Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bài báo này được thực hiện nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của

doanh nghiệp với bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã chọn mẫu gồm 20 doanh nghiệp ngành dầu khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với 100 quan sát từ

năm 2014 đến 2018. Bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy OLS, FEM, REM, nhóm nghiên cứu đã

chỉ ra các yếu tố: Lãi ròng, Hệ số vòng quay tổng tài sản, Quy mô doanh nghiệp, Hệ số nợ, Hệ số chi phí

có ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành dầu khí Việt Nam.

pdf 11 trang phuongnguyen 180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Sè 146/2020 thương mại
khoa học
1
2 
11 
19 
31 
41 
50 
62 
70 
80 
MỤC LỤC 
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 
1. Đinh Thị Phương Anh - Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Mã số: 146.1FiBa.12 
Solutions to developing Vietnam’s Bond Market 
2. Tôn Nguyễn Trọng Hiền - Phân tích rào cản cho doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam trong bối cảnh 
cách mạng công nghiệp 4.0. Mã số: 146.1TrEM.11 
An Analysis on Barriers to Vietnamese Manufacturing Enterprises in the Context of Industrial 
Revolution 4.0 
3. Phan Thanh Hoàn - Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam trong thị trường CPTPP. Mã số: 
146.1IIEM.11 
Vietnam’s Export Potential in CPTPP 
4. Ngô Thị Ngọc, Đinh Thị Thùy Linh và Nguyễn Thu Hà - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến 
tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam. Mã số: 146.1FiBa.11 
Research on factors affecting protitability of petroleum enterprises listed on VietNam stock 
market 
QUẢN TRỊ KINH DOANH 
5. Đỗ Hương Giang - Ảnh hưởng từ các yếu tố nội tại tới hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp 
ở Việt Nam. Mã số: 146.2BAdm.21 
The impact of internal factors on green procurement of firms in Vietnam 
6. Bạch Ngọc Hoàng Ánh, Cao Quốc Việt và Phan Quốc Tấn - Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến 
ý định nghỉ việc của nhân sự ngành Kế toán - Kiểm toán. Mã số: 146.2HRMg.21 
Job Characteristics of Auditing and Accounting, Work-Family Conflicts, Job Stress, and 
Intention to Leave 
7. Trần Thế Nam, Nguyễn Ngọc Hạnh và Phạm Thị Tuyết Nhung - Ảnh hưởng của sự hài lòng 
trong công việc, căng thẳng trong công việc và sự hỗ trợ của tổ chức đến ý định nghỉ việc của nhân 
viên. Mã số: 146.2HRMg.21 
Impacts of Job Satisfaction, Job Stress, and Organization Support on Employee’s Intention to Quit 
8. Nguyễn Tấn Minh - Mối quan hệ giữa hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng và thái độ trung thành 
của nhân viên. Mã số: 146.2BMkt.21 
The Relationship between Employer Brand Attractiveness and Employee Loyalty 
Ý KIẾN TRAO ĐỔI 
9. Nguyễn Xuân Nhĩ, Thái Thanh Hà và Nguyễn Giang Đô - Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài 
lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ hành chính thuế theo cơ chế “một cửa”. Mã số: 
146.3OMIs.32 
The Factors Affecting Business Satisfaction towards Tax Administration Quality under One 
Stop Policy 
ISSN 1859-3666
1. Giới thiệu 
Khả năng sinh lợi hay tỷ suất lợi nhuận (prof-
itability) là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa 
lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp. Khả năng sinh 
lợi cho chúng ta biết hiệu quả hoạt động của doanh 
nghiệp trong một thời kỳ nhất định (Nguyễn Văn 
Ngọc, “Từ điển kinh tế học”, Đại học Kinh tế 
Quốc dân). 
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình 
nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu về 
các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lợi của doanh 
nghiệp, nhưng số công trình nghiên cứu chuyên sâu 
tại Việt Nam đặc biệt là trong nhóm ngành thuộc về 
tài nguyên thiên nhiên như dầu khí vẫn còn nhiều 
hạn chế. 
Dầu khí được coi là tài nguyên chiến lược của 
các quốc gia, là nguồn năng lượng không thể thiếu 
trong thế kỷ XXI trong đó có Việt Nam. Ngành Dầu 
khí Việt Nam đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp 
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện 
hiệu quả vai trò là đầu tàu kinh tế, là công cụ điều 
tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ. 
Dầu khí được coi là ngành siêu lợi nhuận nhưng 
cũng nhiều rủi ro. Ngày nay ngành dầu khí Việt 
Nam đang gặp khó khăn từ những áp lực từ phía 
Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền 
trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đối 
với các công ty cổ phần đặc biệt là các công ty 
trong nhóm ngành dầu khí, việc phân tích các yếu 
tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lợi sẽ giúp doanh 
nghiệp hiểu rõ hơn về những thế mạnh cũng như 
những tồn tại trong doanh nghiệp để đưa ra những 
quyết định kịp thời giúp gia tăng giá trị tài sản của 
doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư có được quyết 
định đầu tư đúng đắn. 
