Nghiên cứu bào chế trà tan từ Hòe hoa và Thảo quyết minh hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm bào chế được trà tan từ Hòe hoa, Thảo quyết minh và đánh

giá được một số chỉ tiêu chất lượng của trà tan. Đầu tiên, dược liệu Hòe hoa và Thảo quyết minh

được kiểm định đầu vào bằng phương pháp hiển vi và hóa học. Sau đó, ngâm riêng với dung môi

là ethanol 60% ở nhiệt độ phòng để lọc lấy dịch chiết, cất thu hồi dung môi rồi phối hợp với

glucose được cao khô. Trộn đều 2 phần cao khô theo tỷ lệ thích hợp với nhau thu được trà tan.

Cuối cùng đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của trà tan và định tính các nhóm chất chính bằng

phương pháp hóa học. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xác định nguồn dược liệu đầu vào đạt tiêu

chuẩn. Đã bào chế ra 80,32 g trà tan thành phẩm từ nguyên liệu gồm 120 g Hòe hoa và 120 g Thảo

quyết minh cùng tá dược. Trà tan thành phẩm có các chỉ tiêu hóa lý đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt

Nam V, đa số các thành phần hóa học chính không bị mất đi qua quá trình bào chế.

Từ khóa: Dược học; Trà tan; Hòe hoa; Thảo quyết minh; Tăng huyết áp

pdf 6 trang phuongnguyen 9740
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu bào chế trà tan từ Hòe hoa và Thảo quyết minh hỗ trợ điều trị tăng huyết áp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bào chế trà tan từ Hòe hoa và Thảo quyết minh hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Nghiên cứu bào chế trà tan từ Hòe hoa và Thảo quyết minh hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(01): 101 - 106 
 Email: jst@tnu.edu.vn 101 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ TRÀ TAN TỪ HÒE HOA 
VÀ THẢO QUYẾT MINH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 
 Nguyễn Quốc Thịnh*, Phạm Thùy Linh, Đồng Quang Huy 
 Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm bào chế được trà tan từ Hòe hoa, Thảo quyết minh và đánh 
giá được một số chỉ tiêu chất lượng của trà tan. Đầu tiên, dược liệu Hòe hoa và Thảo quyết minh 
được kiểm định đầu vào bằng phương pháp hiển vi và hóa học. Sau đó, ngâm riêng với dung môi 
là ethanol 60% ở nhiệt độ phòng để lọc lấy dịch chiết, cất thu hồi dung môi rồi phối hợp với 
glucose được cao khô. Trộn đều 2 phần cao khô theo tỷ lệ thích hợp với nhau thu được trà tan. 
Cuối cùng đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của trà tan và định tính các nhóm chất chính bằng 
phương pháp hóa học. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xác định nguồn dược liệu đầu vào đạt tiêu 
chuẩn. Đã bào chế ra 80,32 g trà tan thành phẩm từ nguyên liệu gồm 120 g Hòe hoa và 120 g Thảo 
quyết minh cùng tá dược. Trà tan thành phẩm có các chỉ tiêu hóa lý đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt 
Nam V, đa số các thành phần hóa học chính không bị mất đi qua quá trình bào chế. 
Từ khóa: Dược học; Trà tan; Hòe hoa; Thảo quyết minh; Tăng huyết áp. 
Ngày nhận bài: 17/10/2019; Ngày hoàn thiện: 13/01/2020; Ngày đăng: 16/01/2020 
STUDY OF PREPARATION SOLUBLE TEA 
