Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tại VN hoạt động kiểm toán độc lập ( KTĐL) đã hình thành, phát triển và ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp

phần phát triển thị trường tài chính VN. Quá trình hội nhập quốc tế với định hướng

mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán VN đã tạo nhiều cơ hội,

đồng thời đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT). Cùng với

việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế VN và thông lệ

quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kiểm soát chất lượng (KSCL), tăng

cường lợi thế cạnh tranh được xác định là vấn đề sống còn đối với việc tồn tại và

phát triển của các doanh nghiệp kiểm toán VN

pdf 12 trang phuongnguyen 6700
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế
Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
61
1. giới thiệu
Để phục vụ sự nghiệp công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, 
thực hiện đường lối đổi mới kinh tế 
theo cơ chế thị trường, mở cửa, hội 
nhập quốc tế, cần phải phát triển thị 
trường tài chính tiền tệ nói chung 
và thị trường dịch vụ kế toán, kiểm 
toán nói riêng. Định hướng mở cửa 
hoàn toàn thị trường dịch vụ kế 
toán, kiểm toán VN giai đoạn 2010 
- 2020 đã tạo nhiều cơ hội phát triển 
và cũng đặt ra nhiều thách thức đối 
với các DNKT, nguy cơ thu hẹp 
thị phần “chảy máu chất xám” của 
các DNKT VN; nguy cơ về sự gia 
nhập thị trường lao động VN của 
các KTV người nước ngoài, việc 
mở cửa và hội nhập quốc tế lĩnh 
vực này sẽ tạo ra môi trường cạnh 
tranh rất gay gắt giữa các DNKT 
trong nước với các doanh nghiệp 
nước ngoài đang và sẽ tham gia 
vào thị trường VN.
Thực tế hiện nay, năng lực 
cạnh tranh (NLCT) của các DNKT 
VN còn nhiều hạn chế quy mô thị 
trường còn nhỏ, chưa tương xứng 
với tiềm năng và tốc độ phát triển 
nền kinh tế và hội nhập quốc tế; 
việc đa dạng hoá sản phẩm dịch 
vụ chưa được chú ý; chất lượng 
sản phẩm dịch vụ chưa tạo độ tin 
cậy cao cho khách hàng; thị phần 
thị trường phát triển chậm,...Thời 
gian qua có nhiều nghiên cứu về 
chất lượng hoạt động và NLCT 
của DNKT, tuy nhiên chưa có 
nghiên cứu cho thấy về sự tác động 
của các yếu tố chất lượng, mối 
quan hệ giữa chất lượng hoạt động 
kiểm toán và NLCT cũng như sự 
tác động của các nhân tố, các biện 
pháp nhằm nâng cao chất lượng 
hoạt động kiểm toán đến việc tăng 
cường NLCT của doanh nghiệp 
thông qua nguồn năng lực động 
của doanh nghiệp. Thực tế này 
đặt ra vấn đề có tính bức xúc về lý 
luận lẫn thực tiễn nhằm xác định 
mô hình tương quan giữa CLKT 
và NLCT cùng tác động của việc 
nâng cao chất lượng đến việc tăng 
cường NLCT nhằm đạt được mục 
tiêu phát triển bền vững của DNKT 
trong quá trình hội nhập quốc tế.
2. cơ sở lý thuyết về đề tài 
nghiên cứu
Nhằm đánh giá thực trạng 
và đề xuất các giải pháp nhằm 
nâng cao, chất lượng hoạt động 
và năng lực cạnh tranh, cần thiết 
phải thực hiện các cơ sở lý thuyết 
về quản trị chất lượng toàn diện, 
Nâng cao chất lượng hoạt động 
kiểm toán và năng lực cạnh tranh của 
các công ty kiểm toán Việt Nam 
trong quá trình hội nhập quốc tế
PhaN VăN DũNg
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tại VN hoạt động kiểm toán độc lập ( KTĐL) đã hình thành, phát triển và ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp 
phần phát triển thị trường tài chính VN. Quá trình hội nhập quốc tế với định hướng 
mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán VN đã tạo nhiều cơ hội, 
đồng thời đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT). Cùng với 
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế VN và thông lệ 
quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kiểm soát chất lượng (KSCL), tăng 
cường lợi thế cạnh tranh được xác định là vấn đề sống còn đối với việc tồn tại và 
phát triển của các doanh nghiệp kiểm toán VN. 
Từ khóa: Kiểm toán, chất lượng kiểm toán, năng lực cạnh tranh, hội nhập 
quốc tế.
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
62
lý thuyết về chiến lược cạnh tranh 
và nhất là với những đặc diểm 
đặc trưng trong điều kiện VN, 
lý thuyết về nguồn lực doanh 
nghiệp và lý thuyết về năng lực 
động có vai trò quan trọng. Thực 
tiễn đã chứng minh sự thành 
công của các lý thuyết này trong 
quá trình hoạt động kinh doanh 
của doanh nghiệp tại các nước 
phát triển trên thế giới.
