Nghiên cứu các hình thái lâm sàng và kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đề tài nhằm nghiên cứu các hình thái lâm sàng và kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân chảy máu

mũi do chấn thương đầu mặt cổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thu thập được 71 bệnh

nhân được chẩn đoán và xử trí cấp cứu chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ tại Bệnh viện Trung ương

Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 4/2015 – 6/2016. Kết quả: Thời điểm có số bệnh nhân

bị chảy máu mũi nhiều nhất trong ngày là ban đêm chiếm tỷ lệ 59,2%. Chảy máu mũi hai bên (72,9%) nhiều

hơn chảy máu mũi một bên. Chảy máu mũi trước 70,4%, chảy máu mũi trước và sau 18,3%, chảy mũi sau

11,3%. Chảy máu mũi mức độ nhẹ 77,5%, vừa 15,5%, nặng 7,0%. Cầm máu mũi trước chiếm 70,4%, cầm máu

mũi sau chiếm 25,4%, nội soi cầm máu 1,4%, tắc mạch 1,4% và thắt mạch 1,4%. Biến chứng xử trí cầm máu

mũi 8,4%, trong đó sốt 5,0%, viêm loét 1,7% và dính niêm mạc 1,7%. Kết quả xử trí cầm máu tốt chiếm 91,7%,

trung bình chiếm 8,3%. Thời gian điều trị trung bình là 6,33 ± 5,61 ngày (1 - 36 ngày).

Từ khóa: Chảy máu mũi

pdf 7 trang phuongnguyen 4000
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các hình thái lâm sàng và kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các hình thái lâm sàng và kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ

Nghiên cứu các hình thái lâm sàng và kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ
70
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Địa chỉ liên hệ: Lê Thanh Thái, email: thslethanhthai@gmail.com
- Ngày nhận bài: 10/7/2016; Ngày đồng ý đăng: 12/9/2016; Ngày xuất bản: 20/9/2016
NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THÁI LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ CẤP CỨU 
BỆNH NHÂN CHẢY MÁU MŨI DO CHẤN THƯƠNG ĐẦU MẶT CỔ
Trần Ngọc Sĩ, Đặng Thanh, Phan Văn Dưng, Lê Thanh Thái
Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế
Tóm tắt
Mục tiêu: Đề tài nhằm nghiên cứu các hình thái lâm sàng và kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân chảy máu 
mũi do chấn thương đầu mặt cổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thu thập được 71 bệnh 
nhân được chẩn đoán và xử trí cấp cứu chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ tại Bệnh viện Trung ương 
Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 4/2015 – 6/2016. Kết quả: Thời điểm có số bệnh nhân 
bị chảy máu mũi nhiều nhất trong ngày là ban đêm chiếm tỷ lệ 59,2%. Chảy máu mũi hai bên (72,9%) nhiều 
hơn chảy máu mũi một bên. Chảy máu mũi trước 70,4%, chảy máu mũi trước và sau 18,3%, chảy mũi sau 
11,3%. Chảy máu mũi mức độ nhẹ 77,5%, vừa 15,5%, nặng 7,0%. Cầm máu mũi trước chiếm 70,4%, cầm máu 
mũi sau chiếm 25,4%, nội soi cầm máu 1,4%, tắc mạch 1,4% và thắt mạch 1,4%. Biến chứng xử trí cầm máu 
mũi 8,4%, trong đó sốt 5,0%, viêm loét 1,7% và dính niêm mạc 1,7%. Kết quả xử trí cầm máu tốt chiếm 91,7%, 
trung bình chiếm 8,3%. Thời gian điều trị trung bình là 6,33 ± 5,61 ngày (1 - 36 ngày).
Từ khóa: Chảy máu mũi
Abstract
CLINICAL CHARACTERISTICS AND TREATMENT OUTCOME OF 
EPISTAXIS IN HEAD AND NECK TRAUMA
Tran Ngoc Si, Dang Thanh, Phan Van Dung, Le Thanh Thai
Hue University of Medicine and Pharmacy – Hue University
Objectives: To study clinical characteristics and treatment outcome of epistaxis in head and neck trauma. 
Methods: A prospective descriptive study of 71 cases of epistaxis managed at Hue Center Hospital and Hue 
Univesity Hospital from April 2015 to June 2016. Results: Most of bleeding times were at night (59.2%). Uni-
lateral bleeding was seen in almost 72.9% cases. Anterior nasal bleeding was noted in majority of the patients 
(70.4%), anterior and posterior nasal was 18.3%, posterior nasal was 11.3%. There were three stage: mild 
(77.5%), moderate (15.5%), severe (7%). Anterior nasal packing (70.4%) were the most common methods, 
Posterior nasal packing were 25.4%, Local cauterization were 1.4%, Constriction of the blood vessels were 
1.4%, Embolization procedure were 1.4%. Complication rate was 8.4% include: fever (5%), pressure necrosis 
(1.7%), scars (1.7%). The rate of good recovery after treatment was 91.7%, partial recovery was 8.3%. The over-
all mean of hospital stay was 6,33 ± 5,61 days (range 1 to 36 days). 
