Nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược đến chất lượng bột cao khô cúc hoa vàng (chrysanthemum indicum l) bào chế bằng phương pháp phun sấy
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát ảnh hưởng của maltodextrin (MD) và aerosil (AE) đến bào chế bột cao
khô Cúc hoa vàng (CHV) bằng phương pháp phun sấy. Nguyên vật liệu và phương pháp: dịch
chiết CHV được phun sấy với loại và tỷ lệ tá dược/chất rắn (TD/CR) khác nhau. Đánh giá các
chỉ tiêu về cảm quan, hình thái, hàm ẩm, tính hút ẩm, tỷ trọng, chỉ số CI, hiệu suất phun sấy,
hàm lượng và hiệu suất thu hồi flavonoid của sản phẩm. Kết quả: khi tăng tỷ lệ AE và giảm tỷ lệ
MD trong dịch phun sấy CHV làm tăng hàm ẩm, hiệu suất phun sấy, khả năng trơn chảy, nhưng
làm giảm tính hút ẩm, hàm lượng và hiệu suất thu hồi flavonoid của sản phẩm. Khi tăng tỷ lệ
TD/CR trong dịch phun sấy CHV làm giảm hàm ẩm, tính hút ẩm, hàm lượng flavonoid nhưng
làm tăng tỷ trọng, khả năng trơn chảy, hiệu suất phun sấy và hiệu suất thu hồi flavonoid của bột
cao khô CHV. Kết luận: hỗn hợp tá dược MD/AE (4/6) với tỷ lệ TD/CR 40% phù hợp nhất để
bào chế bột cao khô CHV bằng phương pháp phun sấy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược đến chất lượng bột cao khô cúc hoa vàng (chrysanthemum indicum l) bào chế bằng phương pháp phun sấy
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015 11 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA TÁ DƢỢC ĐẾN CHẤT LƢỢNG BỘT CAO KHÔ CÚC HOA VÀNG (CHRYSANTHEMUM INDICUM L) BÀO CHẾ BẰNG PHƢƠNG PHÁP PHUN SẤY Nguyễn Trọng Điệp*; Vũ Bình Dương*; Nguyễn Thanh Hải** TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát ảnh hưởng của maltodextrin (MD) và aerosil (AE) đến bào chế bột cao khô Cúc hoa vàng (CHV) bằng phương pháp phun sấy. Nguyên vật liệu và phương pháp: dịch chiết CHV được phun sấy với loại và tỷ lệ tá dược/chất rắn (TD/CR) khác nhau. Đánh giá các chỉ tiêu về cảm quan, hình thái, hàm ẩm, tính hút ẩm, tỷ trọng, chỉ số CI, hiệu suất phun sấy, hàm lượng và hiệu suất thu hồi flavonoid của sản phẩm. Kết quả: khi tăng tỷ lệ AE và giảm tỷ lệ MD trong dịch phun sấy CHV làm tăng hàm ẩm, hiệu suất phun sấy, khả năng trơn chảy, nhưng làm giảm tính hút ẩm, hàm lượng và hiệu suất thu hồi flavonoid của sản phẩm. Khi tăng tỷ lệ TD/CR trong dịch phun sấy CHV làm giảm hàm ẩm, tính hút ẩm, hàm lượng flavonoid nhưng làm tăng tỷ trọng, khả năng trơn chảy, hiệu suất phun sấy và hiệu suất thu hồi flavonoid của bột cao khô CHV. Kết luận: hỗn hợp tá dược MD/AE (4/6) với tỷ lệ TD/CR 40% phù hợp nhất để bào chế bột cao khô CHV bằng phương pháp phun sấy. * Từ khóa: Bột cao khô Cúc hoa vàng; Phun sấy. Influence of Excipients on the Quality of Chrysanthemum Indicum Extract Powder Produced by Spray Drying Summary Objectives: In this study, we investigated the influence of maltodextrin and aerosil on spray drying process of flos chrysanthemi indici extract. Material and methods: Flos chrysanthemi indici extract was spray-dried with different excipient/residue ratios. Evaluate the appearance, structure, humidity, hygroscopicity, density, CI index, spray drying yield, flavonoid content and recovery of product. Results: The moisture content and spray drying yield increased and flow property was enhanced but hygroscopicity, flavonoid content and recovery of the product reduced as percentage of aerosil increased and percentage of maltodextrin decreased. When the