Nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng tài chính công và vai trò của kiểm toán nhà nước

Quản lý tài chính công hiệu quả, công khai và minh bạch là nền tảng cho sự phát triển bền vững và tăng trưởng nền kinh tế. Một trong những công cụ kiểm tra và giám sát tài chính công quan trọng có hiệu lực và hiệu quả là các tổ chức kiểm toán nói chung và Kiểm toán nhà nước (KTNN) nói riêng. Do đó, bài viết sẽ tập trung vào những nội dung chính sau đây: (i) Khái

luận về tài chính công; (ii) Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong quản lý, sử dụng tài chính công;

(iii) Vai trò của KTNN trong quản lý, sử dụng tài chính công; (iv) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng

cường hiệu quả của KTNN trong việc kiểm tra trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

pdf 8 trang phuongnguyen 5180
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng tài chính công và vai trò của kiểm toán nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng tài chính công và vai trò của kiểm toán nhà nước

Nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng tài chính công và vai trò của kiểm toán nhà nước
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 131 - tháng 9/2018
nAâng cAO chAát löôïng quAûn lYù,
Söû duïng tAøI chính cOâng vAø vAI trOø
cuûA KIeåm tOAùn nhAø nöôùc
PGS.TS. NGUYỄN ĐìNH HòA*
*Q.Giám đốc - Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước
Quản lý tài chính công hiệu quả, công khai và minh bạch là nền tảng cho sự phát triển bền vững và tăng trưởng nền kinh tế. Một trong những công cụ kiểm tra và giám sát tài chính công quan trọng có hiệu lực và hiệu quả là các tổ chức kiểm toán nói chung và Kiểm toán nhà nước (KTNN) nói riêng. Do đó, bài viết sẽ tập trung vào những nội dung chính sau đây: (i) Khái 
luận về tài chính công; (ii) Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong quản lý, sử dụng tài chính công; 
(iii) Vai trò của KTNN trong quản lý, sử dụng tài chính công; (iv) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng 
cường hiệu quả của KTNN trong việc kiểm tra trách nhiệm giải trình của Chính phủ.
Từ khóa: Trách nhiệm giải trình; quản lý và sử dụng tài chính công bền vững; vai trò của kTNN 
trong quản lý tài chính công.
Improving the quality of management and use of public finance and the role of the State Audit Office 
of Vietnam
Effective public finance management and transparency are the foundation for sustainable development 
and economic growth. One of the most vital and effective tools for monitoring and supervising public finance 
is the audit institutions in general and the State Audit Office of Vietnam-SAV in particular. Therefore the 
article focuses on the following main contents: (i) Public finance review; (ii) Government accountability in 
public finance management and use; (iii) The role of SAV in the management and use of public finance; (iv) 
Measures proposed to enhance the effectiveness of SAV in examining the accountability of the Government.
keywords: Accountability; sustainable manage and use public finances; role of SAV in public finance 
management.
1. khái luận về tài chính công
Tài chính công là một phạm trù gắn với các hoạt 
động thu và chi bằng tiền của Nhà nước, phản ánh 
hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị 
trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ 
của Nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện những 
chức năng vốn có của Nhà nước đối với xã hội.
Hiện nay, theo luật pháp Việt Nam, hệ thống tài 
chính công tại Việt Nam bao gồm các bộ phận sau:
- Ngân sách Nhà nước( NSNN);
- Dự trữ quốc gia;
- Các quỹ tài chính công ngoài NSNN;
- Tài chính và các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ 
trang;
- Tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị 
cung cấp dịch vụ, hàng hóa công;
- Tài chính của tổ chức chính trị, tổ chức chính 
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN28 Số 131 - tháng 9/2018
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử 
dụng kinh phí, ngân quỹ nhà nước;
- Phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;
- Các khoản nợ công.
