Nghiên cứu bước đầu về tình trạng bệnh tăng Cholesterol máu có tính gia đình ở các trường hợp mắc bệnh mạch vành sớm

TÓM TẮT

Cơ sở nghiên cứu: Bệnh tăng cholesterol máu

có tính gia đình (Familial hypercholesterolemia -

FH) là bệnh lý di truyền gen trội có LDL-C trong

máu tăng cao, hậu quả gây bệnh mạch vành sớm.

Hiểu biết về bệnh này tại Việt Nam còn hạn chế. Do

đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu sau:

(1) Xác định tỷ lệ bệnh nhân bị tăng Cholesterol

máu có tính gia đình trong các trường hợp có bệnh

mạch vành sớm; (2) Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và

cận lâm sàng của bệnh nhân FH.

Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Hồi

cứu, mô tả cắt ngang trên 677 bệnh nhân có bệnh

mạch vành sớm, áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán

bệnh FH của Dutch (sửa đổi theo 95% bách phân

vị LDL-C máu của người Việt Nam)

pdf 5 trang phuongnguyen 8020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu bước đầu về tình trạng bệnh tăng Cholesterol máu có tính gia đình ở các trường hợp mắc bệnh mạch vành sớm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bước đầu về tình trạng bệnh tăng Cholesterol máu có tính gia đình ở các trường hợp mắc bệnh mạch vành sớm

