Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trồng rừng gỗ lớn tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

TÓM TẮT

Trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị là một trong những hướng đi mới

trong ngành Lâm nghiệp của Huyện nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên, các yếu tố

về đặc điểm hộ trồng rừng, yếu tố kinh tế xã hội và tự nhiên trong quyết định trồng rừng của chủ

rừng vẫn còn chưa được quan tâm. Nghiên cứu này đã khảo sát 150 hộ gia đình ở huyện Hải Lăng,

tỉnh Quảng Trị, bao gồm 70 hộ trồng rừng gỗ lớn và 80 hộ trồng gỗ nhỏ. Kết quả phân tích hồi quy

nhị phân chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Hỗ trợ cộng đồng, tham gia FSC, am hiểu thị

trường là các nhân tố ảnh hưởng chính đến quyết định của chủ rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn

nghiên cứu.

Từ khóa: Gỗ lớn; gỗ nhỏ; chủ rừng; hồi quy nhị phân; huyện Hải Lăng.

pdf 8 trang phuongnguyen 1100
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trồng rừng gỗ lớn tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trồng rừng gỗ lớn tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trồng rừng gỗ lớn tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(07): 137 - 144 
 Email: jst@tnu.edu.vn 137 
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH 
TRỒNG RỪNG GỖ LỚN TẠI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ 
Võ Thị Hải Hiền 
Trường Đại học Lâm Nghiệp 
TÓM TẮT 
Trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị là một trong những hướng đi mới 
trong ngành Lâm nghiệp của Huyện nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên, các yếu tố 
về đặc điểm hộ trồng rừng, yếu tố kinh tế xã hội và tự nhiên trong quyết định trồng rừng của chủ 
rừng vẫn còn chưa được quan tâm. Nghiên cứu này đã khảo sát 150 hộ gia đình ở huyện Hải Lăng, 
tỉnh Quảng Trị, bao gồm 70 hộ trồng rừng gỗ lớn và 80 hộ trồng gỗ nhỏ. Kết quả phân tích hồi quy 
nhị phân chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Hỗ trợ cộng đồng, tham gia FSC, am hiểu thị 
trường là các nhân tố ảnh hưởng chính đến quyết định của chủ rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn 
nghiên cứu. 
Từ khóa: Gỗ lớn; gỗ nhỏ; chủ rừng; hồi quy nhị phân; huyện Hải Lăng. 
Ngày nhận bài: 08/4/2020; Ngày hoàn thiện: 30/4/2020; Ngày đăng: 22/5/2020 
RESEARCHING FACTORS AFFECTING THE DECISION ON LARGE-SIZED 
TIMBER PLANTATION IN HAI LANG DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE 
Vo Thi Hai Hien 
Vietnam National Forestry University 
ABSTRACT 
Planting large-sized timber forests in Hai Lang district, Quang Tri province is one of the new 
directions in the district's forestry sector to promote sustainable forest management. However, 
factors regarding household characteristics, socio-economic and natural factors in forest owners' 
decision to plant forests have not been paid attention. This study surveyed 150 households in Hai 
Lang district, Quang Tri province, including 80 households planting for small-sized timber and 70 
households planting for large-sized timber. The results of the binary regression analysis show that 
the influencing factors include: Community support, FSC participation, Market understanding are 
the main factors influencing decisions of large timber plantation owners in the study area. 
Keywords: Large-sized timber; small-sized timber; forest owner; binary logistic regression; Hai 
Lang district. 
Received: 08/4/2020; Revised: 30/4/2020; Published: 22/5/2020 
Email: haihienvfu@gmail.com 
Võ Thị Hải Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 137 - 144 
 Email: jst@tnu.edu.vn 138 
1. Mở đầu 
Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã áp dụng một 
số chính sách nhằm phát triển trồng rừng gỗ 
lớn như Quyết định 607, Nghị định 774/QĐ-
BNN-TCLN năm 2014 nhằm thúc đẩy trồng 
rừng gỗ lớn, kéo dài thời gian trồng rừng để 
đáp ứng yêu cầu gỗ lớn theo hướng bền vững 
[1], [2]. Các nghiên cứu liên quan đến phát 
triển rừng trồng gỗ lớn đã chỉ ra các yếu tố ảnh 
hưởng đến quyết định của chủ rừng bao gồm 
các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội, như hỗ 
trợ cộng đồng (Thacher và cộng sự, 1997 [3]; 
Nguyễn Thị Hoàng Hải, 2015 [4]); đặc điểm 
chủ rừng (Zenebe Gebreegziabher và cộng sự, 
2010 [5]; Nguyễn Nghĩa Biên, 2006 [6]; Bhim 
Adlikari, 2003 [7]); sự hiểu biết và kĩ năng 
(Kallio.M., 2013 [8]; Nguyễn Nghĩa Biên, 
2006 [6]; Harrison, S.R. & Herbohn, J.L. 2001 
[9]); tài chính và tổ chức tín dụng (Nguyễn 
Nghĩa Biên, 2006 [6] và điều kiện tự nhiên, 
khả năng tiếp cận (Kallio.M., 2013 [8]; Trần 
Thị Mai Anh, 2015 [10]). 