2.1. Lý thuyết quản trị chất lượng 
toàn diện
Quản trị chất lượng là một lĩnh 
vực được nghiên cứu từ rất sớm 
trên thế giới và phát triển cùng với 
nhịp độ tăng trưởng kinh tế và nhu 
cầu xã hội. Những tư tưởng lớn 
về KSCL đã được khởi nguồn từ 
Mỹ trong nửa đầu thế kỉ 20 và dần 
được phát triển ở các nước khác 
như Anh, Nhật thông qua những 
chuyên gia đầu đàn như Walter A. 
Shewart, W. Edwards Deming,....
Trên cơ sở đó, lý thuyết về chất 
lượng đã được hình thành. Năm 
1960 W.Edward Deming đã đưa 
ra lý thuyết quản trị chất lượng, lý 
thuyết này đã được đánh giá cao 
và sử dụng rộng rãi trong khoa học 
quản trị chất lượng. 
Quan điểm chủ đạo của lý 
thuyết này như sau: “Nếu một 
doanh nghiệp muốn đảm bảo chất 
lượng của sản phẩm, dịch vụ thì 
doanh nghiệp đó phải đảm bảo 
chất lượng của tất cả các giai đoạn 
từ thiết kế đến quá trình sản xuất, 
cung ứng dịch vụ và các dịch vụ đi 
kèm khi đến tay khách hàng”.
Điều này có nghĩa là mọi người 
và mọi hoạt động trong doanh 
nghiệp đều có liên quan và ảnh 
hưởng đến chất lượng. Trên cơ sở 
lý thuyết này, trong suốt thập kỷ 
qua, nhiều doanh nghiệp đã vận 
dụng mô hình quản lý chất lượng 
toàn diện (Phan Thăng, 2009)
Ngành kiểm toán nói chung 
và DNKT nói riêng là một loại 
hình hoạt động với đặc thù là sản 
phẩm dịch vụ của “lòng tin”, được 
thực hiện theo các quy trình kiểm 
toán nhất định và quy trình KSCL 
nghiêm ngặt. Điều này đã được thể 
hiện trong quy định về báo cáo của 
các nghĩa vụ thành viên (SMOs) 
của Liên đoàn kế toán quốc tế, 
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 
220 – Kiểm soát chất lượng kiểm 
toán do Ủy ban chuẩn mực kiểm 
toán và dịch vụ có đảm bảo quốc 
tế (IAASB) ban hành, Chuẩn mực 
kiểm toán VN 220 và Thông tư 
số 32/2007/TT-BTC về quy chế 
KSCL kế toán kiểm toán. Điều này 
cho thấy các lý thuyết quản trị chất 
lượng toàn diện là cơ sở để ngành 
kiểm toán nói chung và DNKT nói 
riêng xây dựng các tiêu chuẩn về 
chất lượng cũng như KSCL trong 
quá trình hoạt động nhất là trong 
bối cảnh hội nhập quốc tế, muốn 
tồn tại và phát triển trên cơ sở 
NLCT ngày càng cao đòi hỏi phải 
ứng dụng lý thuyết này một cách 
linh động bằng cách không ngừng 
hoàn thiện các quy trình kiểm toán 
và thực hiện việc KSCL thông qua 
các công cụ thống kê để kiểm soát 
và quản lý chất lượng một cách 
khoa học.
2.2. Lý thuyết chiến lược cạnh 
tranh của Michael E. Porter và lý 
thuyết cạnh tranh đón đầu tương 
lai của Gary Hamel
Theo Michael Porter, “bậc 
thầy về chiến lược kinh doanh”, 
điều quan trọng nhất đối với bất 
kỳ tổ chức kinh doanh nào là xây 
dựng được một lợi thế cạnh tranh 
bền vững. Có nghĩa là doanh 
nghiệp phải liên tục cung cấp cho 
thị trường một giá trị đặc biệt mà 
không có đối thủ cạnh tranh nào 
có thể cung cấp được. (Michael 
E.Porter, 1985)
Gary Hamel, “nhà thông thái 
hiện nay về chiến lược của thế 
giới” (theo cách gọi của tạp chí 
The Economist), tác giả của cuốn 
Cạnh tranh đón đầu tương lai 
(Competing for the Future, 1995) 
cho rằng bản chất của sự cạnh 
tranh và thậm chí cả bản chất của 
khách hàng đã thay đổi. Cuộc chiến 
hiện nay là cuộc chiến tranh giành 
những cơ hội xuất hiện trong tương 
lai. Không thể dùng sơ đồ “5 yếu tố 
cạnh tranh” của Porter để phân tích 
và lên kế hoạch kinh doanh được. 
Khả năng nắm bắt các cơ hội trong 
tương lai chính là điều quyết định 
then chốt vì không thể đón đầu 
tương lai bằng những công cụ của 
quá khứ.
