Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành phân phối, sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa tại TP.HCM

Được đánh giá là có tiềm năng phát triển tốt trong những năm gần đây,

nhưng đến nay, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về

hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành phân phối và

sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí. Bài

viết này là đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên việc phân tích năng

lực tài chính của các doanh nghiệp trong ngành trên địa bàn TP.HCM,

trong giai đoạn từ 2008 - 2016 và đưa ra những gợi ý chính sách nâng

cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành này.

Từ khoá: Hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính, doanh nghiệp phân

phối và sản xuất điện, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu

nhỏ, TP.HCM

pdf 5 trang phuongnguyen 160
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành phân phối, sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa tại TP.HCM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành phân phối, sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa tại TP.HCM

Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành phân phối, sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa tại TP.HCM
Nghiên cứu trao đổi
65Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 4/2020
1. Giới thiệu
Ngành phân phối và sản xuất
điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hoà không khí đang được
xem là một ngành có tiềm năng phát
triển. Trong những năm gần đây,
cùng với sự gia tăng đầu tư vào các
lĩnh vực công nghiệp và thương
mại, nhiều dự án phát triển cơ sở hạ
tầng được Chính phủ tài trợ ở các
thành phố lớn và sự gia tăng chóng
mặt các hoạt động xây dựng trong
ngành khách sạn, du lịch đã thúc
đẩy nhu cầu phát triển của ngành
công nghiệp phân phối và sản xuất
điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hoà không khí, đặc biệt là
tại TP.HCM.
Hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp (DN) phản ánh khả năng kết
hợp các nguồn lực đầu vào, cho
phép tối thiểu hóa các chi phí trong
hoạt động kinh doanh nhằm đạt
được mục tiêu sinh lợi của DN.
Đánh giá hiệu quả kinh doanh giúp
DN biết được những điểm mạnh
cần phát huy và hạn chế cần khắc
phục trong sử dụng nguồn lực, từ
đó, DN ngày càng hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả kinh doanh, góp
phần đạt được mục tiêu sinh lợi
trong kinh doanh, đặc biệt trong bối
cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt
mang tính toàn cầu như hiện nay.
2. Cơ sở lý thuyết
Để đánh giá hiệu quả hoạt động
của DN, các nhà kinh tế học sử
dụng rất nhiều tiêu chí dựa trên
nhiều cách thức tiếp cận khác nhau
như: Cách tiếp cận theo trường phái
kinh tế học [6], cách tiếp cận dựa
trên nguồn lực (Lippman và
Rumelt, 1982; Wernerfelt, 1984),
cách tiếp cận dựa trên năng lực [2]
hay cách tiếp cận dựa trên định
hướng thị trường (Kohli và Ja-
worski, 1990; Narver và Slater,
1990). Cho dù lựa chọn cách tiếp
cận nào thì chỉ tiêu về năng lực tài
chính vẫn được xem là chỉ tiêu hàng
đầu khi đánh giá hiệu quả kinh
doanh của DN đang hoạt động, thể
hiện khả năng tài chính chung của
DN, đánh giá DN hiện đang hoạt
động tốt và có lợi thế trong kinh
doanh hay đang gặp rủi ro, thua lỗ.
Như vậy, việc phân tích năng lực
tài chính của DN không chỉ giới hạn
về nguồn lực tài chính đảm bảo hoạt
động kinh doanh hiệu quả cho DN
mà còn thể hiện qua khả năng khai
thác, quản lý và sử dụng nguồn lực
bị giới hạn nhằm phục vụ hiệu quả
nhất cho hoạt động kinh doanh. Hơn
nữa, năng lực tài chính ngoài thể
hiện sức mạnh hiện tại của chính DN
còn cho biết sức mạnh tài chính tiềm