Quản lý tài chính công là một nội dung quan 
trọng của quản lý tài chính quốc gia và là một mặt 
của quản lý xã hội. Chủ thể quản lý tài chính công 
là Chính phủ hoặc các cơ quan được Nhà nước 
giao quyền và nhiệm vụ thực hiện các hoạt động 
tạo lập và sử dụng các quỹ công. Chủ thể quản lý 
trực tiếp quản lý và sử dụng tài chính công là bộ 
máy tài chính trong hệ thống cơ quan nhà nước.
Đối tượng của quản lý tài chính công là các 
hoạt động của tài chính công. Nói cụ thể, đó là các 
hoạt động thu chi bằng tiền của tài chính công; 
hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ công diễn ra 
trong các bộ phận cấu thành của tài chính công. 
Đó cũng chính là nội dung chủ yếu của quản lý tài 
chính công. 
Ở mức độ khái quát, có thể nói rằng, một Nhà 
nước được xác định là Nhà nước pháp quyền khi 
Nhà nước đó được tổ chức và vận hành theo một 
số nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc phân công 
và kiểm soát quyền lực; hiệu lực pháp lý cao nhất 
là Hiến pháp; tính thống nhất của hệ thống pháp 
luật; cơ quan hành pháp và tư pháp phải tuân thủ, 
chấp hành pháp luật; an toàn pháp luật và bảo vệ sự 
tin cậy vào pháp luật; có cơ chế bảo vệ Hiến pháp 
và pháp luật; bảo đảm giải quyết tranh chấp chủ 
yếu bằng con đường tòa án; nghĩa vụ giải trình về 
quyết định của Nhà nước; trách nhiệm lắng nghe ý 
kiến... Do đó trách nhiệm giải trình của Chính phủ 
trong lĩnh vực tài chính công là đòi hỏi khách quan 
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tiến 
trình dân chủ hóa ở nước ta và là giá trị phổ quát 
của thế giới ngày nay.
2. Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong 
lĩnh vực tài chính công 
Trách nhiệm giải trình (accountability) (TNGT) 
là khái niệm thuộc phạm trù đạo đức và quản trị; là 
thuật ngữ chính trị - pháp lý với rất nhiều ý nghĩa. 
Nó có nghĩa gần với những khái niệm như trách 
nhiệm thực hiện (responsibility), trách nhiệm trả 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 29Số 131 - tháng 9/2018
lời, biện minh (answerability), đáng bị khiển trách 
(blameworthyness), trách nhiệm pháp lý (liability) 
v.v.. TNGT ngày càng được quan tâm thực hiện 
như một “trụ cột” của nền quản lý công tốt.
Theo quy định của Nghị định 90, giải trình là 
việc cơ quan nhà nước cung cấp, giải thích, làm rõ 
các thông tin về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn 
được giao và trách nhiệm của mình trong việc thực 
hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó.
Nghị định này quy định về điều kiện tiếp nhận 
yêu cầu giải trình; quyền, nghĩa vụ của người yêu 
cầu giải trình và người giải trình; trình tự, thủ tục 
của việc giải trình và trách nhiệm của cơ quan, tổ 
chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các 
quy định về trách nhiệm giải trình.
Nguyên tắc thực hiện và áp dụng pháp luật 
về trách nhiệm giải trình là bảo đảm công khai, 
minh bạch, đầy đủ, kịp thời và đúng thẩm quyền; 
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ 
chức, cá nhân.
Do đó việc quản lý và sử dụng tài chính công 
phải được tuân theo luật pháp và tôn trọng các quy 
luật của nền kinh tế thị trường đảm bảo công khai, 
minh bạch và có hiệu quả. Lịch sử kinh tế thế giới 
cho thấy rằng, khi nào các Chính phủ của các quốc 
gia trên thế giới quản lý và sử dụng tài chính công 
công khai, minh bạch và có hiệu quả thì các cân đối 
vĩ mô của nền kinh tế quốc dân sẽ được đảm bảo, 
nền kinh tế vận hành trôi chảy và phát triển bền 
vững, an sinh xã hội sẽ được bảo đảm. Xuất phát 
từ lợi ích quốc gia và của người dân đóng thuế, tài 
chính công mặc nhiên phải được kiểm tra, giám 
sát trong việc tạo lập, sử dụng các nguồn tài chính 
nhà nước, các tài sản quốc gia. Chính phủ có trách 
nhiệm giải trình trước Quốc hội và người dân về 
quá trình tạo lập, phân bổ, sử dụng và quản lý tài 
chính công của quốc gia một cách công khai, minh 
bạch thường xuyên và kịp thời.
