Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ

TÓM TẮT

Phú Thọ được coi là trung tâm du lịch về cội nguồn của đất nước, trong đó, di tích Lịch sử Đền

Hùng và hát Xoan được vinh danh là di sản văn hóa của cả nước. Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

không những là động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ mà còn hiệu ứng tương hỗ rất

lớn, tạo thành một thế mạnh không những cho tỉnh mà còn cho toàn vùng, góp phần phát triển kinh

tế cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Bài viết sẽ phân tích các yếu tố cấu thành năng lực

cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh của ngành du lịch, giúp các nhà hoạch định chính sách có những tham khảo đúng đắn để

định hướng phát triển và kết hợp các thế mạnh trong cạnh tranh du lịch của tỉnh

pdf 5 trang phuongnguyen 5460
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ
Phạm Thị Thu Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 105 - 109 
 105
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ 
Phạm Thị Thu Hường1, Đinh Hồng Linh*2 
1Trường Đại học Hùng Vương 
2
 Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Phú Thọ được coi là trung tâm du lịch về cội nguồn của đất nước, trong đó, di tích Lịch sử Đền 
Hùng và hát Xoan được vinh danh là di sản văn hóa của cả nước. Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ 
không những là động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ mà còn hiệu ứng tương hỗ rất 
lớn, tạo thành một thế mạnh không những cho tỉnh mà còn cho toàn vùng, góp phần phát triển kinh 
tế cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Bài viết sẽ phân tích các yếu tố cấu thành năng lực 
cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh 
tranh của ngành du lịch, giúp các nhà hoạch định chính sách có những tham khảo đúng đắn để 
định hướng phát triển và kết hợp các thế mạnh trong cạnh tranh du lịch của tỉnh. 
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh ngành du lịch tỉnh Phú Thọ; Sản phẩm du lịch Phú Thọ; Dự án 
đầu tư du lịch tỉnh Phú Thọ; Lợi thế so sánh của du lịch tỉnh Phú Thọ; Du lịch tỉnh Phú Thọ. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế 
quốc dân, du lịch không chỉ là một hiện tượng 
kinh tế xã hội mà đã trở thành một ngành kinh 
tế với nhiều tính chất đặc thù so với các 
ngành khác. Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn 
tài nguyên du lịch phong phú và một môi 
trường kinh tế - chính trị ổn định, Việt Nam 
đang hội tụ nhiều lợi thế so sánh để phát triển 
du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có 
được. Trong những năm qua, ngành du lịch 
Việt Nam đã có những bước phát triển vượt 
bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với du 
lịch của các nước trong khu vực. 
Nằm trong bối cảnh chung của sự phát triển 
du lịch Việt Nam, trong những năm qua, 
ngành du lịch tỉnh Phú Thọ đã có những bước 
phát triển quan trọng và trở thành một trung 
tâm du lịch về cội nguồn, du lịch sinh thái và 
lễ hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá 
trình phát triển, ngành du lịch Phú Thọ còn 
tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, sự phát 
triển của ngành chưa tương xứng với tiềm 
năng du lịch của tỉnh. 
Bên cạnh đó, trong xu hướng phát triển chung 
của du lịch thế giới, ngành du lịch Phú Thọ 
không những phải cạnh tranh với ngành du lịch 
của các địa phương khác trong nước mà còn 
phải cạnh tranh rất quyết liệt với ngành du lịch 
của các nước trong khu vực và trên thế giới. 
*
 Tel: 0903468919; Email: dhlinh23@gmail.com 
Trước thực trạng này, việc tìm ra giải pháp 
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho 
ngành du lịch tỉnh Phú Thọ là một yêu cầu 
khách quan và cấp thiết đối với sự phát triển 
