Nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công

Tài sản công là nguồn lực quan trọng của đất nước. Nguồn lực tài chính từ tài sản công được hiểu là tổng

hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức nhất định theo quy định

của pháp luật nhằm tạo nguồn tài chính để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác có hiệu quả

nguồn lực này là một trong những định hướng lớn. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã tạo cơ sở pháp lý

vững chắc cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng cường công khai, minh bạch trong khai thác nguồn

lực tài chính từ tài sản công

pdf 4 trang phuongnguyen 200
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
63
Xuân Kỷ Hợi
Quản lý, sử dụng TSC vào cuộc sống đã có nhiều tín 
hiệu khả quan như: 
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy định 
chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng TSC: Trong 
năm 2018, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 
7 nghị định, ban hành theo thẩm quyền 7 thông tư 
để hướng dẫn quy định chi tiết thi hành Luật Quản 
lý, sử dụng TSC. Như vậy, cho đến thời điểm hiện 
nay, 24 văn bản (gồm 13 Nghị định của Chính phủ, 
03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 8 Thông 
tư của Bộ Tài chính) để quy định chi tiết, hướng dẫn 
thi hành Luật Quản lý, sử dụng TSC đã được ban 
hành. Các văn bản này đã cụ thể hóa các nguyên tắc, 
hình thức, công cụ khai thác nguồn lực tài chính từ 
TSC khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản kết cấu 
hạ tầng giao thông, thủy lợi, tài sản được hình thành 
thông qua việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và 
công nghệ sử dụng vốn nhà nước, tài sản được xác 
lập quyền sở hữu toàn dân
Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng 
Chính phủ về việc rà soát, nghiên cứu để hoàn thiện 
hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng 
dẫn về quản lý tài chính đối với đất đai, Bộ Tài chính 
đã trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định 
về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt 
nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN), cải thiện môi 
trường kinh doanh; đồng thời, thu hút đầu tư, tăng 
cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài 
chính đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao; 
mở rộng phạm vi áp dụng phương pháp hệ số điều 
chỉnh giá đất và đối tượng áp dụng để xác định nghĩa 
vụ tài chính về tiền thuê đất cho DN đã cải cách thủ 
tục hành chính, rút ngắn thời gian xác định, thông báo 
nộp tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước (NSNN) và 
tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất.
Tín hiệu khả quan trong quản lý, khai thác 
nguồn lực tài chính từ tài sản công
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản 
lý, sử dụng tài sản công (TSC) trong thời gian qua đã 
được xây dựng cơ bản đầy đủ để quản lý đối với 
tất cả các loại TSC. Chế độ quản lý, sử dụng TSC đã 
từng bước gắn chặt việc bảo vệ với khai thác nguồn 
lực TSC. Luật Quản lý, sử dụng TSC có hiệu lực thi 
hành từ ngày 1/1/2018. Sau một năm triển khai Luật 
NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ KHAI THÁC 
NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ TÀI SẢN CÔNG
ThS. NGUYỄN TÂN THỊNH - Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), TS. PHAN HỮU NGHỊ - Đại học Kinh tế quốc dân *
Tài sản công là nguồn lực quan trọng của đất nước. Nguồn lực tài chính từ tài sản công được hiểu là tổng 
hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức nhất định theo quy định 
của pháp luật nhằm tạo nguồn tài chính để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác có hiệu quả 
nguồn lực này là một trong những định hướng lớn. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã tạo cơ sở pháp lý 
vững chắc cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng cường công khai, minh bạch trong khai thác nguồn 
lực tài chính từ tài sản công. 
Từ khóa: Tài sản công, tài chính, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
IMPROVING EFFECTIVENESS OF FINANCIAL RESOURCES 
MOBILIZED FROM PUBLIC ASSETS
Nguyen Tan Thinh M.A - Department of Public Assets 
Management (Ministry of Finance), Phan Huu Nghi Ph.D - 
National Economics University
Public asset is the most important resource of 
the economy. Financial resources mobilized from 
public assets are understood as the total capacity 
exploited from public assets by means of a specific 
way according to laws in order to create financial 
resources for socio-economic development. 
Effective exploitation of this resource is an 
important content. The Law on Management 
and Use of Public Assets creates a concrete legal 
framework for improving validity, effectiveness, 
publicity and transparency in mobilizing 
financial resources from public assets.
