Nâng cao tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất các tập đoàn tư nhân
Các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN) là nguồn thông tin quan trọng đối với người sử
dụng, các chỉ tiêu này giúp cho người sử dụng trong và ngoài tập đoàn có quyết định đúng đắn trong
kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế các thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất có đáp ứng yêu cầu của
người sử dụng không, phụ thuộc vào người trình bày và cung cấp thông tin, nhất là đối với các tập đoàn
tư nhân có niêm yết. Trong bài viết này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp
một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như: điều tra, khảo sát, phỏng vấn để thực hiện, trình
bày, mô tả, phân tích thực trạng và đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tính minh
bạch thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất các tập đoàn tư nhân có niêm yết tại Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất các tập đoàn tư nhân

23Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn 1. Đặt vấn đề Báo cáo tài chính (BCTC) nói chung, Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN) các công ty niêm yết nói riêng được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chung của các đối tượng sử dụng và là một trong những cơ sở dữ liệu quan trọng để họ ra các quyết định kinh tế có liên quan đến đơn vị kế toán. Do đó, để bảo vệ lợi ích của các bên, các BCTC phải đảm bảo được các yêu cầu định tính và định lượng, một trong những yêu cầu đó là tính minh bạch của thông tin. Sự minh bạch thông tin trên BCTCHN của các công ty niêm yết là sự chủ động cung cấp và công bố thông tin xác thực, kịp thời cho cơ quan quản lý chuyên ngành và những người sử dụng BCTC, bảo đảm rằng những người sử dụng số liệu trên BCTC đều có cơ hội tiếp cận các thông tin như nhau trong việc đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh và rủi ro của DN về việc ra các quyết định thích hợp. Minh bạch TTTC không chỉ đòi hỏi sự đảm bảo nội dung mà cần tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính và khả năng tiếp cận thông tin của các bên liên quan. Thời gian qua, các tập đoàn tư nhân phát triển nhanh và lớn mạnh, tuy nhiên số liệu thông tin được trình bày và công bố trên BCTCHN có thực sự minh bạch không? 2. Thực trạng sự minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất tập đoàn tư nhân Chính vì sự phát triển nhanh chóng của các tập đoàn tư nhân, thời gian qua các cơ quan chức năng đã có nhiều quy định về việc thực hiện lập, trình bày và công bố thông tin BCTCHN các tập đoàn tư nhân để đáp ứng tốc độ phát triển các NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CÁC TẬP ĐOÀN TƯ NHÂN TS. Lý Lan Yên* Ngày nhận bài: 2/5/2019 Ngày chuyển phản biện: 10/5/2019 Ngày nhận phản biện: 15/5/2019 Ngày chấp nhận đăng: 20/5/2019 Các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN) là nguồn thông tin quan trọng đối với người sử dụng, các chỉ tiêu này giúp cho người sử dụng trong và ngoài tập đoàn có quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế các thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất có đáp ứng yêu cầu của người sử dụng không, phụ thuộc vào người trình bày và cung cấp thông tin, nhất là đối với các tập đoàn tư nhân có niêm yết. Trong bài viết này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như: điều tra, khảo sát, phỏng vấn để thực hiện, trình bày, mô tả, phân tích thực trạng và đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên Báo cáo tài chính hợp nhất các tập đoàn tư nhân có niêm yết tại Việt Nam. • Từ khóa: báo cáo tài chính hợp nhất, tập đoàn tư nhân. The indicators in the consolidated financial statements are important sources of information for users, which help the internal and external users make the right decision in business. However, the fact that does the information on the Consolidated Financial Statements meets the requirements of the user? Depend on the presenter and the information provider, especially listed private corporations. In this paper, the author usesed qualitative research method which combines a number of traditional research methods to