kinh tế - xã hội chung của tỉnh. 
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH 
NGÀNH DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ 
Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh 
của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ 
Lợi thế so sánh của ngành du lịch tỉnh 
Phú Thọ 
Phú Thọ được đánh giá là tỉnh có tiềm năng 
về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn 
phong phú, đa dạng để thúc đẩy phát triển du 
lịch và từng bước đưa du lịch trở thành ngành 
kinh tế mũi nhọn. Phú Thọ là một tỉnh hội tụ 
đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát 
triển nhanh và bền vững ngành du lịch. 
Phú Thọ vốn được biết đến là một vùng đất 
hội tụ nhiều giá trị di sản văn hoá đặc sắc, độc 
đáo, cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, kinh 
đô đầu tiên của Việt Nam. Phú Thọ có 1.372 
di tích lịch sử văn hóa, trong đó có di tích lịch 
sử Đền Hùng là di tích xếp hạng quốc gia đặc 
biệt; 161 di tích khảo cổ thời tiền sử và sơ sử 
như Làng Cả, Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đông 
Sơn... chứa đựng nhiều dấu ấn nền văn minh 
Việt cổ. Tỉnh Phú Thọ còn có nhiều di tích 
lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi bật 
như đền Mẫu Âu Cơ, chùa Tam Giang, đền 
Hiền Quan, đình Hùng Lô, Vườn quốc gia 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Thị Thu Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 105 - 109 
 106
Xuân Sơn, khu nước khoáng nóng La Phù - 
Thanh Thủy, Bến Gót - Bạch Hạc... và rất 
nhiều loại hình văn hóa phi vật thể độc đáo 
như hát xoan, hát ghẹo, cùng với 260 lễ hội 
dân gian và hiện đại đặc sắc (hội Phết - Hiền 
Quan, hội bơi chải - Bạch Hạc, hội rước voi - 
Đào Xá) cộng với sắc thái văn hóa độc đáo 
của 21 dân tộc anh em là tiềm năng to lớn 
trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy ngành du 
lịch phát triển nhanh trong những năm tới. 
Sản phẩm du lịch được hình thành, với các 
điểm tham quan, các di tích lịch sử văn hóa, 
các lễ hội, các cảnh quan thiên nhiên. Các 
tuyến du lịch văn hóa tâm linh, khu du lịch 
sinh thái, nghỉ dưỡng. [5] 
Môi trường kinh doanh của ngành du lịch 
tỉnh Phú Thọ 
Được đánh giá là một tỉnh có môi trường 
chính trị ổn định, an ninh, trật tự xã hội đảm 
bảo, không có điểm nóng về chính trị và xã 
hội, chính quyền nhà nước, nhân dân địa 
phương thân thiện. Trong những năm qua, 
tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cố gắng trong việc 
tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, vì 
sự phát triển của doanh nghiệp; Tạo điều kiện 
cho các nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh sản xuất, 
kinh doanh theo pháp và coi công việc của 
nhà đầu tư như công việc của chính mình. 
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp 
trong ngành 
Ngành đã xây dựng và giới thiệu 12 tour du 
lịch "Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt 
Nam" đến 30 hãng lữ hành lớn của cả nước, 
thu hút khoảng 400 tour của các hãng lữ 
hành; ngành tích cực tham gia vào chương 
trình hợp tác "du lịch về cội nguồn" 3 tỉnh 
Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, gắn kết chương 
trình "Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt 
Nam" tạo nên chuỗi hoạt động liên kết đem 
lại hiệu quả xã hội cao. [4] 
Hệ thống cơ sở lưu trú tăng nhanh, với 75 cơ 
sở vào năm 2006 tăng trên 160 cơ sở năm 
2011. Lao động trong ngành du lịch là hơn 
13000 người, dự báo số lượng lao động trong 
ngành du lịch năm 2015 là 20600 lao động. 
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch 
Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt 
là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ có 
một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá 
