Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

TÓM TẮT

Bài viết nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ

gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua nghiên cứu cho thấy trong những năm gần đây hoạt

động xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, kim ngạch xuất

khẩu năm sau cao hơn năm trước, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của các doanh

nghiệp Bình Dương chiếm 32,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, nghiên

cứu cũng chỉ ra những mặt yếu kém của doanh nghiệp này là quy mô sản xuất nhỏ lẻ,

năng lực yếu; cơ cấu sản phẩm chưa đa dạng, thiết kế mẫu mã kém cạnh tranh; luôn bị

động về nguồn nguyên liệu; tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có tay nghề.

pdf 9 trang phuongnguyen 1580
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (19) – 2014 
 15 
NAÂNG CAO HIEÄU QUAÛ HOAÏT ÑOÄNG 
CUÛA DOANH NGHIEÄP XUAÁT KHAÅU SAÛN PHAÅM ÑOÀ GOÃ 
TREÂN ÑÒA BAØN TÆNH BÌNH DÖÔNG 
Ñoã Phuù Traàn Tình 
Tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá – Luaät (VNU-HCM) 
TÓM TẮT 
 Bài viết nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ 
gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua nghiên cứu cho thấy trong những năm gần đây hoạt 
động xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, kim ngạch xuất 
khẩu năm sau cao hơn năm trước, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của các doanh 
nghiệp Bình Dương chiếm 32,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, nghiên 
cứu cũng chỉ ra những mặt yếu kém của doanh nghiệp này là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, 
năng lực yếu; cơ cấu sản phẩm chưa đa dạng, thiết kế mẫu mã kém cạnh tranh; luôn bị 
động về nguồn nguyên liệu; tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có tay nghề. 
Từ khóa: xuất khẩu, lợi nhuận, sản phẩm, đồ gỗ, Bình Dương 
* 
 1. Giới thiệu 
Trong những năm gần đây, với những 
chính sách thông thoáng về thu hút đầu tư 
như: thuế ưu đãi, giá thuê đất rẻ, thủ tục 
nhanh gọn, lợi thế về cơ sở hạ tầng hoàn 
chỉnh, giao thông thuận tiện. . . tỉnh Bình 
Dương đã thu hút nhiều dự án nói chung 
và dự án sản xuất đồ gỗ xuất khẩu nói 
riêng trong và ngoài nước. 
Tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh có 
799 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ 
gỗ với tổng số vốn đăng ký là 1.636 triệu 
USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.526,976 
triệu USD, chiếm 32,7% kim ngạch xuất 
khẩu sản phẩm từ gỗ và gỗ của Việt Nam. 
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu sản 
phẩm đồ gỗ trên địa bàn tỉnh cũng đang 
đứng trước những khó khăn thách thức lớn. 
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay 
gắt trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm đồ 
gỗ trên thị trường thế giới hiện nay, việc 
tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu 
quả hoạt động của các doanh nghiệp là vấn 
đề hết sức cấp thiết. 
 2. Cơ sở lý thuyết và phương 
pháp nghiên cứu 
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu được 
hiểu là hiệu quả kinh tế ngoại thương thông 
qua xuất khẩu, là phần lợi ích tài chính thu 
được trong xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ 
của mỗi nước (hoặc mỗi doanh nghiệp xuất 
nhập khẩu) thông qua việc so sánh trực tiếp 
kết quả với chi phí. Trong đó, kết quả kinh 
doanh xuất khẩu là tổng doanh thu hàng 
hoá, tổng lợi nhuận một thương vụ xuất 
khẩu hoặc một khoảng thời gian nhất định 
như tháng, quý, năm. Chi phí kinh doanh là 
toàn bộ chi phí để có được hàng hoá xuất 
khẩu, bao gồm giá mua vào sản phẩm, các 
chi phí cần thiết khác như chi phí phí hoàn 
Journal of Thu Dau Mot University, No 6 (19) – 2014 
 16 
thiện sản phẩm, chi phí hành chính khác. 
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu được thể 
hiện quan các tiêu chí sau: 
1. Các chỉ tiêu tổng quát: 
– Lợi nhuận xuất khẩu phản ánh lợi 
nhuận từ hoạt động xuất khẩu mà công ty 
đạt được trong một thời kỳ nhất định. 
lợi nhuận xuất 
khẩu 
doanh thu xuất 
khẩu 
chi phí xuất 
khẩu 
– Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh 
thu phản ánh một đồng doanh thu xuất 
khẩu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận 
xuất khẩu. 