Keywords: Public assets, finance, Law on Management 
and Use of Public Assets
Ngày nhận bài: 7/12/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 1/1/2019
Ngày duyệt đăng: 7/1/2019
*Email: tankiet547@gmail.com
64
TÀI CHÍNH - Tháng 01/2019
Tính đến hết tháng 11/2018, các bộ, ngành, địa phương 
trong cả nước thực hiện báo cáo kê khai và đề xuất 
phương án xử lý nhà đất đối với 166.699 cơ sở nhà đất, 
với tổng diện tích khoảng 3.217,6 triệu m2 đất và 146,4 
triệu m2 nhà. Các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt 
phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 132.844 cơ sở với 
tổng diện tích là 2.282 triệu m2 đất; 124,4 triệu m2 nhà. 
Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC, 
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2017/
NĐ-CP ngày 31/12/2017 về sắp xếp lại, xử lý TSC, 
theo đó, mở rộng đối tượng là công ty cổ phần do 
Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên thuộc 
phạm vi phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. 
Đối với những cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt 
phương án theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của 
Thủ tướng Chính phủ, nếu phù hợp với quy định, 
thì tiếp tục thực hiện theo phương án đã được phê 
duyệt. Đối với các trường hợp đã được phê duyệt 
phương án bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử 
dụng đất nhưng quá 24 tháng chưa thực hiện thì phải 
rà soát lại để xử lý đúng quy định. Việc bán, chuyển 
nhượng phải thực hiện thông qua hình thức đấu giá 
công khai, trừ một số trường hợp được Thủ tướng 
Chính phủ xem xét, quyết định. 
Thứ tư, tăng cường công tác quản lý tài chính đất 
đai: Triển khai Luật Đất đai năm 2013, Bộ Tài chính 
đã trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về 
thu tiền sử dụng đất; quy định về thu tiền thuê đất, 
thuê mặt nước; trong khu kinh tế, khu công nghệ cao. 
Ngoài ra, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ Nghị 
định sửa đổi, bổ sung Điều 16 Nghị định số 45/2014/
NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về ghi nợ tiền 
sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân có khó khăn 
về tài chính nhừm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng 
mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. 
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng 
Chính phủ tại Chỉ thị số 31/CT-TTg, Bộ Tài chính đã 
đẩy mạnh việc rà soát, xử lý nợ đọng tiền sử dụng 
đất, tiền thuê đất. Theo đó, số tiền sử dụng đất, tiền 
thuê đất năm 2018 đạt cao nhất từ trước đến nay.
Thứ năm, xác lập chủ thể quản lý, đánh giá hệ 
thống tài sản kết cấu hạ tầng: Bộ Tài chính đã trình 
Chính phủ ban hành 5 Nghị định quy định việc quản 
Các văn bản được ban hành 
tạo hành lang pháp lý tương 
đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu 
quản lý, phù hợp với thực tiễn, 
công khai, minh bạch và cải 
cách tối đa thủ tục hành chính, 
góp phần tăng thu ngân sách 
từ TSC, tháo gỡ nhiều khó 
khăn, vướng mắc cho DN và người dân.
Thứ hai, quyết liệt triển khai thi hành Luật Quản 
lý, sử dụng TSC và các văn bản quy định chi tiết thi 
hành: Bộ Tài chính đã tổ chức đăng tải Luật, các văn 
bản quy định chi tiết thi hành và thông tin cơ bản trên 
Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính, Trang thông tin 
điện tử về tài sản nhà nước và các phương tiện thông 
tin đại chúng khác; phổ biến các nội dung chủ yếu 
của Luật Quản lý, sử dụng TSC và các văn bản quy 
định chi tiết cho các bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài 
chính các địa phương; phối hợp tổ chức tập huấn cho 
các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý 
của bộ, ngành, địa phương. 
Ngay từ đầu năm 2018, Bộ Tài chính cũng đã có 
văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm 
chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng 
tâm trong công tác quản lý TSC theo quy định mới; 
hướng dẫn thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính 
phủ về việc tạm dừng xem xét, quyết định giao, điều 
chuyển, bán xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị... 