Như vậy, mối quan hệ giữa các yếu tố nêu 
trên với quyết định của các chủ rừng trồng gỗ 
lớn sẽ rất quan trọng để hỗ trợ các nhà quản 
lý về việc đưa ra các chính sách phù hợp để 
phát triển lâm nghiệp bền vững. Các chính 
sách phù hợp sẽ khuyến khích chủ rừng phát 
triển trồng rừng gỗ lớn thay vì khai thác ngắn 
chu kì trồng, đồng thời tăng thêm các lợi ích 
gia tăng từ trồng rừng. Trong nghiên cứu này 
đã xác định các yếu tố chính ảnh hưởng trực 
tiếp đến quyết định của chủ rừng trồng gỗ lớn 
trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Địa bàn nghiên cứu 
Địa bàn nghiên cứu tỉnh Quảng Trị giáp ranh 
phía Bắc tỉnh Quảng Bình, phía Nam tỉnh 
Thừa Thiên Huế, phía Tây với nước Lào và 
phía Đông với biển Đông. Địa hình của Tỉnh 
rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả núi, đồi, 
vùng trũng, bờ cát và đảo. Nằm trong vùng khí 
hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm, Tỉnh 
chịu nhiều ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. 
Huyện Hải Lăng là một huyện của Tỉnh được 
lựa chọn nghiên cứu khảo sát. Huyện nằm 
phía Nam của Tỉnh, cách thành phố Đông Hà 
20 km về phía Bắc, có 15 xã và 01 thị trấn. 
Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. 
Thường xảy ra hạn hán với nền nhiệt cao vào 
mùa hè và ảnh hưởng của bão lụt vào mùa 
mưa. Tổng diện tích Huyện là 42.368,12 ha 
và 99.429 người. Địa hình có 3 vùng rõ rệt. 
Phía Tây là vùng gò đồi bát úp và núi thấp, ở 
giữa là vùng đồng bằng với gò cát nội đồng 
gần 2.000 ha, thấp hơn là vùng ruộng trũng có 
cao độ âm so mặt nước biển từ 0,8 – 1 m, cuối 
cùng là vùng cát ven biển bãi ngang. Địa bàn 
huyện có hệ thống sông dày đặc gồm sông 
Thạch Hãn, sông Nhùng, Bến Đá, Thác Ma, 
Ô Lâu chảy theo hướng Tây Nam - Đông 
Bắc, ngoài ra còn có sông Vĩnh Định chảy 
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đưa nước ra 
2 cửa biển là cửa Thuận An và cửa Việt Yên. 
Theo Báo cáo quy hoạch Bảo vệ và phát triển 
rừng giai đoạn 2010-2020 của tỉnh Quảng Trị, 
huyện Hải Lăng là một trong hai huyện được 
quy hoạch có diện tích rừng cung cấp Chứng 
chỉ FSC lớn nhất Tỉnh trong giai đoạn 2011 -
2020. Huyện được lựa chọn khảo sát và 
nghiên cứu do đặc thù của địa hình và tình 
hình trồng rừng sản xuất rất phát triển, là một 
trong 3 huyện trong Tỉnh có diện tích rừng 
trồng cao nhất. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Khái niệm gỗ lớn hay gỗ nhỏ có thể được 
hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau: Thời 
gian trồng khác nhau hay sự khác biệt về 
đường kính, chiều cao hay mục đích sử dụng 
khác nhau [11]. Tại Việt Nam, có thể kế thừa 
một số khái niệm khác nhau về gỗ lớn căn cứ 
vào các tài liệu pháp lý, điển hình: 
a. Theo quyết định 744/ QĐ-BNN-TCLN: Kế 
hoạch hành động được phê duyệt Cải thiện 
năng suất, chất lượng và giá trị của rừng được 
sản xuất giai đoạn 2014-2020 cho rằng “Gỗ 
lớn là gỗ tròn có đường kính lớn hơn hoặc 
bằng 15 cm trở lên...” [1], [12]. 
b. Theo TCVN - 11567-1: 2016, đối các loài 
cây cụ thể như Keo lai được quy định tại bảng 
1 [13]. 