H1= 
Lợi nhuận xuất khẩu 
Doanh thu xuất khẩu 
– Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi 
phí cho phép doanh nghiệp xác định được 
một đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng 
lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu 
quả kinh tế càng cao. 
H2= 
Lợi nhuận xuất khẩu 
Chi phí xuất khẩu 
2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng 
vốn: 
– Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử 
dụng vốn lưu động cho biết một đồng vốn 
lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận 
xuất khẩu. 
sức sinh lời của 
vốn lưu động 
lợi nhuận xuất khẩu 
vốn lưu động 
– Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử 
dụng vốn cố định cho biết một đồng vốn cố 
định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận xuất 
khẩu. 
sức sinh lời của 
vốn cố định 
lợi nhuận xuất khẩu 
vốn vốn cố định 
3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng 
lao động trong hoạt động xuất khẩu: 
– Năng suất lao động phản ánh giá trị 
hàng hoá mà một người lao động làm ra 
trong một thời kỳ nhất định. 
T
Q
W 
Trong đó, W: là năng suất lao động; Q: là 
số lượng hoặc giá trị hàng hoá được sản 
xuất ra trong kỳ; T: là số lượng lao động 
làm ra hàng hoá trong thời kỳ đó. 
– Sức sinh lợi của lao động cho biết 
một lao động trong một năm đem lại cho 
doanh nghiệp bao nhiêu lợi nhuận 
Q
P
M 
Trong đó, M: sức sinh lợi của lao động; P: 
số lượng lợi nhuận được sản xuất ra trong 
kỳ; T: là số lượng lao động làm ra hàng 
hoá trong thời kỳ đó. 
Về phương pháp nghiên cứu, bài viết 
chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, 
trên cơ sở sử dụng các công cụ phân tích, 
tổng hợp, so sánh và đối chiếu; sử dụng các 
nguồn số liệu chủ yếu của Cục thống kê 
tỉnh Bình Dương và Hiệp hội Chế biến gỗ 
Bình Dương (BIFA). 
3. Kết quả nghiên cứu 
 3.1. Giới thiệu khái quát về các doanh 
nghiệp sản xuất chế biến gỗ trên địa bàn 
tỉnh Bình Dương 
Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Bình 
Dương, số lượng doanh nghiệp tham gia vào 
ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu tăng liên tục. 
Từ năm 2008 có 562 doanh nghiệp với tổng 
vốn đăng ký kinh doanh 1.308 triệu USD đến 
cuối năm 2012 có 799 doanh nghiệp với số 
vốn đăng ký kinh doanh 1.636 triệu USD. 
Bảng 3.1: Quy mô các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại tỉnh Bình Dương 
Chỉ tiêu 
Số lượng doanh nghiệp (doanh nghiệp) 
2008 2009 2010 2011 2012 
Tổng số 562 650 709 762 799 
DN nhà nước 6 8 11 13 14 
= – 
= 
= 
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (19) – 2014 
 17 
DN ngoài nhà nước 329 395 402 435 456 
DN có vốn ĐTNN 227 246 296 314 329 
Chỉ tiêu 
Nguồn vốn đầu tư (triệu USD) 
2008 2009 2010 2011 2012 
Tổng số 1.308 1.362 1.392 1.456 1.636 
DN nhà nước 75,079 86,764 87,047 92,667 107,986 
DN ngoài nhà nước 476,318 488,03 516,749 511,467 580,953 
DN có vốn ĐTNN 756,603 787,206 788,204 851,866 947,061 
Nguồn: Cục thống kê Bình Dương 
Các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương đã tích cực thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều 
bạn hàng ở các thị trường lớn. Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường xuất 
khẩu chính của các doanh nghiệp gỗ Bình Dương. 