31
?
Sè 146/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI 
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NHÓM NGÀNH DẦU KHÍ NIÊM YẾT 
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
Ngô Thị Ngọc 
Trường Đại học Thương Mại 
Email: ngothingoc@tmu.edu.vn 
Đinh Thị Thùy Linh 
Trường Đại học Thương Mại 
Email: thuylinh99tmu@gmail.com 
Nguyễn Thu Hà 
Trường Đại học Thương Mại 
Email: nguyenthuha231199@gmail.com
Ngày nhận: 30/04/2020 Ngày nhận lại: 25/05/2020 Ngày duyệt đăng: 29/05/2020 
Từ khóa: Tỷ suất sinh lợi, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), ngành dầu khí. 
JEL Classifications: G12, G32, L20
B
 ài báo này được thực hiện nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của 
doanh nghiệp với bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã chọn mẫu gồm 
20 doanh nghiệp ngành dầu khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với 100 quan sát từ 
năm 2014 đến 2018. Bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy OLS, FEM, REM, nhóm nghiên cứu đã 
chỉ ra các yếu tố: Lãi ròng, Hệ số vòng quay tổng tài sản, Quy mô doanh nghiệp, Hệ số nợ, Hệ số chi phí 
có ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành dầu khí Việt Nam. 
?Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu tiến 
hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất 
sinh lợi của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dầu 
khí niếm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 
nhằm đem đến ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 
Nhóm chủ yếu làm rõ hai vấn đề trong bài nghiên 
cứu: (1) Yếu tố nào tác động đến tỷ suất sinh lợi của 
một số doanh nghiệp ngành dầu khí Việt Nam?; (2) 
Các lý thuyết về các yếu tố vi mô có thể giải thích 
được cho sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi của các 
doanh nghiệp ngành dầu khí Việt Nam hay không? 
2. Tổng quan nghiên cứu 
Đối với các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các 
yếu tố đến tỷ suất sinh lợi thì phương pháp tương 
quan và phân tích hồi quy được sử dụng khá phổ 
biến. Điển hình ở các nghiên cứu, Mohammed Ziaur 
Rehman et al.,(2014) nghiên cứu với đề tài “Chọn 
các tỷ số tài chính là yếu tố quyết định lợi nhuận 
bằng chứng từ ngành công nghiệp hóa dầu ở Ả Rập 
Saudi”. Nghiên cứu cũng sử dụng các kỹ thuật phân 
tích hồi quy để kiểm tra mối quan hệ và ảnh hưởng 
của các biến độc lập với biến phụ thuộc. Hay nghiên 
cứu của E.C., Mary et al., (2013) cũng sử dụng mô 
hình tương quan Pearson và phân tích hồi quy để 
làm rõ mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính và tỉ lệ 
sinh lợi trong ngành dược phẩm Nigeria. 
Lena A. Sessian et al., (2018) với đề tài nghiên 
cứu các yếu tố liên quan đến cấu trúc và thị trường 
ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh lợi của các công ty niêm 
yết. Bằng việc phân tích hồi quy bội để đo lường tác 
động của các biến đến tỉ lệ sinh lợi. 
Cùng với đó, Kaukab Abid Azhar, Nawaz 
Ahmed (2019) với nghiên cứu mối quan hệ giữa quy 
mô và tỉ lệ sinh lợi bằng cách nghiên cứu các công 
ty dệt may niêm yết ở Pakistan. Với dữ liệu nghiên 
cứu từ 10 công ty dệt may niêm yết trên Sàn giao 
dịch chứng khoán Pakistan từ 2012 đến 2016 đã 
được sử dụng Phân tích thực nghiệm được thực hiện 
bằng phương pháp tương quan và phân tích hồi quy. 
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra nhiều 
mô hình nghiên cứu khác nhau để phân tích và làm rõ 
các nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của 
doanh nghiệp ở các nhóm ngành khác nhau. Các 
nghiên cứu cũng đã chỉ rõ các nhân tố thuộc vĩ mô và 
vi mô có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng 
sinh lợi của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. 