Nghiên cứu bước đầu về tình trạng bệnh tăng Cholesterol máu có tính gia đình ở các trường hợp mắc bệnh mạch vành sớm
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 33
Nghiên cứu bước đầu về tình trạng bệnh tăng 
Cholesterol máu có tính gia đình ở các trường 
hợp mắc bệnh mạch vành sớm
Kim Ngọc Thanh*,**, Trần Trung Thành**, Trần Đức Huy**, Lê Hồng An***, Trương Thanh Hương*,**
Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai*
Trường Đại học Y Hà Nội**
Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội ***
TÓM TẮT 
Cơ sở nghiên cứu: Bệnh tăng cholesterol máu 
có tính gia đình (Familial hypercholesterolemia - 
FH) là bệnh lý di truyền gen trội có LDL-C trong 
máu tăng cao, hậu quả gây bệnh mạch vành sớm. 
Hiểu biết về bệnh này tại Việt Nam còn hạn chế. Do 
đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu sau: 
(1) Xác định tỷ lệ bệnh nhân bị tăng Cholesterol 
máu có tính gia đình trong các trường hợp có bệnh 
mạch vành sớm; (2) Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và 
cận lâm sàng của bệnh nhân FH.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Hồi 
cứu, mô tả cắt ngang trên 677 bệnh nhân có bệnh 
mạch vành sớm, áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán 
bệnh FH của Dutch (sửa đổi theo 95% bách phân 
vị LDL-C máu của người Việt Nam).
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ FH ở bệnh nhân 
bệnh mạch vành sớm là 2.7%. Trong 18 bệnh nhân 
FH: 77.8% bệnh nhân FH có hẹp ≥70% đường kính 
lòng mạch ít nhất 1 nhánh động mạch vành và có 12 
trường hợp đặt stent, 2 trường hợp bắc cầu chủ vành.
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy bệnh lý FH là 
thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi có bệnh mạch 
vành mắc bệnh FH và phần lớn có tổn thương mạch 
vành nghiêm trọng.
Từ khóa: Tăng Cholesterol máu có tính gia 
đình, Bệnh mạch vành sớm. 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tăng Cholesterol máu có tính chất gia đình 
(Familial Hypercholesterolemia, viết tắt: FH) là 
bệnh lý di truyền gen trội đặc trưng bởi hiện tượng 
LDL-C huyết tương tăng cao. Các nghiên cứu dịch 
tễ trên thế giới ghi nhân một số lương bệnh nhân 
FH trong cộng đồng, với ước tính khoảng 20 triệu 
người trên thế giới mắc bệnh [1]. Các bệnh nhân 
FH có nguy cơ mắc bệnh mạch vành sớm, có thể 
xuất hiện trước 35 tuổi. Tại Việt Nam, hiện có 
khoảng trống trong chẩn đoán và điều tri bệnh FH. 
Vì vậy, nghiên cứu chúng tôi gồm 2 mục tiêu: (1) 
Xác định tỷ lệ bệnh nhân bị FH trong các trường 
hợp có bệnh mạch vành sớm; (2) Tìm hiểu một số 
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh 
nhân FH.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, 
hồi cứu. Các số liệu thu thập theo hồ sơ nghiên cứu 
trong 15 tháng (2013 – 2015), tại Viện Tim mạch 
Việt Nam.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201834
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân 
được chẩn đoán bệnh mạch vành sớm theo tiêu 
chuẩn nghiên cứu được thu thập số liệu theo mẫu 
bệnh án nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân mắc bệnh mạch 
vành sớm: (1) Tuổi: Nam <55 tuổi, nữ <60 tuổi; 
(2) Có bằng chứng hình ảnh tổn thương động 
mạch vành (dựa trên kết quả chụp cắt lớp vi tính 
động mạch vành và/hoặc chụp mạch vành qua da).
Tiêu chuẩn chuẩn đoán bệnh tăng Cholesterol 
máu có tính gia đình: Đáp ứng tiêu chuẩn Dutch 
sửa đổi [2]. Chẩn đoán FH khi điểm DUTCH > 5.
Tiêu chuẩn DUTCH Điểm Tiêu chuẩn DUTCH Điểm 
