Nghèo đói và môi trường: nhìn từ khía cạnh của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường – nguồn lợi hải

sản ven bờ tới tình trạng nghèo của ngư dân thông qua khung lý thuyết về nghèo và mối quan hệ

giữa nghèo đói và môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 yếu tố được xác định chỉ có 2

yếu tố tác động có ý nghĩa đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân, bao gồm: sự suy thoái môi

trường biển ven bờ và sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối

với chính sách về môi trường biển và tình trạng nghèo của ngư dân hiện nay.

pdf 8 trang phuongnguyen 2360
Bạn đang xem tài liệu "Nghèo đói và môi trường: nhìn từ khía cạnh của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghèo đói và môi trường: nhìn từ khía cạnh của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ

Nghèo đói và môi trường: nhìn từ khía cạnh của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 
THÔNG BÁO KHOA HỌC 
NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG: NHÌN TỪ KHÍA CẠNH CỦA NGƯ DÂN 
NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN VEN BỜ 
1Nguyễn Văn Luân, 2Phạm Hồng Mạnh 
1Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh 
2Khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường – nguồn lợi hải 
sản ven bờ tới tình trạng nghèo của ngư dân thông qua khung lý thuyết về nghèo và mối quan hệ 
giữa nghèo đói và môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 yếu tố được xác định chỉ có 2 
yếu tố tác động có ý nghĩa đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân, bao gồm: sự suy thoái môi 
trường biển ven bờ và sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối 
với chính sách về môi trường biển và tình trạng nghèo của ngư dân hiện nay. 
Từ khóa: môi trường, ngư dân, nghèo 
ABSTRACT 
The study aims to analyze the influence of environmental marine and fishery resource factors 
to the poor condition of the fishermen through the theoretical framework on poverty and the 
relationship between poverty and environment. Research results show that the three factors identified 
in which two factors significantly affect the poverty situation of households and fishermen, including 
the environmental degradation of coastal and fishery resource depletion simultaneously propose 
some recommendations for policies on the marine environment and poverty today's fishers. 
Keys word: environment, fishermen, poverty 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vấn đề xoá đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập người dân là một chủ trương lớn, là sự 
quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước trong nhiều năm qua. Đây là vấn đề luôn được coi là 
mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong bối 
cảnh Việt Nam đã cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào tháng 9 năm 
2000. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã trở thành nước có mức thu nhập bình quân đầu người 
xếp ở nhóm nước có mức trung bình của thế giới thì bản chất của nghèo đói ở nước ta đã có 
những thay đổi nhanh chóng, không chỉ thể hiện ở lượng và còn đòi hỏi cả về chất. 
Đối với thủy sản là ngành sản xuất có tính chất đặc thù, hoạt động sản xuất thủy sản phụ 
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên nguồn lợi. Nghề khai thác hải sản ven bờ này 
đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, như: đói nghèo và những vấn đề về suy giảm nguồn lợi 
hải sản và ô nhiễm môi trường [3], [4], [15]. 
 21
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 
Để thành công trong bất cứ chính sách về môi trường và nghèo đói, những người làm chính sách cần 
biết và hiểu rõ về những đặc điểm của đối tượng nghèo, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập 
của họ. Nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp khác nhau để giải thích về tác động 
của quyền tài nguyên sở hữu chung, sự thay đổi khí hậu/ thời tiết, môi trường đến đời sống của hộ như: 
nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn [1], Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình 
phát triển Liên Hợp Quốc [2], Bộ Thủy sản, Ngân hàng thế giới [3], [4], Gordon [14], Nguyễn Quang, 
Howard Stewart [8], hay Nhóm tác chiến bản đồ đói nghèo liên Bộ [6]Hầu hết những nghiên cứu này 
đã khái quát về cơ sở lý thuyết giữa môi trường, nguồn lợi hải sản và nghèo đói; một số nghiên cứu đã 
phân tích định tính, đồng thời sử dụng phương pháp thống kê để phân tích mối quan hệ giữa nghèo đói và 
môi trường. Tuy vậy, việc phân tích mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường để nhận diện những yếu 
tố về môi trường – nguồn lợi hải sản ảnh hưởng ở mức độ nào tới tình trạng nghèo của ngư dân vẫn còn là 
vấn đề chưa được đề cập trong các nghiên cứu này. 