năng, triển vọng và xu hướng phát
triển trong các kế hoạch tương lai
của chính các DN.Trong bài viết này,
để đánh giá hiệu quả kinh doanh, tác
giả tiếp cận dựa trên việc phân tích
khả năng tài chính của các DN.
Các con số trên báo cáo tài chính
(BCTC) nếu đứng riêng rẽ sẽ có rất
ít ý nghĩa. Do đó, cần phải có sự so
sánh các con số trên các BCTC này
với nhau nhằm tạo nên các hệ số tài
chính. Khi đó, các hệ số này sẽ giúp
chúng ta giải thích sâu hơn về tình
hình tài chính của DN. Các hệ số tài
chính cũng nên được so sánh với
các công ty, DN khác hoặc so với
trung bình ngành để đánh giá điểm
mạnh yếu của DN. Mặt khác, so
sánh với các kỳ trước để đánh giá
Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
ngành phân phối, sản xuất điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hòa tại TP.HCM
Ths. Đoàn Quỳnh Phương* 
Ths. Mai Hồng Chi*
Được đánh giá là có tiềm năng phát triển tốt trong những năm gần đây,
nhưng đến nay, vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành phân phối và
sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí. Bài
viết này là đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên việc phân tích năng
lực tài chính của các doanh nghiệp trong ngành trên địa bàn TP.HCM,
trong giai đoạn từ 2008 - 2016 và đưa ra những gợi ý chính sách nâng
cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành này. 
Từ khoá: Hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính, doanh nghiệp phân
phối và sản xuất điện, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ, TP.HCM.
Nhận: 28/2/2020
Biên tập: 10/3/2020
Duyệt đăng: 25/3/2020
* Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh
Nghiên cứu trao đổi
66 Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 4/2020
xu hướng hoạt động của DN qua
từng thời kỳ.
Việc tính toán các hệ số tài chính
hiện hành sẽ phản ảnh bức tranh toàn
cảnh về tình hình tài chính của một
DN. Qua đó, sẽ thấy được những hạn
chế còn tồn tại và là cơ sở giúp DN
nghiên cứu và ra quyết định tài chính
trong tương lai, nhằm cải thiện tình
hình hoạt động để hướng tới mục
tiêu tối đa hóa giá trị DN lâu dài.
Tóm lại, các hệ số tài chính được sử
dụng như một công cụ giúp dự báo
tài chính DN trong tương lai.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh của DN:
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất
sử dụng tài sản: Mặc dù mục tiêu
của DN hướng tới là tối đa hoá lợi
nhuận, nhưng hiệu quả kinh doanh
của DN chỉ có thể đạt được khi tài
sản của DN được sử dụng hiệu quả.
Tài sản của DN là nguồn lực do DN
kiểm soát nhằm thu được lợi ích
kinh tế trong tương lai. Vì vậy, phạm
vi hoạt động và tiềm lực phát triển
của DN thể hiện thông qua tốc độ
tăng trưởng quy mô và cải thiện chất
lượng của tài sản. Trong nội dung
này, quy mô và hiệu suất sử dụng tài
sản được thể hiện qua các chỉ tiêu:
trị giá tài sản, tốc độ tăng trưởng tài
sản, tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn
hạn, tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn,
số vòng quay của tài sản, số vòng
quay của hàng tồn kho,
Nhóm chỉ tiêu về hệ số cơ cấu
nguồn vốn: Quy mô, cơ cấu và chất
lượng nguồn vốn thể hiện DN có
khả năng huy động nguồn vốn dồi
dào, ổn định với chi phí thấp. Nhóm
chỉ tiêu này nói lên tính cân đối
trong cơ cấu đầu tư vào tài sản và
mức độ độc lập hay tự chủ về tài
chính của DN. Cơ cấu nguồn vốn
hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu
vốn cho hoạt động sản xuất - kinh
doanh của DN, giúp DN duy trì lợi
thế cạnh tranh bền vững và chống
đỡ khi rủi ro phát sinh. Các chỉ tiêu
trong nhóm này bao gồm: trị giá
tổng nguồn vốn, trị giá vốn chủ sở
hữu, hệ số nợ.
Khả năng thanh toán: Khả năng
thanh toán là khả năng DN đáp ứng
được các nghĩa vụ thanh toán khi