FROM FLOS STYPHNOLOBII JAPONICI AND SEMEN SENNAE TORAE 
SUPPORT TREATMENT FOR HYPERTENSION 
Nguyen Quoc Thinh
*
, Pham Thuy Linh, Dong Quang Huy 
 TNU - University of Medicine and Pharmacy 
ABSTRACT 
The objectives of this study are to prepare soluble tea from flos Styphnolobii japonici, semen 
Sennae torae and evaluate some indicators to test it from soluble tea. Firstly, flos Styphnolobii 
japonici and Semen Sennae torae are tested for input by microscopic and chemical methods. Then, 
separate separately with a solvent of 60% ethanol at room temperature to filter the extract, 
distillation and recovery of solvents then combine with glucose to get dry extractum. Mix the two 
dry extractum in proportion to each other obtain instant tea. Finally, assess some quality indicators 
of instant tea and qualitatively identify the main groups of chemicals. Having examined the 
conditions and constructed process of extracting attain standard. Prepare 80.32 g soluble tea from 
from 120 g flos Styphnolobii japonici and 120 g semen Sennae torae and adjuvants, the 
physicochemical extratum is right under the Vietnam Pharmacopoeia V. The main chemical 
substances haven’t lost in the process of preparation. 
Keywords: Pharmacy; Soluble tea; Flos Styphnolobii japonici; Semen Sennae torae; 
Hypertension. 
Received: 17/10/2019; Revised: 13/01/2020; Published: 16/01/2020 
* Corresponding author. Email: nqt2787@gmail.com 
Nguyễn Quốc Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 101 - 106 
 Email: jst@tnu.edu.vn 102 
1. Đặt vấn đề 
Tăng huyết áp (THA) được coi là yếu tố nguy 
cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là 
nhồi máu cơ tim và đột quỵ. THA còn là yếu 
tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch vành và tai 
biến mạch máu não. Đây là các biến chứng 
hay gặp và có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di 
chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa 
người làm mất khả năng lao động, thậm chí 
cần được chăm sóc và phục vụ lâu dài [1]. 
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc THA đang gia tăng 
một cách nhanh chóng. Theo thống kê, năm 
1960, tỷ lệ THA ở người trưởng thành phía 
bắc Việt Nam chỉ là 1% và hơn 30 năm sau 
(1992) theo điều tra trên toàn quốc của Viện 
Tim mạch thì tỷ lệ này đã 11,2%, tăng lên 
hơn 11 lần. Theo kết quả điều tra năm 2008, 
tỷ lệ tăng huyết áp ở người độ tuổi 25-64 là 
25,1%. Theo Tổng điều tra toàn quôc về yếu 
tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam 
năm 2015, có 18,9% người trưởng thành 
trong độ tuổi 18-69 tuổi bị tăng huyết áp, 
trong đó có 23,1% nam giới và 14,9% nữ 
giới. Còn nếu xét trong độ tuổi 18-25 tuổi thì 
tỷ lệ tăng huyết áp tăng từ 15,3% năm 2010 
lên 20,3% năm 2015. Như vậy là cứ 5 người 
trưởng thành 25-64 tuổi thì có 1 người bị tăng 
huyết áp. Do vậy, gánh nặng bệnh tật và tử 
vong do THA là một trong các vấn đề sức 
khỏe cộng đồng cấp bách nhất hiện nay [1]. 
Một trong những lĩnh vực ưu tiên trong phát 
triển công nghiệp dược của Bộ Y Tế hiện nay 
là phát triển nguồn dược liệu, nghiên cứu sản 