Key words: Epistaxis
-----
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu mũi là một triệu chứng cấp cứu thường 
gặp trong Tai Mũi Họng cần được xử trí kịp thời và 
đúng để tránh mất máu, choáng, đe doạ tính mạng, 
có mức độ và nguyên nhân khác nhau. Tần suất có 
ít nhất một lần chảy máu mũi trong cuộc đời chiếm 
khoảng 60% dân số, nhưng trong đó chỉ khoảng 6% 
cần chăm sóc y tế [5]. Chảy máu mũi không phải 
là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh do 
nhiều nguyên nhân gây nên. Bệnh nhân thường đến 
trong tình trạng khẩn cấp, do đó phải nhận định 
nhanh, xử trí cầm máu kịp thời. Tiên lượng chảy 
máu mũi phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như sự 
phát hiện và xử trí kịp thời của nhân viên y tế. Tại 
Bệnh viện Trung ương Huế, chảy máu mũi là một cấp 
cứu phổ biến, chiếm gần 10% số bệnh nhân khám và 
điều trị Tai Mũi Họng, trong đó nguyên nhân chấn 
thương chiếm 41,1% [4]. Việc xác định các hình thái 
chảy máu mũi trong chấn thương rất quan trọng để 
từ đó có cách xử trí đúng nhằm hạn chế nguy cơ 
tử vong cho bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi tiến hành 
nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục tiêu:
71
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. Nghiên cứu các hình thái lâm sàng bệnh nhân 
chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ.
2. Đánh giá kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân 
chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi thu thập được 71 bệnh nhân được 
chẩn đoán và xử trí cấp cứu chảy máu mũi (CMM) do 
chấn thương đầu mặt cổ tại Bệnh viện Trung ương 
Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 
tháng 4/2015 – 6/2016.
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, quan sát, mô 
tả, có can thiệp lâm sàng.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá:
- Tuổi và giới.
- Thời điểm chảy máu mũi do chấn thương đầu 
mặt cổ: ban ngày, ban đêm
- Khám lâm sàng về chảy máu mũi
+ Bên chảy máu: phải, trái hay cả hai bên.
+ Xác định vị trí chảy máu mũi.
+ Đánh giá mức độ mất máu, dựa vào xét 
nghiệm huyết học tính tỷ lệ huyết sắc tố bệnh 
nhân. Nhẹ: tỷ lệ Hemoglobine ≥ 90 g/l, vừa: 70g/l 
≤ tỷ lệ Hemoglobine < 90g/l, nặng: 30g/l ≤ tỷ lệ 
Hemoglobine < 70g/l
- Xác định các thể loại chấn thương đầu mặt cổ.
- Các nguyên nhân chấn thương đầu mặt cổ.
- Kết quả xử trí cấp cứu chảy máu mũi.
2.4. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo chương trình 
SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng
3.1.1. Tuổi và giới bệnh nhân
Các nhóm tuổi 16 - 30 và 31 - 45 chiếm tỷ lệ cao 
nhất lần lượt là 59,2% và 16,9%. 
Tuổi trung bình của bệnh nhân là 31,59 ± 15,2 
(12 - 87 tuổi).
Số bệnh nhân nam chiếm (87,3%), bệnh nhân nữ 
chiếm (12,7%), tỷ lệ nam/nữ = 7/1.
3.1.2. Thời điểm chảy máu mũi do chấn thương 
đầu mặt cổ
Thời gian ban ngày chúng tôi tính từ 6 giờ sáng 
đến 18 giờ trong ngày. Thời gian ban đêm chúng tôi 
tính từ 18 giờ của ngày hôm nay đến 6 giờ sáng của 
ngày hôm sau.
Biểu đồ 1. Thời điểm chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ trong ngày
Thời điểm có số bệnh nhân bị CMM xảy ra chủ yếu vào ban đêm chiếm 59,2%. Còn CMM vào ban ngày 
chiếm 40,8%.
3.1.3. Bên chảy máu mũi
Chảy máu mũi một bên chiếm 26,8% (19/71), CMM hai bên chiếm 73,2% (52/71).
3.1.4. Vị trí chảy máu mũi
CMM trước chiếm 70,4%, CMM trước và sau chiếm 18,3%, CMM sau đơn thuần chiếm 11,3%.
