Nghiên cứu áp dụng tạo nhịp tim vĩnh viễn và tối ưu hoá lập trình tại bệnh viện Đại học y dược Huế

tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng bệnh nhân được tạo nhịp tim vĩnh viễn (TNTVV) tại Trung

tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, đặc biệt đánh giá kết quả phối hợp phương pháp lập trình tối

ưu TNTVV phối hợp bảng kiểm Nora. Đối tượng và phương pháp: Gồm 35 bệnh nhân nhập viện năm 2017

được đặt máy TNTVV. Tiêu chuẩn chẩn đoán và chỉ định theo ACC/AHA/HRS và Hội Tim mạch Việt Nam. Cấy

máy TNTVV dưới màn tăng sáng. Đánh giá kết quả dựa theo bảng kiểm Nora. Kết quả: Nam chiếm 60%. Tuổi

trung bình là 71,97±12,55. Hầu hết là hội chứng nút xoang bệnh lý (42,86%), rung nhĩ chậm (17,14%), bloc

AV cấp II Mobitz II (14,28%), bloc AV cấp III (11,42%), bệnh lý phối hợp chủ yếu THA chiếm 42,86%, tiếp theo

bệnh mạch vành (20%), đái tháo đường (14,29%). Máy TNVV hầu hết là 1 buồng kiểu VVIR (47,5%). Đường

vào chủ yếu là tĩnh mạch dưới đòn qua tĩnh mạch đầu. Biến chứng TNTVV hiếm gặp. Có sự cải thiện lâm sàng

và tỷ lệ nguy cơ tử vong rõ rệt sau đặt máy TNTVV với bảng Nora. Kết luận: Kỹ thuật máy TNTVV có vai trò

quan trọng không thể thiếu trong điều trị rối loạn nhịp, đặc biệt việc phối hợp lập trình tối ưu và bảng kiểm

lâm sàng Nora giúp cho việc TNTVV hiệu quả hơn.

pdf 8 trang phuongnguyen 9760
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu áp dụng tạo nhịp tim vĩnh viễn và tối ưu hoá lập trình tại bệnh viện Đại học y dược Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu áp dụng tạo nhịp tim vĩnh viễn và tối ưu hoá lập trình tại bệnh viện Đại học y dược Huế

Nghiên cứu áp dụng tạo nhịp tim vĩnh viễn và tối ưu hoá lập trình tại bệnh viện Đại học y dược Huế
114
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN VÀ 
TỐI ƯU HOÁ LẬP TRÌNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ 
Huỳnh Văn Minh, Hoàng Anh Tiến, Đoàn Khánh Hùng, Nguyễn Vũ Phòng, 
 Ngô Viết Lâm, Phạm Tuấn Hiệp, Nguyễn Xuân Hưng
 đơn vị DSA, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đại học Y Dược Huế
tóm tắt
Mục tiêu: Nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng bệnh nhân được tạo nhịp tim vĩnh viễn (TNTVV) tại Trung 
tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, đặc biệt đánh giá kết quả phối hợp phương pháp lập trình tối 
ưu TNTVV phối hợp bảng kiểm Nora. Đối tượng và phương pháp: Gồm 35 bệnh nhân nhập viện năm 2017 
được đặt máy TNTVV. Tiêu chuẩn chẩn đoán và chỉ định theo ACC/AHA/HRS và Hội Tim mạch Việt Nam. Cấy 
máy TNTVV dưới màn tăng sáng. Đánh giá kết quả dựa theo bảng kiểm Nora. Kết quả: Nam chiếm 60%. Tuổi 
trung bình là 71,97±12,55. Hầu hết là hội chứng nút xoang bệnh lý (42,86%), rung nhĩ chậm (17,14%), bloc 
AV cấp II Mobitz II (14,28%), bloc AV cấp III (11,42%), bệnh lý phối hợp chủ yếu THA chiếm 42,86%, tiếp theo 
bệnh mạch vành (20%), đái tháo đường (14,29%). Máy TNVV hầu hết là 1 buồng kiểu VVIR (47,5%). Đường 
vào chủ yếu là tĩnh mạch dưới đòn qua tĩnh mạch đầu. Biến chứng TNTVV hiếm gặp. Có sự cải thiện lâm sàng 
và tỷ lệ nguy cơ tử vong rõ rệt sau đặt máy TNTVV với bảng Nora... Kết luận: Kỹ thuật máy TNTVV có vai trò 
quan trọng không thể thiếu trong điều trị rối loạn nhịp, đặc biệt việc phối hợp lập trình tối ưu và bảng kiểm 
lâm sàng Nora giúp cho việc TNTVV hiệu quả hơn.
