Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về kiểm toán nhà nước và đại hội ASOSAI 14
năm 2018, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đăng cai tổ chức Đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (Đại hội ASOSAI 14), một sự kiện quốc tế với sự tham gia của 76 đoàn, trong đó có 45 cơ quan kiểm toán châu Á. Sự kiện này đặt ra yêu cầu KTNN cần phát huy những kết quả đạt được trong gần ¼ thế kỷ qua, đồng thời tiếp
tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về KTNN nói chung và Đại hội ASOSAI
14 nhằm tác động sâu rộng, kịp thời và hiệu quả đến cộng đồng xã hội.
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về kiểm toán nhà nước và đại hội ASOSAI 14", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về kiểm toán nhà nước và đại hội ASOSAI 14
6HÖÔÙNG TÔÙI ÑAÏI HOÄI CAÙC CÔ QUAN KIEÅM TOAÙN TOÁI CAO CHAÂU AÙ ASOSAI 14 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 129 - tháng 7/2018 NAÂNG CAO CHAÁT LÖÔÏNG COÂNG TAÙC THOÂNG TIN, TUYEÂN TRUYEÀN VEÀ KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC VAØ ÑAÏI HOÄI ASOSAI 14 ThS. LÊ PHƯƠNG VÂN* ThS. NGUYỄN THị NGA* *Văn phòng Kiểm toán nhà nước Năm 2018, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đăng cai tổ chức Đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (Đại hội ASOSAI 14), một sự kiện quốc tế với sự tham gia của 76 đoàn, trong đó có 45 cơ quan kiểm toán châu Á. Sự kiện này đặt ra yêu cầu KTNN cần phát huy những kết quả đạt được trong gần ¼ thế kỷ qua, đồng thời tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về KTNN nói chung và Đại hội ASOSAI 14 nhằm tác động sâu rộng, kịp thời và hiệu quả đến cộng đồng xã hội. Từ khóa: Tuyên truyền, kTNN, ASOSAI 14 Enhancing the communication and propaganda of SAV and 14th ASOSAI Assembly State Audit Office of Vietnam (SAV), in 2018, hosts 14th ASOSAI Assembly, an international event with the participation of 76 delegations, including 45 Asian SAIs. This event calls for SAV to bring into full play the results achieved in nearly a quarter of a century and at the same time to further improve the communication and propaganda of SAV in general and the 14th ASOSAI Assembly in particular in order to have effective impact on the social community. key words: Propaganda, SAV, 14th ASOSAI Assembly. 1. Giới thiệu chung về kTNN KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính, tài sản công do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Qua gần ¼ thế kỷ hoạt động, với vai trò là cơ quan kiểm toán tối cao, KTNN Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, với khuôn khổ pháp lý được hiến định trong Hiến pháp 2013, Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có hiệu lực, tạo tiền đề, nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có liên quan ngày càng đánh giá cao vai trò của KTNN trong sự nghiệp phát triển đất nước. Kết quả kiểm toán của KTNN được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong quản lý, điều hành, giám sát, phê chuẩn, quyết định các vấn đề tài chính-ngân sách và hoàn thiện chính sách pháp luật. Có thể nói, sự phát triển của KTNN trong 24 năm qua là sự phát triển toàn diện, trong đó công tác thông tin, tuyên truyền giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và nâng cao vị thế của ngành KTNN. Hiện nay, KTNN có các đơn vị thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của KTNN: - Báo Kiểm toán, cơ quan ngôn luận của KTNN. - Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán (phát hành hàng tháng) và Trang Thông tin Điện tử tổng hợp của Tạp chí NCKHKT. - Cổng Thông tin Điện tử KTNN. - Văn phòng KTNN (trực tiếp là Phòng Quan hệ công chúng). 7NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 129 - tháng 7/2018 Đây là các kênh truyền thông chủ yếu, thường xuyên của KTNN, phát huy vai trò tích cực trong công tác thông tin, truyền thông về Ngành; hỗ trợ công tác điều hành, quản lý của lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và hoạt động chuyên môn. Thực tế cho thấy hiện nay hầu hết các Bộ, ban, ngành đang sắp xếp lại để thực hiện thống nhất các kênh truyền thông chính thống: + 01 Cổng thông tin điện tử (hoặc Trang thông tin điện tử). + 01 tờ báo làm cơ quan ngôn luận kèm báo điện tử. + 01 tờ tạp chí nghiên cứu lý luận kèm tạp chí điện tử. Như vậy, việc duy trì hoạt động của các kênh truyền thông như hiện nay của KTNN là phù hợp với quy hoạch báo chí đến 2025 của Chính phủ. 2. Thực trạng công tác thông tin tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nhà nước Luật Kiểm toán nhà nước 2005, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006 và Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016 đều dành riêng 01 Mục để quy định về Công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; công khai báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Trong đó, Luật Kiểm toán nhà nước 2015, quy định cụ thể: Báo cáo kiểm toán sau khi phát hành được công bố, công khai, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; Đối với báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN sau khi báo cáo Quốc hội được công bố, công khai theo quy định của pháp luật. Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức công khai bằng 4 hình thức, trong đó có: a) Họp báo; b) Công bố trên Công báo và phương tiện thông tin đại chúng; c) Đăng tải trên trang thông tin điện tử và các ấn phẩm của Kiểm toán nhà nước... Với những quy định trên đã mở hướng cho công tác thông tin tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước. Từ Luật Kiểm toán nhà nước 2005, sau 10 năm đi vào cuộc sống đã được sửa đổi bổ sung bằng Luật Kiểm toán nhà nước 2015 và có hiệu lực vào 1/1/2016, công tác thông tin, tuyên truyền của KTNN đã và đang thực hiện tốt mục tiêu ban đầu đề ra. Đó là nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước và cộng đồng xã hội về tổ chức, hoạt động của Kiểm toán nhà nước; qua đó tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ, người dân, các đơn vị được kiểm toán đối với hoạt động của Kiểm toán nhà nước; tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin với các cơ quan thông tấn, báo chí đảm bảo thông tin về tình hình triển khai và kết quả thực hiện các hoạt động của Kiểm toán nhà nước. Có thể thấy, công tác thông tin, tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước chủ yếu được thực hiện thông qua các ấn phẩm của KTNN: Tạp chí Kiểm toán (nay là Báo Kiểm toán); ấn phẩm điện tử của Báo Kiểm toán; Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán; ấn phẩm điện tử của Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán và Trang Thông tin Điện tử KTNN (nay là Cổng Thông tin Điện tử KTNN). Ngoài các ấn phẩm trên, KTNN tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung chủ yếu của công tác thông tin tuyên truyền của KTNN, gồm: - Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực kiểm toán và các lĩnh vực có liên quan; - Địa vị pháp lý, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Kiểm toán nhà nước; - Hoạt động quản lý nhà nước của Kiểm toán nhà nước; - Hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được phép công bố theo quy định của pháp luật; - Hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của Kiểm toán nhà nước; 8HÖÔÙNG TÔÙI ÑAÏI HOÄI CAÙC CÔ QUAN KIEÅM TOAÙN TOÁI CAO CHAÂU AÙ ASOSAI 14 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 129 - tháng 7/2018 - Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán; - Thông tin tuyên truyền về đạo đức nghề nghiệp kiểm toán và văn hóa giao tiếp ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước; - Các bài viết, bài nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực kiểm toán nhà nước; - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Kiểm toán nhà nước; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo cần lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Công tác nghiên cứu và thông tin khoa học của