Bảng 1. Quy định gỗ lớn và gỗ nhỏ của Keo Lai 
Chỉ tiêu Gỗ nhỏ Gỗ lớn 
Chu kỳ trồng <10 năm ≥ 10 năm 
Đường kính < 15 cm ≥ 15 cm 
(Nguồn: TCVN 11567-1:2016) 
Trong nghiên cứu này, thuật ngữ gỗ nhỏ với 
vòng quay ngắn (dưới 10 năm) được sử dụng 
làm gỗ dăm hoặc bột giấy, gỗ lớn với vòng 
quay dài hơn 10 năm được sử dụng làm gỗ 
xẻ. Loài cây nghiên cứu điểm được chọn là 
Võ Thị Hải Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 137 - 144 
 Email: jst@tnu.edu.vn 139 
cây Keo lai, giống được trồng phổ biến trên 
80% diện tích rừng trên địa bàn Huyện. 
Nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy nhị 
phân để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến 
quyết định của chủ rừng trồng gỗ lớn trên địa 
bàn Huyện. Dung lượng mẫu điều tra khảo sát 
được tính theo công thức sau (Tabachnick & 
Fidell, 2007) [14]: n > 50 + 8*m (1) 
Trong đó: 
n: Dung lượng mẫu khảo sát 
m: Số biến độc lập được đưa vào mô hình 
Mô hình đưa vào 10 yếu tố độc lập nên tổng 
số mẫu khảo sát: n > 50+ 8*10 = 130 mẫu. 
Thật vậy, nghiên cứu thu thập số liệu từ 150 
phiếu khảo sát trên địa bàn nghiên cứu. 
Bảng câu hỏi được thiết kế được sử dụng 
nhằm thu thập dữ liệu về đặc điểm hộ, điều 
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến 
quyết định của chủ rừng trồng gỗ lớn. Việc 
phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 
trong tháng 8 năm 2019 trên địa bàn Huyện 
đã thu thập được những thông tin quan trọng 
về nội dung nghiên cứu. 
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, những công trình 
nghiên cứu đã công bố như Nguyễn Nghĩa 
Biên (2006) [6], Trần Thị Mai Anh (2015) 
[10], Võ Thị Hải Hiền và cộng sự (2019) 
[15]... Khảo sát dựa trên mô hình lý thuyết 
đánh giá các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định 
trồng rừng gỗ lớn (hình 1). 
Xây dựng mô hình hồi quy thông qua việc xử 
lý số liệu thống kê được thực hiện trên phần 
mềm SPSS 23 thông qua mô hình Binary 
logistic Regression (hồi quy nhị phân). Mô 
hình sử dụng biến phụ thuộc là biến định tính 
(biến phân loại) với hai lựa chọn “Có – 
Không”, nhằm ước lượng xác suất một sự kiện 
sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập. 
Mô hình lý thuyết hồi quy Binary Logistic có dạng: 
e
e
Y z
z
i
1
1)P(
Trong đó: 
P là xác suất để hiện tượng Yi xảy ra, Yi là 
yếu tố định tính 
Y được xác định thông qua hàm: Y = bo + 
∑αiXi + ∑βiDi + ui 
Xi (i = 1, ..., k) là các yếu tố định lượng 
Di là yếu tố định tính 
ui là sai số của mô hình 
Hình 2. Đồ thị hàm Logistic 
Trong đó, P là xác suất để Y = 1 (là xác suất 
để sự kiện xảy ra) khi các biến độc lập nhận 
giá trị cụ thể. Theo đó, xác suất không xảy ra 
sự kiện là: 
ee
e
zz
z
)Y(obPrP
1
1
1
101 
Biến phụ thuộc là quyết định trồng gỗ lớn của 
chủ rừng - Y 
(Trong đó, biến phụ thuộc Y nhận 2 giá trị là 
0 hoặc 1) 
Y =1 phản ánh chủ rừng quyết định trồng 
rừng gỗ lớn 
Y = 0 phản ánh chủ rừng không quyết định 
trồng rừng gỗ lớn. 