3.1.5. Mức độ mất máu do chảy máu mũi
Bảng 1. Mức độ mất máu do chảy máu mũi (n = 71)
Mức độ Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Nhẹ 55 77,5
Vừa 11 15,5
Nặng 5 7,0
Tổng 71 100%
Bệnh nhân CMM mức độ nhẹ chiếm 77,5%, mức độ vừa 15,5%, mức độ nặng chiếm7,0%.
Thời điểm
Ban đêmBan ngày
%
72
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.1.6. Các thể loại chấn thương đầu mặt cổ
Bảng 2. Các thể loại chấn thương đầu mặt cổ (n = 71)
Các thể loại chấn thương Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Chấn thương mũi xoang 41 57,7
Chấn thương hàm mặt 30 42,3
Chấn thương sọ não 37 52,1
Đa chấn thương 23 32,4
CMM do chấn thương mũi xoang cao nhất 57,7%, thấp nhất là đa chấn thương 32,4%.
3.1.7. Các nguyên nhân gây chấn thương đầu mặt cổ
Bảng 3. Các nguyên nhân gây chấn thương đầu mặt cổ (n = 71)
Nguyên nhân Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Tai nạn giao thông 60 84,5
Tai nạn lao động 5 7,0
Tai nạn sinh hoạt 2 2,8
Tai nạn trong thể dục, thể thao 1 1,4
Các chấn thương khác 3 4,2
Tổng 71 100%
Chủ yếu CMM do tai nạn giao thông với 60 trường hợp chiếm tỷ lệ 84,5%.
3.2. Kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cố
3.2.1. Sự phối hợp của các phương pháp xử trí
Trong số 71 bệnh nhân, xử trí tại chỗ đơn thuần chiếm 32,4% (23/71), xử trí tại chỗ phối hợp với xử trí toàn 
thân chiếm 67,6% (48/71).
3.2.2. Xử trí tại chỗ trong chảy máu mũi
Bảng 4. Xử trí tại chỗ trong chảy máu mũi (n = 71)
Xử trí tại chỗ Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Cầm máu mũi trước 50 70,4
Cầm máu mũi sau 18 25,4
Nội soi cầm máu 1 1,4
Thắt mạch 1 1,4
Tắc mạch 1 1,4
Tổng 71 100%
Bệnh nhân được cầm máu mũi trước chiếm 70,4%, cầm máu mũi sau chiếm 25,4%
3.2.3. Xử trí cấp cứu toàn thân trong chảy máu mũi
Bảng 5. Xử trí cấp cứu toàn thân trong chảy máu mũi (n = 48)
Phương pháp (n=48) Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Thuốc cầm máu 2 4,2
Truyền dịch 27 56,3
Truyền dịch và thuốc cầm máu 2 4,2
Truyền dịch và truyền máu 14 29,2
Thuốc cầm máu, truyền dịch và truyền 
máu
3 6,3
Tổng 48 100%
Trong số 48 bệnh nhân: truyền dịch 56,3%; truyền dịch và truyền máu 29,2%; thuốc cầm máu, truyền dịch, 
truyền máu 6,3%, thuốc cầm máu và truyền dịch 4,2%, thuốc cầm máu 4,2%.
73
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2.4. Số lần xử trí cầm máu
Hầu hết bệnh nhân được xử trí thành công sau 
lần cầm máu thứ nhất chiếm 78,9% (56/71), có 8 
bệnh nhân được xử trí cầm máu 2 lần chiếm 11,3%, 
4 bệnh nhân được xử trí cầm máu 3 lần chiếm 5,6% 
và 3 bệnh nhân được xử trí thành công trong lần 4 
chiếm 4,2%.
3.2.5. Đánh giá kết quả xử trí
Chúng tôi chỉ đánh giá kết quả xử trí cấp cứu 
CMM ở 60 bệnh nhân. Vì có 11 bệnh nhân bị tử vong 
chiếm 15,5% không phải do mất máu nhiều hoặc xử 
trí cầm máu không thành công mà do chấn thương 
sọ não, chúng tôi không đánh giá những bệnh nhân 
này.
3.2.5.1. Biến chứng xử trí chảy máu mũi
Biến chứng sau xử trí cầm máu mũi chiếm 8,4% 
(5/60), trong đó biến chứng sốt 5% (3/60), viêm loét 
và dính niêm mạc 1,7% (1/60).
3.2.5.2. Kết quả cầm máu
Bảng 7. Kết quả cầm máu (n = 60)
Kết quả cầm máu Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Tốt 55 91,7
Trung bình 5 8,3
Xấu 0 0,0
Tổng 60 100%
Xử trí cầm máu phần lớn là tốt chiếm 91,7% 
không có trường hợp có kết quả xấu.