Mohammed Ziaur Rehman et al., (2014) nghiên 
cứu với đề tài “Chọn các tỷ số tài chính là yếu tố 
quyết định lợi nhuận bằng chứng từ ngành công 
nghiệp hóa dầu ở Ả Rập Saudi”. Với nguồn dữ liệu 
thứ cấp được lấy từ tài liệu số học của các công ty 
hóa dầu được niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Ả Rập Saudi bao gồm 10 công ty giai đoạn 2008-
2012. Kết quả của nghiên cứu cho thấy vòng quay 
hàng tồn kho, tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu 
có tác động đáng kể tới tỷ suất lợi nhuận của công 
ty hóa dầu ở Ả Rập Saudi. Nghiên cứu chấp nhận 
giả thuyết tỷ lệ sinh lợi của chủ nợ không có mối 
quan hệ đáng kể với tỷ suất lợi nhuận. 
E.C., Mary et al.,(2013) đã làm rõ mối quan hệ 
giữa các tỷ số tài chính và tỉ lệ sinh lợi trong ngành 
dược phẩm Nigeria. Mẫu khảo sát bao gồm các 
doanh nghiệp trong ngành dược phẩm ở Nigeria 
trong giai đoạn 2001-2011. Nghiên cứu cho thấy các 
công ty trong ngành dược phẩm không sử dụng tài 
sản của mình một cách có hiệu quả, không tận dụng 
bất kỳ một khoản chiết khấu nào liên quan đến thanh 
toán kịp thời và điều này có thể dẫn đến tăng chi phí 
bán hàng, giảm tỉ lệ sinh lợi. 
Kulkanya Napompech (2012) đã nghiên cứu ảnh 
hưởng của vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của 
các công ty niêm yết ở Thái Lan. Điểm mới của 
công trình nghiên cứu là tập trung phân tích mối 
quan hệ tác động hai chiều giữa vốn lưu động và khả 
năng sinh lợi bằng việc phân tích hồi quy dựa trên 
mẫu của 255 công ty được niêm yết trên sở giao dịch 
chứng khoán Thái Lan từ năm 2007 đến năm 2009. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tỉ lệ 
nghịch giữa lợi nhuận gộp và thời gian chuyển đổi 
hàng tồn kho, các khoản phải thu, tương tự kết quả 
được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây của 
Shin và Soenen (1998), Delagger (2003). Nghiên 
cứu phát hiện ra hai hành động có thể tăng tỉ lệ sinh 
lợi là giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho bằng 
cách sản xuất và bán hàng hóa nhanh hơn và giảm 
các khoản phải thu giai đoạn. 
Lena A. Sessian et al., (2018) với đề tài nghiên 
cứu các yếu tố liên quan đến cấu trúc và thị trường 
ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh lợi của các công ty niêm 
yết. Kết quả đã chỉ ra rằng các biến số tiền lệ giải 
thích 26,4% và 31,4% với các biến thể ROA và 
ROE, tương ứng ở mức ý nghĩa 5%. Nhiều nhà 
nghiên cứu đã cân nhắc về chủ đề này, tuy nhiên, 
tính độc đáo của nghiên cứu này là đánh giá xếp 
hạng tín dụng như là một yếu tố giải thích tỉ lệ sinh 
lợi của các công ty niêm yết. 
Sè 146/202032
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Một nghiên cứu của Nawaf Ahmad Salem 
AlGhusin (2015) về tác động của đòn bẩy tài chính, 
tăng trưởng và quy mô đến khả năng sinh lợi của các 
công ty ngành công nghiệp niêm yết Jordan. Trên cơ 
sở 25 công ty ngành công nghiệp ở Jordan trong 
khoảng thời gian 10 năm (1995-2005), kết quả 
nghiên cứu cho thấy rằng có tác động đáng kể của 
đòn bẩy tài chính và tăng trưởng đối với khả năng 
sinh lời của các công ty trong ngành công nghiệp. 
Phân tích hồi quy cho thấy quy mô doanh nghiệp có 
mối quan hệ tích cực đến khả năng sinh lời nhưng 
không đáng kể. Phát hiện này tương tự như phát 
hiện của Nguyen và Neelakantan (2006), Biger et al. 
(2008). Khả năng tăng trưởng của các công ty công 
nghiệp Jordan cũng có mối quan hệ tích cực đến khả 
năng sinh lời, phát hiện này trái ngược với những 
phát hiện của Biger et al. (2006). 
Kaukab Abid Azhar, Nawaz Ahmed (2019) với 
nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô và tỉ lệ sinh lợi 
bằng cách nghiên cứu các công ty dệt may niêm yết 
ở Pakistan. Với dữ liệu nghiên cứu từ 10 công ty dệt 
may niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán 
Pakistan từ 2012 đến 2016 đã được sử dụng. Các 
phát hiện cho thấy rằng không có mối quan hệ chỉ 
định nào giữa quy mô doanh nghiệp và tỉ lệ sinh lợi 
công ty có thể được hình thành trong trường hợp các 
công ty dệt may của Pakistan. Kết quả cho thấy rằng 
có một mối tương quan nghịch giữa tổng tài sản và 
tỉ lệ sinh lợi của công ty. Ngoài ra, các phát hiện cho 
thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tỉ lệ sinh lợi của công 
ty và tổng tài sản, điều này mâu thuẫn với nhiều 
nghiên cứu trước đây được thực hiện trong các lĩnh 
vực khác. 
