Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt độ cao đến tính chất cơ lý của gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis)

TÓM TẮT

Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ ở các cấp: 100oC, 110oC, 120oC, 130oC. Thời

gian xử lý chia làm 2 thang là 20 giờ và 30 giờ. Kết quả là màu sắc của gỗ sau khi qua xử lý nhiệt

có màu sẫm (cánh dán) và đồng đều hơn. Độ hút nước và giãn dài (cả hai chiều xuyên tâm và tiếp

tuyến) của gỗ qua xử lý nhiệt cho kết quả cao nhất ở 110oC. Nhiệt độ tăng lên thì độ hút nước và

giãn dài giảm dần nên tính ổn định kích thước của gỗ tăng. Thời gian xử lý nhiệt ảnh hưởng không

đáng kể đến độ hút nước và độ giãn dài. Giá trị giới hạn bền uốn tĩnh và modul đàn hồi uốn tĩnh ở

nhiệt độ 120oC cho giá trị cao nhất. Nhiệt độ xử lý tăng thì cả hai giá trị này đều giảm dần. Thời

gian xử lý càng lâu thì giá trị modul đàn hồi uốn tĩnh càng giảm.

Từ khóa: Nhiệt độ cao, tính chất cơ lý, gỗ Bồ đề

pdf 5 trang phuongnguyen 2000
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt độ cao đến tính chất cơ lý của gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt độ cao đến tính chất cơ lý của gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis)

Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt độ cao đến tính chất cơ lý của gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis)
Dương Văn Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 147 - 151 
147 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NHIỆT ĐỘ CAO 
ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA GỖ BỒ ĐỀ (STYRAX TONKINENSIS) 
Dương Văn Đoàn1*, Nguyễn Cảnh Mão2 
1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 
2Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 
TÓM TẮT 
 Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ ở các cấp: 100oC, 110oC, 120oC, 130oC. Thời 
gian xử lý chia làm 2 thang là 20 giờ và 30 giờ. Kết quả là màu sắc của gỗ sau khi qua xử lý nhiệt 
có màu sẫm (cánh dán) và đồng đều hơn. Độ hút nước và giãn dài (cả hai chiều xuyên tâm và tiếp 
tuyến) của gỗ qua xử lý nhiệt cho kết quả cao nhất ở 110oC. Nhiệt độ tăng lên thì độ hút nước và 
giãn dài giảm dần nên tính ổn định kích thước của gỗ tăng. Thời gian xử lý nhiệt ảnh hưởng không 
đáng kể đến độ hút nước và độ giãn dài. Giá trị giới hạn bền uốn tĩnh và modul đàn hồi uốn tĩnh ở 
nhiệt độ 120oC cho giá trị cao nhất. Nhiệt độ xử lý tăng thì cả hai giá trị này đều giảm dần. Thời 
gian xử lý càng lâu thì giá trị modul đàn hồi uốn tĩnh càng giảm. 
Từ khóa: Nhiệt độ cao, tính chất cơ lý, gỗ Bồ đề 
MỞ ĐẦU* 
Sấy gỗ là một công đoạn quan trọng trong 
quy trình công nghệ chế biến gỗ [2]. Hiện nay 
ở nước ta các phương pháp sấy gỗ chủ yếu 
vẫn ở nhiệt độ dưới 100oC. Những phương 
pháp này thường kéo dài thời gian[5]. Sấy gỗ 
ở nhiệt độ cao có thể rút ngắn đáng kể thời 
gian sấy nhưng lại là một phương pháp sấy 
mới ở Việt Nam [1]. Dưới tác động của nhiệt 
độ cao thì các tính chất cơ lý của gỗ đều bị 
thay đổi [3]. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt 
độ cao đến sự thay đổi tính chất cơ lý của gỗ 
để đánh giá được tác động của nhiệt độ và 
đưa ra được những khuyến cáo sẽ là bước 
khởi đầu quan trọng để tiến đến xây dựng chế 
độ sấy gỗ ở nhiệt độ cao – một phương pháp 
sấy hiệu quả đã được áp dụng trên thế giới. 
Gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis) là một loại gỗ 
rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở Việt 
Nam: đồ mộc, ván nhân tạo,... Vì vậy việc áp 
dụng một phương pháp sấy hiệu quả cho loại 
gỗ này trước khi đưa vào sử dụng sẽ cho một 
giá trị rất lớn. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ ở 
các cấp: 100oC, 110oC, 120oC, 130oC. Thời 
gian xử lý chia làm 2 thang là 20 giờ và 30 giờ. 
*
 Tel: 0988712951. Email: doanduongfb@gmail.com 
Nguyên liệu gỗ phục vụ cho nghiên cứu là gỗ 
Bồ Đề khai thác ở Thái Nguyên có đường 
kính 40 cm. 
Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp xác định màu sắc gỗ 
Mẫu gỗ được chụp ảnh, scan trong 
photoshop và màu sắc sẽ được phản ánh qua 
giá trị Sắc độ được ký hiệu là S (Saturation), 
là chỉ cường độ hay độ tinh khiết của màu. 
Độ bão hoà thể hiện lượng màu xám tương 
thích với màu sắc, được tính theo tỷ lệ % từ 
0% (đen) - 100% (trắng) trên vòng tròn màu 
chuẩn. Mẫu đối chứng là mẫu trước khi đưa 
và xử lý nhiệt. 
- Phương pháp xác định độ hút nước và độ 
giãn dài (số lần lặp lại thí nghiệm: 9) theo 
tiêu chuẩn Việt Nam [4]: 
- Sau khi sấy cắt mẫu theo kích thước: 30 x 
30 x 10 (mm) (sai số: ± 0,5mm) 
- Kẻ 2 đường thẳng vuông góc với nhau trên 
từng mặt đầu của mẫu bằng bút chì. 
- Đo kích thước mẫu theo 2 đường kẻ. (Chính 
xác đến 0,01 mm) 