phong phú và hấp dẫn. Du lịch Phú Thọ 
những năm qua đã có chỗ đứng trên bản đồ 
du lịch Việt Nam với những điểm đến, điểm 
tham quan, các loại hình dịch vụ du lịch chất 
lượng, phát huy được các giá trị văn hóa, giá 
trị lịch sử truyền thống cội nguồn để phát 
triển du lịch, tạo mối liên kết cho phát triển 
dịch vụ du lịch trong vùng. [2] 
Bảng 1: Các sản phẩm du lịch điển hình tỉnh Phú Thọ 
TT Địa điểm Sản phẩm du lịch 
1 Khu du lịch quốc gia Đền Hùng 
Du lịch văn hóa 
hướng về cội 
nguồn, thể thao, 
tổng hợp. 
2 
Khu du lịch nước 
khoáng Thanh 
Thủy 
Du lịch nghỉ dưỡng 
chữa bệnh bằng 
nước khoáng 
3 Khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót 
Du lịch sinh thái, 
nghỉ dưỡng. 
4 Vườn quốc gia Xuân Sơn 
Du lịch tham quan, 
sinh thái. 
5 Đầm Ao Châu Du lịch nghỉ dưỡng, thể thao hồ. 
6 Ao Giời - Suối Tiên 
Du lịch nghỉ dưỡng, 
vui chơi giải trí. 
Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Phú Thọ và 
Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch [3] 
Những hạn chế của năng lực cạnh tranh 
ngành du lịch tỉnh Phú Thọ 
Thứ nhất, môi trường kinh doanh kém thuận 
lợi do quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du 
lịch vẫn còn nhiều bất cập; hệ thống chính 
sách có liên quan như xuất nhập cảnh, tài 
chính, đầu tư còn nặng tính phân biệt giữa các 
doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp ở 
các ngành kinh tế khác; trình độ ứng dụng 
công nghệ còn hạn chế. 
Thứ hai, phần lớn các doanh nghiệp du lịch 
tỉnh Phú Thọ thuộc loại nhỏ, thiếu vốn, chất 
lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý và 
hiệu quả hoạt động còn thấp do thiếu chiến 
lược trong kinh doanh, cạnh tranh đơn lẻ và 
chưa có khả năng hợp tác thành các tập đoàn 
để nâng cao vị thế của mình. Các doanh 
nghiệp du lịch phần lớn tuyển lao động phổ 
thông không có chuyên môn, điều này làm 
cho các nghiệp vụ du lịch thiếu tính chuyên 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Thị Thu Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 105 - 109 
 107
nghiệp. Đội ngũ nhân lực du lịch vừa thiếu 
vừa yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh 
nghiệm. Công tác đào tạo và đạo lại đội ngũ 
cán bộ phục vụ trong ngành du lịch chưa 
được quan tâm. [3] 
Thứ ba, sản phẩm du lịch ở các khu, điểm du 
lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, không đặc sắc 
và thiếu các sản phẩm đặc thù; chất lượng sản 
phẩm du lịch chưa cao; ẩm thực còn đơn điệu. 
Ở đây còn chưa có các dịch vụ hoạt động về 
đêm như các khu vui chơi giải trí, các khu 
thương mại hàng hóa đặc trưng và độc đáo. 
Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền quảng 
bá chưa phát huy được các hiệu quả cần thiết. 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC 
CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH 
TỈNH PHÚ THỌ 
Nâng cao khả năng cạnh tranh của môi 
trường kinh doanh ngành thông qua công 
tác quy hoạch và bố trí cơ cấu vốn đầu tư, 
tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du 
lịch, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. 
Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 
trong công tác quản lý nhà nước, quản lý 
kinh doanh và xây dựng các tour, tuyến, 
điểm du lịch. 
Phát triển nguồn nhân lực du lịch 
Cần phải đánh giá lại lực lượng lao động 
trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch để 
có kế hoạch đào tạo hợp lý. Thường xuyên 
cập nhật thông tin đào tạo và đào tạo lại cho 
đội ngũ lao động trong tỉnh, mặt khác việc 
đào tạo phải gắn với nhu cầu thực tiễn các 
hoạt động du lịch trên địa bàn. 
Phát triển nguồn nhân lực du lịch đồng bộ cả 
về số lượng và chất lượng, từng bước chuẩn 
hóa chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ 