Từ khóa: tạo nhịp vĩnh viễn, tối ưu hóa lập trình
Abstract
APPLICATION OF PERMANENT PACEMAKERS AND OPTIMAL 
PROGRAMMATION IN HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND 
PHARMACY HOSPITAL
Huynh Van Minh, Hoang Anh Tien, Doan Khanh Hung,
 Nguyen Vu Phong, Ngo Viet Lam, Pham Tuan Hiep, Nguyen Xuan Hung
DSA Unit, Cardiovascular Center, Hue university of Medicine and Pharmacy Hospital
Aim: To evaluate the application of permanent pacemaker and optimal programmation associated 
with Nora G. checklist in pacemaker implantation. Patients and methods: we analyse the 35 cases who 
were implanted the permanent pacemakers we analyse the 35 cases who were implanted the permanent 
pacemakers in 2017. For inclusion criteria, we used the recomendation of ACC/AHA/ HRS and Vietnam 
Heart Association. Apply the C arm fluoroscopy to perform the implantation of the permanent pacemaker. 
Most of patients were performed the subclavian vein and cephalic vein as the main way but some cases we 
choosed the external jugular vein as the alternative route. Results: male gender was 60%, mean age was 
71.97±12.55. Mostly cardiac arrhythmia were sick sinus syndrome (42.86%), atrial fibrillation with slow rate 
response (17.14%), blocAVII nd degree Mobitz II (14.28%), bloc AV III rd (11.42%), the underlying diseases 
were arterial hypertension 42.86%, coronary disease (20%), diabetes mellitus (14.29%). The implanted 
pacemekers were predominantly one chamber VVIR type (47.5%). The complications was rare and there 
were a clear recovery of clinical symptoms and mortality death following the Nora checklist. Conclusion: 
VT technology is an integral part of the treatment of arrhythmias, especially the optimal combination of 
programming and the Nora checklist, which makes it more effective.
Key words: permanent pacemaker, optimal programmation
địa chỉ liên hệ: Huỳnh Văn Minh, email: dr.hvminh@gmail.com
Ngày nhận bài: 10/6/2018; Ngày đồng ý đăng: 25/6/2018; Ngày xuất bản: 5/7/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Máy tạo nhịp tim đóng một vai trò rất quan 
trọng không thể thiếu trong điều trị rối loạn nhịp 
đặc biệt là rối loạn nhịp chậm. Trên thế giới đã có 
nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của máy tạo 
nhịp tim trong điều trị bệnh, cải thiện chất lượng cuộc 
115
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
sống và tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân [1]. Điều trị bằng 
máy tạo nhịp tim ở Việt Nam đã được nghiên cứu 
và ứng dụng vào những năm 1970, ca cấy máy tạo 
nhịp tim đầu tiên vào năm 1973 được thực hiện bởi 
Trần Đỗ Trinh, Nguyễn Mạnh Phan, Đặng Hanh Đệ
[8][9]. Hiện nay, trong cả nước đã có hàng nghìn 
ca được thực hiện ở rất nhiều trung tâm và bệnh 
viện [3][4][5][6][7][8][10][12]. Ở Bệnh Viện Đại học 
Y Dược Huế đã áp dụng kỹ thuật đặt máy tạo nhịp 
vĩnh viễn một và hai buồng kể cả tạo nhịp tái đồng 
bộ và máy phá rung trong 10 năm gần đây [11] , tuy 
vậy việc đánh giá kết quả tối ưu tạo nhịp tim vĩnh 
viễn bằng việc kết hợp lập trình và bảng kiểm Nora 
G. chưa tiến hành, do vậy chúng tôi muốn tiến hành 
đề tài này nhằm:
1. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng bệnh nhân 
được tạo nhịp tim vĩnh viễn nhập viện năm 2017 tại 
Trung tâm Tim mạch BV đại học Y Dược Huế. 
