Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ hàn tự động dưới lớp thuốc đến độ bền mối hàn giáp mối trong kết cấu tàu thép
TÓM TẮT
Bài báo công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lựa chọn chế độ hàn tự động dưới lớp thuốc (chỉ xét ba thông
số là cường độ dòng điện I, điện áp hàn U và vận tốc hàn V) đến độ bền mối hàn kết cấu tấm giáp mối trong tàu thép. Thông
qua kết quả kiểm tra độ bền của 21 loạt mẫu thí nghiệm mối hàn giáp mối theo quy định của Quy phạm TCVN 6259-6:2010
với các chế độ hàn khác nhau được tính toán bằng lý thuyết, kết luận rằng chế độ hàn với cường độ dòng điện I = 1000(A),
điện áp U = 35(V) và vận tốc hàn V = 27(m/h) cho kết quả tốt nhất.
Từ khóa: chế độ hàn, hàn tự động dưới lớp thuốc, thông số hàn
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ hàn tự động dưới lớp thuốc đến độ bền mối hàn giáp mối trong kết cấu tàu thép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ hàn tự động dưới lớp thuốc đến độ bền mối hàn giáp mối trong kết cấu tàu thép
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 149 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ HÀN TỰ ĐỘNG DƯỚI LỚP THUỐC ĐẾN ĐỘ BỀN MỐI HÀN GIÁP MỐI TRONG KẾT CẤU TÀU THÉP THE ASSESSMENT EFFECTS ON SUBMERGED - ARC WELDING MODES TO THE STRENGTH OF BUTTED PLATE IN STEEL SHIP Ngô Hùng1, Huỳnh Văn Vũ2 Ngày nhận bài: 18/3/2014; Ngày phản biện thông qua: 06/5/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẮT Bài báo công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lựa chọn chế độ hàn tự động dưới lớp thuốc (chỉ xét ba thông số là cường độ dòng điện I, điện áp hàn U và vận tốc hàn V) đến độ bền mối hàn kết cấu tấm giáp mối trong tàu thép. Thông qua kết quả kiểm tra độ bền của 21 loạt mẫu thí nghiệm mối hàn giáp mối theo quy định của Quy phạm TCVN 6259-6:2010 với các chế độ hàn khác nhau được tính toán bằng lý thuyết, kết luận rằng chế độ hàn với cường độ dòng điện I = 1000(A), điện áp U = 35(V) và vận tốc hàn V = 27(m/h) cho kết quả tốt nhất. Từ khóa: chế độ hàn, hàn tự động dưới lớp thuốc, thông số hàn ABSTRACT This paper performs the result of effects on submerged-arc welding modes (including three parameters: amperage welding I, voltage welding U and velocity welding V) to the strength of butted plate in steel ship. Through the strength testing of specimens according to the rule TCVN 6259-6:2010, the 21 experiment specimens conducted by submerged-arc welding with some different modes, it concludes that the welding mode (amperage welding I = 1000(A), voltage welding U = 35(V) and velocity welding V = 27(m/h)) is the best. Keywords: welding mode, submerged-arc welding, welding parameters 1 Ngô Hùng: Cao học Kỹ thuật tàu thủy 2011 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Huỳnh Văn Vũ: Khoa Kỹ thuật giao thông - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghệ hàn là một trong các lĩnh vực phức tạp, cần phải có sự phối hợp của các lĩnh vực khoa học khác như: Vật lý, hóa học, luyện kim, cơ khí, tự động hóa, kỹ thuật điện và điện tử. Chính vì thế chất lượng mối hàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan trong khi chế tạo các sản phẩm bằng phương pháp hàn. Trong các phương pháp hàn khác nhau, các yếu tố công nghệ cũng có những ảnh hưởng rất khác nhau. Công nghệ hàn hồ quang dưới lớp thuốc hay còn gọi là hàn hồ quang chìm SAW là phương pháp hàn dây điện cực nóng chảy dưới lớp thuốc bảo vệ đã được sử dụng ở các nước có nền công nghiệp phát triển [1]. Công nghệ hàn hồ quang dưới lớp thuốc (SAW) được ứng dụng rộng rải ở các nước phát triển [2, 6]. Tuy nhiên ở Việt Nam nói chung và trong các nhà máy đóng tàu nói riêng và đặc biệt là trong các cơ sở dạy nghề, công