cán bộ, nhân viên du lịch chuyên nghiệp; đảm 
bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản 
lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh đến địa phương 
và đội ngũ lao động nhằm đáp ứng yêu cầu 
phát triển du lịch cả trước mắt và lâu dài. 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống 
doanh nghiệp du lịch thông qua các chiến 
lược kinh doanh và liên kết hợp tác. 
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tỉnh Phú 
Thọ cần tăng cường liên kết với các doanh 
nghiệp du lịch các tỉnh khác tạo vành đai 
khép kín trong kinh doanh du lịch. Việc liên 
kết này không chỉ tạo ra đa dạng sản phẩm du 
lịch đối với các vùng trong cả nước mà còn 
mang tính khu vực và thế giới. Đặc biệt, cần 
khai thác chương trình du lịch “Về miền lễ 
hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”, các tuyến 
du lịch tiềm năng, thực hiện chương trình liên 
kết phát triển du lịch, liên kết với các địa 
phương lân cận nhằm tạo ra liên kết vùng du 
lịch như tuyến du lịch Phú Thọ - Lào Cai - 
Yên Bái. [4] 
Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản 
phẩm du lịch 
Kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm, loại 
hình du lịch đặc thù như du lịch kết hợp khám 
chữa bệnh bằng nước khoáng; du lịch văn hóa 
hướng về cội nguồn, thể thao, tổng hợp; du 
lịch tham quan sinh thái kết hợp tham quan 
các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ... 
Xây dựng các chương trình khai thác nghệ 
thuật văn hóa hát Xoan, hát ghẹo để phục vụ 
và thu hút du khách. 
Xúc tiến quảng bá du lịch 
Phú Thọ với những tiềm năng thế mạnh nổi 
trội là các giá trị văn hóa vùng đất Tổ, vì thế, 
khi quảng bá hình tượng của tỉnh Phú Thọ, 
chúng ta có thể sử dụng khẩu hiệu “Phú Thọ - 
miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”; 
giới thiệu và quảng bá sâu rộng những lễ hội 
tiêu biểu đặc sắc vùng đất Tổ với đồng bào cả 
nước và du khách quốc tế. [3] 
Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch 
thương mại đầu tư cho các sản phẩm đặc thù 
của địa phương đối với thị trường trong nước 
và quốc tế. Xây dựng đề án xã hội hóa xúc 
tiến, quảng bá du lịch Phú Thọ - Lào Cai - 
Yên Bái. Xác định trách nhiệm công tác xúc 
tiến, quảng bá giữa Nhà nước, Hiệp hội du 
lịch và các doanh nghiệp. Tranh thủ các 
nguồn lực, sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch và 
các ngành để đẩy mạnh công tác quảng bá du 
lịch đến những thị trường du lịch trọng điểm 
trong nước và quốc tế. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Thị Thu Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 105 - 109 
 108
Thu hút vốn đầu tư 
Để thu hút được nguồn vốn đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Phú Thọ, chính quyền tỉnh và ngành du 
lịch tỉnh Phú Thọ cần thực hiện các chính sách và giải pháp đồng bộ nhằm huy động vốn của các 
thành phần kinh tế trong nước và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài; thực hiện xã hội hóa đầu tư phát 
triển, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước làm “vốn mồi” để huy động 
và sử dụng các nguồn vốn khác. 
Bảng 2. Danh mục các dự án đầu tư du lịch tỉnh Phú Thọ 
Số 
TT 
Tên dự án 
Địa điểm 
Sản phẩm 
du lịch điển hình/mục đích 
Dự kiến giai 
đoạn đầu tư 
1 Khu du lịch quốc gia Đền Hùng 
Huyện 
Lâm Thao 
Du lịch văn hoá hướng về 
cội nguồn, thể thao, tổng hợp 2007 - 2015 
2 Khu du lịch nước khoáng Thanh Thuỷ 
Huyện 
Thanh Thuỷ 
Du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh 
bằng nước khoáng 2006 - 2015 
3 Khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Xuân Sơn 
Huyện 
Thanh Sơn Du lịch tham quan, sinh thái 2007 - 2015 
4 Khu du lịch Đầm Ao Châu Huyện Hạ Hoà 
Du lịch nghỉ dưỡng, thể thao 
dưới nước 2010 - 2020 
5 Khu du lịch Ao Giời - Suối Tiên 
