Nghiên cứu biến đổi áp lực nội sọ trước và sau phẫu thuật giải áp trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng

TÓM TẮT

Mục tiêu: xác định biến đổi áp lực nội sọ trước và sau phẫu thuật giải áp trên bệnh nhân

chấn thương sọ não nặng. Đối tượng và phương pháp: 32 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng

có điểm Glasgow 3 - 8 điểm, chỉ định mở sọ giải áp theo dõi áp lực nội sọ liên tục. Kết quả: áp

lực nội sọ trước phẫu thuật cao hơn so với sau phẫu thuật 1 ngày, 3 ngày, khác biệt có nghĩa

thống kê (p < 0,001).="" điểm="" glasgow="" trung="" bình="" trước="" phẫu="" thuật="" và="" sau="" phẫu="" thuật="" 1="" ngày="">

3 ngày không khác biệt rõ rệt (p < 0,05).="" kết="" luận:="" phẫu="" thuật="" giải="" áp="" kịp="" thời="" ở="" bệnh="" nhân="">

thương sọ não nặng giúp giảm áp lực nội sọ đáng kể ở ngày thứ nhất và ngày thứ ba sau mổ

so với trước mổ.

pdf 9 trang phuongnguyen 9660
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu biến đổi áp lực nội sọ trước và sau phẫu thuật giải áp trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu biến đổi áp lực nội sọ trước và sau phẫu thuật giải áp trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng

Nghiên cứu biến đổi áp lực nội sọ trước và sau phẫu thuật giải áp trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 41 
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI ÁP LỰC NỘI SỌ TRƢỚC VÀ 
SAU PHẪU THUẬT GIẢI ÁP TRÊN BỆNH NHÂN 
CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO NẶNG 
 Phạm Thái Dũng1; Nguyễn Ng c Thạch2 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: xác định biến đổi áp lực nội sọ trước và sau phẫu thuật giải áp trên bệnh nhân 
chấn thương sọ não nặng. Đối tượng và phương pháp: 32 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng 
có điểm Glasgow 3 - 8 điểm, chỉ định mở sọ giải áp theo dõi áp lực nội sọ liên tục. Kết quả: áp 
lực nội sọ trước phẫu thuật cao hơn so với sau phẫu thuật 1 ngày, 3 ngày, khác biệt có nghĩa 
thống kê (p < 0,001). Điểm Glasgow trung bình trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 ngày và 
3 ngày không khác biệt rõ rệt (p < 0,05). Kết luận: phẫu thuật giải áp kịp thời ở bệnh nhân chấn 
thương sọ não nặng giúp giảm áp lực nội sọ đáng kể ở ngày thứ nhất và ngày thứ ba sau mổ 
so với trước mổ. 
* Từ khóa: Chấn thương sọ não nặng; Áp lực nội sọ; Phẫu thuật giải áp. 
Study the Change of Intracranial Pressure before and after 
Decompressive Surgery in Severe Traumatic Brain Injury Patients 
Summary 
Objectives: To define the change of intracranial pressure before and after the decompressive 
surgery in severe traumatic brain injury patients. Subjects and method: 32 patients with severe 
cranial trauma with Glasgow score of 3 - 8 points for indications of decompressive cranitomy 
surgery to monitor continuous intracranial pressure. Results: The pre-operative intracranial 
pressure was higher than 1
st
 and 3
rd
 day post-operation, the difference was statistically 
significant (p < 0.001). The average Glasgow score before surgery and after 1 day and 3 days 
surgery was not significantly different (p < 0.05). Conclusion: Timely decompressive surgery in 
severe traumatic brain injury patients reduced significant intracranial pressure on the 1
st 
and 3
rd 
day post-operation compared with pre-operation. 
* Keywords: Severe brain trauma injury; Intracranial pressure; Decompressive surgery. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chấn thương sọ não (CTSN) nặng là 
một cấp cứu ngoại khoa gây tàn phế và 
tử vong cao cho người bệnh [1, 5, 10]. 
Bệnh sinh CTSN nặng là một quá trình 
bệnh lý phức tạp, trong đó phù não và 
tăng áp lực nội sọ (ALNS) luôn là mối quan 
tâm hàng đầu của các bác sỹ lâm sàng. 
Nobl B (2008) cho rằng kiểm soát ALNS 
rất quan trọng trong điều trị bệnh nhân (BN) 
CTSN nặng vì liên quan chặt chẽ đến 
tàn phế và tử vong cho người bệnh [9]. 
1. Bệnh viện Quân y 103 
2. Bệnh viện Bỏng Quốc gia 
Người phản hồi (corresponding): Phạm Thái Dũng (dzungdoctor@gmail.com) 
Ngày nhận bài: 20/02/2019; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/03/2019 
 Ngày bài báo được đăng: 18/04/2019 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 42 
Arash F (2011) theo dõi 388 BN CTSN 
nặng từ 2000 - 2008 nhận thấy nếu ALNS 
được kiểm soát thì tỷ lệ tử vong (14,7%) 
thấp hơn so với nhóm BN không kiểm 
soát được ALNS (31,4%) [6]. Phẫu thuật 