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tỉnh Bình Dương sang các nước (đơn vị tính: ngàn USD) 
Năm 
Nước 2008 2009 2010 2011 2012 
Nhật Bản 149.012,23 125.152,63 175.018,34 249.461,55 263.431,39 
Đài Loan 50.521,63 41.021,66 52.154,13 57.222,13 60.426,58 
Anh 50.555,22 41.541,31 65.417,57 75.124,24 79.331,16 
Pháp 28.423,46 22.270,36 44.071,43 57.120,57 60.319,38 
Hàn Quốc 27.523,57 20.570,63 35.831,58 45.614,53 48.168,93 
Mỹ 315.561,32 228.210,31 327.067,58 445.456,24 470.401,91 
Trung Quốc 46.461,24 39.651,46 52.461,21 72.410,13 76.465,18 
Malaysia 20.210,01 55.261,21 42.351,38 69.051,24 72.918,16 
Singgapore 33.103,57 32.564,11 48.647,23 43.051,47 45.462,36 
Australia 35.215,22 32.654,21 45.647,83 52.564,21 55.507,88 
Các nước khác 224.512,64 229.802,01 280.331,79 278.924,01 294.543,51 
Tổng Cộng 981.100,11 868.699,9 1.169.000,07 1.446.000,30 1.526.976,5 
Nguồn: Cục thống kê Bình Dương và Cục Hải quan Bình Dương 
3.2. Phân tích tính hiệu quả hoạt 
động của các doanh nghiệp xuất khẩu sản 
phẩm đồ gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương 
Thứ nhất, lợi nhuận và tỷ suất lợi 
nhuận xuất khẩu 
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ 
của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương 
trong những năm vừa qua liên tục tăng, nhờ 
đó lợi nhuận do xuất khẩu mang lại cũng 
theo đó tăng lên. Năm 2008, lợi nhuận xuất 
khẩu chỉ đạt 157 triệu USD và đặc biệt năm 
2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh 
tế thế giới nên lợi nhuận chỉ đạt 114 triệu 
USD. Sang năm 2010, nhiều doanh nghiệp 
Bình Dương đã nâng cấp và lắp đặt dây 
chuyền công nghệ mới nên sản lượng sản 
xuất tiếp tục tăng cao, đồng thời sự gia tăng 
liên tục nhu cầu sử dụng sản phẩm đồ gỗ 
trên thế giới cũng mở ra cơ hội gia tăng sản 
lượng xuất khẩu cho ngành gỗ Việt Nam 
nói chung và Bình Dương nói riêng. Vì thế, 
lợi nhuận xuất khẩu tăng lên 59% so với 
năm 2009, đạt 182 triệu USD. 
Trong năm 2010 và 2011, lợi nhuận lần 
lượt đạt 182 triệu USD và 209 triệu USD. 
So với năm 2009, mức lợi nhuận năm 2011 
tăng 1,8 lần. Đặc biệt năm 2012 đánh dấu 
sự thành công của các doanh nghiệp chế 
biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình 
Dương khi đạt lợi nhuận là 251 triệu USD 
Journal of Thu Dau Mot University, No 6 (19) – 2014 
 18 
cao nhất từ trước đến nay, có được thành 
công này là do các doanh nghiệp đã chú 
trọng đến nguồn nguyên liệu trong nước và 
vì vậy đã giảm đáng kể chi phí xuất khẩu. 
Bảng 3.3: Kết quả xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trên địa bàn tỉnh 
Bình Dương (đơn vị tính: triệu USD) 
Năm 
Chỉ tiêu 
2008 2009 2010 2011 2012 
Doanh thu XK 981 868 1,169 1.446 1.526 
Chi phí XK 824 754 987 1.237 1.275 
Lợi nhuận XK 157 114 182 209 251 
LNXK/DT (%) 16,0 13,1 15,5 14,4 16,4 
LNXK/CP (%) 19,0 15,1 18,4 16,8 19,6 
Nguồn: Số liệu của Hiệp hội gỗ Bình Dương và Cục thuế Bình Dương 
Khác với lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận 
của các doanh nghiệp này không ổn định. 
Năm 2008, cứ 1 USD doanh thu xuất khẩu 
đem lại cho các doanh nghiệp 0,160 USD 
lợi nhuận thì sang năm 2009, mức này đã 
giảm xuống, cứ 1 USD doanh thu xuất 
khẩu chỉ mang về cho các doanh nghiệp gỗ 
Bình Dương 0,131 USD lợi nhuận. Năm 
2010, tỷ suất lợi nhuận đạt 15,5%, tăng lên 
so với năm 2009 nhưng vẫn thấp hơn so với 
năm 2008. Đến năm 2011, do tình hình lạm 
phát gia tăng và lãi suất ngân hàng cao dẫn 
đến chi phí xuất khẩu cao nên tỷ suất lợi 
nhuận giảm và chỉ đạt 14,4%. Sang năm 
2012 tình hình kinh tế khả quan hơn, lạm 
phát và lãi suất ngân hàng giảm nên chi phí 
xuất khẩu thấp dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng 
lên và đạt 0,164 cao nhất trong những năm 
gần đây. Nguyên nhân của tình trạng này là 
do sự biến động không đều của chi phí xuất 
khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ suất lợi 
nhuận của các doanh nghiệp gỗ Bình Dương 
vẫn được duy trì ở mức tương đối cao, cho 
thấy hiệu quả xuất khẩu là khá tốt. 
Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn trong 
xuất khẩu 
Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh 
nghiệp này trong xuất khẩu gỗ được thể 
hiện trong bảng 3.4. 
Bảng 3.4: Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp đồ gỗ Bình Dương (đơn vị: triệu USD) 
Năm 
Chỉ tiêu 
2008 2009 2010 2011 2012 
Lợi nhuận xuất khẩu 157 114 182 209 251 
Vốn cố định 820 839 959 1.012 1.154 
Vốn lưu động 546 535 433 443 482 
LNXK/Vốn cố định 0,191 0,136 0,190 0,206 0,217 
LNXK/Vốn lưu động 0,288 0,213 0,420 0,471 0,519 
Nguồn: Theo số liệu của Hiệp hội gỗ Bình Dương và Cục thuế Bình Dương 
Về hiệu quả sử dụng vốn cố định: Năm 
2008, cứ 1 USD vốn cố định đem lại 0,191 
USD lợi nhuận xuất khẩu. Năm 2009, sức 
sinh lời của vốn cố định giảm so xuống còn 
là 0,136. Điều này cho thấy, vốn cố định 
của năm 2009 đã được sử dụng không hiệu 
quả hơn so với năm 2008. Hiệu quả sử 
dụng của vốn cố định trong năm này không 
hiệu quả là do năm 2009 kinh tế thế giới bị 
khủng hoảng đã ảnh hưởng đến lượng xuất 
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (19) – 2014 
 19 
khẩu, cụ thể là xuất khẩu giảm đáng kể dẫn 
đến lợi nhuận xuất khẩu giảm. Năm 2010, 
sức sinh lời của vốn cố định tăng so với 
năm 2009, cứ 1 USD vốn cố định năm 
2009 mang lại 0,136 USD lợi nhuận, sang 
năm 2010 cứ 1 USD vốn cố định đã mang 
lại 0,190 USD lợi nhuận. Sang năm 2011 
và năm 2012 mức sinh lời của vốn cố định 
tăng liên tục lần lượt là 0,206 và 0,217. 
Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 
Vốn lưu động là nguồn vốn giúp doanh 
nghiệp duy trì sự hoạt động ổn định. Vì thế, 
hiệu quả sử dụng vốn lưu động được các 
nhà quản trị rất quan tâm. Từ năm 2008 đến 
năm 2012, hiệu quả sử dụng vốn lưu động 
của các doanh nghiệp gỗ Bình Dương có 
những biến động khá giống với hiệu quả sử 
dụng vốn cố định. Năm 2009 là năm việc 
sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả thấp 
nhất khi 1 USD vốn lưu động được sử dụng 
đã đem lại cho các doanh nghiệp gỗ Bình 
Dương 0,213 USD lợi nhuận. Đây là mức 
sinh lời thấp. So với năm 2008, sức sinh lời 
của năm 2009 giảm tới 26%. Sang năm 
2010, trong khi vốn lưu động giảm 11,36% 
thì lợi nhuận xuất khẩu tăng 75,25% làm 
cho sức sinh lợi của vốn lưu động tăng lên 
rất cao ở mức 0.420. Sang năm 2011, sức 
sinh lời của vốn lưu động tiếp tục giữ ở 
mức cao đạt 0.471. Sức sinh lời năm 2011 
của vốn lưu động tăng 12,14% so với năm 
2010, do vốn lưu động tăng 4,4% so với 
năm 2010 nhưng lợi nhuận xuất khẩu tăng 
tới 17,07%. Đây là kết quả khá tốt bởi vì 
như trên đã nói năm 2011 kinh tế trong 
nước gặp nhiều khó khăn như lạm phát và 
lãi suất ngân hàng tăng cao. Cũng theo đà 
tăng trưởng, sang năm 2012 sức sinh lời 
của vốn lưu động đạt 0,519, tăng 10,19% 
so với năm 2011. Đây là mức sinh lời cao 
nhất kể từ năm 2008. 