excipient/solid ratio was increased in liquid extract, the humidity, hygroscopicity and content of flavonoid reduced but density, flowability, spray drying yield, and flavonoid recovery of flos chrysanthemi indici extract powder increased. Conclusion: The mixture of maltodextrin/aerosil (4/6) with the excipient/solid ratio of 40% are the most suitable for spray drying process of flos chrysanthemi indici extract. * Key words: Flos chrysanthemi indici extract powder; Spray drying. * Học viện Quân y ** Khoa Y Dược - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Diệp (diepvmmu@gmail.com) Ngày nhận bài: 01/12/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/12/2014 Ngày bài báo được đăng: 31/12/2014 TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015 12 ĐẶT VÂN ĐỀ Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) là dược liệu được trồng rộng rãi ở Việt Nam với trữ lượng lớn. CHV có chứa tinh dầu, flavonoid, phenolic, polysaccharid, carotenoid, sesquiterpen, axít amin, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virut, chống viêm, giảm đau, hạ sốt, chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống dị ứng, điều chỉnh đáp ứng miễn dịch tế bào, dịch thể và hoạt động thực bào của bạch cầu đơn nhân và ức chế sự nhân lên của HIV týp 1... [8]. Do đó, đây là nguồn nguyên liệu có tiềm năng lớn để bào chế các chế phẩm thuốc. Phun sấy là một giải pháp hiệu quả và tối ưu để bào chế bột cao khô từ dịch chiết dược liệu, do nó có khả năng tạo ra tiểu phân bột khô với hình thái, đặc tính lý hóa, khả năng hòa tan và hàm lượng hoạt chất vượt trội hơn các phương pháp làm khô khác. Mặt khác, phương pháp này có khả năng làm khô trong thời gian rất ngắn nên rất thích hợp với các dễ bị phân hủy bởi nhiệt [6]. Từ những ưu điểm trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bào chế bột cao khô CHV bằng phương pháp phun sấy. Tuy nhiên, dịch chiết CHV khi phun sấy gây ra hiện tượng kết dính, làm cho sản phẩm không khô, do vậy cần phải thêm tá dược (làm chất mang) nhằm khắc phục hiện tượng này, đồng thời để cải thiện tính chất lý hóa của bột phù hợp với yêu cầu nguyên liệu bào chế các chế phẩm thuốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thông báo kết quả đánh giá ảnh hưởng của tá dược, làm cơ sở để xây dựng qui trình bào chế bột cao khô CHV bằng phương pháp phun sấy. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu và thiết bị. * Nguyên liệu: Hoa khô của cây CHV (Chrysanthemum indicum L.) do Công ty Mediplantex cung cấp, đạt tiêu chuẩn Dược điểm Việt Nam (DĐVN) IV; quercetin chuẩn (Sigma Aldrich); methanol, ethanol 96%, AlCl3... đạt tiêu chuẩn phân tích. Maltodextrin, aerosil đạt tiêu chuẩn BP 2009. * Thiết bị, dụng cụ: Thiết bị chiết xuất siêu âm: SONY MEDI SM30-CEP (Hàn Quốc). Máy phun sấy LPG-5 (Trung Quốc); máy quang phổ: Specord 40 Analytikjena (Đức). Cân phân tích Mettler Tolendo ML204 (Thụy Sỹ). 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. * Phương pháp điều chế dịch chiết CHV: Bột CHV được chiết siêu âm với ethanol 50%, nhiệt độ 600C, chiết 2 lần với tỷ lệ dung môi/dược liệu/lần là 10/1, thời gian chiết 60 phút/lần. Cô đặc dịch chiết đến tỷ lệ 2:1. Loại các tạp chất. Sau đó, điều chỉnh để được dịch chiết CHV có tỷ lệ chất rắn 20% (cao CHV-PS). Định lượng flavonoid toàn phần trong dịch chiết CHV bằng phương pháp UV-Vis cho hàm lượng 10,78 ± 0,35 mg/g (tính theo quercetin) [2]. * Phương pháp phun sấy