Công khai, minh bạch là một nội dung quan 
trọng mang tính đặc trưng của Nhà nước pháp 
quyền XHCN. Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị phải 
công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc 
bí mật Nhà nước và những nội dung khác theo quy 
định của pháp luật thuộc bí mật Nhà nước.
Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đồng nghĩa 
với việc thực hiện công khai, minh bạch của cơ 
quan, tổ chức, đơn vị. Quyền tiếp cận thông tin và 
bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của cá nhân, tổ 
chức là một biện pháp rất quan trọng trong công 
tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Để quản lý và sử dụng tài chính công một cách 
có hiệu quả, một yếu tố có vai trò rất quan trọng là 
công khai minh bạch việc hoạch định ban hành và 
thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 
của Chính phủ. Việc công khai minh bạch trong cơ 
chế, chính sách, trong hoạt động của các cơ quan, 
tổ chức, đơn vị không những góp phần nâng cao 
hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính công mà còn 
góp phần ngăn ngừa tham nhũng một cách hữu 
hiệu. Công khai, minh bạch trong cơ chế, chính 
sách, trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn 
vị, tức là làm cho “dân biết” được rõ ràng cơ chế, 
chính sách, các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, 
đơn vị và cán bộ, công chức trong hệ thống chính 
trị để từ đó tạo dựng và củng cố niềm tin cho người 
dân và thị trường. 
Thời gian qua, các cơ quan thuộc Chính phủ 
cũng đã có nhiều nỗ lực để nâng cao tính công 
khai, minh bạch và thực hiện trách nhiệm giải 
trình về tài chính công bởi quản lý tài chính công 
nhằm hướng tới mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn 
lực công vốn rất hạn hẹp của đất nước. Những hình 
thức được thực hiện chủ yếu là công khai các chính 
sách liên quan đến định mức phân bổ, định mức 
chi tiêu, giao nhiệm vụ thu chi ngân sách và công 
khai, phổ biến các số liệu, tài liệu liên quan đến 
việc lập ngân sách hàng năm và quyết toán hàng 
năm của các cấp ngân sách và đơn vị thụ hưởng 
ngân sách và trả lời chất vấn trước UBTVQH và 
Quốc hội.
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN30 Số 131 - tháng 9/2018
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm tốt còn 
có nhiều hạn chế, bất cập và yếu kém như: tình trạng 
thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách vẫn còn 
là vấn đề xã hội bức xúc. Thực trạng chấp hành kỷ 
luật NSNN ở nhiều nơi, nhiều chỗ còn chưa nghiêm 
cả trong lĩnh vực thu - chi ngân sách. Trong lĩnh vực 
thu NSNN, tình trạng kê khai thiếu số thuế phải nộp; 
gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, chiếm 
đoạt tiền hoàn thuế còn xảy ra ở nhiều nơi. Những 
thông thoáng trong việc thay đổi cơ chế chuyển từ 
tiền kiểm sang hậu kiểm và quản lý rủi ro, giúp các 
doanh nghiệp được tự khai, tự nộp thuế, làm thủ tục 
hoàn thuế qua mạng điện tử, hạn chế tiếp xúc trực 
tiếp với cán bộ thuế, hải quan. Việc chuyển đổi cơ 
chế quản lý này là phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo 
thuận lợi cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường 
đầu tư - kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng tạo 
ra kẽ hở để cho một số đối tượng nộp thuế lợi dụng, 
chiếm đoạt tiền thuế.