2. Đánh giá kết quả phối hợp phương pháp lập 
trình tối ưu tạo nhịp tim vĩnh viễn phối hợp bảng 
kiểm Nora G. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân 
được đặt máy tạo nhịp tim (MTN) vĩnh viễn tại Bệnh 
viện Trường Đại học Y Dược Huế trong thời gian từ 
tháng 1 - 2017 đến tháng 12 - 2017.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh: Những bệnh nhận có chỉ 
định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn theo khuyến cáo 
của Hội tim mạch Việt Nam [7][9], Hoa kỳ[1].
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đồng ý 
tham gia trong nghiên cứu, bệnh nhân có bệnh lý 
van tim và/hoặc tim bẩm sinh phối hợp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên 
cứu: phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang có phối 
hợp theo dõi dọc ngắn ngày. Cỡ mẫu: thuận tiện, 
tiền cứu. 
Tiến hành nghiên cứu: 
- Tất cả BN có chỉ định đặt MTN tim vĩnh viễn, 
chọn lựa máy, làm phẩu thuật đặt MTN tim được 
thăm khám lâm sàng, chẩn đoán, làm một số xét 
nghiệm cơ bản: công thức máu, TS-TC, điện giải đồ, 
urê, creatinin, ECG, XQ tim phổi thẳng, siêu âm tim. 
- Kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim [7], [11]: Cấy máy 
tạo nhịp tim được thực hiện tại phòng thông tim 
Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y dược Huế. 
Từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018 thực hiện dưới 
màn hình tăng sáng GE-OEC do Hoa kỳ sản xuất. 
Phẩu thuật cấy máy vào dưới da vùng dưới xương 
đòn. Chọc tĩnh mạch dưới đòn đưa điện cực vào qua 
tĩnh mạch dưới đòn trái hoặc phải. Dùng tạo nhịp 
tạm thời trong một vài trường hợp cần thiết. 
- Theo dõi bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp vĩnh 
viễn: làm điện tâm đồ hoặc theo dõi điện tâm đồ 
trên monitor. Đo huyết áp, nhịp tim và theo dõi các 
biến chứng lâm sàng: đau ngực, sốt, kiểm tra chỗ 
chọc dò có chảy máu không. Chụp phim phổi kiểm 
tra điện cực và máy nếu cần trước khi bệnh nhân 
xuất viện.Cho kháng sinh dự phòng. Bệnh nhân sau 
khi ra viện sẽ được kiểm tra sau 1 tháng, 3 tháng, 6 
tháng.
- Tối ưu hóa lập trình và theo dõi lâm sàng MTN: 
bao gồm: 
 + Lập trình máy tạo nhịp vĩnh viễn bằng máy 
programmer của Biotronik như đánh giá chương 
trình của MTN tim, kiểm tra pin MTN, kiểm tra nhịp 
nội tại, chức năng nhận cảm và kích thích, thời gian 
dẫn truyền nhĩ thất, điều chỉnh ngưỡng kích thích 
của nhĩ và thất, đặt mức tạo nhịp tối ưu, phát hiện 
và xử trí những biến chứng muộn của máy
 Hình 2.1. Máy lập trình tạm thời trong khi TNT Hình 2.2. Máy lập trình TNT BIOTRONIK ICS 3000
+ Đánh giá hiệu quả lập trình và lâm sàng của MTN theo bảng kiểm Nora Goldschalager và cs.Theo đó mức 
độ tốt hoặc trung bình: ≥ 3/5 tiêu chuẩn, mức độ xấu:≥ 1 tiêu chuẩn [2].
116
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 2.1. Bảng kiểm Nora G. đánh giá kết quả sau tạo nhịp [2]
Tiêu chuẩn đánh giá
Mức độ
Tốt Trung bình Xấu
Hoạt động dẫn nhịp 100% theo chương trình Mất dẫn, xử trí tốt Mất dẫn, xử trí không tốt
Hoạt động nhận cảm Không có rối loạn Có, xử trí tốt Xử trí không tốt
Chức năng khác Không có rối loạn Có, xử trí tốt Có, xử trí không hiệu quả
Nhiễm trùng Không Có, xử trí tốt Xử trí không hiệu quả
Lâm sàng Sinh hoạt bình thường
Sinh hoạt bình thường.