dịch chiết CHV: Trộn đều cao CHV-PS với maltodextrin và/hoặc aerosil, thêm nước để điều chỉnh tỷ lệ chất rắn trong dịch phun sấy về 10%. Tiến hành phun sấy trên thiết bị LPG-5 quy mô pilot với kiểu phun ly tâm tốc độ cao, cùng chiều với dòng khí nóng. Cố định các thông số của quy trình: nhiệt độ TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015 13 phun sấy 1600C, tốc độ cấp dịch 45 ml/ phút, áp suất phun dịch 0,2 MPa, chỉ khác nhau về loại và tỷ lệ tá dược trong dịch phun sấy. * Xác định hình thái tiểu phân bột: Bột phun sấy được chụp quét bằng hiển vi điện tử (SEM) tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để quan sát về hình thái tiểu phân. * Tỷ trọng và chỉ số nén CI: Cân khoảng 4 - 5 g bột nguyên liệu, cho vào ống đong 25 ml khô sạch, đọc thể tích V1 (ml), gõ đến thể tích không đổi và đọc thể tích V2 (ml). Tỷ trọng đổ đầy (DB) và tỷ trọng biểu kiến (DT) được xác định là tỷ số giữa khối lượng bột (g) và thể tích V1 (ml) và V2 (ml). Chỉ số nén của bột (Carr's compressibility index (CI)) tính theo biểu thức sau [5]: * Xác định hàm ẩm: Thử theo phụ lục 9.6 - DĐVN IV. Dùng khoảng 1 - 2 g chế phẩm sấy ở 1050C ở áp suất thường đến khối lượng không đổi. * Xác định tính hút ẩm: Cho mẫu bột phun sấy (khoảng 2 g) vào đĩa petri, bảo quản trong bình hút ẩm ở 250C và độ ẩm tương đối 75,29% tạo ra bằng dung dịch NaCl bão hòa. Sau 7 ngày, xác định lại khối lượng các mẫu bột. Tính hút ẩm của bột được biểu thị bằng số gam nước hấp thụ trên 100 g chất rắn khô [5, 7]. * Định lượng flavonoid toàn phần: Pha quercetin chuẩn và bột cao khô CHV trong ethanol 50% thu được dung dịch chuẩn và thử. Cho 5 ml dung dịch chuẩn hoặc thử trộn đều với 5 ml dung dịch AlCl3 2%. Sau 30 phút, đo mật độ quang ở bước sóng 415 ηm. Mẫu trắng là hỗn hợp của 5 ml dung dịch thử hoặc chuẩn và 5 ml methanol. Hàm lượng flavonoid (Fla) toàn phần (mg/g) được tính theo quercetin chuẩn [2]. * Hiệu suất thu hồi flavonoid và hiệu suất phun sấy: Hiệu suất thu hồi hoạt chất là tỷ lệ (%) hàm lượng flavonoid định lượng được so với lý thuyết. Hiệu suất phun sấy là tỷ lệ (%) khối lượng sản phẩm thu được so với lý thuyết. * Phương pháp xử lý số liệu: Các dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Microsoft excel 2007. Đánh giá sự khác biệt giá trị trung bình sử dụng test Duncan’s Multiple Range bằng phần mềm SAS (α = 0,05) [4]. Tiến hành phun sấy lặp lại hai lần, các thử nghiệm khác tiến hành lặp lại ba lần. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Ảnh hƣởng của tá dƣợc hỗ trợ phun sấy. Bảng 1: Công thức khảo sát ảnh hưởng của tá dược đến phun sấy bột cao khô CHV. C « n g t h ø cCH1 CH2 CH3 CH4 CH5 CH6 Tá dược MD MD/AE(8/2) MD/AE(6/4) MD/AE(4/6) MD/AE(2/8) AE Tiến hành phun sấy các công thức ở bảng 1 với tỷ lệ TD/CR là 100%. TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015 14 Hình 1: Ảnh hưởng của tá dược đến hiệu suất và tính chất lý hóa của bột cao khô CHV. - Về hàm ẩm và tính hút ẩm (hình 1a, b): tăng tỷ lệ AE và giảm tỷ lệ MD trong hỗn hợp tá dược làm tăng hàm ẩm và giảm tính hút ẩm của bột. Công thức CH6 có hàm ẩm cao nhất và tính hút ẩm thấp nhất. Sự khác biệt về hàm ẩm của công thức CH6 với CH1, CH2 và CH3 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sự khác biệt về tính hút ẩm của công thức CH4, CH5 với CH1, CH2, CH3, CH6 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). - Về hàm lượng, hiệu suất thu hồi flavonoid và hiệu suất