 Tiền sử gia đình (2) Bệnh cảnh lâm sàng
Người thân trực hệ (họ hàng bậc 1) sớm mắc bệnh mạch vành 
hoặc bệnh ĐM khác (nam trước 55 tuổi, nữ trước 60 tuổi) 
HOẶC Đã từng có kết quả LDL-C cao, trong nhóm >95% 
phân bố theo tuổi và giới
1
Người sớm mắc bệnh mạch vành 
(nam < 55 tuổi, nữ < 60 tuổi)
2
Họ hàng bậc 1 có hình ảnh u mỡ bám gân và/hoặc vòng giác 
mạc 
HOẶC Trẻ 
95% phân bố theo tuổi và giới
2
Người bị tai biến mạch não hoặc bệnh 
động mạch ngoại biên sớm (nam < 55 
tuổi, nữ < 60 tuổi) 
1
(3) Khám lâm sàng
(4) Xét nghiệm LDL-C máu (theo 95% bách 
phân vị người Việt Nam)
Có u mỡ bám gân 6
LDL-C > 4.6 mmol/l 8
3.8 < LDL-C ≤ 4.6 mmol/l 5
Có vòng giác mạc từ trước 45 tuổi 4
3.5 < LDL-C ≤ 3.8 mmol/l 3
LDL-C ≤ 3.5 mmol/l 1
Tính tổng điểm (1) + (2) + (3) + (4): ≥ 8 ĐIỂM: Chắc chắn FH; 6-7 điểm: Có thể FH; 3-5 điểm: Nghi ngờ FH; Dưới 
3 điểm: Ít khả năng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 15 tháng, tại Viện Tim mạch Việt Nam, 
có 3802 bệnh nhân mắc bệnh mạch vành nhập 
viện, trong đó 677 trường hợp là bệnh mạch vành 
sớm. Số liệu thống kê ghi nhận có 18 bệnh nhân 
FH mắc bệnh mạch vành sớm với điểm DUTCH 
≥ 6. Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán xác 
định có FH trong tổng số bệnh nhân bệnh mạch 
vành sớm là 2.7%.
Bảng 1. Phân bố giới và tuổi của bệnh nhân FH có 
bệnh mạch vành sớm (FH-PCHD)
Bệnh nhân FH -PCHD Tuổi trung bình (năm)
Nam giới (n=13) 47.9 ± 6.1
P < 0.001
(t-test)
Nữ giới (n=5) 55.2 ± 2.3
Toàn bộ (n=18) ± 6.3
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 35
Nhận xét: 
- Tỉ lệ nam/nữ ở bệnh nhân FH – PCHD = 2.6.
- Nhóm bệnh nhân FH nam giới trẻ tuổi hơn 
nhóm bệnh nhân FH nữ giới, khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0.001, t-test).
Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành của 18 bệnh 
nhân FH: 
+ Nhóm nam giới: 6/13 (46.2%) có hút thuốc 
lá, 5/13 (38.5%) có tăng huyết áp.
+ Nhóm nữ giới: không có hút thuốc lá, 1/5 
(20%) có tăng huyết áp. 
Bảng 2. Đặc điểm lipid máu của bệnh nhân FH mắc 
bệnh mạch vành sớm
Chỉ số lipid 
máu
X ± SD 
(mmol/l)
Nhỏ nhất 
(mmol/l)
Lớn nhất 
(mmol/l)
Cholesterol toàn 
phần
6.91 ± 1.54 5.54 12.21
LDL-C 4.73 ± 1.15 3.64 8.1
HDL-C 1.22 ± 0.28 0.81 1.67
Triglycerid 1.86 ± 0.71 0.8 2.99
Nhận xét: Các bệnh nhân FH có nồng độ 
Cholesterol máu toàn phần và LDL-C ở ngưỡng 
cao, trong khi nồng độ HDL-C và Triglycerid trong 
giới hạn bình thường. 
Đặc điểm về tổn thương động mạch vành:
- Số lượng mạch vành bị hẹp: 77.8% có tổn 
thương ≥ 1 thân; 72.2% có tổn thương ≥ 2 thân; 
44.4% có tổn thương 3 thân.
- Vị trí mạch vành bị hẹp: 72.2% tổn thương tại 
động mạch vành phải, 38.9% có tổn thương động 
mạch vành trái, 33.3% có tổn thương nhánh mũ
Điều trị ở các bệnh nhân FH mắc bệnh mạch 
vành sớm
Trong 18 bệnh nhân FH, 12 bệnh nhân được 
đặt stent động mạch vành, 2 bệnh nhân được phẫu 
thuật bắc cầu chủ vành và 4 bệnh nhân được điều 
trị nội khoa.
Thời điểm xuất viện, 100% bệnh nhân được điều 
trị thuốc hạ lipid máu nhóm Statin, với biệt dược và 
liều thuốc hàng ngày như bảng sau: 
Statin
 (liều hàng ngày)
Tỉ lệ
Statin 
(liều hàng ngày)
Tỉ lệ
Atorvastatin 
10 mg
27.8%
Rosuvastatin 
10 mg
44.4%
Atorvastatin 
20 mg
11.1%
Rosuvastatin
 20 mg
11.1%
Atorvastatin 
40 mg
5.6% Khác 0%
BÀN LUẬN
Tỉ lệ bệnh nhân FH trong số các bệnh nhân nhồi 
máu cơ tim trẻ tuổi là 2.7%. Kết quả này phù hợp với 
nghiên cứu của tác giả Nanchen công bố năm 2015 
ghi nhận trong 1451 bệnh nhân nhồi máu cơ tim < 
45 tuổi, có 4.8% bệnh nhân là FH (dựa trên bảng 