xuất nguyên liệu làm thuốc điều trị THA từ 
nguồn dược liệu sẵn có tại VN. Để góp phần 
hỗ trợ điều trị bệnh cũng như tạo ra sản phẩm 
bào chế thuận tiện cho người sử dụng nhóm 
nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bào 
chế trà tan từ Hòe hoa và Thảo quyết minh hỗ 
trợ điều trị tăng huyết áp”. 
Với những mục tiêu cụ thể như sau: 
- Bào chế được trà tan từ Hòe hoa và Thảo 
quyết minh. 
- Đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng 
của trà tan. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Hòe hoa và hạt 
Thảo quyết minh thu hái tại Thái Nguyên; trà 
tan được bào chế ra. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 
- Kiểm định nguyên liệu đầu vào: 
+ Phương pháp cảm quan: quan sát bằng mắt 
thường để so sánh hình thái với dược liệu đã 
được mô tả trong các tài liệu thường quy [2], 
[3], [4], [5]. 
+ Phương pháp hiển vi: dùng kính hiển vi để 
soi các đặc điểm bột dược liệu so sánh với các 
tài liệu đã được nghiên cứu [2], [4]. 
+ Phương pháp hóa học: dùng các phản ứng 
hóa học để định tính các nhóm chất chính 
trong dược liệu để so sánh với các tài liệu 
thường quy và các tài liệu đã được nghiên cứu 
trước [4], [6], [7]. 
- Bào chế trà tan thành phẩm: 
Cân riêng từng lượng dược liệu Hòe hoa và 
hạt Thảo quyết minh để riêng từng phần. Mỗi 
phần sẽ được chiết xuất theo phương pháp 
ngâm lạnh (nhiệt độ phòng) với dung môi là 
ethanol 60% trong 03 ngày. Sau 03 ngày rút 
dịch chiết, lọc bằng bông thu được dịch chiết 
lần 01, thêm dung môi và làm lại 02 lần. Gộp 
dịch chiết của 03 lần, dịch chiết được cất thu 
hồi dung môi thu được dịch đậm đặc, cô cách 
thủy đến cao đặc (có độ ẩm không quá 20%), 
thu được cao đặc toàn phần Hòe hoa và cao 
đặc Thảo quyết minh. Thêm tá dược là đường 
glucose thích hợp vào từng loại cao, trộn, rây 
qua cỡ rây 500 µm, sấy khô. Sau đó trộn vào 
với nhau theo tỷ lệ thích hợp thu được trà tan 
thành phẩm [8]. 
- Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của trà 
tan thành phẩm 
+ Hình thức: quan sát ở ánh sáng thường. 
+ Độ ẩm: xác định độ ẩm trong trà tan theo 
phương pháp mất khối lượng do làm khô (Phụ 
lục 9.6) trong DĐVN V. 
+ Độ đồng đều khối lượng: theo (Phụ lục 
11.3) trong DĐVN V. 
Nguyễn Quốc Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 101 - 106 
 Email: jst@tnu.edu.vn 103 
+ Định tính các nhóm chất hữu cơ trong trà 
tan thành phẩm: Bằng các phản ứng hóa học 
với thuốc thử chung và thuốc thử đặc hiệu của 
từng nhóm chất [4], [6], [7]. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Đánh giá nguyên liệu đầu vào 
* Phương pháp cảm quan: 
Dược liệu Hòe hoa (flos Styphnolobii 
japonici) thu hái từ nụ hoa của cây Hòe 
(Styphnolobium japonicum L., họ Đậu - 
Fabaceae), được phơi khô và sao qua ở 50-
80
0
C (Hình 1) [2], [3], [5], [9]. 
 Hình 1. Hòe hoa 
Dược liệu Thảo quyết minh (semen Sennae 
torae) thu hái từ hạt của cây Muồng (Cassia 
tora L., họ Đậu - Fabaceae), được phơi khô 
và sao vàng ở 100-140oC (Hình 2) [2], [3], 
[5], [9]. 
Hình 2. Thảo quyết minh 
- Nhận xét: Nguyên liệu thu hái và chế biến 