Trong lĩnh vực chi NSNN, vẫn còn tình trạng 
chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức; dự 
toán nhiều công trình đội vốn cao; giải ngân vốn 
vay ngoài nước vượt kế hoạch; nợ đọng xây dựng 
cơ bản còn lớn; chuyển nguồn lớn, thất thoát, lãng 
phí vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị. Bên cạnh đó, 
một bộ phận cơ quan, đơn vị, cá nhân chưa có ý 
thức chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng ngân 
sách hoặc cố tình lợi dụng để tham nhũng, chiếm 
đoạt tiền, tài sản của nhà nước... 
3. Vai trò của kTNN trong quản lý, sử dụng 
tài chính công
Với vị trí hiến định trong Hiến pháp 2013 “Kiểm 
toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, 
hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực 
hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài 
sản công”.
 Hoạt động độc lập là yếu tố then chốt để đảm 
bảo ý kiến nhận xét đánh giá của KTNN là khách 
quan và vô tư. KTNN hoạt động dựa trên những 
đánh giá khách quan mang tính chất chuyên môn 
nghề nghiệp chuyên sâu với những chuẩn mực 
kiểm toán, quy trình và phương pháp khách quan, 
khoa học được thiết lập từ trước gắn liền với trách 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 31Số 131 - tháng 9/2018
nhiệm giải trình, tính minh bạch và quản trị công 
tốt. Hoạt động kiểm toán của KTNN theo phương 
châm “ Công minh- Chính trực- Nghệ tinh- Tâm 
sáng” có trách nhiệm và uy tín. Do đó, những kết 
luận và kiến nghị của KTNN là đáng tin cậy. Cho 
nên, thông qua hoạt động kiểm toán tài chính công 
sẽ có tác dụng rất lớn để giải toả trách nhiệm cho 
Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các đơn 
vị và tổ chức có sử dụng tài chính công trước Quốc 
hội và trước nhân dân.
Với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công 
cao nhất, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN 
góp phần quản lý điều hành có hiệu quả tài chính 
công và tài sản công. KTNN không chỉ góp phần 
quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu công chống 
tham ô, lãng phí, thất thoát, mà quan trọng hơn 
phải làm cho đồng tiền thuế của nhân dân được sử 
dụng đúng mục đích và hiệu quả cao. KTNN kiểm 
toán để kiểm soát chi tiêu công so sánh chi phí đầu 
vào và kết quả đầu ra để góp phần nâng cao hiệu quả 
quản lý tài chính công. KTNN từng bước đẩy mạnh 
kiểm toán hoạt động để phân tích, đánh giá hiệu 
quả kinh tế, xã hội trong sử dụng nguồn lực công, 
nhất là các dự án đầu tư, các chương trình mục tiêu 
quốc gia. KTNN góp phần ngăn ngừa rủi ro, răn đe 
phòng ngừa sai phạm để nâng cao hiệu quả trong 
chi tiêu công khi thực hiện kiểm toán trước “tiền 
kiểm” và “hậu kiểm” các khoản chi tiêu công. Kiểm 
toán trước có lợi ích là ngăn ngừa những thiệt hại 
ngay trước khi nó xảy ra, tránh lãng phí nguồn lực; 
còn “hậu kiểm” để chỉ rõ trách nhiệm của các cơ 
quan, cá nhân liên quan trong việc vi phạm đến chế 
độ, chính sách quản lý tài chính công.
Tổng hợp kết quả kiểm toán từ khi thành lập 
năm 1994 cho đến năm 2017, KTNN đã phát hiện 
và kiến nghị xử lý về tài chính 317.799 tỷ đồng, chủ 
yếu là tăng thu và giảm chi NSNN, ghi thu - ghi chi 
để quản lý qua NSNN.
Quan trọng hơn, thông qua hoạt động kiểm 
toán, KTNN có điều kiện xem xét đánh giá chính 
sách, các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống 
tiêu chuẩn định mức, chế độ chi và nhận diện được 
những bất cập, không phù hợp với thực tiễn hoặc 
những kẽ hở trong chính sách để góp phần hoàn 
thiện hệ thống chính sách, hệ thống chế độ định 
mức, tiêu chuẩn chi tiêu công nhằm nâng cao hiệu 
lực hiệu quả quản lý kiểm tra, kiểm soát chi tiêu 
công. Kể từ khi thành lập cho đến nay, KTNN đã 
kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa 
phương sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ 822 văn bản quy 
phạm pháp luật và văn bản quản lý sai quy định 
hoặc không phù hợp với thực tế.