Một nghiên cứu thực hiện bởi Camelia Burja 
(2011) nghiên cứu đã đo lường tỷ suất sinh lợi theo 
ROA. Tác giả coi tài sản cố định, tỷ lệ nợ, tỷ lệ đòn 
bẩy tài chính, doanh thu cho tài sản hiện tại, doanh 
thu trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất tỉ lệ sinh lợi gộp của 
nhà đầu tư và tỷ lệ chi phí là những yếu tố liên quan 
ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh lợi. Bằng việc thử nghiệm 
bốn mô hình và kết quả tổng thể cho thấy sự tồn tại 
và tác động mạnh mẽ liên quan đến hiệu quả hàng 
tồn kho, mức nợ, đòn bẩy tài chính và hiệu quả vốn. 
Bên cạnh những nghiên cứu nước ngoài, có một 
số công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến 
tỷ suất sinh lợi đã được tiến hành tại Việt Nam, tuy 
nhiên chỉ có một số ít nghiên cứu trong lĩnh vực dầu 
khí. Chủ yếu các nghiên cứu đều tập trung phân tích 
về tác động của vốn lưu động đến khả năng sinh lợi, 
chưa khai thác triệt để các mối quan hệ giữa tỷ số tài 
chính và tỉ lệ sinh lợi của doanh nghiệp. 
Bùi Ngọc Toản (2016) nghiên cứu về đề tài “Tác 
động của chính sách vốn lưu động đến khả năng 
sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh nghiệp 
ngành bất động sản Việt Nam”. Bằng việc sử dụng 
dữ liệu bảng gồm 35 doanh nghiệp bất động sản 
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 
trong giai đoạn 2010-2014, thông qua hồi quy tuyến 
tính đa biến để lượng hóa sự tác động của các biến 
độc lập lên biến phụ thuộc có trong mô hình. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi trên tổng 
tài sản bị tác động ngược chiều bởi kỳ thu tiền bình 
quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, chu kỳ chuyển 
đổi tiền mặt. Tác giả cũng tìm thấy tác động cùng 
chiều của quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ 
tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lợi trên tổng 
tài sản. 
TS. Dương Thị Hồng Vân, Trần Phương Nga 
(2018) nghiên cứu về đề tài “Ảnh hưởng của quản 
trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh 
nghiệp: Bằng chứng từ các doanh nghiệp sản xuất 
vật liệu xây dựng tại Việt Nam”. Tác giả đã đưa ra 
nhiều giả thuyết nghiên cứu và sử dụng mô hình 
OLS, REM, FEM và có kết quả làm rõ các vấn đề 
như sau:(1) kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ toán 
bình quân, quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ 
cùng chiều với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản;(2) 
kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển tiền, chỉ số 
nợ, tỉ lệ thanh toán hiện hành, tỉ lệ tài sản cố định có 
mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lời trên 
tổng tài sản. 
Nguyễn Tuyết Khanh (2016) với nghiên cứu: 
“Sử dụng mô hình Dupont phân tích tài chính các 
doanh nghiệp ngành dầu khí được niêm yết trên thị 
trường chứng khoán”. Bằng cách sử dụng mô hình 
tài chính Dupont để phân tích tỷ suất sinh lợi của tài 
sản (ROA) và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 
(ROE). Mô hình Dupont chia ROA thành 2 phần: tỷ 
suất sinh lời của doanh thu (ROS) và số vòng quay 
của tổng tài sản (TAT); ROE được chia thành 3 
phần: ROS, TAT và đòn bẩy tài chính. Nghiên cứu 
này đã chỉ ra rằng, dựa vào mô hình Dupont, người 
phân tích có thể tìm ra những nguyên nhân cụ thể 
ảnh hưởng đến việc biến động của chỉ tiêu ROA và 
ROE. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp nhóm ngành 
dầu khí, nguyên nhân làm ROA và ROE biến động 
33
?
Sè 146/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
?trong năm 2014 là sự tăng lên của chi phí sản xuất. 
ROA và ROE năm 2015 biến động là vòng quay 
tổng tài sản giảm, doanh thu và  ...  bảng dữ liệu thứ cấp hàng 
năm của 20 công ty trong nhóm ngành dầu khí Việt 
Nam được niêm yết từ ăm 2014 đến 2018. 