Porter gần đây cũng đã thay đổi 
quan điểm của mình và có định 
hướng tiệm cận với lối suy nghĩ 
của Hamel. Ông nhấn mạnh mô 
hình cạnh tranh mới cần phải được 
xây dựng trên yếu tố liên tục đổi 
mới và nâng cao chất lượng toàn 
diện. Muốn thực hiện được hai 
điều đó, các doanh nghiệp cần phải 
tái cấu trúc giống như các trường 
đại học hơn là các tổ chức kinh 
doanh truyền thống, nghĩa là đầu tư 
nhiều hơn vào công tác nghiên cứu 
và hoạch định chiến lược. Đồng 
thời các quốc gia cần phải tạo ra 
bầu không khí thuận lợi cho sự đổi 
mới, nghĩa là luôn luôn nhận thức 
ra sự lạc hậu của bản thân nhanh 
hơn các đối thủ cạnh tranh của 
mình và có phản ứng kịp thời trước 
khi quá muộn.
Quan điểm về lợi thế cạnh tranh 
bền vững của Porter vẫn còn có giá 
trị thực tiễn đối với doanh nghiệp 
nói chung và DNKT VN nói riêng. 
Bên cạnh đó, quan điểm định hình 
chiến lược cho tương lai của Hamel 
cũng là một khuyến nghị hữu ích 
Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
63
cho các DNKT trong việc xây 
dựng chiến lược kinh doanh bền 
vững, không ngừng nâng cao chất 
lượng và nâng cao NLCT trong 
bối cảnh hội nhập kinh tế với nhiều 
nhiều biến đổi nhanh chóng.
2.3. Lý thuyết về nguồn lực của 
doanh nghiệp
Lý thuyết về nguồn lực của 
doanh nghiệp (Resource Base 
View of the Firm) của Wemefelt 
ra đời năm 1984 được xem là một 
hướng tiếp cận mới trong nghiên 
cứu cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khác với mô hình NLCT của 
Porter (1980), lý thuyết nguồn lực 
về cạnh tranh tập trung vào các 
yếu tố bên trong của doanh nghiệp.
cWernerfelt cho rằng nguồn lực 
của doanh nghiệp chính là yếu tố 
quyết định đến lợi thế cạnh tranh 
và hiệu quả kinh doanh của doanh 
nghiệp (Wernerfelt, 1984). Lý 
thuyết nguồn lực doanh nghiệp 
được liên tục phát triển và mở rộng 
trong thị trường động và hình thành 
nên lý thuyết năng lực động, nguồn 
lực năng động sẽ tạo ra lợi thế cạnh 
tranh đem lại hiệu quả kinh doanh 
của doanh nghiệp (Barney,1986, 
Eisenhardt & Matin, 2000)
Đối với các doanh nghiệp hoạt 
động trong ngành kiểm toán, nơi 
mà nguồn lực vô hình như danh 
tiếng và nhân lực có vai trò quan 
trọng trong việc tạo ra nguồn năng 
lực động để nâng cao lợi thế cạnh 
tranh, việc áp dụng lý thuyết nguồn 
lực doanh nghiệp càng có ý nghĩa 
về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2.4. Lý thuyết về năng lực động
Năng lực động được định nghĩa 
là “khả năng tích hợp, xây dựng, và 
định dạng lại những tiềm năng của 
doanh nghiệp để đáp ứng với thay 
đổi của môi trường kinh doanh” 
(Teece,1997). Nguồn năng lực động 
là cơ sở để tạo ra lợi thế cạnh tranh 
và đem lại hiệu quả kinh doanh 
của doanh nghiệp (Eisenhardt & 
Martin, 2000). Vì vậy, các doanh 
nghiệp phải luôn nỗ lực để xác 
định, nuôi dưỡng, phát triển và sử 
dụng năng lực động một cách có 
hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi 
của thị trường để đem lại lợi thế 
cạnh tranh cho mình một cách sáng 
tạo. Các thành phần của năng lực 
động bao gồm năng lực sáng tạo 
(Innovative), năng lực thích nghi 
(Adaptive Capability), năng lực 
tiếp thu (Absorptive Capability), 
năng lực kết nối (Networking 
Capability), năng lực nhận thức 
(Sensing Capability) và năng lực 
tích hợp (Intergative Capability). 
Qua các cơ sở lý thuyết đã được 
trình bày về quản trị chất lượng toàn 
diện, chiến lược cạnh tranh, nguồn 
lực doanh nghiệp cho thấy có mối 
quan hệ giữa chất lượng hoạt động 
và NLCT thông qua việc KSCL và 
sử dụng nguồn năng lực động của 
doanh nghiệp. Lý thuyết cạnh tranh 
nói chung, lý thuyết nguồn lực của 
doanh nghiệp, lý thuyết năng lực 
động chứng minh có mối quan hệ 
giữa CLKT và sự phát triển năng 
lực động để tạo nên lợi thế cạnh 
tranh cho doanh nghiệp.
Thực tế chỉ ra các DNKT thành 
công trên thị trường điển hình là 
Big Four đã áp dụng một cách 
nghiêm ngặt hệ thống quản trị chất 
lượng toàn diện. Bên cạnh đó, các 
DNKT này cũng đã thực hiện việc 
nuôi dưỡng phát triển nguồn năng 
lực động một cách có hiệu quả; qua 
đó nâng cao năng lực cạnh tranh 
một cách bền vững đây cũng là 
bài học lớn đối với các DNKT VN 
đang hoạt động trong môi trường 
có tính đặc thù cao.