Thứ ba, hiệu quả sử dụng lao động 
Việt Nam nói chung và Bình Dương 
nói riêng với lợi thế về chi phí lao động 
thấp so với các nước trong khu vực đã đem 
lại một lợi thế cho các doanh nghiệp trong 
việc định giá bán thấp để cạnh tranh. Tuy 
nhiên trong thời gian gần đây, lợi thế này 
đã mất dần đi do sự tăng trưởng của nền 
kinh tế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng 
lao động là rất quan trọng. Sự phân công, 
bố trí, sử dụng lao động hợp lý sẽ làm tăng 
năng suất lao động, là tiền đề giúp doanh 
nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi 
nhuận. 
Bảng 3.5: Hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Bình Dương 
Năm 
Chỉ tiêu 
2008 2009 2010 2011 2012 
Doanh thu XK ( triệu USD) 981 868 1.169 1.446 1.526 
Chi phí XK ( triệu USD) 824 754 987 1.237 1.275 
Lợi nhuận XK ( triệu USD) 157 114 182 209 251 
Tổng số lao động (người) 73.894 84.469 99.978 112.324 115.583 
NSLĐ bình quân (USD/LĐ) 13.276 10.276 11.693 12.873 13.202 
Sức sinh lợi của LĐ (USD) 2.125 1.349 1.820 1.949 2.171 
Nguồn: Theo số liệu của Hiệp hội gỗ Bình Dương và Cục thuế Bình Dương 
Năm 2008, năng suất lao động xuất 
khẩu của các doanh nghiệp gỗ Bình Dương 
là 13.267USD/lao động, có nghĩa là trung 
bình một năm, 1 người lao động trong các 
doanh nghiệp gỗ này đem lại cho các doanh 
nghiệp này 13.267 USD doanh thu xuất 
Journal of Thu Dau Mot University, No 6 (19) – 2014 
 20 
khẩu. Năm 2009, năng suất lao động giảm 
mạnh tới 22,6% so với năm 2008, tương ứng 
với 10.276USD/lao động do có sự giảm về 
doanh thu xuất khẩu. Sang các năm tiếp theo 
là 2010, 2011 và 2012, năng suất lao động 
bình quân đã tăng lên đáng kể, đạt mức 
11.693USD/lao động; 12.873USD/lao động 
và 13.202USD/lao động. Điều này cho thấy 
hiệu quả làm việc của người lao động đã 
được duy trì và phát huy. Có được kết quả 
này là do sự quan tâm đầu tư đúng mức của 
ban lãnh đạo của các doanh nghiệp, tạo điều 
kiện cho người lao động được bồi dưỡng 
nâng cao tay nghề, kỹ thuật nghiệp vụ đồng 
thời với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, 
giúp cho người lao động làm việc năng suất 
và hiệu quả. 
Cùng với năng suất lao động, sức sinh 
lợi của lao động cũng có những diễn biến 
tương tự. Năm 2008, trung bình 1 lao động 
đem về cho các doanh nghiệp 2.125USD 
lợi nhuận thì sang năm 2009 đã giảm xuống 
còn 1.349 USD/lao động. So với năm 2009, 
chỉ tiêu này đã tăng 34,91% vào năm 2010 
và đạt 1.820 USD/lao động. Sang năm 
2011, sức sinh lời của mỗi lao động tiếp tục 
tăng 7,09%, đạt 1.949 USD/lao động. Năm 
2012 đạt 2.171 USD/lao động, tăng 11,39% 
so với năm 2011. 
Như vậy, năng suất lao động và sức 
sinh lợi của lao động của các doanh nghiệp 
gỗ Bình Dương đã phát triển theo chiều 
hướng tốt, năm sau cao hơn năm trước trừ 
có năm 2009 do sự tác động xấu của kinh tế 
trong và ngoài nước đã ảnh hưởng đến 
năng suất lao động của các doanh nghiệp 
gỗ này. Qua đó cho thấy, hiệu quả sử dụng 
lao động của các doanh nghiệp này ngày 
càng được nâng cao. Đó là biểu hiện tốt 
cho sự phát triển lâu dài và bền vững của 
các doanh nghiệp gỗ Bình Dương. 
3.3. Những tồn tại hạn chế của các 
doanh nghiệp sản phẩm đồ gỗ trên địa 
bàn tỉnh Bình Dương 
Một là, về năng lực của các doanh 
nghiệp còn yếu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, 
chưa đáp ứng được những đơn hàng lớn. 