Thông qua báo cáo quyết toán NSNN hàng 
năm, Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp có 
thêm thông tin đáng tin cậy để xem xét, đánh giá 
công tác quản lý, điều hành ngân sách của Chính 
phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. Những thông 
tin từ báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN cùng 
với ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, 
HĐND, cũng như ý kiến giải trình thuyết minh của 
Chính phủ, UBND là cơ sở quan trọng để Quốc 
hội, HĐND thảo luận, quyết định các cơ chế, chính 
sách và giải pháp phù hợp nhằm thực hiện thắng 
lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, 
góp phần tích cực nâng cao hiệu quả quản lý điều 
hành NSNN trong từng giai đoạn cụ thể
Những kết luận, kiến nghị của KTNN ở tầm vĩ 
mô mang tính hệ thống sẽ là căn cứ khoa học thực 
tiễn để cho Chính phủ, Quốc hội, Hội đồng nhân 
dân các cấp, các Bộ, Ngành điều chỉnh các quyết 
sách của mình đối với nền kinh tế, xử lý kịp thời 
những sai phạm, các mất cân đối trong việc thu chi 
và sử dụng tài chính công nói riêng và hoạt động 
nền kinh tế nói chung.
Như là một phần không thể thiếu của quản trị 
quốc gia, Kiểm toán nhà nước thực hiện chức năng 
của mình theo quy định của pháp luật, đảm bảo 
chức năng giám sát, kiểm tra, đánh giá, và đưa ra 
những kiến nghị về chính sách vĩ mô của quốc gia. 
Do đó, KTNN phải tạo được niềm tin, sự trung 
thực, khách quan và sẽ tiếp tục đóng góp vào việc:
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 131 - tháng 9/2018
- Bảo vệ nền dân chủ và pháp quyền bằng cách 
nâng cao tính minh bạch, giữ vững trật tự, chống 
lại việc lạm dụng quyền lực. Trong một số trường 
hợp, KTNN đóng vai trò cố vấn bằng các kiến nghị 
về thay đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật. KTNN 
có thể giúp nâng cao niềm tin giữa Nhà nước và 
người dân bằng cách thúc đẩy Chính phủ mở cửa 
và người dân được đóng góp ý kiến nhiều hơn nữa.
- Nâng cao hiệu quả quản trị bằng cách kiểm tra 
và đánh giá các hoạt động của Chính phủ, chỉ ra 
những yếu kém, tồn tại cần khắc phục. KTNN đưa 
ra những kiến nghị mang tính độc lập và khách 
quan, khuyến khích Chính phủ tăng cường kiểm 
soát hơn nữa. KTNN cũng thúc đẩy việc sử dụng 
hợp lý các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả 
trong quản lý, phân bổ, sử dụng tài chính công.
- KTNN đóng một vai trò quan trọng trong 
cuộc chiến chống tham nhũng và gian lận ở cả cấp 
quốc gia và quốc tế. KTNN với những kinh nghiệm 
được đúc rút từ thực tiễn kiểm toán, một mặt tăng 
cường tính minh bạch, mặt khác đưa ra những 
sáng kiến mới về chống tham nhũng. 
- Bảo vệ lợi ích quốc gia, bằng cách sử dụng tính 
độc lập, khả năng dự báo và năng lực chuyên môn 
để cung cấp thông tin kịp thời, khách quan và đáng 
tin cậy, chỉ ra những rủi ro tiềm tàng về kinh tế và 
xã hội ảnh hưởng đến đất nước.