3. Vấn đề và mục tiêu nghiên 
cứu
Trong nền kinh tế thị trường, 
cạnh tranh là một tất yếu khách 
quan đòi hỏi các doanh nghiệp 
muốn tồn tại và phát triển phải khai 
thác những lợi thế cạnh tranh từ 
NLCT hình thành trong quá trình 
hoạt động của doanh nghiệp, là lĩnh 
vực kinh doanh có tính đặc thù cao, 
để nâng cao NLCT các DNKT VN 
cần phải hiểu rõ những đặc điểm 
và các yêu cầu riêng có của ngành 
dịch vụ đang hoạt động, đánh giá 
khả năng và tận dụng những cơ hội 
nhằm từ nguồn lực doanh nghiệp 
tạo nên lợi thế cạnh tranh khi tham 
gia vào thị trường, nhất là trong 
điều kiện VN đang trong quá trình 
đổi mới kinh tế và hội nhập quốc 
tế.
Trên cơ sở, nghiên cứu một 
cách có hệ thống các lý thuyết về 
chất lượng và quản trị chất lượng, 
lý thuyết về NLCT, lý thuyết về 
nguồn năng lực động của doanh 
nghiệp kết hợp với việc tổng hợp 
và phân tích các nghiên cứu trong 
và ngoài nước về chất lượng, 
KSCL và NLCT của các DNKT 
VN. Nghiên cứu được thực hiện 
nhằm các mục đích như sau:
- Đánh giá thực trạng về chất 
lượng hoạt động kiểm toán và 
năng lực cạnh tranh của các doanh 
nghiệp kiểm toán VN trong giai 
quá trình hội nhập kinh tế.
- Nghiên cứu các nhân tố tác 
động đến chất lượng hoạt động 
kiểm toán và năng lực cạnh tranh 
của doanh nghiệp kiểm toán. 
Mối quan hệ giữa chất lượng 
hoạt động kiểm toán và năng 
lực cạnh tranh của doanh nghiệp 
kiểm toán.
- Đề xuất các giải pháp phù 
hợp nhằm nâng cao chất lượng 
hoạt động của các DNKT VN 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
64
trong quá trình hội nhập quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu và 
dữ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các lý thuyết có 
liên quan đến đề tài nghiên cứu: 
Lý thuyết về quản trị toàn diện, lý 
thuyết về chiến lược cạnh tranh và 
lý thuyết về năng lực động cho thấy 
chất lượng và KSCL là mục tiêu và 
cũng là yêu cầu khách quan đối với 
DNKT, cơ quan quản lý nhà nước 
và người đối tượng sử dụng dịch vụ 
kiểm toán. Quá trình nâng cao và 
kiểm soát CLKT cũng là quá trình 
tạo ra nguồn năng lực động, từ đó 
tác động đến NLCT của DNKT để 
có thể phát triển bền vững và tồn 
tại trên thị trường cạnh tranh.
Phương pháp nghiên cứu thực 
hiện qua việc kết hợp giữa nghiên 
cứu định tính và nghiên cứu định 
lượng trong đó:
- Nghiên cứu định tính bằng các 
câu hỏi khảo sát với 50 chuyên gia, 
nhằm khẳng định các yếu tố ảnh 
hưởng đến CLKT. Thông qua tổng 
kết lý thuyết và các nghiên cứu 
trong và ngoài nước có liên quan.
Ngoài ra, nghiên cứu định tính 
còn được sử dụng nhằm thẩm định 
kết quả nghiên cứu định lượng 
thông qua ý kiến của các chuyên 
gia, các nhà khoa học hoạt động 
trong lĩnh vực quản lý nhà nước 
và hoạch định chiến lược trong 
lĩnh vực kiểm toán, các chuyên gia 
thuộc Hội KTV hành nghể VN, 
các nhà quản lý DNKT, các giảng 
viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực 
kiểm toán tại các trường đại học 
đào tạo chuyên ngành kiểm toán 
và các KTV đang hành nghề kiểm 
toán tại các DNKT.
- Nghiên cứu định lượng được 
thực hiện bằng câu hỏi khảo sát với 
500 chuyên gia hoạt động trong 
lĩnh vực kiểm toán trong đó chủ 
yếu là giám đốc các doanh nghiệp, 
chuyên viên của cơ quan quản lý 
nhà nước, VACPA và các KTV, 
nhằm khám phá mức độ tác động 
của các yếu tố về CLKT đến NLCT 
của các DNKT thông qua quá trình 
hình thành nguồn năng lực động 
của doanh nghiệp.
4.2. Cơ sở dữ liệu
Các dữ liệu phục vụ cho việc 
nghiên cứu được thu thập từ các 
số liệu thống kê được công bố trên 
các báo cáo tổng kết hoạt động của 
các doanh nghiệp hàng năm từ năm 
1991 – 2013 và các báo cáo tổng 
kết hoạt động của từng giai đoạn 
1991 – 2001, 1991 – 2011 do Bộ 
Tài chính, VACPA công bố.