phù hợp với mô tả trong tài liệu số [2], [4]. 
* Phương pháp kiểm nghiệm vi học: 
Đặc điểm vi học bột Hòe hoa (Hình 3): Có 
nhiều hạt phấn hình cầu, bề mặt có nếp nhăn 
(1). Lông che chở đa bào gồm 2 tế bào đến 4 
tế bào, tế bào ở phía đầu dài và thuôn nhọn 
(3). Mảnh biểu bì đài hoa gồm những tế bào 
hình nhiều cạnh có mang lỗ khí (2) và lông 
che chở. Mảnh mạch xoắn (5). Tinh thể canxi 
oxalat hình khối (6). 
Hình 3. Vi học bột Hòe hoa 
Đặc điểm vi học bột Thảo quyết minh (Hình 
4): Các mảnh lá mầm thường có lớp tế bào 
mô giậu (1),(2). Mảnh vỏ ngoài của hạt màu 
vàng nâu (3). Mảnh mô mang các tinh thể 
calci oxalat (4), tinh thể calci oxalate có thể 
hình khối (5) hoặc hình cầu gai (6). 
Hình 4. Vi học bột Thảo quyết minh 
- Nhận xét: Các đặc điểm bột dược liệu Hòe 
hoa phù hợp với mô tả trong DĐVN V. Còn 
các đặc điểm bột của hạt Thảo quyết minh 
hiện chưa có tài liệu nghiên cứu vì vậy nhóm 
nghiên cứu đưa ra đây là 1 tiêu chuẩn mới. 
* Phương pháp kiểm nghiệm hóa học: Định 
tính các nhóm chất chính trong Hòe hoa và 
Thảo quyết minh bằng các phản ứng hóa học 
theo các tài liệu sô [4], [6], [7] thu được bảng 
1 kết quả như sau: 
Nguyễn Quốc Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 101 - 106 
 Email: jst@tnu.edu.vn 104 
Bảng 1. Kết quả định tính các nhóm chất chính trong Hòe hoa và Thảo quyết minh 
 Saponin Flavonoid Anthranoid Alcaloid Chất béo 
Hòe hoa ++ +++ - - - 
Thảo quyết minh - - +++ - +++ 
Chú thích: (-): Phản ứng âm tính.(++): Phản ứng dương tính rõ.(+++): Phản ứng dương tính rất rõ. 
Bảng 2. Khối lượng cao khô Hòe hoa 
Mẫu 
Khối lượng 
dược liệu (g) 
Khối lượng 
cao đặc (g) 
Hiệu suất (%) 
Khối lượng 
glucose (g) 
Khối lượng 
cao khô (g) 
1 121,86 42,22 34,65 10,43 46,17 
2 120,64 38,56 31,96 10,54 42,21 
3 120,23 38,44 31,97 10,35 41,66 
TB 120,91 39,74 32,86 10,44 43,35 
Bảng 3. Khối lượng cao khô Thảo quyết minh 
Mẫu 
Khối lượng 
dược liệu (g) 
Khối lượng 
cao đặc (g) 
Hiệu suất (%) 
Khối lượng 
glucose (g) 
Khối lượng 
cao khô (g) 
1 120,21 32,43 26,98 10,13 36,33 
2 120,56 31,65 26,25 10,44 37,46 
3 119,45 31,76 26,59 10,55 37,12 
TB 120,07 31,95 26,61 10,37 36,97 
- Nhận xét: Trong Hòe hoa có chứa các nhóm 
chất chính là flavonoid và một lượng nhỏ 
saponin. Trong Thảo quyết minh có chứa 
nhóm chất chính là Anthranoid và chất béo. 
* Kết quả: Qua kiểm tra chất lượng đầu vào 
của các vị thuốc theo phương pháp cảm quan, 
hiển vi và phương pháp kiểm nghiệm hóa học 
nhóm nghiên cứu đã xác định các vị dược liệu 
đạt tiêu chuẩn chất lượng theo các tài liệu 
thường quy và các tài liệu nghiên cứu khác. 
3.2. Bào chế trà tan thành phẩm [8] 
- Liều dùng của Hòe hoa trên người là 6-
12g/ngày [4], [9]. Liều dùng của Thảo quyết 
minh trên người là 6-12 g/ngày [2], [7], nhóm 
nghiên cứu đã dùng liều chuẩn 12g/ngày cho 
cả 2 dược liệu và đã dùng số lượng gấp 10 lần 
để chiết xuất. 
- Sơ chế và để riêng từng dược liệu. 
+ Cân 120 g Hòe hoa. Cân làm 3 mẫu. 
+ Cân 120 g Thảo quyết minh. Cân làm 3 mẫu. 
- Các mẫu được trộn đều thấm ẩm bằng 
ethanol 60%, ủ trong 3 giờ cho thấm đều. 
- Chiết xuất riêng từng dược liệu và từng 