Dữ liệu được thiết lập dưới dạng dữ liệu bảng để 
sử dụng các lợi thế của ước tính với số lượng quan sát 
hoặc mức gia tăng, do đó cải thiện hiệu quả của các 
công cụ ước tính. Ngoài ra, phân tích dữ liệu bảng có 
thể kiểm soát sự không đồng nhất về thời gian không 
quan sát được như các yếu tố thể hiện sự khác biệt 
giữa các công ty. Cuối cùng, các biến công cụ dễ dàng 
có được với dữ liệu bảng để hiệu chỉnh các vấn đề nội 
sinh, đây là vấn đề phổ biến trong nghiên cứu, cụ thể, 
các biến ngoại sinh trong thời gian trước được sử 
dụng làm công cụ cho các biến nội sinh trong giai 
đoạn hiện tại (Arellano & Bond 1991). 
3.3. Phương pháp phân tích 
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua 
hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác động 
của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong các 
mô hình. Trước tiên, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện 
tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô 
hình thông qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai 
(VIF), nếu hệ số VIF lớn hơn hoặc bằng 10 thì hiện 
tượng đa cộng tuyến được đánh giá là nghiêm trọng 
(Gujarati, 2003). Sau khi kiểm định đa cộng tuyến, 
nhóm tác giả tiến hành phân tích hồi quy. Ban đầu 
tác giả sử dụng hồi quy, OLS, FEM và REM và sử 
35
?
Sè 146/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
?dụng kiểm định Hausman để tìm ra mô hình phù hợp 
với dữ liệu nghiên cứu. Khi tìm ra được mô hình 
nghiên cứu FEM/REM, kiểm định tương quan chuỗi 
(Wooldridge test) và 
phương sai thay đổi (LM 
test) sẽ được thực hiện để 
xem xét khuyết tật của mô 
hình. Trong trường hợp gặp 
khuyết tật, nhóm tác giả 
tiến hành hiệu chỉnh mô 
hình để mô hình đạt hiệu 
quả tốt hơn 
4. Kết quả và thảo luận 
4.1. Thống kê mô tả 
Dữ liệu nghiên cứu 
được thu thập từ 20 doanh 
nghiệp ngành dầu khí niêm 
yết trên thị trường chứng 
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018 với các 
biến số được mô tả trong Bảng 2 sau đây: 
Sè 146/202036
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 1: Tổng hợp các biến và dấu tác động dự kiến trong mô hình 
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 
     
  
     
  
     
  
        
   
  
     
    
    
  
     
      
        
          
     
K
STT 7rQ ELӃQ
%LӃQ SKө WKXӝF
1 ă.Kҧ Q QJ VLQK O
WәQJ WjL VҧQ
%LӃQ ÿӝF OұS
1 Ǥ WKX WLӅQ EuQK
2 k.Ǥ OX Q FKX\ӇQ
Wӗ NK
Cách tính N'ҩX Ǥ YӑQJ
ӧL WUrQ ҧDұ/ӧL QKX Q V X WKXӃ7әQJ WjL V Q
bình quân
kTX Q ҧk%uQK TX Q NKR Q SKҧL
Doanh tthu/ hu bán hàng)*365
(-)
KjQJ ji*Li YӕQ KjQJ E Q+ QJ WӗQ NKR
bình quân
(-)
DoaChi phí/ nh thu (+)
D\ WәQJ ҧҫD'R QK WKX WKX Q7әQJ WjL V Q (+)
QJKLӋS ҧU/RJD ULW 7әQJ WjL V Q (+)
ҧӧ7ӹ OӋ JLӳD WәQJ Q 7әQJ WjL V Q (-)
ÿӏQK 7jL VҧQ Fӕ ÿӏQK/ ҧ7әQJ WjL V Q (+)
/ҩ\ Gӳ OLӋX Wӯ :RUOG%ank (-)/(+)
3
4
5
6
Q R
+Ӌ Vӕ FKL SKt
+Ӌ Vӕ YzQJ TX
ҧWjL V Q
D4X\ P{ GR QK
+Ӌ Vӕ Qӧ
7
8
ҧ7ӹ OӋ WjL V Q Fӕ
iҥ/ P SK W
Bảng 2: Thống kê mô tả các biến 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Vietstock 
Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max 
ROA 100 4.61 5.789044 -12 27 
AR 100 66.99 167.7138 1 1387 
ITR 100 2594.94 6797.567 9 63078 
AP 100 23.7801 52.67711 1.69463 473.8631 
TATR 100 119.66 84.15489 1 366 
SIZE 100 6.003659 1.026536 4.137924 7.909325 
LEV 100 192.32 1.026536 7 1726 
FATA 100 22.47087 20.46615 1.11103 78.89133 
LP 100 3.16 1.248191 0.9 4.7 
4.2. Phân tích tương quan 
Hệ số tương quan giữa các biến được mô tả ở 
Bảng 3 sau đây: 
Dựa vào bảng 3 ta thấy: AR có tương quan 
mạnh nhất với AP (0.1985) và tương quan yếu 
nhất với FATA (0.0156). ITR tương quan mạnh 
nhất với FATA (0.2042) và tương quan yếu nhất 
với SIZE (0.0025). AP tương quan mạnh nhất 
với FATA (0.0210) và tương quan yếu nhất với 
LP (0.0108). Tuy nhiên hệ số tương quan chỉ 
đánh giá quan hệ hai chiều mà không đánh giá 
được tác động một chiều các biến lên biến phụ 
thuộc. Do vậy, tác giả tiếp tục thực hiện phân 
tích hồi quy. 