- Thúc đẩy việc cải thiện đời sống của người dân 
bằng cách kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng nguồn 
vốn và các dự án của Chính phủ, đảm bảo đạt được 
mục tiêu đề ra, nhằm cải thiện cuộc sống người 
dân và quyền bình đẳng cho tất cả mọi người, kể cả 
các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
- Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm 
thông qua việc kiểm toán và công khai kết quả 
kiểm toán nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình, 
đồng thời khuyến khích Chính phủ và các tổ chức 
thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình nhằm sử 
dụng hiệu quả các nguồn lực. KTNN cung cấp cho 
xã hội và người dân những thông tin đã được kiểm 
toán và chỉ ra những trách nhiệm liên quan, qua 
đó tăng cường tính minh bạch hơn nữa. Thông qua 
việc công bố công khai kết quả kiểm toán, cử tri và 
người dân cả nước và các tổ chức trong hệ thống 
chính trị có điều kiện để giám sát việc thực hiện 
kiến nghị của KTNN đồng thời trở thành một áp 
lực xã hội đối với những cá nhân và tổ chức quản lý 
và sử dụng tài chính công hiệu lực và hiệu quả hơn.
4. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường 
hiệu quả hoạt động của kTNN trong việc quản lý 
và sử dụng tài chính công
Với mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động, hiệu 
lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của 
KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước 
trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng tài chính, 
tài sản công; xây dựng KTNN có trình độ chuyên 
nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan 
kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp 
ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế 
và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phù hợp với các 
thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cùng với tinh thần 
đó và nhằm tăng cường hiệu quả của KTNN trong 
việc quản lý và sử dụng tài chính công, chúng tôi đề 
nghị tiến hành một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật để tăng 
cường địa vị pháp lý và giá trị lợi ích hoạt động của 
KTNN trong giám sát tài chính công theo tinh thần 
của Hiến pháp năm 2013.
Để bảo đảm hiệu lực và hiệu quả hoạt động của 
KTNN và tính nghiêm minh của pháp luật đòi hỏi 
phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và đảm bảo sự 
tương thích giữa các luật liên quan đến địa vị pháp 
lý của KTNN được hiến định trong Hiến pháp năm 
2013 “Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội 
thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp 
luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài 
chính, tài sản công”; Sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện 
Luật KTNN 2015 với Luật tổ chức Quốc hội, Luật 
Ngân sách nhà nước, Luật Khiếu nại, Luật xử lý vi 
phạm hành chính, Luật Phòng, chống tham nhũng; 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 131 - tháng 9/2018
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật 
Giám định tư pháp, Luật Tố cáo...
 Bổ sung, làm rõ phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ 
của KTNN; quy định đầy đủ đơn vị được kiểm toán 
bảo đảm bao quát hết nhiệm vụ của KTNN đối với 
việc kiểm tra, kiểm soát mọi nguồn lực tài chính 
công, tài sản công; theo đó, về đối tượng kiểm toán 
và đơn vị được kiểm toán, cần bổ sung vào Luật việc 
kiểm toán thuế, đất đai, khoáng sản...; khắc phục sự 
chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, 
kiểm toán; nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán và 
tổ chức cá nhân có liên quan trong việc cung cấp 
thông tin, tài liệu để thực hiện kiểm toán theo yêu 
cầu của KTNN và Kiểm toán viên nhà nước...
Thứ hai, hoàn thiện tổ chức bộ máy của KTNN 
nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động 
kiểm toán.
Hoàn thiện và phát triển bộ máy phù hợp với 
chức năng nhiệm vụ được giao có đủ năng lực kiểm 
toán trên cơ sở phát triển các đơn vị KTNN khu 
vực và các đơn vị KTNN chuyên ngành. Từng bước 
hoàn thiện cơ cấu bộ máy cấp phòng của các đơn 
vị bởi đây là đơn vị chuyên môn chủ lực, nơi triển 
khai và thực thi nhiệm vụ kiểm toán. Sắp xếp, củng 
cố lại các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành 
theo hướng giảm khâu trung gian theo tinh thần cải 
cách hành chính của Đảng và Nhà nước; đảm bảo có 
bộ máy tham mưu gọn nhẹ, một đơn vị không thực 
hiện quá nhiều chức năng, nhiệm vụ, góp phần tăng 
cường hiệu quả hoạt động của KTNN. 