nghệ này của tỉnh Khánh Hòa ít được chú trọng, bước đầu có tính thăm dò, chưa hình thành quy trình ổn định và phát triển mạnh. Vì vậy phương pháp hàn hồ quang tự động dướ i lớ p thuố c phát triển mạnh khi ngành công nghiệp đóng tàu trong nước phát triển. Việc lựa chọn chế độ hàn trước đây chủ yếu dựa theo yêu cầu của nhà sản xuất hoặc chí ít cũng là kinh nghiệm được du nhập từ những nước có nền đóng tàu phát triển và cá biệt có những trường hợp không được coi trọng. Điều này rõ ràng chưa phù hợp với điều kiện môi trường, con người, thiết bị, tại Việt Nam và ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm. Sau thời gian tham gia trực tiếp sản xuất, đào tạo công nhân hàn qua đặt hàng của các cơ sở đóng tàu trong việc cung cấp nguồn nhân lực về vấn đề này và qua tìm hiểu những nghiên cứu trước, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 150 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG nhận thấy việc lựa chọn các chế độ hàn hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng các mối hàn chưa được đặt ra và quan tâm một cách đúng mức. Đặc biệt trong những trường hợp hàn có yêu cầu chất lượng cao như hàn các kết cấu tàu thép. Chính vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến chất lượng, tạo dáng mối hàn và quá trình hàn là việc làm cần thiết và cấp bách. Dựa trên các tài liệu đã có trong nước và nước ngoài, của các hãng thiết bị hàn trên thế giới đã thu thập và tập hợp được các thông số tối ưu về lý thuyết, từ đó bằng thực nghiệm nghiên cứu trên các mẫu tác giả tiến hành lựa chọn được các thông số thực nghiệm cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trong quá trình hàn khi khảo sát một yếu tố thì các yếu tố khác được giữ nguyên. Từ đó cho các yếu tố đầu ra: hình dạng mối hàn, độ bền mối hàn và biến dạng hàn. Dựa trên các kết quả thí nghiệm đánh giá được rằng khi các thông số hàn thay đổi thì hình dạng mối hàn, độ bền mối hàn và biến dạng hàn thay đổi thế nào, dẫn đến cơ tính của chúng bị tác động ra sao. Từ đó đi đến kết luận về việc lựa chọn các thông số cơ bản của công nghệ hàn hồ quang dưới lớp thuốc SAW một cách tối ưu, để đảm bảo chất lượng mối hàn tốt nhất áp dụng trong đào tạo và sản xuất tại Việt Nam. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượ ng nghiên cứ u Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của ba thông số cường độ dòng điện hàn I(A), điện áp hàn U(V), tốc độ hàn V(m/h) đến chất lượng mối hàn giáp mối của tấm kết cấu tàu thép theo quy định của Quy phạm TCVN 6259-6:2010 (hình 1) [7]. Hình 1. Quy cách tấm hàn thử nghiệm Hình 2. Vị trí cắt mẫu kiểm tra độ bền Phương pháp hàn là hồ quang tự động dưới lớp thuốc SAW, với máy hàn hiệu KOBELCO, số hiệu DW-S43G của Việt Nam sản xuất, dây hàn thép cacbon AWS-A5.17-EH14 đường kính F4.0mm, thuốc bảo vệ AN-348-A của Nga sản xuất. Quá trình hàn thử nghiệm được tiến hành tại xưởng Cơ khí của Trường Trung cấp nghề Ninh Hòa, kiểm tra độ bền uốn, kéo của kim loại cơ bản và các mẫu thử mối hàn tại phòng thí nghiệm cơ tính của Viện Chế tạo tàu thủy - Trường Đại học Nha Trang. Tấm phôi thép nguyên liệu AH-36 được xác định độ bền kéo như hình 3 (ứng suất kéo lớn nhất σU= 545 kN/mm 2, ứng suất chảy σY= 366 kN/mm 2, độ giãn dài Dl = 26.7%) và độ bền uốn như hình 4 (lực uốn lớn nhất Fm=56.59 kN). Hình 3. Biểu đồ lực kéo – giãn dài thép cơ bản Hình 4. Biểu đồ lực uốn – giãn dài thép cơ bản Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151 2. Phương phá p nghiên cứ u Chọn chế độ hàn ứng với thép AH-36 có chiều dày 16mm, đặt tên là loạt mẫu X1 có các thông số cụ thể là I = 1000(A), U = 35(V), V = 27(m/h) [1, 3]. Sau đó thay đổi giá trị của ba thông số bằng cách tăng lên hoặc giảm đi 20% so với