điểm DUTCH ≥ 6) [3]. Điều này gợi ý yêu cầu cần 
khảo sát bệnh lý tăng cholesterol máu có tính gia 
đình khi tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân trẻ 
tuổi mắc bệnh mạch vành do nguy cơ tái diễn các 
biến chứng mạch vành ở nhóm bệnh nhân FH rất 
cao nếu không được kiểm soát chỉ số LDL-C máu 
tích cực. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nam/nữ 
trong nhóm FH –PCHD là 2.6 và tuổi có nhóm 
nam ít hơn nữ giới FH khoảng 7 tuổi, (p < 0.001, 
t-test). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của 
Nachen khi bệnh nhân FH có nhồi máu cơ tim < 45 
tuổi là nam giới chiếm 76.9% [3]. Điều này lên quan 
đến yếu tố giới tính trong bệnh mạch vành với giới 
nữ < 55 tuổi là yếu tố bảo vệ trong bệnh mạch vành 
đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Ghi 
nhập cộng đồng của NHANES ở người dân tuổi 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.201836
từ 34 – 54, có 2.5% nam giới, trong khi chỉ có 0.7% 
nữ giới bị nhồi máu cơ tim tình hình nhồi máu cơ 
tim [4]. Một nghiên cứu dịch tễ thực hiện tại Anh 
năm 1979 cho thấy ở bệnh nhân FH, tổn thương 
mạch vành xuất hiện sớm ở nam giới so với nữ giới 
khoảng 10 năm [5]. Một lý giải cho số lượng bệnh 
nhân nam giới FH trong nghiên cứu này cao hơn 
nữ giới là do các bệnh nhân nam giới có nhiều hơn 
các yếu tố nguy cơ khác về bệnh mạch vành là hút 
thuốc lá và tăng huyết áp. Thực tế, trong nghiên cứu 
của chúng tôi ghi nhận ở nam giới FH có 46.2% hút 
thuốc lá và 38.5% có tăng huyết áp, trong khi con 
số này ở nữ giới FH là 0% hút thuốc lá và 20% tăng 
huyết áp. 
Nồng độ Cholesterol toàn phần và LDL-C 
trong máu ở 18 bệnh nhân FH rất cao, lần lượt là 
6.91 ± 1.54 mmol/l và 4.73 ± 1.15 mmol/l. Trong 
bệnh FH, các bất thường gen liên quan đến chuyển 
hóa apoprotein làm gia tăng nồng độ LDL-C, và 
Cholesterol toàn phần trong máu. Nồng độ LDL-C 
trong máu cao là yếu tố thuận lợi gia tăng tốc độ 
xơ vữa thành mạch, theo thời gian dẫn đến bệnh 
lý mạch vành, hay động mạch chủ xuất hiện sớm. 
Theo nghiên cứu của tác giả Jacques, điểm cut-off 
của LDL-C máu ≥ 160 mg/dl (4.14 mmol/l) là 
dự báo bệnh lý mạch vành trong tương lai [6]. Đặc 
điểm của nồng độ LDL Cholesterol trong máu của 
18 bệnh nhân FH trong nghiên cứu rất cao cũng phù 
hợp với đặc điểm tổn thương mạch vành nghiêm 
trọng của các bệnh nhân này với 72.2 % bệnh nhân 
có tổn thương ≥ 2 thân mạch vành và 44.4% có tổn 
thương cả 3 thân, đồng nghĩa với 12 trường hợp 
phải đặt stent mạch vành và 2 trường hợp phải phẫu 
thuật bắc cầu chủ-vành. 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy việc 
điều trị hạ LDL-C bằng statin ở nhóm bệnh nhân 
FH còn nhiều hạn chế khi đối chiều với khuyến 
cáo điều trị bệnh lý tăng Cholesterol máu có tính 
gia đình hiện nay. Theo Melissa, khi có biến cố 
mạch vành, các bệnh nhân FH cần sử dụng ngay 
các thuốc để hạ > 50% LDL-C nền và đích hạ 
LDL-C máu xuống dưới 1.8 mmol/l [7]. Thực tế, 
tất cả các bệnh nhân FH trong nghiên cứu đều đã 
dùng các Statin có tác dụng hạ LDL-C máu mức 
độ mạnh là Rosuvastatin và Atorvastatin. Thực tế, 1 
liều Atorvastatin 10 mg giúp giảm 36.8% LDL-C 
nền và 1 liều Rosuvastatin 10 mg sẽ giảm được 
45.8% LDL-C nền. Việc tăng liều thuốc sẽ giúp 
tăng khả năng hạ LDL-C nền theo quy tắc tăng 
gấp đôi liều thuốc sẽ làm giảm thêm 6% LDL-C 
nền [8]. Như vậy, đa số các bệnh nhân FH chưa 
được điều trị đạt liều cần thiết trước khi ra viện 
khi có tới 44.4% dùng liều Rosuvastatin 10 mg, 