perform, present, describe, analyze the situation, and provide a number of Suggested ideas solutions to improve the transparency of information on consolidated financial statements of listed private corporations in Vietnam. • Keywords: consolidated financial statements, private group. * Học viện Tài chính NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 08 (193) - 2019 24 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn tập đoàn tư nhân theo xu hướng quốc tế như: Thông tư số 202/2014/TT-BTC “Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất” và Thông tư số 155/2015/TT-BTC “Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”... Trong quá trình thực hiện nhiều tập đoàn đã thực hiện tương đối tốt các quy định đó. Tuy nhiên, do hướng dẫn của các quy định chưa rõ ràng hoặc chưa sát với thực tế vả các tập đoàn tư nhân nên sự đi lên từ những doanh nghiệp vốn đầu tư của các cá nhân vì vậy sự quản lý không chặt chẽ từ ban đầu gây nên khó khăn cho công tác kế toán và dựa vào những quy định không rõ ràng để đưa ra những thông tin gây khó hiểu cho người sử dụng. Những hạn chế về sự minh bạch thông tin được thể hiện ở các vấn đề sau: Thứ nhất, sự minh bạch thông tin bị ảnh hưởng do chất lượng thông tin không đảm bảo đúng quy định và kỹ thuật lập và trình bày trên BCTCHN còn chưa chính xác. Do lịch sử phát triển của tập đoàn tư nhân, mặt khác do thông tư hướng dẫn không rõ ràng nên khi thực hiện xác định quyền kiểm soát, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát (CĐKKS) nắm giữ trong công ty con của các tập đoàn đa cấp thực tế khó khăn và phức tạp, quy trình các bước thực hiện lập và trình bày thông tin phức tạp do các bước thực hiện bị chồng chéo, nên thời gian thực hiện thường bị kéo dài làm thông tin trình bày công bố giá trị sử dụng không cao, nhất là những tập đoàn bắt đầu tham gia niêm yết. Việc ghi nhận lợi thế thương mại khi bị tổn thất thực tế phát sinh trong kỳ cũng khó xác định do Thông tư 202/2014/TT-BTC yêu cầu công ty mẹ phải đánh giá tổn thất lợi thế thương mại tại công ty con định kỳ để tập hợp, phần chênh lệch lợi thế thương mại bị tổn thất lớn hơn với số phân bổ hằng năm thì phải phân bổ theo số lợi thế thương mại bị tổn thất cho kỳ phát sinh. Nhưng các tổn thất phát sinh trong các trường hợp như: giá trị thị trường của công ty con bị giảm, công ty con không có khả năng thanh toán, có nguy cơ giải thể phá sản, các chỉ tiêu tài chính của công ty con bị suy giảm nghiêm trọng lại rất khó xác định số tổn thất đó dẫn đến nhiều tập đoàn gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy định này. Ngoài ra, khi thực hiện còn nhiều bất cập khác như: về loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con tại ngày mua (ngày đạt được quyền kiểm soát) và những bất cập về loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con tại ngày cuối kỳ là những vấn đề rất khó thực hiện đối với các tập đoàn tư nhân. Việc trình bày chỉ tiêu “quỹ khác” thuộc vốn chủ sở hữu trên BCTCHN được phát sinh từ chênh lệch mua giá rẻ nhưng thực chất là giao dịch nhằm điều chuyển vốn nội bộ tập đoàn. “Quỹ khác” thuộc “vốn chủ sở hữu” dùng để bù trừ các khoản chênh lệch giá phát sinh trong các giao dịch chuyển nhượng công ty con trong cùng tập đoàn điều này lại phải đọc kỹ trên Thuyết minh BCTCHN mục biến động Vốn chủ sở hữu của tập đoàn. Còn trên Báo cáo tài chính riêng của công ty con được thể hiện vào mục giá phí đầu tư gốc, như vậy người sử dụng thông tin có chuyên môn cũng khó hiểu và hiểu sai bản chất của khoản chênh lệch này và làm chất lượng thông tin được trình bày trên BCTCHN không đảm bảo. Ngoài việc kỹ thuật thực hiện không chính xác làm ảnh hưởng tới chất lượng thông tin trình bày trên BCTCHN của một số tập đoàn tư nhân còn do việc cố tình điều chỉnh thông tin để đủ tiêu chuẩn niêm yết. Bằng cách phát hành một lượng cổ phiếu rất lớn từ công ty niêm yết để nhận sáp nhập hoặc hoán đổi một công ty chưa niêm yết trong nội bộ tập đoàn làm lượng cổ phiếu phát hành thêm (đêm) lớn gấp nhiều lần lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm hoán đổi. Với những trường hợp sáp nhập/hoán đổi cổ phần như trên, thì quy mô, cơ cấu cổ đông cũng như hoạt động của công ty niêm yết sẽ có sự thay đổi đáng kể. Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, sức cầu trên thị trường suy giảm, hàng tồn kho trong các doanh nghiệp tăng cao và kéo theo nợ phải thu khó đòi cũng tăng, một BCTC trung thực, chính xác phải phản ánh được những thực tế này. Tuy nhiên, trên BCTC và BCTCHN NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 08 (193) - 2019 25Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn năm 2016, 2017 của hầu hết các DN công bố thời gian qua đã không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá HTK, nợ phải thu khó đòi, dựa vào chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận bằng cách thay đổi thời gian khấu hao TSCĐ từ 15 năm lên 25 năm để giảm con số chi phí khấu hao trong năm Thứ hai, sự minh bạch thông tin bị ảnh hưởng do mức độ công bố thông tin và khả năng tiếp cận thông tin các bên liên quan Nhiều tập đoàn không cung cấp đủ thông tin BCTC của các công ty con, công ty liên kết cho phía công ty kiểm toán để tránh và né một số giao dịch nội bộ khiến kiểm toán viên thiếu căn cứ để xác định tính chính xác của số liệu trên BCTCHN, việc này giúp cho các tập đoàn sẽ có con số lợi nhuận tức thời như mong muốn, giữ được cổ đông hiện tại. Nhưng không đáp ứng điều kiện phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn theo quy định của Luật Chứng khoán do khoản ngoại trừ của khoản đầu tư vào công ty liên kết của báo cáo kiểm toán. Tình trạng chậm công bố thông tin, thậm chí không công bố thông tin thay đổi tại một số công ty đại chúng trong tập đoàn đã diễn ra trong một thời gian dài, mức độ công bố thông tin vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của cổ đông. Như vậy, trong quá trình thực hiện các tập đoàn tư nhân còn nhiều bất cập khi thực hiện và lập BCTCHN một phần do quy định không rõ ràng cũng có những bất cập hạn chế trong công tác thực hiện do bị chi phối từ lãnh đạo các tập đoàn, tính minh bạch bị hạn chế do cơ cấu sở hữu vốn của các tập đoàn có nhiều phức tạp, có nhiều thay đổi, chất lượng kiểm soát không đồng đều không theo cơ chế và quy định. 3. Đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất tập đoàn tư nhân Để đảm bảo tính minh bạch thông tin trên BCTCHN tại các tập đoàn tư nhân cần phải hoàn thiện từ chất lượng và khả năng tiếp cận thông tin của các bên liên quan. Việc lập BCTCHN ngoài việc đảm bảo chất lượng theo quy định từ TT 202/2014 còn cần phải hoàn thiện những vấn đề cơ bản sau đây: Giải pháp chung và kiến nghị với các tập đoàn tư nhân niêm yết Thứ nhất, quản lý và theo dõi sát sao cơ cấu sở hữu vốn Các tập đoàn cần phải nâng cao chất lượng quản trị tài chính từ các công ty con trong tập đoàn. Vì quản trị tốt sẽ đảm bảo sự minh bạch hóa hoạt động của các công ty con và đi kèm là trách nhiệm giải trình, nhờ đó sự minh bạch thông tin được nâng cao. Nhà quản trị tài chính của các công ty con của tập đoàn tư nhân cần phải lựa chọn người có năng lực lãnh đạo, hiểu biết và nắm bắt được cơ cấu vốn chủ sở hữu trong từng thời kỳ, biết dự đoán trước được những thay đổi cơ cấu sở hữu vốn sẽ ảnh hưởng và tác động đến tình hình và hoạt động kinh doanh của đơn vị. Lường trước được những thuận lợi và rủi ro khi thay đổi vốn trong cơ cấu (phát hành thêm cổ phiếu mua cổ phiếu quỹ). Các công ty con cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về các cuộc họp cổ đông, cung cấp lịch các ngày quan trọng của cổ đông, mô tả các vấn đề đưa ra tại các cuộc họp cổ đông, có báo cáo hàng năm để tham khảo hoặc xuất bản điều lệ quản trị DN để các cổ đông không kiểm soát cũng có thể giám sát được tình hình hoạt động của từng đơn vị trong tập đoàn. Mặt khác, cần phải có kiểm toán nội bộ tập đoàn hữu hiệu, kiểm tra toàn bộ các hoạt động tài chính nói chung, giám sát quy mô vốn của các đơn vị trong tập đoàn, làm gia tăng sự minh bạch BCTC của tập đoàn, đáp ứng được nghĩa vụ của đơn vị đối với các nhà đầu tư. Thường xuyên cập nhật việc thay đổi cơ cấu sở hữu vốn của các cổ đông chi phối lớn trên thông tin đại chúng bằng cách lập bảng theo dõi và so sánh tỷ lệ sở hữu vốn. Danh sách cổ đông trong nước, ngoài nước, các cổ đông là các tổ chức lớn, và cổ đông thuộc Hội đồng quản trị và Ban giám đốc để giúp người đọc thông tin hiểu rõ sự biến động của cơ cấu sở hữu vốn tại tập đoàn và các công ty con trong tập đoàn tại những thời điểm nghiên cứu. Thứ hai, cần đưa thêm các chỉ số tài chính vào BCTCHN và phải trình bày cụ thể giao dịch với các bên liên quan. Mục phân loại giao dịch NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 08 (193) - 2019 26 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn các công ty cần nêu rõ những nội dung đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến tài chính: Trả cổ tức/Vay ngắn hạn, dài hạn/Lãi vay phải trả/Nộp tiền thu về cổ phần hóa/Lương, thưởng và các khoản phúc lợi khác của ban lãnh đạo công ty/ Góp vốn đầu tư/Đầu tư vào công ty liên kết/Cho thuê tài sản/Số dư với các bên liên quan/Mua trái phiếu công ty/Các khoản tài trợ/Các khoản bảo lãnh hoặc thế chấp. Thứ ba, nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ và lựa chọn đơn vị kiểm toán uy tín để đảm bảo chất lượng thông tin. - Đối với ban kiểm soát nội bộ, các nhà quản trị cần phải yêu cầu Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch bao gồm cả công việc lẫn thời gian tiến hành cụ thể. Dựa vào đó để đánh giá quá trình làm việc của Ban kiểm soát và sự minh bạch thông tin tài chính của công ty. Ban kiểm soát đảm bảo cho các hoạt động của kiểm toán độc lập được tiến hành thuận lợi và đảm bảo tính độc lập trong cung cấp dịch vụ của kiểm toán độc lập. Việc công ty kiểm toán đánh giá quá trình làm việc của Ban kiểm soát là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng thông tin. Để chất lượng của các báo cáo kiểm toán được minh bạch hơn, tránh các khoản ngoại trừ “nhạy cảm” về khoản đầu tư vào công ty liên kết trong kiểm toán nhằm minh bạch thông tin các tập đoàn và các DN niêm yết cần cung cấp đủ BCTC của các công ty con, công ty liên kết cho phía công ty kiểm toán để kiểm toán viên có căn cứ xác định tính chính xác của số liệu trên BCTC hợp nhất tránh thổi phồng số liệu về doanh thu, thu nhập, điều chuyển lãi lỗ giữa các đơn vị thành viên trong tập đoàn. - Kiểm toán là một ngành nghề mà kết luận có ảnh hưởng sâu rộng đến tính minh bạch của thông tin tài chính trong nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng, vì vậy cần phải lựa chọn công ty kiểm toán báo cáo tài chính có uy tín vì chất lượng của công ty kiểm toán có thể ảnh hưởng đến mức độ tiết lộ thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Thứ tư, cần phải thay đổi quan điểm kinh doanh Mục đích của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng tới chất lượng BCTCHN các con số kế toán sẽ nhằm chuyển tải thông tin mang ý đồ cá nhân bằng cách lựa chọn phương pháp kế toán có chủ đích. Như vậy, chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài đối với người sử dụng thông tin. Thứ năm, mở rộng quy mô tập đoàn tư nhân niêm yết nhằm nâng cao tính minh bạch Quy mô tập đoàn tư nhân là yếu tố quyết định quan trọng trong việc cung cấp và công bố các thông tin tài chính. Quy mô tập đoàn là một yếu tố quyết định quan trọng của mức độ tiết lộ thông tin, chính vì vậy đối với các công ty, tập đoàn để mở rộng hơn về quy mô liên kết các công ty trong tập đoàn. Một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền Các quy định về trình bày cần chặt chẽ và rõ ràng hơn và phải phù hợp với xu thế quốc tế. Thứ nhất, cần phải quy định về sự tách biệt giữa công ty tiếp tục hoạt động hay công ty không tiếp tục hoạt động khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải có vì theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21) không yêu cầu việc trình bày tách biệt các hoạt động tiếp tục hay không tiếp tục đối với các công ty con của tập đoàn về việc trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, chuẩn mực kế toán quốc tế số 35 (IAS 35) yêu cầu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải trình bày riêng biệt đối với các công ty tiếp tục hoạt động hay các công ty không tiếp tục hoạt động (đối với đơn vị kinh doanh lỗ trong nhiều năm). Nhằm mục tiêu làm cho người sử dụng báo cáo tài chính tăng khả năng dự đoán các dòng tiền, lãi cơ bản trên cổ phiếu và tình hình tài chính của công ty. Thứ hai, bổ sung báo cáo vốn chủ sở hữu vào danh mục các báo cáo cần phải có đối với các công ty. Hiện nay, các công ty công bố các báo cáo tài chính theo quy định. Trong bản thuyết minh BCTC có bảng báo cáo biến động vốn chủ sở NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI Soá 08 (193) - 2019 27Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn hữu nhưng nêu một cách ngắn gọn Trong khi ở Mỹ báo cáo thường niên ngoài việc công bố các BCTC như ở Việt Nam còn phải công bố cả báo cáo vốn chủ sở hữu. Bảng báo cáo vốn chủ sở hữu rất quan trọng với cổ đông, vì nó cung cấp thông tin và nguyên nhân gây ra sự biến động của các tài khoản trong vốn cổ phần. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu của Mỹ về cơ bản nó giống báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong phần thuyết minh báo cáo tài chính của Việt Nam. Tuy nhiên phần hàng ngang phía trên có thêm cột đánh giá lại tài sản và cột chênh lệch tỷ giá mà nó không được ghi vào lãi (lỗ) mà được ghi vào vốn chủ sở hữu. Nội dung của phần cột dọc có thêm các chỉ tiêu: Thặng dư từ việc đánh giá lại bất động sản (Surplusbon revaluation of properties), Giảm từ việc đánh giá lại các khoản đầu tư (Deficit on revaluation of investments), Chênh lệch chuyển đổi ngoại tệ (Currencytranslation differences), Số lãi (lỗ) thuần không ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh (Net gains and losses not recognized in the income statement), Lợi ích của cổ đông thiểu số (Minority interest). Thứ ba, nâng cao chất lượng của kiểm toán Kiểm toán là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng các thông tin tài chính để tăng cường giám sát công việc kiểm toán của các công ty kiểm toán. Bộ Tài chính nên ban hành quy định về mức phí kiểm toán tối thiểu dựa vào điều kiện cụ thể như tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, của công ty niêm yết để tránh tình trạng kiểm toán với bất kỳ giá nào tránh cạnh tranh không lành mạnh làm chất lượng kiểm toán không đảm bảo. Vì hiện nay do sự cạnh tranh không lành mạnh của những công ty kiểm toán có quy mô nhỏ bằng cách hạ giá phí đã gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo kiểm toán. Do giá phí kiểm toán bị cắt giảm nên các công ty kiểm toán lại phải cắt giảm thời gian kiểm toán, cắt giảm thủ tục kiểm toán Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán cần phải - Xây dựng chỉ số đánh giá minh bạch thông tin tài chính nói riêng và minh bạch thông tin nói chung đối với các công ty. - Nâng cao sự kiểm soát về công bố thông tin và điều chỉnh mức xử phạt các hành vi gây ra sự không minh bạch thông tin tài chính. - Bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với các trường hợp chênh lệch số liệu trên báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán. 4. Lời kết Trong bài viết này, tác giả không thể đưa ra những con số, tên đơn vị cụ thể để minh chứng và đưa ra được giải pháp cụ thể mà chỉ đưa ra những đề xuất cơ bản, do thời lượng có hạn nên bài viết chỉ phân tích khái quát thực tế về thực trạng việc trình bày và công bố thông tin BCTCHN của các tập đoàn tư nhân bằng việc khai thác tài liệu trên các trang mạng và chủ yếu là hai trang và http:// cafef.vn/ kết hợp phỏng vấn kế toán trưởng, kế toán viên, kiểm toán độc lập tại một số tập đoàn tư nhân đã thực hiện lập và trình bày BCTCHN để từ đó đưa ra một số đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin trên BCTCHN các tập đoàn tư nhân./. Tài liệu tham khảo: Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07 “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”. Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 08 “Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”. Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”. Bộ Tài chính (2005), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 “Hợp nhất kinh doanh”. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 202/2014/TT-BTC “Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất” Bộ Tài chính (2015): Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK. https://www.iasplus.com/en/standards/ias/ias35 ssc.gov.vn, mof.gov.vn, tapchitaichinh.vn. https://www.hsx.vn NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅISoá 08 (193) - 2019
File đính kèm:
nang_cao_tinh_minh_bach_thong_tin_tren_bao_cao_tai_chinh_hop.pdf