giá trị tiêu chuẩn ở trên, được đặt tên từ loạt mẫu X2 đến X7. Lần lượt các giá trị của các thông số tương ứng với nhóm mẫu hàn thực nghiệm được trình bày ở bảng 1. Với mỗi loạt mẫu Xi tiến hành hàn 3 phôi (Mj, Mj+1, Mj+2) vào các thời điểm khác nhau, sau đó lựa chọn 1 phôi có hình dạng tốt nhất đem phân tích đánh giá. Tất nhiên nếu điều kiện thời gian thí nghiệm và khả năng tài chính cho phép thì việc kiểm tra tất cả các mẫu là tốt nhất, tuy nhiên ở đây chỉ chọn những phôi hàn tốt nhất theo kiểm tra sơ bộ chất lượng bên ngoài để giảm bớt thời gian, kinh tế, công sức thực nghiệm và cũng thỏa mãn điều kiện quy hoạch thực nghiệm. Phôi sau khi lựa chọn được cắt thành các mẫu thử tiêu chuẩn theo các vị trí quy định như hình 2 để xác định các thông số độ bền như ứng suất kéo lớn nhất, ứng suất chảy, lực uốn lớn nhất, biến dạng dài, Chẳng hạn hình ảnh phôi lựa chọn để thử nghiệm của loạt mẫu X1 (để đơn giản gọi là mẫu X1) như hình 5. Bảng 1. Chế độ hàn của 21 mẫu thử nghiệm TT I (A) U (V) V (m/h) Tên mẫu Loạt mẫu 1 1000 35 27 M1 X12 M2 3 M3 4 1200 35 27 M4 X25 M5 6 M6 7 800 35 27 M7 X38 M8 9 M9 10 1000 42 27 M10 X411 M11 12 M12 13 1000 28 27 M13 X514 M14 15 M15 16 1000 35 32.4 M16 X617 M17 18 M18 19 1000 35 21.6 M19 X720 M20 21 M21 Hình 5. Phôi lựa chọn để thử nghiệm của loạt mẫu X1 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Kết quả thử nghiệm độ bền của mẫu X1 so với giá trị của tấm thép cơ bản như bảng 2. Rõ ràng các giá trị về độ bền của mối hàn ở mẫu X1 đều tốt hơn vật liệu cơ bản, điều đó chứng tỏ rằng chế độ hàn của mẫu X1 đạt yêu cầu. Bảng 2. So sánh giá trị độ bền của mẫu X1 với kim loại cơ bản Đại lượng Tên Ứng suất kéo (MPa) Lực uốn (kN) Ứng suất chảy (MPa) Độ giãn dài (%) Mẫu kim loại cơ bản (KLCB) 545 56.59 366 26.7 Mẫu thử X1 (MT) 540 56.50 360 28.4 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Sau khi thực hiện xác định các thông số độ bền từ các mẫu thử cắt từ các phôi lựa chọn của loạt mẫu X1 đến X7 nêu trên, kết quả thực nghiệm được tổng hợp ở bảng 3 như sau: Bảng 3. Tổng hợp kết quả độ bền của các mẫu thí nghiệm Loạt mẫu X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 r (mm) Chiều rộng mối hàn 30 35 25 40 25 23 35 h (mm) Chiều cao mối hàn 3 3 4 1.5 5 5 4.5 σU (kN/mm 2) Ứng suất kéo lớn nhất 540 532 435 532 435 532 465 σY (kN/mm 2) Ứng suất chảy 360 355 303 355 303 355 303 Fm (kN) Lực uốn 56.50 45.75 28.63 52.92 45.75 45.75 52.92 ∆l (%) Độ giãn dài 28.4 26.7 27.5 26.7 27.5 26.7 27.5 I (A) Cường độ dòng điện 1000 1200 800 1000 1000 1000 1000 U (V) Điện áp hàn 35 35 35 42 28 35 35 V (m/h) Vận tốc hàn 27 27 27 27 27 32.4 21.6 Từ kết quả ở bảng 3, so với giá trị độ bền của vật liệu cơ bản (σU= 545 kN/mm 2, σY= 366kN/mm 2, ∆l = 26.7%, Fm= 56.59 kN), có thể nhận thấy rằng độ bền tại vị trí mối hàn của các mẫu từ X2 đến X7 đều nhỏ hơn. Điều đó chứng tỏ rằng chế độ hàn tương ứng với các mẫu X2 đến X7 đều không đạt yêu cầu. Ngoài ra, từ bảng 3, có thể biểu diễn mối tương quan giữa các thông số U, I, V với các thông số hình học r, h, ∆l của 7 mẫu lựa chọn như đồ thị hình 6 và các thông số độ bền σU, σY, Fm như đồ thị hình 6. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 153 Qua đồ thị ở hình 7, nhận thấy rằng: - Mẫu X1 có độ giãn dài lớn nhất, chứng tỏ độ dẻo dai của mẫu thử tốt nhất. - Khi tăng điện áp hàn U thì chiều rộng mối hàn r tăng theo, chiều cao mối hàn h giảm đi (mẫu X4) và ngược lại (mẫu X5). - Khi tăng vận tốc hàn V thì chiều rộng mối hàn r giảm (mẫu X6) và ngược lại (mẫu X7). Hình 6. Mối tương quan giữa U, V với các thông số hình học r, h, ∆l Hình 7. Mối tương quan giữa U, I, V với các thông số độ bền σU, σY, Fm Qua đồ thị ở hình 6, nhận thấy rằng: - Mẫu X1 có độ bền lớn nhất. - Khi tăng điện áp hàn U hoặc tốc độ hàn V thì độ bền mối hàn tăng lên (mẫu X4, X6) và ngược lại (mẫu X5, X7), tuy nhiên vẫn không đạt độ bền như mẫu X1. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Như vậy, qua tính toán lý thuyết để xác định các thông số của chế độ hàn tiêu chuẩn, sau đó dùng thực nghiệm để hàn các loạt phôi mẫu bằng cách thay đổi các thông số đã có trong phạm vi 20%, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 154 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG có thể nhận thấy rằng chế độ hàn hợp lý nhất là mẫu X1, hay với loại thép đóng tàu AH-36 có kích thước bề dày t = 16 (mm) thì chọn các thông số của chế độ hàn là: + Cường độ dòng điện I = 1000(A); + Điện áp hàn U = 35(V); + Vận tốc hàn V = 27(m/h). Rõ ràng so với số liệu về chế độ hàn được cung cấp bởi nhà sản xuất cũng như quy định của Đăng kiểm là cả một miền hay một khoảng giá trị nào đó, tác giả đã xác định được thông số cụ thể của chế độ hàn tối ưu ứng với các điều kiện cụ thể tại trường Trung Cấp Nghề Ninh Hòa và điều kiện sản xuất tại Nhà máy Tàu biển Hyundai – Vinashin. 2. Kiến nghị Sau khi nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm, khảo sát thực tế tại Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin và quá trình đào tạo công nhân hàn của Trường Trung cấp Nghề Ninh Hòa trong việc ứng dụng quy trình hàn tự động dưới lớp thuốc, có một số các lưu ý như sau: - Khi sử dụng máy hàn cần phải thử và đối chiếu với các thông số của nhà sản xuất quy định. - Nguồn điện hàn phải dùng bộ chỉnh lưu điện áp một chiều DC không đổi. - Về chế độ hàn, phải chọn đúng các thông số tối ưu là mật độ dòng điện trên một đơn vị diện tích dây điện cực với thép các bon 900(A/mm2). - Điện áp hồ quang hàn không đổi và nằm trong dải cho phép từ (34 -36)V. - Vận tốc hàn tối ưu 27m/h. - Tầm với điện cực chọn 105 mm. - Dùng thuốc hàn nóng chảy và phải được sấy ở 9300C. Về phương pháp chuẩn bị mối hàn, cần phải tuân thủ theo những quy tắc sau: - Khe hở giữa 2 chi tiết phải đảm bảo nhỏ nhất và đều suốt chiều dài đường hàn. - Cắt vát cạnh mép hàn phải bằng mỏ cắt hoặc trên máy cắt cơ khí. - Hai bên chiều rộng mối hàn 25 - 25mm phải được làm khô và làm sạch sơn, dầu mỡ và các tạp chất khác. - Hàn đính phải dùng que hàn tốt hoặc hàn MIG/ MAG chất lượng cao, chiều dài hàn đính 65mm, khoảng cách các đoạn hàn đính không xa quá 500mm, ở đầu và cuối đường hàn đính phải hàn các tấm phụ: tấm phụ ở đầu đường hàn dài 150mm, tấm phụ ở cuối đường hàn dài 90mm, chiều rộng tấm phụ 100mm. - Đối với các mối ghép hàn đấu mí có chiều dày lớn hơn 15mm cần phải dùng kỹ thuật lót. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Thông, 2000. Vật liệu và công nghệ hàn. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 2. Structural welding code-steel. AWS D1.1/D1.1M:2004. American welding Socciety 550N.W. LeJeune Road, Mimami, Florida 33126. 3. Gas Metal Arc Welding Guidelines. Editor:JeffNadzam, senior Application Engineer. Request E205Sefety. 2345Murphy Blvd, Gainesville, Georgia 30504U.S.A. Phone: 1-800-241-0804. Fax(770)535-0544. WebSite:www.Harriscal.com.Booklet:www. Lincolnelectric.com/pdfs/products/literature/e205.pdf 4. Leonard P.connor, 2009. Welding Handbook Vol.1,2,3 Americal Welding Society. Miami. 5. Dupont J.N and Marder, 2005. The Effi ciency of ARC Welding Procecces, Welding journal December. 6. ESAB: 2011. Repair and Maintenace Welding Handbook. GOTEBORGS SWEDEN. 7. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6259-6:2010, Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, Phần 6: HÀN. Hà Nội.
File đính kèm:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_che_do_han_tu_dong_duoi_lop_thuoc_d.pdf