- Cân tất cả các mẫu. (Chính xác đến 0,01g) 
- Cho mẫu vào bình đựng nước cất. (Mặt đầu 
không có đường kẻ nổi lên trên mặt nước). 
- Tiến hành đo và cân mẫu sau: 2 giờ, 1 ngày, 
2 ngày, 4 ngày, 12 ngày, 20 ngày, 30 ngày. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Dương Văn Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 147 - 151 
148 
- Đo mẫu: Nếu trị số giữa 2 lần đo mẫu 
không khác nhau quá 0,02 mm (cách nhau 2 
ngày đêm liền) thì xem như kích thước 
không thay đổi. Đo cả hai chiều với độ chính 
xác là 0,01 mm. 
- Cân mẫu: Trước khi cân phải lau khô bề mặt 
của mẫu gỗ. 
Thời gian tối thiểu giữ mẫu trong nước là 30 
ngày đêm. Khi cần thiết có thể tiếp tục ngâm 
mẫu và cân với khoảng thời gian cách nhau 
giữa hai lần cân là 10 ngày đêm. Nếu hiệu số 
độ ẩm giữa hai lần xác định cách nhau 10 
ngày đêm không lớn quá 5% thì có thể ngừng 
theo dõi. 
- Tính toán kết quả thử: 
+ Tính độ hút nước: 
100
1
12
m
mmWhn
−
=
 (%) 
Trong đó: Whn: Độ hút nước của gỗ (%); m2: 
Khối lượng mẫu sau khi ngâm (g); m1: Khối 
lượng mẫu sau khi sấy (g) 
+ Tính độ giãn dài: 
Tính độ giãn dài bằng % theo phương tiếp 
tuyến Ytt và phương xuyên tâm Yxt, chính xác 
đến 0,1 % theo công thức: 
100
1
1
a
aaYtt
−
=
 (%) 
100
1
1
b
bbYxt
−
=
(%) 
Trong đó: a1, b1 là kích thước mẫu theo 
phương tiếp tuyến và phương xuyên tâm sau 
khi sấy; a, b là kích thước mẫu theo phương 
tiếp tuyến và phương xuyên tâm khi ngâm 
trong nước. 
- Phương pháp xác định giới hạn bền uốn 
tĩnh (số lần lặp lại thí nghiệm: 9) theo tiêu 
chuẩn Việt Nam [4]: 
- Cắt mẫu có kích thước: 20 x 20 x 300 mm. 
(300 là kích thước theo chiều dọc thớ. Sai số 
không vượt quá ±1 mm). 
- Để mẫu trong phòng có nhiệt độ là 20oC và độ 
ẩm là 60% đến khi độ ẩm của mẫu đạt 12%. 
- Đo mẫu tại điểm giữa chiều dài, chính xác 
đến 0,01mm (chiều rộng b theo phương 
xuyên tâm và chiều cao h theo phương tiếp 
tuyến). Kẻ bằng bút chì. 
- Giới hạn bền uốn tĩnh σut được tính theo 
công thức: 
2
max
2
3
bh
lP
ut =σ (N/mm2) 
Trong đó: Pmax là tải trọng phá hoại (N); l là 
khoảng cách giữa hai gối tựa (bằng 240 
mm); b là chiều rộng mẫu (mm); h là chiều 
cao mẫu (mm). 
- Phương pháp xác định mô đun đàn hồi 
uốn tĩnh theo tiêu chuẩn Việt Nam[4]: 
- Cắt mẫu có kích thước: 20 x 20 x 300 mm. 
(300 là kích thước theo chiều dọc thớ. Sai số 
không vượt quá ±1 mm). 
- Để mẫu trong phòng có nhiệt độ là 20oC và độ 
ẩm là 60% đến khi độ ẩm của mẫu đạt 12%. 
- Đo mẫu ở 3 điểm: Chính giữa chiều dài và ở 
hai bên, mỗi bên cách điểm giữa 120mm 
chính xác đến 0,01mm (chiều rộng b theo 
phương xuyên tâm và chiều cao h theo 
phương tiếp tuyến). Dùng bút chì kẻ. 
- Modul đàn hồi E được tính bằng công thức: 
fbh
PlE 3
3
4
1
=
 (N/mm2) 
Trong đó: E là Modul đàn hồi uốn tĩnh 
(N/mm2); P là tải trọng (N); L là khoảng cách 
giữa hai gối tựa (bằng 240 mm); b là chiều 
rộng mẫu (mm); h là chiều cao mẫu (mm); f 
là mũi tên võng, ứng với tải trọng P (mm). 
- Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích 
phương sai hai nhân tố 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Màu sắc 
Để so sánh màu sắc của gỗ trước và sau khi 
được xử lý nhiệt ta kiểm tra màu sắc ở mẫu 
gỗ đối chứng và mẫu gỗ sau khi được xử lý 
nhiệt độ ở 100oC và 130oC. Mẫu gỗ được 
chụp ảnh, scan trong photoshop và đo chỉ số S 
được kết quả như ở bảng 1. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Dương Văn Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 147 - 151 
149 
Bảng 1. Kết quả kiểm tra chỉ số màu sắc S trên photoshop (%) 