Thứ ba, không ngừng nâng cao trình độ chuyên 
môn, nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của đội 
ngũ kiểm toán viên nhằm từng bước nâng cao chất 
lượng hoạt động kiểm toán để KTNN trở thành 
một tổ chức giám sát tài chính công có trách nhiệm 
và uy tín.
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, kiểm 
toán viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 
nắm vững các chuẩn mực, quy trình, phương 
pháp kiểm toán và đẩy mạnh các biện pháp kiểm 
soát chất lượng kiểm toán. Mỗi cán bộ, kiểm toán 
viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình 
độ chuyên môn, cập nhật kiến thức, chính sách 
mới trong thực tiễn, thường xuyên rèn luyện đạo 
đức nghề nghiệp, tác phong, ứng xử với các đơn 
vị được kiểm toán để hoàn thành tốt chức năng, 
nhiệm vụ được giao. KTVNN phải làm chủ CNTT, 
CMCN 4.0 để ứng dụng Internet vạn vật (IoT) và 
khai thác thế giới số trong hoạt động kiểm toán 
và công nghệ fintech (công nghệ chuyên xử lý dữ 
liệu lớn liên quan đến tiền).
Ngoài ra KTNN cần phải tiến hành những việc 
sau đây:
- Tăng cường việc kiểm toán ngay từ khâu lập 
kế hoạch tài chính công, nhằm mục đích nhắc nhở 
cảnh báo các cơ quan hành pháp và lập pháp đánh 
giá những kịch bản hoặc dự báo có thể xảy ra trong 
trung và dài hạn liên quan đến các chu kỳ phát 
triển của nền kinh tế, việc trả nợ, các chương trình 
mục tiêu quốc gia và những cam kết khác như an 
sinh xã hội, trợ cấp hưu trí, giáo dục và chăm sóc 
sức khỏe cũng như phòng chống thiên tai, biến đổi 
khí hậu hay các cú sốc tài chính...
- KTNN cần phải tiến hành kiểm toán dự toán 
ngân sách hàng năm để có ý kiến với Chính phủ, 
Quốc hội về tính đúng đắn khả thi của dự toán 
cũng như việc phân bổ nguồn lực một cách công 
bằng, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Bằng 
kết quả và kinh nghiệm kiểm toán hàng năm, khi 
kiểm toán dự toán, Kiểm toán nhà nước sẽ đưa ra 
được ý kiến về bảng dự toán do các cơ quan chuyên 
môn của Chính phủ lập. Đây là các ý kiến về mặt 
chuyên môn, khách quan và không bị tác động bởi 
các yếu tố cũng như trường phái chính trị;
- KTNN tham gia ý kiến trong quá trình Chính 
phủ thảo luận dự toán NSNN trước khi trình Quốc 
hội. Bằng kinh nghiệm và kết quả kiểm toán quyết 
toán ngân sách, thông tin thụ thập được từ kết quả 
tham gia với các bộ quản lý tài chính tổng hợp, các 
bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, KTNN 
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 131 - tháng 9/2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Đăng Chinh - Phạm Văn Khoan: 
Quản lý tài chính công. NXB Tài chính, Hà 
Nội 2009;
2. Nguyễn Đình Hòa (CN): Các giải pháp 
nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công 
sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 
2008-2009 và khủng hoảng nợ công của một 
số nước tại Châu Âu dưới góc nhìn kiểm 
toán. Đề tài Khoa học Cấp Bộ KTNN 2011;
3. Nguyễn Đình Hòa: Vai trò của Kiểm toán nhà 
nước trong việc tăng cường trách nhiệm giải 
trình của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu 
lực, hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN; 
Tạp chí NCKH Kiểm toán số 102, 4/2016;
4.. Quốc hội CHXHCN Việt Nam Khóa XIII, 
Hiến pháp năm 2013;
5. Quốc hội CHXHCN Việt Nam Khóa XIII, 
Luật KTNN năm 2015;
6. Quốc hội CHXHCN Việt Nam Khóa XII, 
Luật NSNN năm 2015;
7. Chính phủ CHXHCN Việt Nam, Nghị định 
90/2013/NĐ – CP;
8. INTOSAI- Beijing 8. Declaration – Congress 
Secretariat XXI INCOSAI, 2013.