Kiểm toán nhà nước; - Hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Kiểm toán nhà nước; - Thông tin trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng... 2.1. Một số kết quả cụ thể Báo Kiểm toán (tiền thân là Tạp chí Kiểm toán): cơ quan ngôn luận của Kiểm toán nhà nước, diễn đàn của các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội về lĩnh vực kiểm toán; là công cụ tuyên truyền về các hoạt động của Kiểm toán nhà nước; phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực kiểm toán và các lĩnh vực có liên quan. Với cơ cấu tổ chức tinh gọn, trong 5 năm hoạt động, Báo đã phát hành được tổng cộng 320 số báo tuần và Đặc san với hàng nghìn tác phẩm báo chí được đăng tải. Các ấn phẩm của Báo luôn dành phần lớn dung lượng tập trung phản ánh về hoạt động của Ngành; các hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND các địa phương; kinh nghiệm và kết quả hoạt động của lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, của các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới. Đặc biệt, thông qua việc đăng tải hàng trăm bài viết về kết quả kiểm toán, trong đó có những bài viết qua lăng kính của các chuyên gia, hoặc qua khai thác, tìm hiểu thêm thông tin từ các cơ quan quản lý, đơn vị được kiểm toán, từ xã hội... đã cung cấp, định hướng cho bạn đọc về thực trạng quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, tạo được sự hấp dẫn và bản sắc riêng. Cùng với các ấn phẩm báo tuần, Báo Điện tử Kiểm toán cũng chính thức đi vào hoạt động. Báo Điện tử sẽ thiết thực giúp Báo Kiểm toán nâng tầm về hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc, đưa thông tin kiểm toán đến với độc giả nhanh hơn, rộng rãi hơn. Bên cạnh Báo Kiểm toán, Cổng Thông tin Điện tử Kiểm toán nhà nước (Tiền thân là Trang Thông tin Điện tử KTNN-Website KTNN) cũng đã phát huy tốt vai trò tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của KTNN; đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực kiểm toán; phục vụ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khai thác, trao đổi thông tin về hoạt động của KTNN; đồng thời phục vụ các đối tượng trong và ngoài nước truy cập, khai thác và trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động của KTNN. Trong giai đoạn 2013 đến nay, Website KTNN đã đăng tải hàng nghìn tin, bài, tuyên truyền về KTNN và hoạt động KTNN. Trung bình mỗi năm có khoảng 500 tin, bài và hàng nghìn ảnh được đăng tải. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán là tạp chí khoa học chuyên ngành kiểm toán, cơ quan thông tin lý luận của KTNN về lĩnh vực kiểm toán. Đã có quá trình hơn 10 năm hình thành và phát triển. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán dần khẳng định là tạp chí nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng; đồng thời là diễn đàn tin cậy, uy tín của các chuyên gia, các nhà quản lý, giảng dạy liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Với 12 số tạp chí/ năm, đã có hàng trăm bài viết, bài nghiên cứu, phân tích về hoạt động kiểm toán nhà nước và các chuyên mục quan trọng khác, phục vụ cho công tác lý luận của Ngành KTNN nói chung và cộng đồng xã hội nói riêng. Tạp chí đã và đang định hình và tạo dựng được vị trí tự tại của mình, vươn tới tính cơ bản, tính khoa học, tính vận động, tính tổng hợp, tính lan tỏa, tính năng động cùng độ nhạy bén và ở mức độ cần thiết tính nhất quán và chuyên nghiệp đặc thù của một ấn phẩm báo chí khoa học chuyên sâu. 9NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 129 - tháng 7/2018 Đối với hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, hàng năm, trên cơ sở bám sát các hoạt động/sự kiện của Ngành, KTNN đã chủ động ưu tiên cung cấp thông tin sớm cho các cơ quan thông tấn, báo chí thông qua việc mời phóng viên chuyên trách theo dõi mảng tài chính, kiểm toán của các báo tham dự các buổi họp báo về công bố kết quả kiểm toán năm; đưa tin, bài về các cuộc hội thảo, hội nghị, hội đàm quốc tế, các hoạt động hợp