giải áp cho BN CTSN là một trong các 
biện pháp điều trị quan trọng ở nh ng BN 
này. Tuy nhiên, hiệu quả của giảm ALNS 
sau phẫu thuật tại thời điểm cụ thể nào 
nhằm giúp hồi sức sau phẫu thuật CTSN 
nặng rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: 
Xác ịnh iến ổi ALNS trước và sau 
phẫu thuật giải áp trên BN CTSN não nặng. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tƣợng nghiên cứu. 
32 BN bị CTSN nặng được điều trị tại 
Khoa Hồi sức Tích cực Ngoại, Bệnh viện 
H u Nghị Việt - Tiệp Hải Phòng từ 7 - 2015 
đến 7 - 2016. 
* Tiêu chuẩn lựa chọn: BN ≥ 16 tuổi bị 
CTSN có điểm Glasgow từ 3 - 8 điểm, 
được chỉ định phẫu thuật mở sọ giảm áp 
lấy máu tụ và đặt catheter theo dõi ALNS 
bằng monitor. 
* Tiêu chuẩn loại trừ: phụ n có thai, 
có bệnh nội khoa mạn tính, không theo 
dõi được ALNS liên tục. BN tử vong trước 
3 ngày vào viện. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo 
dõi dọc. 
BN nghiên cứu được chia làm 2 nhóm, 
Glasgow ≤ 5 điểm và Glasgow 6 - 8 điểm. 
- Đánh giá tình trạng ý thức theo điểm 
Glasgow. Glasgow 14 - 15 điểm: không 
hôn mê; Glasgow 12 - 13 điểm: hôn mê 
độ I; Glasgow 9 - 11 điểm: hôn mê độ II; 
Glasgow 5 - 8 điểm: hôn mê độ III; 
Glasgow 3 - 4 điểm: hôn mê độ IV. CTSN 
nặng là nh ng trường hợp có điểm 
Glasgow từ 3 - 8. 
- Tính thời gian sau nhập viện đến khi 
phẫu thuật, thời gian từ lúc đặt catheter 
đo ALNS đến khi phẫu thuật. 
- Đặt catheter PSO-EC20 đo ALNS. 
Đo ALNS của BN: 
+ Thời điểm: trước phẫu thuật giải áp, 
sau phẫu thuật 1 ngày, 3 ngày. 
+ Phương pháp: theo dõi ALNS trên 
máy hiệu PRESSIO, PSO - 300 (Hãng 
SOPHYSA, Pháp). ALNS được gọi là tăng 
khi trên máy đo ALNS là 20 - 24 mmHg 
trong 30 phút, hoặc 25 - 29 mmHg trong 
10 phút, hoặc ≥ 30 mmHg trong 1 phút. 
+ Đánh giá: phân độ tăng ALNS theo 
Tiêu chuẩn của Hội Chấn thương Sọ não 
Hoa Kỳ (2007): ALNS bình thường 0 - 
15 mmHg, ALNS bất thường > 15 mmHg, 
tăng ALNS trung bình 21 - 40 mmHg, 
tăng ALNS nguy hiểm > 40 mmHg. 
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS 
16.0, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi 
p < 0,05. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
BÀN LUẬN 
Theo dõi ALNS là phương pháp để 
khẳng định hoặc loại trừ tăng ALNS do 
CTSN. Nếu tăng ALNS, theo dõi ALNS 
không chỉ là phương pháp đáng tin cậy 
để đánh giá hiệu quả của điều trị mà còn 
giúp chuyển đổi phương pháp điều trị 
sớm và kịp thời khi điều trị bảo tồn CTSN 
thất bại. Trường hợp BN bị liệt hoặc sử 
dụng an thần liều cao, thăm khám thần 
kinh thông thường ít có nghĩa. Theo dõi 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 43 
ALNS là biện pháp xác định áp lực tưới 
máu não của BN và các chỉ số chức năng 
não [2, 7]. 
* Tuổi và giới (n = 32): 
- Tuổi: 16 - 20: 5 BN (15,6%); 21 - 40 
tuổi: 12 BN (37,5%); 41 - 60 tuổi: 8 BN 
(25,0%); > 60 tuổi: 7 BN (21,9%); X SD 
(cao nhất - thấp nhất ): 43,6 20,4 (17 - 85). 
- Giới: nam: 29 (90,6%); n 3 (9,4%). 
Nhóm tuổi từ 21 - 40 chiếm tỷ lệ cao 
nhất (37,5%), trong đó tuổi cao nhất 85, 
thấp nhất 17, nam giới chiếm 90,6%. 
Bảng 1: Thời gian sau nhập viện đến khi được phẫu thuật và đặt thiết bị đo ALNS. 
Thời gian Thời gian đƣợc phẫu thuật Thời gian đƣợc đặt thiết bị đo ALNS 