3.2.5.3. Thời gian điều trị cấp cứu chảy máu mũi
Số ngày nằm viện của bệnh nhân chủ yếu là dưới 
5 ngày chiếm tỷ lệ 63,4% (23/71). Thời gian nằm 
viện trung bình 6,33 ± 5,61 ít nhất là 1 ngày nhiều 
nhất là 36 ngày.
4. BÀN LUẬN
4.1. Hình thái lâm sàng bệnh nhân chảy máu 
mũi do chấn thương đầu mặt cổ.
4.1.1. Đặc điểm chung
4.1.1.1. Tuổi và giới bệnh nhân
CMM cao nhất ở nhóm tuổi 16 - 30 với 59,2%, 
tiếp đến nhóm tuổi 31 - 45 với 16,9%, tuổi bệnh 
nhân thấp nhất là 12 tuổi và cao nhất là 87 tuổi, tuổi 
trung bình là 31,59 ± 15,2 (tiểu mục 3.1.1). Kết quả 
nghiên cứu chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu 
Trương Minh Quý nhóm bệnh nhân CMM cao nhất là 
16 – 30 chiếm 39%, nhóm tuổi 31 – 45 chiếm 21,95% 
[2]. Nhưng khác với kết quả các tác giả khác như: 
Nghiêm Đức Thuận bệnh nhân có độ tuổi 20 - 29 
chiếm 25,8% [5], của Nguyễn Tư Thế: nhóm tuổi cao 
nhất là 21 - 30 chiếm 21% [4]. Điều này được giải 
thích do nhóm bệnh nhân của chúng tôi chủ yếu là 
chấn thương do tai nạn giao thông, thường gặp lứa 
tuổi thanh niên và độ tuổi lao động.
CMM ở nam giới cao hơn hẳn nữ giới. Nam chiếm 
87,3%, nữ giới chiếm 12,7% (tỷ suất nam/nữ = 7/1). 
Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của 
Nghiêm Đức Thuận nam chiếm 86,36%, nữ chiếm 
13,6%, tỷ suất nam/nữ là 7/1 [5] và khác với kết quả 
của nhiều tác giả trong nước Nguyễn Trọng Minh 
nam chiếm 94%, nữ chiếm 6%, tỷ suất nam/nữ là 
15/1 [1], của Trương Minh Quý nam chiếm 80,3%, 
nữ chiếm 19,7%, tỷ suất nam/nữ là 4/1 [2].
4.1.1.2. Thời điểm xuất hiện CMM trong ngày do 
chấn thương đầu mặt cổ
Bệnh nhân bị CMM nhiều nhất trong ngày là vào 
ban đêm chiếm 59,2%, thấp nhất vào ban ngày chiếm 
40,8% (Biểu đồ 1). Kết quả của chúng tôi khác với 
nghiên cứu của các tác giả như: Trương Minh Quý 
CMM xảy ra vào ban ngày 51%, ban đêm 49% [2]; 
Nghiêm Đức Thuận CMM ban ngày chiếm 77,28%, 
ban đêm chiếm 22,72% [5].
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của chảy máu mũi
4.1.2.1. Bên chảy máu mũi
CMM hai bên chiếm 73,2%, một bên chiếm 26,8% 
(tiểu mục 3.1.3), kết quả này tương tự với kết quả 
của Trương Minh Quý là CMM hai bên chiếm 64,2% 
[2], và cao hơn kết quả của các nghiên cứu của 
Nguyễn Trọng Tài CMM hai bên chiếm 38,90% [3]. 
CMM hai bên trong nghiên cứu chúng tôi cao hơn, 
do bệnh nhân CMM của chúng tôi là do chấn thương 
vùng đầu mặt cổ, một chấn thương mạnh vùng này 
thường gây CMM hai bên.
4.1.2.2. Vị trí chảy máu mũi
CMM trước đơn thuần chiếm tỷ lệ cao nhất 
70,4%, kế đến là CMM trước và sau 18,3%, thấp 
nhất là CMM sau đơn thuần 11,3% (tiểu mục 3.1.4). 
Kết quả chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của 
các tác giả: Trương Minh Quý CMM trước chiếm 
78,8% [2]. Trong số 71 bệnh nhân trong nghiên cứu 
của chúng tôi, có 3 bệnh nhân (4,3%) CMM tái diễn 
sau khi đã xử trí nên chúng tôi tiến hành nội soi để 
xác định vị trí xuất phát chảy máu. Kết quả có 1 bệnh 
74
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
nhân (1,4%) chảy từ vị trí Kisselbach và đuôi cuốn 
mũi dưới, 1 bệnh nhân (1,4%) từ ngách sàng bướm, 
1 bệnh nhân (1,4%) không thấy điểm chảy máu.