Biến độc lập X1, X2,, Xk – Những nhân 
tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định của chủ 
rừng (bảng 2). 
Hình 1. Khung sơ lược mô hình lý thuyết về các yếu ảnh hưởng 
đến quyết định trồng rừng gỗ lớn của chủ rừng 
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2019) 
Quyết định trồng rừng gỗ lớn 
Đặc điểm 
hộ 
Yếu tố 
tự nhiên 
Yếu tố 
kĩ thuật 
lâm sinh 
Yếu tố 
Kinh tế - 
xã hội 
Yếu tố 
thể chế 
chính sách 
Võ Thị Hải Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 137 - 144 
 Email: jst@tnu.edu.vn 140 
Bảng 2. Biến mô hình hồi quy nhị phân 
STT Biến Nội dung Ghi chú 
Biến phụ thuộc 
1 QUYETDINH Quyết định trồng rừng gỗ lớn 
1= “Có” 
0= “Không” 
Biến độc lập 
1 HOCVAN Trình độ học vấn (năm) Biến liên tục 
2 XEPLOAIHO Xếp loại hình hộ 
1= “Nghèo” 
2= “Trung bình” 
3= “ Khá giả trở lên” 
3 DIENTICHRUNG Diện tích rừng (ha) Biến liên tục 
4 TAPHUAN Được tập huấn các kỹ thuật lâm sinh 
0=“Không” 
1= “Có” 
5 KHOANGCACH Khoảng cách từ nhà đến khoanh rừng (km) Biến liên tục 
6 PHANBON Phân bón 
0= “Không” 
1= “Có” 
1 TIEPCAN Khả năng tiếp cận rừng của chủ rừng 
1= “Thuận lợi” 
2= “Trung bình” 
3= “ Khó khăn” 
8 FSC Rừng có chứng chỉ FSC 
0= “Không tham gia” 
1= “Có tham gia” 
9 CONGDONG Chính sách hỗ trợ từ cộng đồng 
0= “Không được hỗ trợ” 
1= “Có được hỗ trợ” 
10 AMHIEUTHITRUONG Am hiểu về thị trường, giá gỗ lớn 
0= “Không” 
1= “Có” 
Để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của chủ rừng, các biến độc lập được 
kiểm tra bằng hệ số tương quan Pearson (r), nếu | r | lớn hơn 0,3 thì có thể khẳng định các yếu tố 
đưa vào có mối quan hệ với quyết định trồng rừng gỗ lớn. Căn cứ vào đó để loại đi các biến độc 
lập ít mối tương quan với việc ra quyết định của chủ rừng. Những biến đưa vào phù hợp đó sẽ 
được sử dụng cho phân tích hồi quy nhị phân. Kết quả của phân tích hồi quy nhị phân, dựa vào 
kết quả hệ số ý nghĩa quan sát sig. = 0,000 < 0,05 (5%) được chọn là một yếu tố ảnh hưởng đến 
quyết định của chủ rừng với độ tin cậy 95%. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Mối tương quan các yếu tố với việc ra quyết định trồng rừng gỗ lớn của chủ rừng 
Trên cơ cở thu thập ý kiến 150 chủ rừng được phân ra làm 2 nhóm: Nhóm chủ rừng có quyết 
định trồng rừng gỗ lớn (có 70 chủ rừng, được mã hóa là 1 trong mô hình), và nhóm chủ rừng có 
quyết định còn lại (có 80 chủ rừng, được mã hóa là 0 trong mô hình). Do đó, 2 nhóm này được sử 
dụng để kiểm định thống kê trong điều kiện dung lượng mẫu của hai nhóm chủ rừng trong điều 
kiện tương đương cho phép. 
Mối tương quan giữa các biến nhân tố độc lập và quyết định của chủ rừng chỉ ra 5 nhân tố có mối 
quan hệ tương quan chặt (bảng 3). 
Bảng 3. Bảng tương quan các nhân tố với việc ra quyết định trồng rừng gỗ lớn tại Huyện 
STT Chỉ tiêu Tên biến Pearson correlation Sig (2-tailed) 
1 Tham gia chứng chỉ FSC FSC .571** .000 
2 Chính sách hỗ trợ từ cộng đồng CONGDONG .542 ** .000 
3 Am hiểu thị trường, giá gỗ lớn AMHIEUTHITRUONG .484** .000 
4 Được tập huấn các kỹ thuật lâm sinh TAPHUAN .461** .000 
5 Diện tích đất rừng DIENTICHRUNG .301** .000 
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). 