Vốn đăng ký bình quân của một doanh 
nghiệp xuất khẩu gỗ Bình Dương còn khá 
khiêm tốn. Năm 2008, quy mô vốn trung 
bình của một doanh nghiệp là 2,325 triệu 
USD. Đến năm 2012, quy mô vốn trung 
bình giảm xuống còn 2,046 triệu USD/ 
doanh nghiệp. Qua nghiên cứu cho thấy, có 
những doanh nghiệp đầu tư dây chuyền 
công suất thiết kế rất lớn nhưng không 
đủ đơn hàng chỉ sử dụng một phần công 
suất. Trong khi đó, lại có những doanh 
nghiệp không đủ máy móc và thiết bị để 
làm, hay có những đơn vị dư hệ thống sơn, 
cắt, trong khi các doanh nghiệp khác phải 
đi nước ngoài tìm mua. Xét trên từng doanh 
nghiệp thì đó là cung cách làm ăn riêng lẻ, 
thiếu lực để cạnh tranh và đôi khi dẫn đến 
bất lợi và bỏ phí nhiều thời cơ, nhất là đối 
với các đơn hàng lớn. 
Bảng 3.6: Quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Bình Dương (triệu USD) 
Chỉ tiêu 
Năm 
2008 2009 2010 2011 2012 
Tổng số doanh nghiệp 562 650 709 762 799 
Tổng nguồn vốn 1.307 1.407 1.392 1.456 1.635 
Quy mô trung bình doanh nghiệp 2,325 2,164 1,963 1,910 2,046 
Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê Bình Dương 
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (19) – 2014 
 21 
Hai là, về cơ cấu sản phẩm còn nghèo 
nàn, thiết kế mẫu mã chưa hấp dẫn. Hiện 
nay, phần lớn các doanh nghiệp thường làm 
theo mẫu hàng đặt sẵn của người mua, ít 
có doanh nghiệp có mẫu sáng tạo của 
riêng mình. Ngoài ra đa số sản phẩm đều 
không có thương hiệu của doanh nghiệp 
sản xuất, phải bán qua trung gian. Điều này 
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xuất khẩu do 
không đáp ứng kịp thời nhu cầu và đòi hỏi 
khắt khe của khách hàng nước ngoài. 
Nguyên nhân của tình trạng này là do đa 
số sản phẩm sản xuất ra xuất bán ra trung 
gian nước khác, không mang tên của công 
ty Việt Nam nên đa số mẫu mã phải theo 
thiết kế của khách hàng có sẵn. Các doanh 
nghiệp đa số chưa đủ năng lực về vốn, về 
khả năng tự mình chủ động thâm nhập thị 
trường nên không quan tâm đến khâu thiết 
kế mẫu. 
Ba là, doanh nghiệp luôn bị động về 
nguồn nguyên liệu. Do nguyên liệu 
trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu 
cầu sản xuất, còn lại phải nhập khẩu đến 
80%. Giá gỗ nguyên liệu trên thị trường thế 
giới biến động ngày càng tăng và ngày càng 
khan hiếm. Chi phí thu mua, vận chuyển, 
thủ tục, hợp đồng nhập khẩu khá tốn kém. 
Do vậy không thể khống chế được giá thành 
sản phẩm, lúc nào chi phí sản xuất cũng gia 
gia tăng cao hơn so với kế hoạch do nguyên 
liệu gỗ từ các nước luôn tăng giá mà doanh 
nghiệp không có đủ khả năng dự trữ để sản 
xuất lâu dài và ổn định. 
Bốn là, tình trạng thiếu trầm trọng 
nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật cao. 
Nguồn lao động hiện có rất dồi dào, rẻ 
nhưng các doanh nghiệp hầu hết chưa quan 
tâm hoặc có chương trình huấn luyện đào 
tạo một cách bài bản, vẫn còn tư tưởng 
chờ những doanh nghiệp khác đào tạo sẵn 
sau đó lôi kéo về doanh nghiệp mình sử 
dụng tạo nên những làn sóng di chuyển lao 
động giữa các doanh nghiệp làm tình hình 
sản xuất của các doanh nghiệp nào cũng 
bất ổn, đồng thời chi phí nhân công lại 
phải tăng cao mới thu hút được lao động 
có tay nghề. Do đó, các doanh nghiệp 
thường xuyên lo âu không hoàn thành đơn 
hàng vì nhân công có tay nghề biến động 
khá lớn, không đào tạo kịp để đáp ứng nhu 
cầu sản xuất và xuất khẩu ngày càng tăng. 