4.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết 
Nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định hiện 
tượng đa cộng tuyến bằng hệ số nhân tử phóng đại 
phương sai cho kết quả VIF < 10 nên các biến mô 
hình không có đa cộng tuyến với nhau. 
Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy REM và 
OLS với kết quả thu được hồi quy OLS không phù 
hợp cho mô hình. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã sử 
dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình 
hồi quy tác động cố định FEM và mô hình hồi quy 
tác động ngẫu nhiên. Kiểm định định REM được 
cho là tối ưu hơn so với mô hình FEM. Dùng lệnh 
xtserial kiểm tra cho thấy không có hiện tượng 
tương quan chuỗi ở mô hình. Kiểm định Breusch 
and Pagan Lagrangian cho thấy mô hình có hiện 
tượng phương sai sai số thay đổi 
Sau khi áp dụng các phương pháp hồi quy trên 
dữ liệu bảng bao gồm: Fixed effects model (FEM) 
và Random effects model (REM), nhóm nghiên cứu 
đã hiệu chỉnh bằng mô hình GLS để khắc phục hiện 
tượng phương sai sai số thay đổi nhằm đảm bảo ước 
lượng thu được vững và hiệu quả. 
37
?
Sè 146/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 3: Hệ số tương quan giữa các biến 
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Vietstock 
 AR ITR AP TATR LP FATA SIZE LEV 
AR 1 
ITR -0.0766 1 
AP 0.1985 -0.0903 1 
TATR -0.2419 0.1935 -0.2284 1 
LP 0.0978 0.0243 0.0108 0.0277 1 
FATA 0.0156 0.2042 0.0210 -0.0784 -0.0164 1 
SIZE -0.0052 0.0025 -0.1195 0.3306 -0.0004 0.4954 1 
LEV -0.1253 -0.1371 -0.0915 -0.1365 0.0272 -0.3057 -0.2853 1 
Bảng 4: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên Stata 
Variable VIF 1/VIF 
FATA 2.44 0.409346 
SIZE 1.91 0.523412 
TATR 1.67 0.599164 
LEV 1.32 0.755992 
AP 1.23 0.814936 
AR 1.21 0.827248 
ITR 1.20 0.831913 
LP 1.02 0.976506 
Mean VIF 1.56 
?Với biến phụ thuộc là khả 
năng sinh lợi trên tổng tài sản 
(ROA), sau khi hiệu chỉnh bằng 
mô hình GLS để khắc phục hiện 
tượng phương sai sai số thay đổi, 
ta có kết quả nghiên cứu như sau: 
Hệ số R2 bằng 0,562 chứng tỏ khả 
năng giải thích của mô hình ở 
mức trung bình, với mức Pro bằng 
0,000 cho phép bác bỏ giả thiết tất 
cả các hệ số của ước lượng đồng 
thời bằng 0, vì vậy mô hình hồi 
quy được coi là phù hợp. Hệ số 
AP đo lường hệ số chi phí của 
doanh nghiệp có quan hệ ngược 
chiều với tỷ suất sinh lợi trên tổng 
tài sản. Kết quả này chỉ ra tăng hệ 
Sè 146/202038
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
Bảng 6: Kết quả kiểm định Hausman lựa chọn mô hình FEM và REM 
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên Stata 
Mô hình 7KӕQJNr&KL Prob >Chi2 3KѭѫQJSKiSѭӟF
OѭӧQJ)(05(0 
%LӃQ SKө WKXӝF
ROA 
8.87 0.3535 REM 
Bảng 7: Kiểm định Wald phát hiện phần dư có phương sai sai số thay đổi 
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên Stata 
Mô hình 7KӕQJNr&KL Prob >Chi2 3KѭѫQJSKiSѭӟF
OѭӧQJ)(05(0 
%LӃQSKөWKXӝF
ROA 
33.66 0.0000 &yKLӋQWѭӧQJ3667Ĉ 
Bảng 5: Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy REM và OLS 
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên Stata 
Mô hình 7KӕQJNr&KL Pro>Chi2 3KѭѫQJSKiSѭӟF
OѭӧQJ5(2/6 
%LӃQSKөWKXӝF
ROA 
33.66 0.0000 REM 
Bảng 8: Kết quả ước lượng mô hình REM 
Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa tương ứng ở mức 10%, 5% và 1% 
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên Stata 
ROA FEM REM +LӋXFKӍQK5(0 
AR 0.00471 0.00233 -0.000414 
ITR 0.0000491 -0.00000338 -0.0000254 
AP -0.0306*** -0.0295*** -0.00542 
TATR 0.0375*** 0.0221*** 0.0137*** 
LP 0.155 0.186 0.0891 
FATA -0.0127 -0.00364 -0.00236 
SIZE 1.476 0.959 0.667* 
LEV -0.00705 -0.00238 -0.00123* 
số chi phí của doanh nghiệp là yếu tố chính làm cho 
ROA thay đồi cụ thể là ROA giảm. Việc quản lý tốt 
chi phí hoạt động của doanh nghiệp giúp doanh 
nghiệp tiết kiệm được chi phí và sắp xếp mô hình 
kinh doanh một cách hiệu quả, tăng tỷ suất sinh lợi 
của doanh nghiệp. 