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). 
(Nguồn: Kết quả chạy mô hình của Tác giả) 
Võ Thị Hải Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 137 - 144 
 Email: jst@tnu.edu.vn 141 
Nhân tố “FSC” và quyết định của chủ rừng 
trồng gỗ lớn có mối tương quan chặt chẽ do 
giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson khá cao là 
0,571 >0,3 với giá trị Sig là 0,000. 
Tiếp theo, trị tuyệt đối của hệ số Pearson của 
nhân tố “CONGDONG” là 0,542. Như vậy, 
mối tương quan tuyến tính giữa sự hỗ trợ của 
cộng đồng và quyết định trồng gỗ lớn của chủ 
rừng khá chặt. 
Tương tự, trị tuyệt đối của các hệ số Pearson 
nhân tố “TAPHUAN”, “DIENTICHRUNG”, 
“AMHIEUTHITRUONG”, | r | lớn hơn 0,3. 
Do vậy, thông qua việc phân tích mối tương 
quan giữa các yếu tố độc lập với quyết định 
trồng rừng gỗ lớn, mô hình lựa chọn được 5 
biến, bao gồm: FSC, DIENTICHRUNG, 
CONGDONG, AMHIEUTHITRUONG, 
TAPHUAN, là những nhân tố có mối tương 
quan với quyết định của chủ rừng. 
3.2. Nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết 
định trồng rừng gỗ lớn của chủ rừng 
Kết quả bảng 4, có 10 hộ chủ rừng lựa chọn 
phương án còn lại sẽ chuyển sang trồng gỗ 
lớn với tỷ lệ đúng 87,5%, trong khi 16 hộ gia 
đình được trả lời rằng họ trồng gỗ lớn được 
dự đoán sẽ không trồng với tỷ lệ đúng là 
77,1%. Như vậy, mô hình dự đoán đúng được 
82,7%. Kết quả này cho thấy tỷ lệ dự đoán 
mô hình được chấp nhận, có thể kết luận mô 
hình sử dụng trong nghiên cứu là khá hợp lý. 
Bảng 4. Bảng phân loại quyết định trồng rừng 
gỗ lớn trên địa bàn Huyện 
Quyết định Percentage 
Correct Không Có 
Step 1 
Quyết 
định 
Không 70 10 87.5 
Có 16 54 77.1 
Overall 
Percentage 
 82.7 
a. The cut value is .500. 
(Nguồn: Kết quả chạy mô hình của tác giả) 
Sử dụng kết quả phân tích bảng 3, thông qua 
việc phân tích mối tương quan giữa các yếu tố 
độc lập với quyết định trồng rừng gỗ lớn, mô 
hình lựa chọn được 5 biến: CONGDONG, 
FSC, DIENTICHRUNG, TAPHUAN, 
AMHIEUTHITRUONG, có mối tương quan 
với quyết định của chủ rừng. Còn 5 biến: 
HOCVAN, TIEPCAN, XEPLOAIHO, 
DIENTICHRUNG, PHANBON, không có 
mối tương quan hoặc mối tương quan lỏng 
với biến phụ thuộc QUYETDINH. 
Từ kết quả phân tích tương quan, áp dụng mô 
hình hồi quy logistic nhị phân, đưa các biến 
độc lập có mối tương quan với biến phụ 
thuộc, nhằm xác định những nhân tố ảnh 
hưởng đến việc ra quyết định trồng rừng gỗ 
lớn của chủ rừng. Sau khi sử dụng phương 
pháp này để chạy mô hình trên phần mềm 
SPSS, kết quả phân tích hồi quy nhị phân đối 
với các biến độc lập của chủ rừng được thể 
hiện qua bảng 5. Trong các biến độc lập có 
mối tương quan với biến QUYETDINH đưa 
vào mô hình, kết quả chỉ ra có 3 biến có ý 
nghĩa thống kê nhỏ hơn 0,05. Bao gồm: FSC, 
CONGDONG, AMHIEUTHITRUONG. Đây 
là 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định 
của chủ rừng về việc trồng gỗ lớn: 
Biến “FSC” với mức ý nghĩa thống kê 0,05 có 
mối tương quan thuận đến quyết định trồng 
rừng gỗ lớn của chủ rừng. Thực tế khảo sát cho 
thấy, những chủ rừng nào có tham gia chứng 
chỉ rừng FSC sẽ có quyết định trồng rừng gỗ 
lớn. Chủ rừng cho rằng tham gia nhóm FSC và 
nhận chứng chỉ cho sản phẩm gỗ, chủ rừng có 
thể bán giá gỗ cao hơn và không phải lo lắng 
về thương lái ép giá sản phẩm. 
Biến“AMHIEUTHITRUONG” với mức ý 
nghĩa thống kê 0,05 có mối tương quan thuận 
đến quyết định trồng rừng gỗ lớn của chủ rừng. 
Có nghĩa là những chủ rừng có sự hiểu biết về 
giá gỗ lớn, thị trường gỗ lớn thì họ sẽ có quyết 
định trì hoãn thời gian khai thác sớm, kéo dài 
thời gian trồng để khai thác gỗ lớn. 
Kết quả cũng chỉ ra “CONGDONG” cũng là 
một biến số độc lập quan trọng đồng biến với 
quyết định trồng rừng gỗ lớn với mức ý nghĩa 
thống kê là 0,05. Các chính sách hỗ trợ từ 
cộng đồng trồng rừng sẽ tạo thêm động lực, 
niềm tin cho chủ rừng tham gia các mô hình 
trồng rừng gỗ lớn. Chủ rừng được khuyến 
khích thông qua sự hỗ trợ của các chủ rừng 
khác như cung cấp thông tin, nguồn giống 
hay cộng đồng nhóm trồng rừng gỗ lớn sẽ 
thường xuyên trao đổi kinh nghiệm về kĩ 
thuật lâm sinh. 
Võ Thị Hải Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 137 - 144 
 Email: jst@tnu.edu.vn 142 
Bảng 5. Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn Huyện 
Variables in the equation 
 B S.E. Wald df Sig. Exp(B) 
Constant -20.806 
FSC 2.345 .774 9.164 1 .002 10.429 
AMHIEUTHITRUONG 3.039 1.121 7.353 1 .007 20.876 
CONGDONG 1.831 .719 6.486 1 .011 6.242 
Dependent variable: QUYETDINH 
Number of Observation 150 
Omnibus Test of Model Coefficients: 
 Chi-square 103.300 
 df. 10 
 Sig. .000 
Model summary : 
 -2 Log likelihood 103.977
 Cox & Snell R Square 0.498 
 Nagelkerke R Square 0.665 
(Nguồn: Kết quả chạy mô hình của tác giả) 
Theo bảng 5, kiểm định Omnibus về hệ số 
mô hình sig. = 0,000 <0,05, bác bỏ giả 
thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Điều đó 
có nghĩa là mối tương quan giữa 3 biến độc 
lập được đưa vào trong mô hình có ý nghĩa 
thống kê trong việc giải thích biến phụ thuộc 
với khoảng tin cậy là 95%. Mô hình có độ 
phù hợp tương đối tốt. 
Căn cứ vào kết quả của bảng Model 
Summary, mô hình hồi quy logistic mà 
nghiên cứu sử dụng cho thấy chỉ số 2LL đạt 
giá trị 103.977a. Đây là chỉ số thích hợp 
khẳng định tính chắc chắn của mô hình. Hệ số 
tương quan Nagellkerke R square đạt giá trị 
0,665 nhận định rằng trong tất cả các nhân tố 
ảnh hưởng đến quyết định trồng rừng gỗ lớn 
thì 3 yếu tố đưa vào mô hình đã giải thích 
được 66,5% sự ảnh hưởng đến quyết định của 
chủ rừng về trồng gỗ lớn, còn 33,5% còn lại 
được giải thích bởi các yếu tố khác không có 
điều kiện để đưa vào trên mô hình. 