Xuất phát từ những vấn đề bức thiết nêu trên, nghiên cứu này tiếp tục kế thừa những nghiên cứu 
trước, đồng thời sử dụng phương pháp đo lường gián tiếp trong việc phân tích mối quan hệ giữa tình trạng 
nghèo của hộ gia đình ngư dân với môi trường, nguồn lợi hải sản ven bờ trong cộng đồng ngư dân tại một 
số địa phương ven biển của 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. 
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Theo Ngân hàng thế giới [16] nghèo là tình trạng không có khả năng có mức sống tối thiểu. Đối 
với Việt Nam đã thừa nhận khái niệm nghèo do Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình 
Dương tổ chức ở Thái Lan năm 1993 đưa ra, đó là nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có 
khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ 
phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa 
nhận [7]. Nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra tiêu chí để xác định ngưỡng nghèo như dựa vào thu nhập hoặc 
chi tiêu của hộ gia đình [16]. Tuy nhiên, việc điều tra trực tiếp về thu nhập hoặc chi tiêu tại một số quốc 
gia đang phát triển thường thiếu chính xác do người dân không muốn khai đúng thu nhập hoặc chi tiêu 
của mình. Do vậy, việc đo lường khái niệm nghèo theo thu nhập của hộ gia đình bằng phương pháp gián 
tiếp sẽ phản ánh sát thực hơn về điều kiện sinh hoạt của người nghèo. 
 Về mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường có hai quan điểm khác nhau chủ yếu, đó là (i) 
nghèo đói là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái môi trường và (ii) nghèo đói không phải là nguyên 
nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái môi trường [1], [5]. Tuy vậy, một điều dễ nhận ra rằng việc cải thiện 
nghèo đói sẽ có tác động tích cực đến chất lượng môi trường [1]. 
Theo ngân hàng thế giới [16], các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói bao gồm có 4 
nhóm nhân tố chủ yếu, bao gồm: (i) nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm của vùng: sự cách biệt về địa 
lý/xã hội do thiếu hạ tầng cơ sở; hạn chế trong việc tiếp cận các loại thị trường và các dịch vụ xã hội, 
nguồn lực cơ bản như đất đai và chất lượng đất đai, điều kiện tự nhiên (thời tiết), quản lý nhà nước và 
bất bình đẳng, (ii) nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm của cộng đồng: hạ tầng cơ sở (điện, nước, đường 
giao thông), phân bổ đất đai, khả năng tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ công (y tế, giáo dục), (iii) 
nhóm nhân tố liên quan đến những đặc điểm của hộ gia đình: quy mô hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc (phần 
 22
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 
trăm số người trưởng thành không có hoạt động tạo thu nhập), giới tính của chủ hộ, tài sản của hộ gia 
đình: đất đai, phương tiện sản xuất, nhà cửa, tỷ lệ có việc làm của những thành viên trưởng thành trong 
hộ, loại việc làm chính, tự làm hay làm thuêvà theo nguồn thu nhập nhập chính của hộ, trình độ học 
vấn trung bình của hộ và (iv) những đặc điểm của chủ hộ: tuổi, giáo dục (số năm đi học, bằng cấp cao 
nhất), việc làm (tình trạng việc làm, loại công việc), dân tộc (có hay không có thuộc nhóm dân tộc thiểu 
số). 