 Điểm đo 
Mẫu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB 
Đối chứng 13 19 24 13 17 22 10 14 23 18 17,3 
100oC 27 24 26 22 28 24 27 29 25 28 26,0 
130oC 38 35 40 37 39 36 37 41 36 42 38,1 
Bảng 2. Bảng giá trị độ hút nước trung bình (%) ở các cấp xử lý nhiệt 
 Nhiệt độ 
 Thời gian 100
oC 110oC 120oC 130oC 
20 giờ 224.67 247.22 233.90 214.51 
30 giờ 230.38 261.86 228.54 211.83 
Bảng 3. Giá trị giãn dài trung bình (%) theo hai chiều xuyên tâm 
và tiếp tuyến sau khi ngâm 20 ngày so với sau khi sấy 
Thời gian Chiều 100oC 110oC 120oC 130oC 
20h xt 2.91 3.45 3.11 2.97 
tt 4.81 5.06 4.78 4.34 
30h xt 2.96 3.61 3.04 2.60 
tt 4.99 5.22 4.37 4.15 
Dựa vào các dẫn liệu tại bảng 1 ta thấy giá 
trị chỉ số S tăng dần từ mẫu đối chứng đến 
mẫu xử lý ở 100oC và 130oC. Như vậy đã 
có sự thay đổi về màu sắc trong quá trình 
xử lý nhiệt. 
- Giá trị S trung bình tại 10 điểm đo của mẫu 
gỗ xử lý ở 130oC bằng 38,1(%) cao hơn giá trị 
S trung bình tại 10 điểm đo của mẫu gỗ xử lý 
ở 100oC là 26,0(%) và mẫu gỗ đối chứng là 
17,3(%). Điều này chứng tỏ rằng mẫu gỗ đối 
chứng có màu sáng hơn, nghĩa là các mẫu gỗ 
qua xử lý nhiệt có màu tối hơn, nhiệt độ xử lý 
càng cao thì màu càng tối. 
- Giá trị S tại 10 điểm đo của mẫu gỗ đối 
chứng có sự chênh lệch lớn hơn mẫu gỗ xử lý 
ở 100oC và 130oC. Cụ thể, sự chênh lệch giữa 
giá trị Max và Min ở mẫu gỗ đối chứng là 
14(%), mẫu gỗ xử lý ở 100oC là 7(%), ở 
130oC là 6(%) . Như vậy các mẫu gỗ qua xử 
lý nhiệt có màu sắc tối dần (màu nâu) và có 
độ đồng đều cao hơn so với mẫu gỗ đối 
chứng. Hiện nay màu sắc này rất được ưa 
chuộng trên thị trường. 
Độ hút nước và giãn dài 
Kết quả giá trị trung bình độ hút nước và độ 
giãn dài các mẫu được trình bày ở bảng 2 và 3 
- Khi nhiệt độ xử lý tăng từ 100oC đến 
110oC thì độ hút nước của gỗ cũng tăng lên 
rất nhiều. Tuy nhiên khi tiếp tục tăng nhiệt độ 
lên 120oC, 130oC thì độ hút nước của gỗ lại 
giảm dần đi đáng kể. Thời gian xử lý nhiệt 
ảnh hưởng không đáng kể đến độ hút nước 
của gỗ. 
- Tỉ lệ giãn dài (%) theo chiều tiếp tuyến lớn 
hơn chiều xuyên tâm từ 1,33 – 2,03 lần. 
- Thời gian ảnh hưởng không đáng kể đến tỉ 
lệ phần trăm giãn dài trong cùng một chiều. 
- Ở 110oC cho tỉ lệ giãn dài lớn nhất, khi 
tăng nhiệt độ thì tỉ lệ này giảm dần. 
Giá trị giới hạn bền uốn tĩnh và modul đàn 
hồi uốn tĩnh 
Kết quả giá trị trung bình giới hạn bền uốn 
tĩnh và modul đàn hồi uốn tĩnh được trình bày 
ở bảng 4 và bảng 5. 
- Khi tăng nhiệt độ xử lý từ 100oC lên 110oC 
và 120oC thì cho kết quả là giới hạn bền uốn 
tĩnh của gỗ tăng lên nhưng đến 130oC thì giới 
hạn bền uốn tĩnh giảm mạnh. 
- Ở 100oC và 110oC thì giới hạn bền uốn 
tĩnh ở 30 giờ cao hơn ở 20 giờ nhưng ở 120oC 
và 130oC thì cho kết quả ngược lại. Tuy nhiên 
sự chênh lệch này là không đáng kể. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Dương Văn Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 147 - 151 
150 
Bảng 4: Giá trị trung bình giới hạn bền uốn tĩnh (N/mm2) 
Nhiệt độ 
 Thời gian Đ/C 100
oC 110 oC 120 oC 130 oC 
20 giờ 53.070 69.309 74.330 84.884 70.324 
30 giờ 53.070 72.534 78.575 83.523 60.080 
Bảng 5: Giá trị trung bình modul đàn hồi uốn tĩnh (N/mm2) 
Nhiệt độ 
Thời gian Đ/C 100
oC 110oC 120oC 130oC 
20 giờ 6803.832 7479.927 7999.271 8270.902 7449.681 
30 giờ 6803.832 7232.402 7791.556 8048.065 7045.158 
- Khi nhiệt độ tăng dần từ 100oC đến 120oC 
thì giá trị modul đàn hồi uốn tĩnh tăng dần và 
ở 120oC thì cho giá trị modul lớn nhất. Nhiệt 