Hạn chế gắng sức
Sinh hoạt hạn chế
2.3. Xử lý số liệu: Các dữ liệu bệnh sử, lâm sàng, cận lâm sàng được ghi đầy đủ vào phiếu nghiên cứu. Số 
liệu được xử lý theo các thuật toán thống kê y học thông dụng.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các đối tượng nghiên cứu
Số bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn là 35 bệnh nhân. Nam giới chiếm đa số (60%), nữ chiếm 
40%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Bảng 3.1. Phân nhóm theo tuổi các bệnh nhân tạo nhịp
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
<50 tuổi 2 5,72
50 - 75 tuổi 17 48,67
>75 tuổi 16 45,71
Tổng 35 100%
Tuổi trung bình 71,97 ± 12,55
Nhận xét: Tuổi bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm đa số 94,38%, dưới 50 tuổi chỉ có 5,72%, khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p< 0,05).
 Biểu đồ 3. 1. Các bệnh lý và YTNC phối hợp với các trường hợp tạo nhịp tim vĩnh viễn
Nhận xét: Tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao nhất ( 42,86%), tiếp theo bệnh mạch vành ( 20%), hút thuốc lá 
(17,14%) sau cùng là đái tháo đường (14,29%). Sự khác biệt các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
 Biểu đồ 3.2. Các biểu hiện lâm sàng các đối tượng nghiên cứu
117
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Nhận xét: Các biểu hiện lâm sàng theo thứ tự thường gặp là chóng mặt (62,9%), hạn chế gắng sức và mệt 
mõi (40%), ngất (34,3%), khó thở (28,5%) sau hết là hạn chế gắng sức, ngất, suy tim, đau ngực (20%).
Bảng 3.2. Đặc điểm điện tâm đồ các trường hợp tạo nhịp vĩnh viễn
Đặc điểm Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Tần số thất (l/ph) 30 105 55,46 ± 17,78
QRS (ms) 50 200 80,45 ± 32,48
Rối loạn nhịp chậm 27 77,15
QRS >150ms 3 8,57
Nhận xét: Tần số thất trung bình 55,46, cao nhất là 105 và thấp nhất là 30 lần/phút. Phức bộ QRS rộng 
trung bình là 80,45 ms. Nhóm nhịp chậm chiếm đa số (77,15%) QRS rộng trên 150 ms chiếm 8,57%, có sự 
khác biệt rõ có ý nghĩa (p<0,05).
Biểu đồ 3.3. Phân bố các trường hợp rối loạn nhịp tim theo điện tâm đồ
Nhận xét: Các rối loạn nhịp ghi nhận qua điện tâm đồ bề mặt theo thứ tự chủ yếu là nhịp chậm xoang 
(42,86%), rung nhĩ chậm (17,14%), bloc AV cấp II Mobitz II (14,28%), bloc AV cấp III (11,42%) ít gặp hơn có 
nhịp nhanh thất (5,72%), nhịp xoang chỉ chiếm (5,72%). 
Holter ECG phát hiện thêm: 2 trường hợp nhịp nhanh thất, 1 trường hợp nhịp chậm xoang có rung nhĩ 
cơn, 1 trường hợp nhịp chậm xoang có Block xoang nhĩ, 2 trường hợp nhịp chậm xoang có hội chứng nhịp 
nhanh nhịp chậm. Hầu hết các trường hợp được cấy máy có chỉ số tống máu EF trong giới hạn bình thường 
( 85,71%). 
3.2. Kết quả tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp vĩnh viễn loại 1 buồng chiếm đa số (54,29%), tiếp theo là máy tạo nhịp 2 buồng. Loại máy 
tạo nhịp: Biotronik chiếm đa số, sau đó là Medtronic, SJ Medical
Bảng 3.3. Đặc điểm kỹ thuật cấy máy tạo nhịp
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Phương pháp vô cảm Gây tê tại chỗ 35 100
Đường vào
Tĩnh mạch dưới đòn phải 4 11,43
Tĩnh mạch dưới đòn trái 31 88,57
Tĩnh mạch bẹn (TN tạm thời phối 
hợp TN vĩnh viễn)
4 11,43
Vị trí túi máy
Dưới da 24 68,57
Dưới cơ 11 31,43
Nhận xét: Hầu hết các trường hợp được vô cảm bằng gây tê tại chỗ (100%), đường vào chủ yếu là TM 
dưới đòn trái (88,57%). Hầu hết vị trí túi máy nằm dưới da (68,57%).