đến hạn. Nhóm chỉ tiêu này không
chỉ thể hiện được năng lực thanh
toán của DN mà còn đánh giá được
sức khoẻ tài chính của DN. Khi khả
năng này bị giới hạn thì uy tín của
DN cũng bị suy giảm một cách đáng
kể. Các chỉ tiêu đo lường khả năng
thanh toán của DN bao gồm: hệ số
khả năng thanh toán tổng quát, hệ
số khả năng thanh toán hiện hành,
hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ
số thanh toán nợ dài hạn, hệ số
khoản phải thu trên khoản phải trả,
và hệ số khả năng thanh toán lãi
vay. Trong bài viết này, tác giả sử
dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh
toán tổng quát để đánh giá khả năng
thanh toán của DN.
Khả năng sinh lời: Chỉ tiêu này
phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của DN có hiệu quả hay
không. Hoạt động hiệu quả thì DN
mới có khả năng tích luỹ cao để đầu
tư trang thiết bị và công nghệ, nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh dựa
trên việc cải tiến và duy trì chất
lượng sản phẩm, dịch vụ thu hút
khách hàng. Các chỉ tiêu đo lường
khả năng sinh lời của DN bao gồm:
ROA, ROE, ROS,
3. Thực trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh, giai đoạn 2008 -
2016
Được đánh giá là một ngành có
nhiều tiềm năng nhưng tính đến
cuối năm 2016, số DN hoạt động
trong ngành phân phối và sản xuất
điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hoà không khí tại TP.HCM
là 2.076 DN, chỉ chiếm 1, 21% tổng
số DN trên địa bàn. 
Trong những năm qua, số lượng
DN trong ngành có sự biến động bất
thường, cụ thể là giai đoạn 2010 -
2012, số DN giảm đột ngột. Giai
đoạn này, khủng hoảng tài chính
toàn cầu đã tác động và làm sâu sắc
thêm những khó khăn của kinh tế
Việt Nam nói chung và của
TP.HCM nói riêng. Tăng trưởng
kinh tế chậm, lạm phát tăng cao, thị
trường bất động sản đóng băng
ảnh hưởng đến sự phát triển của tất
cả các lĩnh vực, ngành nghề trong
nền kinh tế, và ngành phân phối và
sản xuất điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hoà không khí
cũng chịu sự tác động này (bảng 1).
DN trong ngành chủ yếu thuộc
khu vực tư nhân, chiếm tỷ trọng hơn
80% tổng số DN (bảng 2).
Các DN thuộc quy mô vừa, nhỏ
và siêu nhỏ (NSN). Trong đó, các
DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm chủ yếu,
với tỷ lệ hơn 80% tổng số DN trong
ngành (bảng 3, trang 67).
4. Phân tích hiệu quả kinh
doanh chung giai đoạn 2008 -
2016 
4.1. Về quy mô, cơ cấu và hiệu
suất sử dụng tài sản
Là nguồn lực do DN kiểm soát
nhằm thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai từ việc sử dụng, lợi ích
tương lai mà tài sản của DN mang lại
là khả năng làm tăng nguồn tiền và
các khoản tương đương tiền hoặc
Bảng 1. Số lượng DN hoạt động trong ngành
Bảng 2. Cơ cấu thành phần kinh tế của DN
Nghiên cứu trao đổi
67Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 4/2020
làm giảm bớt các khoản tiền mà DN
chi ra. Quy mô, cơ cấu và hiệu suất
sử dụng của tài sản tạo nên sự phát
triển bền vững cho một DN (bảng 4).
Giai đoạn 2008 - 2016, tổng tài
sản bình quân của các DN trong
ngành phân phối và sản xuất điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hoà không khí trên địa bàn
TP.HCM đã tăng vọt từ
10.332.958.433 đồng (năm 2008)
lên 30.761.465.131 đồng (năm
2016), tăng gấp 2,98 lần. Nhưng đó
là một sự tăng trưởng không đồng
đều giữa các năm và có sự đột biến
ở năm 2012, khi mà tổng tài sản
bình quân của các DN đã tăng vọt
lên 104.834.006.656 đồng trong
năm 2012 từ mức 28.254.642.816
đồng trong năm 2011, tương đương
tăng gấp 3,71 lần.
Việc quản lý hiệu quả tài sản
không chỉ giúp DN tồn tại mà còn
ảnh hưởng đến sự phát triển của
DN. Việc đầu tư vào tài sản quá
nhiều sẽ dẫn đến sự dư thừa, gây
lãng phí về vốn cho DN và xã hội.
Ngược lại, nếu đầu tư quá ít vào tài
sản thì sẽ làm giảm khả năng sinh