mẫu: Cho vào bình dung tích 5 L đổ dung môi 
ethanol 60% ngập dược liệu khoảng 5cm 
ngâm lạnh trong 03 ngày ở nhiệt độ phòng. 
Sau 03 ngày rút và lọc bằng bông thu được 
dịch chiết lần 01, thêm dung môi và làm lại 
02 lần như trên. Gộp dịch chiết sau 03 lần, cất 
thu hồi dung môi được dịch chiết đậm đặc, cô 
cách thủy đến cao đặc (độ ẩm không quá 
20%) thu được trung bình: 
+ 42,22 g cao đặc Hòe hoa 
+ 32,43 g cao đặc Thảo quyết minh 
- Lần lượt phối hợp 10g đường Glucose vào 
cao đặc, sấy khô, rây qua rây 500 µm để tạo 
hạt, tiếp tục sấy khô ở 40oC đến khô (độ ẩm 
không quá 5%) thu được dạng cao khô (hình 
5, hình 6). 
Làm thêm 2 mẫu thu được kết quả theo bảng 
2 như sau. 
- Trộn đều 2 phần cao khô của Hòe hoa và 
Thảo quyết minh vào nhau thu được tổng 
trung bình mỗi mẫu trà tan thành phẩm là 
80,32 g. Phân chia thành 10 gói với khối 
lượng trung bình là 8 g. Liều dùng: 01 
gói/ngày, điều trị cao huyết áp. 
Nguyễn Quốc Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 101 - 106 
 Email: jst@tnu.edu.vn 105 
Hình 5. Cao khô Hòe hoa Hình 6. Cao khô Thảo quyết minh 
3.3. Xây dựng tiêu chuẩn trà tan thành phẩm 
Lấy mẫu được điều chế được ở phần 3.2 để 
kiểm tra các chỉ tiêu. 
3.3.1. Các chỉ tiêu hóa lý 
■ Hình thức cảm quan [4] 
- Thể chất: lấy khoảng 2 g trà tan lên tờ giấy 
trắng, quan sát thấy trà có thể chất khô, đồng 
đều về kích thước hạt, không có hiện tượng 
hút ẩm, không bị mềm và biến màu. 
- Mùi (xác định bằng khứu giác): trà tan có 
mùi thơm. 
- Vị (xác định bằng vị giác): trà tan có vị hơi ngọt. 
■ Mất khối lượng do làm khô [4] 
- Cách xác định: Dùng cân phân tích cân 
chính xác 3 g trà tan của mỗi mẫu cho vào 
chén sứ (có cân bì), cho vào tủ sấy ở 105oC 
thỉnh thoảng đem ra cân đến khối lượng 
không đổi (chênh lệch giữa 2 lần không quá 
0,5 mg). Mất khối lượng do làm khô được 
tính theo công thức: 
Trong đó: 
X: Mất khối lượng do làm khô của trà tan (%). 
a: Khối lượng trà tan ban đầu (g). 
b: Khối lượng trà tan sau khi sấy đến khối 
lượng không đổi (g). 
- Làm 3 mẫu rồi tính kết quả trung bình. Thu 
được kết quả như bảng 4. 
Bảng 4. Mất khối lượng do làm khô của trà tan 
Mẫu a (g) b (g) X (%) 
1 3,47 3,32 4,32 
2 3,22 3,03 4,35 
3 3,08 2,96 3,90 
TB 4,19 
Nhận xét: Từ bảng 4 cho thấy mất khối lượng 
do làm khô trung bình của trà tan là 4,19% 
phù hợp với yêu cầu của Dược điển Việt Nam 
V (không quá 5%) [4]. 
Bảng 5. Tóm tắt kết quả định tính của trà tan thành phẩm 
STT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận 
1 Saponin 
Hiện tượng tạo bọt - 
Không có PƯ Liberman Buchardart - 
PƯ Salkowski - 
2 Flavonoid 
PƯ Cyanidin +++ 
Có 
TT FeCl3 +++ 
NaOH ++ 
TT Diazo ++ 
3 Alcaloid 
TT Mayer - 
Không có TT Bouchardat - 
TT Dragendoff - 
4 Anthranoid 
PƯ Borntrager +++ 
Có PƯ vi thăng hoa ++ 
5 Tanin 
PƯ với gelatin 1% - 
Không có 
TT FeCl3 ++ 
TT đồng acetat 10% - 
TT chì acetat 10% - 
6 Chất béo PP xác định chất béo ++ Có 
Nguyễn Quốc Thịnh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(01): 101 - 106 
 Email: jst@tnu.edu.vn 106 
Nhận xét: Từ bảng 5 cho thấy trong trà tan 