tác quốc tế của KTNN, đặc biệt là các chuyến thăm và làm việc của Lãnh đạo KTNN Việt Nam tại nước ngoài; tạo điều kiện cho phóng viên của các cơ quan báo chí tiếp cận phỏng vấn lãnh đạo KTNN, tìm hiểu thực tế và khai thác thông tin về tổ chức và hoạt động của KTNN theo quy định để phục vụ tuyên truyền, phổ biến thông tin về hoạt động kiểm toán nhà nước. Bước chuyển biến tích cực trong công tác truyền thông một vài năm gần đây là KTNN đã chủ động xây dựng Kế hoạch truyền thông cho các sự kiện/ hoạt động nổi bật. Với mỗi Kế hoạch, để đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thực hiện, KTNN đã chủ động kết nối, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, các phóng viên theo dõi mảng kinh tế - tài chính và chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán để thực hiện tin, bài, phóng sự, chuyên đề theo nội dung, định hướng của Ngành. Mỗi năm có hàng trăm tin, bài, phóng sự được đăng tải trên các ấn phẩm báo chí Trung ương và Hà Nội. Các chương trình truyền thông lớn KTNN đã thực hiện gồm: Địa vị pháp lý, vai trò của Kiểm toán nhà nước; Luật KTNN 2015; Họp báo Công bố kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm; Các hoạt động nhân sự kiện Kỷ niệm ngày thành lập Ngành; Công tác xây dựng và ban hành Hệ thống Chuẩn mực KTNN; Những nội dung đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán; Hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế của KTNN Các tin, bài, phóng sự liên quan tới KTNN được đăng tải trên các báo, đài đã góp phần truyền tải thông tin về kiểm toán một cách nhanh chóng, chính xác, trung thực, giúp các cơ quan, tổ chức và người dân hiểu và đánh giá đúng về hoạt động của KTNN cũng như hoạt động của các kiểm toán viên và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác kiểm toán. Thống kê sơ bộ năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, công tác thông tin, tuyên truyền về KTNN trên các phương tiện thông tin đại chúng đạt tỷ lệ cao: Riêng trong năm 2017, đã có hàng nghìn tin, bài, ảnh, trong đó có những sự kiện, nội dung thu hút được đông đảo sự quan tâm, theo dõi và đưa tin của báo chí, ví dụ như các vấn đề về BOT, BT. Trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng tin, bài, ảnh của các thể loại báo chí tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đặc biệt những vấn đề liên quan đến công tác kiểm toán, kết quả các cuộc kiểm toán, báo cáo 10 HÖÔÙNG TÔÙI ÑAÏI HOÄI CAÙC CÔ QUAN KIEÅM TOAÙN TOÁI CAO CHAÂU AÙ ASOSAI 14 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 129 - tháng 7/2018 kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước được KTNN báo cáo tại kỳ họp thứ 5, QH khóa XIV, Đại hội ASOSAI 14... được quan tâm nhiều hơn. Nhiều phóng sự về ngân sách nhà nước, về doanh nghiệp nhà nước đươc chuyển tải cô đọng, dễ hiểu và hấp dẫn đã tạo được sức lan tỏa trong xã hội. 2.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thông tin, tuyên truyền về tổ chức và hoạt động của KTNN Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò vị trí của công tác tư tưởng nói chung, công tác thông tin tuyên truyền nói riêng trong thời kỳ mới, trong những năm qua, Kiểm toán nhà nước đã đặc biệt quan tâm, nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Kiểm toán nhà nước trong tình hình mới. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số những hạn chế căn bản: Nội dung tuyên truyền còn chưa phong phú, chưa thực sự hấp dẫn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của cán bộ, công chức ngành KTNN và cộng đồng xã hội. Năng lực tổng hợp, dự báo, nắm bắt tình hình tư tưởng, phát hiện, tham mưu giải quyết các vấn đề trong thực tiễn chưa cao. Tuyên truyền điển hình, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt chưa đủ sức mạnh lôi cuốn, cổ vũ. Chưa chủ động trong công tác phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông để kịp thời cung cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến công tác kiểm toán nhằm kịp thời định hướng dư luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau cũng như về các kết quả kiểm toán thu hút dư luận xã hội. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của Kiểm toán nhà nước trong thời gian qua, được nhận diện xuất phát từ: Lực lượng đang làm công tác thông tin tuyên truyền hầu hết là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản qua các lớp truyền thông, chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm, bằng tâm huyết với công việc được giao, vừa học, vừa làm; Sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong công tác thông tin tuyên truyền chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, chưa kịp thời... đã hạn chế hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của Kiểm toán nhà nước thời gian qua... Công tác thông tin tuyên truyền chậm đổi mới về hình thức, chưa thực sự chú trọng đến nội dung, chưa thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội... - Phương tiện, kỹ thuật và kinh phí phục vụ công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động của Kiểm toán nhà nước. 3. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về Đại hội ASOSAI 14 Trong bối cảnh địa vị pháp lý của KTNN đã được hiến định theo thông lệ quốc tế, Đại hội ASOSAI 14 là điểm nhấn quan trọng, giúp nâng cao nhận thức của công chúng về vai trò của KTNN - thiết chế kiểm tra độc lập, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững. Qua sự kiện quan trọng này, KTNN tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về địa vị pháp lý, vai trò, vị thế, quá trình phát triển và những đóng góp của Kiểm toán nhà nước trong việc gìn giữ nền tài chính quốc gia minh bạch thông qua việc tuyên truyền về Đại hội ASOSAI 14 tổ chức tại Việt Nam vào năm 2018. Nội dung tuyên truyền tập trung vào: Giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam với bè bạn thế giới; Ý nghĩa, tầm quan trọng và những đóng góp của ASOSAI với nền kinh tế châu á; Giới thiệu một số cơ quan kiểm toán tối cao thành viên hoạt động hiệu quả và có những đóng góp tích cực trong cộng đồng ASOSAI; Tuyên truyền về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật Việt Nam về Kiểm toán nhà nước; Tuyên truyền, giới thiệu về quá trình phát triển, vai trò, vị thế của KTNN Việt Nam, qua đó khẳng định, nâng cao uy tín của KTNN Việt Nam ở cả trong nước và trên trường quốc tế; Tuyên truyền kết quả hoạt động và quá trình phát triển lớn mạnh về kiểm toán đầu tư xây dựng công trình, kiểm toán doanh nghiệp, kiểm toán ngân sách các cấp và các lĩnh vực kiểm toán khác; Phản ánh về công tác chuẩn bị, tổ chức Đại hội ASOSAI 14 và những hoạt động do KTNN 11NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 129 - tháng 7/2018 Việt Nam triển khai trong vai trò SAI chủ nhà đăng cai tổ chức Đại hội và vai trò Chủ tịch ASOSAI sau khi Đại hội kết thúc; Thông tin về những văn kiện quan trọng được thông qua tại Đại hội ASOSAI 14. Đến nay, Ban Tổ chức Đại hội ASOSAI 14 đã ban hành và triển khai rộng rãi Kế hoạch tuyên truyền về Đại hội thông qua các ấn phấm thuộc KTNN và việc phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương và Hà Nội, trong đó tập trung ở các cơ quan báo chí chủ chốt: Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Báo Đại biểu Nhân dân. KTNN cũng đã hoàn thiện việc đưa tin, bài, chuyên đề, phỏng vấn để đăng trên các ấn phẩm báo chí trên nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về KTNN, về ASOSAI và Đại hội ASOSAI 14. Tính từ thời điểm ban hành Kế hoạch tuyên truyền (tháng 2/2018), đến nay đã có hàng trăm tin, bài, ảnh được đăng tải, trong đó có nhiều tin, bài được dư luận đánh giá cao, tiêu biểu là các phóng sự, phim tài liệu trên Đài Truyền hình Việt Nam: Lần theo những lỗ hổng ngân sách; Những mảnh ghép thất thoát; Phim tài liệu Nghề khó... Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thông qua các cơ quan báo chí, KTNN đã khai trương và đi vào hoạt động Trang Thông tin Điện tử của Đại hội ASOSAI 14 bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Sau 1 năm khai trương (tháng 7/2017-tháng 7/2018), Trang tin đã cung cấp khá đầy đủ các nội dung giới thiệu về KTNN, Đại hội ASOSAI 14, các tin tức, bài viết, phóng sự về KTNN và công tác tổ chức Đại hội, các thông tin bổ trợ khác như giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, thị thực, đăng ký tham gia Đại hội Một hình thức tuyên truyền về Đại hội khác cũng được triển khai là việc truyền thông trực quan qua hệ thống pano, áp phích, biểu ngữ trên các trục đường, địa điểm tổ chức sự kiện trong khuôn khổ và bên lề Đại hội. 4. Một số giải pháp góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về kTNN và Đại hội ASOSAI 14 Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền, xem đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của cơ quan, đơn vị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới. Tăng cường phối hợp với các đơn vị thông tin, truyền thông của KTNN, các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông ở trung ương và địa phương để đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền; chủ động nghiên cứu, lựa chọn các hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị để tăng cường thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của KTNN, tạo sự ủng hộ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương để KTNN thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chủ động đề xuất, xây dựng các quy trình thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền; kế hoạch tuyên truyền trên các ấn phẩm của KTNN và cơ quan báo chí, truyền thông để nội dung tuyên truyền phong phú, phù hợp với đặc thù chuyên môn của Ngành KTNN. Hoàn thiện quy định pháp lý, kiện toàn tổ chức bộ phận tuyên truyền, tăng cường năng lực hoạt động của bộ phận tuyên truyền. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tuyên truyền về Kiểm toán nhà nước và Đại hội ASOSAI 14 được ban hành kèm theo Quyết định số 24/ QĐ-BTC ngày 8 tháng 2 năm 2018 của Trưởng Ban Tổ chức Đại hội ASOSAI 14. Bố trí đủ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền của cơ quan, đơn vị bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. Ngày nhận bài: 15/6/2018 Ngày duyệt đăng: 13/7/2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật KTNN 2005; 2. Luật KTNN 2015; 3. QĐ 24/ QĐ-BTC ngày 8/2/2018 v/v ban hành kế hoạch tuyên truyền về KTNN và Đại hội ASOSAI 14; 4. Báo cáo tóm tắt công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội ASOSAI lần thứ 14... 12 QUAÛN LYÙ NHAØ NÖÔÙC VEÀ CHUYEÅN GIAÙ - THÖÏC TRAÏNG, THAÙCH THÖÙC VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 129 - tháng 7/2018 Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động chuyển giá là một thực tế phổ biến có tác động tiêu cực tới mọi nền kinh tế không phân biệt quy mô và trình độ phát triển trở thành vấn đề nan giải của mọi quốc gia trong quản lý nhà nước về lĩnh vực thuế. Ở Việt Nam cách đây khoảng chục năm “chuyển giá” vẫn là một khái niệm mới lạ thì hiện nay nó đã là hoạt động phổ biến không chỉ đối với các doanh nghiệp FDI mà còn xảy ra ở cả các doanh nghiệp trong nước (hay hoạt động này còn được gọi là chuyển giá nội địa). Quá trình hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia, nhưng cũng xuất hiện nhiều thách thức mới, đặc biệt là công tác chống thất thu ngân sách. Chuyển giá không những là một hình thức thất thu ngân sách lớn mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế và chứa đựng nhiều rủi ro khác. Để có cái nhìn toàn diện và đa chiều về chuyển giá cũng như công tác phòng chống chuyển giá của Việt Nam và vai trò của kiểm toán nhà nước trong đấu tranh chống chuyển giá, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán thực hiện chuyên đề “Quản lý nhà nước về chuyển giá - thực trạng, thách thức và vai trò của kiểm toán nhà nước”. Trân trọng giới thiệu tới Quý độc giả!
File đính kèm:
- nang_cao_chat_luong_cong_tac_thong_tin_tuyen_truyen_ve_kiem.pdf