 n % n % 
3 - 24 giờ 27 84,4 27 84,4 
24 - 72 giờ 2 6,3 3 9,4 
72 - 96 giờ 3 9,4 2 6,2 
BN được phẫu thuật giải áp và đặt thiết bị đo ALNS trong vòng 24 giờ ngay sau khi 
nhập viện chiếm tỷ lệ cao nhất (84,4%). Nhóm tuổi từ 21 - 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 
(37,5%) trong đó tuổi cao nhất 85, thấp nhất 17, nam giới chiếm 90,6%. Vũ Trí Hiếu 
(2013) nhận thấy tỷ lệ BN được đặt máy đo ALNS trong 24 giờ đầu tiên 15/27 BN 
(55,6%), 9/27 BN (33,3%) được đặt máy đo ALNS từ 24 - 72 giờ, 3/27 BN (11,1%) 
được đặt máy đo ALNS sau 72 giờ. Trong số BN được đặt máy đo ALNS trong vòng 
24 giờ đầu tiên chỉ 4/15 BN (26,7%) có ALNS tăng cao ≥ 40 mmHg. Trong khi đó , 
3/9 BN (33,3%) có ALNS tăng cao ≥ 40 mmHg ở nhóm đặt máy đo ALNS muộn 
24 - 72 giờ và 2/3 BN (66,7%) đặt máy đo ALNS quá 72 giờ sau tai nạn [4]. 
Bảng 2: ALNS của BN trước và sau phẫu thuật giải áp (n = 32). 
ALNS (mmHg) 
Trƣớc phẫu thuật 
(1) 
Sau phẫu thuật 1 ngày 
(2) 
Sau phẫu thuật 3 ngày 
(3) 
n % n % n % 
16 - 20 2 6,2 24 75 22 68,7 
21 - 30 17 53,2 6 18,8 6 18,8 
31 - 40 11 34,4 2 6,2 4 12,5 
 40 - 60 2 6,2 0 0 0 0 
X SD 
(Min - max) 
31,2 11,3 
(14 - 82) 
15,5 7,6 
(7 - 33) 
18,0 9,3 
(8 - 38) 
p p1-2,3 0,05 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 41 
ALNS trước phẫu thuật cao hơn so 
với sau phẫu thuật 1 ngày, 3 ngày, 
khác biệt có nghĩa thống kê (p < 0,001). 
Khi vào viện, đa số BN có ALNS tăng cao: 
21 - 30 mmHg: 17/32 BN (53,1%); 31 - 
40 mmHg: 11/32 BN (34,4%) và > 40 mmHg 
là 2/32 BN (6,3%), thấp hơn so với kết 
quả của Vũ Trí Hiếu (2013) [4] là 9/27 BN 
(33,3%) và Miller (1977) (23%) [8]. Có nhiều 
nguyên nhân ảnh hưởng nhận thấy trên 
lâm sàng như BN được đưa đến viện 
muộn sau chấn thương, thời gian vận 
chuyển kéo dài từ tuyến cơ sở lên trung 
ương, thời gian điều trị nội khoa không đo 
ALNS tại khoa phòng. Kết quả của chúng 
tôi phù hợp với Vũ Trí Hiếu và Miller. 
Chúng tôi cũng thấy ALNS trung bình 
của BN trước phẫu thuật (31,2 11,3 
mmHg) không khác biệt so với khi phẫu 
thuật (31,3 6,5 mmHg) (p > 0,05). Kết 
quả này tương tự nghiên cứu của Vũ Trí 
Hiếu (2013) [4]. 
Qua nghiên cứu thấy sau phẫu thuật 
giải áp ở ngày thứ nhất, 24/32 BN có 
ALNS < 20 mmHg và ở ngày thứ 3 là 
22/32 BN (68,8%); không có trường hợp 
nào ALNS > 40 mmHg. ALNS của BN 
CTSN sau phẫu thuật 1 ngày (15,5 7,6 
mmHg) và 3 ngày (18 9,3 mmHg) giảm 
rõ rệt so với thời điểm trước phẫu thuật 
(31,2 11,3 mmHg), sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,001). Giá trị ALNS 
trung bình ở thời điểm sau phẫu thuật 
1 ngày so với 3 ngày khác biệt không có 
 nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 2). 
Nghiên cứu của Vũ Trí Hiếu (2013) [4] 
cho thấy tại thời điểm phẫu thuật, ALNS 
của BN CTSN nặng đo được có giá trị 
nhỏ nhất 25 mmHg và lớn nhất 70 mmHg. 
ALNS trung bình 43,07 ± 10,9 mmHg. 
Sau khi điều trị hồi sức tích cực trong 
24 giờ đầu tác giả thấy ALNS của BN 
CTSN nặng nhỏ nhất 18 mmHg và lớn 
nhất 60 mmHg. ALNS trung bình 32,19 ± 
10,09 mmHg. ALNS đã giảm đáng kể sau 
phẫu thuật giảm áp. So sánh ALNS tại 
thời điểm phẫu thuật và ngày thứ nhất 
sau phẫu thuật tác giả thấy khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo dõi ALNS 