đưa ra ý kiến về dự toán NSNN trước Chính phủ. 
Một dự toán NSNN đáng tin cậy là vấn đề cốt lõi 
phản ánh tác động tài chính của các chính sách 
công và việc sử dụng nguồn lực của Chính phủ một 
cách hiệu quả.
- Đánh giá khả năng dự báo và điều hành của 
Chính phủ trong các lĩnh vực kinh tế, sự phối hợp 
giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, mối 
quan hệ giữa tài khóa và nợ công, để từ đó có cơ 
sở xác định rủi ro và đưa ra các kiến nghị phù hợp.
- Tăng cường kiểm toán việc tuân thủ các 
nguyên tắc, quy chế tài chính, các quy định về giám 
sát cũng như tuân thủ toàn bộ một chu trình ngân 
sách của Chính phủ. Mục tiêu là đảm bảo trách 
nhiệm giải trình của Chính phủ trong từng khâu: 
Lập kế hoạch dự toán, chấp hành NSNN và quyết 
toán NSNN. Hơn nữa, cần tăng cường công việc 
kiểm soát nội bộ với một hệ thống quản lý rủi ro 
chặt chẽ. Bằng chứng thực nghiệm có tính phổ quát 
và nổi bật là coi trọng mối quan hệ giữa mức độ 
công khai minh bạch tài chính và mức độ bền vững 
tài chính công.
- Tăng cường chất lượng kiểm toán Báo cáo 
quyết toán ngân sách nhà nước, với mục tiêu xây 
dựng và hoàn thiện chuẩn mực về lập và trình bày 
báo cáo nhằm phản ánh chính xác hơn tình hình 
quản lý và sử dụng tài chính công nói riêng và tài 
chính quốc gia nói chung.
- Tăng cường kiểm toán hoạt động tài chính 
công, nhằm xây dựng một nền tài chính bền vững 
trong trung và dài hạn với nền tảng quản trị tốt với 
3 trụ cột: giá trị đồng tiền; việc phân phối các dịch 
vụ công và nguồn lực công hiệu quả và hữu hiệu; 
các hoạt động kiểm tra và giám sát việc tuân thủ kỷ 
luật kỷ cương tài chính.
- Tăng cường kiểm toán nợ công để đảm bảo 
quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công phải bền 
vững và gắn với an ninh tài chính quốc gia, có khả 
năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau 
trong khi vẫn đáp ứng được các mục tiêu về quản 
lý rủi ro và chi phí, hạn chế rủi ro tài chính có thể 
phát sinh. Kiểm toán nợ công để đánh giá được việc 
thực hiện các mục tiêu của Chiến lược nợ quốc gia 
như: có đảm bảo được nhu cầu tài chính của Chính 
phủ để phát triển kinh tế-xã hội, giảm thiểu chi phí 
vay mượn, phát triển thị trường chứng khoán, cân 
bằng rủi ro trong cơ cấu nợ hay không trong mối 
quan hệ với các chính sách tài khóa - tiền tệ, tốc 
độ tăng trưởng, mức độ lạm phát, thay đổi tỷ giá..., 
từ đó giúp Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan 
quản lý nợ đề ra hoặc điều chỉnh các biện pháp về 
chính sách hữu hiệu, kịp thời. Trong quản lý nợ, 
việc quan trọng không chỉ là kiểm soát tổng mức 
vay, khả năng trả nợ cũng như các rủi ro xảy ra mà 
điều quan trọng là kiểm soát tính mục đích, tính 
hiệu quả của việc sử dụng các khoản vay nợ theo 
cam kết của các hiệp định vay nợ, sự phê chuẩn của 
Quốc hội cũng như các quy định của pháp luật.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_quan_ly_su_dung_tai_chinh_cong_va_vai_tr.pdf