,624 ,833 
Giá bán của X cạnh tranh so với các hệ thống bán hàng khác ,674 ,827 
Thang đo “Tương tác” Cronbach's Alpha = 0,678 
Mối quan hệ giữa chúng tôi và nhân viên của X rất tốt ,452 ,664 
Khi gặp vấn đề khó khăn, rất dễ dàng thông tin với X ,505 ,665 
Làm việc giữa chúng tôi với X rất dễ dàng ,435 ,627 
Rất dễ dàng thảo luận với X khi gặp phải những vướng mắc ,499 ,643 
X luôn xem chúng tôi như một đối tác kinh doanh quan trọng ,480 ,606 
Thang đo “Chuỗi giá trị” Cronbach's Alpha = 0,840 
Quan hệ kinh doanh với X đem lại giá trị như mong đợi ,648 ,806 
Quan hệ kinh doanh với X tạo ra giá trị rất cao cho chúng tôi ,672 ,799 
Quan hệ kinh doanh với X đem lại nhiều lợi ích hơn là chi phí ,645 ,808 
Nhìn chung, quan hệ với X giúp việc kinh doanh tốt đẹp hơn ,651 ,805 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
87 
Các yếu tố đều có hệ số hồi quy chuẩn hóa >0 tức là các yếu tố ảnh hưởng “sản 
phẩm”, “hiệu quả giao hàng”, “tương tác”, “giá cả” đều tác động cùng chiều đến việc nâng 
cao chuỗi giá trị ngành dăm gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong đó biến “hiệu quả 
giao hàng” là nhân tố tác động nhiều nhất, từ đó gợi mở các giải pháp cho các thành viên 
của chuỗi giá trị dăm gỗ keo cần tăng cường hơn nữa hiệu quả giao hàng để tăng hiệu quả 
của chuỗi giá trị. 
2.2.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 
Từ nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị gỗ dăm và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến 
chuỗi giá trị gỗ dăm cho thấy: (1) các hộ nông dân là thành viên có tỷ xuất lợi nhuận thấp 
nhất, ngược lại các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu có tỷ xuất lợi nhuận cao nhất. Điều 
này cho thấy hộ nông dân trồng rừng là thành viên yếu thế nhất trong chuỗi giá trị; (2) Giao 
dịch của các hộ nông dân thường là các thỏa thuận miệng. Điều này tạo ra thế yếu cho các 
hộ nông dân khi bị người thu gom ép giá. Mặt khác vấn đề này cũng gây khó khăn cho các 
thành viên trong chuỗi giá trị vì không có hợp đồng ràng buộc dẫn đến trục trặc hoặc chậm 
chễ khi giao hàng; (3) Trong khi đó yếu tố “hiệu quả giao hàng” được đánh giá là yếu tố 
quan trọng nhất trong chuỗi giá trị gỗ dăm. Điều này gợi mở các giải pháp cho các thành 
viên của chuỗi giá trị gỗ dăm cần tăng cường hơn nữa hiệu quả giao hàng để tăng hiệu quả 
chuỗi giá trị; (4) “Tương tác trong công việc” là nhân tố có ảnh hưởng thứ hai đến chuỗi giá 
trị ngành gỗ dăm. Kết quả này cho thấy các thành viên trong chuỗi cần nỗ lực hơn để tăng 
sự tương tác và hỗ trợ trong công việc để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị. 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Chuỗi giá trị được tổ chức do những liên kết giữa các nhóm nhà sản xuất, nhà buôn, 
nhà chế biến và người cung cấp dịch vụ, người cùng tham gia để cải tiến năng suất và giá trị 
gia tăng của các hoạt động của họ. Bằng cách cùng tham gia, những người tham gia vào 
chuỗi giá trị tăng tính cạnh tranh và có thể duy trì tính cạnh tranh này tốt hơn thông qua sự 
đổi mới. Những giới hạn của từng cá nhân người tham gia trong chuỗi được khắc phục bằng 
việc thiết lập tính hỗ trợ và các quy tắc quản trị nhằm tạo ra giá trị cao hơn. Vì vậy, khi đề 
xuất giải pháp, nghiên cứu chú trọng vào các nhóm yếu tố: (1) Phát triển nguồn lực liên quan 
đến khả năng sản xuất của ngành gỗ nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sản lượng, 
tăng số lượng, cải tiến chất lượng, tăng năng suất và chất lượng cây rừng; đa dạng hóa nơi 
tiêu thụ và đào tạo, cải thiện tình trạng thiếu kiến thức sản xuất, tiêu thụ, thị trường, đặc biệt 
là các hộ trồng rừng; (2) xây dựng các mô hình liên kết giữa các thành viên trong chuỗi giá 