Huyện 
Hạ Hoà 
Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi 
giải trí 2010 - 2020 
 Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Phú Thọ và Viện NCPT Du lịch [1] 
Phát triển du lịch bền vững với sự tham gia 
của cộng đồng địa phương 
Tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương 
tham gia trực tiếp vào du lịch, tạo ra các sản 
phẩm du lịch hoặc cung cấp nguồn nguyên 
liệu đầu vào cho kinh doanh du lịch. Đồng 
thời, giáo dục để nâng cao nhận thức của 
cộng đồng địa phương về lợi ích của phát 
triển du lịch và những tác hại mà hoạt động 
du lịch có thể gây ra nếu tài nguyên môi 
trường không được giữ gìn để nâng cao ý 
thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi 
trường, phát triển du lịch. 
KẾT LUẬN 
Xu thế toàn cầu hoá du lịch đang đặt ra những 
cơ hội và vô vàn thách thức đối với ngành du 
lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Phú 
Thọ nói riêng. Do đó, nâng cao sức cạnh 
tranh của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ để hội 
nhập kinh tế hiệu quả là nhiệm vụ trước mắt 
và lâu dài, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của 
toàn ngành mà còn rất cần sự phối hợp của 
các Bộ, Ngành có liên quan, tạo điều kiện đưa 
tỉnh Phú Thọ nói riêng và nước Việt Nam nói 
chung hội nhập một cách chủ động và bền 
vững vào nền kinh tế thế giới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch tỉnh 
Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 
năm 2020. 
2. TS. Nguyễn Đình Hòa (2008), “Năng lực cạnh 
tranh của điểm đến du lịch Việt Nam trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Kinh tế phát triển, 
số 214, tháng 8,. 
3. ThS. Phạm Thị Thu Hường (07/2011), “Chiến 
lược Marketing địa phương nhằm phát triển du 
lịch tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi 
và Trung Đông, số 07. 
4. TS. Lê Văn Minh (2012), “Định hướng đầu tư 
xây dựng thị trường - sản phẩm du lịch tại các 
tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai”, Tham luận tại 
Hội thảo xúc tiến đầu tư ba tỉnh Phú Thọ - Yên 
Bái - Lào Cai, Viện nghiên cứu phát triển du lịch. 
5. Quách Thị Sinh (08/04/2010), “Lễ hội - sức hút 
của du lịch Phú Thọ”, baodulich.net.vn. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 
Phạm Thị Thu Hường và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 94(06): 105 - 109 
 109
SUMMARY 
IMPROVING THE COMPETITIVE ABILITY 
OF PHU THO PROVINCE TOURISM 
Pham Thi Thu Huong1, Dinh Hong Linh2* 
1Hung Vuong University 
2College of Economics and Business Administration - TNU 
Phu Tho is a reversion to the oiginal point tourist center in which Hung temple history relic and 
Xoan singing have been gloried as culture relics of the country. Developing tourism in Phu Tho 
province is not only the motivation to increase Phu Tho’s economy – society but also a great 
reciprocal effectiveness, creating an advantage for the province and whole region and contributing 
to the economic development for northern mid land – mountainous provinces. The article analyzes 
the factors composing to competitive ability of Phu Tho’s tourism; from which the researchers 
propose some solutions to improve competitive ability of tourism, helping the policy makers have 
right references to orient and coordinate the advantages in tourist competition of the province. 
Key words: compatitive ability of Phu Tho province tourism; Tourist product of Phu Tho; 
Tourist investment project in Phu Tho province; Competive advantage of Phu Tho’s tourism; 
Phu Tho tourism. 
 Ngày nhận: 06/04/2012; Ngày phản biện:14/05/2012; Ngày duyệt đăng:12/06/2012 
*
 Tel: 0903468919; Email: dhlinh23@gmail.com 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_nganh_du_lich_tinh_phu_tho.pdf