Từ các hệ số hồi quy được xác định, phương 
trình hồi quy được thể hiện như sau: 
Loge = -20.806 + 3.039AMHIEUTHITRUONG 
+ 2.345FSC + 1.831CONGDONG 
3.3. Một số giải pháp phát triển rừng trồng 
gỗ lớn trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh 
Quảng Trị 
Từ kết quả phân tích từ mô hình hồi quy nhị 
phân, nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh 
hưởng đến quyết định của chủ rừng bởi 
những nguyên nhân khác nhau. Do đó, cần 
đồng bộ hóa các giải pháp với các bên liên 
quan như nhà khoa học, nhà quản lý, địa 
phương nhằm thúc đẩy phát triển rừng trồng 
gỗ lớn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số 
giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa 
bàn Huyện dựa trên kết quả chạy ra từ mô 
hình, cụ thể như sau: 
(1) Tham gia chứng chỉ rừng FSC 
Tham gia chứng chỉ FSC rất quan trọng trong 
việc thay đổi nhận thức của người dân địa 
phương trên địa bàn Huyện về phát triển gỗ 
lớn. Từ khi dự án FSC được triển khai trên 
địa bàn đã tạo cơ hội cho chủ rừng được tham 
gia khóa đào tạo nhằm tìm hiểu thêm về các 
kiến thức lâm sinh về gỗ lớn, cũng như hưởng 
lợi từ gỗ lớn khi tham gia chứng chỉ rừng. Khi 
tham gia nhóm FSC, chủ rừng có thể bán sản 
phẩm với giá cao hơn giá thị trường hiện tại 
và cũng đảm bảo về sản lượng sản phẩm. Tuy 
nhiên dự án FSC vẫn còn nhiều bất cập khi 
thực hiện. Đầu tiên, dự án FSC được triển 
khai dựa trên sự tham gia tình nguyện của chủ 
rừng địa phương và không có bất kỳ cam kết 
nào về thời gian luân kỳ. Vì vậy, sẽ hiệu quả 
hơn nếu chủ rừng địa phương có cam kết với 
nhóm FSC về quy định luân kỳ trồng, hạn chế 
chủ rừng bán rừng non. Các chủ rừng cần có 
nhiều cơ hội hơn để thăm rừng trồng gỗ lớn 
Võ Thị Hải Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 137 - 144 
 Email: jst@tnu.edu.vn 143 
có tham gia chứng chỉ FSC ở các khu vực 
khác để nhận thấy những lợi ích mang lại 
nhằm tăng thu nhập, đặc biệt góp phần bảo vệ 
môi trường sinh thái, cũng như tăng niềm tin 
của họ khi kéo dài luân kỳ trồng rừng. 
(2) Sự am hiểu về thị trường, giá cả gỗ lớn 
Bên cạnh sự quan trọng về tham gia chứng chỉ 
FSC thì sự am hiểu về thị trường gỗ lớn là rất 
cần thiết để thúc đẩy chủ rừng tham gia phát 
triển rừng gỗ lớn trên địa bàn. Am hiểu về thị 
trường gỗ lớn sẽ giúp chủ rừng nhận định được 
những giá trị và lợi ích mang lại từ việc trồng 
rừng gỗ lớn. Giá trị của rừng gỗ lớn không chỉ 
mang lại về mặt kinh tế mà trên khía cạnh môi 
trường. Do đó, cần nâng cao kiến thức của chủ 
rừng về gỗ lớn vì còn nhiều chủ rừng chưa 
nhận thức được gỗ lớn là như thế nào, lợi ích 
mang lại ra sao. Đồng thời giúp được các chủ 
rừng được tiếp cận gần hơn với thị trường gỗ 
hiện nay đang rất “nóng”. 
(3) Sự hỗ trợ từ cộng đồng trồng rừng 
Nếu có sự hỗ trợ từ cộng đồng trồng rừng, 
truyền bá kinh nghiệm, sự hiểu biết của các 
chủ rừng có kinh nghiệm cho các chủ rừng 
khác, nhằm khai thông tư tưởng, thấy được 
lợi ích của trồng gỗ lớn, thúc đẩy các chủ 
rừng chuyển đổi trồng sang gỗ lớn. 
Như vậy, nếu các chủ rừng quan tâm đến các 
đề án, chính sách trồng rừng gỗ lớn hiện nay 
đã và đang được thực thi sẽ tạo điều kiện hỗ 
trợ về tài chính, và hỗ trợ kỹ thuật trong việc 
phát triển trồng rừng gỗ lớn. 
4. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong những 
nhân tố được coi ảnh hưởng đến quyết định 
trồng rừng, thì có 3 nhân tố chính ảnh hưởng 
trực tiếp đến việc ra quyết định trồng rừng gỗ 
lớn của chủ rừng là: tham gia chứng chỉ FSC, 
sự am hiểu thị trường gỗ lớn, và sự hỗ trợ từ 
cộng đồng trồng rừng. Kết quả của mô hình 
chạy cho thấy các biến độc lập có mối tương 
quan rất chặt chẽ với việc trồng rừng gỗ lớn 
của chủ rừng, các biến độc lập giải thích được 
92,5% sự ảnh hưởng đến quyết định của chủ 
rừng về việc trồng gỗ lớn; 7,5% còn lại được 
giải thích bởi các yếu tố khác không có điều 
kiện để đưa vào trên mô hình. 