Bảng 3.4. Vị trí các điện cực được chọn cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn
Loại điện cực Số lượng Tỷ lệ
Điện cực nhĩ (n=12) Vách liên nhĩ 2 83,33
Tiểu nhĩ phải 10 16,67
118
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Điện cực thất (n=35) Mỏm 20 57,14
Vách 15 42,86
Sau bên 3 33,33
Gian thất trước 2 66,67
Nhận xét: Có 12 trường hợp cấy điện cực nhĩ hầu hết ở vách liên nhĩ ( 83, 33%) ở tiểu nhĩ trái ít hơn, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p<0,05); với 35 trường hợp cấy điện cực ở thất ở mõm chiếm 57,14% ở vách 
liên thất 42,86%, không có sự khác biệt có ý nghĩa ( p> 0.05). 
Bảng 3.5. Thông số điện cực nhĩ và thất cấy máy tạo nhịp
Thông số nhĩ Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Ngưỡng (V) 0,3 2 1,44 ± 0,52
Nhận cảm (mV) 3,2 6,4 3,67 ± 0,83
Biên độ xung (ms) 0,4
Trở kháng ( Ohm) 424 667 515,28 ± 72,47
Thông số thất Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Ngưỡng (V) 0,4 2 1,67 ± 0,63
Nhận cảm (mV) 4,8 26,7 11,07 ± 4,86
Biên độ xung (ms) 0,4
Trở kháng (Ohm) 404 885 614,37 ± 85,38
Nhận xét: Ngưỡng trung bình điện cực nhĩ là 1,44 ± 0,52 Volt và điện cực thất là 1,67 ± 0,63 Volt; độ nhận 
cảm trung bình nhĩ là 3,67 ± 0,83 mV và điện cực thất là 11,07 ± 4,86 mV; biên độ xung điện cực nhĩ là 0,4 
ms và thất là 0,4 ms; trở kháng điện cực nhĩ là 515,28 ± 72,47 ohms và trở kháng điện cực thất là 614,37 ± 
85,38 ohms.
3.3. Lập trình tối ưu tạo nhịp tim
Bảng 3.6. Lập trình máy tạo nhịp ngay sau khi cấy máy (1 tuần)
Thông số Số lượng Tỷ lệ
Phương thức tạo nhịp
(n=35)
VVI 3 8,7
VVIR 16 45,7
VVI-CLS 1 2,9
ICD-VVI 2 5,7
DDD 8 22,9
DDDR 2 5,7
DDD/BiV 1 2,9
DDD-CLS 2 5,7
Nhận xét: Nhiều phương thức tạo nhịp được lập trình như VVI, VVVIR, VVI-CLS, ICD-VVI, DDD, DDDR và 
DDD/BiV trong đó VVIR chiếm đa số (47,5%).
Bảng 3.7. Các thông số cơ bản và lập trình tối ưu của máy cho máy tạo nhịp vĩnh viễn
Các thông số Trị số n Tỷ lệ %
Tần số tim cơ bản (basic rate) (n=35)
60-70 l/ph 31 88,57
40-50 l/ph 4 11,43
Tần số tim ban đêm (night rate) (n=35)
55 l/ph 23 65,71
45-50 l/ph 1 2,86
CLS 3 8,57
119
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Dẫn truyền nhĩ thất (n=14)
Mặc định 12 85,71
Điều chỉnh 2 14,29
Độ nhạy (sensing) Auto 35 100
Biên độ xung (ms) 0,4 35 100
Điện cực Bipolar 35 100
Thời kỳ trở trệ (hysteresis) 
( n =20)
-5 20 57,14
CLS* 3 8,57
0 12 34,29
Tần số nhận cảm (sensor rate ) (n=30)
100 l/ph 2 6,7
120 l/ph 24 79,9
125 l/ph 2 6,7
130 l/ph 2 6,7
 Tự động bắt giữ (auto capture)(n=32) on 30 93,75
CLS (Closed Loop Stimulation): kích thích vòng vào lại, nhịp sinh lý, là nút xoang nhân tạo, chỉ có ở các 
máy cao cấp như Biotronik. 
Nhận xét: Tần số cơ bản khoảng 60-70 chiếm 88,57% , tần số tim về đêm đa số 55 nhịp/phút ( 65,71%), 
14 trường hợp dẫn truyền nhĩ thất được để chế độ mặc định ( 85,71%). Với các thông số nhằm tối ưu hóa đã 
có 20 trường hợp hysteresis mức -5 (57,14%), CLS 3 và 12 trường hợp mức 0 (34,29%). Tần số nhận cảm của 
30 trường hợp được lập trình 120 chiếm cao nhất ( 79,9%); auto capture có 30/32 trường hợp chiếm 93,75%. 