lời của DN. Đối với các DN trong
ngành phân phối và sản xuất điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hoà không khí, qua số liệu thu
thập, giá trị tài sản ngắn hạn năm
2016 tăng gấp 3,4 lần so với năm
2008. Việc đầu tư vào tài sản ngắn
hạn chiếm chủ yếu, với tỷ lệ trên
60% qua các năm. Cơ cấu tài sản có
sự thay đổi đáng kể trong 3 năm từ
2010 - 2012, khi có sự đổi chiều đầu
tư vào tài sản cố định (bảng 5).
Trong tài sản ngắn hạn của các
DN, tỷ trọng các khoản phải thu và
hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng
cao. Điều này có thể ảnh hưởng
không tốt đến hiệu quả sử dụng tài
sản của DN vì cho thấy khả năng
thu hồi nợ và việc quản lý hàng tồn
kho của DN không tốt, có thể mang
lại nhiều rủi ro do không thu hồi
được các khoản nợ hoặc hàng hoá ứ
đọng chiếm dụng vốn, chi phí lưu
kho tăng và DN phải lập dự phòng
cho những rủi ro này.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho,
thể hiện khả năng quản trị hàng tồn
kho của DN (được xác định bằng
giá vốn hàng bán chia cho bình
quân hàng tồn kho) của các DN giai
đoạn 2008 - 2016 dao động từ 3 - 5
vòng/năm. Hệ số này có chiều
hướng giảm qua các năm, cho thấy
khả năng quản trị hàng tồn kho của
các DN không được tốt. Đặc biệt,
năm 2014, hệ số này tăng lên đột
ngột 59,28 cũng không phải là dấu
hiệu tốt. Hệ số này tăng cao là do
biến động về giá vốn hàng bán trong
năm nay tăng đột biến so với các
năm khác (bảng 6). 
Vòng quay khoản phải thu là
thước đo mối quan hệ trong các
khoản phải thu và mức thành công
của chính sách bán chịu của DN.
Trong giai đoạn 2008 - 2016, các
khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng
cao trong tài sản ngắn hạn của DN.
Nếu quản lý không tốt, DN sẽ phải
Bảng 3. Cơ cấu theo quy mô DN
Nguồn: BCTC của các DN
Bảng 4. Tổng tài sản bình quân của các DN
ĐVT: Đồng
Bảng 5.Tỷ lệ đầu tư vào tài sản của các DN
ĐVT: Đồng
Bảng 6. Vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu
và vòng quay tổng tài sản của các DN
Nghiên cứu trao đổi
68 Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 4/2020
chịu nhiều rủi ro do chậm hoặc mất khả năng thu hồi
các khoản phải thu, bị chiếm dụng vốn. Chỉ tiêu này
được tính bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho các
khoản phải thu trung bình. Vòng quay khoản phải thu
của DN trong ngành trung bình là 4,5 vòng trong 1 năm.
Hệ số này qua các năm càng giảm cho thấy số tiền của
DN bị chiếm dụng ngày càng nhiều, khả năng chuyển
đổi thành tiền mặt của DN giảm, làm giảm sự chủ động
của DN trong việc tài trợ nguồn vốn trong sản xuất. Từ
chỉ số vòng quay các khoản phải thu, hệ số ngày thu tiền
bình quân của DN trong ngành được tính là 80 ngày.
Vòng quay tổng tài sản cũng là một chỉ tiêu quan
trọng đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của DN. Chỉ
tiêu này được tính bằng cách lấy doanh thu thuần chia
cho tổng tài sản của DN, có nghĩa là một đồng vốn đầu
tư vào DN đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Sự khó
khăn của các DN thể hiện rõ trong 3 năm, từ 2010 -
2012, khi mà chỉ tiêu này đồng loạt giảm thấp, thậm chí
ở mức 0,08 trong năm 2012. Điều này cho thấy sự khó
khăn của nền kinh tế tác động mạnh mẽ đến hoạt động
kinh doanh của các DN trong ngành. Tuy nhiên, tình
hình kinh doanh của các DN từ năm 2013 trở đi đã trở
lại bình thường, các chỉ số cho thấy các DN đang phát
huy công suất của tài sản hiệu quả nhưng không cao.
4.2. Về hệ số cơ cấu nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu của các DN tăng liên tục, trong giai
đoạn 2008 – 2016, nhưng tốc độ tăng thì không đồng
đều. Dữ liệu đã được thống kê ở bảng 7.
Trong giai đoạn 2010 - 2012, nền kinh tế bất ổn đã
ảnh hưởng đến ngành phân phối và sản xuất điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tại