Hệ số vòng quay tổng tài sản (TATR) với 
phương trình phân tích hồi quy cho TATR. Qua phân 
tích mô hình hồi quy, nhóm tác giả nhận thấy tác 
động cùng chiều của TATR với ROA, mức ý nghĩa 
1%, kết quả chỉ ra rằng doanh nghiệp sử dụng tài sản 
của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh càng 
hiệu quả thì tỷ lệ sinh lợi trên tài sản càng cao và 
ngược lại. 
Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn tìm thấy mối 
quan hệ tích cực giữa SIZE với ROA. Ta thấy quy 
mô của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu 
tố quyết định lợi nhuận, nó có ảnh hưởng tích cực 
đến tỉ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong nhóm 
ngành dầu khí, các doanh nghiệp có quy mô càng 
lớn có tỉ suất sinh lợi cao hơn so với các doanh 
nghiệp quy mô nhỏ. Hệ số nợ LEV càng cao tác 
động ngược chiều đến tỉ suất sinh lợi của doanh 
nghiệp, trong doanh nghiệp nếu không bán chịu 
hàng hóa thì sẽ mất cơ hội bán hàng, do đó mất đi 
một khoản lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá 
nhiều sẽ làm tăng chi phí cho khoản phải thu, nguy 
cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, rủi ro không thu 
hồi được nợ cũng gia tăng. Hạ thấp tiêu chuẩn bán 
chịu tăng kỳ thu tiền bình quân có thể dẫn đến gia 
tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ 
làm phát sinh khoản phải thu và phát sinh chi phí đi 
kèm. Kết quả này cũng nhất quán với lý thuyết và 
các nghiên cứu trước rằng một chính sách tín dụng 
thắt chặt sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của doanh 
nghiệp miễn là chính sách đó không làm tổn thất 
doanh thu. 
5. Kết luận 
Bài nghiên cứu kiểm định các nhân tố ảnh 
hưởng đến tỷ suất sinh lợi của 20 doanh nghiệp 
trong nhóm ngành dầu khí niêm yết trên thị trường 
chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018. 
Tác giả đã áp dụng các phương pháp hồi quy trên 
dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng 
sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) bị tác động ngược 
chiều bởi hệ số chi phí (AP), hệ số nợ (LEV). Hệ 
số vòng quay tổng tài sản (TATR), quy mô doanh 
nghiệp (SIZE) là những yếu tố có tác động cùng 
chiều đối với tỷ suất sinh lợi. 
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối 
với các nhà hoạch định chính sách trong việc tìm 
kiếm các giải pháp phát triển doanh nghiệp ngành 
dầu khí niêm yết nói riêng và các doanh nghiệp nói 
chung tại Việt Nam. Đối với ngành dầu khí, thu hút 
đầu tư nước ngoài sẽ đòi hỏi phải tạo ra được một 
môi trường kinh doanh thuận lợi, bao gồm cả 
khuôn khổ pháp lý có tính hỗ trợ để đẩy mạnh thu 
hút đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thúc 
đẩy ngành công nghiệp dầu khí phát triển. Nâng 
cao công tác quản lí chi phí, trong các doanh 
nghiệp nhóm ngành dầu khí, chi phí chiếm tỷ trọng 
rất lớn làm giảm phần lợi nhuận thu về của doanh 
nghiệp. Do đó kiểm soát chi phí là vấn đề quan 
trọng đối với doanh nghiệp. Chi phí cho sản xuất 
kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến 
động nhất định trong từng thời kỳ nên các nhà quản 
trị cần tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi 
phí cũng như nguồn vốn huy động tối ưu cho 
doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Ngoài ra các nhà 
quản trị phải kiểm soát việc sử dụng tài sản trong 
doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai 
mục đích. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng doanh 
nghiệp cần chú trọng hơn nữa trong đầu tư tài sản 
cố định phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nghiên cứu 
quan sát thấy rằng hệ số nợ tăng có thể làm giảm 
hiệu quả hoạt động của công ty vì lãi suất cao, 
dòng tiền cạn kiệt hoặc giám sát nợ không hiệu quả 
dẫn đến tác động tiêu cực đến lãi ròng. Do đó, các 
doanh nghiệp cần cân nhắc khi quyết định phát 
hành nợ hoặc tiếp cận khoản vay ngân hàng để đầu 
tư phát triển cơ sở sản xuất. 