trị thông qua việc hợp thành các nhóm hỗ trợ sản xuất giữa những hộ nông dân; hình thành 
một số mô hình hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và các chủ rừng (hộ dân, nông lâm 
trường) để trồng rừng sản xuất; (3) Nâng cao năng suất và đa dạng hóa sản phẩm, có thể đạt 
được bằng cách sử dụng giống chất lượng cao và đầu tư hiệu quả, đặc biệt là ứng dụng phân 
bón; (4) Kiến nghị áp dụng chứng chỉ rừng theo Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest 
Sterwardship Council-FSC); (5) tìm kiếm thị trường mới. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
88 
Qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị dăm gỗ keo, đề tài đã làm rõ 
tính cấp thiết của nghiên cứu được thể hiện qua tình hình phát triển rừng Việt Nam; sự phát 
triển của ngành chế biến và xuất khẩu dăm gỗ, đặc biệt là thực trạng chuỗi giá trị dăm gỗ 
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu cũng đã làm rõ cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và 
giải quyết được mục tiêu chính là tìm hiểu được đặc điểm của các đối tượng tham gia trong 
chuỗi giá trị, sự phân phối lợi ích giữa các bên liên quan và tìm hiểu các thuận lợi và khó 
khăn của từng đối tượng tham gia chuỗi, đánh giá sự tác động của một số các nhân tố tới 
chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để đề xuất giải pháp nâng cao 
hiệu quả đối với các đối tượng trong chuỗi giá trị của sản phẩm này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2016), Quyết định số 3158/QĐ-BNN-
TCLN công bố hiện trạng rừng năm 2015, của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp & Phát 
triển nông thôn. 
[2] Porter M. E. (1985), Lợi thế cạnh tranh, dịch bởi Nguyễn Phúc Hoàng, Nxb. Trẻ, 
Tp. Hồ Chí Minh. 
[3] Tổng cục hải quan (2016), Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 
tháng 12 và 12 tháng năm 2016, số liệu thống kê trên website ( 
 .gov.vn/list/Thongkehaiquan/ViewDetails.aspx?ID=1038&Category=Ph&Group=). 
[4] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với 
SPSS, Nxb. Hồng Đức, Hà nội. 
[5] Backstrand (2007), Levels of Interaction in Supply Chain Relations, 
Dissertation in the field of engineering and industrial management; Jönköping 
University, Sweden. 
[6] Christopher (1998), Logistics and Supply Chain Management, FT/Prentice 
Hall, London. 
[7] Corbett (1999), Inclusion and Exclusion: issues for debate, in L. Barton and F. 
Armstrong (eds) Difference and Difficulty: Insights, Issues and Dilemmas, 
University of Sheffield, UK. 
[8] Cravens, Nigel F. Piercy & Shannon H. Shipp (1996), New Organizational Forms 
for Competing in Highly Dynamic Environments: the Network Paradigm, British 
Journal of Management, September 1996. 
[9] Crosby (1979), Three experts on Quality management, TQLO Publication 
No. 92-02 July 1992. 
[10] Ganesan S. (1994), Determinants of long-term orientation in buyer-seller 
relationship, Journal of Marketing, vol.58, No 2 April, pp.1-19. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
89 
[11] Horvath (2001), Collaboration: the key to value creation in supply chain 
management, Supply Chain Management: An International Journal, ISSN: 
1359-8546. 
[12] Juran (1974), Juran’s Quality Handbook, published by The McGraw-Hill 
Companies, Inc. 
[13] Kaplinsky & Morris (2001), A Handbook for Value Chain Research, Brighton, 
UK, Institute of Development Studies, University of Sussex. 
[14] Sahay (2003), Supply chain collaboration: the key to value creation, Work Study, 
Vol. 52, No. 2, pp. 76-83. 
[15] Stalk & Hout (1990), Competing against Time, Free Press, New York. 
[16] Ulaga & Eggert (2001), Developing a standard scale of relationship value in 
business markets, IMP2001. 