Các dữ liệu d ...  lượng công việc, thời gian 
cần thiết phải tiến hành kiểm toán, 
tính chất phức tạp của các công việc 
cần thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay 
việc xác định mức phí được dựa 
trên cơ sở kinh nghiệm hoặc mức 
giá phí mà các DNKT khác đưa ra. 
Năm
Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
(1) Số lượng KTV 314 487 870 888 944 1.016 1.116 1.264 1.421 1.582
(2) Số lượng doanh nghiệp 15 19 86 126 135 141 148 152 152 155
Số lượng KTV bình quân mỗi 
doanh nghiệp 20,93 25,63 10,12 7,05 6,99 7,21 7,54 8,3 9,35 10,21
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn kinh doanh 212.513 239.426 313.801 325.466 286.201 326.894 602.747 792.526
Số lượng doanh nghiệp 86 126 135 141 148 152 152 155
Vốn kinh doanh bình quân/
Doanh nghiệp 2.471 1.900 2.324 2.393 1.858 2.151 3.965 5.113
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo tổng kết của Bộ Tài chính và VACPA
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo tổng kết của Bộ Tài chính và VACPA
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo tổng kết của Bộ Tài chính và VACPA
Bảng 5: Vốn kinh doanh của các DNKT
Bảng 6: Số lượng KTV bình quân trên doanh nghiệp ngành kiểm toán.
Bảng 7: Doanh thu bình quân trên công ty kiểm toán theo loại hình doanh nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng/công ty
Đơn vị tính: Triệu đồng
Loại hình 
công ty
2006 2008 2009 2010 2011 2012
Số tiền Số tiền
Tăng 
trưởng 
(%)
Số tiền
Tăng 
trưởng 
(%)
Số tiền
Tăng 
trưởng 
(%)
Số tiền
Tăng 
trưởng 
(%)
Số tiền
Tăng 
trưởng 
(%)
Doanh nghiệp nước ngoài 77.025 142.019 184,4 198.795 140,0 175.941 88,5 224.448 127,6 564.016 251
Công ty thuộc hãng thành viên 12.206 24.140 197,8 29.288 121,3 34.177 116,7 40.305 117,9 30.888 77
Công ty hội viên hiệp hội 14.508 17.585 121,2 21.272 121,0 25.453 119,7 33.012 129,7 30.887 94
Công ty thuộc đại diện liên lạc 3.546 10.447 294,6 13.307 127,4 17.349 130,4 26.383 152,1 86.686 329
Doanh nghiệp trong nước 2.196 4.212 191,8 5.759 136,7 7.318 127,1 6.696 91,5 5.996 90
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
70
Với cách định giá như vậy DNKT 
luôn có xu hướng đưa ra mức phí 
kiểm toán thấp hơn các đối thủ, 
nhằm ký được các hợp đồng kiểm 
toán. Đây là phương pháp xác định 
giá phí không có cơ sở cũng như 
tạo ra sự cạnh tranh không lành 
mạnh trên thị trường. 
Việc đàm phán về mức phí với 
khách hàng còn chưa được quan 
tâm một cách thỏa đáng. Trong quá 
trình đàm phán luôn có xu hướng 
thỏa hiệp với các yêu cầu của khách 
hàng về mức phí, do vậy các doanh 
nghiệp này thường chấp nhận kiểm 
toán với mức phí rất thấp, mức phí 
này chắc chắn có ảnh hưởng không 
nhỏ tới chất lượng các dịch vụ 
kiểm toán.
Đánh giá chung về NLCT của 
các DNKT VN
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt 
động kiểm toán VN, có thể đánh 
giá khái quát về NLCT của các 
công ty DNKT VN như sau: 
- Về quy mô thị trường: Hoạt 
động KTĐL đã phát triển nhanh 
chóng về quy mô và số lượng tuy 
nhiên thị trường kiểm toán vẫn 
còn hạn chế, chưa tương xứng 
với tiềm năng và tốc độ tăng 
trưởng kinh tế xã hội. 
- Về đối tượng khách hàng: 
Khách hàng kiểm toán hiện nay 
chủ yếu là các đối tượng phải 
thực hiện kiểm toán theo luật 
định. Tuy nhiên, mức độ tuân 
thủ vẫn còn hạn chế, các doanh 
nghiệp thực hiện kiểm toán tự 
nguyện vẫn chưa đáng kể. Bên 
cạnh đó, việc đánh giá tính hữu 
ích của BCKT đối với một số 
cơ quan chức năng vẫn còn hạn 
chế.
- Về cơ cấu dịch vụ: Hầu hết 
các DNKT vẫn còn tập trung vào 
loại hình kiểm toán truyền thống 
và mang tính thời vụ là kiểm toán 
BCTC. Các dịch vụ khác như tư 
vấn tài chính, kế toán, thuế,... 
chưa được quan tâm khai thác 
một cách triệt để.
- Về quy mô doanh nghiệp: 
Đại đa số các doanh nghiệp kiểm 
toán là các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ, nguồn vốn hoạt động chủ 
yếu ngang bằng với quy định của 
Nhà nước nên việc đầu tư vào 
công nghệ và cơ sở vật chất kĩ 
thuật còn hạn chế.