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã thành lập các đoàn công 
tác để nắm tình hình thực tế tại một số địa phương 
trong cả nước. Các bộ, cơ quan trung ương, UBND 
các tỉnh, thành phố cũng đều ban hành kế hoạch, chỉ 
thị và văn bản chỉ đạo để triển khai. Các bộ, ngành 
và địa phương triển khai nghiêm túc việc ban hành 
quy định về phân cấp quản lý, sử dụng TSC thuộc 
phạm vi quản lý. Đến nay, 62 địa phương đã ban 
hành Nghị quyết của HĐND tỉnh phân cấp về quản 
lý, sử dụng TSC, 30 bộ, cơ quan trung ương đã ban 
hành Quyết định về phân cấp quản lý, sử dụng TSC. 
Đây là cơ sở để xác định thẩm quyền trong việc khai 
thác nguồn lực tài chính từ TSC. 
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý trụ sở làm 
việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp gắn với việc triển khai 
sắp xếp nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước: Thực hiện 
nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ 
tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản 
lý các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp, Bộ Tài chính 
đã phối hợp với các bộ, ngành được đầu tư xây dựng 
trụ sở mới thực hiện rà soát, đề xuất phương án xử lý 
đối với trụ sở cũ. Thực hiện thu hồi trụ sở làm việc cũ 
của một số bộ, ngành để xử lý, bố trí theo quy định. 
BẢNG 1: THỐNG KÊ SỐ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TIỀN THUÊ ĐẤT GIAI ĐOẠN 2015-2018
Nội dung thu
Ước số thu 
thực hiện năm 
2018 (tỷ đồng)
So với dự 
toán năm 
2018 (%)
So với thực 
hiện năm 
2015 (%)
So với thực 
hiện năm 
2016 (%)
So với thực 
hiện năm 
2017 (%)
1. Tiền sử dụng đất 146.616 170,68 215,39 147,18 119,04
2. Tiền thuê đất 32.098 150,74 234,46 137,45 120,36
Nguồn: Cục Quản lý Công sản, Tổng cục Thuế, Cổng TTĐT Bộ Tài chính
65
Xuân Kỷ Hợi
của quốc gia là cơ sở để xây dựng kế hoạch, đánh giá 
việc quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ TSC.
Thứ bảy, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản 
lý, sử dụng TSC: Bộ Tài chính đã xây dựng, trình Chính 
phủ để ban hành Nghị định quy định việc xử phạt vi 
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng TSC 
theo hướng quy định rõ các hành vi vi phạm, bổ sung 
các hành vi vi phạm cho phù hợp với các điều cấm 
được quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC và tình 
hình thực tế; nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn 
đe. Đồng thời, các cơ quan có chức năng đã tích cực 
triển khai công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều 
tra, truy tố, xét xử. Một số vụ việc nổi cộm trong quản 
lý, sử dụng TSC được kết luận, xử lý nghiêm minh đã 
có tác động tích cực đối với công tác quản lý, khai thác 
nguồn lực tài chính từ TSC.
Nâng cao hiệu quả khai thác 
nguồn lực tài chính từ tài sản công
TSC tại đơn vị sự nghiệp công lập có tỷ trọng lớn 
trong khu vực hành chính sự nghiệp (chiếm 64,53% 
về số lượng và 69,06% về giá trị). Đây là nguồn lực tài 
chính hết sức quan trọng cần được bảo vệ, khai thác 
hiệu quả nhằm nâng cao mức độ tự chủ của đơn vị, 
góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, 
tái cơ cấu NSNN. 
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, cải cách 
hành chính, đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự 
nghiệp công lập, chế độ và công tác tổ chức thực hiện 
quản lý, sử dụng, khai thác TSC tại đơn vị sự nghiệp 
công lập đã đạt được những kết quả bước đầu quan 
trọng. Tuy nhiên, vấn đề khai thác nguồn lực từ TSC 
chưa tương xứng với tiềm năng; Việc đầu tư, trang bị 
cơ sở vật chất phục vụ hoạt động sự nghiệp công của 
các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn chủ yếu do Nhà 
nước bảo đảm, do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý, 
sử dụng TSC, thời gian tới cần tập trung 
vào một số giải pháp trọng tâm sau: 
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp 
luật liên quan đến quản lý, khai thác nguồn 
lực tài chính từ TSC: Bộ Tài chính tiếp tục 
phối hợp với Văn phòng Chính phủ trình 
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành các 
Nghị định quy định về: Tiêu chuẩn, định 
mức sử dụng xe ô tô và sắp xếp lại, xử lý 
xe ô tô; sử dụng TSC để thanh toán cho nhà 
đầu tư thực hiện dự án xây dựng - chuyển 
giao (BT); quản lý, sử dụng và khai thác tài 
sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; 
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 
quản lý, sử dụng TSC; đánh giá tình hình 
lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thuộc 
lĩnh vực: Hạ tầng thủy lợi, đường sắt, hàng hải, hàng 
không, đường thủy nội địa. 
Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, địa 
phương tổ chức triển khai việc quản lý, sử dụng và 
khai thác tài sản hạ tầng; thực hiện kiểm kê, phân loại 
để xác định đối tượng kế toán tài sản hạ tầng đường 
bộ, áp giá và hạch toán tài sản theo quy định trên phạm 
vi cả nước; thực hiện rà soát, thống kê, đánh giá chất 
lượng công trình hạ tầng đường bộ và công trình cấp 
nước sạch nông thôn tập trung, xác định giá trị công 
trình, thiết lập hồ sơ quản lý và quyết định giao công 
trình cho từng đơn vị quản lý, vận hành và khai thác.... 
Đây là cơ sở để triển khai các phương thức khai thác 
nguồn lực tài chính mới được quy định tại Luật Quản 
lý, sử dụng TSC như: chuyển nhượng quyền thu phí, 
cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn 
quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng.
Thứ sáu, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Cơ sở dữ 
liệu quốc gia về TSC: Hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc 
gia về TSC đã cập nhật thông tin về TSC đối với 6 loại 
tài sản: (Đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự 
nghiệp; Nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động 
sự nghiệp; Xe ô tô các loại; Tài sản khác có nguyên giá 
từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản; Công trình 
cấp nước sạch nông thôn tập trung; Tài sản kết cấu 
hạ tầng giao thông đường bộ). 
Cơ sở dữ liệu quốc gia đã hỗ trợ đắc lực cho công 
tác quản lý, sử dụng tài sản thời gian vừa qua; đặc 
biệt là công tác lập kế hoạch, dự toán đầu tư xây 
dựng, mua sắm, sửa chữa, ra quyết định và tổ chức 
thực hiện xử lý, khai thác TSC. Thông qua Cơ sở dữ 
liệu, các cơ quan chức năng của Nhà nước, đơn vị 
trực tiếp sử dụng tài sản đã nắm được tổng thể và chi 
tiết về chủng loại, số lượng, hiện trạng sử dụng TSC. 
Việc từng bước tổng hợp được một cách đầy đủ TSC 
BẢNG 2: GIÁ TRỊ TÀI SẢN ĐANG THEO DÕI TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU 
ĐẾN 31/12/2018
Loại tài sản Nguyên giá (tỷ đồng) Giá trị còn lại (tỷ đồng)
1. Đất khuôn viên 774.568 774.568
2. Nhà 307.667 156.816
3. Xe ô tô 25.512 7.777
4. Tài sản khác có nguyên giá 
từ 500 triệu đồng trở lên
107.031 34.361
5. Công trình cấp nước sạch 
nông thôn tập trung 
20.649 7.776
6. Tài sản hạ tầng đường bộ 3.428.006 2.929.596
Tổng cộng 4.663.433 3.910.894
Nguồn: Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
66
TÀI CHÍNH - Tháng 01/2019
giám sát toàn bộ quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản 
bảo đảm công khai, đúng pháp luật. 
Năm là, các bộ, ngành, UBND các địa phương 
(cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án 
BT) và nhà đầu tư các dự án BT chịu trách nhiệm 
rà soát lại các Hợp đồng BT đã ký kết và đang thực 
hiện, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với 
các sai phạm (nếu có); đảm bảo công khai, minh 
bạch, đúng quy định của pháp luật; không làm thất 
thoát TSC. Trường hợp phát hiện có vi phạm nhưng 
chưa gây thất thoát tài sản nhà nước thì phải điều 
chỉnh lại Hợp đồng BT; nếu phát hiện vi phạm (vi 
phạm pháp luật về NSNN, xây dựng, quản lý đất 
đai, đấu thầu, đầu tư công, quản lý TSC và pháp 
luật liên quan khác...) thì phải điều chỉnh hoặc hủy 
Hợp đồng BT, kịp thời thu hồi tài sản nhà nước bị 
thất thoát, đồng thời xử lý nghiêm các tập thể, cá 
nhân sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Sáu là, tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác 
quản lý TSC và nâng cấp Cơ sở dữ liệu quốc gia về 
TSC để quản lý tất cả các TSC được quy định tại 
Luật; xây dựng Hệ thống giao dịch điện tử về TSC 
để thực hiện các giao dịch về tài sản như: bán, chuyển 
nhượng, cho thuê tài sản... đảm bảo công khai, minh 
bạch trong công tác quản lý, xử lý TSC.