phun sấy (hình 1c, d): hàm lượng và hiệu suất thu hồi flavonoid ở công thức CH1 cao nhất và CH6 thấp nhất. Khi giảm dần tỷ lệ MD và tăng dần tỷ lệ AE ở CH2, CH3, CH4 và CH5, hàm lượng và hiệu suất thu hồi flavonoid giảm dần. Tuy nhiên, mức giảm so với CH1 chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nhưng giữa CH6 với CH1, CH2, CH3, CH4 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Khi tăng dần tỷ lệ AE và giảm dần tỷ lệ MD, hiệu suất phun sấy tăng dần. - Về tỷ trọng và chỉ số CI (hình 1e, f): tỷ trọng của sản phẩm trong khoảng 0,61 - 0,70 g/ml. Khi phối hợp AE và MD ở tỷ lệ khác nhau, làm tăng tỷ trọng của sản phẩm. Ở công thức CH4 có tỷ trọng cao nhất (0,70 g/ml), sự khác biệt so với CH1 và CH6 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo Dược điển Mỹ (USP36), để đánh giá khả năng trơn chảy của bột có thể dùng 4 phương pháp khác nhau. Trong đó, chỉ số CI là phương pháp thông dụng và dễ thực hiện. Kết quả ở hình 1f cho thấy: khi tăng dần tỷ lệ AE và giảm dần tỷ lệ MD, chỉ số CI của sản phẩm giảm dần. Theo thang điểm chỉ số CI, công thức CH6 trơn chảy rất tốt, CH5 trơn chảy tốt, CH4 trơn chảy khá, CH3 trơn chảy kém, CH2 và CH1 trơn chảy rất kém. - Về hình thái tiểu phân: TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015 15 Hình 2: Hình thái tiểu phân bột cao khô CHV phun sấy với các loại tá dược khác nhau: MD (a1, a2, a3); AE (b1, b2, b3) và MD/AE 4/6 (c1, c2, c3). Tiểu phân bột cao khô CHV có dạng hình cầu đều đặn, kích thước chủ yếu trong khoảng 5 - 20 m. Giữa các công thức ít có sự khác biệt về hình dạng và kích thước tiểu phân, nhưng có sự khác biệt rõ rệt về bề mặt tiểu phân. Công thức CH1 chỉ dùng MD (hình 2.a3) có bề mặt tiểu phân tương đối nhẵn, dạng mảnh chồng khít lên nhau (chính là các phân tử MD). Công thức CH6 chỉ dùng AE (hình 2.b3) có bề mặt tiểu phân sần sùi, được tạo thành bởi các phân tử aerosil nằm sát nhau ở bề mặt, vì aerosil có kích thước rất nhỏ (7 - 16 ηm). Công thức CH4 (MD/AE 4/6) (hình 2.c3) có bề mặt tiểu phân cũng dạng sần sùi, nhưng các phân tử aerosil nằm thưa thớt hơn ở CH6, tạo nên độ lồi lõm nhất định. Chính sự khác biệt về hình thái tiểu phân này là cơ sở để giải thích cho khác nhau về tính chất lý hóa, hiệu suất phun sấy và độ ổn định của hoạt chất khi phun sấy dịch chiết CHV với tỷ lệ MD và AE khác nhau. Trong đó, MD có xu hướng làm giảm hàm ẩm và tăng khả năng bảo vệ hoạt chất, AE có xu hướng làm giảm tính hút ẩm và tăng khả năng trơn chảy của bột. Vì vậy, khi kết hợp giữa MD và AE tạo ra sản phẩm phun sấy có các đặc tính hóa lý thích hợp cho nguyên liệu để bào chế chế phẩm thuốc dạng rắn như viên nang cứng, viên nén. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu phun sấy bột cao khô tỏi đen [1] và phun sấy dịch chiết lá nho [3]. Từ các khảo sát trên cho thấy, công thức CH4 với tỷ lệ MD/AE là 4/6 có hàm lượng và hiệu suất thu hồi flavonoid tương đương các công thức CH1, CH2 và CH3, nhưng có tính hút ẩm, tỷ trọng, khả năng trơn chảy tốt hơn. Còn công thức CH5 và CH6 có tính hút ẩm thấp, khả năng trơn chảy tốt, nhưng tỷ trọng, hàm lượng và hiệu suất thu hồi flavonoid thấp hơn CH4. Do vậy, công thức CH4 được lựa chọn để khảo sát tiếp. 2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ tá dƣợc hỗ trợ phun sấy. Sau khi lựa chọn được tá dược hỗ trợ phun sấy là MD/AE 4/6 (CH4), tiếp tục khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ TD/CR đến quá trình