Bảng 3.8. Sự thay đổi các thông số sau lập trình (sau 1 tháng)/ máy 1 buồng và 2 buồng
Thông số máy 1 buồng Trước lập trình Sau lập trình p
Thời gian pin 15,9 ± 1,68 16,4 ± 1,72 <0,05
Tỷ lệ tạo nhịp thất 95,5 ± 4,3 90,4 ± 5,2 <0,01
Tần số tim 55,46 ± 7,78 64,78 ± 8,43 <0,01
Thông số máy 2 buồng Trước lập trình Sau lập trình p
Thời gian pin 12,6 1,86 12,5 ± 2,04 <0,05
Tỷ lệ tạo nhịp nhĩ 93,5 6,2 83,3 ± 7,8 <0,01
Tỷ lệ tạo nhịp thất 87,4 ± 7,6 58,6 ± 8,4 <0,01
Tần số tim 57,43 ± 6,45 63,57 ± 7,43 <0,01
Nhận xét: Có sự thay đổi trước và sau lập trình 1 tháng với máy 1 buồng và 2 buồng với thời gian pin, tỷ 
lệ tạo nhịp thất, tỷ lệ tạo nhịp nhĩ và tần số tim với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p< 0,05). 
3.5. Đánh giá kết quả lâm sàng sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn
Bảng 3. 9. Biến chứng sau 3 tháng theo dõi
Biến chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
Tử vong 0 0
Tụt điện cực 1 2,86
Nhiễm trùng máy 1 2,86
Tụ máu tại chỗ đặt máy 1 2,86
Thải máy 0 0
Nhận xét: Không có trường hợp tử vong, có 1 trường hợp tụt điện cực, 1 trường hợp nhiễm trùng máy, 1 
trường hợp tụ máu chiếm 2,86%. Tuy vậy các trường hợp này xử lý tốt sau vài ngày nằm viện. 
Bảng 3.10. Kết quả sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn với bảng kiểm Nora S. sau 3 tháng
Sau 3 tháng
Tốt 35
120
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Trung bình 0
Xấu 0
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân sau đặt máy tạo nhịp 
vĩnh viễn, đến tái khám kiểm tra, huyết động và các 
thông số tạo nhịp ổn định, không có trường hợp nào 
tử vong trong 3 tháng.
4. BIỆN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng và chỉ định tạo nhịp tim:
- Tuổi: những trường hợp bệnh nhân được đặt 
máy tạo nhịp đa số là bệnh nhân lớn tuổi với tuổi 
bình quân 71, điều này cũng phù hợp với sinh lý của 
nút xoang càng lớn tuổi càng dễ tổn thương. Nam 
giới chiếm tỉ lệ tạo nhịp cao hơn nữ giới (60%), với sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê. So với các bệnh nhân 
tạo nhịp tại Bệnh viện Trung ương Huế tuổi trung 
bình của bệnh nhân là 60,21 ± 25,53 trong đó có 12 
ca trẻ em dưới 5 tuổi và 5 trường hợp cụ già trên 
90 tuổi, 1 ca 97 tuổi; tuổi thấp hơn tuổi của bệnh 
nhân chúng tôi vì chúng tôi chỉ làm bệnh nhân người 
lớn.Về giới cũng có sự khác biệt với kết quả chúng 
tôi, nữ chiếm 61,42%) và nam chiếm 38,57%[7]. Tuy 
nhiên khi so sánh với kết quả tạo nhịp tim tại Bình 
định tuổi bệnh nhân cấy máy của Phan Nam Hùng, 
nam cao nhất 96 tuổi và thấp nhất 19 tuổi, chúng tôi 
tương đương [4].
- Bệnh cảnh lâm sàng: Trong tất cả các trường 
hợp đặt máy tạo nhịp tạm thời và vĩnh viễn đều có 
huyết động học ổn định. Về bệnh lý phối hợp có tăng 
huyết áp chiếm tỉ lệ cao nhất (42,86%), tiếp theo 
bệnh mạch vành (20%), đái tháo đường (14,29%). 
Rối loạn nhịp chậm chiếm Các biểu hiện lâm sàng 
theo thứ tự thường gặp là chóng mặt (62,9%), hạn 
chế gắng sức và mệt mõi (40%), ngất (34,3%), khó 
thở (28,5%) sau hết là hạn chế gắng sức, ngất, suy 
tim, đau ngực (20%).