 Trong bài viết này tác giả chỉ tập trung phân tích mối quan hệ giữa việc suy giảm nguồn lợi hải 
sản do ô nhiễm môi trường biển và hoạt động khai thác hải sản của ngư dân với vấn đề nghèo đói trong 
cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ thông qua việc đo lường gián tiếp các biến số để nhận 
diện mối quan hệ giữa tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân với môi trường và nguồn lợi hải sản. 
Nghiên cứu đã đưa vào các yếu tố cụ thể phản ánh khía cạnh môi trường và nguồn lợi hải sản bao gồm: sự 
biến đổi khí hậu/ thời tiết, suy thoái môi trường biển và sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ. 
Trong đó: 
Sự biến đổi khí hậu – thời tiết là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những 
ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và 
được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi con 
người. 
Suy thoái môi trường biển là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường biển 
ảnh hưởng tiêu cực đối với con người và hệ sinh thái biển. 
Sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ được biểu hiện là sự suy giảm về tài nguyên sinh vật biển. 
 Tình trạng nghèo của hộ: là tình trạng mà hộ ngư dân không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ 
bản của con người như: ăn, mặc ở 
1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 
Trên cơ sở của lý thuyết về nghèo đói và mối quan hệ giữa nghèo đói - môi trường, mô hình 
nghiên cứu về các yếu tố môi trường và nguồn lợi hải sản ven bờ ảnh hưởng tới tình trạng nghèo 
trong cộng đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ được đề xuất như sơ đồ 1. 
Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 
Khí hậu/ thời 
tiết 
Nghèo 
H1 
H2 
H3 
Môi trường biển 
ven bờ 
Nguồn lợi hải 
sản ven bờ 
 23
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 
Các giả thuyết được đề nghị để kiểm định trong nghiên cứu này như sau: 
(H1): Sự biến đổi của yếu tố khí hậu/ thời tiết có tác động tiêu cực đối với tình trạng nghèo của 
hộ ngư dân. 
(H2): Sự suy thoái môi trường biển ven bờ có tác động ngược chiều đến tình trạng nghèo của hộ 
gia đình ngư dân. 
(H3): Sự suy giảm nguồn lợi hải sản có tác động ngược chiều với tình trạng nghèo của hộ gia 
đình ngư dân. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp trong nghiên cứu này gồm hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. 
Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp thảo luận nhóm để hiệu chỉnh mô hình và thiết kế bảng câu hỏi. 
Nghiên cứu chính thức dùng bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh trong quá trình nghiên cứu sơ bộ để thu 
thập và phân tích số liệu nhằm kiểm định các giả thuyết. Toàn bộ dữ liệu nghiên cứu sẽ được phân tích 
nhờ sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và Amos. 
Thang đo 
Để đo lường các khái niệm nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với 1: hoàn 
toàn không đồng ý cho đến 5 là hoàn toàn đồng ý cho 25 biến quan sát. 
Sự suy thoái môi trường biển ven bờ được đo lường bằng 6 biến quan sát, bao gồm: tình trạng 
rác thải trên vùng biển ven bờ, tình trạng về nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy chưa 
qua xử lý đổ ra biển, sự giảm sút của các rạn san hô và hệ sinh thái biển, tình trạng về dầu loang 
trên vùng biển, sự xuất hiện của phù sa tại vùng biển ven bờ hiện nay. 
 Sự biến đổi của Khí hậu/ thời tiết đo lường bằng 7 biến quan sát, bao gồm: yếu tố nắng và nóng 
của thời tiết, tình trạng hạn hán, tình trạng mưa, sự thay đổi lên xuống của thủy triều, vấn đề mưa 
bão, lũ lụt của địa phương hàng năm và sự thay đổi thất thường của thời tiết hiện nay. 
Sự suy thoái nguồn lợi hải sản ven bờ được đo lường bằng 7 biến quan sát, bao gồm: sản lượng 
đánh bắt trên một mẻ lưới, sản lượng khai thác được cho 1 chuyến đánh bắt, số lượng loài khai 
thác của 1 chuyến đánh bắt, kích cỡ loài hải sản được khai thác, thời gian cho 1 chuyến đánh bắt, 
đánh giá về trữ lượng hải sản tại khu vực ven bờ, và đánh giá chung của hộ khai thác về tình 
trạng nguồn lợi hải sản ven bờ hiện nay. 