phun sấy dịch chiết CHV. TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015 16 Bảng 2: Công thức khảo sát tỷ lệ tá dược/chất rắn để phun sấy bột cao khô CHV. C « n g t h ø cC H 4 C H 7 C H 8 C H 9 C H 1 0 Tỷ lệ TD/CR 100% 75% 50% 40% 30% Tiến hành phun sấy theo các công thức trong bảng 2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm được trình bày ở hình 3. Hình 3: Ảnh hưởng của tỷ lệ TD/CR đến hiệu suất và tính chất lý hóa của bột cao khô CHV. - Về cảm quan: sản phẩm thu được có dạng khô tơi đến khối khô kết tụ. Công thức CH10 có tỷ lệ TD/CR bằng 30% cho sản phẩm là khối kết tụ khô. Vì vậy, các chỉ tiêu về tính hút ẩm, tỷ trọng và chỉ số CI không được xác định. Trên thực tế, khi giảm tỷ lệ CR/TD xuống dưới 30%, không phun sấy thành công do sản phẩm bị bết dính ở thành buồng phun nhiều, chỉ có một lượng nhỏ khối kết tụ cứng thu được ở bình lấy sản phẩm. - Về hàm ẩm và tính hút ẩm (hình 3a, b): giảm dần tỷ lệ TD/CR làm tăng hàm ẩm và tính hút ẩm của sản phẩm. Sự khác biệt về hàm ẩm giữa công thức CH4, CH10 với các công thức còn lại có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhưng giữa các công thức CH7, CH8, CH9 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tính hút ẩm ở các công thức trong khoảng 12,04 - 13,76 g/100 g, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). - Về hàm lượng, hiệu suất thu hồi flavonoid và hiệu suất phun sấy (hình 3c, d): khi giảm tỷ lệ TD/CR, làm tăng hàm lượng flavonoid, nhưng lại làm giảm hiệu suất thu hồi flavonoid và hiệu suất phun sấy. Khi tỷ lệ TD/CR giảm xuống 40% (CH9), làm giảm hiệu suất thu hồi flavonoid, nhưng hàm lượng flavonoid cao nhất (34,80 mg/g). Công thức CH10 (TD/CR là 30%) có hàm lượng flavonoid cao (34,21 mg/g), nhưng hiệu suất thu hồi flavonoid lại thấp nhất (82,50%). Sự khác biệt về hàm lượng flavonoid của CH4, CH7 với CH8, CH9, CH10 có ý nghĩa TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015 17 thống kê (p < 0,05), nhưng giữa các công thức CH8, CH9, CH10 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sự khác biệt về hiệu suất thu hồi flavonoid của CH10 so với các công thức còn lại có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). - Về tỷ trọng và chỉ số CI (hình 3e, f): khi giảm tỷ lệ TD/CR, làm giảm dần tỷ trọng và tăng dần chỉ số CI của sản phẩm. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ trọng giữa các công thức chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sự khác biệt về chỉ số CI giữa công thức CH4 với CH7 và CH8 với CH9 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), nhưng giữa công thức CH4 và CH7 với CH8 và CH9 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). - Về hình thái tiểu phân: Hình 4: Hình thái tiểu phân bột cao khô CHV phun sấy với các tỷ lệ tá dược khác nhau: TD/CR = 100% (a, a1); TD/CR = 50% (b, b1); TD/CR = 40% (c, c1). Khi phun sấy với tỷ lệ TD/CR khác nhau đều cho tiểu phân bột có dạng hình cầu đều, kích thước chủ yếu trong khoảng 5 - 20 µm, nhưng bề mặt tiểu phân có sự khác biệt. Hình 3a1, b1, c1 là bề mặt của tiểu phân bột cao khô CHV ở tỷ lệ TD/CR lần lượt là 100, 50 và 40%. Công thức CH4 có tỷ lệ TD/CR là 100% cho tiểu phân có bề mặt sần sùi hơn với sự bao phủ bên ngoài của các tiểu phân AE, càng giảm tỷ lệ TD/CR, càng làm cho bề mặt tiểu phân nhẵn hơn. Như vậy, tá dược thêm vào đã cải thiện được các tính chất lý hóa của sản phẩm, đồng thời còn giúp bảo vệ hoạt chất tốt hơn (hiệu suất thu hồi hoạt chất cao hơn) khi phun sấy. Tuy nhiên, khi tăng tỷ lệ tá dược sẽ làm giảm hàm lượng hoạt chất, do nồng độ pha loãng. Do đó, cần nghiên cứu xác định tỷ lệ TD/CR thích hợp nhất nhằm thu được bột có hàm lượng hoạt chất cao, nhưng vẫn đáp ứng được các chỉ tiêu lý hóa, phù hợp với nguyên liệu bào chế dạng thuốc rắn. Từ các khảo sát trên cho thấy: công thức CH9 cho tiểu phân bột có hàm ẩm thấp, tính hút ẩm, tỷ trọng và hiệu suất phun sấy tương đương với công thức CN4, CH7 và CH8, nhưng có hàm lượng flavonoid cao hơn. Công thức CH10 có hàm lượng flavonoid tương đương với CH9, nhưng các chỉ số lý hóa đều kém hơn. Do vậy, công thức CH9 với tỷ lệ TD/CR 40% phù hợp nhất để bào chế bột cao khô CHV bằng phương pháp phun sấy. KẾT LUẬN Tá dược và tỷ lệ TD/CR có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất và chất lượng của bột cao khô CHV bào chế bằng phương pháp phun sấy. Tăng tỷ lệ AE và giảm tỷ lệ MD trong cao CHV làm tăng hàm ẩm, hiệu TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015 18 suất phun sấy, khả năng trơn chảy nhưng lại làm giảm tính hút ẩm, hàm lượng và hiệu suất thu hồi flavonoid của bột cao khô CHV; khi tăng tỷ lệ TD/CR trong cao CHV, hàm ẩm, tính hút ẩm, hàm lượng flavonoid giảm, nhưng tỷ trọng, khả năng trơn chảy, hiệu suất phun sấy và hiệu suất thu hồi flavonoid của bột cao khô CHV tăng. Cả loại tá dược và tỷ lệ TD/CR đều ảnh hưởng đến hình thái tiểu phân bột phun sấy. Hỗn hợp tá dược MD/AE (4/6) với tỷ lệ TD/CR 40% là phù hợp nhất để bào chế bột cao khô CHV bằng phương pháp phun sấy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Bình Dương, Nguyễn Trọng Điệp. Nghiên cứu bào chế bột cao khô tỏi đen bằng phương pháp phun sấy. Tạp chí Y - Dược học Quân sự. 2014, số 5, tr.13-18. 2. Nguyễn Trọng Điệp, Nguyễn Minh Chính, Nguyễn Tùng Linh, Nguyễn Thanh Hải. Nghiên cứu chiết xuất flavonoid toàn phần từ Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.). Tạp chí Y - Dược học Quân sự. 2013, số 9, tr.39-45. 3. J.A.Pézer Serradilla, M.D. Luque de Castro. Microwave-assisted extraction of phenolic compounds from wine lees and spray drying of the extract. Food Chemistry. 2011, 124, pp.1652-1659. 4. Hilal Sahin-Nadeem, Mehmet Torun, Feramuz Ozdemir. Spray drying of the moutain tea (Sideritis stricta) water extract by using different hydrocolloid cariers. LWT - Food Science and Technology. 2011, 44, pp.1626-1635. 5. Loreana Gallo, Juan M. Llabot, Daniel Allemandi, Verónica Bucalá, Juliana Pina. Influence of spray-drying operating conditions on Rhamnus purshiana (Cáscara sagrada) extract powder physical properties. Powder Technology. 2011, 208, pp.205-214. 6. Meng Wai Woo, A.S. Mujumdar, W.R.W. Daud. Spray Drying Technology, Vol 1, Chapter 5: Spray drying of food and herbal products..ISBN-978-981-08-6270-1,.Published in Singapore. 2010, pp.113-156. 7. S. N. Bhusari, Khalid Muzaffa, Pradyunman Kumar. Effect of carier agents on physical and microstructural properties of spray dried tamarind pulp powder. Powder Technology. 2014, 266, pp.354-364. 8. Wenming Cheng et al. Anti-inflammatory and immunomodulatory activities of the extracts from the inflorescence of Chrysanthemum indicum Linne. Journal of Ethnopharmacology. 2005, 101, pp.334-337. TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2015 19
File đính kèm:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_ta_duoc_den_chat_luong_bot_cao_kho.pdf