[17] Ulaga & Eggert (2003), Relationship value in Business markets: Development of 
a measurement scale, ISBM Report 2, 2003. 
[18] Ulaga (2003), Capturing value creation in business relationships: A customer 
perspective, Industrial Marketing Management, Vol. 32, pp. 677-693. 
[19] Ulaga & Eggert (2005), Relationship value in Business markets: The construct 
and its dimensions, Journal of Business-to-Business Marketing, Vol. 12(1), 
2005, pp. 77 - 99. 
[20] Ulaga & Eggert (2006a), Relationship value and Relationship quality: Broading 
the nomological network of business-to-business relationships, European Journal 
of Marketing, Vol. 40, 2006, pp. 311-327. 
[21] Whipple & Russell (2007), Building supply chain collaboration: a typology of 
collaborative approaches, The International Journal of Logistics Management, 
Vol. 18 Issue: 2, pp.174-196. 
A STUDY OF FACTORS AFFECTING VALUE CHAIN OF ACACIA 
WOOD CHIPS PRODUCTS IN THANH HOA PROVINCE 
Le Thi Thanh Thuy, Le Huu Vinh, Le Thi Thuy Linh 
ABSTRACT 
Acacia is a potential forest material tree for the processing of wood chips and 
products for some industries and for export. The researcher combines the using of primary 
and secondary data to describe current situation of acacia chipwood industry chain in 
Thanh Hoa province and examines the influence factors based on related studies and 
theoretical models. The research results show that the distribution of benefits is not equal 
between stakeholders, especially for smallholders; and in the value chain of wood chips in 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
90 
Thanh Hoa province, the “delivery efficiency”, “interaction”, “price” and “product 
quality” in order of importance affect to the value chain enhancement, which is the basis for 
proposing solutions of improving operational efficiency for the stakeholders in the value 
chain of acacia wood chips. 
Keywords: Acacia, influence factors, Thanh Hoa province, value chain, woodchips. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
91 
VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI CÓ ĐỨC VÀ TÀI THEO TƯ TƯỞNG 
HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, 
HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 
Lê Thị Hòa1 
TÓM TẮT 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người có đức và tài chiếm một vị trí quan 
trọng đối với sự nghiêp cách mạng Việt nam. Người đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải 
có yếu tố đức và tài trong mỗi con người nói chung và mỗi cán bộ đảng viên nói riêng. Trong 
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần có những con người phát triển toàn 
diện trên các mặt đạo đức và tài năng. Nội dung bài viết nhằm chỉ rõ quan điểm Hồ Chí 
Minh về mối quan hệ giữa đức và tài; làm cơ sở để Đảng ta đưa ra chiến lược xây dựng con 
người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
Từ khóa: Hồ Chí Minh, đức và tài, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “đức” với “tài” là phẩm chất và năng lực của mỗi con 
người cần phải có để sống, trưởng thành, góp phần tồn tại và phát triển đất nước. Theo 
Người, giữa đức với tài, hồng với chuyên phải gắn bó chặt chẽ nhau, bổ trợ nhau mới làm 
nên sự hoàn thiện nhân cách của con người. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, 
có nhiều người đã phát huy được trí tuệ, tố chất, sự năng động để giải quyết mọi công việc 
và góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với những khả năng đó, 
con người còn bộc lộ những hành vi thiếu đạo đức như sống vô cảm, thờ ơ, không trung thực 
dẫn đến tham nhũng, vụ lợi. Do đó, nhiệm vụ giáo đục đạo đức cho họ là điều cần thiết và 
phải tiến hành thường xuyên. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở 
nước ta đòi hỏi cần phải có những con người có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực hoạt 
động thực tiễn. Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người có đức và tài vẫn còn nguyên 
giá trị, soi sáng cho Đảng và nhân dân ta thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Nghị 
quyết Trung Ương 9 khóa XI chỉ rõ: “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn 
diện gắn liền với việc giáo dục đạo đức cách mạng, nâng cao trí lực con người Việt Nam 
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [10]. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Mối quan hệ giữa đức và tài trong quan điểm Hồ Chí Minh 
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng con người mới là đào tạo, xây dựng con người phát triển 
toàn diện: đức, trí, thể, mỹ. Con người mà Hồ Chí Minh hướng đến xây dựng trước hết là 
1 Giảng viên khoa Lý luận Chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_chuoi_gia_tri_san_pham_d.pdf