- Chỉ định tạo nhịp: chủ yếu cho bệnh nhân có 
rối loạn nhịp chậm có triệu chứng và có nguy cơ cao 
(85,7%): Bloc nhĩ thất cấp III, Bloc nhĩ thất cấp II, hội 
chứng nút xoang bệnh lý có triệu chứng. Tại BVTW 
chủ yếu là bloc nhĩ thất cấp III rồi đến suy nút xoang, 
bloc AV độ II type II [7], tại BVĐK Qui nhơn 50,85% 
là Bloc AV độ III, 40% rồi đến suy nút xoang 40% [4]. 
Nhìn chung các chỉ định đều thực hiện theo khuyến 
cáo của Hội Loạn nhịp tim thế giới và Hội Loạn nhịp 
tim Việt nam [1][9]. Tuy nhiên hầu hết các tác giả 
chưa khai thác hết vai trò Holter điện tim 24 giờ, vì 
với Holter mặc dù nhịp xoang nhưng chúng tôi phát 
hiện nhiều biểu hiện loạn nhịp chậm phối hợp giúp 
chỉ định chính xác và khỏi để sót [12].
Bảng 4.1. So sánh các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước [6][10]
Bloc NT 3 Suy NX RN chậm Loại máy
H.V.Minh, BV ĐHYD Huế, 2017 11,42% 42,86% 17,14% 1&2 buồng
H.V.Minh. BV TW Huế. 1995-00 25/40 (62.5%) 8/40(20%) 1/40 1& 2 buồng 
T.T. Phước, Bắc VN, 1973-96 83/116 (71.5%) 1 &2 buồng
N.M.Phan BV Thống Nhất, 90-93 35/52(67%) 15/52(28.8%) 1 & 2 buồng
N.H.Văn, BV 115 HCM, 1995-97 63/121(52%) 50/121(41.3%) 2/121(1.6%) 1 & 2 buồng 
D.Charles, Senegal, 1982-92. 35/35(100%) 1 buồng
B. Dodinot, CH Pháp 1973-75 +++ /11.580 ++/11.580 1 & 2 buồng 
Berstein, Hoa Kỳ, 1989 45%/ 90.000 48%/90.000 1 & 2 buồng 
4.2. Kỹ thuật đặt máy và lập trình tạo nhịp
- Tất cả các trường hợp đều thành công và thủ 
thuật không gây khó khăn khi thực hiện. Đường vào 
TNT của nhiều nhất vẫn là tĩnh mạch dưới đòn 292 
ca (83,42%) cao hơn so với tác giả Tạ Tiến Phước 
41,8%[8]. Tĩnh mạch cánh tay đầu là 15% so với tác 
giả Nguyễn Mạnh Phan và cộng sự là 82,4%, của 
Trần Đỗ Trinh và cộng sự là 65,6%[9].
- Kiểu đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn: thường tốt 
nhất vẫn là DDD, DDDR [1][9] nhưng bệnh nhân 
không có khả năng mua máy nên chúng tôi phải 
tiến hành đặt loại máy VVI, VVIR (45,7%). Một số 
các trường hợp chúng tôi phối hợp thêm máy tạo 
nhịp tạm thời để điều trị triệu chứng ngất khi vào 
cấp cứu sau đó tiến hành tạo nhịp vĩnh viễn sẽ an 
toàn hơn.
- Các thông số lập trình máy tạo nhịp: Các thông 
số đặt máy chúng tôi về ngưỡng trung bình cho 
điện cực thất các máy tạo nhịp vĩnh viễn được cấy 
là 1,67±0,63 Volt, độ nhận cảm trung bình là 11,07 
± 4,86 mV, biên độ xung là 0,4 ms và trở kháng là 
614,37±85,38 đều trong giới hạn tốt, kết quả này 
121
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 3 - tháng 6/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
tương tự với các kết quả khác Đỗ Nguyên Tín, Lê 
Thanh Liêm [6].