Năm là, phần lớn các doanh nghiệp 
thường thiếu vốn nên các doanh nghiệp 
thường bỏ qua những cơ hội làm ăn mang 
lại lợi nhuận cao, chưa đủ khả năng nhận 
làm những đơn đặt hàng lớn. Không thể 
nhập những lô nguyên liệu lớn giá rẻ, không 
thể mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, 
không thể đầu tư xây dựng thương hiệu, lập 
kênh phân phối sản phẩm. 
4. Đề xuất một số giải pháp nâng 
cao hiệu quả của các doanh nghiệp 
xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ tỉnh 
Bình Dương 
– Các doanh nghiệp phải tập trung xây 
dựng nguồn nguyên liệu đầu vào, tìm cách 
thay thế các nguyên liệu nhập, nguyên liệu 
không ổn định về giá cả và khả năng cung 
cấp. Để chủ động nguồn nguyên liệu sản 
xuất, các doanh nghiệp nên hướng về phương 
án phát triển trồng rừng. Tuy nhiên, phương 
án trồng rừng chỉ nên được tính đến đối với 
các doanh ngiệp có nguồn vốn lớn, khả năng 
quản lý khâu trồng rừng cũng như nguồn 
nhân lực phục phụ cho khâu này được đào 
tạo tốt. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ thì 
phương án này không nên được tính tới. 
Thay vào đó, thực hiện việc liên kết với các 
doanh nghiệp khác để thu mua lượng nguyên 
liệu lớn, đặt điều kiện mua tận gốc để có 
được một mức giá cạnh tranh. 
Journal of Thu Dau Mot University, No 6 (19) – 2014 
 22 
Doanh nghiệp cũng phải xác định nhu 
cầu gỗ sẽ tiêu thụ trong từng thời điểm để có 
kế hoạch mua trước thời điểm sản xuất và 
dự trữ để việc làm hàng không bị gián đoạn 
do thiếu nguyên liệu sản xuất. Về vấn đề 
liên kết với các doanh nghiệp cung ứng 
nguyên vật liệu, các doanh nghiệp cần tìm 
hiểu kỹ hơn nữa, thêm thời gian để nghiên 
cứu các nhà cung cấp để từ đó tìm ra được 
đối tác chiến lược, có khả năng cung cấp 
nguyên liệu với giá cả cạnh tranh và ổn 
định, tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp 
mình. 
– Các doanh nghiệp cần phải nâng cao 
nội lực của doanh nghiệp và xây dựng mối 
liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành. 
Đối với các doanh nghiệp trên cơ sở nguồn 
vốn đã có, phát huy nội lực, khả năng thu 
hút vốn đầu tư, thực hiện từng bước mở 
rộng quy mô, nâng cấp thiết bị, đổi mới 
công nghệ để đáp ứng yêu cầu của thị 
trường. Phát triển sản xuất trên mọi phương 
diện, kết hợp giữa quy mô sản xuất lớn với 
quy mô vừa và nhỏ, phát huy công suất thiết 
bị. 
Các doanh nghiệp trong ngành chế biến 
gỗ cần liên kết chặt chẽ với nhau để hình 
thành chuỗi giá trị sản xuất, chế biến gỗ 
xuất khẩu. Trong đó, mỗi doanh nghiệp sẽ 
chuyên môn hóa một khâu để hoàn chỉnh 
sản phẩm... để tiết kiệm được chi phí vận 
chuyển và hiệu quả thời gian cao. Thực hiện 
việc san sẻ đơn hàng, trao đổi các công 
đoạn gia công với nhau, chia sẻ chi tiết gỗ, 
chia sẻ nguyên phụ kiện khi cần thiết. Thực 
hiện việc liên kết để có thể đảm nhận những 
đơn hàng lớn mà nếu một doanh nghiệp thì 
sẽ không đủ năng lực cung ứng. 
 Các doanh nghiệp thông qua các hiệp 
hội nên cùng bàn bạc để thống nhất giá bán 
cho từng dòng sản phẩm, sự chênh lệch 
không nên quá lớn và với sự khác biệt rõ rệt 
về mặt kỹ thuật và nguyên liệu. Để phát 
triển được, các doanh nghiệp phải đoàn kết 
để cùng nhau tính toán và từng bước tổ 
chức phát triển ngay từ bây giờ. 