TP.HCM rất rõ. Các DN trong ngành bị sụt giảm về số
lượng nhưng những DN còn tồn tại lại thể hiện sức
mạnh của bản thân, tự lực cánh sinh để tồn tại và phát
triển. Các DN đều tăng vốn chủ sở hữu, tỷ trọng vốn
chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn rất cao, chiếm trên
70%, giảm phụ thuộc vào các khoản nợ. 
Tuy nhiên, từ năm 2013 đến năm 2016, vốn chủ sở
hữu của các DN có tăng, nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu
trên tổng nguồn vốn lại giảm, ở tỷ lệ 30%, và tỷ số nợ
trên vốn chủ sở hữu đều ở mức 2/1, cho thấy các DN phụ
thuộc vào nguồn vốn vay để kinh doanh. Khi DN đi vay
mượn nhiều hơn số vốn hiện có, DN có thể gặp rủi ro
trong việc trả nợ, đặc biệt là DN càng gặp nhiều khó khăn
hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.
4.3. Khả năng sinh lời
ROA bình quân của
các DN từ năm 2008 –
2016 (bảng 8) biến
động rất lớn, tăng
trưởng ở các năm 2008
và 2009 và có dấu hiệu
suy giảm trong giai
đoạn từ năm 2010 - 2012. Đặc biệt trong năm 2014, do
lợi nhuận sau thuế âm nên tỷ suất này là -3.060%, nghĩa
là cứ 1 đồng tài sản bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh
doanh sẽ làm giảm đi 30,603 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2015 và 2016, biên lợi nhuận của các DN có xu
hướng tăng nhưng vẫn rất thấp, chỉ trên 2,0%. Tương
tự như biên lợi nhuận, kết quả phân tích ROA cũng cho
thấy suất sinh lời trên tổng tài sản rất thấp. Vì vậy, hầu
hết các DN trong ngành hoạt động kém hiệu quả với
khả năng sinh lời rất thấp. 
4.4. Rủi ro tài chính 
Hệ số thanh khoản (Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ
ngắn hạn) (bảng 9, trang 69) tính trung bình cho các
DN trong lĩnh vực này không thay đổi nhiều, từ 2008 -
2016, ở mức 1,2 – 1,3. Hệ số này nhỏ hơn 2 cho thấy
rủi ro thanh khoản của ngành cao. 
Hệ số thanh khoản của ngành cao vì tỷ lệ nợ ngắn
hạn gia tăng và chiếm tỷ trọng rất lớn, hơn 80% tổng
nợ vay từ năm 2013 - 2016 (bảng 10, trang 69). Do đó,
hầu hết các DN trong lĩnh vực này có rủi ro thanh khoản
rất cao. Khả năng sinh lời của các DN rất thấp, trong
khi tỷ lệ nợ ngắn hạn cao, cho thấy rủi ro các DN có
thể mất khả năng thanh toán để chi trả lãi vay và các
khoản nợ ngắn hạn là rất cao. Bên cạnh đó, vòng quay
khoản phải thu (bảng 6) giảm qua các năm, cho thấy
các DN chậm thu hồi vốn. Do đó, rủi ro thanh khoản
đối với các DN trong ngành là cao. 
Xem xét về rủi ro tài chính (bảng 7), các DN chịu
rủi ro tài chính cao khi tỷ lệ nợ trên tổng vốn chủ sở
Nguồn: BCTC của các DN
Bảng 7. Vốn chủ sở hữu bình quân của các DN
Bảng 8. Khả năng sinh lời
Nghiên cứu trao đổi
69Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 4/2020
hữu rất cao. Vốn chủ sở hữu trung
bình các DN trong ngành nhỏ chỉ
khoảng 10- 30 tỷ đồng, trong khi
các khoản vay rất nhiều chiếm gấp
đôi vốn chủ sở hữu trong các năm,
từ 2013 - 2016. Khoản vay nhiều
dẫn đến tăng chi phí lãi vay xói mòn
khả năng sinh lời của các DN (giảm
lợi nhuận sau thuế). Các DN chịu áp
lực cao trong việc tạo lợi nhuận để
thanh toán các khoản vay, vì vậy, rủi
ro không thể trả được nợ của các
DN rất cao. 
Sau khi phân tích các chỉ tiêu về
quy mô, cơ cấu nguồn vốn, khả
năng sinh lời, và rủi ro tài chính,
hầu hết các DN trong ngành có quy
mô vốn nhỏ nên gặp khó khăn về
khả năng cạnh tranh và thiếu vốn để
hoạt động kinh doanh. Các DN
trang trải khoản vốn thiếu bằng nợ
vay; trong đó, chủ yếu là nợ vay
ngắn hạn dẫn đến rủi ro thanh khoản
và rủi ro tài chính cao. Do đó, đa số
các DN trong ngành hoạt động kém
hiệu quả khi suất sinh lời rất thấp,
qua các năm 2008 - 2016. 
5. Gợi ý chính sách
Qua việc phân tích các hệ số tài
chính ở trên, cho thấy từ năm 2008
- 2016, các DN trong ngành phân