Biến nghèo đối với hộ gia đình ngư dân được đo lường bằng 5 biến quan sát bao gồm: tình trạng 
thu nhập của hộ (từ hoạt động khai thác) đáp ứng nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, thu 
nhập của gia đình đủ trang trải các khoản chi phí, vấn đề tiết kiệm từ thu nhập của hộ, thu nhập 
của hộ để mua sắm các vật dụng sinh hoạt (xe máy, ti vi, điện thoại..) và sự đánh giá chung của 
hộ gia đình về thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản đối với cuộc sống của gia đình mình. 
Mẫu nghiên cứu 
Theo Bentler & Chou [10] số lượng mẫu tối thiểu cho một tham số ước lượng là 5 mẫu. Trong 
nghiên cứu này tác giả đã thu thập 257 mẫu và sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện trong các hộ 
 24
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 
gia đình ngư dân ven biển tại các huyện: Vạn Ninh, Ninh Hòa (Khánh Hòa) và Sông Cầu, Tuy An 
(tỉnh Phú Yên). Các mẫu quan sát được điều tra trực tiếp với các đối tượng là chủ hộ gia đình ngư 
dân. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu 
Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn chủ hộ hoạt động trong nghề khai thác ven bờ tập trung ở 
vào những loại tàu thuyền có công suất nhỏ. Số chủ hộ có tàu thuyền dưới 20 CV chiếm trên 82,0% 
trong tổng số hộ gia đình được điều tra, trong đó tập trung chủ yếu vào các nghề lưới vây và nghề 
lưới kéo. 
Hầu hết chủ hộ trong nghề đều có trình độ văn hóa thấp. Số chủ hộ đã học hết cấp 1 đã chiếm 
trên 45,3%; số chủ hộ được đào tạo về chuyên môn cũng rất thấp, với 96,1% tổng số hộ gia đình 
được điều tra. 
Bên cạnh đó, mức thu nhập của hộ gia đình cũng ở mức thấp. Số hộ gia đình có mức thu nhập và 
chi tiêu dưới 750 nghìn đồng/ tháng (Tương đương với chuẩn nghèo hiện nay) chiếm lần lượt là 
42,4% và 44,5% trong tổng số hộ gia đình được điều tra. 
Kết quả điều tra cũng cho thấy, mẫu nghiên cứu là tương đối đáng tin cậy và phù hợp với những 
đối tượng ngư dân hiện nay. 
3.2. Kết quả kiểm định thang đo 
Thang đo được đánh giá thông qua các phương pháp: đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố khám 
phá và phân tích nhân tố khẳng định. 
Việc kiểm định thang đo thông qua việc sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức 
tương quan giữa các mục hỏi (biến quan sát). Nếu biến quan sát nào có mức tương quan so với biển 
tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại, đồng thời đảm bảo hệ số tin cậy lớn hơn 0,6. Trong kết quả kiểm định độ 
tin cậy của biến quan sát cho thấy, hệ số tương quan của biến sự xuất hiện phù sa tại vùng biển ven 
bờ trong biến môi trường ven biển là 0,1952 và sự thay đổi thất thường của thời tiết trong biến khí 
hậu/thời tiết là 2,941 đều nhỏ hơn 0,3 nên bị loại. Như vậy, sau khi loại các biến quan sát không đạt 
yêu cầu, số biến quan sát còn lại là 22 và các biến thành phần trong nghiên cứu đều có hệ số tin cậy 
cao. Hệ số Conbach Alpha của biến sự biến đổi của khí hậu/ thời tiết là 0,8620; của sự suy thoái môi 
trường biển ven bờ là 0,8596; của sự suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ là 0,7811; của biến tình trạng 
nghèo của hộ là 0,8374. 