– Tập trung tăng cường đầu tư cho 
hoạt động R&D nhằm nâng cao giá trị của 
sản phẩm và chủ động trong việc tìm kiếm 
thị trường. Các doanh nghiệp cũng cần tìm 
cách để nâng cao giá trị của doanh nghiệp, 
nên tăng chi phí R&D để có thể nắm bắt thị 
trường và theo kịp xu hướng phát triển của 
sản phẩm. Thực hiện việc hợp tác với các 
chuyên gia và thậm chí thuê chuyên gia 
nước ngoài để có thể giúp tạo các kiểu dáng 
sản phẩm thêm phần hấp dẫn cho các thị 
trường chính như Mỹ, Châu Âu...Ngoài các 
sản phẩm đơn thuần làm từ gỗ, cần phát 
triển các mặt hàng nội thất làm từ các chất 
liệu khác hoặc kết hợp nhiều chất liệu trong 
một sản phẩm nội thất. Việc đa dạng hóa 
sản phẩm không những giúp thâm nhập thị 
trường dễ hơn mà còn tránh được khả năng 
bị kiện bán phá giá. 
Tích cực tham gia triển lãm các sản 
phẩm mới của mình tại các hội chợ trong 
và ngoài nước. Ngoài ra để xâm nhập thị 
trường nước ngoài thành công phải nắm 
được nhu cầu thị trường, phân khúc thị 
trường mà sản phẩm Việt có thể giành 
lấy được thị phần. 
– Nâng cao tay nghề công nhân, chú 
trọng đến tuyển dụng và hệ thống đào tạo 
lao động để góp phần nâng cao năng suất 
và chất lượng sản phẩm. Phải có chương 
trình đầu tư cho đào tạo huấn luyện lao 
động, nâng cao tay nghề công nhân. Kết 
hợp với các trường đào tạo công nhân kỹ 
thuật để phối hợp chặt chẽ nhu cầu thực 
Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 6 (19) – 2014 
 23 
tế của doanh nghiệp và các chương trình 
đang đào tạo ở các trường dạy nghề, mục 
đích công nhân kỹ thuật ra trường các 
doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ có 
thể sử dụng ngay được. 
Tổ chức các cuộc thi nâng cao tay 
nghề, có chính sách khen thưởng đãi ngộ 
hợp lý để khuyến khích người lao động 
ngày càng gắn bó với công ty, hăng hái 
làm việc, nâng cao năng suất lao động, 
hạn chế sự luân chuyển lao động giữa các 
doanh nghiệp, ngành nghề. 
– Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao 
chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm góp 
phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường 
thế giới từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả 
xuất khẩu. Phải cho các doanh nghiệp thấy 
được tầm quan trọng của đầu tư máy móc 
thiết bị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 
để có chiến lược, tầm nhìn lâu dài và đúng 
đắn về đầu tư công nghệ sản xuất. Nếu hạn 
chế về nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công 
nghệ các doanh nghiệp có thể áp dụng 
phương án đi thuê tài chính. 
* 
IMPROVING PERFORMANCE OF WOODEN PRODUCT EXPORT COMPANIES 
IN BINH DUONG PROVINCE 
Do Phu Tran Tinh 
University of Economics and Law (VNU–HCM) 
 The paper studies the performance of export firms of wooden products in Binh Duong 
Province. The research shows that in recent years exports of the enterprises have achieved 
encouraging results with export turnover higher than such figure in previous years. Export 
turnover of wooden products of Binh Duong enterprises has accounted for 32.7% export 
turnover of the country. However, the study also points out the weaknesses of those 
enterprise which are small scale production, poor capacity, undiversified product structure 
and less competitive designs, being passive on material sources and severe shortage of 
skilled manpower. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Hữu Tửu, Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục, 2002. 
[2] Bùi Xuân Lưu, Kinh tế ngoại thương, NXB Lao động xã hội, 2006. 
[3] Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Báo cáo thường niên ngành gỗ Việt Nam năm 2012. 
[4] Cục thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê năm 2012. 
[5] Cục thuế Bình Dương , Báo cáo tổng kết năm 2012. 
[6] Cục Hải quan Bình Dương, Báo cáo tổng kết năm 2012. 
[7] Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Báo cáo tổng kết năm 2011, 2012. 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_xuat_khau_san_p.pdf