4.3. Phối hợp lập trình và phối hợp bảng kiểm 
Nora Goldschlager: 
Ngoài một số biến chứng nhỏ sau đặt máy như 
sút dây điện cực 1 ca, 1 ca nhiễm trùng, 1 ca tụ máu 
(2,86 %) nhưng đều được giải quyết tốt. Đỗ nguyên 
Tín có 2 trường hợp sút dây điện cực, Tạ Tiến Phước 
gặp ở 2,3% trường hợp [8]. Nhìn chung có sự cải 
thiện chất lượng cuộc sống và tỷ lệ tử vong rõ rệt 
sau đặt máy. Bảng kiểm Nora giúp đánh giá cụ thể 
kết quả và theo dõi lâm sàng khi cấy MTN đặc biệt 
phối hợp với lập trình tối ưu bằng programmer. 
5. KẾT LUẬN
Qua 35 trường hợp tạo nhịp tim vĩnh viễn tại BV 
Đại học Y Dược Huế cho thấy tỉ lệ thành công cao, 
vai trò kỷ thuật tạo nhịp trong việc cải thiện lâm 
sàng và ngăn ngừa nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân 
rối loạn nhịp tim. Sự phối hợp lập trình tối ưu và 
bảng kiểm Nora giúp cho việc đánh giá và theo dõi 
tốt hơn các trường hợp được tạo nhịp vĩnh viễn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACC/AHA/NASPE (2012) “Guideline Update for im-
plantation of Cardiac Pacemakers and Antiarrhythmia De-
vices”. Journal of the American College of Cardiology Vol. 
61, No. 3, 2013 © 2013
2. Fred M. Kusumoto, Nora GoldSchager (2000). Pace-
makers: type, function and indications. Seminars in Car-
diothoracic and vascular Anesthesia. Vol 4, Issue 3, 2000.
3. Huỳnh Trung Cang, Phạm Minh Thành (2011). Đánh 
giá kết quả cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện 
Đa khoa Tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Nghiên cứu Y học TP. Hồ 
Chí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 4. 
4. Phan Nam Hùng, Huỳnh Văn Minh (2009). Ứng 
dụng đặt máy tạo nhịp tim một buồng và hai buồng trên 
bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm tại tỉnh Bình định. Kỷ 
yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị tim mạch miền 
trung mở rộng lần thứ V, tr 783-788.
 5. Phạm Chí Hiền; Phan Thị Thanh Xuân; Trần Thanh 
Hải; Võ Thanh Tùng (2013). Đánh giá kết quả bước đầu 
cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa Trung 
tâm An Giang. Kỷ yếu Hội Nghị Khoa học Bệnh viện An 
Giang - Số tháng 10, tr.10. 
 6. Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Cửu Lợi, Lê Phúc Nguyên 
(2004), “Tình hình đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện 
Trung ương Huế”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu 
khoa học Đại hội tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ 
X, tr 307-313.
 7. Hoàng Văn Quý, Nguyễn Cửu Lợi, Bùi Đức Phú, 
Huỳnh Văn Minh (2009) “Nhận xét qua 350 trường hợp 
tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Kỷ yếu 
toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị tim mạch miền 
trung mở rộng lần thứ V, tr. 775-782.
 8. Tạ Tiến Phước (1996), "Kết quả và nhận định qua 
94 ca tạo nhịp vĩnh viễn", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 
9, tr.20-35.
 9. Nguyễn Mạnh Phan (2006), "Khuyến cáo của Hội 
Tim mạch học Việt nam về chẩn đoán, điều trị loạn nhịp 
tim", Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa 
giai đoạn 2006- 2010, tr.183-254.
 10. Phạm Như Thế, Huỳnh văn Minh, Nguyễn Cửu Lợi 
và cs. (2001). Bước đầu áp dụng kỹ thuật đặt máy tạo nhịp 
vĩnh viễn tại Bệnh viện Trung ương Huế. Kỷ yếu toàn văn 
các đề tài khoa học Hội nghị tim mạch miền Trung mở 
rộng lần thứ III, tr. 75-82.
 11. Hồ anh Tuấn, Hoàng anh Tiến, Huỳnh văn Minh 
(2011). Bước đầu tiến hành kỹ thuật tạo nhịp vĩnh viễn tại 
Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế. Tạp chí Tim mạch 
học Việt Nam, số 59, tr. 435-439.
 12. Nguyễn tri Thức, Huỳnh văn Minh (2014). Nghiên 
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò máy tạo 
nhịp hai buồng trong điều trị rối loạn nhịp chậm tại Bệnh 
viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu Y học, NXB Y học, TP. Hồ chí 
Minh, số đặc biệt, tr. 168-174.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ap_dung_tao_nhip_tim_vinh_vien_va_toi_uu_hoa_lap.pdf