3.3. Kết quả phân tích khám phá 
Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để kiểm định giá trị các khái niệm của thang đo. 
Những biến quan sát nào có trọng số tải nhân tố nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại [11]. Trong nghiên cứu này, 
phương pháp trích hệ số thành phần chính (Principal components) được sử dụng với phép xoay nhân 
tố là Varimax và chỉ số đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố lớn hơn 1 
(Eigenvalue >1) [9]. Giá trị tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 0,5 sẽ được chấp nhận [12], 
[13]. 
 25
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 
Trong phân tích khám phá, kết quả có 4 nhân tố được rút ra với tổng phương sai trích bằng 
80,003%. Các thành phần có hệ số chuyển tải đạt yêu cầu (> 0,5) đảm bảo mức ý nghĩa trong phân 
tích nhân tố. Hệ số KMO = 0,912; mức ý nghĩa Sig. = 0.000 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp, 
do vậy các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện trong phân tích nhân tố. 
3.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định và kiểm định giả thuyết 
Phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng để đo lường mức độ thích hợp của mô hình trong dữ 
liệu nghiên cứu với thông tin từ thị trường. Các chỉ tiêu được sử dụng để kiểm định bao gồm: chỉ số 
chi bình phương (Chi-square), chỉ số chi bình phương trên số bậc tự do (Chi-square/df), chỉ số thích 
hợp so sánh (CFI – Comparerative Fit Index), chỉ số TLI (Tecker – Lewis Index) và chỉ số RMSEA 
(Root Mean Square Error Approximation). 
Mô hình tổng thể 4 thành phần thang đo: khí hậu/ thời tiết, môi trường biển ven bờ và nguồn lợi 
hải sản ven bờ. Kết quả phân tích cho thấy giá trị Chi - Bình phương là 459,279 với 215 bậc tự do và 
giá trị P = 0,000. Các chỉ tiêu khác đều đạt yêu cầu (GFI= 0,858; TLI = 0,964; CFI = 0,969; RMSEA 
= 0,069 và Chi - Square/df = 2,136). Như vậy, có thể kết luận rằng mô hình nghiên cứu là phù với dữ 
liệu thu thập từ thị trường. Trong đó hầu hết các tham số ước lượng trong mô hình đều có ý nghĩa 
thống kê (ngoại trừ yếu tố Khí hậu/ thời tiết) và có dấu như mong đợi, phù hợp với giả thuyết nghiên 
cứu ban đầu đặt ra. Yếu tố nguồn lợi có tác động lớn nhất và ngược chiều với thu nhập từ hoạt động 
khai thác của hộ. Điều này cho thấy rằng, nếu như nguồn lợi hải sản ven bờ ngày càng suy giảm thì 
việc hộ ngư dân hoạt động trong các nghề khai thác ven bờ trước sau cũng sẽ rơi vào tình trạng 
nghèo là khó tránh khỏi, nếu như không có nguồn thu nhập bổ sung hoặc thay thế. Ngược lại nếu 
nguồn lợi hải sản ven bờ được tái tạo tốt thì đây sẽ là tiền đề quan trọng để có thể cải thiện tình trạng 
này theo chiều hướng tích cực. 
Bảng 1. Kết quả kiểm định giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo 
 Estimate S.E. C.R. P 
Ngheo <--- moi truong -.127 .065 -1.957 .050 
Ngheo <--- Khi hau/thoi tiet -.093 .096 -.968 .333 
Ngheo <--- nguonloi -.170 .099 -1.728 .084 
 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả từ phần mền Amos 16.0 
Yếu tố môi trường biển ven bờ cũng có tác động ngược chiều tới thu nhập của hộ và có ý nghĩa 
thống kê ở mức 5%. Yếu tố này cho thấy một khi môi trường ven biển bị suy thoái hoặc ô nhiễm thì 
sản lượng khai thác chắc chắn sẽ giảm, thu nhập từ hoạt động này của ngư dân giảm sút và do vậy 
nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo là khá cao. 