4.1.2.3. Mức độ mất máu do chảy máu mũi
Phần lớn bệnh nhân CMM mức độ nhẹ chiếm 
77,5%, mức độ vừa chiếm 15,5%, mức độ nặng 7,0% 
(Bảng 1). Kết quả nghiên cứu chúng tôi tương tự kết 
quả của Nguyễn Đức Thuận: mất máu nhẹ chiếm 
79,25%, vừa chiếm 20,45% [5], Trương Minh Quý: 
mất máu nhẹ chiếm 70,9%, vừa chiếm 27,1% [2].
4.1.2.4. Các thể loại chấn thương đầu mặt cổ có 
chảy máu mũi
Các thể loại chấn thương đầu mặt cổ: Nguyên 
nhân chấn thương mũi xoang gặp nhiều nhất 
chiếm 57,7%, chấn thương hàm mặt có chiếm 
42,3%, chấn thương sọ não có chiếm 52,1%, đa 
chấn thương thấp nhất có chiếm 32,4% (Bảng 2). 
Kết quả này khác với các nghiên cứu của các tác giả 
trong nước và ngoài nước: của Trương Minh Quý 
kết quả là đa chấn thương cao nhất chiếm 33,1%, 
chấn thương sọ não chiếm 20,5%, chấn thương 
mũi 4,6%, chấn thương hàm mặt 0,7% [2], và kết 
quả nghiên cứu Eziyi J.A.E. và cs chấn thương sọ 
não 27,4%, chấn thương hàm mặt 34,9%, chấn 
thương mũi 8,5% [8].
4.1.2.5. Các nguyên nhân gây chấn thương đầu 
mặt cổ
Qua Bảng 3 nguyên nhân chấn thương đầu mặt 
cổ có CMM thì hầu hết là do tai nạn giao thông có 
60 trường hợp chiếm 84,5%, tai nạn lao động có 5 
trường hợp chiếm 7,0% và tai nạn thể dục, thể thao 
có 1 trường hợp chiếm 1,4%. Kết quả này tương 
tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Minh: 
nghiên cứu 50 bệnh nhân CMM thì có 45 trường 
hợp do tai nạn giao thông chiếm 90%, 4 trường hợp 
do tai nạn lao động chiếm 8% [1]. Qua đó cho thấy 
hiện nay tỷ lệ tai nạn giao thông luôn luôn cao tại 
các địa phương trong cả nước. Vậy để giảm thiểu tai 
nạn giao thông thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 
các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền 
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người 
tham gia giao thông.
4.2. Kết quả xử trí cấp cứu chảy máu mũi
4.2.1. Sự phối hợp của các phương pháp xử trí 
cấp cứu chảy máu mũi
Trong số 71 bệnh nhân, xử trí tại chỗ phối hợp 
với toàn thân chiếm 67,6% (48/71), xử trí tại chỗ 
đơn thuần chiếm 32,4% (23/71). Kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi khác với nghiên cứu của Trương Minh 
Quý là xử trí tại chỗ đơn thuần chiếm 71,5%, tại chỗ 
phối hợp với toàn thân chiếm 28,5% [2].
4.2.2. Điều trị tại chỗ trong chảy máu mũi
Bệnh nhân được xử trí cầm máu mũi trước 
chiếm 70,4%, cầm máu mũi sau chiếm 25,4%, nội soi 
cầm máu 1,4%, thắt động mạch 1,4%, tắc mạch 1,4% 
(Bảng 4), các chất liệu dùng cầm máu mũi được lấy 
ra sau 24 đến 72 giờ, riêng trường hợp Merocel có 
thể để 7 ngày. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Trọng Tài 
nhét mèche mũi trước chiếm 100%, nhét mèche 
mũi sau 7,6%, hoá chất 0,75%, laser 4,5%, đông điện 
3,8%, can thiệp mạch 4,5% [3]. Kết quả của Myrian 
M.D.S. và cs nhét mèche mũi trước 58%, nhét 
mèche mũi sau 27%, đốt điện 7%, nội soi cầm máu 
trong các trường hợp CMM nặng 8% [10].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dựa vào vị trí 
CMM để xử trí cầm máu, các trường hợp CMM trước 
nhẹ, xử trí cầm máu với thỏi bông tẩm Naphazolin 
0,05%, thỏi bông được rút sau 24 giờ. Nếu tiên lượng 
không cầm máu được với thỏi bông hoặc đã xử trí 
nhưng thất bại thì xử trí bằng mèche mũi trước. Các 
trường hợp chảy máu mũi sau, hoặc CMM cả trước 
và sau (đã nhét mèche mũi trước nhưng thất bại), 
chúng tôi cầm máu mũi sau bằng sonde Foley hoặc 
cục gạc. Không có trường hợp nào chúng tôi sử dụng 
phương pháp xử trí cầm máu đốt bằng bạc nitrat.