độ tiếp tục tăng thì giá trị modul giảm. 
- Giá trị modul đàn hồi uốn tĩnh ở 30giờ luôn 
thấp hơn ở 20 giờ. 
KẾT LUẬN 
- Màu sắc của gỗ sau khi qua xử lý nhiệt có 
màu sẫm (cánh dán) và đồng đều hơn. Hiện 
nay màu sắc này rất được ưa chuộng trên thị 
trường. 
- Độ hút nước và giãn dài (cả hai chiều xuyên 
tâm và tiếp tuyến) của gỗ qua xử lý nhiệt cho 
kết quả cao nhất ở 110oC. Nhiệt độ tăng lên 
thì độ hút nước và giãn dài giảm dần nên tính 
ổn định kích thước của gỗ tăng. Thời gian xử 
lý nhiệt ảnh hưởng không đáng kể đến độ hút 
nước và độ giãn dài. 
- Giá trị giới hạn bền uốn tĩnh và modun đàn 
hồi uốn tĩnh ở nhiệt độ 120oC cho giá trị cao 
nhất. Nhiệt độ xử lý tăng thì cả hai giá trị này 
đều giảm dần. Thời gian xử lý càng lâu thì giá 
trị modul đàn hồi uốn tĩnh càng giảm. 
Như vậy tùy theo mục đích chính của việc xử 
lý nhiệt: Nâng cao giá trị giới hạn bền uốn 
tĩnh, modul đàn hồi uốn tĩnh hay nâng cao 
tính ổn định kích thước của gỗ,... mà ta lựa 
chọn các chế độ xử lý nhiệt khác nhau. Ở đây 
tôi xin đề xuất chế độ xử lý nhiệt gỗ Bồ Đề 
đảm bảo cho cả hai yếu tố: vừa cho kết quả 
giá trị giới hạn bền uốn tĩnh và modul đàn hồi 
uốn tĩnh cao mà vẫn đảm bảo tính ổn định 
kích thước đó là ở chế độ: nhiệt độ: 120oC, 
thời gian: 30 giờ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Cảnh Mão (1994), Công nghệ sấy gỗ, 
Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 
2. Đào Xuân Thu (2004), Nghiên cứu những giải 
pháp công nghệ nhằm rút ngắn thời gian sấy 
gỗ keo lá tràm (Acacia auriculiformics), Luận văn 
thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 
3. Hồ Thu Thủy (2005), Nghiên cứu ứng dụng 
một số giải pháp xử lý gỗ trước khi sấy nhằm rút 
ngắn thời gian sấy gỗ, Luận án tiến sỹ kỹ thuật, 
Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. 
4. Tiêu chuẩn Việt Nam (1988), Tiêu chuẩn nhà 
nước về gỗ và sản phẩm gỗ, Hà Nội. 
5. Trường Đại học Lâm nghiệp (2004), Công 
nghệ biến tính gỗ, Tài liệu dịch, Hà Tây. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Dương Văn Đoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 147 - 151 
151 
SUMMARY 
STUDYING EFFECTS FROM HIGH HEAT-TREATE PROCESS TO PHYICS 
MECHANICAL PROPERTIES OF BO DE WOOD (STYRAX TONKINENSIS) 
Duong Van Doan1*, Nguyen Canh Mao2 
1College of Agriculture and Forestry – TNU 
2Vietnam Forestry University 
Research effect of temperature treatment at 100oC, 110oC, 120oC, 130oC. Time of treatment is 
devided into 2 scale: 20 hours and 30 hours. Research results colors: The color of wood after heat 
 treatment has a dark color (red brown) and more evenly. Water absorption and elongation: 
(both radial and tangential direction) of heat treated wood for best result at 110oC. When 
temperature increased, water absorption and elongation should decrease so that the stability of 
the timber size increases. Heat treatment time significantly affected the water absorption and 
elongation. Limit values of static bending Strength and elastic modules static bending at a 
temperature of 120oC for the highest value. The more treatment temperature increases, the more 
both values are reduced. The longer processing time is the more value of static bending elastic 
modules decreases. 
Key words: Bo de wood, hight temperature, phyics mechanical properties 
*
 Tel: 0988712951. Email: doanduongfb@gmail.com 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_qua_trinh_xu_ly_nhiet_do_cao_den_ti.pdf