27.8% dùng liều Atorvastatin 10 mg, 11/1% dùng 
liều Atorvastatin 20 mg, tức là chưa đạt được yêu 
cầu đầu tiên là giảm ít nhất 50% LDL-C nền, 
trong khi nồng độ LDL-C nền của 18 bệnh nhân 
này rất cao. 
KẾT LUẬN 
Có một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân tăng cholesterol 
máu có tính gia đình, chiếm 2.7% các trường hợp 
mắc bệnh mạch vành sớm, với nồng độ LDL-C 
rất cao và có tổn thương mạch vành nghiêm trọng. 
Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc hạ LDL-C 
cho các bệnh nhân FH tại Việt Nam còn nhiều hạn 
chế và cần điều chỉnh để phù hợp các khuyến cáo 
hiện hành.
ABSTRACT
Initial research about familial hypercholesterolemia in patients with premature coronary artery 
disease
Background: Familial hypercholesterolemia (FH) is a dominant genetic disease which has high 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 81.2018 37
concentration of LDL-C and it causes premature coronary heart disease (PCHD). The understandings 
of this disease in Vietnam is still limited. Therefore, this research was proceeded with the purpose to: (1) 
determine the proportion of FH patients with PCHD in Vietnam; (2) identify clinical and non-clinical 
features of these patients.
Methods and object: Descriptive study on 677 patients with PCHD, using the modified Dutch criteria 
(with Vietnamese 95 percentile LDL-C).
Results: The proportion of FH/PCHD was 2.7%. In 18 FH patients: 77.8% FH patients had had 
narrowing coronary arteries ≥70% with at least one branch and 12 patients with stent insertion, 2 coronary 
arteries bypass grafting.
Conclusion: The study showed that FH is an important reason cause premature coronary heart 
disease. It also occurred severe coronary injuries.
Key words: Familial hypercholesterolemia, premature coronary heart disease. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Geralg F. Watts., et al. Integrated guidance on the care of familial hypercholesterolaemia from the 
International FH Foundation. International Journal of Cardiology.2014; 171, pp. 309 – 325.
2. Khalid Al-Waili, et al. Criteria for Diagnosis of Familial Hypercholesterolemia: A Comprehensive 
Analysis of the Different Guidelines, Appraising their Suitability in the Omani Arab Population. Oman 
Med J. 2014 Mar; 29(2): 85–91.
3. Nanchen D., et al. Prevalence and management of familial hypercholesterolemia in patients with acute 
coronary syndromes. Eur Heart J. 2015 Sep 21; 36 (36):2438-45.
4. Towfighi A., et al. Sex-specific trends in midlife coronary heart disease risk and prevalence. Arch Intern 
Med. 2009 Oct 26; 169 (19):1762-6.
5. Gagné C, Moorjani S, Brun D, et al. Heterozygous familial hypercholesterolemia: relationship between 
plasma lipids, lipoproteins, clinical manifestations and ischaemic heart disease in men and women. 
Atherosclerosis 1979;34:13-24.
6. Jacques J. Genest, et al,. Prevalence of risk factors in men with premature coronary artery disease. The 
American Journal of Cardiology 1991. Volume 67, Issue 15, 1 June 1991, Pages 1185–1189.
7. Melissa A. Austinet al,. Familial Hypercholesterolemia and Coronary Heart Disease: A HuGE 
Association Review. Am J Epidemiol. 2004 Sep 1;160(5):421-9.
8. Jones PH., et al. Comparison of the efficacy and safety of rosuvastatin versus atorvastatin, simvastatin 
and pravastatin across doses (STELLAR trial). Am J Cardiol 2003;92:152-160.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_buoc_dau_ve_tinh_trang_benh_tang_cholesterol_mau.pdf