Nội soi cầm máu có vai trò rất quan trọng trong 
các trường hợp thất bại với phương pháp bảo tồn. 
Phương pháp nội soi đông điện cầm máu là phương 
pháp sử dụng trang thiết bị tương đối hiện đại để 
cầm máu mang lại hiệu quả điều trị cao, lại giảm 
được đau đớn và tâm lý khó chịu cho bệnh nhân, 
thời gian nằm viện được rút ngắn, ít gây ra biến 
chứng so với tắc động mạch hay thắt động mạch. 
Qua nội soi còn được ứng dụng trong phẫu thuật 
thắt động mạch bướm khẩu cái cho các trường hợp 
CMM sau khó cầm, với tỷ lệ thành công trên 95%. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp 
chấn thương gây CMM đã cầm máu 3 lần với nhét 
mèche mũi trước và mũi sau nhưng vẫn không cầm, 
cuối cùng phải đưa bệnh nhân vào phòng mổ nội soi 
rút mèche mũi và đông điện cầm máu thành công.
Phẫu thuật thắt động mạch cầm máu mũi chỉ 
nên được thực hiện sau khi các phương pháp điều 
trị bảo tồn thất bại. Trước khi thực hiện thắt động 
mạch cầm máu cần phải biết chắc chắn đến mức 
có thể vị trí xuất phát của CMM. Đối với CMM do 
chấn thương, vị trí xuất phát thường từ phần trên 
cuốn mũi giữa, động mạch sàng trước nên được ưu 
tiên thắt đầu tiên. Trong nghiên cứu chúng tôi có 1 
trường hợp phẫu thuật cầm máu sau khi xử trí cầm 
máu 3 lần vẫn không thành công bệnh nhân được 
cho chụp CT scan mũi xoang, và chụp DSA kết quả có 
75
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
giả phình mạch trong xoang hàm trái và đã tiến hành 
phẫu thuật thắt động mạch hàm trong bằng phẫu 
thuật Caldwell – Luc, bệnh nhân sau thắt mạch hết 
chảy máu và không có biến chứng gì.
Can thiệp tắc mạch là biện pháp hiện đại nhất 
hiện nay tiến hành bằng chụp mạch xoá nền chọn 
lọc xác định rõ mạch gây chảy máu, dùng chất liệu 
hoá học nút mạch đang chảy, đạt hiệu quả rất cao. 
Kỹ thuật được áp dụng để cầm CMM đối với nhưng 
trường hợp chảy máu phức tạp, dai dẳng khó cầm 
không xác định rõ điểm chảy máu [3]. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi có 1 trường hợp chấn thương đầu 
mặt cổ có CMM phải tiến hành tắc mạch sau nhiều 
lần chảy máu mũi tái phát sau khi xử trí nhét mũi 
trước, bệnh nhân được chụp CT scan sọ não và chụp 
DSA có kết quả dò trực tiếp động mạch cảnh xoang 
hang phải, tạo giả phình lớn trong xoang hang phải. 
Bệnh nhân đã được tắc hoàn toàn dò động mạch 
cảnh xoang hang bằng bóng và keo. Sau khi tắc mach 
bệnh nhân hết chảy máu và không có biến chứng gì. 
Theo Nguyễn Trọng Minh thì trong 23 ca tắc mạch 
có 10 ca đau mặt chiếm 43,47%, sốt có 12 ca chiếm 
52,17%, chảy máu 1 ca chiếm 4,33% [1].
4.2.3. Điều trị toàn thân chảy máu mũi
Trong nghiên cứu này, có 67,6% (48/71) bệnh 
nhân được điều trị toàn thân (bảng 5), trong đó có 
27 bệnh nhân chiếm 56,3% được xử trí với truyền 
dịch, có 14 bệnh nhân vừa truyền dịch và truyền máu 
chiếm 29,2%, có 3 bệnh nhân vừa xử trí tiêm thuốc 
cầm máu, truyền dịch, truyền máu chiếm 6,3%, có 2 
bệnh nhân xử trí tiêm thuốc cầm máu chiếm 4,2%, 
có 2 bệnh nhân được truyền dịch và thuốc cầm máu 
chiếm 4,2%. Tỷ lệ bệnh nhân được truyền máu và 
truyền dịch trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 
các nghiên cứu khác như: Trương Minh Quý truyền 
máu và truyền tiểu cầu đơn thuần chiếm 13,8%, 
tiêm thuốc cầm máu 14,6% [2], của Nguyễn Trọng 
Tài bệnh nhân được truyền máu 2,27%, truyền 
dịch 25% [3], Arshad M. có 5,5% bệnh nhân được 
truyền máu [6], Vashney S. và cs có 6,9% bệnh nhân 
được truyền máu [11]. Kết quả của chúng tôi khác 
với kết quả của các tác giả trên do chúng tôi nghiên 
cứu CMM trên bệnh nhân chấn thương đầu mặt cổ, 
chính nguyên nhân chấn thương sẽ làm tổn thương 
các mạch máu lớn gây nên tình trạng mất máu nhiều.