Để phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn 
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cần phải thực 
hiện nhiều giải pháp đồng bộ và có sự phối 
hợp với các bên liên quan giữa Chính phủ, Bộ 
Ngành, địa phương và chủ rừng và các nhà 
khoa học để phát triển lâm nghiệp theo hướng 
bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. Minister of Agriculture and Rural 
Development, Decision 744/QĐ-BNN-TCLN: 
Approved Action Plan Improving Productivity, 
Quality, And Value of Forests Planted Phase 
Manufacturing 2014-2020, 2014. 
[2]. Minister of Agriculture and Rural 
Development, Decision 607/QĐ-BNN-TCLN 
(03/03/2017) on approving the results of 
forest inventory and investigation of 19 
provinces, 2017. 
[3]. T. Thacher, D. R. Lee, and J. W. Schelhas, 
Farmer participation in reforestation 
incentive programs in Costa Rica, Working 
paper 97-11, Department of Agricultural, 
Resource and Managerial Economics; Cornell 
University, Ithaca, New York, 1997. 
[4]. T. H. H. Nguyen, S. Hoshino, and S. 
Hashimoto, “Costs Comparison between FSC 
and Non FSC Acacia Plantations in Quang Tri 
Province, Vietnam,” International Journal of 
Environmental Science and Development, vol. 
6, no. 12, pp. 947-951, 2015. 
[5]. Z. Gebreegziabher, A. Mekonnen, M. Kassie, 
and G. Köhlin, Household Tree Planting in 
Tigrai, Northern Ethiopia: Tree Species, 
Purposes, and Determinants, Working Papers 
in Economics 432, University of Gothenburg, 
Department of Economics, 2010. 
[6]. N. B. Nguyen, Why do farmers choose to 
harvest small-sized timber? – A Survey in 
Yen Bai Province, Northern Vietnam, 2006. 
[7]. B. Adhikari, Property rights and natural 
resources: Socio – Economic heterogeneity 
and distributional implictions of common 
property resource management, This work is 
used with the permission of South Asian 
network for Development and Environmental 
Economics (SANDEE). PO Box 8975, EPC-
1056 Kathmandu, Nepal, 2003. 
[8]. M. H. Kallio, “Factors influencing farmers’ 
tree planting and management activity in four 
case studies in Indonesia,” Academic 
Võ Thị Hải Hiền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 137 - 144 
 Email: jst@tnu.edu.vn 144 
dissertation for the Dr. Sc. (Agric.&For.) 
Degree. University of Helsinki, 2013. 
[9]. S. R. Harrison, and J. L. Herbohn, Towards a 
vibrant tropical small-scale forestry industry: 
Imperatives, opportunities and challenges, In: 
Harrison, S.R. & Herbohn, J.L (eds.) 
“Sustainable farm forestry in the tropics”, 
Social and economic analysis and policy, 
Edward Elgar,Cheltenham, UK & 
Northampton, MA, USA, pp. 271-282, 2001. 
[10]. T. M. A. Tran, Analysing the key drivers of 
tree planting from local people with Bayesian 
Networks in Cao Phong District, Hoa Binh 
Province, Vietnam, Study report at VietNam 
National forestry University, 2015. 
[11]. Food and Agriculture Organization, Forest 
Plantation Working Papers: Case Study on 
Long Rotation Plantations in NSW, 2002. 
[12]. Minister of Agriculture and Rural 
Development, Forestry Development Strategy 
2006-2020, 2007. 
[13]. Plantation - Large timber plantation 
transformed from small wood - Part 1: Acacia 
hybrid (A. mangium x A- auriculiformis), 
Vietnam Standard: TCVN 11567-1:2016, 2016. 
[14]. B. G. Tabachnick, and L. S. Fidell, Using 
multivariate statistics. (5
th
 ed.). Boston, MA: 
Allyn and Bacon, 2007. 
[15]. T. H. H. Vo, D. H. Le, and T. V. Luu, “Small- 
sized timber or large – sized timber plantation: 
A case study in Vinh Linh district, Quang Tri 
province?,” Journal of Forestry Science and 
Technology, vol.7, pp. 164-172, 2019. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_quyet_dinh_trong_rung_g.pdf