phối và sản xuất điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không
khí tại TP.HCM đã vượt qua những
khó khăn thách thức để phát triển.
Tuy chưa sử dụng hiệu quả nguồn
vốn chủ sở hữu và tài sản của đơn
vị, nhưng hiệu quả về tài chính của
các DN đang có xu hướng tăng
dần, chứng tỏ tình hình hoạt động
kinh doanh của ngành đang đi vào
ổn định và phát triển theo chiều
hướng tốt.
Để hiệu quả kinh doanh tốt lên,
các DN trong ngành cần có những
biện pháp khắc phục những tồn tại,
điểm yếu của mình và bứt phá trong
thời gian tới. Trong đó, cần thực
hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, tăng doanh thu là một
trong những biện pháp cơ bản để
nâng cao hiệu quả kinh doanh của
DN. Muốn tăng doanh thu thì DN
phải tìm mọi biện pháp để tiêu thụ
nhiều hàng hoá, hoặc là sản xuất ra
các loại hàng hoá tốt hơn trước đây
để có thể bán được nhiều hàng,
hoặc là bán hàng hóa cao hơn giá
trước đây.
Tiếp đến, để tiêu thụ được nhiều
hàng hoá cũng đòi hỏi DN hoặc là
phải sản xuất ra nhiều sản phẩm có
chất lượng tốt hơn trước đây, hoặc
phải marketing thật tốt để nhiều
khách hàng biết đến, chấp nhận sản
phẩm của DN, hoặc là sản xuất ra
các sản phẩm có mẫu mã đẹp, đa
dạng hấp dẫn người tiêu dùng,
hoặc là mở rộng thị trường mục
tiêu của DN.
Thứ hai, giảm chi phí giúp DN
có thể bán được hàng hoá với giá
thấp hơn trước hoặc thu được nhiều
lợi nhuận hơn trước đây. Việc giảm
chi phí sẽ dẫn đến lợi nhuận tăng và
điều đó có nghã là hiệu quả kinh
doanh cũng tăng theo.
Thứ ba, tìm mọi cách để cho tốc
độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ
tăng chi phí. Kinh doanh trong điều
kiện sản xuất lớn khó có thể làm
giảm được tổng chi phí vì sản lượng
tăng quá nhanh. Trong trường hợp
này, DN phải tìm mọi biện pháp để
tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc
độ tăng chi phí làm cho mối tương
quan giữa doanh thu và chi phí theo
chiều hướng có lợi. Điều đó cũng có
nghĩa là DN phải sử dụng các chi
phí sản xuất một cách tiết kiệm, hợp
lý và tránh lãng phí. 
Thứ tư, tăng nguồn vốn, đặc
biệt là vốn chủ sở hữu vì quy mô
nhỏ và siêu nhỏ như các DN trong
ngành hiện nay làm giảm năng lực
cạnh tranh và khả năng hoạt động
kinh doanh của DN, tuy nhiên
không thể dựa dẫm vào nguồn vốn
do vay nợ để tránh mang lại những
rủi ro về tài chính. 
Tài liệu tham khảo
1. BCTC của các DN ngành phân phối và
sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hoà không khí tại TP.HCM, từ năm
2008 - 2016.
2. Barney, J. (1991). Firm resources and
sustained competitive advantage. Journal of
management, 17(1).
3. Dương Thu Minh, 2017. Nghiên cứu lý
luận về hiệu quả kinh doanh của DN.Tạp chí
Tài chính, 
kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nghien-
cuu-ly-luan-ve-hieu-qua-kinh-doanh-cua-doa
nh-nghiep-130643.html
4. Kohli, A.K. & Jaworski, B.J. (1990).
Market orientation: The construct, research
propositions and managerial implications.
Journal of Marketing, 54(2), 1 - 18.
5. Lippman, S.A & Rumelt, R.P. (1982).
Uncertain imitability: An analysis of interfirm
differences in efficiency under competition.
The Bell Journal of Economics, 13 (2), 418 -
438.
6. Porter, M. (1980), Competitive Strat-
egy Techniques for Analyzing Industries and
Competitors, New York, The Free Press.
7. Vương Thị Hương Giang & Nguyễn
Thị Mai Hương, 2017. Chỉ số đánh giá hoạt
động tài chính của DN và thực tế áp dụng.
Tạp chí Tài chính 
ch inh-k inh-doanh / ta i - ch inh-doanh-
nghiep/chi-so-danh-gia-hoat-dong-tai-chinh-
cua-doanh-nghiep-va-thuc-te-ap-dung-
116722.html
Bảng 9.Hệ số thanh khoản
Bảng 10. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ
Nguồn: BCTC của các DN

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_nganh_phan_phoi.pdf