Sự thay đổi của khí hậu/ thời tiết tác động ngược chiều với tình trạng nghèo của hộ, điều này hàm 
ý rằng nếu những biến đổi thất thường của khí hậu/ thời tiết thì sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập và 
đời sống của hộ. Tuy nhiên, trong mô hình này biến khí hậu/ thời tiết không có ý nghĩa thống kê. 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình phân tích nghèo đói của Ngân hàng thế giới theo tiêu chí thu 
nhập và thông qua việc đo lường gián tiếp một số yếu tố về môi trường – nguồn lợi hải sản ven bờ từ 
 26
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 
các hộ gia đình ngư dân ven biển tại 2 địa phương Phú Yên và Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy, một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo từ hoạt động khai thác hải sản ven bờ của hộ gồm 
3 thành phần với biến quan sát: khí hậu/ thời tiết với 6 biến quan sát, môi trường biển ven bờ với 5 
biến quan sát và nguồn lợi hải sản ven bờ với 7 biến quan sát. 
Kết quả về kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy, ảnh 
hưởng của các yếu tố đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân phù hợp với giả thuyết nghiên 
cứu ban đầu đặt ra và phù hợp với dữ liệu thị trường. 
Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy những bằng chứng rõ ràng đối với vấn đề suy thoái môi 
trường biển và suy giảm nguồn lợi hải sản ven bờ đang là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến đời 
sống của cộng đồng ngư dân ven biển, và trực tiếp là những đối tượng hoạt động trong nghề khai 
thác hải sản ven bờ. Điều này đã đưa đến một số gợi ý cho các cơ quan hoạch định chính sách, chính 
quyền các địa phương trong việc xây dựng chiến lược giảm nghèo trong cộng đồng ngư dân nghề cá 
qui mô nhỏ cùng với vấn đề giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường biển ven bờ tại các địa 
phương ven biển hiện nay. Nếu không có những chính sách kịp thời và đúng đắn thì vấn đề nghèo 
đói trong cộng đồng ngư dân ven biển là những áp lực lớn đối với vấn đề suy giảm nguồn lợi hải sản 
ven bờ. Để thực hiện được điều này, trước hết cần tiếp tục thực hiện chính sách trong việc giảm áp 
lực tàu thuyền có công suất nhỏ một cách cương quyết hơn. Chính sách giảm cường lực khai thác ven 
bờ hiện nay vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả nếu như cuộc sống của ngư dân nghèo vẫn còn 
phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ hoạt động khai thác ven bờ. 
Thứ hai, tăng cường vận động những đối tượng này chuyển đổi nghề. Việc này không hoàn toàn 
đơn giản khi mà nghề biển đã gắn bó với những ngư dân từ lâu đời. Vì vậy, việc thường xuyên vận 
động là cần thiết để họ tự nguyện chuyển đổi. 
Thứ ba, cần có chính sách thiết thực trong việc tạo việc làm thay thế cho đối tượng ngư dân nghề 
khai thác hải sản ven bờ hiện nay. Điều này chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định khi mà 
trình độ văn hóa và chuyên môn của đa số ngư dân là rất thấp. Do vậy, chính sách sẽ hiệu quả hơn 
khi vừa thực hiện vận động chuyển đổi nghề và đào tạo nghề mới, đồng thời cần có những chính sách 
khuyến khích kinh tế từ việc chuyển đổi nghề cho những đối tượng ngư dân nghề khai thác hải sản 
ven bờ hiện nay. 
Cuối cùng là việc quản lý các nguồn thải từ đất liền, nâng cao nhận thức của ngư dân đối với vấn 
đề ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn lợi hải sản và những tác hại của chúng đến đời sống của 
chính họ trong cộng đồng ngư dân ven biển hiện nay vẫn là những vấn đề cần được tính đến và thực 
hiện một cách thường xuyên. 