- Về nguồn nhân lực: Số lượng 
KTV còn hạn chế so với yêu cầu 
của nền kinh tế, số lượng doanh 
nghiệp kiểm toán tăng nhanh 
trong khi số lượng KTV tăng 
không đồng bộ dẫn đến sự dàn 
trải số lượng KTV tại các DNKT. 
Mặt khác, đội ngũ KTV chưa đáp 
ứng được nhu cầu trình độ kiểm 
toán của khu vực và quốc tế. 
Nhìn chung, trong thời gian qua 
chất lượng dịch vụ của DNKT đã 
được chú trọng nhưng chưa đạt 
trình độ khu vực và quốc tế.
- Chất lượng dịch vụ giữa các 
công ty kiểm toán chưa có sự 
đồng bộ còn chênh lệch khá lớn.
- Về năng lực quản lí điều 
hành của các DNKT VN vẫn còn 
hạn chế chưa thực sự tiếp cận 
được với trình độ quản lý của các 
nước trong khu vực và trên thế 
giới. 
- Nhiều DNKT chưa có chiến 
lược kinh doanh, chưa xây dựng 
được văn hóa doanh nghiệp nhằm 
phát triển doanh nghiệp một cách 
lâu dài.
Qua các phân tích và đánh giá 
ở trên, có thể thấy được các hạn 
chế về NLCT của các DNKT VN. 
Những tồn tại này cần phải được 
khắc phục, đặc biệt trong giai 
đoạn thực hiện cam kết mở cửa thị 
trường về tài chính nhằm góp phần 
nâng cao năng lực của các DNKT 
VN không những đối với thị trường 
trong nước mà còn hướng tới việc 
xuất khẩu dịch vụ kiểm toán trong 
tương lai. 
5.3. Giải pháp nâng cao CLKT và 
nâng cao NLCT của các DNKT 
độc lập VN 
Giải pháp nâng cao chất 
lượng hoạt động của các DNKT 
VN
Sản phẩm và dịch vụ kiểm toán 
có những đặc điểm khác biệt so với 
sản phẩm của những ngành nghề 
khác. Chất lượng sản phẩm, dịch 
vụ kiểm toán hầu như do chính bản 
thân chất lượng của đội ngũ KTV 
Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Nghiên Cứu & Trao Đổi
71
tạo ra. Vì vậy, việc nâng cao chất 
lượng sản phẩm, dịch vụ kiểm toán 
là vô cùng cần thiết, cấp bách trong 
giai đoạn hiện nay để nâng cao vị 
thế kiểm toán VN trong khu vực và 
thế giới. Việc nâng cao chất lượng 
sản phẩm dịch vụ phải tập trung cơ 
bản vào các giải pháp sau đây:
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp 
lý tạo điều kiện về môi trường 
pháp lý cho các DNKT phát huy 
khả năng, nâng cao chất lượng 
dịch vụ và thực hiện cạnh tranh 
một cách lành mạnh.
- Nâng cao trình độ, năng lực 
và kinh nghiệm cho KTV ngang 
tầm khu vực và thế giới: Xây 
dựng chương trình đào tạo và 
tổ chức thi tuyển KTV với chất 
lượng cao, tổ chức đào tạo trong 
nước kết hợp với đào tạo ngoài 
nước, thực hiện liên kết đào tạo 
ở phạm vi khu vực và thế giới.
Việc đào tạo KTV luôn phải đặt 
trong xu hướng hội nhập với yêu 
cầu chất lượng chuyên môn cao 
ngang tầm các nước khu vực và 
thế giới.
- Thực hiện KSCL hoạt động 
kiểm toán chặt chẽ, xử lý nghiêm 
minh, kịp thời. Kết quả kiểm soát 
phải được công khai.
- Nâng cao năng lực và chất 
lượng hoạt động của các tổ chức, 
hiệp hội nghề nghiệp để các KTV 
có điều kiện và môi trường rèn 
luyện nhằm không ngừng nâng 
cao trình độ năng lực chuyên môn 
và kinh nghiệm nghề nghiệp.
Giải pháp nâng cao NLCT 
của các DNKT VN
- Về môi trường pháp lý: Tiếp 
tục hoàn thiện khuôn khổ pháp 
lý có liên quan đến hoạt động 
kiểm toán, ban hành các văn bản 
hướng dẫn Luật KTĐL, đảm bảo 
kiểm toán là công cụ quản lý, góp 
phần làm lành mạnh hóa, minh 
bạch thông tin tài chính thông 
qua dịch vụ kiểm toán BCTC 
theo nhu cầu của khách hàng tự 
nguyện và bắt buộc phải kiểm 
toán BCTC theo luật định.
- Về việc nâng cao năng lực 
kinh doanh: Hoạch định chiến 
lược kinh doanh và cung cấp 
dịch vụ hiệu quả, bền vững của 
DNKT. Công tác hoạch định 
chiến lược kinh doanh và cung 
cấp dịch vụ hiệu quả, bền vững 
là một trong những yếu tố quan 
trọng, quyết định đến sự sống còn 
của các doanh nghiệp nói chung 
và của các DNKT nói riêng.