4.2.4. Số lần xử trí cầm máu
Kết quả nghiên cứu chúng tôi có 78,9% bệnh 
nhân được xử trí cầm máu 1 lần, có 11,3% cầm 
máu 2 lần và 3 lần trở lên có 9,2%. Kết quả này khác 
với nghiên cứu của Trương Minh Quý: cầm máu 1 
lần chiếm 91,4%, 2 lần chiếm 4,6% và 3 lần trở lên 
chiếm 3,9% [2]; của Nguyễn Trọng Tài thì 1 lần chiếm 
56,06%, 2 lần chiếm 32,57%, 3 lần chiếm 6,06%, trên 
3 lần chiếm 5,31% [3].
4.2.5. Biến chứng xử trí chảy máu mũi
Kết quả nghiên cứu chúng tôi có tỷ lệ biến chứng 
là 8,4%, trong đó biến chứng sốt chiếm 5% (3/60), 
viêm loét 1,7% (1/60), dính niêm mạc 1,7% (1/60). 
Nghiên cứu của chúng tôi thì biến chứng cầm máu 
cao hơn một số nghiên cứu khác của các tác giả trong 
nước và ngoài nước: Trương Minh Quý tỷ lệ biến 
chứng là 4,8% trong đó viêm loét 4%, dính niêm mạc 
0,8% ; Chinh-Ling H. và cs, biến chứng cần máu 2% 
với trường hợp bệnh nhân liệt thần kinh số 6 sau khi 
điều trị tắc mạch cầm máu [7], Jennifer A. Villwock 
và cs biến chứng của tắc mạch bao gồm đột quỵ, mù 
mắt, liệt thần kinh mặt và hoại tử mô mềm [9].
4.2.6. Kết quả cầm máu
Trong nghiên cứu chúng tôi có 78,9% xử trí cầm 
máu thành công trong lần xử trí đầu tiên (Bảng 7). 
Có 1 trường hợp phải can thiệp phẫu thuật cầm 
máu thắt động mạch hàm trong và 1 trường hợp tắc 
mạch. Kết quả xử trí cầm máu phần lớn là tốt chiếm 
91,7% (55/60), trung bình chiếm 8,3% (5/60). Không 
có trường hợp nào tử vong do mất máu, có 11 bệnh 
nhân chiếm 15,5% tử vong do chấn thương sọ não.
4.2.7. Thời gian điều trị
Bệnh nhân bị chấn thương đầu mặt cổ có CMM 
nằm viện dưới 5 ngày chiếm tỷ lệ nhiều nhất 63,4%. 
Thời gian nằm viện trung bình là 6,33 ± 5,61 ngày, 
ít nhất là 1 ngày và lâu nhất là 36 ngày. Thời gian 
điều trị CMM của chúng tôi cao tương tự với kết 
quả nghiên cứu của Trương Minh Quý thời gian nằm 
viện trung bình 5,4 ± 2,5 [15], của Nguyễn Trọng Tài 
thời gian nằm viện trung bình 6,8 ngày [3].
5. KẾT LUẬN
Các hình thái lâm sàng bệnh nhân chảy máu mũi 
do chấn thương đầu mặt cổ.
- Thời điểm có số bệnh nhân bị chảy máu mũi 
nhiều nhất trong ngày là từ >18 giờ đến 6 giờ, chiếm 
tỷ lệ 59,2%.
- Chảy máu mũi hai bên (72,9%) nhiều hơn của 
chảy máu mũi một bên.
- Chảy máu mũi trước đơn thuần chiếm 70,4%, 
chảy máu mũi trước và sau 18,3%, chảy mũi sau đơn 
thuần 11,3%.
- Chảy máu mũi mức độ nhẹ 77,5%, vừa 15,5%, 
nặng 7,0%.
- Tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất gây 
chấn thương đầu mặt cổ (84,5%). Thấp nhất là tai 
nạn thể dục thể thao (1,4%)
76
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 6, số 4 - tháng 8/2016
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
- Các loại hình chấn thương thì chấn thương 
mũi xoang 57,7%, chấn thương sọ não 52,1%, chấn 
thương hàm mặt 42,3%, đa chấn thương 32,4%.
Kết quả xử trí cấp cứu chảy máu mũi
- Điều trị tại chỗ đơn thuần chiếm 32,4%, điều trị 
tại chỗ phối hợp với điều trị toàn thân chiếm 67,6%.
- Cầm máu mũi trước chiếm 7,4%, cầm máu mũi 
sau chiếm 25,4%, nội soi 1,7%, thắt mạch 1,7%, tắc 
mạch 1,7%.
- Cầm máu mũi trước bằng nhét Merocel chiếm 
28,7%, thỏi bông 26,1%, mèche mũi trước chiếm 
22,8%. Cầm máu mũi sau bằng sonde Foley chiếm 
16,5%, mèche mũi sau 3,3%.
- Các phương pháp điều trị toàn thân trong chảy 
máu mũi được áp dụng như sau: truyền dịch chiếm 
56,3%, truyền dịch và truyền máu chiếm 29,2%, 
thuốc cầm máu, truyền dịch và truyền máu chiếm 
6,3%, thuốc cầm máu 4,2%, truyền dịch và thuốc 
cầm máu 4,2%.
- Biến chứng xử trí cầm máu mũi 8,4%: trong đó 
sốt chiếm 5,0%, viêm loét 1,7% và dính niêm mạc 
1,7%.
- Kết quả xử trí cầm máu: tốt chiếm 91,7%, trung 
bình chiếm 8,3%, không có trường hợp có kết quả xấu.
- Tử vong chiếm 15,5% do bệnh nhân bị chấn 
thương sọ não. Không có bệnh nhân tử vong do mất 
nhiều máu hoặc do xử trí cầm máu không thành 
công.
- Thời gian điều trị trung bình là 6,33 ± 5,61 ngày 
(1 - 36 ngày).
----- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Minh, Trần Minh Trường, Võ Tấn 
(2006), “Áp dụng chụp mạch xoá nền trong chẩn đoán vị 
trí chảy máu mũi tái phát nặng”, Tạp chí Y học Thành phố 
Hồ Chí Minh, 10(2), tr. 96-99.
2. Trương Minh Quý (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, nguyên nhân và kết quả điều trị cấp cứu chảy máu 
mũi tại Bệnh viện Trung ương Huế”, luận văn bác sĩ nội trú, 
Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Nguyễn Trọng Tài (2014), “Nghiên cứu hiệu quả các 
biện pháp can thiệp trong điều trị chảy máu mũi”, Y học 
thực hành, 914 (4), tr. 150-154.
4. Nguyễn Tư Thế (2003), “Tìm hiểu dịch tễ học và 
nguyên nhân chảy máu mũi ở 162 bệnh nhân khám và 
điều trị tại bệnh viên Trung ương Huế”, Tạp chí Y học 
Thành phố Hồ Chí Minh, 7(1), tr. 8-13.
5. Nghiêm Đức Thuận (2013), “Đặc điểm lâm sàng 
chảy máu mũi”, Y học thực hành, 859 (2), tr. 99-103.
6. Arshad M., Ahmed Z., Ali L. (2007), “Epistaxis: 
An experience with over 100 cases”, Rawal Medical 
Journal,(32), pp. 142-145.
7. Chin- Ling H., Chih – Hung S. (2002), “Epistaxis: 
A review of hospital patients”, Chines Medical Journal 
(Taipei), (65), pp. 74-84.
8. Eziyi J.A.E., Akinpelu O.V., Amusa Y.B., Eziyi A.K. 
(2009). “Epistaxis in Nigerians: A 3- year Experience”, East 
and Central African Journa of Surgery, 14(2), pp. 93-98.
9. Jennifer A. Villwock, Jones K., MD. (2013), “Recent 
trends in Epistaxis management in the United States 
2008-2010 ”, JAMA Otolaryngo Head neck surg, 139 (12), 
pp. 1279-1284.
10. Myrian M.D.S., Maria L.P.L. (2009), “Epistaxis: 
Prevailing factors and treatment”, Arch. Otofhinolaryngol, 
São Paulo- Brazil, 13(4), pp. 381-385.
11. Vashney S., Saxena R.K. (2005), “Epistaxis : A 
retrospective clinical study”, Indian journal of Otolaryn-
gology and Head and Neck Surgery, 57 (2), pp. 125-129

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_hinh_thai_lam_sang_va_ket_qua_xu_tri_cap_cuu.pdf