Việc đo lường dưới góc độ định lượng từ khía cạnh của ngư dân về mối quan hệ giữa môi trường 
và nghèo đói trong việc giải thích ảnh hưởng của suy thoái môi trường và suy giảm nguồn lợi hải sản 
ven bờ đối với thu nhập của hộ ngư dân mới dừng lại ở mức độ khảo sát tại một số địa phương ven 
biển khu vực Nam Trung Bộ nên tính khái quát trong mô hình nghiên cứu còn chưa cao. Bên cạnh 
đó, sự biến đổi của khí hậu diễn ra không phải chỉ trong thời gian ngắn nên việc nhận biết và đánh 
giá của ngư dân về yếu tố này tới thu nhập của mình vẫn còn những khó khăn nhất định. Do vậy, sẽ 
 27
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 
còn nhiều phương pháp tiếp cận khác trong việc phân tích mối quan hệ giữa nghèo đói và môi 
trường. Đây cũng là một hướng cho những nghiên cứu tiếp theo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường ở 
Việt Nam (Nhóm khởi động: Báo cáo 1, Tài liệu phân tích), Hà Nội. 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2008), Thu nhập từ 
môi trường và người nghèo, (Dự án hài hòa các mục tiêu giảm nghèo và môi trường trong 
chính sách và lập kế hoạch hướng tới phát triển bền vững 2005-2009), Hà Nội. 
3. Bộ Thủy sản, Ngân hàng thế giới (2005), Việt Nam: Nghiên cứu ngành thủy sản, Hà Nội. 
4. Bộ Thủy sản (2007), Tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng và đánh bắt thủy sản (Hội 
thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới Đói nghèo và 
Phát triển bền vững ngày 22-23 tháng 5, 2007), Hà Nội. 
5. Chính phủ, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (2007), Chiến lược truyền thông về nghèo 
đói và môi trường (Dự án nghèo đói và môi trường), Hà Nội. 
6. Nhóm tác chiến bản đồ đói nghèo liên bộ (2003), Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam, 
các yếu tố về khí hậu, nông nghiệp và không gian, Viện nghiên cứu Chính sách lương thực 
quốc tế và Viện nghiên cứu phát triển, Hà Nội. 
7. Chính phủ (2003), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo giai đoạn 
2001 – 2010, Hà nội. 
8. Nguyễn Quang, Howard Stewart (2005), Quá trình PRSP và môi trường – trường hợp của 
Việt Nam (Đánh giá về Việt Nam: Cải thiện những cân nhắc về môi trường vì người nghèo: 
Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc đánh giá độc lập quan điểm của các bên liên quan đến các 
tài liệu chiến lược xóa đói giảm nghèo), Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, Hà nội. 
9. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, 
Nhà xuất bản Thống Kê. 
10. Bentler, P. M., & Chou, C. (1987), “Practical issue in structural modeling”, Sociological 
Methods and Research, Vol. 16, No. 1, pp.78-117. 
11. Clack, A. L., & Watson, D. (1995), “Contructing Validity: Basic Issues in Objective Scale 
Development”, Psychological Assessment, Vol.7, No.3, pp.309-319. 
12. Hair, J.F.J., Anderson, R.E., Tatham, R.L., Black, W.C., (1998), Multivariate Data Analysis, 
5th Edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey. 
13. Holmes-Smith, P., (2001), Introduction to Structural Equation Modelling using LISREL. 
Perth, ACSPRI-Winter training program. 
14. Gordon, S. H. (1954), “The economic theory of a common property resources: the fisheries”, 
Journal of Political Economy, p. 124-142. 
15. Duong Minh Son, Pham Thuoc (2003), Management of Coastal Fisheries in Vietnam, pp. 
957 – 986. 
16. World Bank (2005), Introdution to poverty analysis, World Bank, Washington D.C. 
 28

File đính kèm:

  • pdfngheo_doi_va_moi_truong_nhin_tu_khia_canh_cua_ngu_dan_nghe_k.pdf