thành phẩm có chứa flavonoid, anthranoid và 
chất béo. 
3.3.2. Định tính một số nhóm chất chính trong 
trà tan thành phẩm 
Các nhóm chất hữu cơ trong trà tan thành 
phẩm được định tính bằng các phản ứng hóa 
học với thuốc thử chung và thuốc thử đặc 
hiệu của từng nhóm chất, được tiến hành theo 
các tài liệu [6], [7]. 
4. Bàn luận 
Về phương pháp bào chế chúng tôi sử dụng 
phương pháp ngâm lạnh với dung môi là 
ethanol 60% có nhiều ưu điểm: dễ thực hiện 
và thiết bị đòi hỏi đơn giản khi tiến hành với 
qui mô nhỏ trong phòng thí nghiệm, thời gian 
chiết xuất ngắn, dung môi do có thể cất thu 
hồi sử dụng lại được để giảm bớt chi phí. Bên 
cạnh đó còn tồn tại nhược điểm là dung môi 
chiết đắt tiền nếu làm ở quy mô lớn, dễ cháy 
nổ. Hơn nữa Ethanol 60o là dung môi chiết 
xuất hòa tan chọn lọc rất tốt nhóm chất chính 
có tác dụng hạ huyết áp trong dược liệu như 
hàm lượng rutin trong Hòe hoa [2], [5], [9]. 
Ngoài ra để đảm bảo an toàn hơn cho người 
dùng với liều lượng khác nhau cần có các 
nghiên cứu chuyên sâu hơn về tác dụng dược 
lý trên động vật thí nghiệm như: thử độc tính 
cấp, độc tính bán trường diễn 
5. Kết luận 
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra xác định nguồn 
dược liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn. Đã bào chế 
ra 80,32 g trà tan thành phẩm từ 240 g nguyên 
liệu gồm 120 g Hòe hoa và 120 g Thảo quyết 
minh theo phương pháp ngâm lạnh với dung 
môi ethanol 60%. Trà tan thành phẩm có các 
chỉ tiêu hóa lý đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt 
Nam V, đa số các thành phần hóa học chính 
không bị mất đi qua quá trình bào chế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. Internal Medicine, Lecture on Internal 
Pathology-Volume 2 (In Vietnamese), Hanoi 
Medical University, pp. 106-112, 2004. 
[2]. Department of Medicinal Materials, Lecture 
on Medicinal Materials-volume 1 (In Vietnamese), 
Hanoi University of Pharmacy, pp. 235, 236, 290-
294, 2006. 
[3]. Department of Medicinal Materials, Materials 
of Traditional Pharmacy (In Vietnamese), Thai 
Nguyen University of Medicine and Pharmacy, 
pp. 1-8, 2017. 
[4]. Ministry of Health, Vietnam Pharmacopoeia 
V (In Vietnamese), Hanoi, pp. 1195, 1335-1336, 
2017. 
[5]. L. T. Do, Vietnamese medicinal plants and 
herbs (In Vietnamese), Medical Publishing House, 
pp. 298-299, 463-464, 1999. 
[6]. Department of Medicinal Materials, Literature 
practice materials I (In Vietnamese), Thai Nguyen 
University of Medicine and Pharmacy, pp. 42-43, 
51-52, 57-58, 64-71, 2017. 
[7]. Department of Medicinal Materials, Methods 
of Medicinal Research (In Vietnamese), 
University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi 
Minh City, pp. May 26, 2012. 
[8]. Department of Machining, Practicing 
Practices (In Vietnamese), Hanoi University of 
Pharmacy, pp. 53, 2006. 
[9]. Ministry of Health, Traditional Pharmacy (In 
Vietnamese), Medicine Publishing House, pp. 
175, 244, 2006. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bao_che_tra_tan_tu_hoe_hoa_va_thao_quyet_minh_ho.pdf