Bảy là, kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan quản 
lý TSC, bảo đảm năng lực để thực hiện các nhiệm vụ 
quy định tại Luật Quản lý, sử dụng TSC, các văn bản 
quy định chi tiết thi hành Luật. Tiếp tục thực hiện 
đào tạo, nâng cao chất lượng cho cán bộ làm công tác 
quản lý TSC tại các bộ, cơ quan trung ương và các địa 
phương theo hướng chuyên nghiệp và áp dụng công 
nghệ thông tin trong công tác quản lý.
Tám là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, 
kiểm toán việc quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan, 
tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; xử lý kịp thời 
nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan 
đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản 
lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC. 
Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phải thực hiện từ 
khâu lập dự toán, đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, 
sử dụng, xử lý tài sản để phòng ngừa sai phạm; tăng 
cường hơn nữa công tác giám sát của cộng đồng. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành; 
2. Báo cáo kết quả công tác năm 2018, kế hoạch công tác năm 2019 của Cục 
Quản lý công sản; 
3. Báo cáo chuyên đề về công tác quản lý, sử dụng tài sản công;
4. Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 28/12/2018 của Chính phủ;
5. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công...
thực hiện Nghị định số 167/2017/NĐ-CP để báo cáo 
Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đặc biệt là 
xử lý nhà, đất của các DN cổ phần hóa.
Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chỉ đạo rà 
soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp 
luật có liên quan đến quản lý, sử dụng TSC, đặc biệt là 
pháp luật về đất đai, định giá, đấu giá, xác định giá trị 
DN khi cổ phần hóa; chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị 
xác định giá trị quyền sử dụng đất để hạch toán vào 
giá trị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 
Các Bộ: Giao thông Vận tải, Y tế, Lao động, 
Thương binh và Xã hội cần ban hành các văn bản 
quy định việc xác định tiêu chuẩn, định mức sử dụng 
TSC chuyên dùng để làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa 
phương ban hành cụ thể.
Hai là, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban 
hành quy định về phân cấp quản lý, sử dụng TSC 
thuộc phạm vi quản lý; ban hành tiêu chuẩn, định 
mức sử dụng TSC chuyên dùng; rà soát để xử lý các 
trường hợp chuyển tiếp việc xử lý TSC; sử dụng TSC 
vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên 
kết; khai thác tài sản kết cấu hạ tầng theo hợp đồng 
và các nội dung khác trong quản lý, sử dụng TSC 
bảo đảm các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, 
sử dụng TSC kể từ ngày Luật có hiệu lực thi hành và 
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Ba là, tổ chức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, xe ô tô, 
máy móc, thiết bị và các tài sản khác bảo đảm sử 
dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế 
độ và đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế khoán, thuê 
tài sản phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, 
đơn vị. Tài sản dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng 
phải được xử lý kịp thời để thu nộp NSNN, đảm bảo 
đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để thất 
thoát TSC. Đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/
CT-TTg ngày 25/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về 
việc tăng cường quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt 
động sự nghiệp; kiên quyết thu hồi diện tích nhà, 
đất sử dụng cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết 
không đúng quy định và trụ sở cũ của các cơ quan, 
tổ chức, đơn vị đã được đầu tư xây dựng trụ sở mới. 
Bốn là, tập trung quản lý, khai thác nguồn lực tài 
chính từ đất đai, tài nguyên: Đẩy mạnh thực hiện đấu 
giá trong giao đất, cho thuê đất, cấp quyền khai thác 
tài nguyên, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại 
cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN nhà nước, xử lý tài sản 
tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản dự án, tài sản 
xác lập sở hữu nhà nước và các tài sản khác có quyết 
định bán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ 
quan, tổ chức, đơn vị có tài sản bán đấu giá hoặc đơn 
vị được giao nhiệm vụ bán tài sản chịu trách nhiệm 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_luc_hieu_qua_khai_thac_nguon_luc_tai_chinh_tu.pdf