Kết quả này là bằng chứng thực nghiệm của 
39
?
Sè 146/2020
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học
ngành dầu khí ở Việt Nam, do đó mang lại giá trị 
thiết thực đối với các doanh nghiệp trong ngành. 
Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn gặp hạn chế mẫu 
quan sát, phạm vi nghiên cứu còn hẹp Một số chỉ 
tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp 
như ROE, ROS, ROI chưa được xét đến. Mặc dù 
nhóm tác giả đã sử dụng một số phương pháp khác 
nhau bao gồm RE, FE để nắm bắt các vấn đề về tính 
quy tắc như tính không đồng nhất, hiệu ứng không 
quan sát được và các vấn đề nội sinh tiềm ẩn, không 
chắc chắn rằng tất cả các vấn đề về kinh tế lượng 
đều được kiểm soát hoàn toàn, đặc biệt là vấn đề của 
nội sinh. Đây cũng là hướng nghiên cứu cho các bài 
nghiên cứu tiếp theo.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. Võ Thị Thúy Anh & Nguyễn Thanh Hải 
(2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố vĩ 
mô đến tỉ suất sinh lợi cổ phiếu niêm yết trên HSX, 
Tạp chí phát triển kinh tế, số 275, Tháng 9/2013 tr 
16-27. 
2. Nguyễn Tuyết Khanh (2016), Sử dụng mô 
hình Dupont phân tích tài chính các doanh nghiệp 
ngành dầu khí được niêm yết trên thị trường chứng 
khoán, KT&PT, số 239, tháng 5 năm 2017, tr. 56-64. 
3. TS. Bùi Hữu Phước (2014), Tài chính doanh 
nghiệp, Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh. 
4. Bùi Ngọc Toản (2016), Tác động của chính 
sách vốn lưu động đến khả năng sinh lợi trên tổng 
tài sản của các doanh nghiệp ngành bất động sản 
Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 44D, 
18-27TS Nguyễn Hồng Anh “Các phương pháp 
phân tích khả năng sinh lợi trong mỗi doanh nghiệp” 
(2018), Tạp chí Công Thương. 
5. Dương Thị Hồng Vân, Trần Phương Nga 
(2018), Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới 
khả năng sinh lời của doanh nghiệp: Bằng chứng từ 
các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt 
Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 
195, tháng 8/2018 tr 39-47. 
6. Camelia Burja (2011), Factors Influencing the 
Companies’ Profitability, Retrieved 2011, from 
https://ideas.repec.org/a/alu/journl/v2y2011i13p3.html. 
7. Innocent, E.C., Mary, O.I. & Matthew, O.M. 
(2013), Financial ratio analysis as a determinant of 
profitability in Nigerian pharmaceutical industry, 
International Journal of Business and Management, 
Vol. 8, No. 8. 
8. Kaukab Abid Azhar, Nawaz Ahmed (2019), 
Relationship between firm size and profitability: 
Investigation from textile sector of Pakistan, 
International Journal of Information, Business and 
Management, Vol. 11, No.2, 2019. 
9. Lena A. Sessian, Robert T. Gharios, Antoine 
B, Awad Structural and marketrelated factors 
impacting profitability: A cross sectional study of 
listed companies Volume 13, Issue 2, December 
2018, Pages 125-133. 
10. Mohammed Ziaur Rehman, Muhammad 
Nauman Khan, Imran Khokhar (2014), Select 
Financial Ratios as a Determinant of Profitability 
Evidence from Petrochemical Industry in Saudi 
Arabia Vol.6, No.6, 2014. 
Summary 
This research was conducted to identify factors 
affecting firms’ profitability with empirical evi-
dence in Vietnam. The authors selected a sample of 
20 petroleum enterprises listed on Vietnam stock 
market from 2014 to 2018. By using the regression 
models OLS, FEM, REM, the authors found the fol-
lowing factors as net profit, total asset turnover, firm 
size, debt ratio, and cost ratio affecting the prof-
itability of petroleum enterprises in Vietnam. 
Sè 146/202040
Kinh tÕ vμ qu¶n lý
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_ty_suat_sinh_loi_cua_ca.pdf