ngày thứ hai sau mổ cho 25 BN thấy ALNS 
của BN CTSN nặng nhỏ nhất 12 mmHg 
tức là giới hạn bình thường và cao nhất 
70 mmHg. ALNS trung bình ngày thứ 2 
sau phẫu thuật là 28,52 ± 17,35 mmHg. 
Trong nghiên cứu của Vũ Trí Hiếu, ALNS 
cao tại thời điểm phẫu thuật, trung bình 
43,07 ± 10,91 mmHg. Sau khi mở sọ 
giảm áp, ALNS giảm dần trong 24 giờ đầu 
sau phẫu thuật, ALNS trung bình 32,19 ± 
10,09 mmHg và tiếp tục giảm ở ngày thứ 
hai còn 28,52 ± 17,35 mmHg. 8/27 BN 
(29,6%) tử vong có ALNS cao khi đặt mặc 
dù được hồi sức tích cực, phẫu thuật giảm 
áp nhưng ALNS không thay đổi hoặc tăng 
cao hơn. 
Như vậy, sau phẫu thuật giải áp, ALNS 
đã giảm, kết quả tương tự nghiên cứu 
của các tác giả trong và ngoài nước. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 45 
Bảng 3: Điểm Glasgow của BN trước và sau phẫu thuật giải áp (n = 32). 
Điểm 
Glasgow 
Trƣớc 
phẫu thuật (1) 
Sau phẫu thuật 
1 ngày (2) 
Sau phẫu thuật 
3 ngày (3) 
n % n % n % 
3 - 5 5 15,6 4 12,5 6 18,8 
6 - 8 27 84,4 26 81,3 22 68,7 
9 - 12 2 6,2 4 12,5 
X SD (Min - max) 6,7 1,2 (4 - 8) 7,0 1,4 (4 - 10) 7,0 1,6 (3 - 10) 
p p1-2,3 > 0,05; p2-3 > 0,05 
Điểm Glasgow trung bình của BN sau phẫu thuật 1 ngày (7,0 1,4 điểm) và 3 ngày 
(7,0 1,6 điểm) không khác biệt so với điểm Glasgow ở thời điểm trước phẫu thuật 
(8,3 2,7 điểm), (p > 0,05). 
Kết quả này tương tự nghiên cứu của Vũ Trí Hiếu (2013) [4], điểm trung bình 
Glasgow trước và sau phẫu thuật 1 ngày, 3 ngày khác biệt không có nghĩa thống kê 
với p > 0,05. Điều này cho thấy điểm Glasgow chưa phục hồi ngay ở ngày thứ nhất và 
thứ ba sau mổ. 
Bảng 4: Liên quan gi a điểm Glasgow, phẫu thuật và tử vong (n = 32). 
Thời điểm 
Điểm Glasgow Tổng số 
 ≤ 5 ≥ 6 
Trước phẫu thuật 
Số BN 5 27 32 
Tử vong 2 (40%) 2 (7,4%) 4 (12,5%) 
Sống 3 (60%) 25 (92,6%) 28 (87,5%) 
 OR = 1,78 (95%CI: 0,66 - 4,79); p > 0,05 
Sau phẫu thuật 1 ngày 
Số BN 4 28 32 
Tử vong 3 (75,0%) 1 (3,6%) 4 (12,5%) 
Sống 1 (25,0%) 27 (96,4%) 28 (87,5%) 
 OR = 3,85 (95%CI: 0,70 - 21,09); p < 0,01 
Sau phẫu thuật 3 ngày 
Số BN 6 26 32 
Tử vong 4 (66,7%) 0 4 (12,5%) 
Sống 2 (33,3%) 26 (100%) 28 (87,5%) 
 p < 0,001 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 46 
- Trước phẫu thuật, tỷ lệ tử vong ở 
nhóm có điểm Glasgow < 5 điểm (40,0%) 
cao hơn so với nhóm có điểm Glasgow 
≥ 6 (7,4%) với OR = 1,78 (95%CI: 
0,66 - 4,79), nhưng khác biệt chưa có 
 nghĩa thống kê (p > 0,05). 
- Sau phẫu thuật 1 ngày, tỷ lệ tử vong 
ở nhóm có Glasgow < 5 điểm (75,0%) 
cao hơn so với nhóm có điểm Glasgow ≥ 6 
(3,6%) với OR = 3,85 (95%CI: 0,70 - 21,09), 
khác biệt có nghĩa thống kê với p < 0,01. 
- Sau phẫu thuật 3 ngày, tỷ lệ tử vong 
ở nhóm có Glasgow < 5 điểm là 66,7%, 
nhóm có điểm Glasgow ≥ 6 là 0%, sự khác 
biệt có nghĩa thống kê với p < 0,001. 
Nghiên cứu của Vũ Trí Hiếu (2013) [4] 
cho thấy 5/14 BN (35,7%) tử vong ở nhóm 
có điểm Glasgow 3 - 5, cao hơn so với nhóm 
có điểm Glasgow 7 - 8 (3/13 BN = 23,1%), 
nhưng khác biệt không có nghĩa thống 
kê với p > 0,05. 10/13 BN (76,9%) có điểm 
Glasgow 6 - 8 điểm đạt kết quả tốt lớn 
hơn so với nhóm có điểm Glasgow 3 - 5 
điểm (4/14 BN = 28,6%). Mặt khác, nhóm 