- Để xây dựng được chiến lược 
kinh doanh trong điều kiện hiện 
nay, doanh nghiệp phải có tầm nhìn 
xa lâu dài, phải nắm được các quy 
luật kinh tế và xu hướng phát triển 
của thời đại. Mỗi doanh nghiệp 
muốn tồn tại và có được chỗ đứng 
vững chắc trên thương trường, bắt 
buộc phải có được chiến lược kinh 
doanh phù hợp, hiệu quả và bền 
vững.
- Về việc phát triển quy mô: 
Doanh nghiệp kiểm toán cần 
tăng cường năng lực tài chính, cơ 
sở vật chất kỹ thuật, công nghệ 
và lực lượng kiểm toán viên. 
Đồng thời, không ngừng nâng 
cao trình độ chuyên môn của đội 
ngũ KTV. 
- Về việc mở rộng thị phần, 
thị trường, đa dạng hóa sản phẩm 
dịch vụ: Trong giai đoạn hiện nay, 
việc mở rộng thị phần thị trường, 
đối tượng khách hàng, nâng cao 
khả năng tiếp cận khách hàng, 
đa dạng hóa loại hình sản phẩm, 
dịch vụ cung cấp cho khách hàng 
là một trong những điều kiện cần 
thiết nhằm nâng cao lợi thế cạnh 
tranh trong môi trường hội nhập 
kinh tế.
- Về giá phí dịch vụ: Nhằm 
tránh việc cạnh tranh không lành 
mạnh bằng cách giảm giá phí, 
giảm chất lượng phục vụ, các 
DNKT cần xây dựng mức giá 
phí trên cơ sở các phương pháp 
xác định giá phí khoa học và hợp 
lý, thực tế khối lượng công việc 
kiểm toán, thời gian và chi phí 
kiểm toán cần thiết, và tính phức 
tạp của công việc.
- Về việc nâng cao hiệu quả 
quản lý hoạt động kiểm toán: 
Trên cơ sở Luật Kiểm toán độc 
lập và các văn bản hướng dẫn 
các cơ quan chức năng kết hợp 
với hội nghề nghiệp về kiểm toán 
thực hiện công tác quản lý về điều 
kiện hành nghề, chất lượng hoạt 
động kiểm toán thông qua việc 
kiểm soát chất lượng hàng năm. 
Nhằm đánh giá đúng năng lực 
hoạt động của các doanh nghiệp 
kiễm toán, có biện pháp xử lý kịp 
thời các vi phạm trong hoạt động 
kiểm toán, tạo sự minh bạch và 
cạnh tranh lành mạnh trong thị 
trường.
- Về việc xây dựng và phát 
triển thương hiệu: Tăng cường 
áp dụng Marketing trong kinh 
doanh thông qua việc xây dựng 
và phát triển thương hiệu sẽ giúp 
cho doanh nghiệp tiếp cận thị 
trường một cách thuận lợi góp 
phần tăng thị phần, tăng khả 
năng cạnh tranh của DNKT, quá 
trình hội nhập cũng đã tạo điều 
kiện cho các DNKT VN có thể 
tham gia vào hoạt động của các 
doanh nghiệp kiểm toán quốc tế 
thông qua các hình thức công ty 
thuộc hãng thành viên, công ty 
hội viên, hiệp hội, công ty thuộc 
hãng đại diện liên lạc. 
- Về việc xây dựng văn hóa 
doanh nghiệp: Xây dựng được 
nền văn hóa doanh nghiệp sẽ 
cho phép các DNKT sử dụng các 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Nghiên Cứu & Trao Đổi
72
tiềm năng đa dạng và vô tận của 
con người, đây cũng là nguồn tài 
nguyên quan trọng của DNKT. 
Đối với DNKT bên cạnh vai trò 
là tài sản lớn nhất, đội ngủ KTV 
còn là hình ảnh của doanh nghiệp 
góp phần quảng bá văn hóa 
doanh nghiệp, phong cách kinh 
doanh đến khách hàng, văn hóa 
của DNKT cần được chú trọng 
sử dụng như một yếu tố nâng cao 
khả năng thích nghi và NLCT 
của doanh nghiệp.
6. Kết luận
Trên cơ sở thu thập và phân tích 
số liệu báo cáo về hoạt động kiểm 
toán độc lập qua các thời kỳ, khảo 
sát thực tế nhằm đánh giá tổng thể 
về môi trường pháp lý, thực trạng 
phát triển của KTĐL cũng như 
đánh giá chất lượng hoạt động và 
NLCT của các DNKT VN từ đó rút 
ra những ưu điểm cùng những hạn 
chế, tồn tại về chất lượng hoạt động 
kiểm toán cũng như NLCT hiện 
nay của các DNKT VN, xác định 
nguyên nhân của thực trạng. Trên 
cơ sở đó, Tác giả đề xuất các giải 
pháp để nâng cao chất lượng hoạt 
động và tăng cường NLCT của các 
DNKT VN. Các giải pháp đề xuất 
được xem xét cả ở góc độ vĩ mô ,vi 
mô, và tổ chức hiệp hội nghề nghiệp 
tạo sự liên kết có tổ chức trong hệ 
thống cùng giúp nhau phát triển và 
đủ sức cùng cạnh tranh bình đẳng 
với các doanh nghiệp khác, như 
các giải pháp về môi trường pháp 
lý;nâng cao chất lượng sản phẩm 
dịch vụ; giải pháp phát triển quy 
mô các DNKT; đa dạng hoá sản 
phẩm dịch vụ; mở rộng thị trường, 
thị phần, khách hàng; giải pháp về 
đội ngũ KTV và quản lý nhà nước 
về kiểm toán; giải pháp về giá phí 
kiểm toán trong cạnh tranh; giải 
pháp về phát triển kỹ thuật chuyên 
môn và công nghệ.