có điểm Glasgow 3 - 5 lại có tỷ lệ BN đạt 
kết quả xấu (10/14 BN = 71,4%) cao hơn 
nhóm có điểm Glasgow 6 - 8 (23,1%). 
Điều đó cho thấy tri giác có vai trò quan 
trọng trong vấn đề tiên lượng về khả năng 
hồi phục của BN. Sự khác biệt gi a khả 
năng hồi phục của nhóm hôn mê nông và 
nhóm hôn mê sâu có nghĩa thống kê với 
p < 0,05. 
Nghiên cứu của Phạm Văn Hiếu (2016) 
[3] cho thấy BN có điểm Glasgow 3 - 5 điểm 
nguy cơ tử vong gấp 5,13 lần BN có điểm 
Glasgow 6 - 8 (p < 0,05). 
Như vậy, qua nghiên cứu của chúng 
tôi thấy mối liên quan gi a điểm Glasgow 
với tỷ lệ tử vong, nhóm có điểm Glasgow 
3 - 5 điểm ngày thứ nhất và thứ ba sau 
mổ có nguy cơ tử vong cao hơn so với 
nhóm 6 - 8 điểm, phù hợp với nghiên cứu 
của các tác giả trên. 
] 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 32 BN CTSN nặng 
được phẫu thuật giải áp và theo dõi ALNS 
liên tục chúng tôi rút ra kết luận: 
- Áp lực nội sọ sau phẫu thuật 1 ngày 
(15,5 ± 7,6 mmHg) giảm so với trước 
phẫu thuật (31,2 11,3 mmHg), khác biệt 
có nghĩa thống kê (p < 0,001). 
- Áp lực nội sọ sau phẫu thuật 3 ngày 
(18 9,3 mmHg) giảm so với trước phẫu 
thuật (31,2 11,3 mmHg), khác biệt có 
 nghĩa thống kê (p < 0,001). 
- Điểm Glasgow trung bình trước phẫu 
thuật và sau phẫu thuật 1 ngày và 3 ngày 
không có khác biệt rõ rệt (p < 0,05). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguy n Đức Chính. Tình hình cấp cứu 
tai nạn thương tích tại Bệnh viện Việt Đức 
năm 2009 - 2010. Tạp chí Y học Thực hành. 
2012, 787, tr.7-9. 
2. Đồng Văn Hệ, Lý Ngọc Liên. Sử dụng 
phương pháp đo áp lực trong sọ để theo dõi 
và điều trị CTSN nặng. Tạp chí Y học Thực 
hành. 2009, 669 (8), tr.46-48. 
3. Phạm Văn Hiếu. Nghiên cứu hiệu quả 
an thần của propofol có kiểm soát nồng độ 
đích kết hợp với fentanyl trong điều trị CTSN 
nặng. Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Nghiên 
cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108. 2016. 
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2019 
 47 
4. Vũ Tr Hiếu. Đánh giá kết quả mở nắp 
sọ giảm áp trong điều trị CTSN nặng. Luận văn 
Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2013. 
5. Trương Phước Sở, Tô Vĩnh Ninh, Phạm 
Dũng Nghiệp. Nghiên cứu trình trạng CTSN 
từ sau khi quy định đội mũ bảo hiểm. Tạp chí 
Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2009, 13 (6), 
tr.319-327. 
6. Arash F, Linda M.G, Ya Lin C et al. 
Responde to intracranial hypertension treatment 
as a predictor of death in patients with severe 
traumatic injury. J Neurosurg. 2011, 144, 
pp.1471-1478. 
7. Ganne S.U, Padmaja D. Changing 
trends in monitoring brain ischemia: From 
intracranial pressure to cerebral oximetry. 
Current Opionion in Anesthesiology. 2011, 24, 
pp.478-494. 
8. Miller J.D, Backer D.P et al. Significance 
of intracranial hypertension in severe head 
injury. Neuro Surg. 1977, 47, pp.503-516. 
9. Nobl B, Hemphill J.C. Avanced cerebral 
monitoring in neurocritical care. Neurology 
India. 2008, 56 (4), pp.405-413. 
10. Sunit C.S, Lokesh T. Management 
of Intracranial hypertension. Indian Journal 
of Pediatrics. 1977, 76, pp.519-529. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bien_doi_ap_luc_noi_so_truoc_va_sau_phau_thuat_gi.pdf