Để thực hiện các giải pháp đã đề 
xuất cần chú trọng các điều kiện cơ 
bản thuộc về vĩ mô của Nhà nước 
(Bộ tài chính), Hội Kiểm toán viên 
hành nghề VN, các trường đại học, 
các cơ sở đào tạo chuyên ngành Kế 
toán kiểm toán và nhất là đối với 
các doanh nghiệp kiểm toán.
Thực tế đã chứng minh VN đã 
lựa chọn con đường đổi mới kinh 
tế và hội nhập quốc tế một cách 
đúng đắn và sáng tạo. Quá trình 
đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế 
này mở ra nhiều cơ hội đồng thời 
cũng tạo ra nhiều thách thức không 
những đối với toàn bộ nền kinh tế 
mà còn đòi hỏi sự nổ lực đổi mới 
của từng doanh nghiệp, trong đó 
có cả các DNKT VN trong việc 
không ngừng nâng cao chất lượng 
hoạt động và tăng cường NLCT 
trên thị trường có nhiều biến động. 
Nghiên cứu được trình bày đòi hỏi 
cần có những đánh giá sâu sắc hơn 
thông qua các cuộc hội thảo khoa 
học nhằm góp phần nhận thức đầy 
đủ hơn về cơ sở lý luận cũng như 
thực tiễn về chất lượng hoạt động 
và NLCT của các DNKT VN. Qua 
đó góp phần vào công cuộc đổi 
mới kinh tế đất nước làm tiền đề 
cho các hoạt động kiểm toán độc 
lập phát triển và hội nhập một cách 
sâu rộngl
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ tài chính (2011), Kỷ yếu Hội nghị tổng 
kết và lễ kỉ niệm 20 năm KTĐL (1991 – 
2011), Hà Nội, ngày 26/5/2011.
Kiểm toán độc lập ở VN, Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp cơ sở, Đại học Quốc gia 
Hà Nội.
Đoàn Xuân Tiên (2006), Nâng cao NLCT 
công ty kiểm toán VN, Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp học viện, Học viện Tài 
chính Hà Nội.
Hà Thị Ngọc Hà (2007), “Bàn về các giải 
pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 
nhẳm nâng cao NLCT của các công ty 
KTĐL ở VN hiện nay”, Tạp chí Nghiên 
cứu tài chính kế toán số 1 trang 57 – 59.
Hội kiểm toán viên hành nghề VN (2011), 
Kỷ yếu đại hội đại biểu VACPA, Hà Nội, 
27/5/2011.
Mai Thị Hoàng Minh và cộng sự (2012), 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt 
động KTĐL trong điều kiện luật KTĐL 
đã được ban hành và áp dụng, Đề tài 
nghiên cứu khoa học cấp trường năm 
2011, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Michael Porter (1980), Chiến lược cạnh 
tranh (Competitive Strategy), Dịch từ 
tiếng Anh, Người dịch Nguyễn Ngọc 
Toàn, 2008. TP. Hồ Chí Minh, NXB 
Trẻ.
Michael Porter (1985), Lợi thế cạnh tranh 
(Competitive Advantage), Dịch từ tiếng 
Anh, Người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, 
2008, TP. Hồ Chí Minh, NXB Trẻ.
Phan Thăng (2009), Quản lý chất lượng toàn 
diện-TQM, TP.HCM, NXB Thống Kê.
Eisenhardt and Matin (2000), “Dynamic 
Capabilities: What are they?”, 
Source: 
blog/wp-content/uploads/2009/12/
K . M . E i s e n h a r d t - J . A . M a r t i n _
DynamicCapabilityes.pdf dated 
accesson 15/12/2012.
Ministry of Finance (2011), Proceedings 
of the General Conference and the 20 
year anniversary independent auditors 
(1991-2011), Hanoi, dated 26/5/2011.
Michael Porter (1980), Competitive Strategy 
(Competitive Strategy), Translated from 
English, Translated by Nguyen Ngoc 
Toan, 2008. Ho Chi Minh City Youth 
Publishing House.
Teece, D.J., Pisano, Gary; Shuen, Amy 
(August 1997), “Dynamic Capabilityes 
and Strategic Management”, Strategic 
Management Journal (John Wiley & 
Sons) 18 (7): 509–533.
Wernerfelt (1984), “A Resource-based View 
of the Firm”, Strategic Management 
Journal 5, no. 2, April–June, pp. 171–
180.

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_hoat_dong_kiem_toan_va_nang_luc_canh_tra.pdf